23/04/2016
Thứ Bảy tuần 4 Phục Sinh
BÀI ĐỌC
I: Cv 13, 44-52
"Đây
chúng tôi quay về phía các dân ngoại".
Trích
sách Tông đồ Công vụ.
Đến
ngày Sabbat sau, hầu hết cả thành đều đến nghe lời Thiên Chúa. Các người
Do-thái thấy đám đông dân chúng, thì đâm ghen tương, nói lộng ngôn, chống lại
các điều Phaolô giảng dạy. Phaolô và Barnaba can đảm nói rằng: "Phải giảng
lời Thiên Chúa cho các ngươi trước tiên, nhưng vì các ngươi từ chối lời Thiên
Chúa và tự cho mình không xứng đáng sống đời đời, thì đây chúng tôi quay về
phía các dân ngoại; vả lại Chúa đã truyền lệnh cho chúng tôi rằng: 'Ta đặt
ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi nên ơn cứu độ cho đến tận cùng trái đất'
". Nghe vậy, các dân ngoại hân hoan ca tụng lời Chúa; những ai được Chúa
tiền định hưởng sự sống đời đời, thì tin theo, nên lời Chúa được rao giảng khắp
cả vùng.
Những
người Do-thái xúi giục các phụ nữ khá giả đã tòng giáo, các thân hào trong
thành, bắt bớ Phaolô và Barnaba, rồi trục xuất hai ngài ra khỏi ranh giới xứ họ.
Còn hai ngài, sau khi phủi bụi chân lại cho họ, hai ngài đi đến Icôniô. Còn các
môn đồ thì đầy hân hoan và Thánh Thần. Đó là lời Chúa.
ĐÁP
CA: Tv 97, 1. 2-3ab. 3cd-4
Đáp:
Khắp nơi bờ cõi địa cầu đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta (c. 3c).
Hoặc
đọc: Alleluia.
Xướng:
1) Hãy ca mừng Chúa một bài ca mới, vì Người đã làm nên những điều huyền diệu.
Tay hữu Người đã tạo cho Người cuộc chiến thắng, cùng với cánh tay thánh thiện
của Người. - Đáp.
2)
Chúa đã công bố ơn cứu độ của Người, trước mặt chư dân Người tỏ rõ đức công
minh. Người đã nhớ lại lòng nhân hậu và trung thành để sủng ái nhà Israel. -
Đáp.
3) Khắp
nơi bờ cõi địa cầu đã nhìn thấy ơn cứu độ của Thiên Chúa chúng ta. Toàn thể địa
cầu hãy reo mừng Chúa, hãy hoan hỉ, mừng vui và đàn ca. - Đáp.
ALLELUIA:
Cl 3, 1
Alleluia,
alleluia! - Nếu anh em sống lại làm một với Đức Kitô, thì anh em hãy tìm kiếm
những sự cao siêu trên trời, nơi Đức Kitô đang ngự bên hữu Thiên Chúa. - Alleluia.
PHÚC
ÂM: Ga 14, 7-14
"Ai thấy
Thầy là xem thấy Cha".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy,
Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu các con biết Thầy, thì cũng biết
Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, các con biết và đã xem thấy Người".
Philipphê
thưa: "Lạy Thầy, xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha và như thế là đủ cho
chúng con". Chúa Giêsu nói cùng ông rằng: "Philipphê, Thầy ở với các
con bấy lâu rồi, thế mà con chưa biết Thầy ư? Ai thấy Thầy là xem thấy Cha. Sao
con lại nói: Xin tỏ cho chúng con xem thấy Cha? Con không tin rằng Thầy ở trong
Cha và Cha ở trong Thầy ư? Những điều Thầy nói với các con, không phải tự mình
mà nói, nhưng chính Cha ở trong Thầy, Ngài làm mọi việc. Các con hãy tin rằng
Thầy ở trong Cha, và Cha ở trong Thầy. Ít ra các con hãy tin, vì các việc Thầy
đã làm. Thật, Thầy bảo thật các con: Ai tin vào Thầy, người ấy sẽ làm được những
việc Thầy đã làm; người ấy còn làm được những việc lớn lao hơn, vì Thầy về với
Cha. Và điều gì các con nhân danh Thầy mà xin Cha, Thầy sẽ làm, để Cha được
vinh hiển trong Con. Nếu điều gì các con nhân danh Thầy mà xin cùng Thầy, Thầy
sẽ làm cho". Đó là lời Chúa.
(thanhlinh.net)
SUY NIỆM
: Cầu nguyện nhân danh
Chúa.
Thường
tình chúng ta không tiếc lời ca ngợi kẻ xa lạ vì đã làm được những việc đáng kể,
nói ra nhiều câu chí lý, có một hành động đáng phục. Trong khi đó chúng ta lại
rất hà tiện lời khen đối với người sống gần bên cạnh, trong chính tập thể chúng
ta, dù người đó không những đã làm, đã nói, đã sống, mà còn hơn cả những người
được ca ngợi, nhưng lại sống xa chúng ta. Ðây có thể phần nào là hoàn cảnh sống
của các môn đệ, nhất là của Philipphê. Họ đã sống gần Chúa Giêsu, Thầy của
mình, bao nhiêu năm qua, nhưng dường như họ vẫn chưa hiểu Chúa và mối tương
quan của Ngài với Thiên Chúa Cha. Chính vì thế, mà trong câu nói của Chúa Giêsu
cho các môn đệ có mang chút ít sự chua xót và trách móc: "Thầy đã ở với
các con lâu rồi mà các con không biết Thầy sao? Hỡi Philipphê, ai xem thấy Thầy
thì cũng xem thấy Cha. Hãy tin rằng Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy. Ít nhất,
các con hãy tin điều đó vì thấy các việc Thầy đã làm".
Thật
thế, không thiếu những dấu chỉ cho chúng ta biết mối quan hệ thâm sâu và đặc biệt
giữa Chúa Giêsu và Thiên Chúa Cha. Ðặc biệt trong đoạn Phúc Âm vừa đọc trên,
chúng ta có thể ghi nhận một dấu chỉ đặc biệt, đó là Chúa Giêsu qua Chúa Thánh
Thần mà Ngài sẽ ban xuống, sẽ ban cho các môn đệ làm những việc cả thể hơn nữa.
Họ sẽ hành động nhân danh Chúa, sẽ khai sinh một cộng đoàn mới, một Giáo Hội của
Chúa. Nhưng chắc chắn các môn đệ sẽ gặp khó khăn và phương thế để vượt qua những
khó khăn là cầu nguyện, cầu nguyện nhân danh Chúa. Hai lần trong cùng một đoạn
văn vừa đọc, Chúa Giêsu đã yêu cầu các môn đệ của Ngài hãy cầu nguyện, cầu nguyện
hết lòng tin tưởng, cầu nguyện nhân danh Chúa. Chúng ta có xác tín về những gì
Chúa Giêsu giãi bày cho chúng ta hay không?
Lạy
Chúa, trong ánh sáng phục sinh của Chúa, chúng con được mạc khải cho biết thực
thể đúng thực của Chúa, là Ðấng sống hiệp nhất với Thiên Chúa Cha, nhưng đồng
thời không bỏ quên chúng con. Chúa muốn chúng con hướng về Chúa. Xin đừng để
chúng con đi tìm một vì Thiên Chúa khác, mà quên chính Chúa, là Ðấng luôn luôn
hiện giữa chúng con mọi nơi mọi lúc.
(Trích
trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Bảy Tuần IV PS
Bài đọc: Acts 13:44-52; Jn 14:7-14.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Hãy dùng cơ hội Thiên Chúa cho để mang
ơn cứu độ đến mọi người.
Trong
hành trình rao giảng Tin Mừng của Phaolô và Barnabas, các ông đã gặp rất nhiều
trở ngại và chống đối từ phía người Do-thái. Lý do: họ không muốn bị mất ảnh hưởng
trên đám đông và không muốn tất cả Dân Ngoại được làm con Thiên Chúa. Lẽ ra họ
phải dùng đặc quyền Thiên Chúa ban để mang nhiều người về với Ngài; nhưng họ lại
để tính ích kỷ và ghen tị ngăn cản người khác, và ngay cả họ, đến với Ngài.
Các
Bài Đọc hôm nay xoay quanh việc làm sao cho Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa được
hoàn thành. Trong Bài Đọc I, Phaolô dùng lời tiên-tri Isaiah để chứng minh Ơn Cứu
Độ không chỉ giới hạn cho người Do-thái, mà cho tất cả mọi người. Trong Phúc
Âm, Chúa Giêsu tuyên bố với các môn đệ: Họ sẽ làm các việc lớn hơn Ngài làm là
mang Ơn Cứu Độ của Ngài cho đến tận cùng trái đất.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài
đọc I: Kế Hoạch Cứu Độ là
cho tất cả mọi người: Do-thái cũng như Dân Ngoại.
1.1/ Dân
Ngoại cũng được hưởng Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa: Sách Tiên Tri Isaiah, được viết khoảng 750 BC, đã viết về
Kế Hoạch Cứu Độ như sau: Thiên Chúa phán: "Nếu ngươi chỉ là tôi trung của
Ta để tái lập các chi tộc Jacob, để dẫn đưa các người Israel sống sót trở về,
thì vẫn còn quá ít. Vì vậy, này Ta đặt ngươi làm ánh sáng muôn dân, để ngươi
đem ơn cứu độ của Ta đến tận cùng cõi đất" (Isa 49:6). Người Tôi Trung đây
là chính Đức Kitô, Ngài đến để cứu dân tộc Israel trước hết; nhưng không phải
chỉ có họ mà thôi, mà còn muôn dân tộc, cho đến khi Ơn Cứu Độ được lan tràn đến
tận cùng cõi đất.
Vì thế,
chúng ta không lạ gì khi Thiên Chúa thúc đẩy "gần như cả thành Antioch,
Pisidia tụ họp nghe lời Thiên Chúa." Bấy giờ ông Phaolô và ông Barnabas mạnh
dạn lên tiếng: "Anh em phải là những người đầu tiên được nghe công bố lời
Thiên Chúa, nhưng vì anh em khước từ lời ấy, và tự coi mình không xứng đáng hưởng
sự sống đời đời, thì đây chúng tôi quay về phía Dân Ngoại." Phaolô cũng
dùng lời tiên-tri Isaiah trên để áp dụng vào chính ông và vào các nhà rao giảng
Tin Mừng, vì chính họ cũng làm cho lời tiên báo này được thành tựu.
Nghe
Phaolô cắt nghĩa Kinh Thánh và Kế Hoạch Cứu Độ, Dân Ngoại vui mừng tôn vinh lời
Chúa, và tất cả những người đã được Thiên Chúa định cho hưởng sự sống đời đời,
đều tin theo. Lời Chúa lan tràn khắp miền ấy.
1.2/ Người
Do-thái ghen tức và ngược đãi Phaolô và Barnabas: Thấy những đám đông như vậy nghe Phaolô
rao giảng, người Do-thái sinh lòng ghen tức. Họ phản đối những lời ông Phaolô
nói và nhục mạ ông. Điều này đã xảy ra cho Chúa Giêsu vì hai lý do:
(1) Họ
không muốn đối phương của họ có ảnh hưởng trên đám đông; vì nếu đám đông theo đối
phương, họ sẽ không còn ảnh hưởng trên đám đông.
(2) Họ
không muốn ai được phép bằng họ, và họ ghen tị khi thấy người khác bằng mình.
Truyền thống Do-thái quan niệm chỉ có họ mới là con Thiên Chúa. Nếu Dân Ngoại
cũng là con Thiên Chúa, họ đâu còn chi đặc biệt nữa!
Vì thế,
người Do-thái sách động nhóm phụ nữ hượng lưu đã theo đạo Do-thái, và những
thân hào trong thành, xúi giục họ ngược đãi ông Phaolô và ông Barnabas, và trục
xuất hai ông ra khỏi lãnh thổ của họ. Hai ông liền giũ bụi chân phản đối họ và
đi tới Iconium.
2/
Phúc Âm: Ai thấy Thầy là thấy
Chúa Cha.
2.1/
Chúa Cha và Chúa Giêsu là một: Con
người chưa bao giờ thấy Thiên Chúa; nhưng khi con người thấy Chúa Giêsu, con
người thấy Chúa Cha, vì như thánh Phaolô nói: "Ngài là hình ảnh của Thiên
Chúa vô hình." Trong mẩu đối thoại giữa Chúa Giêsu và Philip, Chúa Giêsu
xác tín điều này.
- Ông
Philíp yêu cầu: "Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là
chúng con mãn nguyện."
- Đức
Giêsu trả lời: "Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Philíp, anh chưa biết
Thầy ư? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao anh lại nói: "Xin tỏ cho chúng
con thấy Chúa Cha?""
Chúa
Giêsu muốn chứng minh cho Philip 2 điều:
(1)
Chúa Giêsu là Lời của Chúa Cha: "Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha
và Chúa Cha ở trong Thầy sao? Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình
nói ra. Nhưng Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của
mình."
(2)
Những việc Chúa Giêsu làm là theo ý của Chúa Cha: "Anh em hãy tin Thầy: Thầy
ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy; bằng không thì hãy tin vì công việc
Thầy làm." Không ai có thể làm những việc Chúa Giêsu đã làm, nếu Thiên
Chúa không ở với người ấy.
2.2/ Các
Tông-đồ có thể làm những việc Chúa Giêsu làm và những việc lớn hơn nữa: Chúa Giêsu tuyên bố: "Thật, Thầy bảo
thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được những việc Thầy
làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi vì Thầy đến cùng Chúa
Cha."
- Những
việc Chúa Giêsu làm: rao giảng Tin Mừng, chữa lành bệnh tật, khử trừ ma quỉ,
cho kẻ chết sống lại, đào tạo môn đệ ... Các Tông đồ làm được tất cả những điều
này nhân danh Đức Kitô, chứ không nhân danh sức riêng của mình; vì các ông biết
rõ sức con người không thể làm những chuyện đó. Lời bảo trợ của Chúa Giêsu bảo
đảm sức mạnh này: "Và bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà xin, thì Thầy
sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con. Nếu anh em nhân danh Thầy mà
xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó."
- Những
việc lớn hơn đây là làm sao cho tất cả mọi người tin vào Đức Kitô để được cứu độ.
Để thực hiện điều này, Chúa Giêsu cần sự cộng tác của con người.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta phải làm mọi cách để làm sao Tin Mừng Cứu Độ được lan truyền khắp nơi
theo ý của Đức Kitô mong muốn.
-
Chúng ta phải loại bỏ tính ích kỷ và ghen tị trong khi loan báo Tin Mừng, thì Lời
Chúa mới có thể lan rộng và sinh hoa kết trái đến tận cùng trái đất được.
-
Chúng ta đừng để bất cứ một trở ngại nào ngăn cản chúng ta trong sứ vụ rao giảng
Tin Mừng, vì Đức Kitô đã hứa với chúng ta: "Bất cứ điều gì anh em nhân
danh Thầy mà xin, thì Thầy sẽ làm."
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
23/04/16 THỨ BẢY TUẦN 4 PS
Th. Ađalbertô, giám mục, tử đạo
Ga 14,7-14
Th. Ađalbertô, giám mục, tử đạo
Ga 14,7-14
Suy niệm: Truyện cổ Nhật Bản kể có đôi vợ chồng rất yêu
thương nhau, họ sinh được một cô con gái hiền dịu và xinh đẹp giống mẹ như đúc.
Một ngày người mẹ qua đời và trao lại cho con gái một chiếc gương soi với lời
dặn “Khi soi gương con sẽ nhìn thấy
mẹ và mẹ sẽ phù hộ con”. Hằng ngày cô gái cố gắng làm việc tốt và nói
chuyện với mẹ trong gương: “Hôm
nay con đã làm được điều tốt như mẹ mong muốn”.
Khi nói “Ai thấy Thầy là thấy Chúa
Cha”, Đức
Giê-su cho thấy mình chính là khuôn mặt của Chúa Cha. Như mở đầu Tông chiếu Năm
thánh về Lòng Thương Xót, Đức Thánh Cha Phanxicô viết: “Chúa Giê-su Ki-tô là khuôn mặt
của lòng thương xót Chúa Cha… Lòng Thương Xót đã trở nên sống động và hữu hình
nơi Đức Giê-su thành Na-da-rét, và đạt đến đỉnh cao nơi Ngài.”
Mời Bạn: Nhận
biết Thiên Chúa chính là nhận ra Lòng Thương Xót của Chúa Cha nơi con người
Giê-su “qua
lời nói, hành động và toàn bộ con người của Ngài.” Bạn được mời gọi chiêm ngắm khuôn mặt của Đức
Giê-su để có tâm tình và hành động xót thương như Chúa. Đó là động lực của đời
sống đức tin và nền tảng của Giáo hội.
Chia sẻ: Chia
sẻ một kinh nghiệm bạn đã cảm nhận được Lòng Thương Xót của Chúa hoặc một hành
động được thúc đẩy bởi Lòng Thương Xót của Chúa.
Sống Lời Chúa: Xét
mình để thấy mình đã cảm nghiệm Lòng Thương xót trong mùa Phục Sinh này như thế
nào.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin ban Thần Khí thánh hiến con, để giúp con cảm nghiệm
được Lòng Thương xót của Chúa và biết sống Lòng Thương Xót ấy nơi những người
chúng con gặp gỡ.
Làm những việc lớn hơn nữa
Như Đức Giêsu, điều vĩ đại
mà chúng ta có thể làm cho thế giới hôm nay là yêu thương, yêu như Thầy đã yêu,
yêu đến hiến mạng.
Suy
niệm:
Sau
khi ông Tôma hỏi Thầy Giêsu về đường (Ga 14, 5),
thì
ông Philípphê lại xin Thầy cho các môn đệ thấy Chúa Cha (c. 8).
Không
rõ Philípphê muốn thấy Thiên Chúa theo kiểu nào,
bởi
lẽ theo niềm tin chung của người Do Thái
không
ai thấy Thiên Chúa chí thánh mà sau đó còn sống được (x. Xh 33, 20).
Dù
sao khát vọng được thấy Thiên Chúa là ước mơ chính đáng.
Thiên
Chúa đã thỏa mãn ước mơ mà Ngài đã đặt vào lòng con người.
Nơi
Đức Giêsu, là Ngôi Lời nhập thể và là Con Thiên Chúa,
chúng
ta có thể thấy được Thiên Chúa bằng mắt phàm.
“Ai
thấy Thầy là thấy Chúa Cha” (c. 9).
Nhìn
ngắm khuôn mặt Thiên Chúa nơi Đức Giêsu
chúng
ta chẳng những không phải chết, nhưng được sống.
Theo
quan niệm của người Do Thái,
sứ
giả là đại diện trọn vẹn cho người sai mình.
Đức
Giêsu đã là sứ giả cho Cha một cách tuyệt vời.
Ngài
là một với Thiên Chúa, Đấng sai Ngài :
“Thầy
ở trong Chúa Cha, và Chúa Cha ở trong Thầy” (c. 11).
Các
lời Ngài nói, Ngài không tự mình nói.
Các
việc Ngài làm, Ngài không tự mình làm.
“Nhưng
Chúa Cha, Đấng luôn ở trong Thầy,
chính
Người làm những việc của mình” (c. 10).
Nhìn
những việc Đức Giêsu làm, chúng ta nhận ra đó là việc của Cha.
Cha
làm việc của Cha qua Con của mình là Đức Giêsu.
“Ai
tin vào Thầy, người đó sẽ làm được những việc Thầy làm.
Người
đó còn làm được những việc lớn lao hơn nữa,
bởi
vì Thầy đến cùng Chúa Cha” (c. 12).
Chúng
ta vẫn ở trong mùa Phục sinh, mùa của sự sống chiến thắng.
Đức
Giêsu đã về với Chúa Cha và được vào trong vinh quang.
Khi
tin vào Ngài, khi gắn bó với một Đấng phục sinh quyền năng như thế,
chúng
ta có thể làm được những điều như Ngài đã làm:
trừ
quỷ, chữa bệnh, hoàn sinh kẻ chết (Mc, 16, 17-18; Cv 9, 34.40).
Và
như Đức Giêsu, điều vĩ đại mà chúng ta có thể làm cho thế giới hôm nay
là yêu
thương, yêu như Thầy đã yêu, yêu đến hiến mạng.
Hãy
mạnh dạn nhân danh Đức Giêsu mà xin,
vì
biết thế nào Ngài cũng làm cho người gắn bó với Ngài.
Tất
cả để Cha được tôn vinh nơi Con (c. 14).
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
xin cho con biết con,
xin cho con biết Chúa.
Xin cho con chỉ khao khát một mình Chúa,
quên
đi chính bản thân,
yêu
mến Chúa và làm mọi sự vì Chúa.
Xin cho con biết tự hạ,
biết tán dương Chúa và chỉ nghĩ đến Chúa.
Ước gì con biết hãm mình và sống trong Chúa.
Ước gì con biết nhận từ Chúa
tất
cả những gì xảy đến cho con
và
biết chọn theo chân Chúa luôn.
Xin đừng để điều gì quyến rũ con, ngoài Chúa.
Xin
Chúa hãy nhìn con, để con yêu mến Chúa.
Xin
Chúa hãy gọi con, để con được thấy Chúa.
Và
để con hưởng nhan Chúa đời đời. Amen.
(Thánh
Âu-Tinh)
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
23
THÁNG TƯ
Xây
Dựng Hòa Bình Là Chống Lại Sự Chết
Con
người hôm nay có thật sự sẵn lòng tham dự vào sự hiển thắng của Thiên Chúa trên
sự chết hay không? Có một thách đố cho con người hôm nay. Thách đố này vừa phức
tạp vừa thúc bách hơn bất cứ thách đố nào khác. Đó chính là thách đố của hòa
bình. Chọn lựa hòa bình có nghĩa là chọn lựa sự sống. Xây dựng hòa bình có
nghĩa là tham dự một cách can đảm và đầy trách nhiệm vào công cuộc cứu độ của
Thiên Chúa của những người sống. Thiên Chúa mời gọi con người hôm nay chống lại
sự chết bất cứ nơi đâu sự chết xuất hiện.
Bất cứ
nơi đâu mà sự chết xuất hiện xét như là hệ lụy của ích kỷ, chia rẽ và bạo lực,
thì con người phải chống lại nó. Bất cứ nơi đâu mà máu người ta đổ ra do những
xung đột quân sự, do chiến tranh du kích, do khủng bố, do trả thù, bất cứ nơi
đâu mà phẩm giá con người bị chà đạp, nhân vị và tự do của con người bị phủ nhận
… thì con người phải phản kháng.
Tôi
muốn mời gọi mọi người – thuộc mọi niềm tin tôn giáo, tất cả mọi người thiện
chí – cùng cầu nguyện đặc biệt cho hòa bình. Chúng ta hãy khẳng định lại quyết
tâm vượt thắng sự chết. Chúng ta hãy khẳng định chiến thắng của sự sống, chiến
thắng của Chúa Kitô Phục Sinh.
-
suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm.
Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT
UP YOUR HEARTS
Daily
Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày
23-4
Thánh
Giorgiô, tử đạo.
Thánh
Adalbertô, giám mục tử đạo
Cv
13, 44-52; Ga 14, 7-14
Lời
suy niệm: “Bất cứ điều gì anh em nhân danh Thầy mà
xin, thì Thầy sẽ làm, để Chúa Cha được tôn vinh nơi người Con. Nếu anh em nhân
danh Thầy mà xin Thầy điều gì, thì chính Thầy sẽ làm điều đó.”
Đây
là những lời của Chúa Giêsu đang nói với mỗi người chúng ta. Người nói với quyền
năng và yêu thương của Người. Nên trong mọi ước nguyện riêng tư của mình, hay
cho người thân cận; chúng ta mạnh dạn nhân danh Người mà cầu xin. Người sẽ ban
cho chúng ta những điều tốt đẹp nhất, để đem lại hạnh phúc cho mình và cho người.
Lạy Chúa
Giêsu. Với lời nhắn nhủ của Chúa hôm nay. Xin Chúa ban thêm ơn đức tin cho mỗi
một người trong gia đình chúng con, để chúng con vững tin và mạnh dạn nhân danh
Chúa trong mỗi lời cầu nguyện cho mình và cho mọi người.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
23-04
Thánh
GIORGIÔ
Tử
Đạo (+303)
Thánh
Giorgiô chịu chết vì đạo ở Lydda, Palestine có lẽ trước thời vua Constantinô.
Đó là tất cả những gì chúng ta biết chắc về vị thánh thời danh này. Nhưng lòng
tôn kính dành cho Ngài lan rộng cách mau chóng. Người Đông phương gọi Ngài là vị
tử đạo vĩ đại, người Hy lạp mừng kính Ngài, các hiệp sĩ suy tôn Ngài, nước Anh
chọn Ngài làm thánh bổn mạng và lễ kính của Ngài được coi là lễ nghỉ bắt buộc,
tại đây cho tới năm 1778.
Có
nhiều sách viết về thánh Giorgio nhưng lại khác biệt và không liên hệ gì với
nhau:
Một
tài liệu kể rằng: Thánh nhân sinh ra tại Cappatocia trong một gia đình quyền
quí. Cha Ngài là lương dân, mẹ Ngài là một Kitô hữu. Khi thân phụ qua đời, Ngài
theo người mẹ về Palestine. Sau này, Ngài ôm mộng làm lính chiến. Diocletianô
đã nhận thấy khả năng chiến đấu của Ngài nên dù còn rất trẻ,
Ngài
đã được xếp vào hàng sĩ quan cao cấp. Nhưng khi vị vua này ra sắc chỉ cấm đạo,
Giorgiô đã can đảm chỉ trích ông trước hội nghị về sắc chỉ bất công này. Lời biện
hộ làm mủi lòng người nghe, nhưng nhà vua đã nổi giận và ra lệnh hành hạ thánh
nhân, Ông còn cho cột thánh nhân lại và giam vào ngục tối. Ông còn cho cột
thánh nhân vào bánh xe với dao bén và mũi nhọn mà xoay vòng. Những hình phạt
còn nhiều thứ độc dữ như đánh đòn, dầu sôi...
Tuy
nhiên, khi tưởng thánh nhân đã chết, thì một phép lạ đã chữa lành mọi vết
thương. Thấy mọi cực hình đều vô hiệu, nhà vua dịu giọng mở lời khuyên nhủ.
Thánh nhân xin vua cho đến đền thờ. Tưởng thành công, ông đã triệu tập dân chúng
lại và dọn sẵn lễ vật cho Giorgiô dâng kính các ngẫu thần.
Tại đền
thờ, thánh nhân dùng tượng thần Apolô mà hỏi: - Người có phải là Thiên Chúa để
cho chúng tôi dâng lễ vật không ?
Tượng
thần bỗng lên tiếng : - Không, tôi không phải là Thiên Chúa.
Thánh
Giorgiô liền làm dấu thánh giá và tượng thần đổ vỡ tan tành.
Mọi
người run sợ. Nhà vua truyền lệnh chém đầu thánh nhân ngày hôm đó.
(daminhvn.net)
23
Tháng Tư
Bữa Ăn Thiên Ðàng Và Hỏa Ngục
Một
ký giả kia được phép xuống hỏa ngục và lên thiên đàng để làm một bản phóng sự về
đời sống của nhân dân tại đó.
Sau
một cuộc hành trình gay go, ký giả trên lọt được vào địa ngục đúng vào giờ ăn.
Nhìn vào bàn ăn, anh ta không khỏi lấy làm lạ khi thấy trưng bày toàn sơn hào hải
vị đang bốc khói hương ngào ngạt làm anh ta không khỏi nuốt nước bọt.
Nhưng
lúc các kiều dân địa ngục tiến vào phòng ăn, chàng ta lại càng ngạc nhiên hơn
khi thấy họ ốm o gầy mòn, chỉ còn da bọc xương, vài người đi không muốn nổi. Sự
kinh ngạc tan biến khi chàng phóng viên chứng kiến cảnh họ dùng bữa. Vì muỗng
nĩa rất dài buộc dính vào đôi tay không cho phép họ đưa thức ăn vào miệng, nên
dù họ có cố gắng thế nào đi nữa, thức ăn chỉ đổ tháo ra đầy bàn hay rơi tung
tóe xuống mặt đất. Tệ hại hơn là cảnh họ tranh giành nhau: vài người dùng muỗng
nĩa để thay vì đưa thức ăn vào miệng, lại biến chúng thành những khí giới đập
đánh nhau. Thật là một bãi chiến trường. Khi chuông báo giờ ăn đã mãn, họ buồn
phiền rời phòng ăn, dạ dày vẫn trống rỗng.
Quá
sợ hãi, chàng ký giả lập tức từ giã địa ngục để tiếp tục lên phóng sự trên
thiên đàng. Ðến nơi cũng đúng vào giờ cơm. Bàn ăn cũng trưng bày những thức ăn
ngon miệng. Quan sát nhân dân, chàng ta thấy ai nấy đều phương phi, khỏe mạnh,
tuy đôi tay họ cũng được gắn chặt những muỗng nĩa rất dài. Có khác là thay vì họ
cố gắng đưa thức ăn vào miệng mình, họ lại dùng muỗng nĩa để đút thức ăn cho
nhau. Phòng ăn vang lên những giọng nói cười vui, thỏa mãn.
Kết
thúc bài phóng sự tường trình về những điều mắt thấy tai nghe, chàng ký giả viết:
Ích kỷ và vị tha là hai điểm khác biệt giữa địa ngục và thiên đàng.
Kết
thúc thời gian sáng thế, Thiên Chúa phán với hai ông bà nguyên tổ: "Hãy
sinh sôi nảy nở và hãy nên đầy dẫy trên đất. Hãy làm bá chủ nó. Hãy trị trên cá
biển và chim trời và mọi loài sinh vật nhung nhúc trên đất. Này Ta ban cho các
ngươi mọi thứ cỏ lá sinh hạt giống có trên mặt đất, và mọi thứ cây có quả sinh
hạt giống, chúng sẽ làm thức ăn cho các ngươi".
Với
công trình sáng tạo và lời chúc phúc trên, Thiên Chúa muốn biến mặt đất thành
Vườn Ðịa Ðàng, nhưng con người đã chia mặt đất thành đông, tây, nam, bắc, thành
những nước thống trị và những nước bị đô hộ, thành những quốc gia giàu và những
nước nghèo. Ðó là chưa kể con người đã và đang biến Vườn Ðịa Ðàng thành địa ngục
qua bao nhiêu cuộc chiến tranh lớn nhỏ mà xét cho cùng cũng chỉ vì tranh giành
quyền lợi, tranh nhau miếng ăn, manh áo. Thật vậy, ích kỷ và vị tha là hai điểm
khác biệt giữa địa ngục và thiên đàng.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét