CHÚA NHẬT
13/10/2013
Chúa Nhật 28 Quanh
Năm Năm C
(Phần II)
Giáo Lý Phúc Âm Chúa Nhật XXVIII Quanh
Năm C, ngày 13.10.2013
CHÚA NHẬT XXVIII QUANH
NĂM, NĂM C
Sách Các Vua quyển thư II
5.14-17; Thư Thứ Hai của Thánh Phaolô gửi Timôtê 2.8-13
và Phúc Âm Thánh
Luca 17. 11-19
I. Giáo Huấn P.Â.:
Thế giới loài người tội
lỗi như những người mắc bệnh phong cùi: Họ bị trở nên xấu xa, ô uế và bị từ
chối quyền hiệp thông trong gia đình Thiên Chúa.
Chúa Giêsu, Người của
Thiên Chúa, được sai đến trần gian như vị cứu tinh để chữa lành thế giới tội
lỗi. Muốn được chữa lành phải tin Chúa Giêsu là Vị Cứu Thế và phải kêu cầu “Lạy
Chúa Giêsu, xin dủ lòng thương xót chúng tôi!”
Chúa Giêsu đến với người
tội lỗi để mang con người trở lại tình trạng tốt lành nguyên thuỷ: trong sạch
và được hoàn trả lại tình trạng làm con Thiên Chúa, sống trong Gia đình Thiên
Chúa.
Con người phải ý thức
thân phận tội lỗi của mình để kêu Chúa cứu chữa. Một khi đã được chữa lành,
phải biết cúi đầu cảm nhận và tri ơn Chúa.
II.
Vấn nạn P.Â.
Ý
nghĩa chuyện tiên tri Elisha và tướng Naaman, người phong cùi xứ Aram trong bài
đọc một lấy từ sách các Vua quyển II.
Tiên
tri Elisha: Tiên tri Elisha là con trai của Shaphat, người vùng
Abel-Meholah. Elisha được chọn làm môn đệ của Đại Tiên Tri Elia đang khi Ông
nầy đang cày ruộng với 12 con bò. Elia chọn Elisha bằng cách ném chiếc áo
choàng lên Elisha, như dấu chỉ thừa hưởng quyền làm tiên tri. Elisha giết bò và
lấy cày làm củi để nấu thức ăn đãi tiên tri Elia. Sau khi Elia được cất
về trời trong cơn gió lốc. Elisha đóng vài trò làm tiên tri cho Do Thái suốt 60
năm từ năm 892-832 trước Công nguyên như trong Sách Các Vua quyển II ghi lại ở
chương 5.8.
Elisha
kế thừa sự nghiệp tiên tri của Elia và nổi tiếng với những việc lạ thực hiện
nhân danh Thiên Chúa Giavê như sau:
Elisha
đã trả ơn cho bà goá thành Sarepta bằng cách cho dầu ăn trong bình chứa nhà bà
không bao giờ cạn như được ghi lại trong sách các Vua quyển II chương
4:1-7. Tiên tri đã cho con trai người đàn bà xứ Shunam được sống lại như
được ghi trong sách các Vua quyển II chương 4.38-41. Nhất là tiên tri đã chữa
tướng Naaman, người Aram khỏi bệnh phong cùi bằng cách bảo ông tắm bảy lần
trong giòng sông Jordan như được ghi lại trong sách các Vua quyển II chương
5.1-19. Khi quân đội vua Giêhôram lâm cảnh khát nước trần trọng, tiên tri đã
cầu cho mưa rơi xuống có nước cho toàn quân uống thoả thuê như ghi lại trong
Sách các Vua quyển II chương 3.9-20. Tiên tri đã làm phép lạ biến hai mươi ổ
bánh nuôi một trăm người ăn uống phủ phê.
Bài đọc I một hôm nay,
chuyện tiên tri Elisha chữa tướng Naaman khỏi bệnh phong cùi có một tương quan
rất gần với ý nghĩa của bài Phúc Âm Thánh Luca, việc Chúa chữa lành mười người
phong cùi.
Tướng Naaman đã tìm đến
với tiên tri Elisha và đã được khỏi bệnh cùi. Ông ta đã phải tin tưởng vào
quyền năng của Thiên Chúa nơi con người của Chúa là tiên tri Elisha. Ông đã
phải vâng theo lệnh của tiên tri và xuống tắm bảy lần trong giòng sông Giôđan,
cho dù nước của sông nầy không sạch bằng sông Damacus bên xứ Ông. Tướng Naaman
dìm người bảy lần trong giòng sông Giôđan và da thịt ông trở nên như da thịt
một trẻ nhỏ. Tướng Naaman đã tuyên tín rằng: Không đâu có Thiên chúa ngoại trừ
ở Do Thái.
Naaman được sạch bệnh
phong cùi không phải vì nước sông Jordan. Nước sông Jordan chỉ là một
phương tiện Thiên Chúa dùng để làm cho Naaman được sạch. Đi tắm bảy lần tại
sông Jordan, giúp Naaman diễn tả thái độ tin tưởng cần thiết để có thể lãnh
nhận ơn Thiên Chúa. Nếu Naaman không có thái độ thần phục tin tưởng nầy qua việc
đi tắm như tiên tri yêu cầu, thì ông không thể khỏi bệnh. Nước sông Jordan và
lòng tin phải có, đã giúp Naaman được lành bệnh.
Trong bài Phúc Âm Thánh
Luca hôm nay, Chúa Giêsu đã chạnh lòng thương xót và chữa lành mười người phong
cùi vì họ đã van xin “Lạy Thầy Giêsu, xin dủ lòng thương chúng tôi!” Lời van
xin của mười người phong cùi bộc lộ niềm tin nơi Chúa Giêsu là người của Thiên
chúa, là Đấng có thể chữa lành bệnh tật, là Đấng sẽ làm cho họ được thanh sạch
và hoàn trả họ lại cuộc sống trong cộng đoàn dân Thánh Chúa.
Người ta thường giải
thích rằng: ý chính của bài Phúc Âm chữa mười người phong cùi là bài học về
lòng biết ơn vì chỉ có một người trở lại sấp mình dưới chân chúa và tạ ơn Ngài.
Chình Chúa đã hỏi “Không phải tất cả mười người được khỏi bệnh sao? Còn chín
người kia đâu sao không thấy trở lại tôn vinh Thiên Chúa mà chỉ có người ngoại
này?”
Tôi không nghĩ rằng giáo
huấn về lòng biết ơn hay tri ơn là chủ đề hay trọng tâm giáo huấn của Phúc Âm
hôn nay. Nhưng là niềm tin vào Chúa Giêsu, là người của Thiên Chúa, là Đấng cứu
thế, Đấng có thể làm cho con người khỏi bệnh tật và mang con người trở lại tình
trạng trong sạch buổi ban đầu. Đây là trọng điểm của Giáo Huấn, vì:
Bài Phúc Âm hôm nay nối
tiếp bài phúc âm Chúa Nhật 27 quanh năm của tuần vừa qua, Phúc Âm Luca 17.5-10
nói về lòng tin nhỏ bé chỉ cần bằng hạt cải cũng có thể làm những chuyện chuyển
núi dời non. Việc chuyển núi dời non không là chuyện con người làm được, nhưng
là chuyện của Thiên chúa quyền năng, Chúa thực hiện vì con người có lòng tin
vào Chúa. Vì Chúa làm tất cả, nên con người phải nhìn nhận mình chỉ là đầy tới
vô dụng.
Phúc Âm hôm nay, chương
17 từ câu 11-19, nói về niềm tin của mười người phong cùi, niềm tin họ chỉ bằng
hạt cải được thể hiện qua lời kêu xin thành khẩn “Lạy Thầy Giêsu, xin thương
cứu chúng con!” Niềm tin nhỏ bé nhưng bày tỏ đúng lúc, đúng người và đúng trọng
điểm của đức tin “Chúa Giêsu là người của Thiên Chúa, là Đấng Cứư Thế!
Tôi không chối bỏ bài học
về lòng tri ơn Thiên Chúa trong bài Phúc Âm mười người phong cùi được chữa
lành. Nhưng bài học về lòng tri ơn không là trọng tâm của giáo huấn. Hơn nữa,
lòng biết ơn nầy phải được thực hiện bằng việc: quay lại, sấp mình dưới chân
Chúa và lớn tiếng tôn vinh Thiên Chúa, tức chân nhận Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế
và mình đã được nhận lãnh ơn ứu độ. Ơn cứu độ là được tha tội và được hoàn trả
lại tình trạng ân sủng, tức tình trạng nghĩa tử lúc ban đầu. Nếu so sánh lòng
biết ơn với Đức Mến, thì phải cần có Đức Tin: Tin Chúa Giêsu là Đấng Cứu Thế và
cảm tạ ơn Ngài vì ơn cứu độ Ngài ban cho chúng ta. Nên lòng biết ơn hay đức mến
đến sau và làm trọn vẹn cho Đức tin vào Chúa Giêsu “Lạy Thầy Giêsu, xin thương
cứu chúng con!”
Luật liên quan tới sạch và dơ được qui định trong sách
Lêvi Lv 13,18-59
Tư Tế
có quyền thẩm định bệnh phong cùi cũng như sạch và dơ
Sách
Lêvi chương 13,18-23 nói: “Khi thịt có ung nhọt trên da mà đã lành, nhưng nếu
nơi mọc ung nhọt lại có mụt trắng hay đốm trắng hoe đỏ, người ấy sẽ để tư tế
xem bịnh. Tư tế xem bịnh và nếu thấy nó có vẻ lõm hơn nền da, và lông đã hóa
trắng, tư tế sẽ tuyên bố nó dơ: đó là vết thương bịnh phong đã lở lói trong ung
nhọt. Nếu tư tế xem vết thương và thấy trong đó không có lông trắng và không
lõm hơn nền da, và nó đã sạm lại, tư tế sẽ giam cứu người ấy bảy ngày. Nếu nó
cứ lan trên da, tư tế sẽ tuyên bố nó dơ: đó là vết thương. Nhưng nếu đốm ấy
dừng lại không lan, đó là sẹo của ung nhọt! Tư tế sẽ tuyên bố người ấy sạch.
Sách
Lêvi Chương 13, từ câu 24-28 nói:” Khi da thịt bị lửa phỏng và vết thương phỏng
sinh thịt non làm thành đốm trắng hoe đỏ hay toàn trắng nhợt, tư tế xem bịnh và
nếu thấy lông hóa trắng trên đốm và hình như lõm sâu hơn nền da: đó là phong lở
lói nơi vết phỏng! Tư tế sẽ tuyên bố nó dơ: đó là vết thương bịnh phong! Nhược
bằng tư tế xem bịnh và thấy nơi đốm không có lông trắng cũng không lõm hơn nền
da và nó đã sạm lại, tư tế sẽ giam cứu người ấy bảy ngày. Ngày thứ bảy, tư tế
xem bịnh nó. Nếu thực đốm lan trên da, tư tế sẽ tuyên bố người ấy nhơ: đó là
vết thương bịnh phong! Còn nếu đốm dừng yên không lan trên da, nhưng đã sạm
lại: đó là mụt vì phỏng! Tư tế sẽ tuyên bố là người ấy sạch, vì đó là sẹo vết
phỏng.
Sách
Lêvi Chương 13, từ câu 29-37 nói: Khi người đàn ông hay đàn bà
nào có vết thương nơi đầu hay nơi cằm, tư tế sẽ xem vết thương và nếu thấy hình
như nó sâu hơn nền da và lại có lông hoe vàng trong đó và mịn, tư tế sẽ tuyên
bố người ấy dơ: đó là chốc; đó là chứng phong nơi đầu hay nơi cằm! Khi tư tế
xem vết thương chốc và nếu thấy hình như không sâu hơn nền da và không có lông
đen trong đó, tư tế sẽ giam cứu người có vết thương chốc bảy ngày. Ngày thứ
bảy, tư tế sẽ xem vết thương và nếu thấy chốc không lan và nơi đó không có lông
hoe vàng và chốc hình như không sâu hơn nền da, người ấy sẽ cạo đầu, cằm, nhưng
không cạo chốc. Và tư tế sẽ giam cứu người bị chốc bảy ngày nữa. Ngày thứ bảy
tư tế sẽ xem vết chốc và nếu thấy chốc không lan trên da và hình như nó không
sâu hơn nền da, tư tế sẽ tuyên bố người ấy sạch. Người ấy sẽ giặt áo sống đi và
được sạch. Nhưng nếu khi tẩy uế rồi, chốc cứ lan ra thực, 36tư tế xem bịnh nó
và nếu chốc lan trên da, tư tế sẽ không cần xem có lông hoe vàng hay không:
người ấy nhơ! Nhưng nếu theo mắt ngài thấy, chốc ngừng yên và có lông đen mọc
trong đó, thì chốc đã lành: người ấy đã sạch và tư tế tuyên bố người ấy sạch.
Sách
Lêvi chương 13, từ cầu 45-59 nói về qui chế cách ly dành cho người bị bệnh
phong cùi và thiêu huỷ những vật dụng liên quan đến bệnh phong cùi “Người
bị bịnh phong có vết thương nơi mình, thì áo xống phải xé tả tơi, đầu để tóc
rối che mình đến râu mép và kêu: nhơ, nhơ! Bao nhiêu ngày còn mang vết
thương nơi mình, người ấy mắc uế, nó nhơ, nó sẽ ở riêng một mình, chỗ nó ở phải
để bên ngoài trại. Khi áo mà có vết thương phong hủi, dù là nơi áo len hay áo
vải, nơi sợi dọc hay sợi ngang của tấm vải hay tấm len, nơi da hay nơi vật gì
bất cứ làm bằng da, nếu có vết thương xanh xanh hay đo đỏ nơi áo, nơi da, nơi
sợi dọc sợi ngang hay nơi đồ gì bất cứ bằng da: Đó là vết phong hủi: người ta
sẽ tỏ cho tư tế xem. Tư tế sẽ xem xét vết thương ấy và giam cứu vật có vết
thương bảy ngày. Ngày thứ bảy ngài sẽ xem xét vết thương, nếu thấy vết thương
loang ra nơi áo, nơi sợi ngang hay sợi dọc, nơi da và vật gì bất cứ làm bằng
da, vết thương ấy là phong hủi dễ lây: Đó là vật dơ. người ta sẽ đốt đi, áo hay
sợi ngang sợi dọc len hay vải hay đồ đoàn gì bất cứ bằng da mà có vết thương
ấy: Đó là phong hủi dễ lây! Phải phóng hỏa nó đi! Đó là phòng loan lở, ngươi sẽ
phóng hỏa vật có vết thương ấy! Áo hay sợi ngang sợi dọc hay đồ gì bất cứ bằng
da, ngươi giặt rồi và vết thương đã biến, người ta giặt nó lần nữa và nó là
sạch. Đó là luật về vết thương phong hủi nơi áo len hay áo vải, hay sợi ngang
sợi dọc hay đồ gì bất cứ bằng da, để tuyên bố nó là sạch hay là dơ ".
Luật
liên quan tới sạch và dơ trong Sách Lêvi được áp dụng triệt để trong thời Chúa
Giêsu. Phúc Âm nói “Lúc Người vào một làng kia thì có mười người phong cùi đón
gặp Người. Họ đứng lại đàng xa và kêu lớn tiếng “Lạy Thầy Gisêsu, xin dủ lòng
thương chúng tôi! Thấy vậy, Đức Chúa Giêsu bảo họ “Hãy đi trình diện với các tư
tế!”
Người
phong cùi bị coi như dơ bẫn, ô uế, phải sống xa người lành sạch. Họ ăn mặc rách
rưới và trên tay luôn có chuông để báo động “dơ bẩn!” cho mọi người xa tránh
họ. Họ đứng từ đàng xa kêu cầu Chúa Giêsu cứu họ. Chúa Giêsu đã bảo họ “Hãy đi
trình diện với các thầy tư tế!” Thầy tư tế có quyển thẩm định bệnh cùi và tuyên
bố ai sạch và ai dơ là vì: Có bệnh, có nghĩa là có tội. Có bệnh có nghĩa là bị
loại khỏi sinh hoạt cộng đoàn. Linh mục trong thời Cựu Ước là người có quyền
tuyên bố người mắc bệnh hay khỏi bệnh, người nào sạch hay kẻ nào dơ, người nào
được quyền trở lại sống chung trong cộng đoàn và người nào không.
Đau
khổ tinh thần của người bị bệnh phong cùi: bị khai trừ khỏi cộng đoàn nhân loại
và bị xếp vào hạng dơ bẫn, bị mọi người xa tránh.
Chúa
Giêsu là người của Thiên Chúa, như tiên tri Elisa trong bài đọc một trích từ
sách các vua. Họ tin tưởng kêu Chúa cứu chữa. Chúa chữa người phong cùi khỏi
bệnh, có nghĩa là phục hồi quyền chung sống trong cộng đoàn nhân loại. Cùng một
cách thức, Chúa cứu chúng ta khỏi tội lỗi và dơ bẩn. Ngài trả lại cho chúng ta
tình trạng sạch sẽ như thuở ban đầu và phục hồi quyền làm con Thiên chúa, sống
trong cộng đoàn Dân Thánh chúa.
Chúa Giêsu chữa bao nhiêu
người phong cùi?
Sao Ngài không chữa hết
tất cả người phong cùi thời ấy?
Người ta có thể liệt kê
được tất cả 34 phép lạ Chúa Giêsu thực hiện. Trong số nầy có hai phép lạ chữa
lành những nạn nhân phong cùi:
Trong Phúc Âm Matthêô
8:1-3 và trong Phúc Âm Thánh Marcô 1:40-42 tường thuật rằng: Sau bài giảng trên
núi, đám đông kéo đến với Chúa. Có một người bị bệnh phong cùi đến quì trước
Ngài và van xin “Nếu Ngài muốn, Ngài có thể chữa tôi hết bệnh!” Chúa Giêsu chạm
đến người phong cùi và nói “Ta muốn anh khỏi bệnh!” Lập tức bệnh cùi biến mất.
Trong bài Phúc Âm Thánh
Luca 17:11-19 hôm nay, Chúa chữa 10 người phong cùi vì họ đã tin Chúa là Đấng
cứu thế và kêu cầu “Lạy Thầy Giêsu, xin cứu chữa chúng tôi!” Chúa bảo họ đi
trình diện tư tế và tất cả 10 người đã được lành sạch.
Như vậy chỉ có 11 người
được chữa khỏi bệnh cùi. Chắc chắn còn hàng ngàn nạn nhân phong cùi khác rất
ước mong được chữa lành? Chúa không chữa lành tất cả nạn nhân phong cùi.
Cũng giống như Chúa cũng không cho tất cả những ai chết sống lại, mà chỉ có con
trai bà goá thành Naim, con gái Ông Giairô và Lazarô bạn của Chúa. Lý do:
Phép lạ được thực thi
không nhằm mục đích chữa bệnh hay cứu sống phần xác, nhưng nhằm chứng minh
rằng:
Chúa Giêsu là Đấng Cứu
Thế đã được các tiên tri loan báo.
Chúa Giêsu là con Thiên
Chúa, Đấng được Thiên Chúa sai đến để cứư con người khỏi tội và ban cho
con người sự sống vĩnh cửu.
Chúa Giêsu không làm vai
trò của thầy thuốc chữa bệnh thể lý. Nhưng qua việc chữa bệnh phần xác, Chúa
hướng đến việc chữa trị phần tâm hồn mà chúng ta gọi là cứu độ.
Chương trình cứu độ được
Thiên Chúa thực hiện không chỉ với quyền năng phi thường, nhưng với sự hợp tác
của các tông đồ, và của các môn đệ Chúa.
Tất cả chúng ta được kêu
gọi làm môn đệ Chúa để mang tin mừng cứu độ loan truyền khắp thế gian. Chúng ta
có bổn phận tiếp tục thực hiện những phép lạ chữa bệnh tâm linh mà Chúa đã dùng
phép lạ chữa bệnh thể lý để chứng minh vai trò cứu nhân độ thế của Chúa và của
Giáo Hội.
III.
Thực hành P.Â.:
Xin góm nhặt những mẫu chuyện về lòng tri ơn:
Dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện
1. Có một người đạo đức thật sự và
có lòng tin tưởng mạnh mẽ vào tình yêu thương của Chúa. Một ngày kia, ông
bị bọn cướp trấn lột và đêm hôm đó, Ông đã ghi vào nhật ký đời mình những hàng
chữ như sau: Hãy luôn cảm tạ ơn Chúa vì:
Mình
vẫn còn may mắn chán so với nhiều người! Vì cho đến bây giờ mình mới bị ăn
cướp.
Mình
vẫn còn may mắn chán so với nhiều người! Vỉ chỉ mất tiền, chứ mạng sống vẫn an
toàn.
Mình
vẫn còn may mắn chán so với nhiều người! Vì những gì bị ăn cướp là những quà
tặng của Chúa cho ta! Bây giờ coi như Chúa tặng cho người tước đoạt chúng từ
ta.
Mình
vẫn còn may mắn chán so với nhiều người! Vì ta bị ăn cướp chứ ta chưa đến nỗi
phải đi ăn cướp!
Chúng
ta cần nhận ra nhiều cái may trong cuộc sống để cảm tạ Thiên chúa. Một trong
những cái may lớn nhất trong đời là có đức tin vào Thiên Chúa là Đấng sẽ ban ơn
cứu độ cho chúngt ta.
2. Có một cô gái trẻ xinh đẹp nhưng vô phước bị mủ cả hai mắt. Cô căm
ghét bản thân mù loà của mình. Cô căm ghét tất cả mọi người ngoại trừ
người bạn trai của cô. Người bạn trai này luôn bên cạnh cô, chăm sóc và an ủi
cô mỗi ngày. Cô đã quả quyết rằng nếu có được một đôi mắt sáng và nhìn được thế
giới này thì cô sẽ cưới ngay người bạn trai của mình làm chồng.
Một ngày nọ, có một người
đã tặng đôi mắt sáng của mình cho cô gái và cô có thể nhìn thấy tất cả và tất
nhiên là thấy được người bạn trai của mình. Người bạn trai của cô đã hỏi cô
“Bây giờ em đã nhìn thấy được tất cả, vậy em có bằng lòng lấy anh làm chồng
không?” Cô gái đã thật sự bị sốc khi cô nhìn thấy người bạn trai của mình vì
anh ta cũng bị mù và cuối cùng … cô đã từ chối và không giữ lời hứa của mình.
Người bạn trai của cô đã
ra đi trong nước mắt và sau đó anh viết thư về cho cô gái chỉ với một hàng chữ
“HÃY GIỮ GÌN VÀ CHĂM SÓC ĐÔI MẮT CỦA ANH!”.
Không có mấy người nhớ
đến cuộc sống cũ của mình: bất hạnh hay bệnh tật.
Không có mấy người nhớ
đến những người đã luôn ở bên cạnh mình, đã nâng đỡ mình trong những lúc khó
khăn và thất vọng.
Không có mấy cha xứ đã
nhớ đến những người đã giúp đỡ mình từng li từng tí khi mình mới chân ướt chân
ráo đến một giáo xứ.
3. Một
em bé trai bị mù, ngồi bên lề đường, với một cái nón đặt gần chân nó. Nó dựng một
tấm bảng có ghi như vầy: “Tôi bị mù, xin giúp tôi!”. Trong cái nón của nó, lúc
đó chỉ có thưa thớt một vài đồng bạc cắc.
Một
người đàn ông đi qua. Ông ta thò tay vào túi, lấy ra vài đồng bạc rồi thả vào
cái nón. Sau đó, ông với tay lấy cái bảng, xoay mặt sau ra phía trước và ghi
một vài chữ lên đó. Ông để tấm bảng lại chỗ cũ để những ai qua lại có thể đọc
được hàng chữ mới ông vừa viết lên đó.
Sau
đó cái nón của em bé mù bắt đầu có nhiều tiền. Có nhiều người hơn hồi sáng cho
tiền em bé mù này. Buổi chiều hôm ấy, người đàn ông đã đổi hàng chữ trên tấm
bảng, quay trở lại tìm đứa bé để xem tình hình ra sao. Đứa bé mù nhận ra bước
chân của người đàn ông này và hỏi: “Có phải chính ông đã đổi những hàng chữ
trên tấm bảng này? Ông đã viết gì trên tấm bảng vậy?”
Người
đàn ông bèn đáp: “Chú chỉ ghi ra sự thật mà thôi. Những gì chú ghi ra trên tấm
bảng cũng giống như câu cháu đã ghi, nhưng chỉ theo một cách thức khác thôi”
Người đàn ông đã viết trên tấm bảng như sau: “Hôm nay là một ngày đẹp trời
nhưng tôi không thấy được”.
Các
bạn có nghĩ rằng hàng chữ của em bé mù ăn xin và hàng chữ của người đàn ông có
cùng nói lên một ý nghĩa không? Dĩ nhiên, cả hai hàng chữ đều cho người ta biết
cậu bé bị mù và xin giùp đỡ. Nhưng hàng chữ thứ nhất chỉ nói rằng đứa bé bị mù,
vậy thôi. Nhưng hàng chữ thứ hai nói với mọi người rằng họ thật là may mắn bởi
vì họ không bị mù. Bây giờ các bạn có còn ngạc nhiên vì sao hàng chữ thứ hai,
do người đàn ông viết, gặt hái nhiều kết quả cho cậu bé mù.
Nhiều
khi chúng ta chỉ trình bày gương mặt thểu não hay đôi khi cảm động rưng rưng
ngấn lệ để tỏ lòng thương xót người cùng khổ. Có bao giờ chúng ta nghĩ đến một
cách thức chạnh lòng thương xót tích cực hơn chăng, chẳng hạn như tiết kiệm
chút ít giúp người phong cùi đang sống ẩn mình trong những gia đình vùng sâu
vùng xa như Cà Mau, Năm Căn không?
Xin
hãy làm một nghĩa cử thương xót tích cực để tỏ lòng tri ơn Chúa vì mình đã được
những món quà tặng thật quí báu như: Thân thể lành mạnh, đẹp trai, tốt tướng,
làm ăn có tiền, cơm dư ăn, quần áo thừa mứa không chỗ chứa. ... Xoay tấm bảng
lại! Hãy viết lên đó đôi hàng chữ liệt kê vài may mắn trong đời mình để nhận ra
bao nhiêu ơn lành Chúa ban. Để rồi, quay lại, cúi sâu trước ân tình Chúa và lớn
tiếng cảm tạ muôn hồng ân Chúa ban.
Lm. Phêrô Trần thế Tuyên
THIÊN
CHÚA BẤT TẬN TRONG CÔNG TRÌNH THI ÂN GIÁNG PHÚC! (CHÚA NHẬT XXVIII/C)
SUY NIỆM
Tri Ân là tâm tình cao quý nhất của kẻ bé nhỏ khiêm hạ cũng như của bậc quân tử của đấng trượng phu. Tri Ân biểu lộ một nền giáo dục sung mãn giúp con người biết nói lời Cám Ơn trong việc nhỏ cũng như trong việc lớn. Tri Ân không có biên giới cũng không phân biệt tuổi tác giai cấp. Lời tri ân là hương thơm tỏa ra từ môi miệng của người ý thức mình lãnh nhận một ân huệ mà mình không xứng đáng. Một ân huệ nhưng-không đến từ người có lòng tốt. Tri Ân càng cao cả hơn khi được biểu lộ với Đấng là THIÊN CHÚA, là CHA và là Chủ Tể sự sống của muôn vật muôn loài.
THIÊN CHÚA không bao giờ biết đến các giới hạn trong kho tàng phong phú khôn lường và khả năng thi ân vô biên. Không! Tuyệt đối Không! Con người trái lại rất nhỏ bé hạn hẹp và vô cùng tương đối. THIÊN CHÚA thì bất tận trong mọi công trình thi ân giáng phúc. THIÊN CHÚA ban cho con người ơn lành từng giây từng phút và trong mọi hoàn cảnh. Chân Lý này đủ để khuyến khích con người đặt trọn niềm tin tưởng nơi lòng từ bi nhân hậu vô bờ của THIÊN CHÚA. Và nhất là, biết dâng lời cảm tạ tri ân đối với mỗi một món quà, một hồng ân đến từ THIÊN CHÚA.
Mỗi ngày qua từ sáng sớm cho đến lúc chiều tối con người nhận không biết bao nhiêu ơn lành nhưng-không của THIÊN CHÚA. Rồi đi xa hơn. Từ khi mở mắt chào đời cho đến khi tắt thở xuôi tay trở về cùng THIÊN CHÚA con người cũng nhận được trăm trăm triệu triệu hồng ân. Mỗi giây phút trôi qua là một hồng ân sự sống. Nhưng rất thường khi con người sống cách vô tâm vô tình không bao giờ nghĩ đến ơn lành nhận lãnh để cám ơn THIÊN CHÚA và hướng lòng trí lên với Người. Cứ thế hết năm này qua năm khác cho đến khi phải ra đi trình diện trước tòa THIÊN CHÚA và phải tính sổ cùng trả lẽ trước mặt Người. Lúc ấy con người mới nhận ra mình đã hoang phí cuộc đời vì đã không bao giờ nói lời tri ân cũng như đã không sống xứng đáng với bổn phận làm con cái THIÊN CHÚA! Một linh hồn nơi Lửa Luyện Hình đã than thở rằng: ”Giá như chúng tôi chỉ được năm phút đồng hồ mà bạn phí phạm khi quay về với mình và tự hỏi tại sao thế này tại sao thế kia, thì có gì mà chúng tôi đã không làm để bày tỏ lòng tri ân thảo mến đối với Đấng là CHA nhân hậu vô biên?!”
Ngoài hồng ân sự sống, tín hữu Công Giáo còn đặc biệt tri ân vì hồng ân Đức Tin, được thuộc về Giáo Hội Công Giáo, duy nhất, thánh thiện và tông truyền. Nếu Đức Tin được xem như ”tuân phục” thì nó có vẽ bị giới hạn, nhưng trong thực tế Đức Tin được tỏ lộ như một ”đặc ân” một ”món quà” khi tín hữu Công Giáo ý thức về hiện trạng của mình. Thật thế, Đức Thánh Cha Phaolô VI xem Giáo Hội Công Giáo như Cộng Đoàn các hữu-thể được kêu gọi sống trong trật tự thể theo một kế hoạch siêu nhiên. Các tín hữu được hồng phúc thuộc về Giáo Hội Công Giáo sẽ tìm thấy nơi Giáo Hội định mệnh riêng của mình, lý do hiện hữu của mình, lời mời gọi chu toàn một sứ vụ và nhất là có niềm hy vọng trong cuộc sống. Trong Giáo Hội Công Giáo không ai bị lạc hướng, bị tuyệt vọng. Bởi vì, chính qua Đức Tin mà THIÊN CHÚA dẫn đưa con người đi từ bóng tối tiến về ánh sáng. Đây là lý do thúc đẩy các tín hữu Công Giáo luôn luôn sống trong tâm tình cảm tạ tri ân THIÊN CHÚA ngày qua ngày.
Xin kết thúc tâm tình tri ân với Thánh Vịnh 1 phác họa hai con đường mà mỗi tín hữu Công Giáo chân chính biết rõ phải chọn cho mình lối sống nào để đẹp lòng THIÊN CHÚA và để biểu lộ lòng tri ân Người.
Phúc thay người chẳng nghe theo lời bọn ác nhân,
chẳng bước vào đường quân tội lỗi,
không nhập bọn với phường ngạo mạn kiêu căng,
nhưng vui thú với lề luật Chúa,
nhẩm đi nhẩm lại suốt đêm ngày.
Người ấy tựa cây trồng bên dòng nước,
cứ đúng mùa là hoa quả trổ sinh,
cành lá chẳng khi nào tàn tạ.
Người như thế làm chi cũng sẽ thành.
Ác nhân đâu được vậy:
chúng khác nào vỏ trấu gió thổi bay.
Nên ngày xử án, bọn ác nhân làm sao đứng vững,
quân tội lỗi đâu được đoàn tụ với chính nhân!
Vì Chúa hằng che chở nẻo đường người công chính,
còn đường lối ác nhân đưa tới chỗ diệt vong.
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt (radiovaticana.va)
Tri Ân là tâm tình cao quý nhất của kẻ bé nhỏ khiêm hạ cũng như của bậc quân tử của đấng trượng phu. Tri Ân biểu lộ một nền giáo dục sung mãn giúp con người biết nói lời Cám Ơn trong việc nhỏ cũng như trong việc lớn. Tri Ân không có biên giới cũng không phân biệt tuổi tác giai cấp. Lời tri ân là hương thơm tỏa ra từ môi miệng của người ý thức mình lãnh nhận một ân huệ mà mình không xứng đáng. Một ân huệ nhưng-không đến từ người có lòng tốt. Tri Ân càng cao cả hơn khi được biểu lộ với Đấng là THIÊN CHÚA, là CHA và là Chủ Tể sự sống của muôn vật muôn loài.
THIÊN CHÚA không bao giờ biết đến các giới hạn trong kho tàng phong phú khôn lường và khả năng thi ân vô biên. Không! Tuyệt đối Không! Con người trái lại rất nhỏ bé hạn hẹp và vô cùng tương đối. THIÊN CHÚA thì bất tận trong mọi công trình thi ân giáng phúc. THIÊN CHÚA ban cho con người ơn lành từng giây từng phút và trong mọi hoàn cảnh. Chân Lý này đủ để khuyến khích con người đặt trọn niềm tin tưởng nơi lòng từ bi nhân hậu vô bờ của THIÊN CHÚA. Và nhất là, biết dâng lời cảm tạ tri ân đối với mỗi một món quà, một hồng ân đến từ THIÊN CHÚA.
Mỗi ngày qua từ sáng sớm cho đến lúc chiều tối con người nhận không biết bao nhiêu ơn lành nhưng-không của THIÊN CHÚA. Rồi đi xa hơn. Từ khi mở mắt chào đời cho đến khi tắt thở xuôi tay trở về cùng THIÊN CHÚA con người cũng nhận được trăm trăm triệu triệu hồng ân. Mỗi giây phút trôi qua là một hồng ân sự sống. Nhưng rất thường khi con người sống cách vô tâm vô tình không bao giờ nghĩ đến ơn lành nhận lãnh để cám ơn THIÊN CHÚA và hướng lòng trí lên với Người. Cứ thế hết năm này qua năm khác cho đến khi phải ra đi trình diện trước tòa THIÊN CHÚA và phải tính sổ cùng trả lẽ trước mặt Người. Lúc ấy con người mới nhận ra mình đã hoang phí cuộc đời vì đã không bao giờ nói lời tri ân cũng như đã không sống xứng đáng với bổn phận làm con cái THIÊN CHÚA! Một linh hồn nơi Lửa Luyện Hình đã than thở rằng: ”Giá như chúng tôi chỉ được năm phút đồng hồ mà bạn phí phạm khi quay về với mình và tự hỏi tại sao thế này tại sao thế kia, thì có gì mà chúng tôi đã không làm để bày tỏ lòng tri ân thảo mến đối với Đấng là CHA nhân hậu vô biên?!”
Ngoài hồng ân sự sống, tín hữu Công Giáo còn đặc biệt tri ân vì hồng ân Đức Tin, được thuộc về Giáo Hội Công Giáo, duy nhất, thánh thiện và tông truyền. Nếu Đức Tin được xem như ”tuân phục” thì nó có vẽ bị giới hạn, nhưng trong thực tế Đức Tin được tỏ lộ như một ”đặc ân” một ”món quà” khi tín hữu Công Giáo ý thức về hiện trạng của mình. Thật thế, Đức Thánh Cha Phaolô VI xem Giáo Hội Công Giáo như Cộng Đoàn các hữu-thể được kêu gọi sống trong trật tự thể theo một kế hoạch siêu nhiên. Các tín hữu được hồng phúc thuộc về Giáo Hội Công Giáo sẽ tìm thấy nơi Giáo Hội định mệnh riêng của mình, lý do hiện hữu của mình, lời mời gọi chu toàn một sứ vụ và nhất là có niềm hy vọng trong cuộc sống. Trong Giáo Hội Công Giáo không ai bị lạc hướng, bị tuyệt vọng. Bởi vì, chính qua Đức Tin mà THIÊN CHÚA dẫn đưa con người đi từ bóng tối tiến về ánh sáng. Đây là lý do thúc đẩy các tín hữu Công Giáo luôn luôn sống trong tâm tình cảm tạ tri ân THIÊN CHÚA ngày qua ngày.
Xin kết thúc tâm tình tri ân với Thánh Vịnh 1 phác họa hai con đường mà mỗi tín hữu Công Giáo chân chính biết rõ phải chọn cho mình lối sống nào để đẹp lòng THIÊN CHÚA và để biểu lộ lòng tri ân Người.
Phúc thay người chẳng nghe theo lời bọn ác nhân,
chẳng bước vào đường quân tội lỗi,
không nhập bọn với phường ngạo mạn kiêu căng,
nhưng vui thú với lề luật Chúa,
nhẩm đi nhẩm lại suốt đêm ngày.
Người ấy tựa cây trồng bên dòng nước,
cứ đúng mùa là hoa quả trổ sinh,
cành lá chẳng khi nào tàn tạ.
Người như thế làm chi cũng sẽ thành.
Ác nhân đâu được vậy:
chúng khác nào vỏ trấu gió thổi bay.
Nên ngày xử án, bọn ác nhân làm sao đứng vững,
quân tội lỗi đâu được đoàn tụ với chính nhân!
Vì Chúa hằng che chở nẻo đường người công chính,
còn đường lối ác nhân đưa tới chỗ diệt vong.
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt (radiovaticana.va)
Lectio: Chúa Nhật XXVIII Thường Niên (C)
Chúa Nhật, 13 Tháng 10,
2013
Mười
người phong cùi:
Lòng
biết ơn về món quà cho không của ơn cứu rỗi
Lc
17:11 –19
Lời
nguyện mở đầu
Lạy Chúa, trong khi
Chúa vẫn còn đi ngang qua đất nước của chúng
con, ngày nay Chúa đã dừng lại nơi đây và đã vào làng
của con, bước vào nhà con, vào trong đời sống của
con. Chúa đã không ngần ngại, Chúa đã không khinh khi về tội lỗi tày
trời của con; thế mà thậm chí Chúa còn yêu thương con hơn nữa. Ôi
lạy Thầy Chí Thánh, con chỉ dám đứng ở đàng xa, cùng với anh chị em con là
những người cùng đồng hành với con trên thế gian này. Con cất cao
tiếng và kêu xin Chúa; con cho Chúa xem những vết thương của tâm hồn
con. Con khẩn cầu Chúa, xin Chúa hãy chữa lành con
với thần dược của Chúa Thánh Thần, xin ban cho con thuốc chữa thật sự
từ Lời Chúa; chẳng có gì có thể chữa khỏi con, mà duy chỉ
có Chúa, vì Chúa là Tình Yêu…
1. Tôi đọc Lời Chúa
a) Phúc
Âm:
11 Khi
Chúa Giêsu trên đường đi lên Giêrusalem, Người đi qua biên giới Samaria và
Galilêa. 12 Khi Người vào một làng kia, thì gặp
người phong cùi đang đứng ở đàng xa, 13 họ cất tiếng thưa
rằng: “Lạy Thầy Giêsu, xin thương xót chúng tôi.” 14 Thấy
họ, Người bảo họ rằng: “Các ngươi hãy đi trình diện với các tư
tế.” Trong lúc họ đi đường, họ được lành sạch. 15 Một
người trong bọn họ thấy mình được lành sạch, liền quay trở lại, lớn tiếng ngợi
khen Thiên Chúa, 16 rồi đến sấp mình dưới chân Chúa Giêsu
và tạ ơn Người. Mà người ấy lại là người xứ Samaria. 17 Nhưng
Chúa Giêsu phán rằng: “Chớ thì không phải cả mười người được lành
sạch sao? Còn chín người kia đâu? 18 Không thấy
ai trở lại tôn vinh Thiên Chúa, mà chỉ có người ngoại này.” 19 Rồi
Người bảo kẻ ấy rằng: “Ngươi hãy đứng dậy mà đi: vì lòng tin của
ngươi đã cứu chữa ngươi.”
b) Bối
cảnh
Đoạn
Tin Mừng này đưa chúng ta vào trong giai đoạn thứ ba của con đường Chúa Giêsu
tiến về Giêrusalem; bấy giờ mục tiêu đến đã gần kề và Thầy giục giã các môn đệ
mạnh mẽ hơn, đó là, chúng ta cùng theo Người tiến về thành thánh, trong mầu
nhiệm của ơn cứu độ, mầu nhiệm của tình yêu. Đoạn Tin Mừng
chỉ được thi hành qua đức tin, được nuôi dưỡng bởi lời cầu nguyện phó
thác, khẩn cầu, không ngơi nghỉ và mãnh liệt; chúng ta thấy được điều này khi
chúng ta đọc qua các chương trước và chương sau đoạn này (17:6;
17:19; 18:7-8; 42). Những lời này mời gọi chúng ta tự nhận mình là
những người phong cùi, trở nên trẻ nhỏ (Lc 18:15-17) và người thủ lãnh giàu có
đã hoán cải và nhận lãnh ơn cứu rỗi trong nhà của mình (Lc 18:18 và kế
tiếp); nếu chúng ta thật sự chấp nhận những điều này và giữ gìn
chúng như trong cách đem chúng vào đời sống thực hành, cuối cùng
chúng ta cũng sẽ có thể đi đến Giêricô (19:1) và từ đó bắt đầu đi lên
núi Ôliu với Chúa Giêsu (19:28), tiến đến vòng tay vui mừng của Đức Chúa Cha.
c) Cấu
trúc:
Câu 11: Chúa
Giêsu đang trên đường đi và đi ngang qua biên giới Samaria và Galilê; chút từng
chút, Người tiến gần đến Giêrusalem, không có nơi nào mà Người không thăm
viếng, không có điều gì mà Người không để mắt đến với lòng thương xót
và tình yêu mến.
Các câu
12–14a: Chúa Giêsu vào một làng kia, nó không có tên, bởi vì
đó là nơi, nó là đời sống của tất cả mọi người và ở đó Chúa đã
gặp mười người phong cùi, những người mắc bệnh nan y, đang chết dần mòn,
bị xa lánh và sống cách ly, bị hất hủi và xem thường. Ngay
lập tức, Đức Giêsu chấp nhận lời cầu nguyện của họ, tiếng kêu van từ trái tim,
mời gọi họ đi vào Giêrusalem và họ không còn phải ở đằng xa nữa, mà hội nhập
vào Trái Tim của Thành Thánh, đền thờ và các thày tư tế. Người mời
họ trở lại nhà Chúa Cha.
Câu
14b: Những người phong cùi mới bắt đầu cuộc hành hương về
Giêrusalem, và họ đã được chữa lành, họ trở nên những con người mới.
Các câu
15-16: Nhưng chỉ có một người trong bọn họ quay trở lại tạ
ơn Chúa Giêsu: dường như chúng ta có thể thấy anh ta chạy nhảy với
niềm vui sướng. Anh ta lớn tiếng ngợi khen Thiên Chúa, và sấp
mình phủ phụcthờ lạy dưới chân Thánh Thể.
Các câu
17-19: Chúa Giêsu chữa lành cho mười người, chỉ có một
người quay lại, mà người ấy lại người xứ Samaria, một người không thuộc về
Dân Riêng của Chúa: trên thực tế, ơn cứu độ là cho tất cả mọi
người, cũng cho cả những người ở xa, khách ngoại kiều. Không ai
bị loại trừ khỏi lòng yêu thương của Chúa Cha, Đấng đáng được tạ ơn nhờ đức
tin.
2. Suy
gẫm Lời Chúa
a) Tôi
đi vào trong thinh lặng:
Lời mời
gọi này đã rõ ràng trong lòng tôi: Tình yêu của Chúa Cha đang chờ
đợi tôi, giống như người Samaria duy nhất quay trở lại, tràn đầy hân hoan và
lòng biết ơn. Thánh thể chữa lành của tôi đã sẵn sàng; căn phòng
phía trên lầu đã được trang hoàng, bàn ăn đã được bày biện, con bê đã được làm
thịt, rượu đã được đổ vào ly… nhà của tôi đã được chuẩn bị sẵn
sàng. Tôi chăm chú đọc lại đoạn Tin Mừng, chậm rãi, dừng lại trên
những chữ, trên các động từ; tôi dõi theo cử động của các người phong cùi, tôi
lập lại những lời ấy, nhận các lời ấy như là của tôi, tôi cũng di động,
tiến tới cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Và tôi đã để bản thân mình được
hướng dẫn bởi Chúa, tôi lắng nghe tiếng nói của Người, mệnh lệnh của
Người. Tôi cũng đi về Giêrusalem, về đền thánh, đó là trái tim tôi,
và trong cuộc hành hương này tôi suy nghĩ về tất cả tình yêu mà Đức Chúa Cha đã
dành cho tôi. Tôi để cho mình được bảo bọc trong vòng tay
yêu thương của Người, tôi cảm nhận được sự chữa lành của linh hồn
tôi… Và bởi vì điều này, trong niềm hân hoan, tôi đứng lên, quay
lưng, chạy về hướng nguồn hạnh phúc thật sự đó là Chúa. Tôi chuẩn bị
bản thân mình để cảm tạ Người, ca tụng Người một bài ca mới về tình yêu tôi
dành cho Người. Tôi sẽ dâng lên Chúa những gì để đáp trả lại tất cả
mọi điều Người đã ban cho tôi đây? …
b) Tôi
xem xét sâu xa hơn một số thuật ngữ:
Trong
cuộc hành trình: Bằng vào ngôn ngữ Hy Lạp
xinh đẹp của mình, thánh Luca nói với chúng ta rằng Chúa Giêsu đang
tiếp tục con đường của Người hướng về Giêrusalem và ông xử dụng một động từ rất
mạnh mẽ và đẹp, ngay cả khi rất phổ biến và được dùng tới nhiều. Chỉ
riêng trong phạm trù của đoạn Tin Mừng này, nó xuất hiện ba lần:
Câu
11: trên đường đi
Câu
14: đi
Câu
19: đang đi
Nó là
một động từ về việc chuyển dịch rất mạnh mẽ, thể hiện đầy đủ tất cả
các năng động thích hợp của sự di chuyển; nó có thể được phiên dịch với tất cả
những sắc thái hoặc âm điệu sau đây: tôi đi, tôi đi đến, tôi rời,
tôi đi từ một nơi này đến một nơi khác, tôi đi qua, tôi đi theo. Và
thậm chí hơn nữa, nó còn có ý nghĩa của vượt qua, lội, vượt khỏi, khắc phục
những trở ngại. Và Chúa Giêsu, người ngược xuôi đây đó,
người khách hành hương không mệt mỏi: Chúa là Người đầu tiên rời
khỏi nhà của Người ở trong lòng Chúa Cha, và xuống thế làm người cùng chúng ta,
để hoàn thành cuộc xuất hành vĩnh cửu của công cuộc cứu rỗi và giải phóng chúng
ta. Người biết mọi nẻo đường đi, mỗi con đường của nhân loại; không
có một đoạn đường nào chưa khám phá hoặc không thể vượt qua đối với
Người. Đây là lý do tại sao Người mời gọi chúng ta cũng bước đi, di
chuyển, vượt qua, tự đặt mình trong tình trạng của một cuộc ra đi liên
tục. Để cuối cùng, chúng ta cũng có thể quay về, cùng với
Người, và cùng tiến bước về nhà Chúa Cha.
Vào một
làng kia: Chúa Giêsu đi qua, ngang qua, bước qua, di chuyển và đến
với chúng ta; có lần, rồi sau đó, Người quyết định đi vào, dừng lại một thời
gian lâu hơn. Như câu chuyện xảy ra, Luca dừng lại trên một
sốchi tiết và viết rằng Chúa Giêsu đi vào một ngôi làng. Để đi vào,
trong ý nghĩa của Kinh Thánh, có nghĩa là thâm nhập, đây là lối vào trong nội
tâm, có hàm ý chia sẻ và tham gia. Một lần nữa, chúng ta thấy mình
đối diện với một động từ rất phổ biến và rất phổ dụng; chỉ nội
trong sách Phúc Âm Luca nó xuất hiện rất nhiều lần và cho thấy rõ
ràng ý định của Chúa Giêsu muốn đến gần với chúng ta, để trở thành một người
bạn và để biểu lộ tình yêu của Người. Người không coi thường hay hắt
hủi bất cứ lối vào nào, bất cứ một sự hiệp thông nào. Người vào nhà
của người phong cùi Simon (4:38), đi vào nhà người Biệt Phái (7:36 và 11:37),
rồi vào nhà ông trưởng hội đường (8:51) và của người thu thế Da-kêu
(19:7). Người tiếp tục đi vào lịch sử loài người và tham dự, cùng ăn
uống, cùng chịu đau khổ, than khóc và vui mừng, chia sẻ mọi
thứ. Như chínhNgười đã nói, chỉ cần mở cửa thì Người sẽ vào
trong nhà (Kh 3:20), và Người sẽ ở lại (Lc 24:29).
Mười
Người Phong Cùi: Tôi tự hỏi tình trạng con người này thực
sự có ý nghĩa gì, căn bệnh được gọi là phong cùi này. Tôi
bắt đầu với văn bản của Kinh Thánh tả luật lệ dành cho người bị phong cùi ở
Israel. Đó là: “Bất cứ ai bị một căn bệnh truyền nhiễm về da
sẽ phải mặc áo rách và xõa tóc; và sẽ phải che miệng và kêu lớn
tiếng: “Ô uế, ô uế!” Ngày nào còn bệnh, người ấy
sẽ bị xem như là ô uế, và là ô uế, người ấy phải sống riêng, sẽ
phải ở một nơi bên ngoài trại”. (Lv
13:45-46). Vì vậy, tôi hiểu rằng người bị bệnh phong cùi là một
người bị đánh đập, thương tổn, hành hạ: điều gì đó đã xảy
ra với người ấy bằng bạo lực, sức mạnh và đã để lại trong người ấy dấu hiệu của
đau đớn, một vết thương. Anh ta là một người buồn rầu, trong nỗi
thống khổ triền miên, vì nó được cho thấy qua hình ảnh quần áo tả tơi và đầu bù
tóc rối; anh ta phải che miệng vì không có quyền nói, hay gần như không được
phép hít thở ở giữa những người khác: anh ta có khác chi một người
đã chết. Người ấy không được phép thờ phượng Chúa, không được bước
vào Đền Thờ, hoặc đụng chạm đến những vật thánh. Người ấy là một kẻ
bị tổn thương hoàn toàn, một người bị thiệt thòi, bị loại trừ, bị gạt sang một
bên, sống trong cô độc. Bởi vì tất cả mọi điều này, mười người phong
cùi đi gặp Chúa Giêsu, đã dừng lại ở khoảng cách xa và thưa chuyện với Người từ
đàng xa, hét lên nỗi đau đớn, nỗi tuyệt vọng của họ.
Lạy
Thầy Giêsu: Lời kêu này, lời cầu nguyện này của những người
phong cùi thật là đẹp. Hơn hết cả, họ gọi Chúa bằng tên, như
giữa những bằng hữu gọi nhau. Có vẻ như họ đã quen biết nhau một thời
gian, họ biết về nhau, họ đã gặp nhau trước kia trong tâm hồn. Những
người phong cùi này đã được mời vào bàn tiệc thân mật của Chúa Giêsu, vào tiệc
cưới của ơn cứu rỗi. Sau họ, chỉ có người mù ở thành
Giêricô (Lc 18:38) và tên trộm lành trên Thập Giá (Lc 23:42) sẽ lập lại lời cầu
khẩn này với cùng một sự thân thiết, cùng một tình yêu: Đức
Giêsu! Chỉ có những người nhận ra mình đang bị bệnh tật, nghèo khó,
bị làm hại, trở nên những kẻ được Thiên Chúa mến chuộng. Rồi họ gọi
Người là “Thầy”, bằng cách dùng một chữ mang ý nghĩa đúng hơn là “Đấng
ở trên cao ” và ông Phêrô cũng đã dùng, khi trên thuyền, ông đã được
gọi bởi Chúa Giêsu để đi theo Người (Lc 5:8) và ông nhận biết được mình là kẻ
tội lỗi. Và ở đây chúng ta tìm thấy chính chúng ta trong tâm điểm
của sự thật, ở đây mầu nhiệm của bệnh phong cùi được mặc khải như là một căn
bệnh của tâm hồn: đó là tội lỗi, nó khiến chúng ta sống xa Chúa,
thiếu tình bạn, thiếu sự hiệp thông với Người. Điều này làm héo úa
linh hồn chúng ta và khiến cho nó chết đi từ từ.
Người
ấy quay trở lại: Đây không phải là một cử động thể
chất đơn giản, hay một thay đổi trong hướng đi và chân bước, nhưng nó là một sự
thay đổi thực sự trong nội tâm, một thay đổi nhanh chóng hay cách mạng sâu
xa. “Quay trở lại” là một động từ của chuyển
đổi, quay trở lại với Thiên Chúa. Đó là thay đổi một cái
gì đó thành một cái khác (Kh 11:6); đó là quay trở về nhà (Lc 1:56;
2:43), sau khi đã trẩy đi xa, như người con hoang đàng đã làm, đã mất
trong tội lỗi. Đây là những gì người phong cùi này đã
làm: anh ta biến đổi bệnh tật của mình trở nên một ân sủng, việc bị
xem là người lạ, kẻ ngoại cư, bị sống cách xa Chúa trở thành
tình bạn, trở thành một mối quan hệ thân mật, như giữa cha và
con. Anh ta thay đổi, bởi vì anh đã để cho mình được thay đổi bởi
chính Chúa Giêsu, anh ta đã để cho mình được chạm tới bởi tình yêu
của Người.
Tạ ơn
Người: Động từ này đẹp, trong tất cả mọi ngôn ngữ, nhưng
một cách đặc biệt trong tiếng Hy-Lạp, bởi vì nó mang theo ý nghĩa của Thánh
Thể. Vâng, chính xác là như thế: người phong cùi “nhận
lãnh Thánh Thể!” Anh ta ngồi tại
bàn tiệc của lòng thương xót, nơi Chúa Giêsu đã để cho mình
bị đau đớn, bị thương tổn ngay cả trước anh ta; nơi Người trở thành kẻ bị
nguyền rủa, bị loại trừ, kẻ bị ném ra khỏi trại để tập hợp tất cả chúng ta lại
trong Trái Tim của Người. Anh ta nhận lãnh bánh và rượu của tình yêu
một cách cho không, của ơn cứu rỗi, của sự tha thứ, của đời sống mới;
cuối cùng anh ta lại một lần nữa có thể đi vào đền thờ và tham gia vào việc
Phụng Vụ, trong sự thờ phượng. Sau hết, anh ta có thể cầu nguyện,
được đến gần Thiên Chúa với tất cả lòng tín thác. Người ấy không còn
phải mặc quần áo tả tơi, nhưng được mặc những bộ quần áo của lễ hội, của tiệc
cưới; bây giờ anh ta được mang dép nơi chân, được đi giày và đeo nhẫn nơi
tay. Anh ta không còn phải che miệng khi nói, nhưng từ bây giờ anh
ta có thể ca tụng và ngợi khen Thiên Chúa, anh ta có thể mỉm cười và nói chuyện
một cách cởi mở; anh ta có thể đến gần Chúa Giêsu và ôm hôn Người, như một
người bạn với một người bạn. Bữa tiệc được chấm dứt, niềm vui tràn
đầy.
Hãy
đứng dậy và về!: Đây là lời mời gọi của Đức Giêsu, lời mời gọi của
Chúa. Đứng dậy, đó là ‘Phục Sinh’ trở về với cuộc sống! Đây
là cuộc sống mới sau cái chết, một ngày mới sau đêm tối. Vì thánh
Phaolô cũng vậy, trên đường đến Đa-mát, cùng một lời mời này đã được nghe, một
mệnh lệnh của tình yêu: “Hãy đứng dậy!”(Cv 22:10-16), và ông đã
được sinh ra lần nữa, từ trong lòng của Chúa Thánh Thần; ông đã được phục hồi
thị lực và có thể nhìn thấy một lần nữa, ông đã bắt đầu ăn, đã nhận
phép Thánh Tẩy và một tên mới. Bệnh phong cùi của ông đã biến mất
Lòng
tin của ngươi đã cứu chữa ngươi: Tôi đọc lại
câu nói này của Chúa Giêsu, tôi lắng nghe nó trong các cuộc đối thoại của Người
với những người mà Chúa gặp gỡ, với người phụ nữ tội lỗi, với người phụ nữ bị
bệnh băng huyết, với người đàn ông mù…
- Chúa
Giêsu, quay lại, thấy người phụ nữ và nói: “Này con, cứ yên tâm,
lòng tin của con đã cứu chữa con”. Và ngay từ giờ ấy bà đã được khỏi bệnh
tức khắc (Mt 9:22; Lc 8:48).
- Và
Chúa Giêsu phán: “Anh hãy đi, lòng tin của anh đã cứu chữa anh” và
tức khắc anh ta nhìn thấy được và đi theo Người trên con đường Người đi (Mc
10:52).
- Đức
Giêsu nói với người phụ nữ: “Lòng tin của chị đã cứu chữa chị, chị
hãy đi bình an” (Lc 7:50).
- Và
Đức Giêsu nói với anh ta: “Anh nhìn thấy đi. Lòng tin của
anh đã cứu chữa anh” (Lc 18:42).
Giờ đây
tôi cùng cầu nguyện với các thánh tông đồ và tôi cũng nói: “Lạy
Chúa, xin ban thêm lòng tin cho con!” (Lc 17:6); “Xin hãy giúp vì lòng tin yếu
kém của con” (Mc 9:24).
3. Tôi
cầu nguyện cùng Chúa Lời
a) Đương đầu với cuộc sống:
Lạy
Chúa, con đã gom góp được những mật ong tốt lành Lời Chúa từ Kinh Thánh của
Thiên Chúa; Chúa đã ban cho con ánh sáng, Chúa đã nuôi dưỡng trái tim
con, Chúa đã cho chỉ con thấy chân lý. Con biết rằng trong
số những người bị phong cùi đó, trong số những người bị bệnh nan y, con cũng ở
đó và con biết rằng Chúa đang đợi chờ con, để con quay trở lại, đầy niềm vui,
để dự tiệc Thánh Thể với Chúa, trong tình thương xót của Người. Con
cũng khấn cầu Chúa ban cho con ánh sáng của Thần Khí Chúa để con có thể thấy
rõ, nhận biết và để cho Chúa thay đổi con. Chúa hỡi, con đang mở
rộng trái tim con, cuộc sống con, trước thiên nhan Chúa đây … xin hãy đoái nhìn
con, xin hãy hỏi han đến con, xin hãy chữa lành con.
b) Một vài câu hỏi:
- Nếu
vào ngay giờ khắc này, Chúa Giêsu đi ngang qua đời tôi, Chúa sẽ dừng chân để
bước vào làng của tôi, tôi có sẽ sẵn sàng chào đón, chấp nhận
Người không? Liệu tôi có sẽ vui mừng để đón Người vào
nhà không? Tôi có sẽ mời Người, sẽ cố nài nỉ, giống như các môn đệ ở
Emmau chăng? Hãy nghe đây, Người đang đứng ngoài cửa và đang
gõ cửa… Tôi có sẽ đứng lên và ra mở cửa cho Người Yêu của
tôi không? (Dc 5:5)
- Mối
quan hệ của tôi với Người như thế nào? Tôi có thể gọi Người
bằng tên, như những người phong cùi đã làm, ngay cả nếu phải gọi từ đàng
xa, với tất cả mọi sức lực của đức tin của họ không? Liệu rằng
lời cầu khẩn đến danh thánh Chúa Giêsu có luôn được thốt ra từ con tim tôi, từ
miệng lưỡi tôi không? Khi tôi đang gặp nguy hiểm, trong lúc đau
khổ, khóc lóc, tên của ai sẽ được thốt lên một cách tự phát từ miệng
lưỡi tôi? Tôi có thể không cố gắng và không chú ý nhiều tới khía cạnh này,
nó có vẻ như phụ thuộc, không có giá trị lắm, thay vì cho thấy một thực tại sâu
sắc và mạnh mẽ không? Tại sao tôi không bắt đầu nhủ thầm danh
thánh Chúa Giêsu trong tim tôi, thậm chí chỉ với đôi môi của tôi, như một lời
kinh nguyện, như một bài thánh ca? Điều này có thể được đồng hành
với tôi trên đường đến sở làm, trong khi tôi đi bách bộ, trong khi tôi làm việc
này việc nọ…
- Liệu
tôi có đủ can đảm để trình bày chân thành những ác ý, tội lỗi của tôi như những
căn bệnh thực sự không? Chúa Giêsu bảo mười người phong cùi đi gặp
các thày tư tế, như theo luật Do-Thái, nhưng hôm nay, cũng đối với
tôi, điều này thật là quan trọng, không thể thiếu được để sống với đoạn Tin
Mừng này: tôi tự nhủ, nên phơi bày ra ánh sáng những
gì đã làm tôi đau khổ trong lòng và ngăn chặn tôi khỏi sự thanh thản, hạnh
phúc, bình an. Nếu không thể làm việc này trước một linh mục thì ít
nhất thật là cần thiết tôi phải đặt mình trước mặt Chúa, mặt đối mặt với Người,
không mặt nạ, không dấu diếm bất cứ một điều gì và nói với Người tất cả sự thật
về tôi. Chỉ bằng cách này mới có thể thực sự chữa lành.
- Ơn cứu rỗi của Chúa dành cho tất cả mọi người;
Người yêu thương tất cả với một tình yêu bao la. Nhưng rất ít người
đã mở lòng mình để nhận lãnh sự hiện diện của Người trong đời sống của
họ. Một trong mười người. Tôi đang đặt mình về phía bên
nào? Tôi có thể nhận ra được tất cả những điều tốt đẹp mà Chúa đã
làm cho tôi trong đời tôi không? Hay tôi chỉ biết tiếp tục phàn
nàn, luôn luôn mong muốn điều gì đó hơn nữa, quở trách và buộc tội,
phản đối, đe dọa? Tôi có thực sự biết làm thế nào để nói lời cảm ơn,
một cách chân thành, với lòng biết ơn, tin rằng tôi đã nhận được tất cả mọi
thứ, rằng Chúa luôn luôn ban cho tôi dư thừa? Thật là rất tốt đẹp
nếu tôi chịu bỏ ra một ít thời giờ để cảm tạ Chúa về tất cả những lợi ích Người
đã ban cho tôi trong suốt cuộc đời, vì tôi có thể nhớ hết cho đến bây
giờ. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ không bao giờ có thể làm xong, bởi vì sẽ
luôn có những việc gì khác hiện đến trong tâm trí tôi. Sau đó, điều
duy nhất tôi có thể làm được là giống như người bị phong cùi kia, người duy
nhất trong số mười người: quay trở lại, chạy đến bên Chúa
và phủ phục dưới chân Người, lớn tiếng ngợi khen Người. Tôi có
thể làm việc này bằng cách hát một bài thánh ca, hoặc chỉ lặp đi lặp lại lời tạ
ơn của tôi, hay có lẽ khóc vì vui sướng.
- Và
giờ đây tôi lắng nghe lời mời gọi của Chúa Giêsu: “Con hãy đứng
dậy mà đi”. Sau kinh nghiệm này, tôi không thể không bước
tới, không thể sống khép mình trong thế giới riêng của tôi, trong mối
phúc thật bìnhan của tôi và quên đi hết mọi chuyện. Tôi phải
đứng dậy, đi ra, và tiến bước trên đường. Nếu Chúa đã chúc phúc cho
tôi, đó là mệnh lệnh tôi phải đem tình yêu của Người đến cho anh em
tôi. Niềm vui của cuộc gặp gỡ với Người và việc đã được chữa lành
trong tâm hồn sẽ không bao giờ là sự thật nếu nó không được chia sẻ và phục
vụ cho những người khác. Một lần xảy ra là quá đủ, mang
đến cho tâm trí tôi rất nhiều bạn bè, rất nhiều người, hoặc gần hoặc xa tôi,
những người đang cần niềm vui và hy vọng. Nếu thế, tại sao tôi không
bắt tay vào việc ngay lập tức? Tôi có thể gọi điện thoại, gửi lời
nhắn, viết thư hoặc thậm chí một vài dòng chữ ngắn, hoặc có lẽ tôi có thể đi
ghé thăm một ai đó, bầu bạn với người ấy và mạnh dạn nói về cái hay và niềm vui
khi có Chúa Giêsu như một người bạn hữu, người thày thuốc, Đấng Cứu Độ của
tôi. Bây giờ là thời điểm để làm điều đó.
c) Tôi cầu nguyện với một bài Thánh Vịnh
Lạy
Chúa, con kêu lên tới Chúa, và Người đã chữa lành con.
Hạnh phúc thay, kẻ lỗi
lầm mà được CHÚA tha thứ,
người có tội mà được khoan dung.
Hạnh phúc thay, người CHÚA không hạch tội,
và lòng trí chẳng chút gian tà.
Bao lâu con lặng thinh không thú lỗi,
nhưng gân cốt con rã rời, cả ngày con gào thét.
Bởi thế, con đã xưng tội ra với Người,
chẳng giấu Người lầm lỗi của con.
Con tự nhủ: "Nào ta đi thú tội với Chúa,"
và chính Người đã tha thứ tội vạ cho con.
Vì thế, ai là người hiếu trung với Chúa
sẽ kêu cầu Người lúc gặp cảnh gian truân;
cho dầu nước lũ có ngập tràn
cũng không dâng tới họ.
Chính Chúa là nơi con ẩn náu,
giữ gìn con khỏi bước ngặt nghèo.
Khắp bốn bề, Chúa làm trổi vang lên
những khúc ca mừng con được giải thoát.
Chúa rằng: "Này đây Ta răn dạy,
chỉ cho con biết đường lối phải theo,
để mắt nhìn con, Ta ban lời khuyên nhủ.
Hỡi những người công chính,
hãy vui lên trong CHÚA, hãy nhảy mừng.
Mọi tâm hồn ngay thẳng, nào cất tiếng hò reo.
người có tội mà được khoan dung.
Hạnh phúc thay, người CHÚA không hạch tội,
và lòng trí chẳng chút gian tà.
Bao lâu con lặng thinh không thú lỗi,
nhưng gân cốt con rã rời, cả ngày con gào thét.
Bởi thế, con đã xưng tội ra với Người,
chẳng giấu Người lầm lỗi của con.
Con tự nhủ: "Nào ta đi thú tội với Chúa,"
và chính Người đã tha thứ tội vạ cho con.
Vì thế, ai là người hiếu trung với Chúa
sẽ kêu cầu Người lúc gặp cảnh gian truân;
cho dầu nước lũ có ngập tràn
cũng không dâng tới họ.
Chính Chúa là nơi con ẩn náu,
giữ gìn con khỏi bước ngặt nghèo.
Khắp bốn bề, Chúa làm trổi vang lên
những khúc ca mừng con được giải thoát.
Chúa rằng: "Này đây Ta răn dạy,
chỉ cho con biết đường lối phải theo,
để mắt nhìn con, Ta ban lời khuyên nhủ.
Hỡi những người công chính,
hãy vui lên trong CHÚA, hãy nhảy mừng.
Mọi tâm hồn ngay thẳng, nào cất tiếng hò reo.
4. Tôi
chiêm niệm và tôi ngợi khen
Lạy Chúa, con đã chạy đến cùng Chúa từ sự cô độc và cô lập, với
tất cả những nặng nề và xấu hổ về tội
lỗi củacon, sự bệnh hoạn của con. Con đã kêu van, con đã
thú nhận, con khẩn cầu lòng thương xót Chúa, vì Chúa là Tình
Yêu. Chúa đã nghe con ngay cả trước khi con có thể kết thúc lời cầu
nguyện thô thiển của con, thậm chí từ đàng xa Chúa đã biết đến con và lắng nghe
con. Chúa biết tất cả mọi sự về con, nhưng Chúa không bị kinh hoảng,
Người không coi thường, không xa lánh con. Và chỉ điều này đã đủ để cho con
tín thác vào Chúa, rộng mở trái tim con và ơn cứu độ của Chúa đã tuôn đổ xuống
con. Con đã cảm thấy niềm an ủi từ sự hiện diện của Chúa. Con
hiểu rằng Chúa đã chữa lành con. Rồi sau đó, lạy Chúa, con đã không
thể làm được điều gì khác hơn là quay trở lại cùng Chúa, để ít nhất nói nên lời
cảm tạ Chúa, để khóc với niềm vui sướng dưới chân Người. Con đã nghĩ
con không có một ai ở cạnh, không thể chịu đựng nổi, không thể vượt khỏi bất cứ
thử thách nào; nhưng thay vào đó, Chúa đã cứu con, Chúa đã cho con thêm một cơ
hội để bắt đầu trở lại.
Lạy Chúa, con xin cảm tạ Chúa vì con không còn là một người bị
phong cùi nữa! Con đã vất đi quần áo tơi tả của con và mặc vào lễ
phục. Con đã phá vỡ sự cô lập của tủi hổ, của khắc nghiệt và con đã
bắt đầu thoát xác, để lại phía sau là ngục tù của con. Con đã chỗi
dậy, con đã hồi sinh. Hôm nay, với Chúa, con bắt đầu sống lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét