Giải đáp phụng vụ: Lễ Đức
Mẹ Hằng Cứu Giúp được cử hành theo bộ lễ nào?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Ngày 27-6 là ngày lễ kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, mà linh ảnh của Ngài được tôn kính ở Rôma. Bản sao của linh ảnh này được tìm thấy trong hầu hết các giáo xứ Công Giáo khắp thế giới, và nhiều giáo xứ thực hành hàng tuần việc sùng khấn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Dòng Chúa Cứu Thế, là Dòng gìn giữ linh ảnh, có một Thánh Lễ riêng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, vốn được sử dụng trong ngày 27-6 tại các giáo xứ và cộng đoàn của Dòng. Bộ Thánh Lễ này được tìm thấy trong phần phụ thêm phụng vụ của Dòng và không bao gồm trong "Bộ sưu tập các Thánh Lễ của Đức Trinh Nữ Maria". Cũng có các giáo xứ khác, hoặc các giáo phận do các Dòng tu khác phụ trách, sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp hoặc thực hành hàng tuần việc sùng khấn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Liệu các giáo xứ này được phép sử dụng Thánh Lễ riêng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vào ngày 27-6 không, thưa cha? - G. L., Madera, California, Mỹ.
Đáp: Đây là một câu hỏi hóc búa từ quan điểm pháp lý. Thật vậy, trong khi vấn đề về việc cử hành lễ các chân phước và các thánh đã được làm rõ ràng, lễ kính các danh hiệu của Đức Mẹ lại chưa được rõ ràng.
Cũng cần ghi nhận rằng lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp lại trùng ngày với lễ kính thánh Xyrillô thành Alexandria trong lịch phổ quát, và thậm chí còn không có trong lịch của Giáo phận Rôma.
Tuy nhiên, nếu có một lòng sùng kính đặc biệt đối với danh hiệu này trong một cộng đồng địa phương, lễ này có thể luôn được cử hành như một Thánh lễ ngoại lịch và sử dụng một trong các bộ Thánh lễ thích hợp nhất về Đức Mẹ trong Sách Lễ. Thí dụ, lời nguyện nhập lễ của công thức số 6 trong phần lễ chung về Đức Trinh Nữ Maria là "Lạy Chúa là Thiên Chúa, chúng con nài xin Chúa cho chúng con là tôi tớ Chúa luôn đuợc hồn an xác mạnh, và nhờ lời chuyển cầu thần thế của Ðức Maria diễm phúc trọn đời đồng trinh, xin giải thoát chúng con khỏi nỗi ưu phiền đời này và đuợc hưởng niềm hoan lạc muôn đời. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Kitô Con Chúa, ..”
Nhưng sẽ là vấn đề khác: liệu các công thức riêng được chuẩn y cho Dòng Chúa Cứu Thế có thể được sử dụng cách phổ quát không.
“Phần Giới thiệu Bộ sưu tập các Thánh Lễ của Đức Trinh Nữ Maria” nói như sau:
"19. Bộ sưu tập các Thánh Lễ của Đức Trinh Nữ Maria, được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phê duyệt, và được ban hành bởi Thánh Bộ Phượng Tự, có một mục đích cụ thể liên quan đến sự tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria. Bộ sưu tập tìm cách thúc đẩy các cử hành, vốn được ghi dấu với giáo lý trong sáng, sự đa dạng phong phú của các chủ đề, và việc tưởng niệm chính đáng về hành vi cứu độ mà Thiên Chúa đã thực hiện trong Đức Trinh Nữ trong quan điểm về mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội.
"20. Bộ sưu tập các Thánh lễ được tạo thành chủ yếu bởi các bản văn cho các Thánh Lễ Đức Mẹ, vốn được tìm thấy trong phần riêng của các Giáo Hội địa phương, hoặc của các Dòng tu hoặc trong Sách Lễ Rôma.
"21. Bộ sưu tập các Thánh lễ được dành cho: các đền thánh Đức Mẹ, nơi mà Thánh Lễ về Đức Trinh Nữ Maria được tổ chức thường xuyên, phù hợp với các quy định được ghi trong các số 29-33; các cộng đồng Giáo Hội, vốn mong muốn cử hành vào ngày thứ Bảy mùa Thường niên lễ kính Đức Trinh Nữ, phù hợp với điều khoản được quy định trong số 34. Như được nêu ra trong số 37, việc sử dụng bộ sưu tập các Thánh lễ này được phép vào những ngày mà trong đó, theo Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, linh mục được tự do chọn Thánh lễ để cử hành.
"22. Việc ban hành Bộ sưu tập các Thánh Lễ của Đức Trinh Nữ Maria không đưa thêm sự thay đổi nào trong lịch chung của Rôma, được ban hành ngày 21-3-1969, trong Sách Lễ Rôma, ấn bản mẫu thứ nhì, ban hành ngày 27-3-1975, trong Sách Bài Đọc cho Thánh Lễ, ấn bản mẫu thứ nhì, ban hành 21-1-1981, hoặc trong các hệ thống chữ đỏ đang có hiệu lực”.
Các qui định này cho thấy rằng Bộ sưu tập không chứa tất cả các Thánh lễ có thể của các Giáo Hội địa phương hoặc các Dòng tu. Một sự lựa chọn đã được thực hiện và mọi sự lựa chọn có nghĩa là một sự từ bỏ. Vì vậy, không có công thức cho lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, nhưng có một công thức cho lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu. Có lẽ danh hiệu này được ưa thích hơn, vì nó kết nối đến các Giáo hoàng, và bởi vì danh hiệu ấy là bổn mạng của nước Úc, New Zealand và thành phố New York.
Điều khoản của số 22 nói rằng các qui chế tổng quát cần được tuân giữ. Nói chung, các qui chế này đòi hỏi sự chuẩn y của Hội đồng Giám Mục về bất cứ bản dịch nào, vốn sẽ được dùng trong lãnh thổ ấy. Trường hợp ngoại lệ cho quy định này là chính xác các bản văn ấy và các bản dịch ấy đã được phê duyệt trực tiếp bởi Tòa Thánh cho việc sử dụng của các Dòng tu trong các nhà và nhà thờ của họ. Mặc dù không có sự giả định rằng chúng có thể được sử dụng bên ngoài bối cảnh này, chúng không cần sự chấp thuận rõ ràng của Hội đồng Giám Mục.
Trong hầu hết các trường hợp, các văn bản nhắc đến các chân phước và các thánh của Dòng tu, và do đó chúng có một sự sử dụng hạn chế. Thỉnh thoảng chúng nhắc đến lễ tước hiệu hoặc thánh bổn mạng của Dòng tu, nhưng các công thức Thánh Lễ thường khá là đặc biệt cho linh đạo đặc biệt của Dòng tu, và như thế là không phù hợp cho việc sử dụng phổ quát.
Tuy nhiên, bất kỳ vị thánh nào trong Sổ Các Thánh Công Giáo Rôma có thể được mừng vào ngày lễ của vị ấy, miễn là không có lễ khác hoặc lễ nhớ bắt buộc trong ngày ấy. Tôi tin rằng thật là khá an toàn để nói rằng nếu lễ vị thánh có một lời nguyện nhập lễ đã được phê duyệt hợp lệ, mặc dù nó là không rõ ràng trong Sách Lễ Rôma, thì lời nguyện nhập lễ của vị thánh ấy có thể được sử dụng.
Theo luận lý này, tôi nghĩ rằng người ta có thể sử dụng một văn bản đã được chấp thuận cho một danh hiệu Đức Mẹ không có trong Sách Lễ Rôma, nhưng với một ngày lễ đã được công nhận. Trong trường hợp này, người ta phải luôn đoan chắc rằng bản văn được sử dụng trong phụng vụ đã được phê duyệt bởi Tòa Thánh. Thí dụ, các bản văn cho một số danh hiệu của Đức Mẹ chỉ được phê duyệt trong ngôn ngữ của một quốc gia, nơi mà Đức Maria được tôn kính dưới danh hiệu đó, và không có bản gốc Latinh. Không thể dùng một bản dịch riêng tư từ bản gốc, nhưng người ta nhất thiết phải sử dụng phần lễ chung về Đức Trinh Nữ Maria.
Trong trường hợp hiện tại, tôi chỉ có thể theo dõi các bản văn cụ thể của ngày lễ này, vốn đã được sử dụng trước các cải cách của Công Đồng chung Vatican II. Tôi không biết liệu chúng tương ứng với các công thức thực tế được sử dụng ngày nay trong Dòng Chúa Cứu Thế chăng. Tuy nhiên, cho rằng các bản văn hiện hành đã nhận được sự chấp thuận của Tòa Thánh, chúng chắc chắn là phù hợp với qui định liên quan đến các phẩm chất giáo lý và thiêng liêng, được đề cập trong số 19 ở trên.
Bản dịch không chính thức của bản văn từ Công đồng chung Vatican II là:
Lời nguyện nhập lễ: "Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã ban cho chúng con, Mẹ của Chúa là Đức Maria. Xin ban cho chúng con biết luôn luôn chạy đến cùng Mẹ, để ngày ngày được hưởng hoa trái ơn Cứu Chuộc. Chúa hằng sống và hiển trị cùng Thiên Chúa Cha, trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời”.
Lời nguyện tiến lễ: "Lạy Thiên Chúa, vì lòng nhân hậu của Chúa và nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, xin Chúa thương nhận lễ vật này, mà ban cho chúng con bây giờ được bình an, và mai sau được hưởng phúc muôn đời. Chúng con cầu xin…”
Lời nguyện hiệp lễ: "Lạy Chúa Giêsu, vì lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Vô nhiễm của Chúa, xin cho chúng con luôn được Mẹ Cứu Giúp, để chúng con thoát mọi hiểm nguy, và được hiệp nhất với nhau trong tình thương của Mẹ. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời…” (Bản Việt ngữ của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam).
Tôi sẽ nói rằng ít nhất lời nguyện nhập lễ là phần nào gắn kết với các thành viên của Dòng Chúa Cứu Thế, là những người gìn giữ linh ảnh Đức Mẹ gốc tại Rôma. Các lời nguyện này, có thể là được soạn thảo tương đối gần đây.
Nếu chúng tương ứng với các lời nguyện hiện tại, mặc dù trong một bản dịch hiện đại hơn, hình như chúng không dễ dàng chuyển tải đến tình hình giáo xứ vượt quá giới hạn của Dòng tu.
Tuy nhiên, nếu các bản văn hiện nay là phù hợp, một nhà thờ được dâng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, trong trường hợp này, ngày lễ là một lễ trọng trong chính Giáo Hội, có thể sử dụng các bản văn ấy.
Cũng có thể là tình hình như thế cho một nhà thờ, mà ở đó ảnh Đức Mẹ Hắng Cứu Giúp được tôn kính, nhưng dâng nhà thờ theo một danh hiệu khác, thì Thánh Lễ được cử hành như một Thánh lễ ngoại lịch.
Sau hết, nếu các công thức của một Thánh Lễ Đức Mẹ đã được phê duyệt không gắn chặt chẽ với linh đạo của một Dòng tu đặc biệt, có lẽ không hợp lý rằng người ta có thể cử hành lễ trong một nhà thờ của Dòng tu, và bị cấm cử hành lễ này trong một nhà thờ cách đó vài dặm đường, nhất là cho rằng một thánh nhân không nổi tiếng của cùng Dòng tu ấy được mừng một cách hợp pháp.
Tôi tin rằng đây là câu trả lời đúng, nhưng phải thừa nhận rằng các quy tắc là phần nào không rõ ràng trong đó, và trong các trường hợp tương tự. (Zenit.org 26-4-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Ngày 27-6 là ngày lễ kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, mà linh ảnh của Ngài được tôn kính ở Rôma. Bản sao của linh ảnh này được tìm thấy trong hầu hết các giáo xứ Công Giáo khắp thế giới, và nhiều giáo xứ thực hành hàng tuần việc sùng khấn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Dòng Chúa Cứu Thế, là Dòng gìn giữ linh ảnh, có một Thánh Lễ riêng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, vốn được sử dụng trong ngày 27-6 tại các giáo xứ và cộng đoàn của Dòng. Bộ Thánh Lễ này được tìm thấy trong phần phụ thêm phụng vụ của Dòng và không bao gồm trong "Bộ sưu tập các Thánh Lễ của Đức Trinh Nữ Maria". Cũng có các giáo xứ khác, hoặc các giáo phận do các Dòng tu khác phụ trách, sùng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp hoặc thực hành hàng tuần việc sùng khấn Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp. Liệu các giáo xứ này được phép sử dụng Thánh Lễ riêng Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp vào ngày 27-6 không, thưa cha? - G. L., Madera, California, Mỹ.
Đáp: Đây là một câu hỏi hóc búa từ quan điểm pháp lý. Thật vậy, trong khi vấn đề về việc cử hành lễ các chân phước và các thánh đã được làm rõ ràng, lễ kính các danh hiệu của Đức Mẹ lại chưa được rõ ràng.
Cũng cần ghi nhận rằng lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp lại trùng ngày với lễ kính thánh Xyrillô thành Alexandria trong lịch phổ quát, và thậm chí còn không có trong lịch của Giáo phận Rôma.
Tuy nhiên, nếu có một lòng sùng kính đặc biệt đối với danh hiệu này trong một cộng đồng địa phương, lễ này có thể luôn được cử hành như một Thánh lễ ngoại lịch và sử dụng một trong các bộ Thánh lễ thích hợp nhất về Đức Mẹ trong Sách Lễ. Thí dụ, lời nguyện nhập lễ của công thức số 6 trong phần lễ chung về Đức Trinh Nữ Maria là "Lạy Chúa là Thiên Chúa, chúng con nài xin Chúa cho chúng con là tôi tớ Chúa luôn đuợc hồn an xác mạnh, và nhờ lời chuyển cầu thần thế của Ðức Maria diễm phúc trọn đời đồng trinh, xin giải thoát chúng con khỏi nỗi ưu phiền đời này và đuợc hưởng niềm hoan lạc muôn đời. Chúng con cầu xin nhờ Ðức Kitô Con Chúa, ..”
Nhưng sẽ là vấn đề khác: liệu các công thức riêng được chuẩn y cho Dòng Chúa Cứu Thế có thể được sử dụng cách phổ quát không.
“Phần Giới thiệu Bộ sưu tập các Thánh Lễ của Đức Trinh Nữ Maria” nói như sau:
"19. Bộ sưu tập các Thánh Lễ của Đức Trinh Nữ Maria, được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phê duyệt, và được ban hành bởi Thánh Bộ Phượng Tự, có một mục đích cụ thể liên quan đến sự tôn sùng Đức Trinh Nữ Maria. Bộ sưu tập tìm cách thúc đẩy các cử hành, vốn được ghi dấu với giáo lý trong sáng, sự đa dạng phong phú của các chủ đề, và việc tưởng niệm chính đáng về hành vi cứu độ mà Thiên Chúa đã thực hiện trong Đức Trinh Nữ trong quan điểm về mầu nhiệm Chúa Kitô và Giáo Hội.
"20. Bộ sưu tập các Thánh lễ được tạo thành chủ yếu bởi các bản văn cho các Thánh Lễ Đức Mẹ, vốn được tìm thấy trong phần riêng của các Giáo Hội địa phương, hoặc của các Dòng tu hoặc trong Sách Lễ Rôma.
"21. Bộ sưu tập các Thánh lễ được dành cho: các đền thánh Đức Mẹ, nơi mà Thánh Lễ về Đức Trinh Nữ Maria được tổ chức thường xuyên, phù hợp với các quy định được ghi trong các số 29-33; các cộng đồng Giáo Hội, vốn mong muốn cử hành vào ngày thứ Bảy mùa Thường niên lễ kính Đức Trinh Nữ, phù hợp với điều khoản được quy định trong số 34. Như được nêu ra trong số 37, việc sử dụng bộ sưu tập các Thánh lễ này được phép vào những ngày mà trong đó, theo Qui chế Tổng Quát Sách Lễ Rôma, linh mục được tự do chọn Thánh lễ để cử hành.
"22. Việc ban hành Bộ sưu tập các Thánh Lễ của Đức Trinh Nữ Maria không đưa thêm sự thay đổi nào trong lịch chung của Rôma, được ban hành ngày 21-3-1969, trong Sách Lễ Rôma, ấn bản mẫu thứ nhì, ban hành ngày 27-3-1975, trong Sách Bài Đọc cho Thánh Lễ, ấn bản mẫu thứ nhì, ban hành 21-1-1981, hoặc trong các hệ thống chữ đỏ đang có hiệu lực”.
Các qui định này cho thấy rằng Bộ sưu tập không chứa tất cả các Thánh lễ có thể của các Giáo Hội địa phương hoặc các Dòng tu. Một sự lựa chọn đã được thực hiện và mọi sự lựa chọn có nghĩa là một sự từ bỏ. Vì vậy, không có công thức cho lễ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, nhưng có một công thức cho lễ Đức Mẹ Phù Hộ Các Tín Hữu. Có lẽ danh hiệu này được ưa thích hơn, vì nó kết nối đến các Giáo hoàng, và bởi vì danh hiệu ấy là bổn mạng của nước Úc, New Zealand và thành phố New York.
Điều khoản của số 22 nói rằng các qui chế tổng quát cần được tuân giữ. Nói chung, các qui chế này đòi hỏi sự chuẩn y của Hội đồng Giám Mục về bất cứ bản dịch nào, vốn sẽ được dùng trong lãnh thổ ấy. Trường hợp ngoại lệ cho quy định này là chính xác các bản văn ấy và các bản dịch ấy đã được phê duyệt trực tiếp bởi Tòa Thánh cho việc sử dụng của các Dòng tu trong các nhà và nhà thờ của họ. Mặc dù không có sự giả định rằng chúng có thể được sử dụng bên ngoài bối cảnh này, chúng không cần sự chấp thuận rõ ràng của Hội đồng Giám Mục.
Trong hầu hết các trường hợp, các văn bản nhắc đến các chân phước và các thánh của Dòng tu, và do đó chúng có một sự sử dụng hạn chế. Thỉnh thoảng chúng nhắc đến lễ tước hiệu hoặc thánh bổn mạng của Dòng tu, nhưng các công thức Thánh Lễ thường khá là đặc biệt cho linh đạo đặc biệt của Dòng tu, và như thế là không phù hợp cho việc sử dụng phổ quát.
Tuy nhiên, bất kỳ vị thánh nào trong Sổ Các Thánh Công Giáo Rôma có thể được mừng vào ngày lễ của vị ấy, miễn là không có lễ khác hoặc lễ nhớ bắt buộc trong ngày ấy. Tôi tin rằng thật là khá an toàn để nói rằng nếu lễ vị thánh có một lời nguyện nhập lễ đã được phê duyệt hợp lệ, mặc dù nó là không rõ ràng trong Sách Lễ Rôma, thì lời nguyện nhập lễ của vị thánh ấy có thể được sử dụng.
Theo luận lý này, tôi nghĩ rằng người ta có thể sử dụng một văn bản đã được chấp thuận cho một danh hiệu Đức Mẹ không có trong Sách Lễ Rôma, nhưng với một ngày lễ đã được công nhận. Trong trường hợp này, người ta phải luôn đoan chắc rằng bản văn được sử dụng trong phụng vụ đã được phê duyệt bởi Tòa Thánh. Thí dụ, các bản văn cho một số danh hiệu của Đức Mẹ chỉ được phê duyệt trong ngôn ngữ của một quốc gia, nơi mà Đức Maria được tôn kính dưới danh hiệu đó, và không có bản gốc Latinh. Không thể dùng một bản dịch riêng tư từ bản gốc, nhưng người ta nhất thiết phải sử dụng phần lễ chung về Đức Trinh Nữ Maria.
Trong trường hợp hiện tại, tôi chỉ có thể theo dõi các bản văn cụ thể của ngày lễ này, vốn đã được sử dụng trước các cải cách của Công Đồng chung Vatican II. Tôi không biết liệu chúng tương ứng với các công thức thực tế được sử dụng ngày nay trong Dòng Chúa Cứu Thế chăng. Tuy nhiên, cho rằng các bản văn hiện hành đã nhận được sự chấp thuận của Tòa Thánh, chúng chắc chắn là phù hợp với qui định liên quan đến các phẩm chất giáo lý và thiêng liêng, được đề cập trong số 19 ở trên.
Bản dịch không chính thức của bản văn từ Công đồng chung Vatican II là:
Lời nguyện nhập lễ: "Lạy Chúa Giêsu Kitô, Chúa đã ban cho chúng con, Mẹ của Chúa là Đức Maria. Xin ban cho chúng con biết luôn luôn chạy đến cùng Mẹ, để ngày ngày được hưởng hoa trái ơn Cứu Chuộc. Chúa hằng sống và hiển trị cùng Thiên Chúa Cha, trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần đến muôn đời”.
Lời nguyện tiến lễ: "Lạy Thiên Chúa, vì lòng nhân hậu của Chúa và nhờ lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, xin Chúa thương nhận lễ vật này, mà ban cho chúng con bây giờ được bình an, và mai sau được hưởng phúc muôn đời. Chúng con cầu xin…”
Lời nguyện hiệp lễ: "Lạy Chúa Giêsu, vì lời chuyển cầu của Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Vô nhiễm của Chúa, xin cho chúng con luôn được Mẹ Cứu Giúp, để chúng con thoát mọi hiểm nguy, và được hiệp nhất với nhau trong tình thương của Mẹ. Chúa hằng sống và hiển trị muôn đời…” (Bản Việt ngữ của Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam).
Tôi sẽ nói rằng ít nhất lời nguyện nhập lễ là phần nào gắn kết với các thành viên của Dòng Chúa Cứu Thế, là những người gìn giữ linh ảnh Đức Mẹ gốc tại Rôma. Các lời nguyện này, có thể là được soạn thảo tương đối gần đây.
Nếu chúng tương ứng với các lời nguyện hiện tại, mặc dù trong một bản dịch hiện đại hơn, hình như chúng không dễ dàng chuyển tải đến tình hình giáo xứ vượt quá giới hạn của Dòng tu.
Tuy nhiên, nếu các bản văn hiện nay là phù hợp, một nhà thờ được dâng kính Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, trong trường hợp này, ngày lễ là một lễ trọng trong chính Giáo Hội, có thể sử dụng các bản văn ấy.
Cũng có thể là tình hình như thế cho một nhà thờ, mà ở đó ảnh Đức Mẹ Hắng Cứu Giúp được tôn kính, nhưng dâng nhà thờ theo một danh hiệu khác, thì Thánh Lễ được cử hành như một Thánh lễ ngoại lịch.
Sau hết, nếu các công thức của một Thánh Lễ Đức Mẹ đã được phê duyệt không gắn chặt chẽ với linh đạo của một Dòng tu đặc biệt, có lẽ không hợp lý rằng người ta có thể cử hành lễ trong một nhà thờ của Dòng tu, và bị cấm cử hành lễ này trong một nhà thờ cách đó vài dặm đường, nhất là cho rằng một thánh nhân không nổi tiếng của cùng Dòng tu ấy được mừng một cách hợp pháp.
Tôi tin rằng đây là câu trả lời đúng, nhưng phải thừa nhận rằng các quy tắc là phần nào không rõ ràng trong đó, và trong các trường hợp tương tự. (Zenit.org 26-4-2016)
Nguyễn Trọng Đa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét