10/07/2015
Thứ Sáu sau Chúa Nhật
14 Quanh Năm
Bài
Ðọc I: (Năm I) St 46, 1-7. 28-30
"Cha
chết cũng vui lòng, vì Cha đã trông thấy mặt con".
Trích
sách Sáng Thế.
Trong
những ngày ấy, ông Israel ra đi, đem theo tất cả những gì ông có và đến Giếng
Thề; tại đây ông dâng hy tế lên Thiên Chúa của Isaac, cha của ông. Ban đêm
trong một thị kiến, ông nghe Chúa gọi ông và nói với ông rằng: "Hỡi
Giacóp, Giacóp!" Ông liền thưa: "Này con đây". Thiên Chúa nói tiếp:
"Ta là Thiên Chúa rất hùng mạnh của cha ngươi, nên ngươi đừng sợ, hãy xuống
xứ Ai-cập, vì ở đó Ta sẽ làm cho ngươi nên một dân tộc vĩ đại. Ta sẽ xuống đó với
ngươi. Cũng chính Ta sẽ đưa ngươi trở về, (sau khi) tay Giuse đã vuốt mắt cho
ngươi".
Bấy
giờ Giacóp bỏ Giếng Thề mà đi: các con cái đưa ông và vợ con lên các xe Pharaon
đã phái đến rước cha già và tất cả những gì ông có ở Canaan; ông sang Ai-cập với
tất cả dòng dõi ông, gồm con trai, con gái và cháu chắt.
Bấy
giờ Giacóp sai Giuđa đi trước báo tin cho Giuse biết mà đón rước cha tại
Ghêsen. Khi ông đến đó, thì Giuse thắng xe đi đón cha tại Ghêsen. Vừa thấy cha,
ông ôm cổ cha mà khóc. Giacóp nói với Giuse rằng: "Cha chết cũng vui lòng,
vì cha đã trông thấy mặt con và biết con còn sống".
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 36, 3-4. 18-19. 27-28. 39-40
Ðáp: Người hiền được
Chúa ban ơn cứu độ (c. 39a).
Xướng:
1) Hãy trông cậy Chúa và hãy làm lành, để được cư ngụ trong đất nước, thọ hưởng
an ninh. Hãy hân hoan tin tưởng vào Chúa, Người sẽ ban cho sự lòng bạn thỉnh cầu.
- Ðáp.
2)
Chúa chăm lo cho mạng sống người nhân đức, và phần gia nghiệp họ còn mãi muôn đời.
Ngày tai hoạ, những người đó không tủi hổ, và trong nạn đói, họ sẽ được ăn no.
- Ðáp.
3)
Hãy tránh ác và hãy làm lành, hầu được an cư tới ngàn thu, bởi vì Chúa yêu điều
chân lý, và không bỏ rơi những tôi tớ trung thành. - Ðáp.
4)
Người hiền được Chúa ban ơn cứu độ: trong cơn khốn khó, Người là chỗ họ dung
thân, Chúa bang trợ và giải thoát họ. Người giải thoát và cứu họ khỏi lũ ác
nhân, vì họ đã nương tựa vào Người. - Ðáp.
Alleluia:
Tv 129, 5
Alleluia,
alleluia! - Con hy vọng rất nhiều vào Chúa, linh hồn con trông cậy vào Chúa. -
Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 10, 16-23
"Không
phải chính các con nói, nhưng là Thánh Thần của Cha các con".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các Tông đồ rằng: "Này, Thầy sai các con đi như
những con chiên ở giữa sói rừng. Vậy các con hãy ở khôn ngoan như con rắn và
đơn sơ như bồ câu. Các con hãy coi chừng người đời, vì họ sẽ nộp các con cho
công nghị, và sẽ đánh đập các con nơi hội đường của họ. Các con sẽ bị điệu đến
nhà cầm quyền và vua chúa vì Thầy, để làm chứng cho họ và cho dân ngoại được biết.
Nhưng khi người ta bắt nộp các con, thì các con đừng lo nghĩ phải nói thế nào
và nói gì? Vì trong giờ ấy sẽ cho các con biết phải nói gì; vì chưng, không phải
chính các con nói, nhưng là Thánh Thần của Cha các con nói trong các con.
"Anh
sẽ đem nộp giết em, cha sẽ nộp con, con cái sẽ chống lại với cha mẹ và làm cho
cha mẹ phải chết. Vì danh Thầy, các con sẽ bị mọi người ghen ghét, nhưng ai bền
đỗ đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu độ. Khi người ta bắt bớ các con trong thành này,
thì hãy trốn sang thành khác. Thầy bảo thật các con: Các con sẽ không đi khắp hết
các thành Israel trước khi Con Người đến".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm: Số Phận Của Người Kitô Hữu
Trong
chuyến hành hương Lộ Ðức tháng 8/1981, Ðức Gioan Phaolô II nhắc đến những hình
thức bách hại đạo tại một vài nơi trên thế giới, Ngài nói: "Có những tín hữu
bị bắt buộc phải hội họp một cách lén lút, bởi vì cộng đoàn tôn giáo của họ
không được phép hoạt động. Có những Giám mục, Linh mục, Tu sĩ, bị cấm thi hành
chức vụ trong nhà thờ hay tại những nơi công cộng. Có những nữ tu bị phân tán
không thể tiếp tục cuộc sống hiến thân của họ. Có những người trẻ quảng đại
nhưng không thể thực hiện ơn gọi của họ. Có những tín hữu bị tước đoạt cả quyền
có thể tận hiến cho một cuộc sống chung để cầu nguyện và thực thi bác ái. Có những
bậc cha mẹ bị người ta khước từ quyền được bảo đảm cho con em một nền giáo dục
dựa trên niềm tin của mình..."
Tin
Mừng hôm nay một lần nữa cho chúng ta hiểu được thế nào là ơn gọi và số phận của
người Kitô hữu. Chúa Giêsu đã được cụ già Simêon gọi là dấu chỉ gợi lên chống đối.
Cái chết của Ngài trên Thập giá là cao điểm của những chống đối mà con người
dành cho Ngài. Tiếp tục sứ mệnh của Ngài, Giáo Hội ở mọi nơi và mọi thời, không
thể thoát khỏi số phận bị chống đối ấy. Hình thức và mức độ của những cuộc bách
hại có khác nhau, nhưng tựu trung ở đâu và lúc nào Giáo Hội cũng bị bách hại.
Ý
thức về sự bách hại không phải là một mặc cảm; lên tiếng về những bách hại cũng
không hề là một ý đồ chính trị. Giáo Hội tự bản chất luôn bị đặt vào thế bị chống
đối. Chấp nhận đi theo Chúa Kitô, sẵn sàng chiến đấu chống lại tội lỗi, lên tiếng
chống lại bất công và can đảm lội ngược dòng, sống như thế tức là đã bị bách hại
rồi. Một Giáo Hội phục vụ có thể được thương mến, nhưng một Giáo Hội bị bách hại
lại càng là Giáo Hội trung thành với Chúa Kitô hơn. Trong một chuyến viếng thăm
tại Braxin, Ðức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã nói: "Tôi thà thấy muôn ngàn
lần một Giáo Hội bị bách hại, hơn là một Giáo Hội thỏa hiệp".
Nguyện
xin Chúa gìn giữ mọi thành phần Dân Chúa được luôn trung thành theo Chúa Kitô
và thoát khỏi tinh thần thỏa hiệp vì một chút dễ dãi, lợi lộc.
Veritas Asia
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ
Sáu Tuần 14 TN1,
Năm lẻ
Bài
đọc:
Gen 46:1-7, 28-30; Mt 10:16-23.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải trung kiên tới
cùng mới được cứu thoát.
Con
người sợ gian khổ và thích nhìn thấy kết quả ngay; Thiên Chúa muốn con người chịu
đựng gian khổ và phải chờ đợi. Kinh nghiệm dạy con người nếu muốn thành công, họ
phải kiên trì vượt qua mọi thử thách; nếu không kiên trì vượt gian khổ, họ sẽ gẫy
cánh giữa đường, và không bao giờ nhìn thấy kết quả như lòng họ mong ước.
Các
Bài Đọc hôm nay dạy chúng ta phải trung thành chờ đợi để có thể đạt được kết quả
mong muốn. Trong Bài Đọc I, hai cha con ông Jacob và Giuse đã phải trải qua bao
biến cố thăng trầm và đau khổ, trước khi họ được gặp lại nhau và chung sống hạnh
phúc. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu báo trước cho các môn đệ khi Ngài sai các ông
đi: Anh em sẽ bị người đời ghen ghét, bắt bớ, và đánh đập, và tù đày; nhưng ai
bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Chính Ta sẽ xuống Ai-cập với ngươi và chính Ta cũng sẽ đưa ngươi lên.
1.1/
Ông Jacob lên đường đi gặp Giuse, con ông: Nếu chúng ta nhìn lại cuộc đời của hai cha con,
chúng ta sẽ hiểu được sự quan phòng của Thiên Chúa và ý nghĩa của đau khổ mà
hai cha con ông phải trải qua.
(1)
Cuộc đời gian khổ của Jacob: Ông tranh chấp với anh là Esau ngay từ trong bụng
mẹ để chui ra trước, nhưng không thành công. Trong sự quan phòng của Thiên
Chúa, bà mẹ Rebekah đã âm mưu một kế hoạch để tước quyền trưởng nam của Esau và
lời chúc lành của Isaac. Hai anh em tranh chấp với nhau kể từ đó. Khi được cha
sai tới để ở với Laban, người đồng hương, Jacob đã bị Laban lợi dụng trong việc
kết hôn và phân chia tài sản. Vì thế, Jacob phải lìa bỏ Laban và trở về quê
hương của cha mình. Jacob lại phải đương đầu với sự ghen ghét và chia rẽ ngay
trong gia đình: Các con ông ghét Giuse, và đã đánh lừa ông để ông tin Giuse đã
bị thú dữ ăn thịt. Rồi ông phải sai các con qua Ai-cập để mua thực phẩm cho gia
đình, và phải bằng lòng để Benjamin, đứa con út của ông rời xa mình, mà không
biết có trở về với mình không!
Nhưng
trong mọi hoàn cảnh, ông vẫn luôn tin tưởng nơi sự quan phòng của Thiên Chúa.
Bàn tay của Thiên Chúa luôn ở với ông, và Ngài luôn phù trợ ông mọi ngày trong
cuộc sống. Trình thuật hôm nay tường thuật thị kiến ông gặp Thiên Chúa tại Beer
Sheba. Thiên Chúa phán với ông trong thị kiến ban đêm, Người phán: "Ta là
El, Thiên Chúa của cha ngươi. Đừng sợ xuống Ai-cập, vì ở đó Ta sẽ làm cho ngươi
thành một dân lớn. Chính Ta sẽ xuống Ai-cập với ngươi và chính Ta cũng sẽ đưa
ngươi lên. Giuse sẽ vuốt mắt cho ngươi."
(2)
Cuộc đời gian khổ của Giuse: Giống như cha, Giuse cũng phải chịu gian khổ ngay
từ lúc còn thơ ấu: Cậu bị các anh ghen ghét vì sự quí mến của cha dành cho cậu
và tài giải thích điềm chiêm bao mà Thiên Chúa đã ban cho cậu. Hậu quả của sự
ghen ghét là cậu bị các anh bán cho lái buôn, và những lái buôn bán cho một
viên quan Ai-cập. Cuộc đời chưa hết khổ, cậu lại bị vào tù vì đã không chịu phạm
tội với bà chủ; và bà này đã tức giận đổ thừa cho Giuse, để chồng bà tống giam
cậu vào ngục thất. Sau cùng, nhờ tài giải thích điềm chiêm bao, cậu đã được triệu
vào cung để giải thích điềm chiêm bao cho vua Pharao và được nhà vua thăng chức
Tể Tướng trong triều đình.
Cũng
như cha mình, Giuse luôn tin tưởng nơi sự quan phòng của Thiên Chúa và cố gắng
sống một cuộc đời công chính. Ông không oán ghét và tìm cách trả thù các anh và
bà vợ viên quan Ai-cập; nhưng sẵn sàng tha thứ cho họ và làm nhiều lợi ích cho
gia đình.
1.2/
Cuộc hạnh ngộ của hai cha con: Trời cao có mắt. Thiên Chúa luôn theo dõi và chúc lành cho hai
cha con là những người kính sợ Thiên Chúa và yêu mến tha nhân. Hai cha con phải
xa cách nhau một thơi gian lâu dài, và phải chịu bao nhiêu những hiểu lầm, buồn
phiền, gian khổ, tủi nhục ... Cuối cùng, Jacob đã được gặp lại con, đứa con ông
đinh ninh đã không còn có mặt trên thế gian nữa. Con ông vẫn khỏe mạnh; không
những thế, còn đang làm quan Tể Tướng trong triều đình của Pharao, và có quyền
ban phát các lợi nhuận vật chất cho gia đình.
Cuộc
hạnh ngộ giữa hai cha con được tường thuật như sau: "Ông Jacob đã sai ông
Judah đi trước, đến với ông Giuse, để ông Giuse tới Goshen gặp ông. Khi họ đến
đất Goshen, thì ông Giuse cho thắng xe riêng và lên Goshen đón ông Israel, cha
ông. Khi hai cha con vừa thấy nhau, thì ông Giuse bá cổ cha và gục đầu vào cổ
cha mà khóc hồi lâu. Ông Jacob nói với ông Giuse: "Phen này, cha chết cũng
được, sau khi đã thấy mặt con, và thấy con còn sống.""
2/
Phúc Âm:
Ai bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát.
2.1/
Gian khổ luôn sẵn sàng chờ đợi người môn đệ của Đức Kitô:
(1)
Chúa Giêsu không dấu diếm các môn đệ sẽ phải đương đầu với đau khổ khi Ngài
tuyên bố với các ông: "Này, Thầy sai anh em đi như chiên đi vào giữa bầy
sói. Vậy anh em phải khôn như rắn và đơn sơ như bồ câu." Chiên đi vào giữa
bầy sói, chắc chắn sẽ gặp nguy hiểm; nhưng với sự khôn ngoan và sức mạnh của Thiên
Chúa, chiên có thể vượt qua mọi nguy hiểm.
(2)
Các môn đệ sẽ phải đương đầu với các hạng người khác nhau:
+
Với giáo quyền: "Họ sẽ nộp anh em cho các hội đồng, và sẽ đánh đập anh em
trong các hội đường của họ." Giáo quyền không luôn luôn chấp nhận và bênh
vực sự thật.
+
Với thế quyền: "Và anh em sẽ bị điệu ra trước mặt vua chúa quan quyền vì
Thầy để làm chứng cho họ và các dân ngoại được biết." Điều này dễ hiểu vì
các môn đệ Đức Kitô sống và làm chứng cho giá trị Nước Trời, nhiều khi hoàn
toàn đối nghịch với giá trị thế gian.
+
Với gia quyền: "Anh sẽ nộp em, em sẽ nộp anh cho người ta giết; cha sẽ nộp
con, con cái sẽ đứng lên chống lại cha mẹ và làm cho cha mẹ phải chết." Sự
thật mất lòng, người trong gia đình không luôn nhìn ra, định giá đúng, và chấp
nhận sự thật.
2.2/
Thiên Chúa luôn đồng hành với các môn đệ: Đối diện với các quyền lực của thế gian và ma quỉ,
người môn đệ cần có sự trợ giúp của Thiên Chúa.
(1)
Ngài ban ơn khôn ngoan để môn đệ biết đối đáp: "Khi người ta nộp anh em,
thì anh em đừng lo phải nói làm sao hay phải nói gì, vì trong giờ đó, Thiên
Chúa sẽ cho anh em biết phải nói gì. Thật vậy, không phải chính anh em nói, mà
là Thần Khí của Cha anh em nói trong anh em."
(2)
Ngài ban sức mạnh để vượt qua mọi gian khổ: "Vì danh Thầy, anh em sẽ bị mọi
người thù ghét. Nhưng kẻ nào bền chí đến cùng, kẻ ấy sẽ được cứu thoát. Khi người
ta bách hại anh em trong thành này, thì hãy trốn sang thành khác. Thầy bảo thật
anh em: anh em chưa đi hết các thành của Israel, thì Con Người đã đến."
Người môn đệ phải tin sức mạnh của Thiên Chúa sẽ giúp mình vượt qua mọi gian khổ
và sau cùng sẽ chiến thắng.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Đau khổ không thể thiếu trong cuộc đời. Thiên Chúa dùng đau khổ như phương tiện,
để chúng ta có thể chứng minh niềm tin yêu của chúng ta dành cho Ngài.
-
Nếu chúng ta luôn biết trung kiên với Thiên Chúa và sống ngay lành tốt đẹp
trong mọi gian khổ của cuộc đời, chúng ta chắc chắn sẽ được Thiên Chúa bảo vệ
và chúc lành.
-
Hiểu vai trò của đau khổ như thế, chúng ta sẽ không than thân, trách Thiên
Chúa, hay ghét người gây đau khổ; nhưng biết dùng đau khổ để thánh hóa bản
thân, vững tin nơi Thiên Chúa, trung thành yêu mến và làm ích cho tha nhân.
Lm. Anthony ĐINH
MINH TIÊN, OP.
10/07/15 THỨ SÁU TUẦN
14 TN
Mt 10,16-23
Mt 10,16-23
Suy niệm: Điều
vẫn thường xảy ra với chúng ta là trong một số tình huống khó khăn hay tế nhị
của một cuộc đối thoại nào đó, rất nhiều khi chúng ta tự nhiên “ứng đối hay hẳn
lên” mà chúng ta cũng không ngờ. Sau đó, khi nhớ lại, chúng ta bảo: “Đúng là
được Chúa soi sáng!” Là Ki-tô hữu, không phải chỉ trong cơn bách hại chúng ta
mới phải làm chứng nhân cho Đức Ki-tô. Nhưng ai trong chúng ta cũng phải ít
nhiều trải qua những nghịch cảnh, thách đố. Làm sao để làm chứng nhân trung
kien trong những hoàn cảnh đó? Chúng ta chỉ có thể “khôn như rắn và đơn sơ như bồ
câu” trong giờ phút kịch tính đó, nếu chúng ta biết để cho “Thần Khí của Cha anh em nói
trong anh em”, tức là biết lắng nghe và hành động theo tiếng Chúa. Nhưng để
Thánh Thần có thể làm việc trong chúng ta, chúng ta phải biết dọn chỗ cho Thánh
Thần trước đã. Bạn đâu có muốn tâm hồn bạn ngập tràn mọi thứ đam mê, tội lỗi
không có chỗ cho Chúa nữa, phải không?
Mời Bạn: Bạn
thấy những đe dọa nào trong cuộc sống của chúng ta hôm nay có thể làm cho chúng
ta không còn bền chí theo Chúa?
Chia sẻ: “Dĩ
nhiên, không có ai ngăn cản được Chúa Thánh Thần, nhưng nếu chúng ta chuẩn bị
một thái độ thích hợp, thì chắc chắn là chúng ta sẽ nhận được nhiều ơn Ngài
hơn”, theo bạn điều này có mâu thuẫn không?
Sống Lời Chúa: Dành
thời gian thích hợp để tâm hồn thinh lặng, để những ưu tư thường ngày lắng
xuống và xin mời Chúa đến ngự vào bạn.
Cầu nguyện: Hát một bài kính Chúa Thánh Thần.
Vì
Danh Thầy
Sống là Kitô hữu như Đức Kitô muốn đòi ta phải lội
ngược dòng. Lội ngược dòng bao giờ cũng khó và làm người khác bực bội, sợ hãi.
Suy niệm:
Tháng 8 năm 2008, tại vùng
Orissa ở đông bắc Ấn độ,
có một người theo chủ nghĩa
dân tộc thuộc Ấn giáo, bị bắn chết.
Một tờ báo địa phương đã qui
tội cho các Kitô hữu.
Lập tức một làn sóng bạo
động nổi lên từ những người Ấn giáo cực đoan.
Kết quả là hàng chục người
chết, hàng ngàn người bị thương,
50 nhà thờ bị đốt, 4000 nhà
người Kitô hữu bị phá hủy,
hàng chục ngàn người không
cửa không nhà, phải sống trong các trại cứu trợ.
Nhiều Kitô hữu thuộc giai
cấp thấp nhất trong xã hội Ấn độ,
giai cấp của những người
Dalit, những kẻ bị coi là tiện dân.
Người Dalit đã bỏ Ấn giáo để
theo Kitô giáo,
và họ đã lấy lại được nhân
phẩm, cùng những quyền lợi về kinh tế xã hội.
Họ được giáo dục tử tế, nên
giai cấp thống trị không lợi dụng họ được nữa.
Chính vì thế mà họ bị phân
biệt đối xử và bị bách hại.
Trong bài Tin Mừng hôm nay,
Đức Giêsu đã tiên báo về các bách hại đó.
Những gì Ngài phải chịu thì
các môn đệ cũng sẽ phải chịu,
vì tôi tớ không hơn chủ, môn
đệ không hơn thầy.
Hãy để ý đến những động từ
nói lên nỗi thống khổ của các Kitô hữu:
bị nộp, bị đánh đập, bị điệu
ra nơi hội đường và trước mặt vua quan,
bị tra hỏi, bị thù ghét và
cuối cùng là bị giết, có khi bởi người nhà (c. 21).
Những điều này Đức Giêsu đều
đã trải qua.
Mọi sự họ chịu đều “vì Đức
Giêsu”, “vì Danh Đức Giêsu” (cc. 18. 22).
Nơi tòa án, có sự hiện diện
gần gũi của Thiên Chúa Ba Ngôi.
“Chính Thần Khí của Chúa Cha
sẽ nói trong anh em” (c. 20),
để giúp anh em can đảm tuyên
xưng niềm tin vào Đức Giêsu, Con Cha.
Bởi đó người Kitô hữu ra tòa
mà lòng rất bình an, chẳng lo gì (c. 19).
Họ được Thiên Chúa dạy điều
phải nói và Thần Khí nói qua miệng họ.
Với sự nâng đỡ đặc biệt ấy,
họ có thể bền chí đến cùng và sẽ được cứu độ.
Các Kitô hữu sẽ còn bị bách
hại đến tận thế.
Họ không phải là những người
thích tỏ ra mình anh hùng, đòi tử đạo.
Nhưng họ là những người
khiêm tốn, khôn ngoan,
biết trốn đi thành khác khi
bị bắt bớ ở thành này (c. 23).
Chịu bách hại là điều nằm
trong ơn gọi của người Kitô hữu,
là cái giá phải trả để sống
mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Kitô.
Ngay cả ở những quốc gia tây
phương tự hào là có tự do tôn giáo,
vẫn có những kiểu bách hại
ngấm ngầm và tinh vi,
khác với kiểu đòi bước qua
thánh giá thời vua Minh Mạng, Tự Đức.
Sống là Kitô hữu như Đức
Kitô muốn đòi ta phải lội ngược dòng.
Lội ngược dòng bao giờ cũng
khó và làm người khác bực bội, sợ hãi.
Làm sao để các bạn trẻ Công
Giáo dám sống theo những giá trị của Giêsu?
Làm sao để các gia đình Công
Giáo không bị thói đời lôi cuốn?
Cầu nguyện:
Giữa một thế giới mê đắm bạc
tiền,
xin được sống nhẹ nhàng
thanh thoát.
Giữa một thế giới lọc lừa
dối trá,
xin được sống chân thật đơn
sơ.
Giữa một thế giới trụy lạc
đam mê,
xin được sống hồn nhiên
thanh khiết.
Giữa một thế giới hận thù,
tuyệt vọng, dửng dưng,
xin được chia sẻ yêu thương,
an bình và hy vọng.
Lạy Chúa Giêsu mến thương,
xin dạy chúng con biết cách
làm chứng cho Chúa giữa cuộc đời.
Xin giúp chúng con tìm ra
những cách mới để người ta tin và yêu Chúa.
Ước gì hơn hai tỉ người Kitô
hữu
vẫn giữ được vị mặn của muối
và sức biến đổi của men,
để chúng con làm cho thế
giới này mặn mà tình người,
và làm cho trần gian trở
thành tấm bánh thơm ngon.
Xin cho Thiên Chúa Cha được
tôn vinh
qua những việc tốt đẹp chúng
con làm cho những người bé nhỏ.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
Tháng 7
10
THÁNG BẢY
Hậu
Quả Cay Đắng
Của
Sự Tự Do Sai Quấy
Trên
hành trình đào sâu nhận thức về mầu nhiệm quan phòng của Thiên Chúa, chúng ta
thường phải đối diện với vấn nạn này: Nếu Thiên Chúa hiện diện và điều hành mọi
sự, thì làm sao con người có thể tự do được? Và nhất là, đâu là ý nghĩa và vai
trò của tự do trong đời sống chúng ta? Và đâu là hậu quả cay đắng của tội lỗi
gây ra do sự tự do sai quấy? Làm sao có thể hiểu tất cả những điều này trong
ánh sáng của sự quan phòng thần linh?
Chúng
ta hãy nhớ lại giáo huấn của Công Đồng Vatican I: “Tất cả những gì
Thiên Chúa đã tạo thành thì Ngài giữ gìn và điều khiển với sự quan phòng của
Ngài – sự quan phòng mở rộng từ chân trời này đến chân trời kia và cai quản mọi
sự một cách tốt đẹp (Kn 8,1). Mọi sự đều phơi bày rõ ràng trước mắt Ngài (Dt
4,13), kể cả những gì diễn ra trong sáng kiến tự do của tạo vật” (DS 3003).
Mầu
nhiệm quan phòng thần linh tác động trên tất cả thế giới tạo vật một cách thâm
sâu. Trong tư cách là một diễn tả của sự khôn ngoan vĩnh cửu của Thiên Chúa, kế
hoạch quan phòng đến trước chính công cuộc sáng tạo. Trong tư cách là một diễn
tả quyền lực của Thiên Chúa, nó hướng dẫn và triển khai công cuộc ấy. Một cách
nào đó, chúng ta thậm chí có thể nói rằng sự quan phòng được thực hiện trong
chính công việc của nó. Đó là một sự quan phòng siêu việt, nhưng đồng thời nó
cũng hiện diện trong mọi sự. Điều này áp dụng cho giáo huấn của Giáo Hội mà
chúng ta vừa mới nhắc lại trên đây, nhất là khi vận dụng vào con người với lý
trí và tự do của mình.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Thứ
Sáu tuần XIV quanh năm
St
46,1-7.18-30 ; Mt 10,16-23
LỜI
SUY NIỆM: “Này, Thầy sai anh
em đi như chiên đi vào giữa bầy sói. Vậy anh em phải khôn như rắn và đơn sơ như
bồ câu.”
(Mt 10,16).
Những
con người đã được Chúa kêu gọi, để trở nên con cái của Ngài và đã được thấm nhuần
giáo huấn của Ngài, họ sẽ trở nên hiền lành như một con chiên thực sự, họ không
còn thiết tha đến sự tranh dành quyền lợi, địa vị, họ sống với một tinh thần phục
vụ trong yêu thương và tha thứ, biết khiêm nhường trong lòng mình và biết tôn
trọng phẩm giá, nhân vị người anh em. Nhưng họ có bổn phận và trách nhiệm phải
vào đời, sống với tha nhân, chứ không được co cụm lại một nơi hoang vắng; nơi
phòng riêng.
Chúa dạy chúng ta khi giao tiếp với đời, phải biết mình là chiên đang ở giữa bầy
sói; cần phải khôn ngoan để tránh mặt khi không cần thiết. Nhưng khi cần làm chứng
hay loan báo Tin Mừng thì mạnh dạn xuất hiện bất cứ ở đâu, bất cứ lúc nào và bất
cứ đối với ai. Vì tin luôn có Chúa ở cùng chúng ta với quyền năng và yêu thương
của Ngài.
Mạnh
Phương
10
Tháng Bảy
Lời Lãi Cả Thế Gian
Ðể Làm Gì?
Có
một lý tưởng để đeo đuổi, có một hướng đi cho cuộc đời: đó là nguồn hạnh phúc lớn
lao cho con người.
Thông
thường, những kẻ than thân trách phận, những con người bất mãn trong cuộc sống,
những kẻ chán đời, không phải là những kẻ nghèo khổ, những người kiếm cơm kiếm
gạo từng ngày, mà chính là những con người dư dả, giàu sang.
Thi
sĩ Anh, Lord Byron, mặc dù sống trên nhung lụa, vẫn than thở: "Sâu bọ, ruồi
nhằn, khổ đau là thức ăn hằng ngày của tôi". Văn sĩ nổi tiếng của Pháp là
Voltaire, mặc dù có một đời sống phú túc và danh tiếng vẻ vang, vẫn phải thốt
lên: "Tận cùng của cuộc sống ấy là buồn thảm, khoảng giữa của cuộc sống là
vô nghĩa và khởi đầu của cuộc sống ấy là thô bỉ... Phải chi tôi đừng sinh ra
thì hơn".
Talleyrand,
một nhà chính trị nổi tiếng của Pháp vào thế kỷ thứ 19, sau một quãng đời sống
trong nhung lụa và vinh quang, đã ghi lại trong tập nhật ký của mình nhân ngày
sinh 83 như sau: "83 năm của đời tôi đã đi qua, không để lại một kết quả
nào khác hơn là mệt mỏi, trong thể xác lẫn tâm hồn, một nỗi đắng cay khi nhìn về
tương lai và chán chường khi nhìn lại quá khứ".
Tại
sao những con người trên đây đã tỏ ra đắng cay và thất vọng về cuộc sống? Thưa
là bởi vì họ đã không tìm ra được mục đích của cuộc đời. Một cuộc đời không có
mục đích thì chẳng khác nào một công trình xây dựng không đồ án. Với tất cả mọi
vật liệu, nhưng nếu không có đồ án, người ta không thể kiến thiết được bất cứ
công trình nào.
Một
cuộc sống không có mục đích, một cuộc sống không có lý tưởng thường cũng chỉ
kéo theo cay đắng, buồn sầu, bất mãn... Chúa Giêsu đã chẳng nói với chúng ta:
"Lời lãi cả thế gian để làm gì, nếu để mất linh hồn?".Phúc cho những
ai có tinh thần nghèo khó, phúc cho những ai hiền lành, phúc cho những ai khóc
lóc, phúc cho những ai đói khát công chính, phúc cho những ai có lòng thương
xót, phúc cho những ai có lòng trong sạch, phúc cho những ai kiến tạo hòa bình,
phúc cho những ai bị bách hại vì Nước Trời... Trước khi công bố Hiến Chương của
Hạnh Phúc ấy, Chúa Giêsu hẳn phải là con người hạnh phúc. Hạnh phúc đối với
Chúa Giêsu không có nghĩa là không có nước mắt và đau khổ. Hạnh phúc đối với
Chúa Giêsu không có nghĩa là được mọi may mắn trên cõi đời này. Hạnh phúc đối với
Chúa Giêsu không có nghĩa là thành công trong cuộc sống này.
Ngài
đã sống như một con người đau khổ. Ngài đã không trốn chạy khỏi đau khổ. Ngài
đã không cất lấy đau khổ khỏi cuộc đời này.
Hạnh
phúc của Ngài chính là tiếp nhận đau khổ, là đi vào cõi chết, nhưng không tiếp
nhận đau khổ và đi vào cõi chết như một ngõ cụt, trái lại khai thông con đường
dẫn đến sự sống. Cuộc đời đã có một hướng đi. Cuộc đời đã có một ý nghĩa, và đó
chính là nguồn hạnh phúc đích thực của con người.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét