Trang

Thứ Bảy, 30 tháng 12, 2017

31-12-2017 : (phần II) CHÚA THÁNH GIA THẤT năm B

31/12/2017
Chúa Nhật Thánh Gia Thất năm B
(phần II)


Phụng vụ Lời Chúa: Chúa Nhật Lễ Thánh Gia Thất, năm B

CHÚA NHT L THÁNH GIA THT
(St 15,1-6; 21,1-3; Hr 11,8.11-12.17-19;
Lc 2,22-40 [ho
c Lc 2,22.39-40])


GƯƠNG MU ĐC TIN

“Nh đc tin, ông Ápraham đã vâng nghe tiếng Chúa gi
m
à ra đi đến mt nơi ông s được lãnh nhn làm gia nghip,
v
à ông đã ra đi mà không biết mình đi đâu (Hr 11,8).
I. CÁC BÀI ĐC
1. Bài đc 1:
Bài đc trích t sách Sáng Thế cho thy vic Thiên Chúa đã thc hin li Ngài đã ha vi t ph Ápraham khi ban cho ông người con ni dõi là Isaác, vì ông đã tin vào Chúa.
Trước hết, trong mt th kiến Thiên Chúa ha ban cho Ápraham mt phn thưởng ln lao, mt dòng dõi đông đúc như sao tri, nếu ông ra đi theo li mi gi ca Chúa. Mt li ha xa xôi trong mt th kiến l m đ lên đường ra đi đến mt nơi chưa xác đnh, liu có đáng tin? Ápraham đã tin vào li ha ca Thiên Chúa rng mt k do chính ngươi sinh ra mi tha kế ngươi nên Thiên Chúa k ông là người công chính. Như vy, khi Ápraham hoàn toàn tín nhim và phó thác vào Thiên Chúa và kế hoch ca Ngài, ông được k là người công chính, nghĩa là thun theo ý mun ca Thiên Chúa (x. St 15,1-6).
Sau na, khi ông Ápraham đã già, Thiên Chúa mi thc hin li Ngài đã ha là ban cho ông mt đa con ni dõi (x. St 21,1-3). Nh tin cách tuyt đi và trung thành phó thác vào Thiên Chúa cho đến cùng dù ch qua mt li ha, ông Ápraham đã được ban cho điu ông ước mong. Qu tht, Thiên Chúa không bao gi tht tín đi vi nhng ai tuyt đi tin tưởng vào Ngài. Nhng khó khăn và th thách có th đến, thi gian có th làm lung lay lòng tin, nhưng nhng ai tht s tín thác nơi Thiên Chúa s không bao gi phi tht vng. Ông Ápraham là mt gương mu sng đng như thế.
2. Bài đc 2:
Trong chương 11 thư Hípri (Do Thái) lit kê mt danh sách dài các t ph đã sng trn vn đc tin trong nhng hoàn cnh khác nhau. Trong s đó, đc tin ca ông Ápraham và bà Xara được nhn mnh cách đc bit.
Nh đc tin, ông Ápraham đã vâng theo tiếng Chúa gi mà ra đi đến mt nơi bt đnh theo li ha ca Thiên Chúa. Ông ra đi mà không biết mình đi đâu; ông ra đi mà không biết phn gia nghip được ha ban s thế nào (Hr 11,8). Tin là chp nhn tín thác hoàn toàn vào mt điu bt đnh phía trước mà không có bt k mt bng chng bo đm nào ngoài li ha ca Thiên Chúa. Ông Ápraham được k là t ph ca nhng k tin vì ông đã hoàn toàn tín thác như thế.
Nh đc tin, bà Xara đã có th mang thai và sinh con ni dõi lúc tui đã cao. Mt người vn hiếm mun li có th mang thai và sinh con. Mt người xem như đã chết ri, li có th sinh ra mt dòng dõi nhiu như sao tri cát bin (x. Hr 11,11-12). Thiên Chúa có th biến “điu không th thành có th cho nhng ai tín thác vào Ngài. Tin là phó thác hoàn toàn và đ cho Thiên Chúa hành đng trên cuc đi mình theo như ý đnh nhim mu ca Ngài. Đi vi tác gi thư Híprri, bà Xara được k vào s nhng người có đc tin gương mu vì bà đã tin như thế.
Nh đc tin, ông Ápraham đã chp nhn hiến tế Isaác là đa con ni dõi duy nht, đ ri ông đã nhn li người con y như mt biu tượng (x. Hr 11,17-20). Đó là biu tượng ca s trung tín ca Thiên Chúa vi điu Ngài đã ha, và cũng là biu tượng ca lòng tin tuyt đi mà ông Ápraham đt nơi Thiên Chúa. Thiên Chúa có th dùng nhng nét cong đ v nên đường thng. Tin là đ cho Thiên Chúa hướng dn đi mình theo chương trình yêu thương ca Ngài.
3. Bài Tin Mng:
Tác gi Luca tường thut vic thánh Giuse và M Maria mang con lên đn th Giêrusalem đ tiến dâng cho Thiên Chúa theo truyn thng ca người Do Thái, qua đó cho thy đc tin, s phó thác và đi sng cu nguyn ca thánh Giuse và Đc Maria.
Trước hết, như nhng người Do Thái đo đc, thánh Giuse và Đc M dâng Chúa Giêsu li cho Thiên Chúa vì ý thc rng mi con trai đu lòng phi được gi là ca thánh, dành cho Chúa (Lc 2,23; x. Xh 13,2). Hơn na, li s thn vn âm vang trong lòng M Maria rng “Đng Thánh sp sinh ra s được gi là Con Thiên Chúa (Lc 1,35). Là Đng Thánh, li là Con Thiên Chúa, Đc Giêsu hoàn toàn thuc v Thiên Chúa. Dù là cha m chính thc và hp pháp ca Đc Giêsu trước mt xã hi, nhưng thánh Giuse và Đc M l m hiu rng các ngài ch đang cng tác vào chương trình ln lao ca Thiên Chúa qua tr Giêsu. Đó là s phó thác ca các ngài.
Hơn na, s hin din ca ông Simêon và bà Anna ti Giêrusalem trong biến c dâng con, cùng vi li tiên tri ca h, càng khng đnh hơn v căn tính ca tr Giêsu như là ơn cu đ Chúa đã dành sn cho muôn dân, là “ánh sáng soi đường cho dân ngoi và là vinh quang ca Israel (x. Lc 230-32). Dù vn chưa th hiu hết được huyn nhim chương trình cu đ ca Thiên Chúa thc hin qua tr Giêsu (x. Lc 2,46-50), Đc M và thánh Giuse vn âm thm tín thác và trung thành cng tác vào đ ý đnh ca Thiên Chúa được thc hin. Đó là đc tin ca các ngài.
Cui cùng, sau khi chu toàn nhng điu lut truyn, và tri qua nhng biến c dn dp vi bao điu gây kinh ngc ti Giêrusalem, thánh Giuse và Đc M li đưa tr Giêsu v sng n dt ti làng quê Nadarét. Trong âm thm, tr Giêsu càng ln lên, thêm vng mnh, đy khôn ngoan, và hng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa. Dù bt c biến c gì xy ra, Đc Maria hng nghi nh tt c nhng điu y trong lòng (Lc 2,51b; x Lc 2,19). Hơn ai hết, Đc M và thánh Giuse âm thm chiêm ngm mu nhim v Chúa Giêsu trong khiêm tn lng thm. Đó là đi sng cu nguyn ca các ngài.
II. GI Ý ÁP DNG:
1/ Ông Ápraham đã hoàn toàn tin tưởng vào li ha ca Thiên Chúa trong mi bước đường Chúa dn ông đi. Dù tri qua bao thăng trm, ông vn tin chc vào điu Chúa đã ha v mt dòng dõi đông đúc, nên ông được Thiên Chúa k là người công chính, nghĩa là mt người luôn tín thác và đ cho Thiên Chúa thc hin ý đnh ca Ngài qua cuc đi ông. Thiên Chúa vn không ngng mi gi mi Kitô hu cng tác đ chương trình ca Ngài được tiếp tc th hin trên thế gii này. Thiên Chúa mong mun mi chúng ta tín thác hoàn toàn nơi Ngài và đ Ngài hành đng qua mi người chúng ta.
2/ Ông Ápraham và bà Xara được tác gi thư Hípri lit kê vào s nhng gương mu v đc tin. Đi sng ca các ngài cho thy thế nào là đc tin. Tin là chp nhn tín thác hoàn toàn vào mt điu bt đnh phía trước mà không có bt k mt bng chng bo đm nào ngoài li ha ca Thiên Chúa. Tin là phó thác hoàn toàn và đ cho Thiên Chúa hành đng trên cuc đi mình theo như ý đnh nhim mu ca Ngài. Tin là đ cho Thiên Chúa hướng dn đi mình theo chương trình yêu thương ca Ngài. Mi Kitô hu đu được mi gi đ nhìn li đi sng đc tin ca mình.
3/ Qua đon Tin Mng Luca tường thut li biến c Đc M và thánh Giuse mang tr Giêsu lên đn th dâng li cho Thiên Chúa, chúng ta nhn thy nơi Thánh Gia mt gương mu v đc tin, s phó thác và đi sng cu nguyn. Đng trước nhng khng hong ln lao trong đi sng hôn nhân, các gia đình Kitô hu được mi gi chiêm ngm Thánh Gia đ nhìn li đi sng đc tin trong gia đình, s tín thác nơi Thiên Chúa trong nhng lúc khó khăn, và biết dành thi gian cu nguyn cùng nhau và cho nhau.
III. LI NGUYN CHUNG:
Ch tếAnh ch em thân mến! Thiên Chúa là Cha rt nhân t đã mun Con ca Người sinh ra và ln lên trong mt gia đình thánh, đ nêu gương và mi gi các gia đình hãy tr nên cung thánh ca s sng, tình thương và s vâng phc ý Chúa. Chiêm ngm Thánh Gia tht trong tâm tình ngi khen và cm t Chúa, chúng ta cùng dâng li cu nguyn:
1. Thánh Giuse và M Maria đã đem Chúa Giêsu hiến dâng cho Thiên Chúa theo l lut. Chúng ta cùng cu nguyn cho mi thành phn ca đi gia đình Hi Thánh luôn đng tâm nht trí vi nhau trong bn phn th phượng Thiên Chúa và tr nên nhân chng cho Người.
2. Đc Giêsu chính là ơn cu đ ca Thiên Chúa và là ánh sáng chiếu soi muôn dân. Chúng ta cùng cu xin Chúa luôn an i, nâng đ và hướng dn các gia đình trên khp thế gii đang phi đau kh hoc b khng hong, đ h được bình an và hnh phúc trong cuc sng.
3. C ông Simêon và bà Anna đu chúc tng Thiên Chúa và nói v Hài Nhi Giêsu. Chúng ta cùng cu nguyn cho bc làm cha m trong các gia đình Công giáo biết quan tâm giáo dc đc tin cho con cái mình bng mt đi sng gương mu trong mi hoàn cnh.
4. Con tr Giêsu ln lên đy khôn ngoan và trong ơn nghĩa ca Thiên Chúa. Chúng ta cùng cu nguyn cho mi người trong cng đoàn chúng ta không ngng trưởng thành trong đc tin bng mt đi sng gn bó mt thiết vi Chúa và n lc thc thi công bình bác ái.
Ch tế: Ly Chúa là Cha toàn năng, xin thương nhn li chúng con cu nguyn và ban xung muôn ơn lành giúp các gia đình ca chúng con tr nên nhng cng đoàn thánh thin và nhit tâm loan bao Tin Mng theo gương Thánh Gia tht xưa. Chúng con cu xin nh Đc Kitô, Chúa chúng con. Amen.

SCĐ CHÚA NHẬT LỄ THÁNH GIA  NĂM  B
CHỦ ĐỀ
GIA ĐÌNH GƯƠNG MẪU

"Bà Maria và Ông Giuse đem Con lên Giêrusalem để tiến dâng cho Chúa"
(Lc 2,22)
Sợi chỉ đỏ
- Bài đọc I (Hc 3,3-7.14-17a) : "Chúa muốn con cái thảo kính cha mẹ"
- Đáp ca (Tv 127) : "Hiền thê bạn như cây nho đầy hoa trái trong cửa trong nhà bạn"
- Tin Mừng (Lc 2,22-40) : Thánh Giuse và Đức Maria dâng Đức Giêsu trong Đền thờ.
- Bài đọc II (Cl 3,12-21) : Thánh Phaolô liệt kê những đức tính gia đình.

I. DÃN VÀO THÁNH LỄ
Con Thiên Chúa đã sinh ra làm người và sống trong một gia đình. Gia đình của Ngài gồm có Thánh Giuse, Đức Mẹ Maria và Ngài. Một gia đình rất thánh thiện, gương mẫu. Hôm nay dâng lễ mừng kính Thánh Gia, chúng ta hãy học nơi các Ngài những đức tính cần có trong cuộc sống gia đình, và chúng ta xin các Ngài ban ơn cho gia đình chúng ta.
II.GỢI Ý SÁM HỐI
- Chúng ta hãy ăn năn sám hối vì những thiếu sót của chúng ta đối với những người trong gia đình mình.
- Chúng ta hãy ăn năn sám hối vì chưa dành chỗ xứng đáng cho Chúa trong gia đình mình.
- Chúng ta hãy ăn năn sám hối vì những gương xấu mà gia đình mình đã gây ra cho những gia đình chung quanh.
III. LỜI CHÚA
1. Bài đọc I : Hc 3,3-7.14-17a
Huấn ca là một tập sách luận bàn về cách sống khôn ngoan trong nhiều lãnh vực. Trong đoạn này, tác giả, Ben Sira, đưa những lời khuyên về cách sống trong gia đình. Điều quan trọng nhất là con cái phải thảo kính cha mẹ. Tác giả kể ra những ích lợi của việc này :
- Việc thảo kính cha mẹ sẽ đền bù được tội lỗi
- Người thảo kính cha mẹ đến khi có con cái thì được con cái mình thảo kính.
- Người thảo kính cha mẹ khi cầu nguyện sẽ được Chúa nhậm lời.
- Phải thảo kính cha mẹ nhất là khi các ngài già yếu.
2. Đáp ca : Tv 127
Tv này được hát lúc hành hương lên Đền thờ Giêrusalem. Người tín hữu hành hương tin chắc rằng ai sống công chính thì sẽ được Thiên Chúa ban phúc. Các ơn phúc Chúa ban trước hết là những ơn cho cuộc sống gia đình : việc làm ăn có kết quả, vợ con mạnh khoẻ, sống lâu v.v.
3. Tin Mừng : Lc 2,22-40
Tường thuật việc Thánh gia lên Đền thờ Giêrusalem để dâng con cho Thiên Chúa. Trong dịp này, cụ ông Simêon và cụ bà Anna nói những lời tiên tri về tương lai của Đức Giêsu.
Một số điều đáng lưu ý :
- Thánh gia là một gia đình nghèo (lễ vật của người nghèo), nhưng giữ luật đạo rất chín chắn (luật thanh tẩy người mẹ sau khi sinh con, luật cắt bì cho con, luật dâng con đầu lòng cho Thiên Chúa).
- Các phần tử của Thánh gia rất hiệp nhất với nhau : tất cả đều cùng nhau lên Đền thờ mặc dù luật không buộc như thế (chẳng hạn luật tẩy uế cho người mẹ chỉ buộc người mẹ lên đền thờ thôi).
- Khi đó cha mẹ Đức Giêsu chưa hiểu hết mầu nhiệm con mình. Bởi vậy, khi nghe Simêon nói, hai ông bà "kinh ngạc".
4. Bài đọc II : Cl 3,12-21
Thánh Phaolô giảng về "nếp sống mới" của những người đã cùng chết và cùng sống lại với Đức Giêsu. Nếp sống này gồm :
- Những đức tính nhân bản : "Từ bi, nhân hậu, khiêm cung, ôn hòa, nhẫn nại, chịu đựng lẫn nhau và tha thứ cho nhau".
- Nền tảng và nguồn gốc của những đức tính trên là chính Thiên Chúa : "Như Chúa đã tha thứ cho anh em, anh em cũng hãy tha thứ cho nhau. Trên hết mọi sự, anh em hãy có đức yêu thương".
- Bí quyết để sống được như trên là luôn suy gẫm Lời Chúa.
- Và dịp tốt thường có để thực hành các đức tính ấy chính là trong gia đình.
IV. GỢI Ý GIẢNG
* 1. Gia đình Nadarét và gia đình chúng ta
Gia đình Nadarét vừa giống nhưng cũng vừa khác phần lớn gia đình chúng ta :
- Như phần lớn gia đình chúng ta, gia đình Nadarét nghèo. Trong Tin Mừng ta tìm thấy hai dấu chỉ tình trạng nghèo của các ngài : Khi đến Bêlem, Thánh Gia không đủ tiền để thuê một chỗ trọ trong hàng quán nên phải ở tạm trong hang súc vật ; khi đem con đầu lòng dâng trong đền thờ cùng với lễ vật theo luật định, Thánh Gia chỉ dâng một đôi chim câu, là thứ lễ vật của người nghèo.
- Như phần lớn gia đình chúng ta, gia đình Nadarét phải sinh nhai bằng chính sức lao động của mình. Có lẽ các ngài không có vốn để đầu tư, buôn bán. Thánh Giuse và Đức Giêsu kiếm tiền sinh sống bằng nghề thợ mộc.
- Như phần lớn gia đình chúng ta, vì nghèo và vì theo nghề lao động, nên gia đình Nadarét không được người ta coi trọng cho lắm. Mãi sau này khi Đức Giêsu đã thôi làm ăn để đi rao giảng, thế mà nhiều người vẫn nhắc với giọng mỉa mai "Ông ta là con bác thợ mộc".
Nhưng gia đình Nadarét khác hầu hết gia đình chúng ta ở nhiều điểm : một là dù nghèo nhưng không gian tham trộm cắp ; hai là dù nghèo nhưng không lục đục với nhau ; ba là dù nghèo nhưng vẫn thu xếp công việc được để chu toàn mọi bổn phận trong đạo.
Những nét giống giữa gia đình Nadarét và gia đình chúng ta khiến chúng ta cảm thấy gần gũi với Thánh gia, và nhớ đó chúng ta biết mình có thể học với các ngài ở  những điểm khác biệt với chúng ta.
* 2. Tương lai của đứa con gia đình
Trong ngày lễ đặt tên cho Gioan Tẩy giả, bà con lối xóm đã đặt câu hỏi "Đứa trẻ này rồi ra sẽ thế nào ?" (Lc 1,66). Đây là câu hỏi của mọi người làm cha mẹ. Càng thương con bao nhiêu, câu hỏi đó càng là mối băn khoăn cho cha mẹ bấy nhiêu, bởi vì cha mẹ thương con chỉ muốn cho con mình có một tương lai tốt đẹp, nhưng tương lai ấy lại không do cha mẹ hoàn toàn lo liệu cho con được.
Cha mẹ Đức Giêsu cũng thế. Bởi vậy, sau khi nghe cụ Simêon nói về tương lai của trẻ Giêsu bằng những lời rất khó hiểu, Tin Mừng viết, "Cha mẹ Ngài đều kinh ngạc".
Nhưng tương lai của đứa con không hoàn toàn không có phần của cha mẹ. Điều này rất rõ trong trường hợp Đức Giêsu :
- Người ta vẫn nói Ngài là "con bác thợ mộc" (Mc 6,3).
- Đức Giêsu có thói quen cầu nguyện và sống với Chúa Cha. Thói quen này hẳn là Ngài đã học được từ gia đình. Tin Mừng tuy nói rất ít về thời thơ ấu của Ngài, nhưng cũng đủ cho ta thấy Thánh gia rất quan tâm chu toàn những bổn phận tôn giáo.
* 3. Dung mạo Chúa cứu thế
Hoàng đế của một vương quốc hùng cường và thịnh vượng, một ngày kia đã triệu tập các nghệ nhân từ khắp các nước đến dự một cuộc tranh tài. Cuộc thi mô tả dung mạo hoàng đế.
Các nghệ nhân Ấn Độ đến với đầy đủ dụng cụ và các loại đá hoa cương quí hiếm. Các nghệ nhân Acmêni mang theo một loại đất sét đặc biệt. Các nghệ nhân Ai cập mang đủ loại đồ nghề và khối cẩm thạch hảo hạng.
Sau cùng, người ta hết sức ngạc nhiên vì phái đoàn nghệ nhân Hy Lạp chỉ mang đến vỏn vẹn một gói thuốc đánh bóng.
Mỗi phái đoàn thi thố tài năng của mình trong một phòng riêng. Khi thời gian ấn định đã hết, hoàng đế đến từng gian phòng để thưởng thức các tác phẩm. Vua hết lời khen ngợi bức chân dung của mình do các họa sĩ Ấn Độ vẽ. Ông càng thán phục hơn khi nhìn ngắm các pho tượng của chính ông mà các người Ai Cập và Acmêni điêu khắc.
Sau cùng, đến phòng trưng bày của người Hy Lạp, hoàng đế không nhìn thấy gì cả, duy chỉ có bức tường của căn phòng được đánh bóng đến độ khi nhìn vào ông thấy chân dung mình hiện ra từng nét.
Dĩ nhiên, giải nhất thuộc về các nghệ nhân Hy Lạp. Bởi vì họ đã hiểu rằng chỉ có hoàng đế mới họa được dung mạo của chính mình.
*
Muốn họa lại dung mạo Đức Kitô, chúng ta cần phải đánh bóng lòng mình cho sạch mọi vết nhơ, mọi tì ố của tâm hồn. Một khi đã nên sáng bóng như gương, chúng ta sẽ tiếp nhận khuôn mặt rạng ngời của Chúa.
Khi Đức Maria và Thánh Giuse dâng Chúa Hài Nhi trong đền thánh, có biết bao tư tế và luật sĩ thông thái, giỏi giang, am tường Kinh Thánh, nhưng họ đã không nhận ra Chúa. Duy chỉ có ông Simêon, và bà Anna đã nhận ra được dung mạo của Người.
Simêon và Anna đã dâng hiến trọn vẹn con người và cuộc đời, đã mài bóng đời mình bằng đạo hạnh và khiêm tốn, đã tôn thờ Chúa trong tin yêu và phó thác. Vì thế, dung mạo của Đấng Cứu Thế đã tỏ hiện sáng ngời trước mặt các ngài.
Simêon và Anna đã đón nhận Đấng Cứu Thế như những người nghèo hèn bé nhỏ. Các ngài đã được bồng ẵm Chúa, được thay mặt cho cả nhân loại nói lời đầu tiên tôn vinh Chúa đến cứu độ con người.
Lễ Thánh Gia mời gọi chúng ta nhìn vào các gia đình. Truyền thống gia đình ngày càng sút giảm. Ly thân, ly dị, trẻ em lang thang, thanh niên nổi loạn, phá thai, mại dâm, ma tuý ngày càng gia tăng. Gia đình là nền tảng của xã hội. Nếu không có những gia đình lành mạnh thì không thể có một xã hội tốt đẹp. Cuộc sống của gia đình phải tỏa hương thơm của thiên đàng.
Hơn bao giờ hết, các gia đình chúng ta phải nhìn lên Thánh gia thất : một gia đình lý tưởng, đạo đức, yêu thương và chăm lo cho nhau. Thánh Luca đã ghi lại hình ảnh rất đẹp của Thánh Gia như sau : "Đức Giêsu đi xuống cùng với cha mẹ, trở về Nadaret và hằng vâng phục các ngài. Riêng mẹ Người hằng ghi nhớ tất cả những điều ấy trong lòng. Còn Đức Giêsu ngày càng khôn lớn, và được Thiên Chúa cũng như mọi người thương mến" (Lc.2,51-52).
Xã hội chúng ta không thiếu các mẫu gương đạo hạnh : Louis Pasteur, nhà bác học thời danh, đã tâm sự khi đặt tấm bia kỷ niệm tại gia đình ông : "Kính thưa cha mẹ thân yêu của con đã khuất bóng, các ngài đã khiêm tốn sống trong nếp nhà bé nhỏ này. Con mắc nợ công ơn cha mẹ về hết mọi điều…"
Federic Ozanam, nhà hoạt động xã hội nổi tiếng của Giáo hội Pháp cũng tâm sự : "Những lời khuyên nhủ dịu dàng của mẹ tôi, gương đạo đức, lòng nhiệt thành hâm nóng linh hồn nguội lạnh của tôi, khuyến khích nâng đỡ sức mạnh cho tôi. Chính nhờ giáo huấn của người mà tôi có đức tin".
Có lẽ thế giới biết nhiều đến Thủ tướng Thái Lan, nhưng ít ai biết được cậu Chuam Leekpai còn là một người con giàu cảm xúc, hiếu thảo, và luôn nghĩ đến bậc sinh thành. Ông nói với mẹ : "Giờ đây, con đã là một chính trị gia và con không còn thời gian về thăm mẹ thường xuyên nữa. Điều này làm con cứ áy náy mãi. Tuổi mẹ càng cao thì nỗi lo của con càng nhiều. Do đó con cố gắng tìm mọi cơ hội về thăm mẹ".
Đức Piô XI trong thông điệp về Giáo dục Kitô giáo có viết : "Nền giáo dục hữu hiệu nhất và bền bỉ nhất là nền giáo dục được nhận lãnh từ một gia đình Kitô giáo có qui củ và khuôn phép. Những gương lành của cha mẹ và của những người trong gia đình càng chiếu tỏa và bền bỉ, thì kết quả của giáo dục càng lớn lao".
*
Lạy Đức Giêsu, xin dạy chúng con biết theo gương Chúa, luôn sống trung hiếu với Cha trên trời, thảo kính với ông bà cha mẹ, và sống hết tình với anh chị em chung quanh.
Xin cho chúng con luôn biết đánh bóng đời mình, bằng tấm lòng khiêm tốn và đạo hạnh, bằng việc tôn thờ Chúa trong tin yêu và phó thác, để dung mạo của Chúa ngày càng tỏ hiện sáng ngời trong cuộc đời chúng con. Amen. (Thiên Phúc, "Như Thầy đã yêu")
* 4. Con cái
Con cái các bạn không phải là con cái của các bạn
Chúng đến qua các bạn chứ không phải từ các bạn.
Mặc dù chúng ở với các bạn nhưng chúng không thuộc về các bạn.
Các bạn có thể cho chúng tình thương nhưng không thể cho chúng ý tưởng, bởi vì chúng có những ý tưởng riêng của chúng.
Các bạn có thể lo nơi ăn chốn ở cho thân xác chúng chứ không thể cho linh hồn chúng, vì linh hồn chúng ở một nơi thuộc tương lai mà các bạn không thể đến thăm, ngay cả trong giấc mơ.
Các bạn có thể cố gắng để giống như chúng, nhưng đừng cố bắt chúng giống như các bạn.
Bởi vì cuộc sống không đi giật lùi và cũng không ngừng mãi ở ngày hôm qua.
Các bạn là những chiếc cung, và những mũi tên từ đó phóng đi chính là con cái của các bạn. (Kahil Gibran)
* 5. Đạo hiếu
Bài trích sách Huấn Ca (bài đọc I, được chỉ định đọc trong năm A, nhưng cũng có thể đọc trong năm B và C) có câu : "Ai thờ Cha thì bù đắp lỗi lầm, ai kính mẹ thì tích trữ kho báu"
Những từ mà Thánh Kinh dùng rất quen thuộc với người Việt Nam. Thí dụ như câu ca dao : "Một lòng thờ mẹ, kính cha, cho tròn chữ hiếu mới là đạo con".
"Thờ" và "kính" chính là những việc làm trong tôn giáo. Hiếu thảo với cha mẹ chính là Đạo.
Câu Huấn ca và câu ca dao trên giúp ta ý thức rằng hiếu thảo với cha mẹ không chỉ là một tình cảm, cũng không phải chỉ là một lẽ công bình, mà là một Đạo. Mà lỗi đạo tức là phạm tội chứ không chỉ là một sự thiếu sót.

V. LỜI NGUYỆN CHO MỌI NGƯỜI
Chủ tế : Anh chị em thân mến, Đức Giêsu đã làm cho Thánh gia trở nên đền thánh của sự sống, của tình thương, và của niềm vâng phục ý Chúa. Hôm nay mừng lễ Thánh Gia, chúng ta đặc biệt hướng về các gia đình và dâng lời cầu nguyện :
1. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho mọi người trong Hội thánh là gia đình của Chúa / luôn cố gắng sống hiệp thông với nhau / để làm chứng cho tình yêu Chúa cho thế giới.
2. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho các bậc làm cha mẹ và các nhà giáo dục / biết hướng dẫn và cộng tác với các con em mình / để xây dựng gia đình thành một tổ ấm đầy tình yêu thương.
3. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho những người không gia đình / hoặc sống trong gia đình đang bị khủng hoảng xáo trộn / được ơn can đảm để nhẫn nhục chịu đựng / và tích cực góp phần hàn gắn lại những gì đã tan vỡ.
4. Chúng ta hãy cầu xin Chúa cho những người làm cha mẹ cũng như làm con cái trong xứ đạo chúng ta / luôn ý thức trách nhiệm của mình đối với hạnh phúc gia đình / để biết cởi mở, đối thoại, thông cảm và công tác với nhau theo thánh ý Chúa.
Chủ tế : Lạy Chúa, xin chấp nhận những lời cầu chúng con dâng lên Chúa nhân dịp lễ Thánh Gia, để nhờ ơn Chúa giúp, mỗi người trong gia đình đều cộng tác làm cho gia đình trở nên Đền Thánh của sự sống của tình thương, và niềm vâng phục ý Chúa. Chúng con cầu xin nhờ Đức Kitô.
VI. TRONG THÁNH LỄ
- Trước kinh Lạy Cha : Ngoài gia đình tự nhiên, người kitô hữu chúng ta còn có được một gia đình siêu nhiên trong đó Thiên Chúa là Cha, mọi người là anh em với nhau, và Đức Giêsu là anh cả. Trong tình nghĩa gia đình ấy, chúng ta hãy dâng lên Thiên Chúa lời kinh Lạy Cha.
- Trước lúc Rước lễ : Thánh lễ là một bữa ăn gia đình. Chúa là gia trưởng, các tín hữu là con cái ngồi quanh bàn ăn. Phúc cho những ai được mời vào bàn ăn gia đình ấy.
VII. GIẢI TÁN
Sau khi được khuyến khích bởi tấm gương gia đình Nadarét, giờ đây anh chị em trở về sống với gia đình mình và các gia đình hàng xóm. Anh chị em hãy sống theo gương thánh gia. Chúc anh chị em bình an.

Lm. Carolo HỒ BẶC XÁI

Lectio Divina: Lễ Thánh Gia (B)
Chúa Nhật, 28 Tháng 12, 2014
Đấng được mọi người trông ngóng
Tiến dâng Chúa Hài Đồng trong Đền Thờ
Lc 2:22-40


1.  Lời nguyện mở đầu:

Lạy Thiên Chúa, Người là Đấng Tạo Hóa và là Cha của chúng con, Chúa đã muốn Con Một Chúa, Đấng đã hiện hữu trước khi thế gian được tạo dựng, phải trở thành một thành viên của gia đình nhân loại.
Xin Chúa hãy nhen nhúm lại trong chúng con lòng biết ơn về món quà của sự sống, để cho các bậc cha mẹ có thể tham dự vào sự sinh sản của tình yêu Chúa, để người già có thể truyền lại cho thế hệ con cháu sự khôn ngoan trưởng thành của họ, và con cháu có thể lớn lên trong sự khôn ngoan, lòng đạo đức và ân sủng, mọi người ca tụng tôn vinh danh thánh Chúa.  Nhờ Đức Kitô, Chúa chúng con.

2.  Bài đọc:  Luca 2:22-40

22 Khi đã đến ngày lễ thanh tẩy của các ngài theo luật Môisen, bà Maria và ông Giuse đem con lên Giêrusalem, để tiến dâng cho Chúa,23 như đã chép trong Luật Chúa rằng: "Mọi con trai đầu lòng phải được gọi là của thánh, dành cho Chúa",24 và cũng để dâng của lễ theo Luật Chúa truyền, là “một đôi chim gáy hay một cặp bồ câu non.”
25 Hồi ấy ở Giêrusalem, có một người tên là Simêôn. Ông là người công chính và sùng đạo, ông những mong chờ niềm an ủi của Israel, và Thánh Thần hằng ngự trên ông.26 Ông đã được Thánh Thần linh báo cho biết là ông sẽ không thấy cái chết trước khi được thấy Đấng Kitô của Đức Chúa.27 Được Thần Khí thúc đẩy, ông lên Đền Thờ. Vào lúc cha mẹ Hài Nhi Giêsu đem con tới để chu toàn tập tục Luật đã truyền liên quan đến Người,28 thì ông ẵm lấy Hài Nhi trên tay, và chúc tụng Thiên Chúa rằng:
29 "Muôn lạy Chúa, giờ đây
theo lời Ngài đã hứa,
xin để tôi tớ này được an bình ra đi.
30 Vì chính mắt con được thấy ơn cứu độ
31 Chúa đã dành sẵn cho muôn dân:
32 Đó là ánh sáng soi đường cho dân ngoại,
là vinh quang của Israel Dân Ngài."
33 Cha và mẹ Hài Nhi ngạc nhiên vì những lời ông Simêôn vừa nói về Người.34 Ông Simêôn chúc phúc cho hai ông bà, và nói với bà Maria, mẹ của Hài Nhi: "Thiên Chúa đã đặt cháu bé này làm duyên cớ cho nhiều người Israel ngã xuống hay đứng lên. Cháu còn là dấu hiệu cho người đời chống báng; 35 và như vậy, những ý nghĩ từ thâm tâm nhiều người sẽ lộ ra. Còn chính bà, một lưỡi gươm sẽ đâm thâu tâm hồn bà."
36 Lại cũng có một nữ ngôn sứ tên là Anna, con ông Phanuel, thuộc chi tộc Asê. Bà đã nhiều tuổi lắm. Từ khi xuất giá, bà đã sống với chồng được bảy năm,37 rồi ở góa, đến nay đã tám mươi tư tuổi. Bà không rời bỏ Đền Thờ, những ăn chay cầu nguyện, sớm hôm thờ phượng Thiên Chúa.38 Cũng vào lúc ấy, bà tiến lại gần bên, cảm tạ Thiên Chúa, và nói về Hài Nhi cho hết những ai đang mong chờ ngày Thiên Chúa cứu chuộc Giêrusalem.
39 Khi hai ông bà đã làm xong mọi việc như Luật Chúa truyền, thì trở về nơi cư ngụ là thành Nagiarét, miền Galilê. 40 Còn Hài Nhi ngày càng lớn lên, thêm vững mạnh, đầy khôn ngoan, và hằng được ân nghĩa cùng Thiên Chúa.

3.  Giây phút thinh lặng cầu nguyện

-  Để Lời Chúa có thể ngự vào lòng chúng ta và để cho lời ấy soi sáng đời sống chúng ta;
-  Để trước khi chúng ta đưa bất kỳ ý kiến nào, xin cho ánh sáng Lời Chúa có thể tỏa sáng và bao phủ với mầu nhiệm về sự hiện diện sống động của Chúa.


4.  Một vài câu hỏi gợi ý

Để giúp chúng ta trong việc suy gẫm cá nhân.

a)  Tại sao Đức Giêsu, Con Một của Đấng Tối Cao, và Đức Maria mẹ Người, đã được thụ thai không vướng tội lỗi, mà lại phải tuân theo các lề luật của Môisen?  Có phải bởi vì Đức Maria chưa nhận thức được sự vô nhiễm và thánh thiện của bà không?   
b)  Lời nói và thái độ của ông Simêon và bà tiên tri Anna có ý nghĩa đặc biệt nào không?  Cử chỉ và sự vui mừng của họ có làm gợi nhớ lại phong thái của các tiên tri cổ xưa không?
c)  Làm thế nào chúng ta có thể giải thích được câu “một lưỡi gươm sẽ đâm thấu tâm hồn”:  đó có phải là việc xé nát lương tâm trước những thách thức và sự phong phú của Chúa Giêsu không?  Hay đó chỉ là nỗi đau lòng của Đức Mẹ?
d)  Cảnh này có thể nào có một ý nghĩa gì đó cho các bậc phụ huynh ngày nay không:  về ý thức tôn giáo của con cái họ; về kế hoạch của Thiên Chúa dành cho mỗi con cái của Người; về những nỗi sợ hãi và đau khổ mà bậc cha mẹ mang trong tâm tư những khi họ nghĩ đến lúc con cái họ lớn khôn? 

5.  Chìa khóa dẫn đến bài đọc

Dành cho những ai muốn đào sâu hơn vào trong bài Tin Mừng.

a)  Như đã chép trong Luật Môisen/Lề Luật Chúa.  Đây là một loại điệp khúc được lặp đi lặp lại nhiều lần.  Thánh sử Luca hòa lẫn hai hệ thống lề luật mà không có bất kỳ một sự phân biệt nào.  Luật thanh tẩy người mẹ đã được dự kiến trongSách Lêvi (12:2-8) và đã được định là bốn mươi ngày sau khi lâm bồn.  Cho đến lúc ấy, người phụ nữ không được phép đến gần những nơi thiêng liêng, và nghi thức được đi kèm với lễ vật là một con vật nhỏ.  Nhưng lễ thánh hiến con đầu lòng đã được quy định trong sách Xuất Hành chương 13:11-16, và được xem như là một loại “tiền chuộc” để tưởng nhớ cử chỉ cứu rỗi của Thiên Chúa khi Người giải thoát dân Israel khỏi ách nô lệ Ai Cập.  Vì việc này cũng dâng lên lễ vật là một sinh vật nhỏ.  Trong cả hai trường hợp này, các bậc cha mẹ dường như là trong tiến trình dâng/thánh hiến con trai của họ như đã làm với vật hiến tế và chi tộc Lêvi, trong khi nhờ vào con người của ông Simêon và bà Anna, có vẻ như chính Thiên Chúa là Đấng dâng/hiến tế Con Người để cứu độ nhân loại.   

b)  Ông Simêon và bà Anna:  Đây là những nhân vật đầy đủ giá trị tiêu biểu.  Vai trò của họ là sự công nhận, xuất phát từ việc soi sáng lẫn việc làm của Chúa Thánh Thần và một cuộc sống đã sống trong sự mong đợi và đức tin.  Cách đặc biệt, ông Simêon được mô tả như là một người hoàn toàn đắm chìm trong sự chờ đợi (prodekòmenos), và là kẻ bước tới để chào đón.  Ông cũng xuất hiện để tuân giữ lề luật, lề luật của Chúa Thánh Thần, Đấng hướng dẫn ông về phía hài nhi trong đền thờ.  Bài ca vịnh ông công bố biểu lộ khuynh hướng sống cho người khác (pro-existentia) của ông, ông đã sống để chờ đến thời khắc này và giờ đây ông rút lui để cho những người khác có thể nhìn thấy ánh sáng và ơn cứu độ đến cho dân tộc Israel cũng như dân ngoại.  Bà Anna hoàn thành bức tranh, bằng vào số tuổi của bà (con số tượng trưng:  84 = 7 x 12; mười hai chi tộc Israel; hoặc 84 – 7 = 77, con số toàn thiện kép), nhưng hơn hết cả là bằng lối sống của bà (ăn chay và cầu nguyện) và bằng lời công bố của bà cho tất cả những ai “nhìn về tương lai”.  Bà được hướng dẫn bởi Chúa Thánh Thần về việc nói tiên tri, phụng thờ Chúa và sự trinh khiết trong lòng của bà.  Ngoài ra, bà thuộc về một chi tộc nhỏ bé nhất, chi tộc Asê, một dấu chỉ cho thấy rằng những người nhỏ bé và mong manh là những người có khuynh hướng nhận ra Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế, hơn.  Cả hai ông bà lão này – trông giống như là một cặp đôi thuở tạo dựng trời đất – là những biểu tượng đẹp nhất của Do Thái giáo, của thành Giêrusalem trung thành và hiền lành, đang chờ đợi và vui mừng và từ bây giờ sẽ để cho nguồn ánh sáng mới lan tỏa.

c)  Một lưỡi gươm sẽ đâm thấu:  thông thường những chữ này được hiểu như có nghĩa là Đức Maria sẽ chịu đau khổ, một cảnh được thấy rõ ràng là hình ảnh Đức Mẹ Sầu Bi.  Thay vào đó, chúng ta cần xem Đức Mẹ như là một biểu tượng của dân tộc Israel.  Ông Simêon linh cảm được cảnh tượng dân tộc của ông sẽ bị chia rẽ sâu xa bởi lời sắc bén và hằng sống của Đấng Cứu Thế (xem Lc 12:51-53).  Đức Maria đại diện cho đường đi:  bà phải tín thác, nhưng sẽ phải trải qua những thời gian đau thương và đen tối, sự im lặng đớn đau và cố gắng.  Câu chuyện của Đấng Mêssia đau khổ sẽ làm cho mọi người đau đớn, ngay cả đối với Đức Mẹ.  Người ta không thể đi theo ánh sáng mới của toàn thế giới mà không phải trả giá, mà không phải bị khích động để chọn các quyết định đầy rủi ro, mà không phải được tái sinh từ trời và trong sự mới mẻ.  Nhưng hình ảnh của “lưỡi gươm đâm thấu” này, về một hài nhi sẽ “làm vấp ngã” và giao động những trái tim khỏi sự thờ ơ của họ, thì không thể bị tách rời khỏi hành động đầy ý nghĩa của hai cụ già:  một người là ông Simêon, kẻ đã bế Chúa Hài Đồng trên tay mình để cho thấy rằng đức tin là một sự gặp gỡ và vòng tay ôm, chứ không phải là một lý thuyết suông; còn người kia, cụ bà Anna, đảm nhận vai trò công bố và nhen nhóm lại ánh sáng rực rỡ trong lòng tất cả những ai “đã nhìn về phía” Người.

d)  Đời sống hằng ngày, sự hiển linh của Thiên Chúa:  Cuối cùng, thật là thú vị khi nhận thấy rằng toàn bộ câu chuyện nhấn mạnh đến hoàn cảnh đơn sơ và chất phác nhất:  một cặp vợ chồng trẻ với một đứa con trong tay, một ông già vui mừng và ôm ấp đứa bé, một bà lão cầu nguyện và nói tiên tri, những kẻ lắng nghe dường như là những người đang gián tiếp tham gia.  Ở phần cuối của đoạn Tin Mừng, chúng ta cũng có một cái nhìn thoáng qua về làng Nagiarét, về sự phát triển của đứa trẻ trong một bối cảnh thông thường, ấn tượng về một đứa trẻ có năng khiếu khác thường cùng với sự khôn ngoan và tốt lành.  Chủ đề của sự khôn ngoan được đan dệt vào trong tấm vải của đời sống bình thường và lớn lên trong một bối cảnh của ngôi làng, để cho câu chuyện dường như treo lơ lửng, và nó sẽ được nhắc lại lần nữa đúng với chủ đề sự khôn ngoan của cậu bé ở giữa các luật sĩ trong đền thờ.  Thật vậy, đây là cảnh kế tiếp ngay sau đây (Lc 2:41-52).

6.  Thánh Vịnh 122  
Vui dường nào khi thiên hạ bảo tôi:
"Ta cùng trẩy lên đền thánh CHÚA! "
Và giờ đây, Giêrusalem hỡi,
cửa nội thành, ta đã dừng chân.

Giêrusalem khác nào đô thị
được xây nên một khối vẹn toàn.
Từng chi tộc, chi tộc của CHÚA,
trẩy hội lên đền ở nơi đây,
để danh CHÚA, họ cùng xưng tụng,
như lệnh đã truyền cho Israel.

Cũng nơi đó, đặt ngai xét xử,
ngai vàng của vương triều Đavít.
Hãy nguyện chúc Giêrusalem được thái bình,
rằng: "Chúc thân hữu của thành luôn thịnh đạt,
tường trong lũy ngoài hằng yên ổn,
lâu đài dinh thự mãi an ninh."

Nghĩ tới anh em cùng là bạn hữu,
tôi nói rằng: "Chúc thành đô an lạc."
Nghĩ tới đền thánh CHÚA, Thiên Chúa chúng ta thờ,
tôi ước mong thành được hạnh phúc, hỡi thành đô.

7.  Lời nguyện kết

Lạy Cha, chúng con ngợi khen và chúc tụng Cha bởi vì nhờ Con Cha, được sinh ra bởi một người phụ nữ do việc làm của Chúa Thánh Thần, được sinh ra theo lề luật, đã cứu chuộc chúng con khỏi lề luật và Cha đã làm đầy cuộc sống chúng con với ánh sáng và niềm hy vọng mới mẻ.  Nguyện xin cho gia đình chúng con hân hoan chào đón và trung thành với chương trình của Cha, nguyện xin cho những người trong gia đình chúng con giúp đỡ và duy trì trong con cái họ những giấc mơ và sự nhiệt tình mới, xin Cha ấp ủ chúng trong sự dịu dàng khi chúng yếu ớt mong manh, xin Cha dạy dỗ chúng trong tình yêu dành cho Cha và cho tất cả tha nhân.  Lạy Cha, tất cả mọi danh dự và vinh quang đều quy về Cha.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét