09/12/2015
Thứ Tư Tuần
II Mùa Vọng
Bài Ðọc I: Is 40, 25-31
"Thiên Chúa toàn năng ban sức mạnh cho người mệt mỏi".
Trích sách Tiên tri Isaia.
Ðấng Chí Thánh phán rằng: Các ngươi sánh Ta với ai? Và kể Ta bằng
ai? Hãy ngước mắt lên cao mà xem, ai đã dựng nên muôn loài này? Ðấng vận chuyển
các cơ binh của chúng và biết gọi đích danh tất cả, không thiếu vật nào, vì sức
mạnh của người rất lớn và quyền năng của Người rất cao.
Hỡi Giacob, tại sao ngươi nói, hỡi Israel, tại sao ngươi nói:
Chúa không biết đến số phận tôi, Người không biết đến quyền lợi của tôi? Ngươi
không biết? Ngươi không nghe sao?
Chúa là Thiên Chúa hằng hữu, là Ðấng đã dựng nên toàn thể trái đất,
Người không mỏi không mệt và sự khôn ngoan của Người không thể suy thấu.
Người ban sức mạnh cho kẻ rã rời và thêm sức cho người mệt mỏi.
Những trai trẻ cũng mòn mỏi mệt nhọc, những tráng sĩ cũng lao
đao vấp ngã.
Những ai trông cậy Chúa, sẽ được thêm sức mới, cất cánh bay cao
như phượng hoàng, họ chạy mà không mệt, họ đi mà không mỏi.
Ðó là Lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 103: 1-2, 3-4, 8,10
Ðáp: Hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa.
Xướng 1) Hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và toàn thể thân tôi,
hãy chúc tụng danh Người. Hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và đừng bao giờ quên
các ân huệ của Người. - Ðáp.
2) Người đã thứ tha mọi tội lỗi ngươi, và đã chữa ngươi khỏi tật
nguyền. Người đã cứu ngươi khỏi chết và ban cho ngươi hồng ân, nhân ái. - Ðáp.
3) Chúa là Ðấng thương xót nhân ái, chậm oán hờn và yêu thương
khôn lường. Người không xử với ta như ta đáng tội, và không trả cho ta theo lỗi
của ta. - Ðáp.
Alleluia:
Alleluia, alleluia - Chúa chúng ta sẽ đến trong quyền lực, và sẽ
làm cho mắt các tôi tớ Người được sáng. - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 11:28-30
"Hãy đến với Ta, hỡi những ai vất vả cực nhọc".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: Hãy đến với Ta tất cả, hỡi những
ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi.
Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta dịu hiền và
khiêm nhượng trong lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an.
Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng.
Ðó là Lời Chúa.
Suy Niệm: Những Ai Khó Nhọc Hãy Ðến Với Ta
Sách "Liệt Tử" có câu truyện như sau:
Nước Tống có một người đã đứng tuổi tự nhiên mắc phải chứng bệnh
quên lãng. Buổi sáng lấy gì của ai, buổi chiều đã quên. Hôm nay ai cho cái gì
ngày mai lại chẳng nhớ. Ra đường quên cả đi, về nhà quên cả ngồi. Trước đã làm
gì và bây giờ đang làm gì đều quên hết, sau này cũng chẳng nhớ. Cả nhà rất lo lắng
về bệnh tình của anh nên đã mời thầy thuốc, chạy đủ hết mọi cách mà cũng chẳng
khỏi.
Sau đó có ông thầy đồ người Lỗ nói rằng là tôi chữa được.
Người bệnh hứa với ông đồ: Hễ chữa được bệnh sẽ chia cho ông một
phần gia tài.
Trước khi trả lời đáp ứng nhận chữa bệnh, ông đồ dùng nhiều cách
thức khác nhau để tìm hiểu khả năng trí nhớ của người bệnh này. Trước hết ông đồ
thử bằng cách lột áo của người bệnh để rét lạnh thì thấy anh ta xin áo. Bỏ đói
không cho ăn thì anh ta xin ăn. Ðem anh ta vào chỗ tối tăm thì anh ta xin ra chỗ
sáng. Sau đó ông đồ mới nhận lời chữa bệnh. Chẳng biết ông đồ chữa thế nào mà
sau bảy ngày anh ta đã hết bệnh và trở lại bình thương.
Tuy nhiên, khi đã tỉnh táo như thường thì anh ta lại nổi giận,
chửi vợ đánh con, cầm dao rượt đuổi ông đồ.
Người ta bắt giữ anh ta lại hỏi: Tại sao anh lại giận dữ như vậy?
Anh ta trả lời: Lúc trước tôi mắc bệnh quên thì lòng tôi thảnh
thơi khoan khoái, trời đất có còn hay không tôi cũng chẳng cần biết. Nay tôi
lành bệnh, tôi nhớ lại tất cả những chuyện của mấy mươi năm về trước như chuyện
buồn, vui, yêu, ghét, thành công, thất bại, lòng tôi trở nên bối rối, ngổn
ngang trăm mối. E rằng sau này các việc ấy cứ bám cứng lấy tâm trí tôi thì dù
cho muốn quên chúng đi trong một giây, một phút liệu tôi có được như ý muốn hay
không?
Anh chị em thân mến!
Nhìn một người điên, người mất trí, có kẻ chép miệng khen người ấy
hạnh phúc, vì chẳng có gì phải lo âu phiền muộn. Thế nhưng nếu hỏi lại những
người vừa buông lời khen này xem họ có muốn trở thành người hạnh phúc kiểu như
vậy không? Chắc chắn họ sẽ trốn chạy trước câu trả lời, vì đã làm người thì chẳng
ai muốn mình được gọi là kẻ ngây ngô, không nhớ, không biết chuyện gì. Không muốn
bị gọi là kẻ ngây ngô thì con người lại phải đối đầu với lo âu, phiền muộn,
nóng giận, đau khổ, chúng là gánh nặng của thuyết nhân sinh.
Mở mắt chào đời lúc ngửa tay đón nhận sự sống thì cũng là lúc
con người phải mang lấy gánh nặng nề. Bởi thế, không ít kẻ dám đánh đổi tất cả
để tìm kiếm một chút thú vui để được quên trong chốc lát, có kẻ tìm quên trong
sợi khói phù du, có người tìm quên trong men say trác táng, rồi cũng tìm được
thú vui trong chốc lát. Nhưng rồi sau những phút giây ngán ngủi ấy, thực tế lại
trở nên nặng nề hơn, gánh nặng cuộc đời càng xúi giục sâu hơn.
Lại cũng có những triết thuyết như vô cảm, vô vị, vô sắc chỉ
giúp con người giải thoát lo âu vướng bận của cuộc sống, thực hiện những hướng
dẫn đó thật là một thái độ lý tưởng cho những ai muốn kiếm tìm sự bình an. Thực
tế trong cuộc sống thử hỏi mấy ai hiểu được điều này, vì cuộc sống con người gắn
liền với cái cảm tính lo âu, nóng giận, buồn phiền... có tránh cũng chẳng
thoát, khó nhọc và gánh nặng là thân phận của kiếp sống con người.
Về phần Chúa Giêsu, cảm thông với phận kiếp làm người nên khi đến
cứu chuộc trần gian Ngài đã nhận một cuộc đời lam lũ ở làng quê Nazareth. Và
qua bài Tin Mừng hôm nay, Ngài kêu gọi những ai khó nhọc và gánh nặng hãy đến với
Ngài, nếu luật lệ Do Thái đã bị các luật sĩ và biệt phái biến thành chiếc ách
kìm kẹp dân Chúa. Hãy đến với Ngài, nếu đau khổ của kiếp nhân sinh như chiếc
gánh đè nặng trên vai con người. Ðến với Ngài không phải để được cất khỏi những
điều ấy. Vì Ngài đến không phải để hủy bỏ lề luật, nhưng là để kiện toàn lề luật
và làm cho ách trở nên êm ái và gánh trở nên nhẹ nhàng.
Lề luật phải được giữ trong tinh thần và sự thật. Lề luật giải
phóng con người và đau khổ là con đường dẫn đến vinh quang. Gánh trở nên nhẹ
nhàng vì từ nay con người không phải một mình mang lấy đau khổ nhưng đã có người
chia sẻ cảm thông. Dân tộc Do Thái đã hằng mong mỏi chở Ðấng Cứu Thế đến, vì
khi Ngài đến Ngài sẽ lau khô mọi giọt lệ trên khuôn mặt và kẻ nhọc mệt sẽ được
Ngài nâng đỡ bổ sức.
Sống trong tâm tình mùa vọng, mùa trông đợi, ước mong rằng mỗi
người trong chúng ta cũng sẽ tìm đến với Chúa Giêsu, Ðấng Cứu Thế để được Ngài
an ủi, nâng đỡ, bổ sức và đồng thời học nơi Ngài tâm tình biết chia sẻ cảm
thông với người khác. Vì mang kiếp phận con người chẳng ai tránh khỏi khó nhọc
và gánh nặng, nhưng khó nhọc sẽ bớt khi được người chia sẻ, gánh nặng sẽ vơi
khi có kẻ cảm thông.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi
Ngày
Thứ Tư Tuần
II MV2
Bài đọc: Isa
40:25-31; Mt 11:28-30.
GIỚI
THIỆU CHỦ ĐỀ: Thiên Chúa yêu thương và săn sóc mọi người.
Con người thường có khuynh hướng lấy những gì mình suy nghĩ và
áp dụng cho Thiên Chúa; chẳng hạn, cha mẹ chỉ có thể yêu thương và chăm sóc cho
vài con (chỉ 2 con với cha mẹ thời nay). Đem áp dụng suy nghĩ này cho Thiên
Chúa, họ không tin Thiên Chúa có thể biết, yêu thương, và chăm sóc cho từng người
một trong nhân lọai.
Các Bài đọc hôm nay muốn chứng minh: với quyền năng và sự khôn
ngoan của Thiên Chúa, Ngài yêu thương và săn sóc từng người một. Trong Bài đọc
I, người Do-Thái kêu trách Thiên Chúa: "Đường tôi đi, Đức Chúa không nhìn
thấy, quyền lợi của tôi, Thiên Chúa chẳng đoái hoài?" Tiên Tri Isaiah sửa
sai quan niệm này: Nếu Thiên Chúa có thể gọi đích danh từng ngôi sao một, Ngài
cũng có thể gọi đích danh từng người một. Nói cách khác, vì Thiên Chúa gọi, nên
tất cả được tạo thành. Tiên tri nói: “Thiên Chúa không mệt mỏi, cũng chẳng nhọc
nhằn, trí thông minh của Người khôn dò thấu. Người ban sức mạnh cho ai mệt mỏi;
kẻ kiệt lực, Người làm cho nên cường tráng.” Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu kêu mời
mọi người: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi,
tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Người ban sức mạnh cho ai mệt mỏi; kẻ kiệt lực,
Người làm cho nên cường tráng.
1.1/ Chúa biết và yêu thương từng cá nhân một: Tiên Tri
Isaiah dùng công cuộc sáng tạo vũ trụ của Thiên Chúa để chứng minh sự quan
phòng của Thiên Chúa cho con người: “Các ngươi so sánh Ta với ai, để Ta phải
ngang hàng với nó? Hãy đưa mắt lên cao mà nhìn: Ai đã sáng tạo những vật đó? Đấng
tung ra toàn bộ đạo binh các tinh tú, Người gọi đích danh từng ngôi một, khiến
không thiếu vắng một ngôi nào.”
Nếu Thiên Chúa đã dựng nên từng ngôi sao một và sắp xếp vị trí của
chúng trong trời đất, Người cũng dựng nên và quan phòng cho từng con người một
trong thế gian này. Vì thế, Tiên Tri chất vấn những người không tin vào sự quan
phòng của Thiên Chúa: “Hỡi Jacob, sao ngươi nói, hỡi Israel, sao ngươi bảo:
"Đường tôi đi, Đức Chúa không nhìn thấy, quyền lợi của tôi, Thiên Chúa chẳng
đoái hoài?" Ngươi chẳng biết, chẳng nghe thấy sao? Đức Chúa là Thiên Chúa
vĩnh cửu, là Đấng sáng tạo toàn cõi đất.”
2.2/ Chúa săn sóc từng cá nhân: Vì Thiên Chúa uy quyền, khôn
ngoan, và thông biết mọi sự, nên Người không mệt mỏi cũng chẳng nhọc nhằn trong
việc quan phòng con người. Những ai trông cậy vào Người, thì được Người ban sức
mạnh: “Như thể chim bằng, họ tung cánh. Họ chạy hoài mà không mỏi mệt, và đi
mãi mà chẳng chùn chân.” Người ban sức mạnh cho những ai mệt mỏi; kẻ kiệt lực,
Người làm cho nên cường tráng. Còn những ai không biết trông cậy nơi Người, cho
dẫu là thanh niên cũng mệt mỏi, nhọc nhằn; cho dẫu là trai tráng cũng ngả
nghiêng, lảo đảo.
2/ Phúc Âm: Hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.
2.1/ Chúa Giêsu biết “nỗi vất vả” và “gánh nặng nề” của từng người:
Ngài
kêu gọi: "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi,
tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” Trong đời người, chắc ai cũng đã trải qua những
kinh nghiệm như Chúa Giêsu mô tả hôm nay: mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng vẫn
không gánh nổi những đau thương của cuộc sống. Trong những lúc như thế, con người
chỉ muốn buông xuôi, nói theo kiểu của thi hào Nguyễn Du, “thử xem Con Tạo xoay
vần đến đâu!” Chúa Giêsu cũng đã từng trải qua những kinh nghiệm đau thương như
chúng ta, và còn hơn chúng ta nữa. Bị nhân lọai khước từ mặc dù đã làm không biết
bao nhiêu điều ích lợi cho con người: mặc khải, dạy dỗ, chữa lành. Một mình
Ngài đã vác Thập Giá nặng lên Đồi Canvê dưới bao nhiêu những roi đòn của lính;
và đã 3 lần gục ngã dưới sức nặng của cây Thập Giá. Sau cùng, Ngài phải chịu một
cái chết đau thương, cô đơn, nhục nhã; đến nỗi đã phải thốt lên: “Cha hỡi, Cha
ơi! Sao Cha bỏ con!” Một người đã trải qua những gánh nặng như thế của kiếp người,
Ngài chắc chắn biết chia sẻ những gánh nặng của con người. Ngài mời gọi con người
hãy đến với Ngài để được nghỉ ngơi bồi dưỡng.
2.2/ Chúa Giêsu giúp từng người giải quyết vấn đề của mình:
(1) Chúa không hứa con người sẽ không phải đau khổ; nhưng Ngài sẽ
giúp con người vượt qua đau khổ: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi… Vì ách tôi
êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng.” Tĩnh từ Hy-Lạp dùng để mô tả chữ êm ái ở đây là
“crhsto.j,” nó còn có nghĩa “vừa vặn.” Bên Palestine, ách của bò được làm bằng
gỗ, con bò được mang tới xưởng để thợ mộc đo kích thước trước khi làm ách. Sau
khi đã làm xong, con bò được mang tới để thử; ách được cẩn thận thêm bớt sao
cho nó có thể vừa khít cổ con bò mà không gây đau đớn cho nó. Truyền thuyết cho
rằng Chúa Giêsu nổi tiếng về nghề làm ách khi Ngài lớn lên ở Nazareth với
Giuse. Ngài biết cách giúp con người mang ách làm sao cho êm ái, và mang gánh
làm sao cho nhẹ nhàng.
(2) Chúa giúp con người vượt qua đau khổ bằng dạy dỗ hai bài học
quan trọng trong cuộc đời: “Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm
nhường.”
- Bài học hiền hậu: Đây là đức tính giúp con người thực sự có
bình an trong tâm hồn. Người hiền hậu không dễ bị tức giận vì lời nói, thái độ,
hay việc làm của người khác. Vì thế, họ sẽ không cảm thấy đau khổ khi bị chọc tức,
bị khinh thường, hay bị đối xử bất công.
- Bài học khiêm nhường: Đây là đức tính giúp con người biết chấp
nhận mọi hòan cảnh xảy ra trong cuộc đời. Người khiêm nhường không ghen tị,
không bon chen để tìm cách cho bằng hay hơn người khác. Họ biết mình và biết
người. Vì họ luôn tìm chỗ hèn hạ, và nhường cho người khác chỗ cao trọng hơn;
nên họ không lo phải đối chọi với phong ba, bão táp của những người ham hố quyền
hành, chức vụ.
(3) Chúa giúp con người vượt đau khổ bằng sức mạnh của Ngài:
“Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng.” Lời Chúa hướng dẫn và Bí-tích
Thánh Thể cung cấp cho con người sức mạnh để đương đầu với mọi đau khổ có thể xảy
đến trong cuộc đời.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta cần xác tín mối liên hệ giữa chúng ta với Thiên Chúa
là mối liên hệ cá nhân; và Chúa muốn chúng ta dùng tình yêu cá nhân để đáp trả
lại.
- Chúa biết chúng ta còn hơn chúng ta biết chúng ta. Chúng ta đừng
sợ khi đối diện với Chúa, vì Ngài đã biết mọi vấn đề, và quan tâm giúp chúng ta
giải quyết vấn đề.
- Nhiều khi chúng ta cảm thấy cô đơn, mệt mỏi, chán chường, thất
vọng, vì chúng ta muốn chiến đấu một mình; nhưng nếu chúng ta biết chạy đến với
Chúa để xin Ngài giúp sức, mọi sự sẽ trở nên dễ dãi, nhẹ nhàng; và chính Ngài sẽ
giúp chúng ta vượt qua mọi khó khăn trở ngại bằng chính sức mạnh của Ngài.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
09/12/15 THỨ TƯ TUẦN 2 MV
Th. Gio-an Đi-đa-cô
Mt 11,28-30
Th. Gio-an Đi-đa-cô
Mt 11,28-30
Suy niệm: Không có ai dám kêu gọi người ta đến với mình để được an ủi đỡ nâng khi người đó biết mình sắp lìa cõi thế, ngoại trừ một mình Chúa Giê-su; mà lý do để làm thế là vì Ngài “hiền lành và khiêm nhường.” Hiền lành và khiêm nhường, đó là căn tính của Vị Thiên Chúa Làm Người: Ngài chiếu tỏa dung nhan hiền hậu của Chúa Cha, Đấng đầy lòng thương xót. Tin Mừng hôm nay vừa tiên báo cái chết đau thương của Con Chiên hiền lành bị đem đi xén lông và làm thịt, vừa là lời mời gọi mỗi người tin tưởng vào tình yêu của Chúa giữa cảnh đời buồn nhiều hơn vui, vất vả nhiều hơn sung sướng và khổ đau nhiều hơn hạnh phúc này.
Mời Bạn: Tông
Huấn “Niềm Vui Của Tin Mừng” số 273 viết: “Sứ mệnh của tôi giữa lòng nhân
loại không chỉ là một phần đời tôi hay một phù hiệu mà tôi có thể gỡ bỏ… Tôi là
một sứ mệnh trên trái đất này; đó là lý do tại sao tôi có mặt trên trái đất
này.”Những lời trên phản ánh trung thực nhất sứ mệnh của Chúa Giê-su
nơi trần gian.
Chia sẻ: Bạn
nghĩ sao về thái độ và tâm tình của Chúa? Phải chăng Thiên Chúa liều lĩnh khi
Ngài hiến thân cho nhân loại như thế?
Sống Lời Chúa: Xác
tín rằng tiền bạc, danh vọng, quyền lực, tiến bộ của khoa học kỹ thuật không
thể thay thế chỗ của Thiên Chúa; trái lại, chỉ có Chúa là lẽ sống vĩnh cửu cho
tôi, cho chúng ta.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, trong cuộc sống đầy những vất vả và gồng gánh nặng nề
này, xin cho con biết tìm đến nương tựa vào Chúa, “vì ách Chúa thì êm ái và
gánh Chúa thì nhẹ nhàng.”
Ách của tôi êm ái
Ðức Giêsu kêu gọi chúng ta làm học trò của Ngài.
Chúng ta học trường Giêsu, học Thầy Giêsu, học bài Giêsu. Bài học nằm nơi chính
trái tim Ngài.
Suy niệm:
Khi
quy hoạch thành phố tương lai,
người
ta không quên dành một khu vui chơi giải trí.
Nghỉ
ngơi thư giãn là một nhu cầu quan trọng
cho
những ai sống trong nền kinh tế thị trường.
Nghỉ
ngơi không chỉ cần cho thân xác hay trí óc.
Nghỉ
ngơi còn cần cho tâm hồn.
Cái
tâm của chúng ta cần được sống trong an tĩnh
giữa
sóng gió dao động, giữa chợ đời bon chen.
Nhiều
người bị suy nhược thần kinh, bị stress.
Có
người tự tử vì không đủ sức để tiếp tục sống.
Ðức
Giêsu mời chúng ta đến với Ngài,
tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề.
Gánh
nặng của nỗi đau và vấp ngã trong quá khứ.
Gánh
nặng của trách nhiệm và yếu đuối hiện tại.
Gánh
nặng phải mang vì người khác...
Tất
cả những ai bị căng thẳng và lo âu,
chán
chường và mệt mỏi.
Tất
cả những ai muốn tìm một chút nghỉ ngơi.
Hãy
đến với Ngài, ta sẽ gặp được sự an tĩnh.
Hãy mang lấy ách của tôi.
Ðức
Giêsu không ngần ngại nói đến ách của Ngài
mà
những kẻ đến với Ngài phải mang.
Ngài
không giấu ta về những đòi hỏi nghiêm túc,
về
con đường hẹp mà ít người muốn đi,
về
thánh giá mà ta phải vác để theo Ngài.
Như
thế sự an bình thư thái Ngài hứa ban
đâu
phải là thứ bình an rẻ tiền, không cần từ bỏ.
Ðó
là thứ bình an ngay giữa khổ đau và nước mắt,
vì
biết mình được Thiên Chúa yêu thương,
vì
xác tín là mình đang làm đúng ý Thiên Chúa.
Nếu
ách của Ngài êm và gánh của Ngài nhẹ,
thì
là vì chúng được đón nhận trong tình yêu.
Tình
yêu làm cho mọi sự trở nên êm nhẹ.
“Chỗ
nào có lòng yêu mến, thì không cảm thấy vất vả;
mà
giả như có vất vả đi nữa
thì
người ta cũng thích cái vất vả đó” (thánh Âutinh)
Hãy học với tôi.
Ðức
Giêsu kêu gọi chúng ta làm học trò của Ngài.
Chúng
ta học trường Giêsu, học Thầy Giêsu, học bài Giêsu.
Bài
học nằm nơi chính trái tim Ngài:
“Vì tôi có trái tim hiền hậu và khiêm nhu.”
Khi
mang trong mình những tâm tình của Thầy Giêsu
thì
tâm hồn ta sẽ được bình an trở lại.
Chúng
ta cần theo học Thầy Giêsu suốt đời,
cần
lột bỏ những tự hào về khôn ngoan thông thái,
cần
sống hồn nhiên khiêm tốn như trẻ thơ.
Chỉ
như thế chúng ta mới được Thầy Giêsu mạc khải,
và
đưa vào thế giới của Thiên Chúa.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho
con trở nên đơn sơ bé nhỏ,
nhở đó
con dễ nghe được tiếng Chúa nói,
dễ thấy
Chúa hiện diện
và hoạt
động trong đời con.
Sống
giữa một thế giới đầy lọc lừa và đe dọa,
xin cho
con đừng trở nên cứng cỏi,
khép
kín và nghi ngờ.
Xin dạy
con sự hiền hậu
để con
biết cảm thông và bao dung với tha nhân.
Xin dạy
con sự khiêm nhu
để con
dám buông đời con cho Chúa.
Cuối cùng, xin cho con sự
bình an sâu thẳm,
vui tươi đi trên con đường
hẹp với Ngài,
hạnh phúc vì được cùng Ngài
chịu khổ đau. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm
Hồn Lên
9 THÁNG MƯỜI HAI
Linh Hồn Tôi Nhảy Mừng Trong Chúa
Nỗi chờ mong của Đức Nữ Trinh, Đấng “được sủng ái giữa các người
phụ nữ” (Lc 1,42), đúc kết tất cả niềm hy vọng mà Dân Thiên Chúa đã đặt vào các
lời hứa được trao cho các tổ phụ. Và xuyên qua dân Israel, niềm hy vọng của
toàn thể nhân loại được kết đọng lại trong nỗi chờ mong vĩ đại này.
Chúng ta cũng hãy trân trọng thái độ chờ mong trong đức tin của
Đức Maria, một đức tin cắm rễ sâu trong lịch sử dân tộc và trong niềm hy vọng của
toàn thể loài người. Chúng ta hãy nắm vững ý nghĩa của nó khi chúng ta hành
trình qua các thế kỷ. Đó là một con đường được thiết lập vững chắc trên niềm hy
vọng cứu độ đến từ chỉ một mình Thiên Chúa.
Đức Maria được chúc phúc bởi vì Mẹ tin vào sự hoàn thành những lời
Chúa nói cùng Mẹ (Lc 1,45). Mẹ biết rằng Thiên Chúa sẽ không bỏ lời hứa của Người.
Mẹ ‘vui mừng’ và đồng thời Mẹ ‘được chúc phúc’ bởi Thiên Chúa. Hai tình trạng
hiện hữu ấy không thể tách rời – vì cái trước là hệ quả của cái sau.
Lời chúc phúc, được Thiên Chúa nói lên, luôn luôn là nguồn sự sống
và do đó cũng là nguồn đem lại niềm vui. Trong toàn bộ Thánh Kinh, niềm vui đến
xuyên qua việc trao ban và thông truyền sự sống, cả thể lý lẫn thiêng liêng. Hễ
ai được Thiên Chúa ‘chúc phúc’ bằng sự sống của Ngài, thì người ấy cũng ‘mừng
vui’.
Đức Maria vui mừng chờ mong món quà sự sống. Nhưng chính sự sống
ấy cứu độ Mẹ và làm cho Mẹ mừng vui. Vì sự sống ấy là chính Con Thiên Chúa.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong
Gia Đình
Ngày 9/12
Is 40, 25-31; Mt 11, 28-30.
Lời Suy Niệm: “Anh em hãy mang ấy ách của tôi, và hãy học
với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ
ngơi bồi dưỡng. Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng.”
Trong cuộc sống của con người luôn thấy mình phải mang lấy những
gánh nặng trên thân xác cũng như trong tinh thần. Chúa Giêsu biết rất rõ những
điều ấy. Mặc dầu Người là Thiên Chúa thật, nhưng Người cũng là người thật. Người
đã sinh ra trong cảnh nghèo khó, Người đã từng là di dân tỵ nạn nơi đất khách
quê người, Người bị người đời chống đối, bách hại , vu khống, hiểu lầm và thấy
những cảnh đau thương của người đương thời... Nên Người mời gọi tất cả chúng ta
hãy đến với Người và học với Người: từ bi, nhân hậu, khêm nhường và tha thứ. Điều
này mỗi người trong chúng ta phải tập sống từng ngày; nhờ đó chúng ta mới có được
con tim bằng thịt, khi nhìn mình, nhìn người và nhìn mọi tạo vật khác. Giúp cho
chúng ta nhận được sự bình an vui vẻ, không còn sự bực bội cáu gắt bất cứ ai, bất
cứ sự việc gì mà mình phải đối đầu hay nhìn thấy.
Lạy Chúa Giêsu. Chúng con đang được sống trong sự thứ tha và yêu
thương của Chúa. Xin cho mọi thành viên trong gia đình chúng con tập sống yêu
thương tha thứ và khiêm nhường, để chúng con được sự bình an trong tâm hồn và hạnh
phúc vui tươi với tất cả mọi hoàn cảnh và với mọi người.
Mạnh Phương
09 Tháng Mười Hai
Thế Nào Là
Cầu Nguyện?
Một chàng thanh niên nọ khao khát sống đời tận hiến và cầu nguyện,
đến nỗi anh đã xa lánh tất cả mọi người và mọi sự, để đến gõ cửa một đan viện nọ...
Anh được vị tu viện trưởng chấp nhận tức khắc.
Trong những ngày đầu, anh quan sát cách sống của các tu sĩ: Sau
những giờ cầu nguyện lâu dài, tất cả mọi người đều bắt tay vào công việc: người
thì cày cuốc, người thì gặt hái, người thì miệt mài trong công tác dịch thuật.
Thấy thế, chàng thanh niên đâm ra thất vọng. Anh đến trình bày ý nghĩ của mình
với đan viện phụ như sau: "Thưa cha bề trên, con cứ tưởng ở đây chúng ta
chỉ có một sinh hoạt duy nhất đó là cầu nguyện. Ðằng này, con lại thấy các thầy
phải vất vả lo cho những nhu cầu vật chất quá nhiều". Vị tu viện trưởng mỉm
cười gật đầu và nói với anh: "Có lẽ con có lý... Nếu con cảm thấy việc làm
tay chân không cần thiết, thì con cứ vào phòng đóng cửa lại và tiếp tục cầu
nguyện".
Nghe thế, chàng thanh niên hớn hở trở về phòng đóng cửa lại và cầu
nguyện. Chỉ sau vài giờ cầu nguyện, anh cảm thấy mệt mỏi, bụng anh cũng cảm thấy
cồn cào vì đã đến giờ ăn trưa. Nhưng chờ mãi mà vẫn không thấy ai đến gọi anh
vào nhà cơm, người thanh niên mới đến hỏi vị đan viện phụ: "Thưa bề trên,
hình như hôm nay các thầy không dùng bữa?". Cha bề trên mỉm cười đáp:
"Các thầy đã ăn cả rồi". "Thế sao không ai đến gọi con đi ăn cả?",
người thanh niên hỏi. Cha bề trên mới trả lời: "Sáng nay con đã chẳng đến
nói với cha là chúng ta chỉ có một sinh hoạt duy nhất là cầu nguyện đó sao? Cha
nghĩ rằng các thầy khác lao động nhiều cho nên cần phải có ăn uống, ngủ nghỉ.
Còn con, con muốn sống như các thiên thần, nghĩa là không làm việc, không ăn uống
mà chỉ biết suốt ngày cầu nguyện, cho nên cha đã dặn các thầy là đừng đến gọi
con dùng bữa".
Nghe thế, người thanh niên chợt hiểu được thế nào là sống tận hiến,
thế nào là cầu nguyện. Con người không chỉ cầu nguyện bằng nhữg giây phút ưu biệt
dành cho Chúa, mà còn bằng cả những sinh hoạt từng ngày như làm việc, ăn uống,
ngủ nghỉ, giải trí... Cầu nguyện chính là tìm thấy Thánh ý Chúa và Nước Ngài
trong cuộc sống mỗi ngày.
Mùa Vọng là mùa thức tỉnh.
Chúng ta cảm thấy được thôi thúc để dành nhiều thì giờ cho việc
cầu nguyện hơn. Thánh Kinh nói: Thiên Chúa đã tạo dựng vũ trụ trong sáu ngày,
ngày thứ 7, Ngài nghỉ ngơi: đó cũng là hình ảnh của đời người. Cuộc sống là một
chuỗi làm việc xen lẫn với nghỉ ngơi. Có một thì giờ cho tất cả mọi sự, có một
thì giờ để ngủ nghỉ... Có những giây phút ưu biệt trong ngày dành cho việc cầu
nguyện, có những thời gian ưu biệt trong năm dành cho việc cầu nguyện. Thời
gian ưu biệt ấy không có mục đích nào khác hơn là để giúp cho con người được tỉnh
thức hơn, được sẵn sàng hơn, được tươi mát hơn để gặp gỡ Chúa trong từng phút
giây của cuộc sống, trong mọi sinh hoạt hằng ngày.
Cuộc sống cần có tổ chức, cần có những ngăn kéo, nhưng những
ngăn kéo ấy phải được thông thương với nhau. Ngăn kéo của sự cầu nguyện phải được
liên kết với ngăn kéo của những sinh hoạt hằng ngày. Ngăn kéo của những sinh hoạt
hằng ngày phải được nối liền với ngăn kéo của sự cầu nguyện.
Tổ chức cuộc sống như thế tức là biến tất cả cuộc sống thành một
lời cầu nguyện. Lời cầu nguyện triền miên ấy có những phách mạnh dành cho những
giây phút thân mật chuyện vãn với Chúa, nhưng những phách mạnh ấy chỉ được làm
nổi bật nhờ những âm thầm gặp gỡ Ngài trong từng sinh hoạt, trong từng biến cố
của cuộc sống.
(Lẽ Sống)
Lectio Divina: Mátthêu
11:28-30
Thứ Tư, 9 Tháng 12, 2015
Tuần thứ hai Mùa
Vọng
1. Lời nguyện mở đầu
Lạy Chúa là Thiên Chúa của quyền năng và lòng
thương xót,
Xin Chúa mở rộng tâm hồn chúng con trong sự
đón nhận.
Xin hãy loại bỏ những gì làm cản trở chúng con
đón nhận Đức Kitô với lòng hân hoan,
Để chúng con có thể chia sẻ sự khôn ngoan của
Người
Và trở nên một với Người
Khi Người đến trong vinh quang,
Vì Người hằng sống và hiển trị cùng với Chúa
Cha và Chúa Thánh Thần,
Một Thiên Chúa, đến muôn thuở muôn đời.
2. Phúc Âm – Mátthêu 18:12-14
Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: “Hãy
đến với Ta tất cả, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho
các ngươi.
Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì
Ta dịu hiền và khiêm nhượng trong lòng và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình
an.
Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ
nhàng.”
3. Suy Niệm
- Một số văn bản Tin Mừng mặc khải cho chúng ta đầy đủ
ý nghĩa khi chúng ta đặt chúng trong bối cảnh của Cựu Ước. Đây là
cách mà đoạn Tin Mừng rất ngắn gọn và tuyệt đẹp này của ngày hôm nay được
viết. Trong văn bản này, có tiếng vang vọng của hai chủ đề rất đáng
yêu và gợi nhớ bởi Cựu Ước, một chủ đề từ sách tiên tri Isaia và chủ đề kia
trích từ sách Khôn Ngoan.
- Tiên tri Isaia nói về Đấng Cứu Thế, Người Tôi Trung
và miêu tả Người như một người môn đệ luôn tìm những lời an ủi để có thể khích
lệ những người đang chán nản: “Đức Chúa là Chúa Thượng đã cho tôi
nói năng như một người môn đệ, để tôi biết lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt
sức. Sáng sáng Người đánh thức, Người đánh thức tôi để tôi lắng tai
nghe như một người môn đệ” (Is 50:4). Và Đấng Mêssia Tôi Tớ đưa ra
lời mời gọi: “Đến cả đi, hỡi những người đang khát, nước đã sẵn
đây! Dầu không có tiền bạc, cứ đến mua mà dùng; đến mua rượu mua sữa,
không phải trả đồng nào” (Is 55:1). Những văn bản này đã hiện diện
trong trí nhớ của người ta. Chúng giống như những bài ca dao thời
thơ ấu của chúng ta. Khi người ta lắng nghe chúng, những kỷ niệm
hiện về trong trí, có một nỗi hoài niệm về quá khứ. Cùng với Lời của Chúa
Giêsu: “Hãy đến với Ta!” đã làm sống lại kỷ niệm và mang lại tiếng
vang hoài cổ của những văn bản trứ tuyệt của sách tiên tri Isaia.
- Sách Khôn Ngoan tiêu biểu cho sự khôn ngoan của
Thiên Chúa như một người phụ nữ, một bà mẹ truyền lại cho các con trai mình sự
khôn ngoan của bà và bảo chúng rằng: “Các con hãy thu nhận những
điều ấy, không phải trả đồng nào. Hãy tra cổ vào ách, và đón nhận
giáo huấn vào tâm hồn; giáo huấn này, các con có thể tìm thấy ở ngay bên cạnh
mình. Hãy nhìn xem: ta đâu có vất vả bao nhiêu, và chính
ta đã được nghỉ ngơi an nhàn” (Hc 51:25-27) Đức Giêsu lặp lại cùng
một câu nói này: “Tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an!”
- Một cách chính xác vì đây là cách Chúa nói chuyện với mọi
người, Đức Giêsu khơi lại trí nhớ của họ và do đó tâm tư họ vui mừng và
nói: “Đấng Mêssia, Đấng được mọi người mong đợi đã đến!” Đức
Giêsu biến đổi nỗi hoài niệm quá khứ trở thành niềm hy vọng. Chúa
làm cho người ta tiến tới phía trước. Thay vì họ loay hoay với hình
ảnh của một Đấng Cứu Thế vinh quang, vị quân vương và đấng thống trị, được
giảng dạy bởi các Kinh Sư, người ta thay đổi quan niệm và chấp nhận Chúa Giêsu,
Đấng Cứu Thế Tôi Tớ. Một Đấng Cứu Thế khiêm nhường và hiền lành,
chào đón và đầy sự dịu dàng, Đấng đã khiến họ cảm thấy thoải mái, họ là những
người nghèo khó cùng với Chúa Giêsu.
4. Một vài câu hỏi gợi ý cho việc suy
gẫm cá nhân
- Lề Luật của Thiên Chúa có phải là một cái ách nhẹ
nhàng nâng đỡ tôi không, hay nó là một cái ách nặng nề khiến tôi mệt
mỏi?
- Có khi nào tôi cảm thấy sự nhẹ nhàng và hân hoan của
cái ách Lề Luật Thiên Chúa mà Đức Giêsu đã mặc khải cho tôi không?
5. Lời nguyện kết
Chúc tụng CHÚA đi, hồn tôi hỡi,
Toàn thân tôi, hãy chúc tụng Thánh Danh!
Chúc tụng CHÚA đi, hồn tôi hỡi,
Chớ khá quên mọi ân huệ của Người.
(Tv 103)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét