THỨ TƯ 16/10/2013
Thứ Tư sau Chúa Nhật
28 Quanh Năm
St.Paul |
Bài
Ðọc I: (Năm I) Rm 2, 1-11
"Người sẽ trả
lại cho ai nấy theo công việc họ đã làm, trước là những người Do-thái, sau là
những người Hy-lạp".
Trích
thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Hỡi
con người kia, hễ ngươi xét đoán, thì ngươi không thể chữa mình được đâu. Vì
ngươi xét đoán kẻ khác thế nào, thì ngươi tự lên án mình như vậy: bởi lẽ ngươi
cũng phạm điều ngươi lên án. Chúng ta đều biết Thiên Chúa căn cứ theo chân lý
mà xét đoán những kẻ hành động như thế.
Hỡi
con người kia, ngươi xét đoán những kẻ hành động thể ấy, mà chính mình ngươi
cũng làm, ngươi nghĩ rằng: ngươi thoát khỏi án phạt của Thiên Chúa được sao?
Hay là ngươi khinh thị lòng nhân hậu, nhẫn nại và khoan dung của Người? Ngươi
chẳng biết rằng lòng nhân lành của Thiên Chúa phải thối thúc ngươi hối cải sao?
Thật
bởi lòng ngươi chai đá, không chịu hối cải, ngươi chỉ tích trữ cho mình cơn thịnh
nộ trong ngày thịnh nộ, ngày sẽ tỏ ra thẩm phán công bình của Thiên Chúa, Ðấng
sẽ trả lại cho ai nấy tuỳ theo công việc họ đã làm, vì hễ những ai bền đỗ làm
lành, tìm kiếm vinh quang, danh dự và ơn bất tử, thì sẽ được sống đời đời; còn
những ai ương ngạnh, không vâng phục chân lý, mà lại tin theo sự gian ác, thì sẽ
gặp cơn thịnh nộ và giận dữ.
Hễ
kẻ nào làm sự dữ, thì mắc phải gian nan phiền muộn, trước là những người
Do-thái, sau là những người Hy-lạp: vì Thiên Chúa không thiên tư tây vị ai cả.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 61, 2-3. 6-7. 9
Ðáp: Lạy Chúa, Chúa sẽ
trả công mỗi người theo như việc họ làm (c. 13b).
Xướng: 1) Duy nơi Thiên
Chúa, linh hồn tôi được an vui; do chính mình Người, tôi được ơn cứu độ. Phải,
chính Chúa là Ðá tảng, là ơn cứu độ của tôi, Người là chiến luỹ của tôi, tôi sẽ
không hề nao núng. - Ðáp.
2)
Nơi Thiên Chúa, linh hồn tôi ơi, hãy an vui, vì do Người, tôi được điều tôi
trông đợi. Phải, chính Chúa là Ðá tảng, là ơn cứu độ của tôi, Người là chiến luỹ
của tôi, tôi sẽ không hề nao núng. - Ðáp.
3)
Hỡi dân tộc, hãy trông cậy Người luôn mọi lúc, hãy đổ giốc niềm tâm sự trước nhan
Người, vì Thiên Chúa là nơi ta nương náu. - Ðáp.
Alleluia: Mt 4, 4b
Alleluia,
alleluia! - Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng
Thiên Chúa phán ra. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 11, 42-46
"Khốn cho các
ngươi, hỡi những người biệt phái, và khốn cho các ngươi, hỡi những tiến sĩ luật".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi
ấy, Chúa phán rằng: "Khốn cho các ngươi, hỡi những người biệt phái! Vì các
ngươi nộp thuế thập phân, bạc hà, vân hương, và các thứ rau, mà lại bỏ qua đức
công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa: Phải thi hành những điều này, và không được
bỏ những điều kia. Khốn cho các ngươi, hỡi những người biệt phái! Vì các ngươi
ưa thích ngồi ghế nhất trong các hội đường, và ưa thích được chào hỏi ngoài phố
chợ. Khốn cho các ngươi, vì các ngươi giống những mồ mả không rõ rệt, người ta
bước đi ở trên mà không hay biết!"
Có
một tiến sĩ luật trả lời Người rằng: "Thưa Thầy, Thầy nói như thế là Thầy
sỉ nhục cả chúng tôi nữa". Người đáp lại rằng: "Hỡi những tiến sĩ luật,
khốn cho các ngươi nữa! Vì các ngươi chất lên người ta những gánh nặng không thể
vác được, mà chính các ngươi dù một ngón tay cũng không động tới".
Ðó
là lời Chúa.
Suy niệm : Kiện Toàn Lề
Luật
Tin
Mừng hôm nay có lẽ mời gọi chúng ta suy nghĩ về ý nghĩa đích thực của luật lệ.
Chỉ có xã hội loài người mới có luật lệ. Thú vật xem chừng cũng tuân thủ một thứ
luật nào đó, nhưng là luật rừng. Khi con người dùng sức mạnh áp đặt luật lệ để
nhằm quyền lợi của một thiểu số, chứ không nhằm phục vụ công ích, thì đó cũng
chỉ là luật rừng, luật của kẻ mạnh mà thôi.
Chúa
Giêsu đã đến để kiện toàn lề luật. Trong bài Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu một lần
nữa muốn xác nhận điều đó khi Ngài tuyên bố: "Phải làm các điều này mà
không được bỏ qua các điều kia". Chúa Giêsu đã kiện toàn lề luật bằng cách
mặc cho nó tinh thần yêu thương: yêu thương là linh hồn của lề luật. Tất cả lề
luật trong đạo đều qui về một giới răn nền tảng và duy nhất, đó là yêu thương.
Thánh
Phaolô đã nói: "Yêu thương là chu toàn lề luật". Sống yêu thương là dấu
ấn Thiên Chúa đã ghi khắc trong tâm hồn con người, bởi vì chỉ có con người mới là
tạo vật duy nhất được Thiên Chúa tạo dựng theo và giống hình ảnh Ngài. Mà bởi lẽ
Thiên Chúa là Tình Yêu, cho nên mang lấy hình ảnh của Ngài, con người cũng chỉ
có một ơn gọi duy nhất, đó là sống yêu thương. Tất cả lề luật Giáo Hội ban hành
là chỉ nhằm giúp con người sống yêu thương mà thôi. Chỉ có yêu thương, con người
mới trưởng thành; chỉ có yêu thương mới đem lại cho con người một sự giải phóng
đích thực, đó là giải phóng khỏi tội lỗi, khỏi ích kỷ, khỏi hận thù.
Xin
Chúa cho chúng ta hiểu được lòng Chúa yêu thương chúng ta từng giây phút trong
cuộc đời, để chúng ta sống trong tình Ngài nâng đỡ ủi an chúng ta trên con đường
tiến về hạnh phúc vĩnh cửu. Xin cho chúng ta luôn quảng đại chu toàn mọi bổn phận
với lòng yêu mến, để đáp lại tình Chúa yêu thương chúng ta.
(Veritas Asia)
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Tư Tuần 28 TN1
Bài đọc: Rom
2:1-11; Lk 11:42-46.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải biết xét mình trước khi xét người.
Nhiều
người có thói quen nhận xét và phê bình người khác; nhưng ít bao giờ chịu xét
mình. Để có thể chừa bớt thói quen này, Giáo Hội khuyên con người năng xét mình
và xưng tội thường xuyên. Khi con người năng xét mình và xưng tội, ngoài lợi
ích nhận được ơn tha thứ của Thiên Chúa, hối nhân còn biết cảm thông với những
yếu đuối và khuyết điểm của tha nhân: mọi người đều mang trong mình những yếu
đuối và bất toàn; nếu mình dám xin ơn tha thứ từ Thiên Chúa, mình cũng phải tha
thứ cho những người đã xúc phạm đến mình. Nhưng nếu con người không năng xét
mình và xưng tội, họ cảm thấy thập toàn, và rất dễ nhìn xuống và phê bình tha
nhân.
Các
Bài Đọc hôm nay giúp chúng ta phải rất cẩn thận trong việc xét đoán tha nhân.
Trong Bài Đọc I, thánh Phaolô khuyên các người Do-thái phải biết xét mình và cẩn
thận trong việc xét đoán các Dân Ngoại vì Thiên Chúa không thiên vị một dân tộc
hay một hạng người nào. Ngài cứ theo sự thật mà xét xử những ai đã làm điều đó:
Do-thái cũng như Dân Ngoại. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu trách mắng các biệt-phái
khi họ quá chú trọng đến việc nộp thuế thập phân thì là, rau húng; mà bỏ quên
những điều quan trọng hơn như lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa. Khi nhóm
kinh-sư trách Chúa Giêsu đã đụng chạm đến họ, Ngài trách mắng luôn việc lạm dụng
Lề Luật của họ. Các kinh-sư đã đối xử bất công với tha nhân khi phiên dịch Lề
Luật: chất trên vai dân chúng những gánh nặng mà họ không muốn nhúng tay vào.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I: Khi bạn xét đoán người khác, mà bạn cũng làm như họ, thì bạn tự kết
án chính mình.
1.1/
Bạn tưởng mình sẽ khỏi bị Thiên Chúa xét xử sao? Trình thuật hôm nay tiếp tục
trình thuật tố tội của Dân Ngoại. Thánh Phaolô có ý muốn người Do-thái cũng phải
cẩn thận xét tội của mình; chứ không phải chỉ căng miệng lên án các Dân Ngoại.
Ngài muốn họ phải chú ý đến 3 điểm sau:
(1)
Phải biết xét chính mình: Thánh Phaolô khuyên các người Do-thái: "Hỡi người, dù bạn
là ai đi nữa mà bạn xét đoán, thì bạn cũng không thể tự bào chữa được. Vì khi bạn
xét đoán người khác, mà bạn cũng làm như họ, thì bạn tự kết án chính mình.''
Khi lên án người khác, đương sự tự đặt mình vào chỗ quan tòa mà kết tội người
khác. Nếu đã hiểu biết mà kết tội người khác, mình đừng bao giờ vi phạm những lầm
lỗi như vậy. Nếu mình vẫn ngoan cố phạm tội đó, mình sẽ không thể nào tự bào chữa
được, vì đã tự kết tội và ra bản án cho mình. Ví dụ, một người Do-thái kết tội
Dân-Ngoại đã không nhận ra và thờ phượng Thiên Chúa cho phải đạo là phải chết,
họ cũng phải mang án chết đó nếu họ không thờ phượng Ngài cho đúng đạo làm con.
(2)
Thiên Chúa xét xử công minh: Nhiều người Do-thái tự cho Thiên Chúa có hai tiêu chuẩn phán
xét: một cho Dân Ngoại, và một cho người Do-thái. Thánh Phaolô tuyệt đối đả phá
quan niệm này, và bênh vực sự công bằng của Thiên Chúa. Ngài nói: ''Chúng ta biết
rằng Thiên Chúa cứ theo sự thật mà xét xử những ai làm những điều đó. Còn bạn,
hỡi người xét đoán những kẻ làm những điều đó trong khi chính mình cũng làm như
vậy, bạn tưởng mình sẽ khỏi bị Thiên Chúa xét xử sao?'' Người đời có thể phán
xét theo hai tiêu chuẩn; nhưng Thiên Chúa không bao giờ làm như thế; khi một
người càng được hưởng đặc quyền như người Do-thái hay người tín hữu, họ càng phải
biết sống tốt lành hơn.
(3)
Đừng lạm dụng tình thương Thiên Chúa: Đứng trước tình thương bao la của Thiên Chúa, con
người có thể có hai thái độ: hoặc cảm thấy xấu hổ và ăn năn trở lại, hoặc lạm dụng
tình thương để ngày càng lấn sâu vào tội lỗi hơn, với hy vọng Thiên Chúa sẽ tha
thứ hết. Đây là một trong hai tội phạm đến Thánh Thần và sẽ không được tha.
Thánh Phaolô chất vấn những người có thái độ này: ''Hay là bạn coi thường lòng
Chúa vô cùng nhân hậu, khoan dung, đại lượng, mà không nhận ra rằng: Thiên Chúa
nhân hậu như thế là để thúc giục bạn hối cải sao? Thế nhưng bạn lòng chai dạ đá
không chịu hối cải, và như vậy bạn càng làm cho cơn thịnh nộ của Thiên Chúa chồng
chất trên đầu bạn, trong ngày Thiên Chúa nổi cơn thịnh nộ và biểu lộ phán quyết
công minh.''
1.2/
Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tuỳ theo việc họ làm: Có nhiều người cắt
nghĩa sai thánh Phaolô khi nhấn mạnh "con người nên công chính chỉ bằng niềm
tin vào Thiên Chúa, sola fide" (Rom 3:21-22). Nhưng trước khi nói điều đó,
Phaolô đã tuyên bố sự cần thiết của việc phải bền chí làm việc thiện trong
trình thuật hôm nay: ''Ngày đó, Thiên Chúa sẽ thưởng phạt mỗi người tuỳ theo việc
họ làm; những ai bền chí làm việc thiện mà tìm vinh quang, danh dự và phúc trường
sinh bất tử, thì Thiên Chúa sẽ cho họ được sống đời đời; còn những ai chống
Thiên Chúa mà không vâng phục chân lý và chạy theo điều ác, thì Người sẽ nổi trận
lôi đình, trút cơn thịnh nộ xuống đầu họ. Người sẽ bắt mọi kẻ làm điều ác phải
gian nan khốn khổ, trước là người Do-thái, sau là người Hy-lạp. Nhưng Người sẽ
ban vinh quang, danh dự và bình an cho tất cả những ai làm điều thiện, trước là
người Do-thái, sau là người Hy-lạp, vì Thiên Chúa không thiên vị ai.''
2/
Phúc Âm: Phải cẩn thận xét mình trước khi đoán xét tha nhân.
2.1/
Các người xao lãng lẽ công bình và lòng yêu mến Thiên Chúa: Là người lãnh đạo
tinh thần, các người Pharisees giả sử phải biết đường và làm gương sáng cho dân
chúng noi theo; nhưng họ đã không được như thế. Chúa Giêsu mời gọi họ hãy ngồi
xuống xét mình về 3 điều:
(1)
Phân biệt cái chính yếu và cái phụ thuộc: "Hỡi các người Pharisees! Các người nộp thuế thập
phân về bạc hà, vân hương, và đủ thứ rau cỏ, mà xao lãng lẽ công bình và lòng
yêu mến Thiên Chúa. Các điều này phải làm, mà các điều kia cũng không được bỏ.''
(2)
Tính thích danh vọng bề ngoài: ''Hỡi các người Pharisees! Các người thích ngồi ghế đầu trong hội
đường, thích được người ta chào hỏi ở nơi công cộng.''
(3)
Tính giả hình: ''Các
người như mồ mả không có gì làm dấu, người ta giẫm lên mà không hay."
2.2/
Các người chất trên vai kẻ khác những gánh nặng không thể gánh nổi: Một người trong số
các nhà thông luật lên tiếng nói: "Thưa Thầy, Thầy nói như vậy là nhục mạ
cả chúng tôi nữa!" Các kinh-sư là những người hiểu biết Lề Luật; nhưng
thay vì dùng Lề Luật để mưu cầu ích lợi cho dân; họ lại dùng Lề Luật để mưu cầu
lợi ích cho chính bản thân họ.
Đức
Giêsu thẳng thắn trách họ luôn: "Khốn cho cả các người nữa, hỡi các nhà
thông luật! Các người chất trên vai kẻ khác những gánh nặng không thể gánh nổi,
còn chính các người, thì dù một ngón tay cũng không động vào.'' Ví dụ, họ ra luật
để cho người khác giữ; còn họ thì có một tiêu chuẩn khác để khỏi phải giữ (luật
trừ).
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta đừng bao giờ xét đoán người khác, nếu họ không nằm trong quyền hạn của
chúng ta. Khi phải xét đóan, chúng ta hãy có đủ bằng chứng để xét đóan cách khôn
ngoan và nhân từ; vì đấu nào chúng ta đong cho tha nhân, Thiên Chúa sẽ đong lại
cho chúng ta bằng đấu đó.
-
Nếu muốn người khác thế nào, chúng ta cũng phải thi hành như vậy. Đừng bao giờ
đặt ra hai tiêu chuẩn: một tiêu chuẩn dễ dàng cho mình, và một tiêu chuẩn khó
khăn cho người khác.
Lm.Anthony ĐINH
MINH TIÊN, OP.
HẠT GIỐNG NẨY MẦM TUẦN 28TN
Lc 11,42-46
A. Hạt giống...
1. Chúa Giêsu nêu đích danh 3 điều lầm lạc của
nhóm pharisêu :
a/ Quan tâm đến việc nộp thuế thập phân về những
rau cỏ tầm thường vốn không có ghi trong những bộ luật xưa (x. Nkm 13,10-13) mà
lại bỏ quên những nhân đức rất lớn như công bình và yêu thương ;
b/ Thích danh vọng bề ngoài, bằng cách chọn ghế
đầu trong hội đường. Thực ra trong buổi họp ở hội đường thì phải có người ngồi
ghế đầu. Việc những người pharisêu được ngồi như thế chưa phải là đáng trách ;
điều đáng trách là họ “thích” và nhất là họ không xứng đáng mà lại thích như
thế ;
c/ Thích được chào ở nơi công cộng.
2. Và Ngài đúc kết : họ giống như những nấm mồ.
Mồ là cái chôn dấu xác chết vốn là một thứ ô uế. Do đó ai đạp lên mồ mả thì
cũng bị nhiễm uế. Vì thế các nấm mồ cần phải có dấu hiệu cho người ta biết để
trách đạp lên. Người pharisêu, vì trong lòng đầy sự xấu xa, nên cũng chứa đựng
nhiều thứ ô uế nhưng người khác lại không biết.
3. Một luật sĩ lên tiếng bênh vực cho nhóm
pharisêu, vì cách sống của pharisêu chính là dựa theo cách giải thích luật của
các luật sĩ. Chúa Giêsu cũng trách nhóm luật sĩ “Chất gánh nặng lên vai người
khác” : Trong Thánh Kinh, chữ “gánh nặng” ám chỉ luật lệ. Các luật sĩ cứ miệt
mài nghiên cứu luật và càng ngày càng đưa thêm nhiều khoản luật khiến người ta
không kham nổi, trong khi chính họ lại không tuân giữ.
B.... nẩy mầm.
1. “Họ không động đến ngón tay” : “Trong bài Tin
Mừng hôm nay, Chúa Giêsu lên án gắt gao thái độ trưởng giả của những người biệt
phái. Họ là chuyên viên giải thích những luật lệ tôn giáo. Nhưng cái cốt lõi
của tôn giáo là bác ái yêu thương thì họ không màng tới. Chúa Giêsu nói “Họ
không động đến ngón tay”. Ra giữa phố chợ, họ xuất hiện như những nhà đạo đức.
Nhưng Chúa Giêsu bảo “Họ giống như những mồ mả tô vôi, bên trong chỉ toàn là mớ
xương hôi thối”. Đó là những hình ảnh của những người đạo đức giả, của những
người rao giảng Tin Mừng nhưng không sống điều mình rao giảng, của những người
mang danh hiệu Kitô nhưng không sống tinh thần Kitô. Ngày nay Giáo Hội của Ngài
có sống còn hay không, Giáo Hội của Ngài có đáng tin cậy hay không, điều đó còn
tùy ở mức độ Giáo Hội có sống trọn lời mình rao giảng hay không. Dĩ nhiên, Giáo
Hội được thể hiện qua những con người bằng xương bằng thịt là chúng ta. Chúng
ta có sứ mệnh minh chứng Giáo Hội ấy vẫn tiếp tục sống” (Trích "Mỗi ngày
một tin vui").
2. Giả hình : “Giả hình là hình giả, hình nộm. Đó
là đời sống đạo che đậy dấu diếm. Kinh Thánh nói giả hình giống như một nấm mồ
sơn vôi, bên ngoài coi bộ trắng trẻo, nhưng bên trong là dòi bọ xương xẩu (...)
Ở đời này chúng ta có thể sống giả hình dấu diếm đánh lừa được một số người
thôi, chứ không thể đánh lừa được một số đông... Mà giả như chúng ta có thể
đánh lừa được số đông đi nữa thì cũng không thể đánh lừa được chính Thiên
Chúa... Ngài thấu suốt mọi bí ẩn tâm can” (Trích "TMCGK ngày trong
tuần").
3. Thomas K. Beecher không chịu nổi sự lừa dối
dưới bất cứ hình thức nào. Khi thấy chiếc đồng hồ trong nhà thờ cứ khi thì chạy
sớm khi thì chạy trễ, ông treo một tấm bảng phía trên chiếc đồng hồ ấy, với
hàng chữ : “Xin đừng trách mắng đôi cánh tay tôi. Cái đáng trách nằm sâu hơn
thế nhiều”. Beecher muốn nói hai điều. Điều thứ nhất : đừng trách hai chiếc kim
đồng hồ mà hãy trách những bánh xe bên trong đồng hồ. Điều thứ hai : có khi tay
ta cử động sai, chân ta bước không đúng, môi miệng ta nói không chỉnh... nhưng
quan trọng hơn chính là tội lỗi nằm sâu ngay trong tâm hồn của ta (Christian
Witness).
4. Có khi nào người ta dám quẳng bỏ những tờ giấy
bạc không ? Thưa có, khi đó là tiền giả. Nhiều người đã quẳng bỏ Kitô giáo vì
thấy những kitô hữu giả hình (W.E. Biederwolf).
5. “Khốn cho các ngươi hỡi người Pharisêu. Các
người thích ngồi ghế đầu trong hội đường, thích người ta chào hỏi nơi công
cộng...” Lc 11,43
Con người như một ma lực phải làm đẹp cho mình.
Nhưng có khi chỉ là để che đậy những trống rỗng bên trong.
Đôi khi tôi tự hỏi không biết mình có tự tôn, tự
tạo cho mình một vẻ đẹp hào nhoáng bên ngoài bằng một “lý lịch” rất đạo đức ?
Tôi đi lễ mỗi ngày, tôi đã từng sinh hoạt trong ca đoàn, trong nhóm giáo lý
viên. Nay tôi đang tham gia các nhóm công tác xã hội, nhóm chia sẻ Lời Chúa...
Đàng sau những công việc tốt đẹp ấy là gì ? Phải chăng là mong được những người
xung quanh nể vì ? Không biết bài học “hiền lành và khiêm nhường” của Chúa đến
bao giờ tôi mới thuộc được ?
Con cố gắng cúi mình khiêm nhu
Xuống dấáu chân nơi Ngài dừng lại.
Nhưng sâu ngút vô ngần, Ngài ơi
Vẫn không sao chạm được. (Tagore) (Hosanna)
Lm.Carolo HỒ BẶC
XÁI – Gp. Cần Thơ
16/10/13 THỨ TƯ TUẦN 28 TN
Th. Magarita Maria Alacốc, trinh nữ
Lc 11,42-46
Th. Magarita Maria Alacốc, trinh nữ
Lc 11,42-46
XẮN TAY ÁO LAO VÀO TRUYỀN
GIÁO
“Các ngươi chất trên vai kẻ
khác những gánh nặng không thể gánh nổi, còn chính các ngươi, thì dù một ngón
tay cũng không động vào.” (Lc 11,46)
Suy niệm: Sự kiện một số giám đốc doanh nghiệp công ích
nhận lương “khủng” trong khi công nhân vất vả vật lộn với lương “còm” đã bùng
lên nỗi bất bình trong xã hội. Dư luận không chỉ bất bình vì sự chênh lệch
lương quá lớn, mà còn vì tình trạng thiếu công bằng trong việc san sẻ công việc
và trách nhiệm. Trên cánh đồng truyền giáo bao la, biết bao người đang tất bật
với những gánh “không thể gánh nổi”,
mà vẫn có những người “một ngón tay cũng không động vào”
thì quả là một thảm hoạ. Đòi hỏi này không phát xuất từ những xung đột quyền
lợi, nhưng từ bản tính của Giáo Hội và của mỗi Kitô hữu khi được lãnh bí tích
Rửa Tội. Bản tính của Giáo Hội là truyền giáo và mọi Kitô hữu là những nhà
truyền giáo. Theo Đức Gioan Phaolô II, càng truyền giáo thì đức tin càng mạnh
mẽ và khi không truyền giáo, thì đó là dấu hiệu đức tin đang bị khủng hoảng.
Mời Bạn: Bạn
đang đóng góp gì cho cho việc truyền giáo ở nơi bạn đang sống? Hay bạn đang
thuộc diện “một ngón tay cũng không động vào”
công việc truyền giáo?
Chia sẻ cho
nhau những gương sáng truyền giáo mà bạn ấn tượng nhất và đề ra quyết tâm của
bạn.
Sống Lời Chúa: Mỗi
ngày có một việc truyền giáo làm hy lễ dâng lên Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã trách những kẻ không
san sẻ gánh nặng trách nhiệm với anh chị em. Xin cho con thức tỉnh vì Lời Chúa
hôm nay, để con xăn tay áo lao vào công việc truyền giáo với Giáo Hội.
Suy niệm
Bốn điều nên tránh.
Qua việc Chúa Giêsu khiển trách những Kinh
sư và Pharisêu, tôi nhận thấy Ngài muốn nhắc nhở tôi những điều sau đ ây:
Thứ 1: Làm những việc nhỏ mà không quan tâm đến chuyện lớn.
Đó là coi trọng những cái thứ yếu mà không chú ý đến những điều chính yếu.
Trong cuộc sống thường ngày, có những việc lẽ ra tôi phải làm nhưng tôi không
làm, lẽ ra tôi phải thực hiện nhưng tôi lại tránh né, vì tôi chỉ làm mọi việc
theo sở thích và ý muốn của riêng tôi chứ không làm theo ý Chúa.
Thứ 2: Ham danh lợi hơn là phục vụ. Có những việc tôi làm
chỉ vì lợi ích và toan tính của tôi, làm để được khen ngợi và được ca tụng chứ
không phải vì tinh thần phục vụ theo gương Chúa Giêsu. Chính vì thế, có rất
nhiều việc khi có lợi, có người thì tôi làm, nhưng khi phải hy sinh hay không
có ai nhìn thấy thì tôi tránh né.
Thứ 3: Kiểu sống giả hình giả bộ. Đó là lối sống đóng kịch và khoe khoang khi tôi
muốn tỏ ra cho những người xung quanh thấy những việc làm của tôi để tôi được
ca tụng. Đó là che giấu sự thật về con người của tôi khi tôi không khiêm tốn
đón nhận những khuyết điểm của mình, không đón nhận sự thật về con người của
mình.
Thứ 4: Hay xét đoán, bắt bẻ người khác. Đó là thái độ kiêu ngạo. Tôi cho mình là đúng,
là hay, là giỏi để rồi chê bai và khinh thường người khác. Tôi không chịu làm
nhưng người khác làm thì tôi lại chỉ trích.
Lời Chúa hôm nay là một lời nhắc nhở thiết thực
cho tôi, giúp cho tôi nhìn lại đời sống của mình để tôi điều chính bản thân và
tránh những điều mà Chúa Giêsu đã không hài lòng.
Lạy Chúa, xin cho con can đảm để đón nhận con
người của mình, đón nhận người khác với tâm tình thương mến và phục vụ. Xin cho
con “dám thay đổi những gì cần phải đổi thay” để sống đẹp lòng Chúa. Amen.
Thứ Tư 16-10
Thánh Hedwig
(1174-1243)
R
|
ất ít người nhận thức
được rằng họ có thể sử dụng của cải và quyền thế ở trần gian một cách khôn
ngoan. Hedwig là một trong những người đó.
Sinh trưởng trong một
gia đình quý tộc ở Bavaria năm 1174. Ngài là con gái của Công Tước xứ Croatia.
Năm 1186, ngài được cha mẹ cho lập gia đình sớm với Henry I, Công Tước xứ
Silesia và Poland, và được bảy người con. Qua sự thuyết phục và nỗ lực của
ngài, nhiều tu viện dành cho các tu sĩ nam nữ được thành lập ở Silesia. Nhiều
bệnh viện cũng được hình thành, trong đó một bệnh viện được dành riêng cho
người phong cùi. Trong thời kỳ xáo trộn vì tranh dành quyền thế, ngài là người
góp phần kiến tạo hòa bình cho các phần đất ở chung quanh. Tuy nhiên, ngài thật
đau khổ vì không thể can gián được cuộc chiến ác liệt của chính hai con mình,
vì chúng không hài lòng với phần chia gia tài mà Henry đã sắp đặt.
Sau khi sinh hạ người
con thứ bảy, ngài và người chồng thề sống tiết dục, ngài sống cuộc đời còn lại
trong một tu viện ở Trebnitz, là nơi ngài góp phần trong việc điều khiển cộng
đoàn, dù ngài không phải là một thành viên chính thức của tu hội. Ngài từ trần
năm 1243.
Lời Bàn
Bất cứ của cải nào chúng
ta có được thì không chỉ dành cho nhu cầu và sự thụ hưởng riêng của cá nhân
chúng ta, nhưng cũng được dùng để giúp đỡ người khác. Và dù của cải được sử
dụng thế nào đi nữa, chúng phải giúp chúng ta thăng tiến trong tình yêu Thiên
Chúa, chứ không cản trở. Thực sự thì của cải thế gian không thể nào đi ngược
với tình yêu Thiên Chúa, nhưng là chứng cớ của tình yêu ấy; tuy nhiên, rất có
thể vì quá yêu chuộng của cải nên chúng ta quên đi Ðấng đã ban phát của cải
này.
Lời Trích
Vào lúc cuối đời, Thánh
Hedwig đã hy sinh ước muốn trở nên một tu sĩ để ngài có thể dùng của cải để
giúp đỡ người nghèo. Với chính bản thân, ngài chọn sự khó nghèo, từ chối những
phương tiện được dành cho ngài, ngay cả những vật dụng căn bản như giầy ấm mùa
đông. Ngài mặc áo tu sĩ và sống đời tu trì, nhưng không từ bỏ quyền sở hữu tài
sản vì muốn dùng của cải để giúp đỡ người nghèo. Ngài đã sống trọn vẹn cuộc đời
một Kitô Hữu và sử dụng tài sản của ngài để giúp người khác nhận biết và quý
trọng đời sôáng tâm linh trong ơn sủng của Thiên Chúa.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét