CHÚA NHẬT
27/10/2013
Chúa Nhật XXX Mùa
Thương Niên năm C
(phần II)
Giáo Lý Phúc Âm Chúa Nhật XXX Quanh Năm
C, ngày 27.10.2013
CHÚA NHẬT XXX QUANH NĂM,
NĂM C
Sách Huấn Ca 35:
12-14.16-18; Thư Thứ Hai của Thánh Phaolô gửi Timôtê 4:6-8, 16-18
và Phúc Âm
Thánh Luca 18, 9-14
I. Giáo Huấn P.Â.:
Không ai có thể tự mình
thành công chính, nhưng phải biết cầu nguyện “xin thương xót con là kẻ tội lỗi”
và sẽ được ơn công chính hoá do lòng nhân hậu Chúa.
Không ai có thể tự hào là
mình công chính hơn người khác hay ít tội lỗi hơn người khác, cho dù đã làm
được nhiều việc công đức hơn so với người khác.
Cầu nguyện là trở về với
chính mình, nhìn nhận mình là kẻ có tội và khiêm tốn xin Chúa ban ơn tha tội để
được nên công chính.
II.
Vấn nạn P.Â.
Người thu thuế, tiếng Latinh gọi là publicanus, phát xuất từ
tiếng Hy Lạp telones do từ teloscó nghĩa là thuế. Người thu thuế
được nhắc đến khá nhiều trong Phúc Âm như chuyện Chúa chọn gọi Lêvi, tức
Matthêô sau nầy, đang hành nghề thu thuế như được kể trong Phúc Âm Luca
5.27-29. Chúa đến nhà Giakêu, trùm thuế vụ dùng cơm tối và hoán cải ông (Luca
19:1-10) Và câu chuyện người Biệt Phái và người thu thuế lên đền thờ cầu
nguyện trong Phúc Âm Chúa Nhật XXX Quanh năm hôm nay.
Người thu thuế là người
Do Thái, nhưng phục vụ cho chính quyền La Mã trong công việc thu thuế trên đồng
hương của mình. Nghề nghiệp cũng khó làm cho họ sống lương thiện, họ thường có
tính gian tham, bóc lột và làm giàu cho bản thân. Họ bị dân chúng ghét bỏ và
xếp vào hàng tội lỗi như được thấy trong Phúc Âm Matthêô 9:10-11
Kết quả của lời cầu
nguyện: Công chính hoá
Phúc Âm nói hai người
cùng lên đền thờ cầu nguyện nhưng thái độ cầu nguyện, lời cầu nguyện và kết quả
của cầu nguyện hoàn toàn khác nhau:
Người biệt phái đứng
riêng một mình và cám ơn Chúa vì mình tốt hơn người khác, nhất là tốt hơn anh
thu thuế: Không tham lam, không sống bất chính, không lăng nhăng ngoại tình…
Ngoài ra còn làm nhiều việc lành phước đức như: ăn chay hai lần trong tuần,
đóng góp cho nhà thờ 10% trên mức thu nhập.
Lời cầu nguyện của người
Biệt Phái thực ra không là lời cầu nguyện, mà chỉ là bản liệt kê thành tích và
yêu cầu Chúa phải thưởng công cho Ông vì những việc lành phước đức Ông làm.
Chúng ta có thể nói: Người Biệt Phái thật lắm lời! nhưng quá ít tình yêu: Không
yêu Chúa, vì Ông làm những công đức để được khen thưởng chứ đâu vì tình yêu
Chúa. Ông cũng không yêu người người khác vì Ông nặng lời kết án người thu
thuế. Kết quả: Ông đã không được công chính hoá, vì Ông nghĩ mình đã là thánh
và không hề xin Chúa thánh hoá hay ban ơn tha tội.
Người thu thuế thật quá
nghèo trong công đức và trong lời cầu nguyện. Anh chỉ biết cầu xin “Lạy Thiên
Chúa, xin thương xót con là kẻ tội lỗi!” Thật ra, anh đã cầu nguyện với niềm
tin yêu: Anh tin rằng Chúa biết anh là ai, anh đã làm gì … anh không cần phải
khoe thành tích hay kể tội mình ra. Anh tin rằng: Chúa yêu thương, bênh vực
người yếu hèn và tha tội ban ơn hoán cải cho anh. Anh đã toại nguyện “vì anh đã
được nên công chính rồi!”
Thái độ cầu nguyện, lời
cầu nguyện và kết quả cầu nguyện của người thu thuế thành mẫu gương chúng ta
khi cầu nguyện. Có thể chúng ta thắc mắc tại sao lấy cách thức, lấy lời cầu
nguyện của một người thu thuế là người tội lỗi thành gương mẫu cho chúng ta?
Tội lỗi hay tội nhân không là mẫu mực để chúng ta noi theo, nhưng cách thức và
lời cầu của một tội nhân đáng chúng ta bắt chước, vì chúng ta cũng là tội nhân
và chúng ta phải nên công chính sau khi đã cầu nguyện.
So sánh giữa xưa và nay (Lm. Hồng Phúc trong“Suy Niệm Lời Chúa
Năm C” trang 129)
Hôm nay, cộng đoàn tín
hữu cũng đến nhà thờ cầu nguyện. Qua dụ ngôn đơn sơ dễ hiểu, Chúa dạy chúng ta
phải cầu nguyện thế nào?
Đây, Ông Pharisêu, ăn mặc
diêm dúa, trên đầu vắt một sợi dây có ghi lời Kinh Thánh. Ông đến đền thờ như đến
trong nhà mình, với vẻ tự cao, tự đại. Ông đến với Chúa như đến với người bằng
vai, như một nhà ngoại giao đến nói chuyện với một nhà ngoại giao khác. Phúc Âm
nói rằng: Ông đứng thẳng và bắt đầu cuộc đàm phán. Ông tự đắc vì Chúa không có
gì để bắt lỗi ông đựợc.
Về thân thế, ông không có
gì để chê trách: mỗi tuần ăn chay hai lần. bàn tay ông là bàn tay thương người,
rộng rãi, nhất là rộng rãi cả với Chúa, Ông dâng cúng một phần mười hoa lợi cho
đền thờ. Ông lên đền thờ hiệp với cộng đoàn để cầu nguyện. Nhưng Ông đâu cần
đến cộng đoàn, khinh miệt họ là khác. Ông liếc mắt nhìn quanh, thấy Ông nọ bà
kia, cô kia cậu nọ. Ông so sánh và tự hào. Ông là Nhất! Number One. Và Ông cầu
nguyện như sau: “Lạy Chúa, tôi cám ơn Chúa! Vì tôi không như các người khác!”
Pharisêu thời nay đi nhà
thờ bằng xe bóng loáng, đi cầu nguyện thì ít mà đi khoe của thì nhiều: “lạy
Chúa con không như Ông nọ bà kia… như anh kia chị nọ giựt nợ người ta, chưa chi
đã tằng tịu với nhau… nhưng con không nghĩ đến nữa kẻo mắc tội chia trí lo ra,
khi ít khi nhiều khi nào cũng có… Lạy Chúa, con là người đàng hoàng!”
Thì, dưới cuối đền thờ
kia, cũng có một người Publicanô thu thuế đứng cúi đầu…. Cái nghề của anh ai
cũng biết, một nghề không mấy tốt đẹp, bị đồng hương, đồng đạo khi bỉ cho là giáo
gian, đi cộng tác làm lợi cho ngoại bang. Anh biết vậy, nhưng tin cậy vào lòng
nhân lành của Chúa, anh đến cầu nguyện. Anh đứng xa xa, không dám ngước mắt lên
trời, chỉ đấm ngực. Những cử chỉ khiêm tốn hoà nhịp với lời cầu xin “Lạy Chúa,
xin thương xót con là kẻ có tội!”
Người thu thuế nêu gương
cho chúng ta trong khi cầu nguyện. Cầu nguyện không phải là đi khoe khoang hay
đòi nợ. Cầu nguyện là khiêm tốn kêu cầu với Chúa. Kết quả, người thu thuế, kẻ
khiêm nhu được nhậm lời, người kiêu ngạo về không. Và Chúa kết luận bằng một
câu bất hủ: “Ai tự nâng mình lên sẽ bị hạ xuống và ai hạ mình xuống sẽ được
nâng lên!”
III.
Thực hành P.Â.:
Khiêm nhường để ý thức thân phận tội lỗi của
chính mình, dù được thánh hiến để làm những việc thánh như linh mục.
Linh mục thường khiêm tốn
nhìn nhận: Anh em linh mục chúng tôi cũng yếu hèn và mang thân phận tội lỗi như
Ông bà anh chị em… Xin cầu nguyện cho tôi… Xin bỏ qua những sai sót, những lỗi
lầm của tôi.
Thường sau khi đã thốt ra
những lời khiêm tốn nầy xong, linh mục cảm thấy an tâm và coi như đã được thông
cảm hay đã được công chính hoá. Sau đó nhiều khi Ông bà anh chị em thấy chúng
tôi cũng chứng nào tật nấy: nóng tính, quá chú trọng đến tiền bạc và dành thời
giờ, khả năng để lo cho bản thân mình và cho gia đình bà con thân thuộc mình.
Nếu so sánh với người
Biệt Phái trong dụ ngôn hôm nay, chúng tôi xem chừng rất khác với Ông ta: chúng
tôi khiêm tốn, nhìn nhận những yếu hèn trong cuộc sống và xin lỗi mọi người chứ
không giống như người Biệt Phái kiêu căng khoe khoang và đòi khen thưởng. Tuy
nhiên, chúng tôi lại thật sự không biết đấm ngực hay nhận ra thân phận tội lỗi
mình. Chúng tôi không được công chính hoá, tức không sửa đổi bản thân nên tốt
hơn. Những lời khiêm tốn xin lỗi chỉ là những công thức lấy lòng hay hình thức
ngoại giao. Nên xem chừng chúng tôi dùng những lời khiêm tốn của Người thu thuế
mà lại nặng thói khoe khoang của người Biệt Phái. Chúng tôi tự xét thấy mình
sống hai mặt. Bên ngoài khiêm nhu hiền lành, và khiêm tốn nhìn nhận tội lỗi
mình. Nhưng thực ra chúng tôi chưa có ý thức về thân phận tội lỗi thực sự của
mình. Vì người có ý thức về thân phận mỏng giòn tội lỗi thì không thể tự phụ
kiêu căng được.
Xin gửi đến bạn đọc một
hình ảnh sống động của khiêm nhường và cầu mong rằng, dù làm Giáo Hoàng, Giám
Mục, Linh Mục hay giáo dân, khiêm nhưiờng vẫn là yếu tố cần thiết
để nên công chính và để thành công cụ trong chương trình cứu rỗi của Thiên
chúa.
Hình ảnh sống động của khiêm nhường
Một trong những hình
tượng rất sinh động để diễn tả cuộc đời khiêm hạ là hình tượng về nước. Nước
lúc nào cũng khiêm tốn. Nước luôn tìm chỗ rốt hèn. Nước luôn mềm mỏng dịu dàng
không hề xô xát va chạm với ai. Nước không hề kháng cự hay đối đầu nhưng rốt
cục nước vẫn chiến thắng nhờ sự mềm mỏng của mình. Búa tạ giáng vào tường,
tường đổ; búa đập vào đá, đá tan; nhưng nếu có ai quai búa đập mạnh vào vũng
nước, nước không cần kháng cự, nhưng búa sẽ phải cắm xuống đáy bùn! Đúng là
“nhu thắng cương, nhược thắng cường”!
Nước luôn tìm chỗ rốt
hết, tìm chỗ thấp mà chảy xuống, chẳng bao giờ muốn leo cao nên mới tạo ra thủy
năng, một nguồn năng lượng phi thường! Khi bị hỏa thần tấn công, nước nhẹ nhàng
bốc mình lên cao thành những lớp mây trời và khi hỏa thần hừng hực thiêu rụi
những cánh rừng tươi tốt, nước có thể gieo mình xuống dập tắt hỏa thần.Tuy mềm
mại nhưng nước có sức xói mòn tất cả; dù rắn như đá thì "nước chảy đá cũng
phải mòn".Nhờ mềm mỏng, nước rửa sạch tất cả, cuốn trôi tất cả.Nhờ biết
hóa mình thành muôn hạt li ti, nước có thể len lỏi vào mọi ngõ ngách của các
địa tầng, thấm nhập khắp muôn nơi. Tuy hạ mình thấp hèn, nước đem lại sự sống
cho mọi loài. Nơi đâu thiếu nước, ở đó chỉ còn là sa mạc, khô cằn. Nơi đâu nước
ngấm đến, ở đó sự sống sẽ phong nhiêu.Lạy Chúa Giê-su, Đấng hiền lành khiêm
nhượng, xin cho chúng con, những người môn đệ Chúa, biết chọn chỗ rốt hèn như
nước, biết sống khiêm hạ như Chúa đã nêu gương.
Lm. Phêrô Trần thế Tuyên
Ai là người công chính?
Ngày kia, Khổng Tử dẫn
học trò từ nước Lỗ sang nước Tề. Trong đám học trò có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai
môn sinh được Khổng Tử sủng ái nhất. Thời Đông Chu, loạn lạc khắp nơi khiến dân
chúng lâm cảnh lầm than đói khổ. Thầy trò Khổng Tử cũng có nhiều ngày nhịn đói
cầm hơi.
Ngày đầu tiên khi đến
đất Tề, Khổng Tử và các môn sinh được một người giàu có biếu cho một ít gạo. Khổng
Tử liền phân công: Tử Lộ và một số môn sinh khác vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi
đảm nhận việc nấu cơm.
Đang khi nằm đọc sách ở
nhà trên, Khổng Tử bỗng nghe tiếng động ở nhà bếp, nhìn xuống, người bắt gặp
Nhan Hồi đang mở vung xới cơm cho vào tay nắm lại từng nắm nhỏ rồi từ từ đưa
vào miệng. Thấy cảnh học trò đang ăn vụng, Khổng Tử nhìn lên trời than thở:
“Người học trò tin cẩn nhất của ta lại là kẻ ăn vụng?” Khi Tử Lộ và các môn
sinh khác trở về thì nồi cơm cũng vừa chín. Khổng Tử cho tập họp tất cả lại và
nói:
- Bữa cơm đầu tiên này
trên đất Tề làm cho thầy chạnh lòng nhớ đến quê hương. Thầy nhớ đến cha mẹ, cho
nên muốn xới một bát cơm để cúng cha mẹ, các con nghĩ có nên không? Nhưng liệu
nồi cơm này có sạch chăng?
Nhan Hồi liền chắp tay
thưa:
- Dạ thưa thầy, nồi
cơm này không được sạch. Khi cơm vừa chín, con mở vung ra xem thử, chẳng may một
cơn gió tràn vào, bò hóng bụi trần rơi xuống làm bẩn cả nồi cơm, con đã nhanh
tay đậy nồi cơm lại nhưng không kịp. Sau đó, con định xới lớp cơm bẩn vất đi,
nhưng nghĩ rằng cơm ít mà anh em lại đông, nên con đã ăn phần cơm ấy. Thưa thầy,
như vậy là hôm nay con đã ăn cơm rồi.
Nghe Nhan Hồi nói
xong, Khổng Tử lại ngẩng mặt lên trời mà than rằng:
- Chao ôi! Thế ra trên
đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được
đúng sự thật. Suýt nữa Khổng Tử này đã trở thành kẻ hồ đồ!
Cho dù là bậc hiền triết
như đức Khổng Tử thế mà suýt nữa đã trở thành kẻ hồ đồ, suýt nữa đã phê phán
người học trò rất mực chân thật và khiêm tốn, sẵn sàng chịu thiệt về phần mình
để được lợi cho anh em. Đó cũng là cám dỗ rất thường gặp nơi những người được
xem là đạo đức thánh thiện, những người đã đắc thủ được một số nhân đức nào đó,
đã làm được nhiều việc lớn lao, đã leo lên được chức vụ cao trong xã hội, đã đạt
được một số thành tích trong đạo ngoài đời. Họ dễ tự mãn và khinh rẻ người khác
lắm, nếu chẳng công khai thì cũng ngấm ngầm, lúc thì giấu được khi thì lộ ra.
Chuyện ấy thường tình lắm nên Chúa Giêsu mới nhắc nhở chúng ta qua dụ ngôn:
“Người Pharisêu công chính và người thu thuế tội lỗi”.
Người Pharisêu lên đền thờ cầu nguyện nhưng thực ra là để
khoe khoang thành tích. Ông thưa chuyện với Chúa nhưng thực ra ông đang độc thoại
một mình. Ông “tạ ơn Chúa” nhưng thực ra là ông muốn Chúa hãy biết ơn ông.
Quả thật, bảng liệt kê công trạng của ông không có gì sai.
Những điều luật cấm ông không dám làm, những điều luật buộc thì ông còn làm hơn
mức qui định. Ông thật là con người đúng mực, một con người hoàn hảo, không có
gì để chê trách, một tín đồ trung thành với lề luật, một mẫu gương tuyệt vời.
Chỉ tiếc có một điều là ông quá tự mãn tự kiêu nên bao việc lành phúc đức của
ông theo “cái tôi” bọt bèo của mình mà trôi ra sông ra biển hết. Cái tôi của
ông quá to, đến nỗi ông chỉ nhìn thấy mình mà không thấy Chúa; công trạng của
ông quá nhiều đến nỗi ông chỉ nhìn thấy nó là đức độ của ông chứ không phải là
do ơn Chúa; cái tự mãn của ông quá lớn, cho nên ông thẳng thừng khinh miệt anh
em.
Sai lầm trầm trọng của ông Pharisêu bắt đầu từ câu này: ‘Vì
con không như bao kẻ khác: tham lam, bất chính, ngoại tình, hoặc như tên thu
thuế kia”. Giá như ông đừng so sánh cuộc sống của ông với người khác, mà biết
đem cuộc sống của mình đối chiếu với cuộc sống thánh thiện của Đức Kitô, thì
ông sẽ nhận ra mình còn thiếu sót biết là bao nhiêu, mình còn bất toàn biết là
dường nào. Chính khi đó, ông mới cần đến lòng nhân từ xót thương của Chúa, cần
đến sự tha thứ và khoan dung của Người. Chính lúc đó, ông mới biết cầu nguyện bằng
những lời lẽ chân thành và khiêm tốn của người thu thuế: “Lạy Thiên Chúa, xin
thương xót con là kẻ tội lỗi”.
Sai lầm căn bản của người Pharisêu còn ở chỗ ông đã không nhận
ra sự công chính là một ân huệ Chúa ban chứ không phải tự ông mà có, tự ông
tuân giữ hoàn hảo các lề luật được. Chính khi tự mãn thiếu khiêm tốn, và nhận sự
công chính ấy là của riêng mình thì ngay lúc đó ông đã mất ơn nghĩa với Chúa và
không còn công chính nữa.
Người thu thuế nhận mình lầm lỗi, ông biết rõ tội mình vô
phương cứu chữa, chẳng dám ngước mắt nhìn lên, chỉ biết đấm ngực ăn năn và kêu
xin lòng thương xót Chúa. Ông bất lực hoàn toàn, chỉ phó thác cho lòng Chúa
khoan dung. Ngay lúc đó, ông đã trở nên công chính bên trong. Chính tâm tình ấy
mà Chúa đã nhìn xuống và làm cho ông nên công chính.
Như thế, những kẻ cho mình là thánh thiện, là đầy đủ, thì sẽ
trở về con số không; còn những kẻ nhận mình là không thì sẽ đủ chỗ cho Đấng Vô
Cùng. Vì phàm “Ai tôn mình lên sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn
lên”.
Lạy Chúa, chúng con có là gì mà chẳng do lòng Chúa thương
ban. Xin cho chúng con biết khiêm tốn nhận mình thiếu sót lỗi lầm, để được Chúa
xót thương tha thứ.
Xin cho cuộc sống chúng con luôn biết rập theo khuôn mẫu
thánh thiện của Đức Kitô là Đấng Công Chính tuyệt đối. Amen.
Thiên Phúc
(Trích dẫn từ ‘Như Thầy Đã Yêu’)
Lectio: Chúa Nhật XXX Thường Niên (C)
Chúa Nhật, 27 Tháng 10,
2013
Dụ ngôn người Biệt Phái và người Thu Thuế
Sự yên ổn của tôi dựa vào đâu?
Lc 18:1–14
1. Lời nguyện mở đầu
Lạy Chúa Giêsu, xin
hãy sai Thần Khí Chúa đến giúp chúng con đọc Kinh Thánh với tâm tình mà Chúa đã
đọc cho các môn đệ trên đường Emmau. Trong ánh sáng của Lời Chúa, được
viết trong Kinh Thánh, Chúa đã giúp các môn đệ khám phá ra được sự hiện diện
của Thiên Chúa trong nỗi đau buồn về bản án và cái chết của Chúa. Vì thế,
cây thập giá tưởng như là sự kết thúc của mọi niềm hy vọng, đã trở nên nguồn
gốc của sự sống và sự sống lại.
Xin hãy tạo sự thinh
lặng trong chúng con để chúng con có thể lắng nghe tiếng Chúa trong sự Tác Tạo
và trong Kinh Thánh, trong các sự kiện của đời sống hằng ngày và trong những
người chung quanh, nhất là những người nghèo khó và đau khổ. Nguyện xin
Lời Chúa hướng dẫn chúng con để, giống như hai môn đệ từ Emmau, chúng con cũng
sẽ được hưởng sức mạnh sự phục sinh của Chúa và làm chứng cho những người khác rằng
Chúa đang sống hiện hữu giữa chúng con như nguồn gốc của tình anh em, công lý
và hòa bình. Chúng con cầu xin vì danh Chúa Giêsu, con của Đức Maria,
Đấng đã mặc khải cho chúng con về Chúa Cha và đã gửi Chúa Thánh Thần đến với
chúng con. Amen.
2. Bài Đọc
a) Chìa khóa dẫn đến bài đọc:
Bài Phúc Âm của Chúa Nhật tuần
này đặt chúng ta trước dụ ngôn về người Biệt Phái và người
Thu Thuế (Lc 18:9-14). Chúng tôi đã thêm vào dụ ngôn bà góa và vị
thẩm phán (Lc 18:1-8), bởi vì cả hai tạo thành một sự thống nhất nhỏ, mục đích
là để giúp chúng ta khám phá ra chúng ta phải có thái độ cầu nguyện như thế nào
trước Thiên Chúa. Hai dụ ngôn cho chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu đã
có một phương cách khác để nhìn thấy những sự việc của đời sống và cầu
nguyện. Chúa đã thành công để cảm nhận sự mặc khải của Thiên
Chúa ở nơi mà những người khác chỉ nhìn thấy những sự hoang
tàn. Người thấy có điều gì đó tích cực nơi người thu
thuế, kẻ mà ai
ai cũng nói: “Hắn ta không biết cách cầu
nguyện!” Và nơi bà góa nghèo, người mà xã hội đã nói: “Bà
ta làm phiền và quấy nhiễu cả đến quan tòa!” Chúa Giêsu đã sống rất
hiệp nhất với Chúa Cha qua lời cầu nguyện, đối với Người mọi việc đã trở nên
một biểu lộ của lời cầu nguyện.
Ngày nay, những người bình dị mộc mạc của phố
chợ nói rằng họ không biết làm thế nào để cầu nguyện, nhưng
biết cách để thưa chuyện với Chúa Giêsu, họ trò chuyện với Thiên Chúa
mỗi ngày. Bạn có biết người nào như vậy không? Người ta
có nhiều cách để bày tỏ lòng thành tâm và lời cầu nguyện của họ.
Trong lúc đọc bài đọc, chúng ta hãy cố gắng
chú ý đến hai điều sau đây: Đâu là mục tiêu và ai là
ngườimà hai dụ ngôn nhắm đến? Đâu là thái độ của những nhân vật
được đề cập đến trong các dụ ngôn?
b) Phân đoạn bài Tin Mừng để trợ
giúp cho bài đọc:
Lc 18:1: Mục tiêu của dụ ngôn đầu
tiên
Lc 18:2: Mô tả thái độ của vị thẩm
phán
Lc 18:3: Thái độ của bà góa trước
vị thẩm phán
Lc 18:4-5: Phản ứng của vị thẩm
phán trước bà góa
Lc 18:6-8: Chúa Giêsu áp dụng dụ
ngôn
Lc 18:9: Những người mà dụ ngôn thứ
hai nhắm tới
Lc 18:10: Lời giới thiệu về chủ đề
của dụ ngôn
Lc 18:11-12: Mô tả cách cầu nguyện
của người Biệt Phái như thế nào
Lc 18:13: Mô tả cách người thu thuế
cầu nguyện như thế nào
Lc 18:14: Chúa Giêsu cho biết quan
điểm của Người về cả hai
c) Phúc Âm:
1 Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ một dụ
ngôn, dạy các ông cần phải cầu nguyện luôn và đừng ngã lòng: 2 “Trong
thành kia có một vị thẩm phán không kính sợ Thiên Chúa cũng không kiêng nể
người ta. 3 Trong thành đó lại có một bà góa đến
thưa cùng ông rằng: ‘Xin ông minh oan cho tôi khỏi tay kẻ
thù!’ 4 Trong một thời gian lâu dài, ông không chịu,
nhưng sau đó ông nghĩ rằng: ‘Mặc dầu ta không kính sợ Thiên Chúa, mà
cũng chẳng kính nể người ta, 5 nhưng vì bá góa này cứ quấy
rầy ta mãi, nên ta sẽ xử cho bà ấy, kẻo bà ấy đến mãi làm ta nhức óc.’
” 6 Rồi Chúa phán: “Các con hãy nghe lời
vị thẩm phán bất lương đó nói gì?” 7 Vậy Thiên Chúa
lại không minh xử cho những kẻ Chúa tuyển chon hằng kêu cứu với Người đêm ngày
mà khoan giãn với họ mãi sao? 8 Thầy bảo các
con: Chúa sẽ kíp giải oan cho họ. Nhưng khi Con Người
đến, liệu sẽ còn gặp được lòng tin trên mặt đất nữa không?” 9Khi
ấy, Chúa Giêsu nói dụ ngôn sau đây với những ai hay tự hào mình là người công
chính và hay khinh bỉ kẻ khác: 10 “Có hai người lên
đền thờ cầu nguyện, một người Biệt Phái, một người thu thuế. 11Người
Biệt Phái đứng thẳng, cầu nguyện rằng: “Lạy Chúa, tôi cảm tạ Chúa vì
tôi không như các người khác: tham lam, bất công, ngoại tình như
những người khác, hay là như tên thu thuế kia. 12 Tôi
ăn chay mỗi tuần hai lần và dâng một phần mười tất cả hoa lợi của
tôi.” 13 Người thu thuế đứng xa xa, không dám ngước
mặt lên trời; nhưng đấm ngực và nguyện rằng: “Lạy Chúa, xin thương
xót tôi là kẻ có tội.” 14Ta bảo các ngươi: người này ra về
được khỏi tội, còn người kia thì không. Vì tất cả những ai tự nâng
mình lên, sẽ bị hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nâng lên.”
3. Giây phút thinh lặng cầu nguyện
Để Lời của Chúa có thể thấm nhập và soi sáng
đời sống chúng ta.
4. Một vài câu hỏi gợi ý
Để giúp chúng ta trong việc suy gẫm cá nhân.
a) Bạn hài lòng điều nào nhất trong cả hai dụ ngôn
này? Tại sao?
b) Bà góa và vị thẩm phán có thái độ ra sao? Điều gì
đánh động nhất trong thái độ của mỗi nhân vật? Tại
sao?
c) Người Biệt Phái và người thu thuế có những thái độ
như thế nào? Điều gì đánh động chúng ta nhất trong thái độ của mỗi
người? Tại sao?
d) Chúa Giêsu áp dụng dụ ngôn này như thế
nào?
e) Hai bài dụ ngôn này dạy chúng ta phải làm gì
liên quan đến việc cầu nguyện?
5. Phần chú giải
Dành cho những ai muốn đào sâu vào chủ đề
a) Bối cảnh hôm qua và hôm nay:
Bối cảnh vào thời của Chúa Giêsu và của thánh Luca
được diễn đạt trong hai câu giới thiệu nói về “cần phải cầu nguyện liên tục và
đừng ngã lòng” (Lc 18:1) và “một số người hay tự hào mình là người công chính
và hay khinh bỉ kẻ khác” (Lc 18:9). Bối cảnh của ngày nay tiếp
tục giống như xưa kia, bởi vì ngày nay cũng cần phải
cầu nguyện luôn luôn và ngày nay cũng có những người tự hào là người công chính
và khinh bỉ kẻ khác.
b) Lời bình giải về đoạn Phúc Âm:
Lc 18:1: Mục tiêu của dụ ngôn đầu
tiên
Thánh Luca giới thiệu dụ ngôn này
với câu: “sự cần thiết phải luôn luôn cầu nguyện và đừng bao
giờ ngã lòng”. Trong các đoạn Tin Mừng khác, ông khẳng định
trong cùng một cách về sự kiên trì trong cầu nguyện và về sự cần thiết tin rằng
Thiên Chúa nghe lời cầu nguyện của chúng ta và đáp ứng những lời cầu xin của
chúng ta. Niềm tin vào Thiên Chúa đáp ứng lời khẩn cầu của chúng ta
là sợi chỉ đỏ tràn ngập khắp toàn bộ Kinh Thánh, nơi mà, từ cuộc xuất
hành khỏi đất Ai Cập nó đã không ngừng lặp đi lặp lại rằng “Hãy nghe tiếng
than van của Dân Người” (Xh 2:24; 3:7).
Lc 18:2: Mô tả thái độ của vị thẩm
phán
Chúa Giêsu muốn làm sáng tỏ cho những ai lắng
nghe lời Người, đó là thái độ của Thiên Chúa trước lời cầu nguyện của
chúng ta. Vì lý do này, khi nói về người thẩm phán, Người nghĩ đến
Thiên Chúa Cha, Đấng là cùng đích của việc so sánh mà Người đang
làm. Nếu đó không phải là Chúa Giêsu, chúng ta sẽ không có đủ can
đảm để so sánh Thiên Chúa với vị thẩm phán “người không kính sợ Thiên Chúa cũng
không kiêng nể người ta”. Việc so sánh táo bạo này, được thực hiện
bởi Chúa Giêsu, một mặt tăng cường tầm quan trọng của sự kiên trì trong cầu
nguyện và, mặt khác, sự chắc chắn sẽ được Đức Chúa Cha nhậm lời.
Lc 18:3: Thái độ của bà góa trước
vị thẩm phán
Trong thái độ của bà góa trước vị thẩm phán,
chúng ta biết được tình cảnh của người nghèo khó trong xã hội thời Chúa Giêsu
bấy giờ. Các góa phụ và cô nhi không có ai bênh vực và quyền lợi của
họ không được tôn trọng. Sự việc mà Chúa Giêsu so sánh thái độ của
chúng ta với thái độ của bà góa nghèo khổ, không ai bênh vực
bà, là người tìm cách để đòi lại quyền lợi của bà trước một vị thẩm
phán không có lòng thương người, cho thấy sự đồng cảm của Chúa Giêsu đối với
những người nghèo, những người quyết chí đấu tranh để dành lại quyền lợi của
họ.
Lc 18:4-5: Phản ứng của vị thẩm
phán trước bà góa
Vị thẩm phán cuối cùng cũng chịu thua trước sự
kiên gan bền chí của người góa phụ. Ông ta chịu xét xử cho bà ấy
không phải vì lòng yêu chuộng công lý, mà để tránh cho mình khỏi bị
bà góa liên tục quấy rầy mãi.
Lc 18:6-8: Chúa Giêsu áp dụng dụ
ngôn
Chúa Giêsu rút ra một kết luận: Nếu
một người thẩm phán vô thần và bất lương phải quan tâm đến một bà góa là
kẻ kiên trì trong sự kêu nài của bà; thì Thiên Chúa, Đức Chúa
Cha, sẽ lắng nghe những ngườimà ngày đêm cầu xin Người nhiều hơn nữa, ngay
cả khi Người bắt họ phải chờ đợi. Đây là tâm điểm của dụ ngôn,
được xác nhận bởi câu hỏi cuối cùng của Chúa Giêsu: “Khi Con
Người đến, liệu sẽ còn gặp được lòng tin trên mặt đất nữa chăng?” Đó
là, liệu đức tin của chúng ta có sẽ được bền bỉ như của bà góa, người nhất định
không nản lòng, cho đến khi bà ta có được sự đáp ứng của Thiên Chúa chăng? Bởi
vì như sách Giảng Viên đã chép: “Thật là khó mà chống lại được sự kỳ
vọng của Thiên Chúa!”
Lc 18:9: Những người mà dụ ngôn thứ
hai nhắm tới
Bài dụ ngôn thứ hai này về người Biệt Phái và
người thu thuế được giới thiệu trong câu thứ hai: “Người nói dụ ngôn
sau đây với những ai hay tự hào mình là người công chính và hay khinh bỉ kẻ
khác!” Câu màthánh Luca đề cập cùng một lúc, vào thời điểm của
Chúa Giêsu và vào thời điểm của Luca. Kế đến, trong các cộng đoàn
của thập niên 80, những người mà Luca muốn nhắm đến khi viết sách Phúc Âm của
ông, có một số người cố bám víu vào truyền thống cổ xưa của Do Thái giáo mà xem
thường những dân ngoại (Cv 15:1-5).
Lc 18:10: Lời giới thiệu về chủ đề
của dụ ngôn
Có hai người lên Đền Thờ cầu nguyện: một
là người Biệt Phái và người kia là một người thu thuế. Không thể có một sự
tương phản nào rõ ràng hơn sự tương phản giữa hai người
này. Theo quan điểm của người ta thời bấy giờ, người thu thuế thì
bất xứng và không thể thưa gửi cùng Thiên Chúa, bởi vì anh ta là kẻ ô uế,
khi nào người ấy còn là người thu thuế, trong khi người Biệt Phái là người đáng
kính trọng và rất sùng đạo.
Lc 18:11-12: Mô tả cách cầu nguyện
của người Biệt Phái như thế nào
Người Biệt Phái đứng thẳng cầu nguyện và cảm
tạ Thiên Chúa bởi vì ông ta không giống như những người khác: tham
lam, bất trung, ngoại tình. Lời cầu nguyện của ông ta
không có gì khác hơn là tự ca ngợi mình và những việc ông ta làm: ăn
chay, và đóng một phần mười trên tổng số hoa lợi. Đây là một sự tán
dương các việc làm tốt lành của ông ta và khinh miệt việc làm của
những kẻ khác, những người mà ông ta đã sỉ nhục, đặc biệt là người
thu thuế, người đang cùng đứng với ông trong cùng một chỗ. Ông
ta không coi người đó là anh em mình.
Lc 18:13: Mô tả cách người thu thuế
cầu nguyện như thế nào
Người thu thuế không dám ngước mắt lên, nhưng
lại đấm ngực và nguyện rằng: “Lạy Chúa, xin thương xót tôi là kẻ tội
lỗi!” Anh ta không xứng đứng trước mặt Chúa.
Lc 18:14: Chúa Giêsu cho biết quan
điểm của Người về cả hai dụ ngôn
Nếu Chúa Giêsu đã hỏi dân chúng, ai là người
ra về được khỏi tội, thì có lẽ tất cả sẽ trả lời: “Người Biệt
Phái!” Nhưng Chúa Giêsu lại nghĩ khác. Người ra về được
khỏi tội (trong một mối quan hệ tốt đẹp với Thiên Chúa) không phải là người
Biệt Phái, mà là người thu thuế. Một lần nữa, Đức Giêsu đã đảo ngược
mọi chuyện. Có lẽ sự áp dụng này của Chúa Giêsu trong dụ ngôn đã
không làm hài lòng nhiều người.
c) Phần phụ chú:
i) Những người Kitô hữu tiên khởi giới
thiệu với chúng ta hình ảnh Chúa Giêsu cầu nguyện, Đấng sống
trong sự hiệp nhất vĩnh cửu với Đức Chúa Cha. Hơi thở cuộc sống của
Chúa Giêsu là làm theo thánh ý của Thiên Chúa (Ga 5:19). Chúa Giêsu
đã cầu nguyện rất nhiều và đã khẳng định để cho
người ta và các môn đệ của Chúa cũng phải
cầu nguyện. Bởi vì trong mối liên hệ của chúng ta với Thiên Chúa mà
chân lý xuất hiện và người ta sẽ tìm thấy mình trong mọi thực tế và lòng khiêm
nhường.
ii) Hai bài dụ ngôn mặc khải điều
gì đó về thái độ cầu nguyện của Chúa Giêsu trước mặt Đức Chúa
Cha. Chúng mặc khải rằng ngay cả đối với Chúa Giêsu, cầu
nguyện cũng không phải luôn luôn dễ dàng. Giống như người
đàn bà góa, các bạn phải hằng kiên tâm cầu nguyện, cũng như được trông
thấy trongsự cầu nguyện tại Vườn Cây Dầu (Lc
22:41-42). Người dâng lời khẩn nguyện cho đến khi chết, Người đã
không ngã lòng và Người đã được nhậm lời (Dt 5:7). Hai dụ ngôn cũng
mặc khải kinh nghiệm và sự thân thiết của Người với Thiên Chúa là Chúa Cha,
Đấng đã chấp nhận tất cả, và tình yêu của Người có sự thưởng công như một dấu ấn trọng
tâm. Tình yêu của Thiên Chúa dành cho chúng ta không tùy thuộc vào
những gì chúng ta làm cho Người. Chúa đã yêu chúng ta trước
tiên. Người chấp nhận người thu thế.
iii) Thánh Luca, Thánh Sử, là người cho chúng ta
biết thêm về đời sống cầu nguyện của Chúa Giêsu. Ông cho thấy Chúa Giêsu
trong lời cầu nguyện liên tục. Sau đây là một vài thời
điểm trong đó Chúa Giêsu xuất hiện với sự cầu nguyện trong Tin Mừng theo
Luca:
· Khi Chúa Giêsu được mười hai tuổi, Người đi
lên Đền Thờ, đến nhà Chúa Cha (Lc 2:46-50).
· Đang khi chịu phép rửa và lúc nhận lãnh sứ vụ,
Người cầu nguyện (Lc 3:21).
· Khi Đức Giêsu khởi sự rao giảng, Người đã cầu
nguyện bốn mươi ngày trong hoang địa (Lc 4:1-2).
· Khi Đức Giêsu bị cám dỗ, Người phải đối diện
với quỷ như trong lời từ Kinh Thánh (Lc 4:3-12).
· Chúa Giêsu luôn tham dự trong các giờ cầu
nguyện trong Hội Đường vào ngày Thứ Bảy (Lc 4:16).
· Người lui vào nơi hoang vắng mà cầu nguyện (Lc
5:16; 9:18).
· Trước khi chọn mười hai Tông Đồ, Người đã thức
suốt đêm cầu nguyện (Lc 6:12).
· Người cầu nguyện trước các bữa ăn (Lc 9:16;
24:30).
· Đức Giêsu cầu nguyện trước khi tiên báo về
cuộc thương khó của Người (Lc 9:18).
· Trong lúc bối rối, Chúa Giêsu lên núi cầu
nguyện và Người đã hiển dung trong lúc cầu nguyện (Lc 9:28).
· Khi mặc khải Tin Mừng cho những người bé mọn,
Người nói: “Lạy Cha, con xin cảm tạ Cha!” (Lc 10:21).
· Khi cầu nguyện, Chúa Giêsu linh ứng cho
các Tông Đồ ước muốn cầu nguyện (Lc 11:1).
· Chúa Giêsu cầu nguyện cho Phêrô để ông khỏi
mất lòng tin (Lc 22:32).
· Chúa mừng lễ Vượt Qua với các môn đệ (Lc
22:7-14).
· Trong Vườn Cây Dầu, Chúa cầu nguyện, và mồ hôi
máy chảy ra từng giọt (Lc 22:41-42).
· Khi lâm cơn xao xuyến bồi hồi, Chúa bảo các
môn đệ cùng cầu nguyện với Người (Lc 22:40-46).
· Khi Chúa bị đóng đinh trên thập giá, Người cầu
nguyện xin tha cho những kẻ hành hạ Người vì họ không biết những việc họ đang
làm (Lc 23:34).
· Vào phút lâm chung, Đức Giêsu kêu lớn
tiếng: “Lạy Cha, con xin phó thác linh hồn con trong tay
Cha!” (Lc 23:46; Tv 31:6)
iv) Danh sách dài các lời trích dẫn này cho thấy tất cả
mọi việc theo sau chúng. Đối với Chúa Giêsu, cầu
nguyện là được hiệp nhất một cách mật thiết với đời sống, với những
sự kiện cụ thể, với những quyết định Người phải làm. Để được trung
tín với kế hoạch của Chúa Cha, Đức Giêsu đã cố gắng để được sống riêng tư với
Chúa Cha. Chúa lắng nghe lời Người. Trong những lúc khó
khăn và quyết định của cuộc đời, Chúa Giêsu đã cầu nguyện bằng các bài Thánh
Vịnh. Cũng giống như bất kỳ người Do Thái sùng đạo nào, Chúa
thuộc lòng những bài này. Nhưng đọc lên những bài Thánh Vịnh đã
không làm mất đi sự sáng tạo của Người. Thay vào đó, Chúa Giêsu đã
tự sáng tác một bài Thánh Vịnh mà Người đã truyền dạy cho chúng
ta. Đó là Kinh Lạy Cha. Đời sống của Người là một
lời cầu nguyện liên tục: “Ta luôn sẽ làm những gì Chúa Cha muốn Ta làm!”
(Ga 5:19-30). Đối với Người, đã ứng nghiệm với điều Thánh Vịnh
nói: “Con chỉ biết cầu nguyện!” (Tv 109:4).
6. Cầu Nguyện cùng Thánh
Vịnh:
Thánh Vịnh 146 (145): Hình ảnh của
Chúa chúng ta
Allêluia! Ca
tụng CHÚA đi, hồn tôi hỡi!
Suốt cuộc đời, tôi xin hát mừng CHÚA,
sống bao lâu, nguyện đàn ca kính Chúa Trời.
Đừng tin tưởng nơi hàng quyền thế,
nơi người phàm chẳng cứu nổi ai.
Họ tắt hơi là trở về cát bụi,
dự định bao điều: ngày ấy tiêu tan.
Phúc thay người được Chúa Trời nhà Gia-cóp phù hộ
và cậy trông CHÚA, Thiên Chúa họ thờ.
Người là Đấng tạo thành trời đất với biển khơi
cùng muôn loài trong đó.
Suốt cuộc đời, tôi xin hát mừng CHÚA,
sống bao lâu, nguyện đàn ca kính Chúa Trời.
Đừng tin tưởng nơi hàng quyền thế,
nơi người phàm chẳng cứu nổi ai.
Họ tắt hơi là trở về cát bụi,
dự định bao điều: ngày ấy tiêu tan.
Phúc thay người được Chúa Trời nhà Gia-cóp phù hộ
và cậy trông CHÚA, Thiên Chúa họ thờ.
Người là Đấng tạo thành trời đất với biển khơi
cùng muôn loài trong đó.
Người là Đấng giữ lòng trung tín mãi muôn đời,
xử công minh cho người bị áp bức,
ban lương thực cho kẻ đói ăn.
CHÚA giải phóng những ai tù tội,
CHÚA mở mắt cho kẻ mù loà.
CHÚA cho kẻ bị dìm xuống đứng thẳng lên,
CHÚA phù trợ những khách ngoại kiều,
Người nâng đỡ cô nhi quả phụ.
xử công minh cho người bị áp bức,
ban lương thực cho kẻ đói ăn.
CHÚA giải phóng những ai tù tội,
CHÚA mở mắt cho kẻ mù loà.
CHÚA cho kẻ bị dìm xuống đứng thẳng lên,
CHÚA phù trợ những khách ngoại kiều,
Người nâng đỡ cô nhi quả phụ.
CHÚA yêu chuộng những người công chính,
nhưng phá vỡ mưu đồ bọn ác nhân.
CHÚA nắm giữ vương quyền muôn muôn thuở,
Xi-on hỡi, Chúa Trời ngươi hiển trị ngàn đời.
CHÚA nắm giữ vương quyền muôn muôn thuở,
Xi-on hỡi, Chúa Trời ngươi hiển trị ngàn đời.
7. Lời
nguyện kết
Lạy Chúa Giêsu, chúng
con xin cảm tạ Chúa về Lời Chúa đã giúp chúng con hiểu rõ hơn ý muốn của Chúa
Cha. Nguyện xin Thần Khí Chúa soi sáng các việc làm của chúng con và
ban cho chúng con sức mạnh để thực thi Lời Chúa đã mặc khải cho chúng
con. Nguyện xin cho chúng con, được trở nên giống như Đức Maria,
thân mẫu Chúa, không những chỉ lắng nghe mà còn thực hành Lời
Chúa. Chúa là Đấng hằng sống hằng trị cùng với Đức Chúa Cha trong sự
hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét