Trang

Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

Bài phát biểu của ĐTGM Richard Gallagher tại phiên họp 24 của tổ chức OSCE

Bài phát biểu của ĐTGM Richard Gallagher tại phiên họp 24 của tổ chức OSCE

Trong hai ngày mùng 7 và mùng 8 tháng 12 vừa qua, phiên họp thứ 24 của tổ chức An ninh và Cộng tác Âu châu, viết tắt là OSCE, đã diễn ra tại Vienne,  thủ đô nước Áo, có sự tham dự của  ngoại trưởng các nước thành viên. ĐTGM Richard Gallagher, Ngoại trưởng Toà Thánh, cũng đã hướng dẫn phái đoàn tham dự khoá họp và phát biểu trong dịp này.
Tổ chức An ninh và Cộng tác Âu châu là một tổ chức quốc tế được thành lập ngày mùng 3 tháng 7 năm 1973 trong hội nghị nhóm tại Helsinki, giữa bầu khí của chiến     tranh lạnh. Viết tắt là CSCE tổ chức nhắm mục đích nối lại cuộc đối thoại giữa hai khối Đông Tây. Tham dự hội nghị đã có đại diện của mọi quốc gia âu châu - ngoại trừ Albania - và các đại diện của Hoà Kỳ cũng như Liên hiệp các nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Liên Xô. 
Vào tháng giêng năm 1995 tổ chức được đổi là OSCE. Hiện nay tổ chức bao gồm 57 quốc thành viên của các nước trải dài từ Vancouver bên Canada cho tới vùng Vladivostok của Liên bang Nga. Nó là dụng cụ nền tảng nhắm báo động, phòng ngừa các xung đột, giải quyết các khủng hoảng, và tái thiết các tàn phá do các cuộc xung đột gây ra. Liên quan tới lãnh vực an ninh tổ chức bao gồm nhiều sinh hoạt như kiểm soát khí giới, ngoại giao phòng ngừa, đề ra các biện pháp nhằm củng cố sự tin tưởng và an ninh, bảo vệ các quyền con người, việc  dân chủ hoá, an ninh kinh tế và  an ninh môi trường. Tất cả các quốc gia thành viên đều có các quyền ngang hàng như nhau, và các quyết định được  biểu quyết chung.
Các sinh hoạt của tổ chức OSCE bao gồm ba chiều kích: thứ nhất là chính trị quân sự nhằm giải quyết các khiá canh an  ninh quân sự; thứ hai là   lãnh vực kinh tế và môi trường, nhằm đối phó với các đề tài của năng lượng, môi sinh, và phát triển kinh tế; thứ ba là chiều kích nhân bản chú ý tới các vấn đề quyền lợi và các quyền con người.
Các vị ngoại trưởng của các nước thành viên tham dự các phiên họp cấp bộ trưởng. Các quốc trưởng và thủ tướng tham dự các hội nghị cấp thượng đỉnh. Mỗi nước thành viên giữ nhiệm vụ chủ tịch một năm đặc trách sinh hoạt hành pháp của tổ chức. Vị tổng thư ký của tổ chức có nhiệm kỳ 3 năm đặc trách việc trợ giúp chủ tịch đương nhiệm và cai quản các cơ cấu của tổ chức. Văn phòng thư ký đặt tại Vienne thủ đô nước Áo.
Trong số các cơ cấu có tầm quan trọng, đặc biệt có văn phòng bảo vệ dân chủ và các quyền con người. Văn phòng này giám sát các cuộc bầu cử và phát triển các cơ cấu bầu cử dân chủ quốc gia, cũng như các quyền con người và cung cấp trợ giúp kỹ thuật cho việc phát triển các cơ cấu pháp lý quốc gia. Ngoài ra văn phòng cũng thăng tiến các tổ chức phi chính quyền  và xã hội dân sự. Hằng năm văn phòng tổ chức cuộc gặp gỡ để duyệt xét tình hình nhân quyền. Tổ chức OSCE có một mạng lưới sứ mệnh gồm hàng ngàn nhân viên hoạt động trong vùng Balcan, Trung Á và vài cộng hoà của Liên Bang Nga.
** Sau đây chúng tôi xin gửi tới quý vị nội dung bài phát biểu của ĐTGM Richard Gallagher.
Mở đầu bài phát biểu ĐTGM ngoại trưởng Toà Thánh chuyển tới các tham dự viên khoá họp của toàn gia đình OSCE lời chào thăm, sự gần gũi và lời cầu nguyện của ĐTC Phanxicô. ĐTGM cũng thay mặt phái đoàn Toà Thánh cám ơn ông Sebastian Kurz, ngoại trưởng Áo,  kiêm bộ trưởng hội nhập của Liên Hiệp Âu châu, cũng như toàn hội đồng chủ tịch OSCE của Áo vì các nỗ lực trong năm qua và lòng hiếu khách quảng đại trong các ngày nhóm họp tại Vienne. ĐC cầu mong tinh thần ngoại giao phát xuất từ tên thủ đô Vienne của Áo hướng dẫn các    quyết định của khoá họp đi tới thành công.
Điểm thứ nhất của bài phát biểu liên quan tới các thách đố và các cơ may mới. Năm vừa qua xác nhận rằng có rất nhiều thách đố đối với nền an ninh và sự ổn định  mà tổ chức OSCE phải đương đầu, bao gồm cả các xung đột “bị đông lạnh” từ nhiều thập niên qua , mới nhất và không kém trầm trọng là các cuộc khủng bố phá hoại và các vụ bạo lực khác như đã được liệt kê trong tài liệu “Chủ trương quá khích bạo lực và triệt để dẫn đưa tới khủng bố”.
Toà Thánh   lo lắng, vì nhận thấy tình trạng chai cứng con tim đối với người ngoại quốc, đặc biệt là đối với các người di cư tỵ nạn,  cũng như đối với những người trở thành nạn nhân của kỳ thị bất công vì lý do chủng tộc, phái tính, ngôn ngữ và tôn giáo.
Cũng cần   phải thừa nhận rằng có các thách đố ngay bên trong lòng tổ chức OSCE. Các cuộc thảo luận cam go liên quan tới việc bổ nhiệm bốn nhân viên quan trọng, cộng với  các thách đố liên tục của việc chấp thuận ngân sách hàng năm, sự tiến triển trong việc duyệt xét mức đóng góp của tổ chức và khung cảnh hợp pháp của tổ chức, cho thấy rõ ràng  mọi sự không như đáng lý ra chúng phải là trong sinh hoạt hằng ngày của tổ chức.
Tuy nhiên, ĐTGM Gallagher nói, cả khi có nhiều thách đố và các chênh lệch chồng chất chống lại chúng ta, tôi hài lòng xác nhận một lần nữa rằng Toà Thánh tin tưởng nơi tổ chức An ninh và cộng tác Âu châu. Tổ chức OSCE có thể và phải nắm giữ một vai trò định đoạt trong việc bảo đảm an ninh và ổn định cho Âu châu và vượt ngoài Âu châu nữa, trung thực với bản chất và sứ mệnh của nó là giữ gìn an ninh  trong vùng. Sự đồng thuận rộng rãi có được liên quan tới các dấn thân và dụng cụ  của nó giúp phòng ngừa xung đột cũng như nghị quyết cho phép 57 quốc gia tham dự phân tích, thảo luận và cho thấy các thách đố.
** Điểm thứ hai là sự tin tưởng và đối thoại. ĐTGM Gallagher nói: Sự tin tưởng của Toà Thánh nơi tổ chức An ninh và Cộng tác Âu châu đuợc xây dựng trên sụ gắn bó không bao giờ ngừng của Toà Thánh với và trên việc loan báo “Tin Mừng hoà bình” (Ep 6,15). Điều này có nghĩa là Toà Thánh sẵn sàng cộng tác với mọi chính quyền quốc gia và quốc tế, cũng như với các thành phần và tổ chức khác trong việc bảo vệ thiện ích đại đồng vô biên là hoà bình. Như Đức Phaolô VI đã khẳng định: hoà bình không  được xây dựng trên các phương tiện chính trị và trên thế quân  bình quyền lực hay lợi nhuận. Nó đuợc xây dựng với trí óc, tư tưởng và với các công việc của hòa bình”. Thật thế, việc xây dựng và củng cố nền hoà bình là một bổn phận luân lý, một trách nhiệm cấp thiết phải được tái củng cố  bởi một nền văn hoá của sự tin tưởng xây dựng trên đối thoại đích thực.
Như ĐTC Phanxicô đã nghi nhận, việc thực hiện hoà bình đòi hỏi một điều gì đó khác hơn là nền tảng của việc đơn thuần dẹp bỏ các vũ khí. “Thực hiện thiện ích của hoà bình trước hết mời gọi giáo dục hoà bình, loại trừ văn hoá xung đột nhằm gây sợ hãi cho người khác. Vì thế, Phái đoàn chúng tôi cho rằng an ninh sẽ chỉ hữu hiệu và kéo dài, nếu các sáng kiến của việc kiểm soát vũ khí, phòng ngừa và giải quyết xung đột như nhiệm vụ của tổ chức An ninh và Cộng tác Âu châu, đi sóng đôi với các đề nghị thích hợp rộng rãi hơn trong cả ba lãnh vực của tổ chức OSCE.
Trọng tâm việc làm cho hoà bình tiến tới là sự tin tưởng lẫn nhau. Nó đòi hỏi, trước hết và trên hết, việc hiểu biết thực tế các điều kiện liên quan tới sự khác biệt hay xung đột, để tín thác giải pháp của nó cho một cuộc đối thoại kiên nhẫn và xây dựng. Điều này đỏi hỏi hy sinh từ phía các tham dự viên, để bảo đảm cho sự thành công của các lựa chọn tốt đẹp nhất. Nếu cuộc đối thoại xem ra không vinh quang bằng chiến đấu trên bãi chiến trường, nhưng kết quả của nó  - một nền hoà bình công bằng và lâu bền – lại rất  ích lợi cho mọi phe liên hệ, bao gồm hàng ngàn và cả hàng triệu người có thể bị liên lụy, một cách trực tiếp hay gián tiếp, bởi cuộc xung đột vũ trang.
Việc tiếp cận nền an ninh có thể hiểu được và cuộc đối thoại bao gồm, cởi mở và trong sáng, căn tính của tổ chức An ninh và Cộng tác Âu châu, là điều sinh tử đối với Toà Thánh, và chúng là một trong các lý do chìa khoá khiến cho ngay từ đầu Toà Thánh đã liên tục dấn thân cộng tác với tổ chức OSCE. Bản chất chính trị của tổ chức và việc làm luật của nó đã chứng minh cho thấy nó là một sức mạnh to lớn, và đã cho phép 57 quốc gia tham dự đạt được sự đồng thuận liên quan tới nhiều vấn đề, mà  một cách khác đơn thuần không thể giải quyết được. Tuy nhiên, để cho việc tiếp cận an ninh trở thành một thực tại, sự tin tưởng phải là chìa khoá trong tiến trình liên hệ giữa các quốc gia, và nhất là giữa các nước tham dự tổ chức OSCE. Phái đoàn chúng tôi xác tín rằng nếu không có một sự hiểu biết thích đáng về thực tại này, tổ chức của chúng ta sẽ gặp khó khăn lớn trong việc tìm ra các giải pháp cần thiết và các phương thế giúp tiến tới, vì chúng ta có nhiều thách đố.
** Điểm thứ ba là chiều kích nhân bản của nền an ninh toàn diện. Từ khi có Tài liệu chung kết Helsinki các quyền đại đồng của con người và các quyền tự do căn bản đã được thừa nhận như “một yếu tố nòng cốt của hoà bình, công lý và thoải mái cần thiết để bảo đảm cho sự phát triển các tương quan thân hữu và cộng tác giữa mọi quốc gia. Triết lý đạo đức luân lý của tài liệu Helsinki lo lắng một cách đúng đắn cho yếu tố nhân bản chống lại việc tập trung của lãnh vực thứ ba, để phát triển một cách huynh đệ các tương quan và sự cộng tác giữa các chính quyền cũng như các quốc gia, phản ánh sự bổ túc, tuỳ thuộc và củng cố cho nhau, một đàng giữa các quyền con người và các quyền tự do nền tảng, đàng khác là sự an ninh.
Sự an ninh và cộng tác giữa các chính quyền chỉ có thể yểm trợ, nếu chúng không dựa trên sự khéo léo chính trị và chiến thuật, nhưng dựa trên công lý, tình liên đới và sự tôn trọng đối với các quyền con người và các quyền tự do nền tảng. Nếu chúng ta muốn tìm kiếm hoà bình đích thực, phẩm giá của mỗi một bản vị con người , từ đó phát xuất ra các quyền bất khả nhượng của họ, chúng ta phải ỏ trên  điểm khởi đầu này. Chắc chắn là các quyền con người và các quyền tự do căn bản không thể bị tách rời khỏi bổn phận của mỗi công dân phải tôn trọng các quyền của người khác và cộng tác để mưu cầu công ích. Các quyền mà không tương xứng với các bổn phận thì không phải là quyền.
Phái đoàn của chúng tôi cũng cầu mong  nhắc lại rằng tất cả các nước đã ký nhận gia nhập tổ chức An ninh và Cộng tác Âu châu đã dấn thân thừa nhận ý nghĩa đại đồng của các quyền con người và các quyền tự do căn bản, và họ bị bó buộc thực thi lập tức các dấn thân đó với sự trợ giúp của các cơ cấu của tổ chức OSCE, phù hợp với các nhiệm vụ của chúng. Liên quan tới điều này Toà Thánh tin tưởng rằng tổ chức OSCE và các cơ cấu của nó sẽ tập trung các năng lực và tài lực của chúng để theo đuổi các dấn thân đã đề ra, trong đó có nhiều dấn thân chưa được thực hiện, và cần chú ý rằng việc giải thích đơn phương hay không dựa trên sự đồng thuận không thể được dùng theo cách dẫn tới chỗ tu chính hay sửa đổi một cách bất thình lình, hoặc biến đổi các dấn thân có sẵn của tổ chức. Mặt khác, thật nên lưu ý rằng việc thừa nhận các lời kêu gọi mở rộng các dấn thân của tổ chức OSCE, mà không chấp nhận sự tiếp cận chuyên biệt của tổ chức, có thể kết thúc trong việc làm tan loãng các chương trình và dự án của tổ chức OSCE, cũng như rơi vào chỗ lập lại các sinh hoạt  của các tổ chức khác.
Kết luận, tôi xin tái bầy tỏ lòng biết ơn của tôi đối với đoàn chủ tịch Áo vì sự lãnh đạo của họ và các nỗ lực đã làm trong năm qua; và tôi cũng xin chân thành cầu chúc cho đoàn lãnh đạo sắp tới của Italia được thành công, trong khi bảo đảm cho việc tiếp tục cộng tác  và yểm trợ của Toà Thánh.
Linh Tiến Khải


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét