Chứng từ Năm
Thương Xót
Thương
xót là điều cần được cảm nhận hơn là thuyết minh. Đó là điều Đức Phanxicô liên
tiếp nhấn mạnh với chúng ta. Trong buổi yết kiến chung Thứ Tư ngày 16 tháng 12
vừa qua, ngài nói rằng Năm Thánh Thương Xót phải “trở thành một cảm nghiệm mà
ai cũng có thể chia sẻ… chứ không phải chỉ là những lời nói đẹp đẽ”.
Dịp này, ngài nói tới hai dấu chỉ cụ thể của Năm Thương Xót. Trước nhất là Cửa Thánh đã được mở tại Rôma và khắp nơi trên thế giới vào Chúa Nhật Qua: “Bước qua Cửa Thánh là dấu chỉ lòng tín thác của ta vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng tới không để kết án mà để cứu vớt ta… Khi bước qua cửa này, ta nên nhớ rằng ta cũng phải mở cửa trái tim ta ra. Năm Thánh không thể hữu hiệu nếu cửa lòng ta không để Chúa Kitô đi qua, Đấng đẩy ta ra đi gặp gỡ người khác, dẫn họ đến với Người và tình yêu của Người”.
Dấu chỉ thứ hai là xưng tội: “nhận lãnh bí tích nhờ đó ta làm hòa với Thiên Chúa chính là trực tiếp cảm nghiệm lòng thương xót của Người…Nhưng, làm thế nào ta có thể xin Chúa tha thứ cho ta nếu chính ta không có khả năng tha thứ?”.
Nhân Năm Thương Xót, một số người đã nói lên cảm nghiệm riêng của họ về một trong những phẩm tính chính mà Thiên Chúa muốn ai trong chúng ta đều phải có, vì chính Người vốn có theo yếu tính, như khẩu hiệu của Năm Thánh đã quả quyết: Misericordiosi Come Il Padre (Hãy Thương Xót Như Chúa Cha).
1. Lòng thương xót của Chúa đi trước lòng ăn năn của tôi
Nữ Tu Theresa Aletheia Noble, thuộc Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô, trước đây vốn là một người vô thần và giống như Thánh Phaolô, bà có được một “giây phút tức khắc trở về với niềm tin vào Thiên Chúa”. Tuy nhiên, hành trình của bà trở về với Giáo Hội thì không có chi là tức khắc cả. Nó là một diễn trình chậm chạp và tiệm tiến. “Một diễn trình, trong đó, Thiên Chúa và các Kitô hữu khác biểu lộ cho tôi tình yêu, lòng kiên nhẫn và sự chấp nhận trên đường dò dẫm của tôi. Cuối cùng, tôi bắt đầu gắn bó về phương diện tri thức với thẩm quyền dạy dỗ của Giáo Hội, kể cả tội lỗi như Giáo Hội xác định.
“Nhưng trong mấy tháng đầu sau khi trở lại, ăn năn thống hối và tội lỗi của mình không phải là tập chú của tôi về Thiên Chúa. Tập chú ấy là Thiên Chúa yêu thương tôi xiết bao. Tôi không bao giờ quên được tâm tư của mình trong mấy tháng đầu tiên này. Tôi bước đi như thể được ẵm bế trong bàn tay Tạo Hóa, hoàn toàn được sưởi ấm bằng cái nhìn yêu thương của Người.
“Và tôi vẫn tiếp tục phạm tội. Đúng như thế.
“Nhưng nay tôi đã được biết một vị Thiên Chúa yêu tôi. Và tình yêu thương xót của Người đi trước lòng ăn năn của tôi. Người đã không thoái lui một cách tởm gớm khi thấy tôi thiếu lòng ăn năn. Người không trừng phạt tôi khi tôi cứ tiếp tục sống lối sống cũ của mình. Người bước vào linh hồn tôi và ôm lấy tôi ngay ở chỗ tối tăm nhất. Ở ngay cái chỗ tôi chết, Chúa Giêsu đã cùng chết với tôi.
“Cuối cùng, qua mối liên hệ của tôi với Thiên Chúa, tôi cảm thấy được mời gọi trở về với Giáo Hội. Tôi chống lại và cảm thấy chán chường. Tôi yêu Thiên Chúa, nhưng không thấy hứng thú gì trở về với Giáo Hội. Tôi muốn yêu Thiên Chúa theo cách riêng của mình. Nhưng tôi biết Thiên Chúa chỉ muốn dẫn tôi tới nơi Người có thể yêu tôi viên mãn hơn mà thôi.
“Nên vì vâng lời vị Thiên Chúa mà mình yêu thương, tôi bắt đầu tham dự Thánh Lễ đều đặn hơn.
“Một ngày kia, một ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên được, khi sắp sửa lên đường đi làm, tôi bỗng cảm thấy một luồng sáng láng trong lương tâm. Như thể, cuối cùng, tôi đã có thể nhìn thấy hết mọi tội lỗi của tôi như Thiên Chúa nhìn thấy, tất cả những gì tôi đã làm, đang làm và sẽ tiếp tục làm như một con người tội lỗi. Tôi bỗng sụp xuống và khóc nức nở trên sàn nhà.
“Đó quả là giây phút của lòng thương xót.
“Nhưng lòng thương xót của Thiên Chúa không bắt đầu ở giây phút trên. Thiên Chúa bắt đầu tỏ lòng thương xót với tôi trước đó nhiều; lòng thương xót của Người đi trước lòng ăn năn của tôi. Chính bản chất đi trước, không ngẫu nhiên của lòng thương xót này đã dẫn tôi tới lòng ăn năn. Thiên Chúa yêu tôi ngay trong cái tối tăm của tôi vì Người biết rằng chỉ có tình yêu nóng rực của Người mới cứu vớt tôi”.
2. Trước đây, tôi đầy hận thù
Joseph Pearce, tác giả cuốn tự thuật “Race with the Devil: My Journey from Racial Hatred to Rational Love”, do nhà St Benedict Press xuất bản, thuật lại rằng: “Hai thập niên 1970 và 1980, tôi là thành viên lãnh đạo của Mặt Trận Quốc Gia (National Front), tiền thân của Đảng Quốc Gia Đại Anh (British National Party). Tôi đầy hận thù. Tôi ghét sự hiện diện của di dân trên đất nước tôi; tôi ghét cả các chính trị gia nào có trách nhiệm cho phép người di dân nhập cư. Tôi ghét cảnh sát, người Cộng Sản, người xã hội chủ nghĩa, người cấp tiến và cả chính phủ Bảo Thủ của Margaret Thatcher nữa. Tôi đầy hận thù.
“Đứng đầu bảng những người tôi ghét là người Công Giáo. Tôi là thành viên của Orange Order, liên quan mật thiết với các lực lượng bán quân sự Trung Thành với Hoàng Gia (Loyalist) ở Bắc Ái Nhĩ Lan, và thăm Tỉnh này thường xuyên giữa các năm 1978 và 1985, ở cao điểm Các Vụ Lộn Xộn. Tôi biết các nhân vật chủ chốt của UDA (Hiệp Hội Bảo Vệ Ulster) và kết tình anh em với ban lãnh đạo của tổ chức còn hung bạo hơn nữa là UVF (Lực Lượng Tự Nguyện Ulster). Tôi có nhiều bạn bè bị IRA (Quân Đội Cộng Hòa Ái Nhĩ Lan) sát hại và một người quen biết bị tù chung thân vì đã sát hại người mẹ một thành viên ủa IRA ngay trước cửa nhà. Dù tôi đau buồn trước cái chết của bạn bè tôi, nhưng tôi cảm thấy không cần phải đau buồn vì cái chết của kẻ thù, của các bà mẹ của kẻ thù.
“Đó là cuộc tử chiến với những kẻ tôi coi là kẻ thù và là kẻ thù của quê hương tôi. Không có chỗ dành cho lòng thương xót.
“Gần như không thể tránh được, tôi thấy tôi đứng bên kia luật pháp, và bị án tù tới hai lần, năm 1982 và năm 1985, vì đã cho công bố các tài liệu xúi giục hận thù sắc tộc. Tôi mừng hai sinh nhật ở trong tù, năm 21 và năm 25 tuổi.
“Từ từ, nhờ ơn chữa lành của Thiên Chúa và nhờ đọc các tác giả như GK Chesterton, Hilaire Belloc và CS Lewis, cuối cùng tôi đã từ bỏ các niềm tin Tân Quốc Xã của mình và tiếp nhận các chân lý của Kitô Giáo.
“Năm 1989, tôi được gia nhập Giáo Hội Công Giáo, sau khi đã cắt đứt mọi liên hệ với Mặt Trận Quốc Gia trước đó hai năm.
"Sau khi đã được giải hết mọi tội lỗi cũ, rất nhiều và rất đáng ghét, tôi chỉ biết tỏ ngạc nhiên trước một vị Thiên Chúa không những tha thứ cho một kẻ tội lỗi như thế mà còn trả giá cho tội lỗi của tôi bằng sự thống khổ trong chính thân xác bị đóng đinh của Người. Domine, non sum dignus… Tôi không xứng đáng được tha thứ và thương yêu như thế. Trái lại, nói cho đúng, tôi đáng bị phạt vì các tội ác mình đã làm. Tôi đáng bị phạt một cách mạnh bạo y như tôi từng đã hành động. Thực vậy, tôi đáng bị xét đánh vì công lý đòi như thế.
"Tôi có quyền gì mà bước đi trong tình yêu của Người chứ không phải gặt mùa thảm hại do các hạt giống hận thù mình gieo? Không, tôi không có quyền gì. Đây không phải là chuyện quyền lợi mà chỉ là tình yêu và lòng thương xót do đó mà ra.
…
“Tôi hết lòng tạ ơn Thiên Chúa đã cứu vớt tôi… từ trước Hừng Đông Thời Gian… bằng cái hôn thương xót của tình yêu với kẻ tội lỗi bất xứng… Agnus Dei, qui tollis peccata mundi, miserere nobis (Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con).
Dịp này, ngài nói tới hai dấu chỉ cụ thể của Năm Thương Xót. Trước nhất là Cửa Thánh đã được mở tại Rôma và khắp nơi trên thế giới vào Chúa Nhật Qua: “Bước qua Cửa Thánh là dấu chỉ lòng tín thác của ta vào Chúa Giêsu Kitô, Đấng tới không để kết án mà để cứu vớt ta… Khi bước qua cửa này, ta nên nhớ rằng ta cũng phải mở cửa trái tim ta ra. Năm Thánh không thể hữu hiệu nếu cửa lòng ta không để Chúa Kitô đi qua, Đấng đẩy ta ra đi gặp gỡ người khác, dẫn họ đến với Người và tình yêu của Người”.
Dấu chỉ thứ hai là xưng tội: “nhận lãnh bí tích nhờ đó ta làm hòa với Thiên Chúa chính là trực tiếp cảm nghiệm lòng thương xót của Người…Nhưng, làm thế nào ta có thể xin Chúa tha thứ cho ta nếu chính ta không có khả năng tha thứ?”.
Nhân Năm Thương Xót, một số người đã nói lên cảm nghiệm riêng của họ về một trong những phẩm tính chính mà Thiên Chúa muốn ai trong chúng ta đều phải có, vì chính Người vốn có theo yếu tính, như khẩu hiệu của Năm Thánh đã quả quyết: Misericordiosi Come Il Padre (Hãy Thương Xót Như Chúa Cha).
1. Lòng thương xót của Chúa đi trước lòng ăn năn của tôi
Nữ Tu Theresa Aletheia Noble, thuộc Dòng Nữ Tử Thánh Phaolô, trước đây vốn là một người vô thần và giống như Thánh Phaolô, bà có được một “giây phút tức khắc trở về với niềm tin vào Thiên Chúa”. Tuy nhiên, hành trình của bà trở về với Giáo Hội thì không có chi là tức khắc cả. Nó là một diễn trình chậm chạp và tiệm tiến. “Một diễn trình, trong đó, Thiên Chúa và các Kitô hữu khác biểu lộ cho tôi tình yêu, lòng kiên nhẫn và sự chấp nhận trên đường dò dẫm của tôi. Cuối cùng, tôi bắt đầu gắn bó về phương diện tri thức với thẩm quyền dạy dỗ của Giáo Hội, kể cả tội lỗi như Giáo Hội xác định.
“Nhưng trong mấy tháng đầu sau khi trở lại, ăn năn thống hối và tội lỗi của mình không phải là tập chú của tôi về Thiên Chúa. Tập chú ấy là Thiên Chúa yêu thương tôi xiết bao. Tôi không bao giờ quên được tâm tư của mình trong mấy tháng đầu tiên này. Tôi bước đi như thể được ẵm bế trong bàn tay Tạo Hóa, hoàn toàn được sưởi ấm bằng cái nhìn yêu thương của Người.
“Và tôi vẫn tiếp tục phạm tội. Đúng như thế.
“Nhưng nay tôi đã được biết một vị Thiên Chúa yêu tôi. Và tình yêu thương xót của Người đi trước lòng ăn năn của tôi. Người đã không thoái lui một cách tởm gớm khi thấy tôi thiếu lòng ăn năn. Người không trừng phạt tôi khi tôi cứ tiếp tục sống lối sống cũ của mình. Người bước vào linh hồn tôi và ôm lấy tôi ngay ở chỗ tối tăm nhất. Ở ngay cái chỗ tôi chết, Chúa Giêsu đã cùng chết với tôi.
“Cuối cùng, qua mối liên hệ của tôi với Thiên Chúa, tôi cảm thấy được mời gọi trở về với Giáo Hội. Tôi chống lại và cảm thấy chán chường. Tôi yêu Thiên Chúa, nhưng không thấy hứng thú gì trở về với Giáo Hội. Tôi muốn yêu Thiên Chúa theo cách riêng của mình. Nhưng tôi biết Thiên Chúa chỉ muốn dẫn tôi tới nơi Người có thể yêu tôi viên mãn hơn mà thôi.
“Nên vì vâng lời vị Thiên Chúa mà mình yêu thương, tôi bắt đầu tham dự Thánh Lễ đều đặn hơn.
“Một ngày kia, một ngày mà tôi sẽ không bao giờ quên được, khi sắp sửa lên đường đi làm, tôi bỗng cảm thấy một luồng sáng láng trong lương tâm. Như thể, cuối cùng, tôi đã có thể nhìn thấy hết mọi tội lỗi của tôi như Thiên Chúa nhìn thấy, tất cả những gì tôi đã làm, đang làm và sẽ tiếp tục làm như một con người tội lỗi. Tôi bỗng sụp xuống và khóc nức nở trên sàn nhà.
“Đó quả là giây phút của lòng thương xót.
“Nhưng lòng thương xót của Thiên Chúa không bắt đầu ở giây phút trên. Thiên Chúa bắt đầu tỏ lòng thương xót với tôi trước đó nhiều; lòng thương xót của Người đi trước lòng ăn năn của tôi. Chính bản chất đi trước, không ngẫu nhiên của lòng thương xót này đã dẫn tôi tới lòng ăn năn. Thiên Chúa yêu tôi ngay trong cái tối tăm của tôi vì Người biết rằng chỉ có tình yêu nóng rực của Người mới cứu vớt tôi”.
2. Trước đây, tôi đầy hận thù
Joseph Pearce, tác giả cuốn tự thuật “Race with the Devil: My Journey from Racial Hatred to Rational Love”, do nhà St Benedict Press xuất bản, thuật lại rằng: “Hai thập niên 1970 và 1980, tôi là thành viên lãnh đạo của Mặt Trận Quốc Gia (National Front), tiền thân của Đảng Quốc Gia Đại Anh (British National Party). Tôi đầy hận thù. Tôi ghét sự hiện diện của di dân trên đất nước tôi; tôi ghét cả các chính trị gia nào có trách nhiệm cho phép người di dân nhập cư. Tôi ghét cảnh sát, người Cộng Sản, người xã hội chủ nghĩa, người cấp tiến và cả chính phủ Bảo Thủ của Margaret Thatcher nữa. Tôi đầy hận thù.
“Đứng đầu bảng những người tôi ghét là người Công Giáo. Tôi là thành viên của Orange Order, liên quan mật thiết với các lực lượng bán quân sự Trung Thành với Hoàng Gia (Loyalist) ở Bắc Ái Nhĩ Lan, và thăm Tỉnh này thường xuyên giữa các năm 1978 và 1985, ở cao điểm Các Vụ Lộn Xộn. Tôi biết các nhân vật chủ chốt của UDA (Hiệp Hội Bảo Vệ Ulster) và kết tình anh em với ban lãnh đạo của tổ chức còn hung bạo hơn nữa là UVF (Lực Lượng Tự Nguyện Ulster). Tôi có nhiều bạn bè bị IRA (Quân Đội Cộng Hòa Ái Nhĩ Lan) sát hại và một người quen biết bị tù chung thân vì đã sát hại người mẹ một thành viên ủa IRA ngay trước cửa nhà. Dù tôi đau buồn trước cái chết của bạn bè tôi, nhưng tôi cảm thấy không cần phải đau buồn vì cái chết của kẻ thù, của các bà mẹ của kẻ thù.
“Đó là cuộc tử chiến với những kẻ tôi coi là kẻ thù và là kẻ thù của quê hương tôi. Không có chỗ dành cho lòng thương xót.
“Gần như không thể tránh được, tôi thấy tôi đứng bên kia luật pháp, và bị án tù tới hai lần, năm 1982 và năm 1985, vì đã cho công bố các tài liệu xúi giục hận thù sắc tộc. Tôi mừng hai sinh nhật ở trong tù, năm 21 và năm 25 tuổi.
“Từ từ, nhờ ơn chữa lành của Thiên Chúa và nhờ đọc các tác giả như GK Chesterton, Hilaire Belloc và CS Lewis, cuối cùng tôi đã từ bỏ các niềm tin Tân Quốc Xã của mình và tiếp nhận các chân lý của Kitô Giáo.
“Năm 1989, tôi được gia nhập Giáo Hội Công Giáo, sau khi đã cắt đứt mọi liên hệ với Mặt Trận Quốc Gia trước đó hai năm.
"Sau khi đã được giải hết mọi tội lỗi cũ, rất nhiều và rất đáng ghét, tôi chỉ biết tỏ ngạc nhiên trước một vị Thiên Chúa không những tha thứ cho một kẻ tội lỗi như thế mà còn trả giá cho tội lỗi của tôi bằng sự thống khổ trong chính thân xác bị đóng đinh của Người. Domine, non sum dignus… Tôi không xứng đáng được tha thứ và thương yêu như thế. Trái lại, nói cho đúng, tôi đáng bị phạt vì các tội ác mình đã làm. Tôi đáng bị phạt một cách mạnh bạo y như tôi từng đã hành động. Thực vậy, tôi đáng bị xét đánh vì công lý đòi như thế.
"Tôi có quyền gì mà bước đi trong tình yêu của Người chứ không phải gặt mùa thảm hại do các hạt giống hận thù mình gieo? Không, tôi không có quyền gì. Đây không phải là chuyện quyền lợi mà chỉ là tình yêu và lòng thương xót do đó mà ra.
…
“Tôi hết lòng tạ ơn Thiên Chúa đã cứu vớt tôi… từ trước Hừng Đông Thời Gian… bằng cái hôn thương xót của tình yêu với kẻ tội lỗi bất xứng… Agnus Dei, qui tollis peccata mundi, miserere nobis (Lạy Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian, xin thương xót chúng con).
3.
Gánh nặng của tôi được cất đi vĩnh viễn
Laura Keynes, một nhà văn tự do tại London, thuật lại cảm nghiệm của cô khi xếp hàng đợi xưng tội, tại Đền Thánh ở Walsingham, đàng sau một đoàn dài các nữ tu. Có lẽ vì sốt ruột, nên cô nhớ lại câu nói bất hủ của người tôi tớ Chúa là Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen: “nghe các nữ tu xưng tội giống như bị ném đá cho chết bằng bắp nổ”!
Hôm ấy, cô đang du lịch trong vùng, nhớ tới nơi má cô thường dẫn cô tới và là nơi chính cô thích lui tới mỗi khi có dịp vì vẻ thanh tĩnh và đơn sơ của nó, nên cô đã đến Đền Thánh Walsingham. Đây là thời điểm cô vừa trở lại với Giáo Hội Công Giáo sau nhiều năm ra xa lạ thời niên thiếu và ở tuổi 20. Cô bắt đầu cầu nguyện và lần chuỗi mân côi trở lại, rón rén ngồi cuối nhà thờ dự lễ, phân vân nhớ lại phụng vụ và tự hỏi không biết phải làm gì. Nhưng cô biết muốn rước lễ, người ta phải xưng tội. Ôi, đây là chuyện không dễ chút nào.
“Tôi thấy mình đã lạc quá xa. Tôi biết một cách khách quan rằng lòng thương xót của Thiên Chúa là điều chắc chắn, Người đang đợi tôi vươn lên và xin tha thứ. Nhưng thực sự cảm nhận được nó, cảm nhận được việc mình thực sự được tha thứ, là điều tôi ít có thể tin là khả hữu. Tội lỗi của tôi quá lớn. Làm thế nào Người có thể tha thứ những điều tôi sắp sửa xưng thú?
“Tôi từng giết người. Thực ra, còn tệ hơn thế. Tôi đã giết một người yếu đuối nhất mà người ta có thể giết: chính đứa con chưa sinh của tôi, mới 8 tuần thai kỳ. Và trong các năm sau cuộc phá thai ấy, tôi hoàn toàn trệch đường rầy và hoàn toàn mất hết hướng đi. Tội lỗi cứ thế xoáy trôn ốc cho tới lúc tôi rơi vào khoảng tối tăm tưởng như không còn lối ra.
“Một ngày kia, không biết từ đâu bỗng xuất hiện một khúc rẽ, lúc tôi đang một mình ngồi tại một quán càphê, mắt nhìn ra phía cửa sổ. Trong lúc tôi đang nhâm nhi ly càphê sữa, thì một đoàn rồng rắn các em học sinh tiểu học nối nhau diễu hành qua. Đột nhiên, nước mắy tôi giàn giụa.
“Xúc cảm bỗng trùm phủ lấy tôi. Tại sao tôi lại khóc như thế này? Phút trước còn thấy mình mạnh mẽ và bình thản, phút sau đã sướt mướt ngay ở nơi công cộng, và chẳng hiểu vì lý do gì. Nhưng rồi tôi hiểu ra: các trẻ em kia có lẽ cùng tuổi với đứa con mà đáng lẽ ra tôi đã có nếu tôi tiếp tục mang thai. Tôi khóc vì đứa con đã mất của mình.
“Con tố cáo là láo khoét tất cả những gì nền văn hóa cấp tiến thế tục từng nói với tôi về phá thai: rằng phá thai là điều tốt đẹp cho phụ nữ, nó quả là một “thứ quyền”; rằng nó chỉ là một thủ tục y khoa chẳng gây một hiệu quả tai hại lâu dài nào về tâm lý; rằng bào thai chỉ là một ‘bó tế bào’.
…
“Về điều cho rằng phá thai không gây ra bất cứ tai hại lâu dài nào về tâm lý, kinh nghiệm riêng cho tôi thấy khác hẳn… Trong vòng một năm sau khi phá thai, tôi đã phải sử dụng liều lượng mạnh nhất của thuốc an thần và sa vào một tác phong tự làm hại chính bản thân mình.
“Việc chữa lành thực sự chỉ bắt đầu khi tôi giáp mặt với điều ô danh và mặc cảm tội lỗi của mình, khi mình tự nhìn nhận điều mình làm là sai về luân lý, vì thực sự nó là một hành vi giết người mà mình phải chịu hết trách nhiệm.
“Những người có bổn phận trợ giúp và thực hiện việc phá thai thường sử dụng thứ ngôn ngữ nhằm che dấu sự thực của điều họ làm. Đối với họ, không có “bé thơ” nào cả, mà chỉ là “sản phẩm của thụ thai”. Nhưng phụ nữ biết rõ. Uyển ngữ có thể làm cho việc chôn dấu sự thật dễ dàng hơn, nhưng trong thẳm sâu tâm hồn, phụ nữ biết rất rõ điều mà các nhà phá thai và những nhà tranh đấu cho việc này gọi là “bó tế bào” cuối cùng sẽ trở thành một bé thơ.
“Nhìn các em học sinh tiểu học diễu hành qua, ngây thơ nắm tay nhau, tôi chạm trán với hình ảnh về một con người mà đứa con của tôi có thể đã trở nên nếu được phép tiếp tục sống. Tôi hiểu ra rằng cái phôi thai mà tôi cưu mang lúc đó nhất định là mô người (human tissue), và cái mô người và cái mô thức người (human form) ấy chính là dấu bề ngoài chỉ nhân phẩm, đáng được tôn kính, âu yếm và yêu thương sâu xa.
“Tôi đã gây hại ra sao đối với phẩm giá một con người nhân bản khi cho phép một phôi thai, một mô thức người tí hon, bị xé nát và vứt bỏ như một thứ rác rưởi? Sự lớn lao của tội quật ngã tôi một cách ghê gớm.
“Tôi bắt đầu diễn trình hoán cải. Dù sao, tôi cũng đã khởi đầu tìm hiểu các vấn đề thuộc đức tin. Nhưng khi đã xác tín phá thai là điều xấu về luân lý, tôi tự hỏi ‘nếu Giáo Hội Công Giáo đúng về phá thai, thì Giáo Hội này còn đúng về điều gì khác nữa hay không?’
“Vốn được dưỡng dục với đủ mọi giả thiết của giới trí thức cấp tiến thế tục, tôi coi là đương nhiên việc Giáo Hội là trở ngại ngoan cố cuối cùng chống lại các giá trị của Phong Trào Ánh Sáng. Nay, tôi bắt đầu hiểu rằng lập trường của Giáo Hội về phá thai thực ra là để bảo vệ phụ nữ và nhân phẩm. Thế giới quan của tôi bắt đầu được đảo ngược.
“Sau đó không lâu, tôi dự Thánh Lễ lần đầu tiên sau nhiều năm tháng, chỉ dám ngồi phía sau, quan sát hơn là tham dự…”
Rồi một đêm cô mơ thấy mình ở trong một căn phòng đầy bồ hóng và bụi bặm. Bỗng cửa phòng được mở ra, gió ùa vào cuốn đi mọi bồ hóng và bụi bặm, để lộ những cửa sổ kính mầu đẹp đẽ. Giấc mơ này dẫn cô tới quyết định đi xưng tội, vì tâm hồn cô y hệt căn phòng trước khi được gío cuốn đi mọi bồ hóng và bụi bặm.
“Trong khi và sau khi xưng tội, tôi khóc sướt mướt… Bước ra ngoài ánh nắng của một ngày mùa đông Norfolk, thấy mình nhẹ nhõm hơn, như thể các mảnh linh hồn mình được gắn liền lại với nhau”.
Hôm ấy, tại Walsigham, việc đền tội của cô thật “nhẹ nhàng” chỉ 1 Kinh Lạy Cha, 1 Kinh Kính Mừng và 1 Kinh Sáng Danh, trong khi cô tưởng ít nhất cũng phải đọc đủ một chuỗi Mân Côi.
Nhưng khi đọc đến câu “Xin Cha tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha…”, nước mắt cô lại lưng tròng, hết đọc tiếp. Cô dừng lại suy nghĩ rất lâu. “Tôi đã được tha thứ. Thiên Chúa đã tha thứ cho tôi, nhưng tôi có đã tha thứ cho chính mình chưa? Lòng thương xót của Thiên Chúa có nghĩa gì với tôi nếu tôi không thể tha thứ cho chính mình, hoặc nếu tôi không hoàn toàn tin rằng mình xứng được tha thứ? Dù sao… ơn thương xót của Người xem ra quá lớn so với những gì tôi đã làm”.
Nhớ lại lời Đức Phanxicô, khi cho phép các linh mục được tha tội phá thai trong Năm Thương Xót, rằng “tôi đã gặp nhiều phụ nữ mang theo trong trái tim mình vết thẹo của quyết định gây thống khổ và đau đớn này. Điều xẩy ra quả là bất chính một cách sâu xa; ấy thế nhưng chỉ cần hiểu sự thật của nó cũng có thể giúp người ta không mất hy vọng”, cô cho rằng “hiểu sự thật của phá thai chỉ là bước đầu. Với việc giải tội, sức nặng của ô danh và mặc cảm tội lỗi đã được cất đi vĩnh viễn”.
4. Chúa Giêsu dẫn tôi ra khỏi tội ác
John Pridmore, một tay anh chị nổi tiếng của London, sau trở thành Kitô hữu nhiệt thành, đi khắp nơi ca tụng công trình cứu rỗi của Thiên Chúa. Nhân Năm Thương Xót, anh thuật lại việc “lòng thương xót đã thay đổi đời tôi ra sao”.
“Tôi sinh ra tại East End thuộc London. Khi tôi lên 10, cha mẹ tôi bảo tôi phải chọn sống với ai trong hai người vì các ngài sắp sửa ly dị. Nhìn trở lui, tôi thấy điều đó đã khiến tôi quyết định nhất định không yêu thương ai nữa. Những người bạn yêu thương đã đè bẹp bạn, tôi nghĩ thế.
“Ấy thế nhưng, lúc tôi 27 tuổi, tôi có mọi điều mà thế gian bảo bạn cần phải có để được hạnh phúc. Tôi có một dẫy phòng sang trọng ở thượng tầng (penthouse), xe thể thao và tiền tiêu không hết.
“Chỉ có điều cách kiếm tiền của tôi là qua đường tội ác có tổ chức. Tôi can dự vào việc buôn ma túy lớn, che chở tội ác và bạo lực đủ mọi loại. Tôi quen mặc áo khoác dài bằng da với những chiếc túi đựng dao rựa. Tôi kể lại việc này không phải để vinh danh quá khứ mà đúng hơn để vinh danh quyền năng biến đổi của Thiên Chúa.
“Nhưng một chiều tối kia, tôi trở về nhà và bỗng nhiên nghe một giọng nói nói với tôi trong nội tâm. Tôi nhận ra giọng nói đó là giọng nói của Thiên Chúa. Lúc ấy, tôi đọc lời cầu nguyện đầu tiên của mình, và đời tôi bắt đầu thay đổi. Tôi đâu có ngờ là lúc ấy, mẹ tôi vốn đã làm tuần chín ngày kính Thánh Jude cho tôi. Chính vào ngày sau cùng của tuần chín ngày này, tôi cảm thấy mình nghe thấy giọng nói của Thiên Chúa.
“Tôi quyết định đi tham dự cuộc tĩnh tâm. Cho tới lúc đó, tôi vẫn nghĩ tĩnh tâm là một biến cố diễn ra tại bãi biển, bên cạnh có mấy cô gái đẹp, với đủ xìgà và húytki. Nên tôi khá ngạc nhiên khi bước chân tới trung tâm tĩnh huấn, nó không giống tí nào như tôi tưởng tượng.
“Trong bài nói đầu tiên, vị linh mục tập chú vào câu nói ‘hãy trao cho tôi trái tim bị thương của bạn’. Ngài nói rằng mỗi tội ta phạm giống như một vết thương trong trái tim ta. Trong khi ngài nói, tôi nhìn lên tượng chịu nạn. Ngay lúc đó, tôi biết tại sao Chúa Giêsu đã chết vì tôi: vì Người muốn tôi nhận được sự tha thứ.
“Ra khỏi bài nói trên, tôi dâng một câu kinh lên Mẹ Diễm Phúc Maria. Tôi hỏi ngài xem Chúa Giêsu muốn tôi làm gì. Tôi như nghe thấy ngài trả lời: “hãy đi xưng tội”.
“Tôi sợ không biết vị linh mục sẽ nghĩ gì khi tôi xưng các tội của tôi cho ngài. Nhưng Đức Mẹ ban ơn can đảm cho tôi, do đó, tôi nhất định xưng tội. Việc này kéo dài hơn một tiếng đồng hồ.
“Tôi hoàn toàn trung thực, không bỏ sót bất cứ điều gì. Rồi vị linh mục đặt tay lên đầu tôi và ban ơn giải tội cho tôi. Nhưng tôi cảm thấy không phải là tay ngài, mà là tay Chúa Kitô. Tôi biết chắc mình đã được tha thứ.
“Trước hôm đó, tôi chưa hiểu rõ: trái tim ta giống như chiếc cửa sổ bằng kính. Phía bên này là tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa, phía bên kia là tội lỗi của ta. Cuối cùng, ta không thể thấy Thiên Chúa yêu ta thế nào. Ta chỉ thấy ta bất xứng với Người ra sao, hay thấy mình vô giá trị như thế nào.
“Tôi lấy hết các tội lỗi ấy và đổ xuống dưới chân Thánh Giá. Tôi sống trở lại. Tôi cảm thấy gío mơn man da mặt.
“Xưng Tội đã đem tôi sống lại. Nhìn vào mắt vị linh mục, tôi thấy ngài khóc. Ngài không kết án tôi; ngài là Chúa Giêsu đối với tôi.
“Hiện nay, tôi đang sống và làm việc toàn thời gian tại Cộng Đồng Thánh Patrick ở Ái Nhĩ Lan. Nhiều lần, người ta hỏi tôi làm thế nào họ đích thân gặp được Chúa Giêsu. Tôi luôn bảo họ: ‘đi xưng tội và hoàn toàn trung thực’. Người luôn đến với ta trong sự khiêm nhường của bí tích chữa lành.
“Tôi đã điều hành nhiều tuần đại phúc ở các giáo xứ trên khắp thế giới. Tại tuần đại phúc ở Derry, một cụ già ở tuổi 80 đến gặp tôi. Cụ rất xúc động và cám ơn tôi hết lời. Cụ cho biết từ lúc 7 tuổi cụ luôn luôn đi lễ mỗi Chúa Nhật. Nhưng đêm đó, cụ đã đích thân gặp được Chúa Giêsu sau khi đi xưng tội lần đầu tiên trong 48 năm. Lòng thương xót của Thiên Chúa đã thay đổi đời cụ”.
Pridmore tin rằng xưng tội đã thay đổi đời anh và anh tạ ơn Chúa Giêsu mỗi ngày vì lòng thương xót của Người. Anh xưng tội thường xuyên và mỗi lần như thế “tôi lại được trở nên mới mẻ trở lại”.
Theo anh, “mỗi khi ta nhận lãnh sự tha thứ của Thiên Chúa, và tha thứ cho mình cũng như cho người khác, ta trở thành một phần của lòng thương xót này. Khi ta xin Chúa Giêsu giúp ta tha thứ cho người làm mếch lòng ta hay người ta yêu, Người đều dẫn dắt ta tới tự do”.
Laura Keynes, một nhà văn tự do tại London, thuật lại cảm nghiệm của cô khi xếp hàng đợi xưng tội, tại Đền Thánh ở Walsingham, đàng sau một đoàn dài các nữ tu. Có lẽ vì sốt ruột, nên cô nhớ lại câu nói bất hủ của người tôi tớ Chúa là Đức Tổng Giám Mục Fulton Sheen: “nghe các nữ tu xưng tội giống như bị ném đá cho chết bằng bắp nổ”!
Hôm ấy, cô đang du lịch trong vùng, nhớ tới nơi má cô thường dẫn cô tới và là nơi chính cô thích lui tới mỗi khi có dịp vì vẻ thanh tĩnh và đơn sơ của nó, nên cô đã đến Đền Thánh Walsingham. Đây là thời điểm cô vừa trở lại với Giáo Hội Công Giáo sau nhiều năm ra xa lạ thời niên thiếu và ở tuổi 20. Cô bắt đầu cầu nguyện và lần chuỗi mân côi trở lại, rón rén ngồi cuối nhà thờ dự lễ, phân vân nhớ lại phụng vụ và tự hỏi không biết phải làm gì. Nhưng cô biết muốn rước lễ, người ta phải xưng tội. Ôi, đây là chuyện không dễ chút nào.
“Tôi thấy mình đã lạc quá xa. Tôi biết một cách khách quan rằng lòng thương xót của Thiên Chúa là điều chắc chắn, Người đang đợi tôi vươn lên và xin tha thứ. Nhưng thực sự cảm nhận được nó, cảm nhận được việc mình thực sự được tha thứ, là điều tôi ít có thể tin là khả hữu. Tội lỗi của tôi quá lớn. Làm thế nào Người có thể tha thứ những điều tôi sắp sửa xưng thú?
“Tôi từng giết người. Thực ra, còn tệ hơn thế. Tôi đã giết một người yếu đuối nhất mà người ta có thể giết: chính đứa con chưa sinh của tôi, mới 8 tuần thai kỳ. Và trong các năm sau cuộc phá thai ấy, tôi hoàn toàn trệch đường rầy và hoàn toàn mất hết hướng đi. Tội lỗi cứ thế xoáy trôn ốc cho tới lúc tôi rơi vào khoảng tối tăm tưởng như không còn lối ra.
“Một ngày kia, không biết từ đâu bỗng xuất hiện một khúc rẽ, lúc tôi đang một mình ngồi tại một quán càphê, mắt nhìn ra phía cửa sổ. Trong lúc tôi đang nhâm nhi ly càphê sữa, thì một đoàn rồng rắn các em học sinh tiểu học nối nhau diễu hành qua. Đột nhiên, nước mắy tôi giàn giụa.
“Xúc cảm bỗng trùm phủ lấy tôi. Tại sao tôi lại khóc như thế này? Phút trước còn thấy mình mạnh mẽ và bình thản, phút sau đã sướt mướt ngay ở nơi công cộng, và chẳng hiểu vì lý do gì. Nhưng rồi tôi hiểu ra: các trẻ em kia có lẽ cùng tuổi với đứa con mà đáng lẽ ra tôi đã có nếu tôi tiếp tục mang thai. Tôi khóc vì đứa con đã mất của mình.
“Con tố cáo là láo khoét tất cả những gì nền văn hóa cấp tiến thế tục từng nói với tôi về phá thai: rằng phá thai là điều tốt đẹp cho phụ nữ, nó quả là một “thứ quyền”; rằng nó chỉ là một thủ tục y khoa chẳng gây một hiệu quả tai hại lâu dài nào về tâm lý; rằng bào thai chỉ là một ‘bó tế bào’.
…
“Về điều cho rằng phá thai không gây ra bất cứ tai hại lâu dài nào về tâm lý, kinh nghiệm riêng cho tôi thấy khác hẳn… Trong vòng một năm sau khi phá thai, tôi đã phải sử dụng liều lượng mạnh nhất của thuốc an thần và sa vào một tác phong tự làm hại chính bản thân mình.
“Việc chữa lành thực sự chỉ bắt đầu khi tôi giáp mặt với điều ô danh và mặc cảm tội lỗi của mình, khi mình tự nhìn nhận điều mình làm là sai về luân lý, vì thực sự nó là một hành vi giết người mà mình phải chịu hết trách nhiệm.
“Những người có bổn phận trợ giúp và thực hiện việc phá thai thường sử dụng thứ ngôn ngữ nhằm che dấu sự thực của điều họ làm. Đối với họ, không có “bé thơ” nào cả, mà chỉ là “sản phẩm của thụ thai”. Nhưng phụ nữ biết rõ. Uyển ngữ có thể làm cho việc chôn dấu sự thật dễ dàng hơn, nhưng trong thẳm sâu tâm hồn, phụ nữ biết rất rõ điều mà các nhà phá thai và những nhà tranh đấu cho việc này gọi là “bó tế bào” cuối cùng sẽ trở thành một bé thơ.
“Nhìn các em học sinh tiểu học diễu hành qua, ngây thơ nắm tay nhau, tôi chạm trán với hình ảnh về một con người mà đứa con của tôi có thể đã trở nên nếu được phép tiếp tục sống. Tôi hiểu ra rằng cái phôi thai mà tôi cưu mang lúc đó nhất định là mô người (human tissue), và cái mô người và cái mô thức người (human form) ấy chính là dấu bề ngoài chỉ nhân phẩm, đáng được tôn kính, âu yếm và yêu thương sâu xa.
“Tôi đã gây hại ra sao đối với phẩm giá một con người nhân bản khi cho phép một phôi thai, một mô thức người tí hon, bị xé nát và vứt bỏ như một thứ rác rưởi? Sự lớn lao của tội quật ngã tôi một cách ghê gớm.
“Tôi bắt đầu diễn trình hoán cải. Dù sao, tôi cũng đã khởi đầu tìm hiểu các vấn đề thuộc đức tin. Nhưng khi đã xác tín phá thai là điều xấu về luân lý, tôi tự hỏi ‘nếu Giáo Hội Công Giáo đúng về phá thai, thì Giáo Hội này còn đúng về điều gì khác nữa hay không?’
“Vốn được dưỡng dục với đủ mọi giả thiết của giới trí thức cấp tiến thế tục, tôi coi là đương nhiên việc Giáo Hội là trở ngại ngoan cố cuối cùng chống lại các giá trị của Phong Trào Ánh Sáng. Nay, tôi bắt đầu hiểu rằng lập trường của Giáo Hội về phá thai thực ra là để bảo vệ phụ nữ và nhân phẩm. Thế giới quan của tôi bắt đầu được đảo ngược.
“Sau đó không lâu, tôi dự Thánh Lễ lần đầu tiên sau nhiều năm tháng, chỉ dám ngồi phía sau, quan sát hơn là tham dự…”
Rồi một đêm cô mơ thấy mình ở trong một căn phòng đầy bồ hóng và bụi bặm. Bỗng cửa phòng được mở ra, gió ùa vào cuốn đi mọi bồ hóng và bụi bặm, để lộ những cửa sổ kính mầu đẹp đẽ. Giấc mơ này dẫn cô tới quyết định đi xưng tội, vì tâm hồn cô y hệt căn phòng trước khi được gío cuốn đi mọi bồ hóng và bụi bặm.
“Trong khi và sau khi xưng tội, tôi khóc sướt mướt… Bước ra ngoài ánh nắng của một ngày mùa đông Norfolk, thấy mình nhẹ nhõm hơn, như thể các mảnh linh hồn mình được gắn liền lại với nhau”.
Hôm ấy, tại Walsigham, việc đền tội của cô thật “nhẹ nhàng” chỉ 1 Kinh Lạy Cha, 1 Kinh Kính Mừng và 1 Kinh Sáng Danh, trong khi cô tưởng ít nhất cũng phải đọc đủ một chuỗi Mân Côi.
Nhưng khi đọc đến câu “Xin Cha tha tội cho chúng con như chúng con cũng tha…”, nước mắt cô lại lưng tròng, hết đọc tiếp. Cô dừng lại suy nghĩ rất lâu. “Tôi đã được tha thứ. Thiên Chúa đã tha thứ cho tôi, nhưng tôi có đã tha thứ cho chính mình chưa? Lòng thương xót của Thiên Chúa có nghĩa gì với tôi nếu tôi không thể tha thứ cho chính mình, hoặc nếu tôi không hoàn toàn tin rằng mình xứng được tha thứ? Dù sao… ơn thương xót của Người xem ra quá lớn so với những gì tôi đã làm”.
Nhớ lại lời Đức Phanxicô, khi cho phép các linh mục được tha tội phá thai trong Năm Thương Xót, rằng “tôi đã gặp nhiều phụ nữ mang theo trong trái tim mình vết thẹo của quyết định gây thống khổ và đau đớn này. Điều xẩy ra quả là bất chính một cách sâu xa; ấy thế nhưng chỉ cần hiểu sự thật của nó cũng có thể giúp người ta không mất hy vọng”, cô cho rằng “hiểu sự thật của phá thai chỉ là bước đầu. Với việc giải tội, sức nặng của ô danh và mặc cảm tội lỗi đã được cất đi vĩnh viễn”.
4. Chúa Giêsu dẫn tôi ra khỏi tội ác
John Pridmore, một tay anh chị nổi tiếng của London, sau trở thành Kitô hữu nhiệt thành, đi khắp nơi ca tụng công trình cứu rỗi của Thiên Chúa. Nhân Năm Thương Xót, anh thuật lại việc “lòng thương xót đã thay đổi đời tôi ra sao”.
“Tôi sinh ra tại East End thuộc London. Khi tôi lên 10, cha mẹ tôi bảo tôi phải chọn sống với ai trong hai người vì các ngài sắp sửa ly dị. Nhìn trở lui, tôi thấy điều đó đã khiến tôi quyết định nhất định không yêu thương ai nữa. Những người bạn yêu thương đã đè bẹp bạn, tôi nghĩ thế.
“Ấy thế nhưng, lúc tôi 27 tuổi, tôi có mọi điều mà thế gian bảo bạn cần phải có để được hạnh phúc. Tôi có một dẫy phòng sang trọng ở thượng tầng (penthouse), xe thể thao và tiền tiêu không hết.
“Chỉ có điều cách kiếm tiền của tôi là qua đường tội ác có tổ chức. Tôi can dự vào việc buôn ma túy lớn, che chở tội ác và bạo lực đủ mọi loại. Tôi quen mặc áo khoác dài bằng da với những chiếc túi đựng dao rựa. Tôi kể lại việc này không phải để vinh danh quá khứ mà đúng hơn để vinh danh quyền năng biến đổi của Thiên Chúa.
“Nhưng một chiều tối kia, tôi trở về nhà và bỗng nhiên nghe một giọng nói nói với tôi trong nội tâm. Tôi nhận ra giọng nói đó là giọng nói của Thiên Chúa. Lúc ấy, tôi đọc lời cầu nguyện đầu tiên của mình, và đời tôi bắt đầu thay đổi. Tôi đâu có ngờ là lúc ấy, mẹ tôi vốn đã làm tuần chín ngày kính Thánh Jude cho tôi. Chính vào ngày sau cùng của tuần chín ngày này, tôi cảm thấy mình nghe thấy giọng nói của Thiên Chúa.
“Tôi quyết định đi tham dự cuộc tĩnh tâm. Cho tới lúc đó, tôi vẫn nghĩ tĩnh tâm là một biến cố diễn ra tại bãi biển, bên cạnh có mấy cô gái đẹp, với đủ xìgà và húytki. Nên tôi khá ngạc nhiên khi bước chân tới trung tâm tĩnh huấn, nó không giống tí nào như tôi tưởng tượng.
“Trong bài nói đầu tiên, vị linh mục tập chú vào câu nói ‘hãy trao cho tôi trái tim bị thương của bạn’. Ngài nói rằng mỗi tội ta phạm giống như một vết thương trong trái tim ta. Trong khi ngài nói, tôi nhìn lên tượng chịu nạn. Ngay lúc đó, tôi biết tại sao Chúa Giêsu đã chết vì tôi: vì Người muốn tôi nhận được sự tha thứ.
“Ra khỏi bài nói trên, tôi dâng một câu kinh lên Mẹ Diễm Phúc Maria. Tôi hỏi ngài xem Chúa Giêsu muốn tôi làm gì. Tôi như nghe thấy ngài trả lời: “hãy đi xưng tội”.
“Tôi sợ không biết vị linh mục sẽ nghĩ gì khi tôi xưng các tội của tôi cho ngài. Nhưng Đức Mẹ ban ơn can đảm cho tôi, do đó, tôi nhất định xưng tội. Việc này kéo dài hơn một tiếng đồng hồ.
“Tôi hoàn toàn trung thực, không bỏ sót bất cứ điều gì. Rồi vị linh mục đặt tay lên đầu tôi và ban ơn giải tội cho tôi. Nhưng tôi cảm thấy không phải là tay ngài, mà là tay Chúa Kitô. Tôi biết chắc mình đã được tha thứ.
“Trước hôm đó, tôi chưa hiểu rõ: trái tim ta giống như chiếc cửa sổ bằng kính. Phía bên này là tình yêu vô điều kiện của Thiên Chúa, phía bên kia là tội lỗi của ta. Cuối cùng, ta không thể thấy Thiên Chúa yêu ta thế nào. Ta chỉ thấy ta bất xứng với Người ra sao, hay thấy mình vô giá trị như thế nào.
“Tôi lấy hết các tội lỗi ấy và đổ xuống dưới chân Thánh Giá. Tôi sống trở lại. Tôi cảm thấy gío mơn man da mặt.
“Xưng Tội đã đem tôi sống lại. Nhìn vào mắt vị linh mục, tôi thấy ngài khóc. Ngài không kết án tôi; ngài là Chúa Giêsu đối với tôi.
“Hiện nay, tôi đang sống và làm việc toàn thời gian tại Cộng Đồng Thánh Patrick ở Ái Nhĩ Lan. Nhiều lần, người ta hỏi tôi làm thế nào họ đích thân gặp được Chúa Giêsu. Tôi luôn bảo họ: ‘đi xưng tội và hoàn toàn trung thực’. Người luôn đến với ta trong sự khiêm nhường của bí tích chữa lành.
“Tôi đã điều hành nhiều tuần đại phúc ở các giáo xứ trên khắp thế giới. Tại tuần đại phúc ở Derry, một cụ già ở tuổi 80 đến gặp tôi. Cụ rất xúc động và cám ơn tôi hết lời. Cụ cho biết từ lúc 7 tuổi cụ luôn luôn đi lễ mỗi Chúa Nhật. Nhưng đêm đó, cụ đã đích thân gặp được Chúa Giêsu sau khi đi xưng tội lần đầu tiên trong 48 năm. Lòng thương xót của Thiên Chúa đã thay đổi đời cụ”.
Pridmore tin rằng xưng tội đã thay đổi đời anh và anh tạ ơn Chúa Giêsu mỗi ngày vì lòng thương xót của Người. Anh xưng tội thường xuyên và mỗi lần như thế “tôi lại được trở nên mới mẻ trở lại”.
Theo anh, “mỗi khi ta nhận lãnh sự tha thứ của Thiên Chúa, và tha thứ cho mình cũng như cho người khác, ta trở thành một phần của lòng thương xót này. Khi ta xin Chúa Giêsu giúp ta tha thứ cho người làm mếch lòng ta hay người ta yêu, Người đều dẫn dắt ta tới tự do”.
Vũ
Văn An12/17/2015(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét