Lễ Phong Chân phúc cho các vị Tử đạo DCCT tại Cuenca - Tây Ban
Nha
DÒNG CHÚA CỨU THẾ
Bề trên Tổng quyền
0000 225/2013
Roma, ngày 5 tháng 10 năm 2013
Lễ Chân phúc Francis Xavier Seelos, C.Ss.R.
Phong Chân phúc cho các vị Tử đạo DCCT tại Cuenca (Tây Ban Nha)
Bề trên Tổng quyền
0000 225/2013
Roma, ngày 5 tháng 10 năm 2013
Lễ Chân phúc Francis Xavier Seelos, C.Ss.R.
Phong Chân phúc cho các vị Tử đạo DCCT tại Cuenca (Tây Ban Nha)
Rev. José Javier Gorosterratzu Jaunarena (1877-1936) |
Rev. Ciriaco Olarte y Pérez de Mendiguren (1893-1936) |
Rev. Miguel Goñi Ariz (1902-1936) |
Rev. Pedro Romero Espejo (1871-1938) |
Brother Víctor (Victoriano) Calvo Lozano (1896-1936) |
Kính gửi anh chị em Tu sĩ DCCT,
Các cộng tác viên giáo dân và bạn hữu,
“Được chia sẻ những đau khổ của Đức Kitô bao nhiêu, anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Người tỏ hiện, anh em cùng được vui mừng hoan hỷ… Vì vậy, những ai chịu khổ theo ý của Thiên Chúa, hãy phó mạng sống mình cho Đấng Tạo Hoá trung thành, và cứ làm điều thiện.” (1 Pr 4,13.19)
Chúa Nhật 13/10/2013 sẽ diễn ra Thánh lễ phong Chân phúc cho 522 vị Tử đạo trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha (1936-1939), tại Tarragona, TBN. Trong số đó có 6 Tu sĩ DCCT Cuenca: các Cha Javier Gorosterratzu Jaunarena, Ciriaco Olarte Pérez de Mendiguren, Miguel Goñi Áriz, Julián Pozo Ruiz de Samaniego, Pedro Romero Espejo, và Thầy Victoriano Calvo Lozano. Sự kiện này không những là một biến cố lịch sử quan trọng đối với Tỉnh DCCT TBN và Giáo Hội TBN mà còn có ý nghĩa đối với cả nhà Dòng chúng ta.
Chúng ta cần biết bối cảnh lịch sử khiến cho các vị Tử đạo chấp nhận hy sinh mạng sống mình. Rất nhiều người bị giết trong cuộc nội chiến ở TBN. Khoảng 270.000 người chết trong đó có cả quân đội và người dân. Nhiều người chết vì chiến tranh, nhưng cũng có những người chết vì bị trả thù, vì bệnh tật và đói. Khoảng 6.850 người chết do bị đàn áp tôn giáo. Trong số này có 13 Giám mục và trên 6.000 linh mục và tu sĩ. Khoảng 1000 vị Tử đạo đã được tuyên phong hiển Thánh hoặc Chân phúc. Gần 2000 trường hợp khác đang được xem xét. Trong dịp sắp kết thúc Năm Đức tin, việc tuyên phong Chân phúc cho 522 vị tử đạo này nhằm tôn vinh việc tử đạo của các chứng nhân ấy là một hành vi tin tưởng vào Đấng Tạo Hóa trung thành, cũng như chia sẻ những đau khổ của Đức Kitô. Gia đình DCCT được phúc chia sẻ 6 chứng nhân. Chúng ta cũng nhớ đến 14 vị tử đạo DCCT khác đang được xem xét hồ sơ.
Các cộng tác viên giáo dân và bạn hữu,
“Được chia sẻ những đau khổ của Đức Kitô bao nhiêu, anh em hãy vui mừng bấy nhiêu, để khi vinh quang Người tỏ hiện, anh em cùng được vui mừng hoan hỷ… Vì vậy, những ai chịu khổ theo ý của Thiên Chúa, hãy phó mạng sống mình cho Đấng Tạo Hoá trung thành, và cứ làm điều thiện.” (1 Pr 4,13.19)
Chúa Nhật 13/10/2013 sẽ diễn ra Thánh lễ phong Chân phúc cho 522 vị Tử đạo trong cuộc nội chiến Tây Ban Nha (1936-1939), tại Tarragona, TBN. Trong số đó có 6 Tu sĩ DCCT Cuenca: các Cha Javier Gorosterratzu Jaunarena, Ciriaco Olarte Pérez de Mendiguren, Miguel Goñi Áriz, Julián Pozo Ruiz de Samaniego, Pedro Romero Espejo, và Thầy Victoriano Calvo Lozano. Sự kiện này không những là một biến cố lịch sử quan trọng đối với Tỉnh DCCT TBN và Giáo Hội TBN mà còn có ý nghĩa đối với cả nhà Dòng chúng ta.
Chúng ta cần biết bối cảnh lịch sử khiến cho các vị Tử đạo chấp nhận hy sinh mạng sống mình. Rất nhiều người bị giết trong cuộc nội chiến ở TBN. Khoảng 270.000 người chết trong đó có cả quân đội và người dân. Nhiều người chết vì chiến tranh, nhưng cũng có những người chết vì bị trả thù, vì bệnh tật và đói. Khoảng 6.850 người chết do bị đàn áp tôn giáo. Trong số này có 13 Giám mục và trên 6.000 linh mục và tu sĩ. Khoảng 1000 vị Tử đạo đã được tuyên phong hiển Thánh hoặc Chân phúc. Gần 2000 trường hợp khác đang được xem xét. Trong dịp sắp kết thúc Năm Đức tin, việc tuyên phong Chân phúc cho 522 vị tử đạo này nhằm tôn vinh việc tử đạo của các chứng nhân ấy là một hành vi tin tưởng vào Đấng Tạo Hóa trung thành, cũng như chia sẻ những đau khổ của Đức Kitô. Gia đình DCCT được phúc chia sẻ 6 chứng nhân. Chúng ta cũng nhớ đến 14 vị tử đạo DCCT khác đang được xem xét hồ sơ.
Rev. Julián Pozo y Ruiz de Samaniego (1920-1936) |
Thông tin về các vị tử đạo này đã được đăng tải bằng một vài ngôn ngữ khác nhau. Website Tỉnh DCCT Madrid có đăng tiểu sử ngắn gọn của các ngài, cũng như chân dung của các vị và các thông tin khác. (www.redentoristas.org). Những ấn phẩm và thông tin khác sẽ được đăng tải trong tương lai gần (x.http://testigosdelaredencion.blogspot.com.es).
Trong bức thư ngắn ngủi này, tôi không thể viết chi tiết về từng anh em tử đạo của chúng ta. Tôi khích lệ anh chị em học hỏi thêm về các ngài. Những câu chuyện của các ngài gợi hứng và thách thức chúng ta ngày nay. Trong thư này, tôi chỉ nói một chút về ý nghĩa của các ngài đối với chúng ta hôm nay trong việc sống linh đạo DCCT.
Chứng tá của các vị tử đạo rất có ý nghĩa đối với Hội Thánh. Các môn đệ tiên khởi của Chúa Kitô đã xem tử đạo là đi theo sát bước chân của Chúa Giêsu và chia sẻ những đau khổ của Người, như thánh Phêrô đã diễn tả trong thư của ngài như đoạn trích đầu thư. Chứng tá của các vị tử đạo lớn lao hơn việc các ngài chịu đựng một cái chết đầy đau đớn. Chứng tá ấy diễn tả lý do các ngài sẵn sàng hiến dâng mạng sống mình: chứng tá đối với Đức Giêsu Kitô và để loan báo ơn cứu độ chứa chan cho mọi người. Tử đạo là một lời công bố Tin Mừng, và các vị tử đạo trở thành chứng nhân của Tin Mừng, “cứ làm điều thiện” vì lợi ích của tha nhân.
Trong suốt 200 năm từ khi thành lập, DCCT chúng ta chưa có thừa sai nào bị giết và được Giáo Hội công nhận tử đạo. Thánh Anphong từng mơ ước các thừa sai DCCT loan báo Tin Mừng ở những vùng xa xôi và tử đạo trong việc trung tín với Tin Mừng. Tuy nhiên, trước năm 1936, chưa có một thừa sai DCCT nào tử đạo vì đức tin. Tôi nghĩ thánh Anphong không bao giờ ngờ rằng các thừa sai DCCT đầu tiên tử đạo sẽ là người TBN. Điều đáng nói là từ năm 2001, Giáo Hội đã công nhận 11 vị tử đạo DCCT, tất cả đều diễn ra trong thế kỷ 20 và các ngài đều thuộc châu Âu (TBN), Ukraina và Slovakia.
Cuối tháng 7/1936, khi có nhiều cuộc bách hại tại Cuenca, một trong các vị Chân phúc Tử đạo của chúng ta là Cha Julián Pozo, bắt đầu linh cảm rằng tử đạo là điều có thể xảy ra. Ngài nói: “DCCT chúng ta chưa có ai tử đạo; anh em có muốn thấy rằng chúng ta sẽ là những người tử đạo đầu tiên không?” Không lâu sau đó, điều linh cảm ấy trở thành hiện thực. Không ai trong 6 vị này tìm kiếm sự tử đạo. Có vài vị rõ ràng sợ điều đó xảy ra. Họ đã hy sinh mạng sống như những chứng tá của ơn cứu đô. Cái chết của các ngài nhắc nhở chúng ta rằng ngày nay nhiều người vẫn tiếp tục chết vì là nạn nhân của bạo lực, kỳ thị, chiến tranh và đói nghèo. Đời sống và cái chết anh dũng của các ngài mời gọi chúng ta xây dựng nền văn hóa gặp gỡ và đối thoại như Đức Thánh Cha Phanxicô đã khích lệ để vượt qua các thế lực sự dữ đang tiếp tục hoành hành xã hội con người.
Sáu anh em người TBN sắp được tuyên phong Chân phúc này chỉ là những thừa sai DCCT bình thường. Cha Javier Gorosterratzu là một thần học gia và được đề nghị về Rome nghiên cứu Văn khố Vatican. Cha Ciriaco Olarte từng đi truyền giáo ở Mexico. Ngài trở về TBN vì cuộc cách mạng và đàn áp tôn giáo ở quê nhà. Các cha Miguel Goñi và Fr. Julián Pozo chịu đau khổ vì bệnh tật và bị hạn chế hoạt động truyền giáo. Những người biết 2 cha đều đánh giá cao là những gì các ngài đã giảng và hướng dẫn thiêng liêng cho họ. Thầy Victoriano Calvo thinh lặng và sâu sắc, một con người cầu nguyện và phục vụ những ai cần đến. Cha Pedro Romero được các bề trên đánh giá là không có gì đặc biệt trong thừa tác vụ ngoại thường, nhưng đã chứng tỏ một sự can đảm và trung tín tuyệt vời khi ngài tiếp tục sứ vụ Cuenca, thường sống vô gia cư trên các nẻo đường trong suốt thời gian bị đàn áp tôn giáo. Ngài chết rũ tù và 2 năm sau họ buộc ngài phải rời khỏi Tu viện DCCT.
Đối với 5 anh em trong số này, việc tử đạo đến rất nhanh. Tôi nghĩ rằng cuộc từ bỏ cuối cùng của các ngài, hiến dâng mạng sống mình trong tay Thiên Chúa là kết quả của một quá trình lâu dài hơn nhiều. Lòng trung thành của các ngài đối với Thiên Chúa trong khoảnh khắc tử đạo được định hình bởi quyết định “xin vâng” với Chúa Giêsu Kitô hàng ngày khi họ sống ơn gọi thừa sai DCCT. Trong sứ vụ rao giảng và giải tội, cầu nguyện và phục vụ tha nhân, giảng dạy và hướng dẫn thiêng liêng, các ngài đã sống ơn gọi thừa sai với sự trung thành. Khi đối diện với bệnh kinh niên nghiêm trọng, các ngài học đón nhận người khác một cách ân cần và tươi cười. Ngay cả khi thất bại trong một vài nỗ lực tông đồ, các ngài không tuyệt vọng hay từ bỏ, mà vẫn tiếp tục rao giảng Phúc Âm.
Nhờ lời khấn Dòng và lòng trung thành, các ngài đã hiến dâng đời sống mỗi ngày như một thừa sai trước khi các ngài tử đạo. “Với việc khấn Dòng, mọi tu sĩ DCCT thực sự là thừa sai, dù khi gánh vác những nhiệm vụ khác nhau trong thừa tác vụ tông đồ, dù khi lâm phải tình trạng bất động, dù khi phải đảm trách phục vụ Dòng và anh em dưới muôn hình thức, hoặc khi già cả, tật nguyền, không còn có thể hoạt động bề ngoài, và nhất là khi phải chịu đau khổ và chết vì sự cứu độ thế gian.” (HP. 55).
Năm 2003, Tổng Công hội thứ XXIII đã chọn chủ đề “Hiến mình cho Ơn Cứu Độ chứa chan” nhằm quả quyết rằng việc hiến mình là trọng tâm của Ơn gọi Thừa sai DCCT. Các vị tử đạo Cuenca đã sống ơn gọi ấy và đã hiến dâng đời mình như các chứng nhân của ơn cứu độ. Các ngài cũng chứng thực rằng lời mời gọi tử đạo có thể đến với bất cứ người môn đệ nào trong mọi nơi và mọi lúc. Rất ít Thừa sai DCCT được kêu gọi từ bỏ đời sống mình như các vị tử đạo đã làm. Một số nhỏ Kitô hữu đổ máu mình ra qua cái chết mạnh mẽ để làm chứng niềm tin của họ vào Chúa Giêsu Kitô. Tuy nhiên, tất cả chúng ta đều được kêu gọi hiến mình cho ơn cứu độ chứa chan qua việc loan báo Phúc Âm và phục vụ anh chị em mình. “Được Thánh Thần thúc đẩy và trợ lực, các tu sĩ gắng đạt tới việc dâng hiến toàn diện đời mình cho Chúa.” (HP. 56).
Trong Năm Ơn gọi Thừa sai DCCT này, ước gì đời sống và việc tử đạo của những người anh em của chúng ta khích lệ chúng ta cải tổ và đào sâu những chia sẻ của chúng ta trong đặc sủng DCCT. Tu sĩ DCCT nam cũng như nữ, giáo dân và các tu sĩ, chúng ta là các thừa sai, được kêu gọi trở nên chứng nhân và thừa sai của ơn cứu độ. Chúng ta được kêu gọi hiến dâng đời mình một cách quảng đại và sẵn sàng trong sự hiệp thông với các anh em tử đạo tại Cuenca.
Mặc dù không phải tất cả chúng ta có thể hiện diện một cách thể lý tại Tarragona vào ngày 13/10/2013 để cử hành lễ tuyên phòng Chân phúc, tôi xin mỗi Thừa sai DCCT, Nữ tu DCCT và các cộng tác viên giáo dân tham gia hiệp thông thiêng liêng vào ngày lễ này. Xin hãy ghi nhớ biến cố quan trọng này trong tất cả mọi nhà thờ và nhà nguyện, trong mỗi Thánh lễ hay giờ cầu nguyện chung. Tôi xin mỗi cộng đoàn dành một khoảng thời gian vào ngày 13/10 để cầu nguyện chung với nhau và hiệp thông với các anh em tân Chân phúc. Nơi nào có thể được, tôi xin anh em cử hành giờ cầu nguyện này cùng với dân Chúa để chia sẻ tin vui với họ.
“Thật, Thầy bảo thật anh em, nếu hạt lúa gieo vào lòng đất mà không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác.” (Ga 12,24). Xin cho những lời cầu nguyện và chuyển cầu của các Chân phúc Tử đạo DCCT tại Cuenca là nguồn cảm hứng và phúc lành cho chúng ta trong suốt Năm Ơn gọi Thừa sai DCCT này. Xin cho gương hy sinh của các ngài lôi cuốn mọi người chia sẻ sự dấn thân khi “noi gương Chúa Giêsu Cứu Thế bằng cách rao giảng lời Chúa cho người nghèo khó” (HP.1). Xin Thánh Anphong và Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp đồng hành với chúng ta khi chúng ta rao giảng Phúc Âm theo cung cách mới và hiến mình cho ơn cứu độ chứa chan.
Trong Chúa Cứu Thế,
Michael Brehl, C.Ss.R.
Bề trên Tổng quyền
CONGREGATIO SS. REDEMPTORIS
Superior Generalis
0000 225/2013
Roma, October 5, 2013
Memorial of Blessed Francis Xavier Seelos, C.Ss.R.
Beatification of the Redemptorist Martyrs of Cuenca
Dear Confreres, Sisters, Lay Associates and friends,
“Rejoice insofar as you are sharing Christ’s sufferings, so that you may also be glad and shout for joy when his glory is revealed…Therefore, let those suffering in accordance with God’s will entrust themselves to a faithful Creator, while continuing to do good.” (1 Peter 4:13, 19)
On Sunday, October 13, 2013, the beatification of 522 martyrs of the Spanish Civil War (1936-1939) will take place in Tarragona, Spain. Among those to be beatified are the six Redemptorist Martyrs of Cuenca: Fathers Javier Gorosterratzu Jaunarena, Ciriaco Olarte Pérez de Mendiguren, Miguel Goñi Áriz, Julián Pozo Ruiz de Samaniego, Pedro Romero Espejo, and Brother Victoriano Calvo Lozano. This beatification is an historic and important event, not only for the Province of Madrid and the Church of Spain, but also for the entire Congregation.
It is important to remember the context in which these martyrs to be beatified gave their lives. There were many casualties of the Spanish Civil War. Approximately 270,000 people died, including soldiers and civilians. Many died from acts of war, but many also died from acts of reprisal, from disease, and from hunger. Approximately 6,850 died as a direct result of religious persecution. Of these, 13 were bishops, and over 6,000 were priests and religious. Among these, almost 1000 have already been canonised or beatified. Another 2000 cases are in process. As the Year of Faith draws to a close, the beatification of these 522 martyrs celebrates the witness of martyrdom as an act trust in our faithful Creator, as well as sharing the sufferings of Christ. Without neglecting the importance of the collective witness of all these martyrs, the Redemptorist family remembers in a particular way the six Redemptorist Martyrs of Cuenca in a particular way. We also remember that the cases involving fourteen other Redemptorist martyrs are still in process.
Information about these confreres is already available in several languages. The website of the Redemptorist Province of Madrid (www.redentoristas.org) has short biographies, as well as portraits of the martyrs and other information. Other publications and information will be available in the near future (see also http://testigosdelaredencion.blogspot.com.es).
In this short letter, I cannot speak in detail about each of these confreres individually. I encourage you to learn more about them as material becomes available. Their stories are inspiring and challenging for us today. In this letter, I would like to say a few words about the significance of these martyrs for all of us who live the Redemptorist charism.
The witness of martyrs has always been very significant for the Church. The first disciples of Christ viewed martyrdom as following closely in the footsteps of Jesus and sharing his sufferings, as St. Peter expresses in the above quote from his first letter. The witness of the martyrs goes beyond the act of enduring a violent death. It expresses the reason for which they are willing to give their lives: as witnesses to Jesus Christ and to announce plentiful redemption for all. Martyrdom is a proclamation of the Good News, and the martyrs become witnesses to the Gospel, “continuing to do good” for the sake of their sisters and brothers.
For the first 200 years of the Congregation of the Most Holy Redeemer, no Redemptorist Missionary was killed and recognized by the Church as a martyr. St. Alphonsus had dreamed of Redemptorist Missionaries proclaiming the gospel in distant places and embracing martyrdom in fidelity to the Gospel. However, before 1936, no Redemptorist Missionary had yet been martyred for the faith. I doubt that Alphonsus ever thought that the first members of his Congregation to experience martyrdom would do so in Spain. It is remarkable that since 2001, the Church has recognized eleven Redemptorist Martyrs who gave their lives for Christ and his people, all in the 20th century and all in Europe – in Spain, Ukraine and Slovakia.
In late July, 1936, as the signs of persecution increased in Cuenca, one of our Blessed Martyrs, Fr. Julián Pozo, began to intuit that martyrdom was a real possibility. He said: “We (the Redemptorists) don’t have martyrs; do you want to see that we will be the first martyrs?” It was not long before his intuition became reality. None of these six confreres sought martyrdom. Several clearly feared the possibility. All gave their lives as witnesses to redemption. Their deaths also remind us that today many people continue to die as the victims of violence, prejudice, war and poverty. Their lives and their violent deaths call us to build the culture of encounter and dialogue envisioned by Pope Francis in order to overcome these evils which continue to afflict human society.
In most ways, these first six Spanish confreres to be beatified were ordinary Redemptorist Missionaries. Fr. Javier Gorosterratzu was an historian who was supposed to be in Rome doing research in the Vatican Archives. Fr. Ciriaco Olarte had been a missionary in Mexico. He returned to Spain due to the revolution and religious persecution in that country. Fr. Miguel Goñi and Fr. Julián Pozo were both suffering from ill health and were more restricted in their ministry and missionary activity. Both were well appreciated for their preaching and spiritual counsel by those who knew them. Brother Victoriano Calvo was quiet and deep, a man of prayer and service to those in need. Fr. Pedro Romero, judged by his superiors as unqualified for extraordinary ministry, showed extraordinary courage and faithfulness as he continued to minister in Cuenca, often living homeless in the streets during the period of persecution. He died in prison of his wounds and suffering, two years after he was forced to leave the Redemptorist convent.
For five of these six confreres, martyrdom came quickly. Yet it seems to me that the final surrender of their lives into the hands of God was the result of a much longer process. Their fidelity to God at the moment of martyrdom was shaped by the daily decision to say ‘yes’ to Jesus Christ as they lived their Redemptorist missionary vocation. In the daily ministry of preaching and confessions, prayer and service to others, teaching and spiritual direction, they lived this missionary vocation with fidelity. In the face of serious chronic illness, they learned to welcome others graciously and with a smile. Even in the experience of the failure of some apostolic endeavours, they did not despair or give up, but continued to proclaim the Gospel.
Through their religious profession and fidelity, they gave their lives daily as missionaries before they gave their lives as martyrs. “Profession makes all Redemptorists truly missionaries, whether they are engaged in different activities of apostolic ministry or hindered from working at all, whether they are occupied with various services on behalf of the Congregation or the confreres, or are advanced in age, sick, or incapable of external work or whether, above all, they are suffering and dying for the salvation of the world” (Cons. 55).
In 2003, the theme chosen by the XXIII General Chapter affirmed that “Giving our lives for Plentiful Redemption” is at the heart of the Redemptorist Missionary Vocation. The martyrs of Cuenca lived this vocation and gave their lives as witnesses to redemption. They also testify to the truth that the call to martyrdom can come to any disciple at the most unexpected time and in the least expected place. Very few Redemptorist missionaries are asked to lay down their lives as these martyrs did. A small number of Christian disciples will shed their blood through violent death in testimony to their faith in Jesus Christ. However, all of us are called to give our lives for plentiful redemption through the proclamation of the Gospel and service of our sisters and brothers. “Moved and strengthened by the Holy Spirit, the members spare no effort to arrive at a total gift of themselves” (Cons. 56).
During this Year for the Promotion of the Redemptorist Missionary Vocation, may the lives and martyrdom of our confreres inspire us to renew and deepen our own share in the Redemptorist charism. Confreres and Sisters, Lay and Religious, we are missionaries – called to be Witnesses and Missionaries of Redemption. We are called to give our lives, with generosity and availability, in union with our brothers the martyrs of Cuenca.
Although not all of us can be physically present in Tarragona on October 13th for the celebration of the Beatification, I ask every Redemptorist Missionary, Sister, and Lay Collaborator to join in spiritual communion with this celebration. Please remember this important event in all of our Churches and Chapels, in each Mass and common prayer. I ask each community to dedicate some moment on October 13th to come together in prayer and communion with our newly-beatified brothers. Where possible, I ask you to do this with the People of God and to share this Good News with them.
“Very truly, I tell you, unless a grain of wheat falls into the earth and dies, it remains a single grain; but if it dies, it bears much fruit” (John 12:24). May the prayers and intercession of the Blessed Redemptorist Martyrs of Cuenca be a source of inspiration and blessing for us during this Year of the Redemptorist Missionary Vocation. May their example and self-gift attract others to share their commitment to follow “Jesus Christ the Redeemer by preaching the word of God to the poor” (Cons. 1). May St. Alphonsus Liguori and Our Mother of Perpetual Help accompany us as we preach the Gospel ever anew and give our lives for plentiful redemption.
Your brother in the Redeemer,
Michael Brehl, C.Ss.R.
10/13/2013 vietcatholic
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét