Tản mạn
chuyện ly dị:
Ly dị không phải
là một tội
trọng
Vũ Văn An
28/Dec/2017
Ly dị không phải là một tội trọng
Dù thế, như trên đã nói, với Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, ly dị được giáo huấn giáo hoàng nhìn dưới một ánh sáng tích cực hơn: ít nhất nó không còn là một tội trọng nữa.
Đã đành, nói chung, người ly dị và tái hôn mà không có án vô hiệu vẫn không được rước lễ. Nhưng không phải vì những người này có tội trọng.
Giáo lý đó đã được Niềm Vui Yêu Thương dựa vào điều 1735 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo mà đưa ra. Điều này nói về việc qui lỗi hay trách nhiệm đối với một hành động: trách nhiệm này có thể giảm đi hay ngay cả triệt tiêu do việc dốt nát, sợ hãi, thói quen, hay các nhân tố tâm lý và xã hội khác. Tông huấn nói tới việc “lượng giá một hoàn cảnh khách quan phải dẫn tới một phán đoán về tính qui lỗi chủ quan’. Ly dị và tái hôn bên ngoài Giáo Hội là “hoàn cảnh khách quan” (sai lạc). Tuy nhiên điều này, về “phương diện chủ quan” không nhất thiết biến cặp này thành những kẻ phạm tội trọng.
Phải nhấn mạnh ngay lúc này rằng Đức Hồng Y Caffara, một trong bốn vị Hồng Y “dubia” cật vấn Đức Phanxicô về khả thể cho phép những người này rước lễ, cũng đã đồng quan điểm như trên. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2014, ngài nói: “Lý do tại sao Giáo Hội không cho phép người ly dị tái hôn rước lễ không phải vì Giáo Hội tự động cho rằng những người này đều ở trong trạng thái mắc tội trọng cả. Chúa, Đấng biết lòng người ta, mới biết lương tâm chủ quan của những con người này”.
Lỗ tai của trái tim
Về phần Đức Phanxicô, trong diễn văn bế mạc Thượng Hội Đồng Thường Lệ về Gia Đình năm 2015, ngài nói rằng Thượng Hội Đồng “đã bóc trần những trái tim đóng kín, những trái tim thường ẩn ngay phía sau các giáo huấn của Giáo Hội hay các ý tốt, hầu ngồi trên ghế Môsê mà phán xét, đôi khi một cách tự tôn và hời hợt, những vụ xử khó khăn và các gia đình bị thương tổn”.
Trong điều 232 của Tông Huấn, ngài đưa ra thái độ ngược hẳn lại: “Mỗi cuộc khủng hoảng đều có một bài học để dạy chúng ta; chúng ta cần học cách biết lắng nghe để nhận ra nó bằng lỗ tai của trái tim”.
Lỗ tai của trái tim không trước nhất phản ứng khủng hoảng bằng phòng ngự vì cách này vô ích (điều 233), trái lại, phải cùng nhau đương đầu theo cách “lòng nói với lòng” (điều 234), theo từng giai đoạn (điều 235), với sự giúp đỡ của ơn thánh, của thân nhân bằng hữu (điều 236), biết chấp nhận các thay đổi (237), ý thức rằng không ai làm ta thỏa mãn hoàn toàn (238), vì họ có những thương tích cũ (239), vì liên hệ gia đình (240).
Và khi không thể cứu vãn, ly thân không những không thể tránh mà còn cần thiết nữa, tuy phải bị coi là biện pháp cuối cùng (241). Đây là lúc Giáo Hội phải áp dụng một sự chăm sóc mục vụ đặc biệt. “Tỏ lòng kính trọng trước sự đau khổ của những người phải ly thân, ly dị hay bị bỏ rơi một cách bất công hay những người, vì chồng hay vợ đối xử tệ bạc, mà buộc phải ngưng cuộc sống chung”, hòa giải, làm trung gian, đồng hành với họ (242).
Đối với những người ly dị tái hôn, phải làm họ “cảm nhận rằng họ vẫn là thành phần của Giáo Hội”. “Họ không bị tuyệt thông” (243). Đơn giản hóa thủ tục tuyên bố vô hiệu (244). Đặt lên hàng đầu phúc lợi con cái (245).
Phúc lợi con cái ở hàng đầu
Dường như thần học mục vụ về hôn nhân của Đức Phanxicô đã trở về với viễn tượng của Thánh Augustinô ngày xưa: con cái là raison d’être cho sự hợp pháp của tính dục, nhất là trong trường hợp ly dị và tái hôn dân sự, dù chính ngài chỉ trích chủ trương chỉ chú trọng tới khía cạnh sinh sản trong hôn nhân.
Trước khi bàn tới khía cạnh đó, ở đây, ở số 245 này, tưởng nên đọc lời kêu gọi thống thiết của Đức Phanxicô khi nói tới con cái: “Tôi xin ngỏ với các cha mẹ đã ly thân lời kêu gọi này: Anh chị em đừng bao giờ bắt con cái làm con tin! Anh chị em ly thân vì nhiều vấn đề và lý do. Đời sống đem lại cho anh chị em thử thách này, nhưng con cái anh chị em không nên phải gánh cái gánh nặng ly thân này hay bị dùng làm con tin chống người phối ngẫu kia. Chúng nên được lớn lên mà tai thì được nghe mẹ chúng nói tốt cho cha chúng, cho dù họ không còn ở với nhau nữa, và cha chúng nói tốt cho mẹ chúng. Quả là vô trách nhiệm khi làm mất uy tín của cha mẹ kia như phương thế chiếm tình âu yếm của con cái, hay để trả thù hoặc tự biện minh cho mình. Làm thế sẽ ảnh hưởng tới sự thanh tĩnh nội tâm của con cái và gây nên những vết thương khó lành”.
Sở dĩ có lời kêu gọi thống tiết ấy là vì theo Đức Phanxicô, “có phải chúng ta đang trở nên tê cóng đối với các thương tích trong linh hồn các trẻ em” trên hay không, mà quên, không “cảm nhận được gánh nặng tâm lý mênh mông của các trẻ em trong các gia đình” đổ vỡ. Chính vì thế, “các cộng đồng Kitô hữu không nên bỏ rơi các cha mẹ ly dị đã bước vào cuộc kết hợp mới, nhưng nên bao gồm và nâng đỡ họ trong cố gắng dưỡng nuôi con cái của họ. Làm thế nào ta có thể khuyến khích các cha mẹ này làm mọi sự có thể làm để dưỡng dục con cái họ trong đời sống Kitô hữu, làm gương cho chúng về một đức tin có cam kết và thực tiễn, nếu ta giữ họ ở một khoảng cách xa đời sống cộng đồng, như thể họ bị tuyệt thông cách nào đó? Ta phải từ bỏ việc hành xử theo cách chất thêm gánh nặng mà trẻ em trong các hoàn cảnh này vốn đã phải vác rồi!” (246).
Cốt lõi khả thể rước lễ
Thiển nghĩ đấy chính là cốt lõi của khả thể cho phép người ly dị tái hôn được rước lễ.
Trước nhất, theo Đức Phanxicô, vì cứ nghĩ rằng mọi sự đều trắng và đen, nên đôi khi ta chặn đường ơn thánh và phát triển. “Nên nhớ một bước nhỏ giữa nhiều giới hạn lớn lao của con người có thể làm Thiên Chúa vui lòng hơn một đời sống bề ngoài xem ra đàng hoàng nhưng với ngày tháng trôi qua không hề phải đối phó với các khó khăn lớn lao”.
Đức Phanxicô cho rằng những người thuộc loại đầu quả có tham dự vào đời sống Giáo Hội dù “một cách bất toàn, vì nhìn nhận rằng ơn Chúa cũng hoạt động trong đời họ bằng cách ban cho họ lòng can đảm để làm điều tốt, săn sóc lẫn nhau trong yêu thương và phục vụ cộng đồng nơi họ sống và làm việc” (số 291). Họ thể hiện lý tưởng hôn nhân Kitô Giáo “ít nhất từng phần và theo phương thức loại suy. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng quả quyết rằng Giáo Hội không coi thường các yếu tố xây dựng trong các hoàn cảnh chưa hoặc không còn tương hợp với giáo huấn về hôn nhân của mình nữa” (292).
Các yếu tố đó là việc “đạt được một sự ổn định đặc thù, được luật pháp thừa nhận, có đặc điểm của một lòng âu yếm sâu đậm và có trách nhiệm đối với con cái, và chứng tỏ có khả năng vượt qua thử thách”. Các yếu tố này “có thể dẫn đến sự cởi mở lớn hơn đối với Tin Mừng hôn nhân trong tính viên mãn của nó” (293), theo “luật tiệm tiến” của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “con người nhân bản “biết, yêu và thực hiện điều tốt về luân lý theo các giai đoạn tăng trưởng khác nhau”, mà ngài tin là nhờ ơn thánh (294).
Đó là chủ trương của Giáo Hội ngay từ đầu: không loại bỏ mà phục hồi, “tuôn đổ dầu thơm thương xót của Thiên Chúa trên tất cả những ai kêu xin với một tâm hồn thành thực” (296).
Nói đến những người ly dị tái hôn, Đức Phanxicô cho rằng họ thuộc nhiều hoàn cảnh khác nhau, mà ta cần biện phân, nhưng kể cả những người coi thường giáo huấn của Giáo Hội, “cũng vẫn có cách nào đó để tham dự vào đời sống cộng đồng, hoặc trong dịch vụ xã hội, các buổi tụ tập để cầu nguyện hay một cách khác do sáng kiến riêng của họ gợi ý, với sự biện phân của linh mục quản xứ” (297).
Các hoàn cảnh ly dị và tái hôn khác nhau là a) hoàn cảnh trong đó, “cuộc kết hợp thứ hai được củng cố với thời gian, có những đứa con mới, được chứng thực là trung thành, hiến thân quảng đại, có cam kết Kitô Giáo, ý thức tính bất hợp lệ của nó và cả sự khó khăn lớn lao này là nếu trở lại chắc chắn lương tâm sẽ cảm thấy có lỗi”; b) hoàn cảnh “trong đó, vì các lý do nghiêm túc, như việc dưỡng dục con cái chẳng hạn, người đàn ông và người đàn bà không thể thỏa mãn nghĩa vụ phải ly thân”; c) trường hợp trong đó, “tuy cố gắng hết sức để cứu vãn cuộc hôn nhân đầu của họ nhưng vẫn bị bỏ rơi một cách bất công”; d) “những người đã bước vào cuộc kết hợp thứ hai vì lý do dưỡng dục con cái, và đôi khi chủ quan tin chắc trong lương tâm rằng cuộc hôn nhân đầu, đã bị tan vỡ không thể cứu chữa, chưa bao giờ thành sự cả”. Những hoàn cảnh này khác hẳn với “chuyện khác là cuộc kết hợp mới, phát sinh từ cuộc ly dị mới đây, với tất cả mọi đau khổ và bối rối có thể gây ra cho con cái và mọi gia đình, hay trường hợp một người liên lỉ không chu toàn các nghĩa vụ của mình đối với gia đình” (298).
Đức Phanxicô nhất trí với nhiều nghị phụ Thượng Hội Đồng rằng những người ly dị tái hôn “nên được hội nhập nhiều hơn vào các cộng đồng Kitô Giáo… không những để họ thấy họ vẫn thuộc về Nhiệm Thể Chúa Kitô là Giáo Hội, mà còn để họ có được một cảm nghiệm hân hoan và sinh hoa trái trong Nhiệm Thể ấy. Họ là người đã rửa tội, họ là anh chị em, Chúa Thánh Thần tuôn đổ các ơn phúc và đặc sủng vào trong họ để sinh ích cho mọi người”. Nhất là vì điều này “cần thiết đối với việc săn sóc và giáo dục con cái họ, vốn phải được coi là quan trọng nhất” (299).
Tóm lại, con cái được Đức Phanxicô đặc biệt chú ý trong các cuộc hôn nhân gặp khủng hoảng, tan vỡ và bất hợp lệ, chúng là một trong những yếu tố giảm khinh khiến có khả thể những cuộc hôn nhân bất hợp lệ không còn là trở ngại đối với việc lãnh nhận các bí tích.
Giảm khinh và lương tâm
Về các yếu tố giảm khinh, Đức Phanxicô cho biết một số khía cạnh: “Một chủ thể rất có thể biết đầy đủ về qui luật, thế nhưng lại gặp khó khăn lớn trong việc hiểu rõ ‘các giá trị cố hữu của nó’ hay rơi vào một hoàn cảnh cụ thể không giúp họ hành động khác đi và quyết định cách khác mà không phạm tội thêm” (301). Ngoài ý kiến của các nghị phụ (Relatio Finalis 2015, 51) ra, Đức Phanxicô còn dựa vào Thánh Tôma Aquinô (Summa Theologiae I-II, q. 65, art. 3 ad 2; De Malo, 2, art. 2.) và cả Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo (No. 1735) nữa để minh giải sự giảm khinh.
Như đã thấy, Sách Giáo Lý liệt kê các nhân tố giảm khinh sau đây: không biết, vô ý, bị cưỡng ép, sợ hãi, thói quen, quyến luyến vô trật tự và các nhân tố tâm lý hay xã hội khác. Các nhân tố khác này, theo Sách (số 2352), có thể là “sự thiếu chín chắn về cảm giới, sức mạnh của thói quen đã mắc phải, các tình trạng lo âu xao xuyến”.
Thiển nghĩ, đến đây, các quan điểm tích cực của Đức Phanxicô đối với những hoàn cảnh hôn nhân “bất hợp lệ nhất” là ly dị và tái hôn không gây thắc mắc bao nhiêu ngay đối với các vị Hồng Y “dubia” nhưng khi ngài nói đến lương tâm ở số 303, thì hình như cung giọng trở nên cảm kích một cách lạ thường khiến nhiều người lo âu.
Ngài viết: “lương tâm không những có thể thừa nhận rằng một hoàn cảnh nhất định nào đó không tương ứng một cách khách quan với các đòi hỏi tổng quát của Tin Mừng. Nó còn có thể thành thực và trung thực nhìn nhận rằng đối với hiện nay, đây là đáp ứng quảng đại nhất có thể có đối với Thiên Chúa, và tiến tới chỗ nhìn thấy một cách khá chắc chắn rằng về phương diện luân lý thì đây là điều chính Thiên Chúa đòi hỏi giữa tính phức tạp cụ thể trong các giới hạn của họ, dù nó chưa trọn vẹn là lý tưởng khách quan”.
Với những nhân tố như trên, Đức Phanxicô cho rằng: “Vì các hình thức của điều kiện hóa và các nhân tố giảm khinh, rất có thể, dù ở trong một hoàn cảnh tội lỗi khách quan, một hoàn cảnh có thể không bị qui tội về phương diện chủ quan, một ai đó vẫn có thể sống trong ơn thánh Chúa, vẫn có thể yêu thương và lớn lên trong đời sống ơn thánh và đức ái, trong khi lãnh nhận sự giúp đỡ của Giáo Hội để tiến tới mục tiêu này” (305).
Chính ở đây, có ghi chú thời danh 351 gây tranh cãi không thể nào nguôi: “Trong một số trường hợp, điều này có thể bao gồm sự trợ giúp của các bí tích. Do đó, ‘tôi muốn nhắc nhở các linh mục điều này: không được coi tòa giải tội như phòng tra tấn, mà đúng hơn là nơi gặp gỡ với lòng thương xót của Chúa’ (Tông Huấn Evangelii Gaudium [24-11-2013], 44: AAS 105 [2013], 1038). Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng Phép Thánh Thể ‘không phải là một phần thưởng cho người hoàn hảo, nhưng là một món thuốc và món ăn mạnh mẽ cho người yếu đuối’ (Như trên, 47: 1039)”.
Con đường đức ái
Dù những điều trên có thể gây tranh cãi, nhưng không ai bác bỏ được điều này: chúng cho thấy người ly dị tái hôn quả chiếm một chỗ rất quan yếu trong trái tim Đức Phanxicô, vị Giáo Hoàng đã nhấn mạnh tới lòng thương xót ngay trong khẩu hiệu của mình và từ những ngày đầu tiên của triều giáo hoàng.
Chính vì thế, ngài nhấn mạnh đến via caritatis (con đường đức ái): nó là qui luật đầu tiên của Kitô hữu, nó che phủ rất nhiều tội lỗi (số 306). Luận lý học của ngài như sau: Giáo Hội không ngừng đề cao lý tưởng hôn nhân, làm ngược lại là “không trung thành với Tin Mừng”, ưu tiên vì thế là củng cố các cuộc hôn nhân (số 307). Nhưng “dù không sao lãng lý tưởng Tin Mừng, ta vẫn cần phải đồng hành một cách đầy thương xót và nhẫn nại với các giai đoạn có thể có trong việc tăng trưởng bản thân khi chúng xuất hiện từ từ”, chừa chỗ cho “lòng thương xót của Chúa, một lòng thương xót thúc đẩy ta cố gắng hết sức”. Tôi hiểu những ai vẫn thích lối chăm sóc mục vụ khắt khe hơn, vốn không có chỗ cho mơ hồ. Nhưng tôi thành thực tin rằng Chúa Giêsu muốn có một Giáo Hội biết lưu ý tới điều tốt mà Chúa Thánh Thần vốn gieo vào giữa sự yếu đuối của con người, là một Bà Mẹ, dù lớn tiếng nói rõ giáo huấn khách quan của mình, “vẫn luôn làm bất cứ điều tốt nào có thể làm, cho dù trong khi làm thế, giầy dép của mình bị vấy bẩn bởi đất bùn hè phố”. Khi đề xuất với tín hữu lý tưởng trọn vẹn của Tin Mừng và giáo huấn của Giáo Hội, các mục tử của Giáo Hội cũng phải giúp họ cư xử với những người yếu đuối một cách cảm thương, tránh làm bực mình hay phán đoán khắc nghiệt hoặc hấp tấp thái quá” (số 308).
Tóm lại, Đức Phanxicô cố gắng hết sức trong việc vận động toàn thể Giáo Hội giảm mắt luật lệ tăng mắt đức ái trong cách tiếp cận với những người “bất hợp lệ nhất”, tức những người Công Giáo ly dị và tái hôn. Ngược, lại, ngài mong những người này tích cực đáp ứng: “Tôi khuyến khích các tín hữu đang rơi vào các hoàn cảnh phức tạp hãy tin tưởng nói chuyện với các mục tử của mình hay với các tín hữu có đời sống dấn thân cho Chúa. Có thể không phải lúc nào họ cũng tìm được nơi các tín hữu này sự xác nhận đối với các ý nghĩ hay ước vọng của họ, nhưng chắc chắn họ sẽ nhận được một chút ánh sáng nào đó giúp họ hiểu rõ hơn hoàn cảnh của họ và tìm ra nẻo đường tăng trưởng bản thân” (số 312).
Kỳ sau: Con cái của ly dị
Dù thế, như trên đã nói, với Tông Huấn Niềm Vui Yêu Thương, ly dị được giáo huấn giáo hoàng nhìn dưới một ánh sáng tích cực hơn: ít nhất nó không còn là một tội trọng nữa.
Đã đành, nói chung, người ly dị và tái hôn mà không có án vô hiệu vẫn không được rước lễ. Nhưng không phải vì những người này có tội trọng.
Giáo lý đó đã được Niềm Vui Yêu Thương dựa vào điều 1735 Sách Giáo Lý của Giáo Hội Công Giáo mà đưa ra. Điều này nói về việc qui lỗi hay trách nhiệm đối với một hành động: trách nhiệm này có thể giảm đi hay ngay cả triệt tiêu do việc dốt nát, sợ hãi, thói quen, hay các nhân tố tâm lý và xã hội khác. Tông huấn nói tới việc “lượng giá một hoàn cảnh khách quan phải dẫn tới một phán đoán về tính qui lỗi chủ quan’. Ly dị và tái hôn bên ngoài Giáo Hội là “hoàn cảnh khách quan” (sai lạc). Tuy nhiên điều này, về “phương diện chủ quan” không nhất thiết biến cặp này thành những kẻ phạm tội trọng.
Phải nhấn mạnh ngay lúc này rằng Đức Hồng Y Caffara, một trong bốn vị Hồng Y “dubia” cật vấn Đức Phanxicô về khả thể cho phép những người này rước lễ, cũng đã đồng quan điểm như trên. Trong một cuộc phỏng vấn năm 2014, ngài nói: “Lý do tại sao Giáo Hội không cho phép người ly dị tái hôn rước lễ không phải vì Giáo Hội tự động cho rằng những người này đều ở trong trạng thái mắc tội trọng cả. Chúa, Đấng biết lòng người ta, mới biết lương tâm chủ quan của những con người này”.
Lỗ tai của trái tim
Về phần Đức Phanxicô, trong diễn văn bế mạc Thượng Hội Đồng Thường Lệ về Gia Đình năm 2015, ngài nói rằng Thượng Hội Đồng “đã bóc trần những trái tim đóng kín, những trái tim thường ẩn ngay phía sau các giáo huấn của Giáo Hội hay các ý tốt, hầu ngồi trên ghế Môsê mà phán xét, đôi khi một cách tự tôn và hời hợt, những vụ xử khó khăn và các gia đình bị thương tổn”.
Trong điều 232 của Tông Huấn, ngài đưa ra thái độ ngược hẳn lại: “Mỗi cuộc khủng hoảng đều có một bài học để dạy chúng ta; chúng ta cần học cách biết lắng nghe để nhận ra nó bằng lỗ tai của trái tim”.
Lỗ tai của trái tim không trước nhất phản ứng khủng hoảng bằng phòng ngự vì cách này vô ích (điều 233), trái lại, phải cùng nhau đương đầu theo cách “lòng nói với lòng” (điều 234), theo từng giai đoạn (điều 235), với sự giúp đỡ của ơn thánh, của thân nhân bằng hữu (điều 236), biết chấp nhận các thay đổi (237), ý thức rằng không ai làm ta thỏa mãn hoàn toàn (238), vì họ có những thương tích cũ (239), vì liên hệ gia đình (240).
Và khi không thể cứu vãn, ly thân không những không thể tránh mà còn cần thiết nữa, tuy phải bị coi là biện pháp cuối cùng (241). Đây là lúc Giáo Hội phải áp dụng một sự chăm sóc mục vụ đặc biệt. “Tỏ lòng kính trọng trước sự đau khổ của những người phải ly thân, ly dị hay bị bỏ rơi một cách bất công hay những người, vì chồng hay vợ đối xử tệ bạc, mà buộc phải ngưng cuộc sống chung”, hòa giải, làm trung gian, đồng hành với họ (242).
Đối với những người ly dị tái hôn, phải làm họ “cảm nhận rằng họ vẫn là thành phần của Giáo Hội”. “Họ không bị tuyệt thông” (243). Đơn giản hóa thủ tục tuyên bố vô hiệu (244). Đặt lên hàng đầu phúc lợi con cái (245).
Phúc lợi con cái ở hàng đầu
Dường như thần học mục vụ về hôn nhân của Đức Phanxicô đã trở về với viễn tượng của Thánh Augustinô ngày xưa: con cái là raison d’être cho sự hợp pháp của tính dục, nhất là trong trường hợp ly dị và tái hôn dân sự, dù chính ngài chỉ trích chủ trương chỉ chú trọng tới khía cạnh sinh sản trong hôn nhân.
Trước khi bàn tới khía cạnh đó, ở đây, ở số 245 này, tưởng nên đọc lời kêu gọi thống thiết của Đức Phanxicô khi nói tới con cái: “Tôi xin ngỏ với các cha mẹ đã ly thân lời kêu gọi này: Anh chị em đừng bao giờ bắt con cái làm con tin! Anh chị em ly thân vì nhiều vấn đề và lý do. Đời sống đem lại cho anh chị em thử thách này, nhưng con cái anh chị em không nên phải gánh cái gánh nặng ly thân này hay bị dùng làm con tin chống người phối ngẫu kia. Chúng nên được lớn lên mà tai thì được nghe mẹ chúng nói tốt cho cha chúng, cho dù họ không còn ở với nhau nữa, và cha chúng nói tốt cho mẹ chúng. Quả là vô trách nhiệm khi làm mất uy tín của cha mẹ kia như phương thế chiếm tình âu yếm của con cái, hay để trả thù hoặc tự biện minh cho mình. Làm thế sẽ ảnh hưởng tới sự thanh tĩnh nội tâm của con cái và gây nên những vết thương khó lành”.
Sở dĩ có lời kêu gọi thống tiết ấy là vì theo Đức Phanxicô, “có phải chúng ta đang trở nên tê cóng đối với các thương tích trong linh hồn các trẻ em” trên hay không, mà quên, không “cảm nhận được gánh nặng tâm lý mênh mông của các trẻ em trong các gia đình” đổ vỡ. Chính vì thế, “các cộng đồng Kitô hữu không nên bỏ rơi các cha mẹ ly dị đã bước vào cuộc kết hợp mới, nhưng nên bao gồm và nâng đỡ họ trong cố gắng dưỡng nuôi con cái của họ. Làm thế nào ta có thể khuyến khích các cha mẹ này làm mọi sự có thể làm để dưỡng dục con cái họ trong đời sống Kitô hữu, làm gương cho chúng về một đức tin có cam kết và thực tiễn, nếu ta giữ họ ở một khoảng cách xa đời sống cộng đồng, như thể họ bị tuyệt thông cách nào đó? Ta phải từ bỏ việc hành xử theo cách chất thêm gánh nặng mà trẻ em trong các hoàn cảnh này vốn đã phải vác rồi!” (246).
Cốt lõi khả thể rước lễ
Thiển nghĩ đấy chính là cốt lõi của khả thể cho phép người ly dị tái hôn được rước lễ.
Trước nhất, theo Đức Phanxicô, vì cứ nghĩ rằng mọi sự đều trắng và đen, nên đôi khi ta chặn đường ơn thánh và phát triển. “Nên nhớ một bước nhỏ giữa nhiều giới hạn lớn lao của con người có thể làm Thiên Chúa vui lòng hơn một đời sống bề ngoài xem ra đàng hoàng nhưng với ngày tháng trôi qua không hề phải đối phó với các khó khăn lớn lao”.
Đức Phanxicô cho rằng những người thuộc loại đầu quả có tham dự vào đời sống Giáo Hội dù “một cách bất toàn, vì nhìn nhận rằng ơn Chúa cũng hoạt động trong đời họ bằng cách ban cho họ lòng can đảm để làm điều tốt, săn sóc lẫn nhau trong yêu thương và phục vụ cộng đồng nơi họ sống và làm việc” (số 291). Họ thể hiện lý tưởng hôn nhân Kitô Giáo “ít nhất từng phần và theo phương thức loại suy. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng quả quyết rằng Giáo Hội không coi thường các yếu tố xây dựng trong các hoàn cảnh chưa hoặc không còn tương hợp với giáo huấn về hôn nhân của mình nữa” (292).
Các yếu tố đó là việc “đạt được một sự ổn định đặc thù, được luật pháp thừa nhận, có đặc điểm của một lòng âu yếm sâu đậm và có trách nhiệm đối với con cái, và chứng tỏ có khả năng vượt qua thử thách”. Các yếu tố này “có thể dẫn đến sự cởi mở lớn hơn đối với Tin Mừng hôn nhân trong tính viên mãn của nó” (293), theo “luật tiệm tiến” của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II: “con người nhân bản “biết, yêu và thực hiện điều tốt về luân lý theo các giai đoạn tăng trưởng khác nhau”, mà ngài tin là nhờ ơn thánh (294).
Đó là chủ trương của Giáo Hội ngay từ đầu: không loại bỏ mà phục hồi, “tuôn đổ dầu thơm thương xót của Thiên Chúa trên tất cả những ai kêu xin với một tâm hồn thành thực” (296).
Nói đến những người ly dị tái hôn, Đức Phanxicô cho rằng họ thuộc nhiều hoàn cảnh khác nhau, mà ta cần biện phân, nhưng kể cả những người coi thường giáo huấn của Giáo Hội, “cũng vẫn có cách nào đó để tham dự vào đời sống cộng đồng, hoặc trong dịch vụ xã hội, các buổi tụ tập để cầu nguyện hay một cách khác do sáng kiến riêng của họ gợi ý, với sự biện phân của linh mục quản xứ” (297).
Các hoàn cảnh ly dị và tái hôn khác nhau là a) hoàn cảnh trong đó, “cuộc kết hợp thứ hai được củng cố với thời gian, có những đứa con mới, được chứng thực là trung thành, hiến thân quảng đại, có cam kết Kitô Giáo, ý thức tính bất hợp lệ của nó và cả sự khó khăn lớn lao này là nếu trở lại chắc chắn lương tâm sẽ cảm thấy có lỗi”; b) hoàn cảnh “trong đó, vì các lý do nghiêm túc, như việc dưỡng dục con cái chẳng hạn, người đàn ông và người đàn bà không thể thỏa mãn nghĩa vụ phải ly thân”; c) trường hợp trong đó, “tuy cố gắng hết sức để cứu vãn cuộc hôn nhân đầu của họ nhưng vẫn bị bỏ rơi một cách bất công”; d) “những người đã bước vào cuộc kết hợp thứ hai vì lý do dưỡng dục con cái, và đôi khi chủ quan tin chắc trong lương tâm rằng cuộc hôn nhân đầu, đã bị tan vỡ không thể cứu chữa, chưa bao giờ thành sự cả”. Những hoàn cảnh này khác hẳn với “chuyện khác là cuộc kết hợp mới, phát sinh từ cuộc ly dị mới đây, với tất cả mọi đau khổ và bối rối có thể gây ra cho con cái và mọi gia đình, hay trường hợp một người liên lỉ không chu toàn các nghĩa vụ của mình đối với gia đình” (298).
Đức Phanxicô nhất trí với nhiều nghị phụ Thượng Hội Đồng rằng những người ly dị tái hôn “nên được hội nhập nhiều hơn vào các cộng đồng Kitô Giáo… không những để họ thấy họ vẫn thuộc về Nhiệm Thể Chúa Kitô là Giáo Hội, mà còn để họ có được một cảm nghiệm hân hoan và sinh hoa trái trong Nhiệm Thể ấy. Họ là người đã rửa tội, họ là anh chị em, Chúa Thánh Thần tuôn đổ các ơn phúc và đặc sủng vào trong họ để sinh ích cho mọi người”. Nhất là vì điều này “cần thiết đối với việc săn sóc và giáo dục con cái họ, vốn phải được coi là quan trọng nhất” (299).
Tóm lại, con cái được Đức Phanxicô đặc biệt chú ý trong các cuộc hôn nhân gặp khủng hoảng, tan vỡ và bất hợp lệ, chúng là một trong những yếu tố giảm khinh khiến có khả thể những cuộc hôn nhân bất hợp lệ không còn là trở ngại đối với việc lãnh nhận các bí tích.
Giảm khinh và lương tâm
Về các yếu tố giảm khinh, Đức Phanxicô cho biết một số khía cạnh: “Một chủ thể rất có thể biết đầy đủ về qui luật, thế nhưng lại gặp khó khăn lớn trong việc hiểu rõ ‘các giá trị cố hữu của nó’ hay rơi vào một hoàn cảnh cụ thể không giúp họ hành động khác đi và quyết định cách khác mà không phạm tội thêm” (301). Ngoài ý kiến của các nghị phụ (Relatio Finalis 2015, 51) ra, Đức Phanxicô còn dựa vào Thánh Tôma Aquinô (Summa Theologiae I-II, q. 65, art. 3 ad 2; De Malo, 2, art. 2.) và cả Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo (No. 1735) nữa để minh giải sự giảm khinh.
Như đã thấy, Sách Giáo Lý liệt kê các nhân tố giảm khinh sau đây: không biết, vô ý, bị cưỡng ép, sợ hãi, thói quen, quyến luyến vô trật tự và các nhân tố tâm lý hay xã hội khác. Các nhân tố khác này, theo Sách (số 2352), có thể là “sự thiếu chín chắn về cảm giới, sức mạnh của thói quen đã mắc phải, các tình trạng lo âu xao xuyến”.
Thiển nghĩ, đến đây, các quan điểm tích cực của Đức Phanxicô đối với những hoàn cảnh hôn nhân “bất hợp lệ nhất” là ly dị và tái hôn không gây thắc mắc bao nhiêu ngay đối với các vị Hồng Y “dubia” nhưng khi ngài nói đến lương tâm ở số 303, thì hình như cung giọng trở nên cảm kích một cách lạ thường khiến nhiều người lo âu.
Ngài viết: “lương tâm không những có thể thừa nhận rằng một hoàn cảnh nhất định nào đó không tương ứng một cách khách quan với các đòi hỏi tổng quát của Tin Mừng. Nó còn có thể thành thực và trung thực nhìn nhận rằng đối với hiện nay, đây là đáp ứng quảng đại nhất có thể có đối với Thiên Chúa, và tiến tới chỗ nhìn thấy một cách khá chắc chắn rằng về phương diện luân lý thì đây là điều chính Thiên Chúa đòi hỏi giữa tính phức tạp cụ thể trong các giới hạn của họ, dù nó chưa trọn vẹn là lý tưởng khách quan”.
Với những nhân tố như trên, Đức Phanxicô cho rằng: “Vì các hình thức của điều kiện hóa và các nhân tố giảm khinh, rất có thể, dù ở trong một hoàn cảnh tội lỗi khách quan, một hoàn cảnh có thể không bị qui tội về phương diện chủ quan, một ai đó vẫn có thể sống trong ơn thánh Chúa, vẫn có thể yêu thương và lớn lên trong đời sống ơn thánh và đức ái, trong khi lãnh nhận sự giúp đỡ của Giáo Hội để tiến tới mục tiêu này” (305).
Chính ở đây, có ghi chú thời danh 351 gây tranh cãi không thể nào nguôi: “Trong một số trường hợp, điều này có thể bao gồm sự trợ giúp của các bí tích. Do đó, ‘tôi muốn nhắc nhở các linh mục điều này: không được coi tòa giải tội như phòng tra tấn, mà đúng hơn là nơi gặp gỡ với lòng thương xót của Chúa’ (Tông Huấn Evangelii Gaudium [24-11-2013], 44: AAS 105 [2013], 1038). Tôi cũng muốn nhấn mạnh rằng Phép Thánh Thể ‘không phải là một phần thưởng cho người hoàn hảo, nhưng là một món thuốc và món ăn mạnh mẽ cho người yếu đuối’ (Như trên, 47: 1039)”.
Con đường đức ái
Dù những điều trên có thể gây tranh cãi, nhưng không ai bác bỏ được điều này: chúng cho thấy người ly dị tái hôn quả chiếm một chỗ rất quan yếu trong trái tim Đức Phanxicô, vị Giáo Hoàng đã nhấn mạnh tới lòng thương xót ngay trong khẩu hiệu của mình và từ những ngày đầu tiên của triều giáo hoàng.
Chính vì thế, ngài nhấn mạnh đến via caritatis (con đường đức ái): nó là qui luật đầu tiên của Kitô hữu, nó che phủ rất nhiều tội lỗi (số 306). Luận lý học của ngài như sau: Giáo Hội không ngừng đề cao lý tưởng hôn nhân, làm ngược lại là “không trung thành với Tin Mừng”, ưu tiên vì thế là củng cố các cuộc hôn nhân (số 307). Nhưng “dù không sao lãng lý tưởng Tin Mừng, ta vẫn cần phải đồng hành một cách đầy thương xót và nhẫn nại với các giai đoạn có thể có trong việc tăng trưởng bản thân khi chúng xuất hiện từ từ”, chừa chỗ cho “lòng thương xót của Chúa, một lòng thương xót thúc đẩy ta cố gắng hết sức”. Tôi hiểu những ai vẫn thích lối chăm sóc mục vụ khắt khe hơn, vốn không có chỗ cho mơ hồ. Nhưng tôi thành thực tin rằng Chúa Giêsu muốn có một Giáo Hội biết lưu ý tới điều tốt mà Chúa Thánh Thần vốn gieo vào giữa sự yếu đuối của con người, là một Bà Mẹ, dù lớn tiếng nói rõ giáo huấn khách quan của mình, “vẫn luôn làm bất cứ điều tốt nào có thể làm, cho dù trong khi làm thế, giầy dép của mình bị vấy bẩn bởi đất bùn hè phố”. Khi đề xuất với tín hữu lý tưởng trọn vẹn của Tin Mừng và giáo huấn của Giáo Hội, các mục tử của Giáo Hội cũng phải giúp họ cư xử với những người yếu đuối một cách cảm thương, tránh làm bực mình hay phán đoán khắc nghiệt hoặc hấp tấp thái quá” (số 308).
Tóm lại, Đức Phanxicô cố gắng hết sức trong việc vận động toàn thể Giáo Hội giảm mắt luật lệ tăng mắt đức ái trong cách tiếp cận với những người “bất hợp lệ nhất”, tức những người Công Giáo ly dị và tái hôn. Ngược, lại, ngài mong những người này tích cực đáp ứng: “Tôi khuyến khích các tín hữu đang rơi vào các hoàn cảnh phức tạp hãy tin tưởng nói chuyện với các mục tử của mình hay với các tín hữu có đời sống dấn thân cho Chúa. Có thể không phải lúc nào họ cũng tìm được nơi các tín hữu này sự xác nhận đối với các ý nghĩ hay ước vọng của họ, nhưng chắc chắn họ sẽ nhận được một chút ánh sáng nào đó giúp họ hiểu rõ hơn hoàn cảnh của họ và tìm ra nẻo đường tăng trưởng bản thân” (số 312).
Kỳ sau: Con cái của ly dị
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét