7-10:
ĐỨC MẸ MÂN CÔI CHIẾN THẮNG QUÂN HỒI GIÁO!
... Đức Thánh Giáo Hoàng Pio V (1566-1572) tên thật là Michele-Antonio Ghislieri
(1504-1572). Ngài chào đời ngày 17-1-1504 tại Bosco Marengo thuộc Alessandria
(Bắc Ý) và qua đời ngày 1-5-1572, hưởng thọ 68 tuổi, sau 6 năm cai quản Giáo
Hội Công Giáo Hoàn Vũ. 100 năm sau khi từ trần, Đức Pio V được tôn phong chân
phước ngày 27-4-1672 và 40 năm sau, ngày 22-5-1712, được nâng lên hàng hiển
thánh.
Triều đại Giáo Hoàng của Đức Pio V chỉ kéo dài 6 năm nhưng là thời gian ghi dấu nhiều biến chuyển quan trọng. Nguyên là tu sĩ dòng Đa-Minh và là vị trưởng pháp tòa điều tra, khi lên ngôi Giáo Hoàng, Đức Pio V tức khắc truyền cho toàn thể Giáo Hội Công Giáo phải thi hành nghiêm chỉnh mọi chỉ thị và sắc lệnh của Công Đồng Chung Trento. Công Đồng Trento diễn ra trước đó ba lần. Lần thứ nhất từ 1545-1549. Lần thứ hai từ 1551-1552. Lần thứ ba từ 1562-1563. Công Đồng Trento quyết liệt đối phó với các hệ phái Tin Lành bằng cách cho duyệt xét lại toàn bộ kỷ luật Hội Thánh cũng như long trọng tái khẳng định các tín điều nền tảng của Giáo Hội Công Giáo. Cũng chính Đức Thánh Giáo Hoàng Pio V cho xuất bản năm 1568 cuốn Kinh Nguyện Giáo Sĩ và năm 1570 cuốn Sách Lễ Roma.
Với các hoạt động mục vụ trên đây, Đức Thánh Giáo Hoàng Pio V được kính nhớ như vị Giáo Hoàng có công nghiệp trong việc khẳng định Đức Tin Công Giáo vào một thời điểm có nhiều giao động. Thế nhưng, công nghiệp anh dũng nhất của Đức Pio V - được sử liệu ghi lại - đó là ngài đã chủ xướng cuộc thủy chiến nơi kênh đào Lepanto vào ngày 7-10-1571. Cuộc thủy chiến đã thay đổi hẳn lịch sử Âu Châu mấy thế kỷ tiếp liền sau đó. 300 tàu chiến thuộc Liên Minh Thánh do Đức Pio V phối hợp từ các nước theo Kitô Giáo, chỉ nội trong vòng ngày 7-10-1571 đã đánh phá tan tành hạm đội hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ do Soliman 2 le Magnifique (1494-1566) điều khiển.
Cuộc chiến thắng trận đánh nơi kênh đào Lepanto ở Hy Lạp đã giúp cho tất cả các nước Tây Âu theo Kitô Giáo thoát khỏi âm mưu thống trị của Hồi Giáo. Tây Âu đã tránh được thảm trạng xảy ra cho Kitô Giáo Đông Phương hơn một thế kỷ trước đó, khi Đông Phương bị quân hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ Constantinople đánh chiếm vào năm 1453.
7-10-1571 - Ngày Chiến Thắng Lepanto - trở thành biến cố biểu tượng đi vào lịch sử và ký ức, nói lên quyết tâm của Tây Phương sẵn sàng chiến đấu dành thắng lợi cho một lý tưởng cao cả. Hiệu quả do Chiến Thắng Lepanto mang lại không nằm trong lãnh vực chính trị cho bằng nằm trong lãnh vực tinh thần và luân lý. Nó củng cố sức mạnh cho Tây Phương trong hiệp nhất và hy sinh, mỗi khi có hiểm nguy xuất hiện.
Riêng Đức Thánh Giáo Hoàng Pio V - người phối hợp cuộc thủy chiến - thâm tín sâu xa rằng chính quyền lực Kinh Mân Côi đã giúp cho trận chiến Lepanto chỉ diễn ra trong vòng một ngày và đã đánh phá tan tành quân hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ. Với trọn lòng tri ân thảo hiếu, Đức Thánh Giáo Hoàng Pio V đã thiết lập lễ kính Đức Mẹ Mân Côi vào ngày 7-10 hàng năm, ngày ghi nhớ chiến thắng Lepanto 7-10-1571.
442 năm sau chiến thắng Lepanto (1571-2013) hơn bao giờ hết toàn thể Giáo Hội Công Giáo, Đông cũng như Tây, ý thức sâu xa rằng:
- Chỉ với Kinh Mân Côi, chỉ nhờ Đức Mẹ Mân Côi, thế giới mới có thể thoát khỏi vòng tay bạo lực của nhóm hồi giáo cực đoan, dùng chiêu bài tôn giáo để gieo rắc oán thù và chết chóc.
Tháng 10 năm nay 2013 toàn thể tín hữu Công Giáo cùng nhau sốt sắng lần hạt Mân Côi, van xin Đức Mẹ Mân Côi cứu thoát khỏi hiểm họa chiến tranh hầu được sống trong an bình và trong niềm kính sợ THIÊN CHÚA.
... Có điềm lớn xuất hiện trên trời: một Người Phụ Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên 12 ngôi sao. Bà có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại vì sắp sinh con. Lại có điềm khác xuất
hiện trên trời: đó là một con rồng lớn, đỏ như lửa, có 7 đầu và 10 sừng, trên 7 đầu đều có vương miện. Đuôi nó quét hết một phần ba các ngôi sao trên trời mà quăng xuống đất. Rồi con rồng đứng chực sẵn trước mặt Người Phụ Nữ sắp sinh con, để khi Bà sinh xong là nó nuốt ngay Con Bà. Bà đã sinh được một Người Con, một Người Con Trai, Người Con này sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt muôn dân. Con Bà được đưa ngay lên THIÊN CHÚA, lên tận ngai của Người. Còn Người Phụ Nữ thì trốn vào sa mạc; tại đó THIÊN CHÚA đã dọn sẵn cho Bà một chỗ ở, để Bà được nuôi dưỡng ở đó, trong vòng một ngàn hai trăm sáu mươi ngày.
Bấy giờ có giao chiến trên Trời: Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae và các Thiên Thần của Người giao chiến với con Mãng-Xà. Con Mãng-Xà cùng các thiên thần của nó cũng giao chiến. Nhưng nó không đủ sức thắng được, và cả bọn không còn chỗ trên Trời nữa. Con Mãng-Xà bị tống ra, đó là Con Rắn xưa, mà người ta gọi là ma quỷ hay Satan, tên chuyên mê hoặc toàn thể thiên hạ. Nó bị tống xuống đất, và các thiên thần của nó cũng bị tống xuống với nó. Và tôi nghe có tiếng hô to trên Trời:
”THIÊN CHÚA chúng ta thờ giờ đây ban ơn cứu độ,
giờ đây biểu dương uy lực với vương quyền, và Đức KITÔ của Người,
giờ đây cũng biểu dương quyền bính” (Khải Huyền 12, 1-10).
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
www.vi.radiovaticana.va
Triều đại Giáo Hoàng của Đức Pio V chỉ kéo dài 6 năm nhưng là thời gian ghi dấu nhiều biến chuyển quan trọng. Nguyên là tu sĩ dòng Đa-Minh và là vị trưởng pháp tòa điều tra, khi lên ngôi Giáo Hoàng, Đức Pio V tức khắc truyền cho toàn thể Giáo Hội Công Giáo phải thi hành nghiêm chỉnh mọi chỉ thị và sắc lệnh của Công Đồng Chung Trento. Công Đồng Trento diễn ra trước đó ba lần. Lần thứ nhất từ 1545-1549. Lần thứ hai từ 1551-1552. Lần thứ ba từ 1562-1563. Công Đồng Trento quyết liệt đối phó với các hệ phái Tin Lành bằng cách cho duyệt xét lại toàn bộ kỷ luật Hội Thánh cũng như long trọng tái khẳng định các tín điều nền tảng của Giáo Hội Công Giáo. Cũng chính Đức Thánh Giáo Hoàng Pio V cho xuất bản năm 1568 cuốn Kinh Nguyện Giáo Sĩ và năm 1570 cuốn Sách Lễ Roma.
Với các hoạt động mục vụ trên đây, Đức Thánh Giáo Hoàng Pio V được kính nhớ như vị Giáo Hoàng có công nghiệp trong việc khẳng định Đức Tin Công Giáo vào một thời điểm có nhiều giao động. Thế nhưng, công nghiệp anh dũng nhất của Đức Pio V - được sử liệu ghi lại - đó là ngài đã chủ xướng cuộc thủy chiến nơi kênh đào Lepanto vào ngày 7-10-1571. Cuộc thủy chiến đã thay đổi hẳn lịch sử Âu Châu mấy thế kỷ tiếp liền sau đó. 300 tàu chiến thuộc Liên Minh Thánh do Đức Pio V phối hợp từ các nước theo Kitô Giáo, chỉ nội trong vòng ngày 7-10-1571 đã đánh phá tan tành hạm đội hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ do Soliman 2 le Magnifique (1494-1566) điều khiển.
Cuộc chiến thắng trận đánh nơi kênh đào Lepanto ở Hy Lạp đã giúp cho tất cả các nước Tây Âu theo Kitô Giáo thoát khỏi âm mưu thống trị của Hồi Giáo. Tây Âu đã tránh được thảm trạng xảy ra cho Kitô Giáo Đông Phương hơn một thế kỷ trước đó, khi Đông Phương bị quân hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ Constantinople đánh chiếm vào năm 1453.
7-10-1571 - Ngày Chiến Thắng Lepanto - trở thành biến cố biểu tượng đi vào lịch sử và ký ức, nói lên quyết tâm của Tây Phương sẵn sàng chiến đấu dành thắng lợi cho một lý tưởng cao cả. Hiệu quả do Chiến Thắng Lepanto mang lại không nằm trong lãnh vực chính trị cho bằng nằm trong lãnh vực tinh thần và luân lý. Nó củng cố sức mạnh cho Tây Phương trong hiệp nhất và hy sinh, mỗi khi có hiểm nguy xuất hiện.
Riêng Đức Thánh Giáo Hoàng Pio V - người phối hợp cuộc thủy chiến - thâm tín sâu xa rằng chính quyền lực Kinh Mân Côi đã giúp cho trận chiến Lepanto chỉ diễn ra trong vòng một ngày và đã đánh phá tan tành quân hồi giáo Thổ Nhĩ Kỳ. Với trọn lòng tri ân thảo hiếu, Đức Thánh Giáo Hoàng Pio V đã thiết lập lễ kính Đức Mẹ Mân Côi vào ngày 7-10 hàng năm, ngày ghi nhớ chiến thắng Lepanto 7-10-1571.
442 năm sau chiến thắng Lepanto (1571-2013) hơn bao giờ hết toàn thể Giáo Hội Công Giáo, Đông cũng như Tây, ý thức sâu xa rằng:
- Chỉ với Kinh Mân Côi, chỉ nhờ Đức Mẹ Mân Côi, thế giới mới có thể thoát khỏi vòng tay bạo lực của nhóm hồi giáo cực đoan, dùng chiêu bài tôn giáo để gieo rắc oán thù và chết chóc.
Tháng 10 năm nay 2013 toàn thể tín hữu Công Giáo cùng nhau sốt sắng lần hạt Mân Côi, van xin Đức Mẹ Mân Côi cứu thoát khỏi hiểm họa chiến tranh hầu được sống trong an bình và trong niềm kính sợ THIÊN CHÚA.
... Có điềm lớn xuất hiện trên trời: một Người Phụ Nữ, mình khoác mặt trời, chân đạp mặt trăng, và đầu đội triều thiên 12 ngôi sao. Bà có thai, đang kêu la đau đớn và quằn quại vì sắp sinh con. Lại có điềm khác xuất
hiện trên trời: đó là một con rồng lớn, đỏ như lửa, có 7 đầu và 10 sừng, trên 7 đầu đều có vương miện. Đuôi nó quét hết một phần ba các ngôi sao trên trời mà quăng xuống đất. Rồi con rồng đứng chực sẵn trước mặt Người Phụ Nữ sắp sinh con, để khi Bà sinh xong là nó nuốt ngay Con Bà. Bà đã sinh được một Người Con, một Người Con Trai, Người Con này sẽ dùng trượng sắt mà chăn dắt muôn dân. Con Bà được đưa ngay lên THIÊN CHÚA, lên tận ngai của Người. Còn Người Phụ Nữ thì trốn vào sa mạc; tại đó THIÊN CHÚA đã dọn sẵn cho Bà một chỗ ở, để Bà được nuôi dưỡng ở đó, trong vòng một ngàn hai trăm sáu mươi ngày.
Bấy giờ có giao chiến trên Trời: Thánh Tổng Lãnh Thiên Thần Micae và các Thiên Thần của Người giao chiến với con Mãng-Xà. Con Mãng-Xà cùng các thiên thần của nó cũng giao chiến. Nhưng nó không đủ sức thắng được, và cả bọn không còn chỗ trên Trời nữa. Con Mãng-Xà bị tống ra, đó là Con Rắn xưa, mà người ta gọi là ma quỷ hay Satan, tên chuyên mê hoặc toàn thể thiên hạ. Nó bị tống xuống đất, và các thiên thần của nó cũng bị tống xuống với nó. Và tôi nghe có tiếng hô to trên Trời:
”THIÊN CHÚA chúng ta thờ giờ đây ban ơn cứu độ,
giờ đây biểu dương uy lực với vương quyền, và Đức KITÔ của Người,
giờ đây cũng biểu dương quyền bính” (Khải Huyền 12, 1-10).
Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt
www.vi.radiovaticana.va
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét