Tản Mạn chuyện Ly Dị (2)
Vũ Văn An
26/Dec/2017
Con số thống kê
Mặt khác, cảm thức của xã hội trước đây, nói chung cũng đã phản ảnh phần nào nhận định của Vatican II và của Đức Gioan Phaolô II. Họ vẫn cho tỷ lệ ly dị sấp sỉ lên tới 50 phần trăm, nghĩa là cứ hai cặp cưới nhau, một cặp sẽ ly dị. Đúng là một nạn dịch.
Tệ hơn nữa, họ còn cho rằng tỷ lệ ly dị của người Công Giáo không thua gì tỷ lệ nói chung của xã hội. Thành thử năm 2013, Tờ National Catholic Register hân hoan báo tin: Các Con Số Thống Kê Cho Thấy Các Cặp Công Giáo Ít Có Xác suất Ly Dị Hơn. Điều này khiến Đức Cha Michael Sheridan của giáo phận Colorado Springs nhẹ nhõm. Ngài bảo: “đã từ lâu tôi vốn có cảm tưởng, dù không điều tra con số, rằng ý tưởng cho rằng các cuộc hôn nhân Công Giáo thất bại vào khoảng 50% là sai lạc”.
Thục vậy, dựa vào con số của Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng Vào Việc Tông Đồ của Đại Học Georgetown, công bố hồi tháng Chín, 2013, thì tỷ lệ này chỉ là 28% đối với người Công Giáo Hoa Kỳ, ít hơn tỷ lệ 40% những người cho là mình thuộc một tôn giáo nào đó.
Sở dĩ có chuyện tỷ lệ 50% ly dị áp dụng vào người Công Giáo là khi xét đến khía cạnh hôn nhân hỗn hợp. Các nhà thông kê cho biết tỷ lệ 28% là trường hợp người Công Giáo lấy người Công Giáo, chứ nếu xét khía cạnh người Công Giáo lấy người Thệ Phản hay không có tôn giáo nào, thì tỷ lệ này lên đến 49%.
Tỷ lệ 28% này nhất quán với tỷ lệ 27% của năm 2007 cũng do Trung Tâm này của Đại Học Georgetown thực hiện.
Dù là thế, tỷ lệ 28% ly dị vẫn là một tỷ lệ đáng báo động vì 28% ấy là 11 triệu cá nhân Công Giáo Hoa Kỳ! Tuy nhiên, bình tĩnh nhìn lại, tỷ lệ 28% hay 50% ly dị có phải là điều có ý nghĩa hay không.
Thống kê bênh vực lập trường
Có người cho rằng những người sử dụng các số thống kê để đưa ra một lập luận thường sử dụng chúng như cách người say sử dụng cột đèn đường: không phải để soi sáng mà là để tựa vào cho khỏi ngã!
Hàng ngày, các con số thống kê được dùng để nhấn mạnh các lời tuyên bố của các nhà bình luận xã hội: họ dùng chúng không phải để rõi sáng cho chủ đề, mà là để thuyết phục người đọc ủng hộ quan điểm chính trị của họ. Các nhà bình luận bao giờ cũng viết với một nghị trình, và họ khôn khéo hay không khôn khéo hướng dẫn sai các bạn đọc ơ hờ. Điều này làm việc sắp xếp đời sống người ta trong cái mù mờ của những con số và thống kê khiến cho việc suy nghĩ có tính phê phán trở nên khó khăn.
Thực ra cái tỷ lệ 50% ly dị có nghĩa gì? Giống mọi thống kê khác, thống kê ly dị là những trừu tượng được xác định bằng số lượng (quantified), nên khó mà giải thích chính xác nếu không đặt chúng vào bối cảnh chúng đã được trừu tượng hóa. Bối cảnh này dĩ nhiên là kinh nghiệm sống. Thí dụ, trước đây không lâu, Dự Án Hôn Nhân Toàn Quốc tại Đại Học Virginia, Hoa Kỳ, tuyên bố một cách lạc quan rằng một sự giảm thiểu nhỏ trong tỷ lệ ly dị phần ngàn của các phụ nữ có chồng đã chứng minh rằng “các thách đố mất việc, các vụ tịch thu nhà để thế nợ và các trương mục hưu trí cạn kiệt có thể đã khiến các cặp vợ chồng tiếp tục ở lại với nhau”. Ấy thế nhưng, kinh nghiệm quá khứ chứng minh rằng cả tỷ lệ hôn nhân lẫn tỷ lệ ly dị đều có khuynh hướng giảm xuống khi nền kinh tế xuống dốc và gia tăng khi nền kinh tế đi lên.
Thành thử, có người cho rằng cuối cùng con số, việc dậy đời, các lời bình luận và cả các bài giảng nữa thực ra không soi sáng bao nhiêu cho bằng củng cố các ý tưởng tiên niệm về tình trạng đời sống gia đình ở Mỹ.
Tỷ lệ thô và tỷ lệ mịn
Nói chung, tỷ lệ ly dị lên cao sau Thế Chiến II, rồi giảm xuống chỉ để tăng lên trong các thập niên 1960 và 1970, rồi ở nguyên trong thập niên 1980, nhưng cần phải thận trọng, khi tìm cách dành cho các con số này một ý nghĩa nào đó. Theo Dự Án Hôn Nhân Toàn Quốc, “tỷ lệ ly dị nói chung” lên tuyệt đỉnh 22.6 vụ ly dị trong số 1,000 cuộc hôn nhân vào năm 1980, 20.9 vụ vào năm 1990 và 18.8 vụ năm 2000. Ấy thế nhưng cần phải nhớ rằng nguyên tầm cỡ của thế hệ Baby Boom gồm 75 triệu người Hoa Kỳ sinh giữa các năm 1946 và 1964, đủ để ảnh hưởng tới các số thống kê tính gộp (aggregate) về hôn nhân và ly dị.
Có người cho rằng tỷ lệ 50% ly dị khiến người ta lầm lẫn, nếu không muốn nói là hoàn toàn sai lạc. Robert Hughes, cựu giáo sư thuộc phân khoa Dịch Vụ Nhân Bản và Gia Đình của Cao Đẳng Khoa Học Môi Trường Nhân Bản thuộc Đại Học Missouri-Columbia nói rằng “nhân khẩu học về ly dị thường xuyên bị tường trình sai, bị tính toán hoặc giải thích sai”. Theo ông, cứ mỗi hai cuộc hôn nhân diễn ra trong thập niên 1990 thì có một cuộc ly dị. “Điều này không có nghĩa tỷ lệ ly dị là 50 phần trăm vì những người kết hôn trong một năm nào đó không phải là một với những người ly dị”.
Scott M. Stanley của Đại Học Denver cho rằng không ai thực sự biết chắc việc tỷ lệ 50% đã được in sâu vào óc tưởng tượng bình dân ra sao. Có thể nó phát xuất từ những người chưa nghiên cứu vấn đề một cách tường tận, chỉ dựa vào hiện tượng ở Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng 2.4 triệu các cuộc hôn nhân và 1.2 triệu các cuộc ly dị, nên cho rằng tỷ lệ ly dị là 50%.
Nhưng Ông bảo: “không một nhà nhân khẩu học nghiêm túc nào nhìn vào con số ước lượng 2.4 triệu cuộc hôn nhân một năm và 1.2 triệu cuộc ly dị một năm mà đưa ra kết luận 50%. Đây là một hiểu lầm khởi đầu rất sớm trong cuộc tranh luận về vấn đề đâu là tỷ lệ ly dị thực sự, một sự hiểu lầm, chẳng may, đã được duy trì rộng rãi”.
Một phần của sự khó khăn trong các số thống kê về ly dị là người ta áp dụng nhiều cách khác nhau để đo lường tỷ lệ các vụ ly dị.
Các tỷ lệ ly dị sẽ rõ ràng hơn khi cách tính và cách thu lượm các số thống kê được hiểu rõ. Việc tài trợ của Liên Bang cho việc thu lượm và công bố các số thống kê chi tiết về hôn nhân và ly dị đã bị ngưng năm 1996, và do đó, việc đếm con số ly dị hàng năm ở Hoa Kỳ không đầy đủ. Không phải mọi tiểu bang đều tường trình về ly dị, nhưng bất chấp giới hạn này, Văn Phòng Thống Kê Hoa Kỳ đã tính điều gọi là tỷ lệ ly dị thô (crude divorce rate), nghĩa là con số ly dị trong số 1,000 người dân. Lối tính này không thỏa đáng bao nhiêu vì bao gồm cả trẻ em và người lớn độc thân là những người đâu có nguy cơ ly dị. Theo Paul R. Amato, người từng viết cuốn Interpreting Divorce Rates, Marriage Rates and Data on the Percentage of Children with Single Parents, một ấn phẩm của Trung Tâm Toàn Quốc về Tài Nguyên Hôn Nhân Lành Mạnh, nói rằng “Các thay đổi trong tỷ lệ trẻ em của dân số sẽ tác động lên tỷ lệ ly dị, cho dù khuynh hướng ly dị ở bên dưới vững ổn”. Với các giới hạn này trong đầu, tỷ lệ thô tăng từ 2.2 năm 1960 lên 5.3 năm 1981 rồi gảm xuống 3.6 năm 2001.
Tỷ lệ ly dị mịn (refined divorce rate), tức số ly dị so với 1,000 phụ nữ kết hôn, chỉ bao gồm những người có nguy cơ ly dị, nên các nhà khoa học xã hội và nhân khẩu học coi nó có giá trị hơn tỷ lệ thô. Sử dụng lối này, Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu Gia Đình và Hôn Nhân cho rằng tỷ lệ ly dị tăng từ 14.3 ở North Dakota tới 34.5 ở Thủ Đô Washington, trong khi tỷ lệ trung bình toàn quốc là 19.4. Cũng theo lối này, năm 2008, ly dị giảm từ 17 cuộc ly dị trong số 1,000 phụ nữ kết hôn năm 2007 xuống 16.9 mỗi 1,000 phụ nữ kết hôn.
Tóm lại, tỷ lệ ly dị có thể sai lạc vì nhiều ly do như nhiều tiểu bang không phúc trình, việc đếm dựa vào tổng dân số…
Po Bronson, tác giả cuốn Why Do I Love These People? và là một cộng tác viên của trang mạng The Factbook: Eye-Opening Memos on Everything Family, coi các con số về ly dị là “những con số thống kê bị thường xuyên lạm dụng hơn hết tôi từng gặp trong nghiên cứu của mình”.
Bronson đặt các con số vào bối cảnh đời thực. “Tỷ lệ ly dị không xét đến các biến cố xã hội và kinh tế có thể có một ảnh hưởng khổng lồ đối với cả hai tỷ lệ hôn nhân và ly dị. Trong cuộc Suy Thoái kinh tế, tỷ lệ ly dị giảm xuống, vì ly dị là điều quá tốn kém. Rẻ hơn sẽ là việc bỏ bê gia đình, đây là điều đàn ông đã làm… Trong Thế Chiến II, có sự bùng nổ về hôn nhân khi thanh niên vội vàng kết hôn trước khi lên đường tham chiến, và sau đó là cuộc bùng nổ ly dị khi những ông chồng xa lạ trở về”.
Bronson cho rằng sử dụng thứ tỷ lệ ly dị chung chung chỉ tổ thêm tối tăm chứ chẳng soi sáng chi. “thứ tỷ lệ ly dị chung chung (over-all) chẳng giúp gì, vì nó làm như thể mọi người ly dị cùng vào một thời điểm như nhau trong cuộc hôn nhân của họ, nhưng đâu có phải vậy. Những cặp mới lấy nhau có xác suất ly dị nhiều hơn các cặp đã kết hôn với nhau nhiều năm, và những cặp không có con thì các xác suất ly dị nhiều hơn các cặp có con”.
Vì các số thống kê là các định lượng trừu tượng, nên người ta thường hay quên chúng phát xuất từ đời thực. Các bình luận xã hội về tỷ lệ ly dị rất hay hàm ý cho rằng có một tương quan nhân quả giữa việc ly dị không cần lỗi lầm và tỷ lệ ly dị lên cao, nghĩa là, các cặp vợ chồng chỉ mới gặp khủng hoảng hôn nhân qua loa, một chuyện mà cuộc hôn nhân nào cũng gặp phải, đã vội vã đi tới ly dị. Bronson cho rằng “Rất có thể bạn không chấp nhận con số ly dị, nhưng hãy nghĩ tới người bạn của bạn đã ly dị. Hãy nghĩ tới chính cuộc ly dị của bạn. Vì khi phê phán con số đi lên của ly dị, ta quên khuấy rằng ly dị không phải là con số. Chúng là các mối tương quan. Và dễ dàng điền một câu trả lời trên mẫu ấn chỉ không hề có nghĩa là dễ dàng chấm dứt một tương quan. Nó có hậu quả hết sức tàn hại. Mẫu ấn chỉ nói ‘không có lỗi’, nhưng điều này không nhất thiết đúng. Cặp vợ chồng mới biết điều gì đã xẩy ra. Họ chỉ giữ điều này cho riêng họ mà thôi”.
Thống kê ly dị trong vũ đài chính trị
Năm 2004, các bình luận gia chính trị liệt kê các số thống kê ly dị dọc theo chiến tuyến giữa các tiểu bang đỏ và tiểu bang xanh khi Nhóm Nghiên Cứu George Barna công bố rằng Massachusetts, tiểu bang xanh nhất trong các tiểu bang xanh, có tỷ lệ ly dị thấp nhất là 2.4 trong số 1,000 dân, trong khi tại Texas, tiểu bang đỏ hồng, tỷ lệ ấy là 4.1 trong số 1,000 dân. Đàng khác, 9 tiểu bang rất đỏ là Alabama, Arkansas, Arizona, Florida, Georgia, Mississippi, North Carolina, Oklahoma, và South Carolina, có tỷ lệ ly dị 4.2 trong số 1,000 dân.
Barna, một Kitô hữu tái sinh, buồn bã thừa nhận rằng tỷ lệ ly dị cao nhất nước là ở các khu vực có đông Kitô hữu bảo thủ sinh sống.
Dĩ nhiên, các con số trên đem lại cho các bình luận gia thiên tả một cơ may đặt nghi vấn: nếu các tiểu bang cấp tiến mầu xanh ít quan tâm tới các giá trị gia đình như các tiểu bang bảo thủ mầu đỏ thường chỉ trích, thì tại sao tỷ lệ ly dị lại thấp nhất ở các tiểu bang xanh và cao nhất ở các tiểu bang đỏ? Các bình luận gia thiên hữu phản bác rằng: ở “Massachusetts cấp tiến” và các tiểu bang Đông Bắc, nhiều người hơn chỉ sống chung với nhau chứ không kết hôn với nhau.
Và dĩ nhiên, con số đẻ ra nhiều con số và cách giải thích hơn. Vùng Đông Bắc và Tây Trung có số dân Công Giáo và Luthêrô đông đảo; hai hệ phái này khiến tỷ lệ ly dị thấp hơn.
William V. D'Antonio, giáo sư hưu trí của Đại Học Connecticut và là giáo sư thỉnh giảng của Đại Học Công Giáo ở Washington, đưa ra lối giải thích có kết cấu hơn: nhiều cặp hơn kết hôn lần đầu tiên ở tuổi thấp hơn ở miền Nam; lợi tức gia hộ trung bình thấp hơn ở miền Nam; các tiểu bang miền Nam có phần trăm người Công Giáo thấp hơn; và còn vấn đề giáo dục nữa. "Massachusetts có tỷ lệ giáo dục cao nhất nước, với 85% hoàn tất bậc trung học. Với Texas, tỷ lệ này chỉ là 76 %. Một phần ba cư dân Massachusetts hoàn tất bậc trung học, so với 23% người Texas, và các tiểu bang vùng Đông Bắc không thua gì Massachusetts.
“Các người cấp tiến ở Massachusetts từ lâu vốn tự hào đối với việc họ nhấn mạnh tới giáo dục, và việc này quả không sai: người ở lâu hơn trong trường thường kết hôn trễ hơn, khi đã chín chắn hơn, đã bảo đảm có việc làm tốt hơn, và lương bổng gia tăng với trình độ giáo dục chính thức. Thành thử, Massachusetts cũng dẫn đầu về lợi tức đầu người và lợi tức gia đình trong khi các vụ sinh nở của các thiếu niên tính theo phần trăm tất cả các vụ sinh nở là 7.4 đối với Massachusetts và 16.1 đối với Texas."
Các thống kê ly dị của cuộc hôn nhân thứ hai
Một con số thống kê về ly dị làm nhiều người ngạc nhiên đó là tỷ lệ ly dị của cuộc hôn nhân thứ hai và thứ ba. Phần lớn những người ly dị thường thử thời vận một lần nữa. Vì sự khôn ngoan quy ước vẫn cho rằng những người một lần ly dị đã học được từ khinh nghiệm đắng đót của mình, nên nay khôn ra, nhất định sẽ thành công hơn trong cuộc hôn nhân kế tiếp. Nhưng thứ khôn ngoan theo quy ước này thực ra không đúng chút nào. Vì dù phần trăm có khác đôi chút, 60 tới 67 phần trăm các cuộc hôn nhân thứ hai đã thất bại, và 70 tới 73 phần trăm các cuộc hôn nhân thứ ba đã không thành công.
Số thống kê ly dị có ý nghĩa đôi chút
Con số thống kê 1 chọi 2 được không ngừng nhắc đi nhắc lại bởi các vị giáo sĩ dạy đời, các chính trị gia khoa môi gõ mõ và các nhà bình luận đầy thiên kiến đã khiến người ta lầm lẫn vì những người ly dị trong một năm nào đó không phải cùng là những người kết hôn năm đó.
Vì thế, theo các nhà nghiên cứu, cách tốt hơn là tính xem có bao nhiêu người từng kết hôn sau đó đã ly dị. Tính cách này, tỷ lệ chưa bao giờ vượt quá 41 phần trăm và hiện đang giảm xuống.
Dù tỷ lệ ly dị thực sự vẫn còn để ngỏ để thảo luận và tranh luận, một số nhà nghiên cứu thấy có “đường phân ranh ly dị’ càng ngày càng rộng ra và có ý nghĩa giữa những người có bằng đại học và những người không có bằng đại học ở Hoa Kỳ. Theo Andrew J. Cherlin, giáo sư chính sách công tại phân khoa xã hội của Đại Học Hopkins ở Baltimore, tỷ lệ ly dị giảm xuống một cách mạnh mẽ nơi những người Hoa Kỳ có bằng đại học trong khi tiếp tục gia tăng nơi những người ít học hơn. Các cuộc nghiên cứu cho thấy những người học cao thường kết hôn trễ hơn và nhiều người hơn trong số họ sống chung với nhau mà không kết hôn. “Một cách đáng lưu ý, việc trì hoãn kết hôn đang giảm tỷ lệ ly dị: các cặp trẻ sống chung với nhau không kết hôn, rồi chia tay, và việc này không bị tính vào số ly dị”.
Cherlin gợi ý rằng các đường phân ranh ly dị trên có thể liên quan tới hố phân cách ngày một rộng ra giữa lợi tức của những người cao nhất và những người thấp nhất trong xã hội. Ông cho hay: các cặp có học “vốn là những người thắng cuộc trong nền kinh tế hoàn cầu hóa: họ có việc làm tốt hơn, và lợi tức của họ gia tăng, nên không gây áp lực nào lên cuộc hôn nhân của họ cả”.
Có lẽ, cuộc thảo luận về tỷ lệ ly dị và các số thống kê ly dị phải bao gồm sự gia tăng đáng kể con số các cặp không kết hôn nhưng sống chung với nhau. Giữa các năm 1960 và 1998, con số các cặp không kết hôn nhưng sống chung với nhau đã tăng từ 439,000 lên 4.2 triệu: tăng gấp 10 lần, lớn hơn tỷ lệ kết hôn và ly dị. Những vụ kết hợp không chính thức này bước vào hiện hữu rồi tan vỡ dễ dàng hơn hôn nhân và ly dị.
Thống kê ly dị với 1 mục đích
Robert McNamara, một trong các kiến trúc sư chính của việc Mỹ can thiệp vào Chiến Tranh Việt Nam, rất tin các dữ kiện, các số thống kê và các con số. Thực thế, các con số này từng khiến ông xác tín rằng Mỹ sẽ chiến thắng ở Việt Nam, trong khi rõ ràng, họ đang thua trận. Thành thử các con số thống kê không mấy ích lợi, nếu chúng không được biến thành nhận thức, hiểu biết và cả khôn ngoan nữa.
Giáo Sư Stanley của Đại Học Denver đề nghị người đọc suy xét các điều sau đây:
1. Khoảng 31 phần trăm bạn hữu của ta, tuổi từ 35 tới 54, đang kết hôn, đính hôn hay sống chung với nhau trước đây từng kết hôn rồi.
2. Những người đã kết hôn lâu năm (thí dụ trên 35 năm) và chưa hề ly dị gần như sẽ không ly dị.
3. Tỷ lệ ly dị mỗi năm tính theo 1,000 người, từ năm 1980, vốn giảm đi.
4. Một cặp trẻ tuổi kết hôn lần đầu hôm nay sẽ có nguy cơ ly dị 40 phần trăm, trừ khi các xu hướng hiện nay thay đổi đáng kể.
Giáo sư cho rằng, các phát biểu trên đều đúng và có thể bênh vực được: “Về phía tích cực, tỷ lệ đang từ từ giảm đi. Về phía tiêu cực, một cặp trẻ tuổi thực sự có nguy cơ không thành công… Các cuộc hôn nhân mới bắt đầu hôm nay có nguy cơ lớn ly dị hay bất hạnh”.
Các con số trên không được ghi cứng ngắc vào đá, và tỷ lệ ly dị đang hoàn toàn che khuất các phí tổn xã hội của các cuộc hôn nhân thất bại và của các gia đình tan vỡ. Thí dụ, điều gọi là “nữ hóa cảnh nghèo” (feminization of poverty) bao gồm, không những các phụ nữ độc thân chưa kết hôn hay không bao giờ kết hôn đang lao đao trong việc dưỡng dục con cái trong tư cách các bà mẹ đơn lẻ, mà còn cả nhiều phụ nữ ly dị cũng đang lao đao xoay xở trong tư cách các bà mẹ đơn lẻ được quyền săn sóc con cái. Con cái của các phụ nữ này thường phải lớn lên trong các môi trường người cha chỉ thỉnh thoảng mới tới thăm hay không bao giờ tới thăm cả. Thành thử con cái của ly dị đang gặp nguy cơ lớn. Chúng hiện chiếm 63 phần trăm các vụ tự sát của tuổi trẻ, 71 phần trăm các vụ mang thai lúc còn thiếu niên, 90 phần trăm các trẻ em vô gia cư và trốn chạy, và 70 phần trăm thiếu niên bị giam trong các viện. Chúng cũng chiếm tới 85 phần trăm các trẻ em bị rối loạn tác phong, 80 phần trăm kẻ hiếp dâm, 71 phần trăm bỏ học trung học, 75 phần trăm các thiếu niên trong các trung tâm lạm dụng hóa chất và 85 phần trăm thiếu niên ở trong tù.
Khi sử dụng các con số thống kê trên, thiển nghĩ nên nhớ nhận định của Albert Einstein: “Không phải mọi điều có thể đếm đều đáng đếm, và không phải mọi điều đáng đếm đều có thể đếm được”.
Kỳ sau: Ly dị không phải là một tội trọng
Mặt khác, cảm thức của xã hội trước đây, nói chung cũng đã phản ảnh phần nào nhận định của Vatican II và của Đức Gioan Phaolô II. Họ vẫn cho tỷ lệ ly dị sấp sỉ lên tới 50 phần trăm, nghĩa là cứ hai cặp cưới nhau, một cặp sẽ ly dị. Đúng là một nạn dịch.
Tệ hơn nữa, họ còn cho rằng tỷ lệ ly dị của người Công Giáo không thua gì tỷ lệ nói chung của xã hội. Thành thử năm 2013, Tờ National Catholic Register hân hoan báo tin: Các Con Số Thống Kê Cho Thấy Các Cặp Công Giáo Ít Có Xác suất Ly Dị Hơn. Điều này khiến Đức Cha Michael Sheridan của giáo phận Colorado Springs nhẹ nhõm. Ngài bảo: “đã từ lâu tôi vốn có cảm tưởng, dù không điều tra con số, rằng ý tưởng cho rằng các cuộc hôn nhân Công Giáo thất bại vào khoảng 50% là sai lạc”.
Thục vậy, dựa vào con số của Trung Tâm Nghiên Cứu Ứng Dụng Vào Việc Tông Đồ của Đại Học Georgetown, công bố hồi tháng Chín, 2013, thì tỷ lệ này chỉ là 28% đối với người Công Giáo Hoa Kỳ, ít hơn tỷ lệ 40% những người cho là mình thuộc một tôn giáo nào đó.
Sở dĩ có chuyện tỷ lệ 50% ly dị áp dụng vào người Công Giáo là khi xét đến khía cạnh hôn nhân hỗn hợp. Các nhà thông kê cho biết tỷ lệ 28% là trường hợp người Công Giáo lấy người Công Giáo, chứ nếu xét khía cạnh người Công Giáo lấy người Thệ Phản hay không có tôn giáo nào, thì tỷ lệ này lên đến 49%.
Tỷ lệ 28% này nhất quán với tỷ lệ 27% của năm 2007 cũng do Trung Tâm này của Đại Học Georgetown thực hiện.
Dù là thế, tỷ lệ 28% ly dị vẫn là một tỷ lệ đáng báo động vì 28% ấy là 11 triệu cá nhân Công Giáo Hoa Kỳ! Tuy nhiên, bình tĩnh nhìn lại, tỷ lệ 28% hay 50% ly dị có phải là điều có ý nghĩa hay không.
Thống kê bênh vực lập trường
Có người cho rằng những người sử dụng các số thống kê để đưa ra một lập luận thường sử dụng chúng như cách người say sử dụng cột đèn đường: không phải để soi sáng mà là để tựa vào cho khỏi ngã!
Hàng ngày, các con số thống kê được dùng để nhấn mạnh các lời tuyên bố của các nhà bình luận xã hội: họ dùng chúng không phải để rõi sáng cho chủ đề, mà là để thuyết phục người đọc ủng hộ quan điểm chính trị của họ. Các nhà bình luận bao giờ cũng viết với một nghị trình, và họ khôn khéo hay không khôn khéo hướng dẫn sai các bạn đọc ơ hờ. Điều này làm việc sắp xếp đời sống người ta trong cái mù mờ của những con số và thống kê khiến cho việc suy nghĩ có tính phê phán trở nên khó khăn.
Thực ra cái tỷ lệ 50% ly dị có nghĩa gì? Giống mọi thống kê khác, thống kê ly dị là những trừu tượng được xác định bằng số lượng (quantified), nên khó mà giải thích chính xác nếu không đặt chúng vào bối cảnh chúng đã được trừu tượng hóa. Bối cảnh này dĩ nhiên là kinh nghiệm sống. Thí dụ, trước đây không lâu, Dự Án Hôn Nhân Toàn Quốc tại Đại Học Virginia, Hoa Kỳ, tuyên bố một cách lạc quan rằng một sự giảm thiểu nhỏ trong tỷ lệ ly dị phần ngàn của các phụ nữ có chồng đã chứng minh rằng “các thách đố mất việc, các vụ tịch thu nhà để thế nợ và các trương mục hưu trí cạn kiệt có thể đã khiến các cặp vợ chồng tiếp tục ở lại với nhau”. Ấy thế nhưng, kinh nghiệm quá khứ chứng minh rằng cả tỷ lệ hôn nhân lẫn tỷ lệ ly dị đều có khuynh hướng giảm xuống khi nền kinh tế xuống dốc và gia tăng khi nền kinh tế đi lên.
Thành thử, có người cho rằng cuối cùng con số, việc dậy đời, các lời bình luận và cả các bài giảng nữa thực ra không soi sáng bao nhiêu cho bằng củng cố các ý tưởng tiên niệm về tình trạng đời sống gia đình ở Mỹ.
Tỷ lệ thô và tỷ lệ mịn
Nói chung, tỷ lệ ly dị lên cao sau Thế Chiến II, rồi giảm xuống chỉ để tăng lên trong các thập niên 1960 và 1970, rồi ở nguyên trong thập niên 1980, nhưng cần phải thận trọng, khi tìm cách dành cho các con số này một ý nghĩa nào đó. Theo Dự Án Hôn Nhân Toàn Quốc, “tỷ lệ ly dị nói chung” lên tuyệt đỉnh 22.6 vụ ly dị trong số 1,000 cuộc hôn nhân vào năm 1980, 20.9 vụ vào năm 1990 và 18.8 vụ năm 2000. Ấy thế nhưng cần phải nhớ rằng nguyên tầm cỡ của thế hệ Baby Boom gồm 75 triệu người Hoa Kỳ sinh giữa các năm 1946 và 1964, đủ để ảnh hưởng tới các số thống kê tính gộp (aggregate) về hôn nhân và ly dị.
Có người cho rằng tỷ lệ 50% ly dị khiến người ta lầm lẫn, nếu không muốn nói là hoàn toàn sai lạc. Robert Hughes, cựu giáo sư thuộc phân khoa Dịch Vụ Nhân Bản và Gia Đình của Cao Đẳng Khoa Học Môi Trường Nhân Bản thuộc Đại Học Missouri-Columbia nói rằng “nhân khẩu học về ly dị thường xuyên bị tường trình sai, bị tính toán hoặc giải thích sai”. Theo ông, cứ mỗi hai cuộc hôn nhân diễn ra trong thập niên 1990 thì có một cuộc ly dị. “Điều này không có nghĩa tỷ lệ ly dị là 50 phần trăm vì những người kết hôn trong một năm nào đó không phải là một với những người ly dị”.
Scott M. Stanley của Đại Học Denver cho rằng không ai thực sự biết chắc việc tỷ lệ 50% đã được in sâu vào óc tưởng tượng bình dân ra sao. Có thể nó phát xuất từ những người chưa nghiên cứu vấn đề một cách tường tận, chỉ dựa vào hiện tượng ở Hoa Kỳ mỗi năm có khoảng 2.4 triệu các cuộc hôn nhân và 1.2 triệu các cuộc ly dị, nên cho rằng tỷ lệ ly dị là 50%.
Nhưng Ông bảo: “không một nhà nhân khẩu học nghiêm túc nào nhìn vào con số ước lượng 2.4 triệu cuộc hôn nhân một năm và 1.2 triệu cuộc ly dị một năm mà đưa ra kết luận 50%. Đây là một hiểu lầm khởi đầu rất sớm trong cuộc tranh luận về vấn đề đâu là tỷ lệ ly dị thực sự, một sự hiểu lầm, chẳng may, đã được duy trì rộng rãi”.
Một phần của sự khó khăn trong các số thống kê về ly dị là người ta áp dụng nhiều cách khác nhau để đo lường tỷ lệ các vụ ly dị.
Các tỷ lệ ly dị sẽ rõ ràng hơn khi cách tính và cách thu lượm các số thống kê được hiểu rõ. Việc tài trợ của Liên Bang cho việc thu lượm và công bố các số thống kê chi tiết về hôn nhân và ly dị đã bị ngưng năm 1996, và do đó, việc đếm con số ly dị hàng năm ở Hoa Kỳ không đầy đủ. Không phải mọi tiểu bang đều tường trình về ly dị, nhưng bất chấp giới hạn này, Văn Phòng Thống Kê Hoa Kỳ đã tính điều gọi là tỷ lệ ly dị thô (crude divorce rate), nghĩa là con số ly dị trong số 1,000 người dân. Lối tính này không thỏa đáng bao nhiêu vì bao gồm cả trẻ em và người lớn độc thân là những người đâu có nguy cơ ly dị. Theo Paul R. Amato, người từng viết cuốn Interpreting Divorce Rates, Marriage Rates and Data on the Percentage of Children with Single Parents, một ấn phẩm của Trung Tâm Toàn Quốc về Tài Nguyên Hôn Nhân Lành Mạnh, nói rằng “Các thay đổi trong tỷ lệ trẻ em của dân số sẽ tác động lên tỷ lệ ly dị, cho dù khuynh hướng ly dị ở bên dưới vững ổn”. Với các giới hạn này trong đầu, tỷ lệ thô tăng từ 2.2 năm 1960 lên 5.3 năm 1981 rồi gảm xuống 3.6 năm 2001.
Tỷ lệ ly dị mịn (refined divorce rate), tức số ly dị so với 1,000 phụ nữ kết hôn, chỉ bao gồm những người có nguy cơ ly dị, nên các nhà khoa học xã hội và nhân khẩu học coi nó có giá trị hơn tỷ lệ thô. Sử dụng lối này, Trung Tâm Quốc Gia Nghiên Cứu Gia Đình và Hôn Nhân cho rằng tỷ lệ ly dị tăng từ 14.3 ở North Dakota tới 34.5 ở Thủ Đô Washington, trong khi tỷ lệ trung bình toàn quốc là 19.4. Cũng theo lối này, năm 2008, ly dị giảm từ 17 cuộc ly dị trong số 1,000 phụ nữ kết hôn năm 2007 xuống 16.9 mỗi 1,000 phụ nữ kết hôn.
Tóm lại, tỷ lệ ly dị có thể sai lạc vì nhiều ly do như nhiều tiểu bang không phúc trình, việc đếm dựa vào tổng dân số…
Po Bronson, tác giả cuốn Why Do I Love These People? và là một cộng tác viên của trang mạng The Factbook: Eye-Opening Memos on Everything Family, coi các con số về ly dị là “những con số thống kê bị thường xuyên lạm dụng hơn hết tôi từng gặp trong nghiên cứu của mình”.
Bronson đặt các con số vào bối cảnh đời thực. “Tỷ lệ ly dị không xét đến các biến cố xã hội và kinh tế có thể có một ảnh hưởng khổng lồ đối với cả hai tỷ lệ hôn nhân và ly dị. Trong cuộc Suy Thoái kinh tế, tỷ lệ ly dị giảm xuống, vì ly dị là điều quá tốn kém. Rẻ hơn sẽ là việc bỏ bê gia đình, đây là điều đàn ông đã làm… Trong Thế Chiến II, có sự bùng nổ về hôn nhân khi thanh niên vội vàng kết hôn trước khi lên đường tham chiến, và sau đó là cuộc bùng nổ ly dị khi những ông chồng xa lạ trở về”.
Bronson cho rằng sử dụng thứ tỷ lệ ly dị chung chung chỉ tổ thêm tối tăm chứ chẳng soi sáng chi. “thứ tỷ lệ ly dị chung chung (over-all) chẳng giúp gì, vì nó làm như thể mọi người ly dị cùng vào một thời điểm như nhau trong cuộc hôn nhân của họ, nhưng đâu có phải vậy. Những cặp mới lấy nhau có xác suất ly dị nhiều hơn các cặp đã kết hôn với nhau nhiều năm, và những cặp không có con thì các xác suất ly dị nhiều hơn các cặp có con”.
Vì các số thống kê là các định lượng trừu tượng, nên người ta thường hay quên chúng phát xuất từ đời thực. Các bình luận xã hội về tỷ lệ ly dị rất hay hàm ý cho rằng có một tương quan nhân quả giữa việc ly dị không cần lỗi lầm và tỷ lệ ly dị lên cao, nghĩa là, các cặp vợ chồng chỉ mới gặp khủng hoảng hôn nhân qua loa, một chuyện mà cuộc hôn nhân nào cũng gặp phải, đã vội vã đi tới ly dị. Bronson cho rằng “Rất có thể bạn không chấp nhận con số ly dị, nhưng hãy nghĩ tới người bạn của bạn đã ly dị. Hãy nghĩ tới chính cuộc ly dị của bạn. Vì khi phê phán con số đi lên của ly dị, ta quên khuấy rằng ly dị không phải là con số. Chúng là các mối tương quan. Và dễ dàng điền một câu trả lời trên mẫu ấn chỉ không hề có nghĩa là dễ dàng chấm dứt một tương quan. Nó có hậu quả hết sức tàn hại. Mẫu ấn chỉ nói ‘không có lỗi’, nhưng điều này không nhất thiết đúng. Cặp vợ chồng mới biết điều gì đã xẩy ra. Họ chỉ giữ điều này cho riêng họ mà thôi”.
Thống kê ly dị trong vũ đài chính trị
Năm 2004, các bình luận gia chính trị liệt kê các số thống kê ly dị dọc theo chiến tuyến giữa các tiểu bang đỏ và tiểu bang xanh khi Nhóm Nghiên Cứu George Barna công bố rằng Massachusetts, tiểu bang xanh nhất trong các tiểu bang xanh, có tỷ lệ ly dị thấp nhất là 2.4 trong số 1,000 dân, trong khi tại Texas, tiểu bang đỏ hồng, tỷ lệ ấy là 4.1 trong số 1,000 dân. Đàng khác, 9 tiểu bang rất đỏ là Alabama, Arkansas, Arizona, Florida, Georgia, Mississippi, North Carolina, Oklahoma, và South Carolina, có tỷ lệ ly dị 4.2 trong số 1,000 dân.
Barna, một Kitô hữu tái sinh, buồn bã thừa nhận rằng tỷ lệ ly dị cao nhất nước là ở các khu vực có đông Kitô hữu bảo thủ sinh sống.
Dĩ nhiên, các con số trên đem lại cho các bình luận gia thiên tả một cơ may đặt nghi vấn: nếu các tiểu bang cấp tiến mầu xanh ít quan tâm tới các giá trị gia đình như các tiểu bang bảo thủ mầu đỏ thường chỉ trích, thì tại sao tỷ lệ ly dị lại thấp nhất ở các tiểu bang xanh và cao nhất ở các tiểu bang đỏ? Các bình luận gia thiên hữu phản bác rằng: ở “Massachusetts cấp tiến” và các tiểu bang Đông Bắc, nhiều người hơn chỉ sống chung với nhau chứ không kết hôn với nhau.
Và dĩ nhiên, con số đẻ ra nhiều con số và cách giải thích hơn. Vùng Đông Bắc và Tây Trung có số dân Công Giáo và Luthêrô đông đảo; hai hệ phái này khiến tỷ lệ ly dị thấp hơn.
William V. D'Antonio, giáo sư hưu trí của Đại Học Connecticut và là giáo sư thỉnh giảng của Đại Học Công Giáo ở Washington, đưa ra lối giải thích có kết cấu hơn: nhiều cặp hơn kết hôn lần đầu tiên ở tuổi thấp hơn ở miền Nam; lợi tức gia hộ trung bình thấp hơn ở miền Nam; các tiểu bang miền Nam có phần trăm người Công Giáo thấp hơn; và còn vấn đề giáo dục nữa. "Massachusetts có tỷ lệ giáo dục cao nhất nước, với 85% hoàn tất bậc trung học. Với Texas, tỷ lệ này chỉ là 76 %. Một phần ba cư dân Massachusetts hoàn tất bậc trung học, so với 23% người Texas, và các tiểu bang vùng Đông Bắc không thua gì Massachusetts.
“Các người cấp tiến ở Massachusetts từ lâu vốn tự hào đối với việc họ nhấn mạnh tới giáo dục, và việc này quả không sai: người ở lâu hơn trong trường thường kết hôn trễ hơn, khi đã chín chắn hơn, đã bảo đảm có việc làm tốt hơn, và lương bổng gia tăng với trình độ giáo dục chính thức. Thành thử, Massachusetts cũng dẫn đầu về lợi tức đầu người và lợi tức gia đình trong khi các vụ sinh nở của các thiếu niên tính theo phần trăm tất cả các vụ sinh nở là 7.4 đối với Massachusetts và 16.1 đối với Texas."
Các thống kê ly dị của cuộc hôn nhân thứ hai
Một con số thống kê về ly dị làm nhiều người ngạc nhiên đó là tỷ lệ ly dị của cuộc hôn nhân thứ hai và thứ ba. Phần lớn những người ly dị thường thử thời vận một lần nữa. Vì sự khôn ngoan quy ước vẫn cho rằng những người một lần ly dị đã học được từ khinh nghiệm đắng đót của mình, nên nay khôn ra, nhất định sẽ thành công hơn trong cuộc hôn nhân kế tiếp. Nhưng thứ khôn ngoan theo quy ước này thực ra không đúng chút nào. Vì dù phần trăm có khác đôi chút, 60 tới 67 phần trăm các cuộc hôn nhân thứ hai đã thất bại, và 70 tới 73 phần trăm các cuộc hôn nhân thứ ba đã không thành công.
Số thống kê ly dị có ý nghĩa đôi chút
Con số thống kê 1 chọi 2 được không ngừng nhắc đi nhắc lại bởi các vị giáo sĩ dạy đời, các chính trị gia khoa môi gõ mõ và các nhà bình luận đầy thiên kiến đã khiến người ta lầm lẫn vì những người ly dị trong một năm nào đó không phải cùng là những người kết hôn năm đó.
Vì thế, theo các nhà nghiên cứu, cách tốt hơn là tính xem có bao nhiêu người từng kết hôn sau đó đã ly dị. Tính cách này, tỷ lệ chưa bao giờ vượt quá 41 phần trăm và hiện đang giảm xuống.
Dù tỷ lệ ly dị thực sự vẫn còn để ngỏ để thảo luận và tranh luận, một số nhà nghiên cứu thấy có “đường phân ranh ly dị’ càng ngày càng rộng ra và có ý nghĩa giữa những người có bằng đại học và những người không có bằng đại học ở Hoa Kỳ. Theo Andrew J. Cherlin, giáo sư chính sách công tại phân khoa xã hội của Đại Học Hopkins ở Baltimore, tỷ lệ ly dị giảm xuống một cách mạnh mẽ nơi những người Hoa Kỳ có bằng đại học trong khi tiếp tục gia tăng nơi những người ít học hơn. Các cuộc nghiên cứu cho thấy những người học cao thường kết hôn trễ hơn và nhiều người hơn trong số họ sống chung với nhau mà không kết hôn. “Một cách đáng lưu ý, việc trì hoãn kết hôn đang giảm tỷ lệ ly dị: các cặp trẻ sống chung với nhau không kết hôn, rồi chia tay, và việc này không bị tính vào số ly dị”.
Cherlin gợi ý rằng các đường phân ranh ly dị trên có thể liên quan tới hố phân cách ngày một rộng ra giữa lợi tức của những người cao nhất và những người thấp nhất trong xã hội. Ông cho hay: các cặp có học “vốn là những người thắng cuộc trong nền kinh tế hoàn cầu hóa: họ có việc làm tốt hơn, và lợi tức của họ gia tăng, nên không gây áp lực nào lên cuộc hôn nhân của họ cả”.
Có lẽ, cuộc thảo luận về tỷ lệ ly dị và các số thống kê ly dị phải bao gồm sự gia tăng đáng kể con số các cặp không kết hôn nhưng sống chung với nhau. Giữa các năm 1960 và 1998, con số các cặp không kết hôn nhưng sống chung với nhau đã tăng từ 439,000 lên 4.2 triệu: tăng gấp 10 lần, lớn hơn tỷ lệ kết hôn và ly dị. Những vụ kết hợp không chính thức này bước vào hiện hữu rồi tan vỡ dễ dàng hơn hôn nhân và ly dị.
Thống kê ly dị với 1 mục đích
Robert McNamara, một trong các kiến trúc sư chính của việc Mỹ can thiệp vào Chiến Tranh Việt Nam, rất tin các dữ kiện, các số thống kê và các con số. Thực thế, các con số này từng khiến ông xác tín rằng Mỹ sẽ chiến thắng ở Việt Nam, trong khi rõ ràng, họ đang thua trận. Thành thử các con số thống kê không mấy ích lợi, nếu chúng không được biến thành nhận thức, hiểu biết và cả khôn ngoan nữa.
Giáo Sư Stanley của Đại Học Denver đề nghị người đọc suy xét các điều sau đây:
1. Khoảng 31 phần trăm bạn hữu của ta, tuổi từ 35 tới 54, đang kết hôn, đính hôn hay sống chung với nhau trước đây từng kết hôn rồi.
2. Những người đã kết hôn lâu năm (thí dụ trên 35 năm) và chưa hề ly dị gần như sẽ không ly dị.
3. Tỷ lệ ly dị mỗi năm tính theo 1,000 người, từ năm 1980, vốn giảm đi.
4. Một cặp trẻ tuổi kết hôn lần đầu hôm nay sẽ có nguy cơ ly dị 40 phần trăm, trừ khi các xu hướng hiện nay thay đổi đáng kể.
Giáo sư cho rằng, các phát biểu trên đều đúng và có thể bênh vực được: “Về phía tích cực, tỷ lệ đang từ từ giảm đi. Về phía tiêu cực, một cặp trẻ tuổi thực sự có nguy cơ không thành công… Các cuộc hôn nhân mới bắt đầu hôm nay có nguy cơ lớn ly dị hay bất hạnh”.
Các con số trên không được ghi cứng ngắc vào đá, và tỷ lệ ly dị đang hoàn toàn che khuất các phí tổn xã hội của các cuộc hôn nhân thất bại và của các gia đình tan vỡ. Thí dụ, điều gọi là “nữ hóa cảnh nghèo” (feminization of poverty) bao gồm, không những các phụ nữ độc thân chưa kết hôn hay không bao giờ kết hôn đang lao đao trong việc dưỡng dục con cái trong tư cách các bà mẹ đơn lẻ, mà còn cả nhiều phụ nữ ly dị cũng đang lao đao xoay xở trong tư cách các bà mẹ đơn lẻ được quyền săn sóc con cái. Con cái của các phụ nữ này thường phải lớn lên trong các môi trường người cha chỉ thỉnh thoảng mới tới thăm hay không bao giờ tới thăm cả. Thành thử con cái của ly dị đang gặp nguy cơ lớn. Chúng hiện chiếm 63 phần trăm các vụ tự sát của tuổi trẻ, 71 phần trăm các vụ mang thai lúc còn thiếu niên, 90 phần trăm các trẻ em vô gia cư và trốn chạy, và 70 phần trăm thiếu niên bị giam trong các viện. Chúng cũng chiếm tới 85 phần trăm các trẻ em bị rối loạn tác phong, 80 phần trăm kẻ hiếp dâm, 71 phần trăm bỏ học trung học, 75 phần trăm các thiếu niên trong các trung tâm lạm dụng hóa chất và 85 phần trăm thiếu niên ở trong tù.
Khi sử dụng các con số thống kê trên, thiển nghĩ nên nhớ nhận định của Albert Einstein: “Không phải mọi điều có thể đếm đều đáng đếm, và không phải mọi điều đáng đếm đều có thể đếm được”.
Kỳ sau: Ly dị không phải là một tội trọng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét