Nguyên Văn Tông Huấn
Amoris Laetitia của Đức Phanxicô (các số 150-164)
Vũ Văn An4/21/2016
Vũ Văn An4/21/2016
Chương Bốn: Lòng yêu
thương và hôn nhân (tiếp theo)
Chiều kích gợi dục của tình yêu
150. Tất cả các điều trên đem ta tới chiều kích tính dục của hôn nhân. Chính Thiên Chúa đã tạo ra tính dục, một ơn phúc kỳ diệu dành cho các tạo vật của Người. Nếu ơn phúc này cần được vun sới và điều hướng, thì chính là để ngăn ngừa “việc làm nghèo đi một giá trị chân chính” (146). Thánh Gioan Phaolô II bác bỏ chủ trương cho rằng giáo huấn của Giáo Hội là “một chối bỏ giá trị của tính dục con người” hoặc Giáo Hội chỉ dung tha tính dục “vì nó cần thiết cho việc sinh sản” (147). Thèm muốn tính dục không phải là một điều để khinh miệt và “không thể có bất cứ mưu toan nào nhằm nghi vấn sự cần thiết của nó” (148).
151. Đối với những người sợ rằng việc huấn luyện về đam mê và tính dục có thể làm người ta ít chú ý tới tính tự phát của tình yêu tính dục, Thánh Gioan Phaolô II trả lời rằng con người nhân bản “được kêu gọi tiến tới tính tự phát trọn vẹn và thuần thục trong các mối liên hệ của họ”, một sự thuần thục “là hoa trái tiệm tiến của việc biện phân các thôi thúc trong trái tim họ” (149). Điều này đòi phải có kỷ luật và tự chủ, vì mỗi con người nhân bản “đều phải kiên trì và nhất quán học biết ý nghĩa của thân xác mình” (150). Tính dục không phải là một phương thế để thỏa mãn hay giải trí; nó là một ngôn ngữ liên bản ngã nhờ đó người khác được coi trọng, trong phẩm giá thánh thiêng và bất khả xâm phạm của họ. Trong tư cách này, “trái tim con người tiến tới chỗ tham dự vào một thứ tự phát khác, có thể nói như thế” (151). Trong bối cảnh này, việc gợi tình xem ra đã bày tỏ tính dục con người một cách chuyên biệt. Nó giúp ta có khả năng khám phá ra “ý nghĩa hôn nhân của thân xác và phẩm giá chân chính của ơn phúc” (152). Trong các bài giáo lý của ngài về thần học thân xác, Thánh Gioan Phaolô II dạy rằng sự dị biệt hóa tính dục không những là “một nguồn phát sinh ra tính sinh hoa trái và sự sinh sản”, mà nó còn có “khả năng phát biểu lòng yêu thương: lòng yêu thương mà trong nó con người nhân bản trở thành một ơn phúc” (153). Một sự thèm muốn tính dục lành mạnh, dù được nối kết chặt chẽ với việc tìm kiếm khoái cảm, luôn bao hàm một cảm thức thán phục, và vì chính lý do này, nó có thể nhân bản hóa các thôi thúc.
152. Như thế, không có cách chi ta có thể coi chều kích gợi dục của tình yêu chỉ như một sự xấu được phép làm hay một gánh nặng được dung túng vì lợi ích gia đình. Đúng hơn, phải nhìn nó như một ơn phúc của Thiên Chúa nhằm phong phú hóa mối liên hệ vợ chồng. Trong tư cách một đam mê được thăng hoa bởi một tình yêu biết tôn trọng phẩm giá người khác, nó trở thành “lời khẳng định tinh trong, thuần khiết” nói lên sự kỳ công mà trái tim con người có khả năng thực hiện. Nhờ cách này, ta có thể cảm thấy “đời sống kết cục quả tốt lành và hạnh phúc”, dù chóng qua (154).
Bạo lực và thao túng
153. Dựa vào viễn kiến tích cực về tính dục nói trên, ta có thể tiếp cận toàn bộ chủ đề bằng một thái độ thực tiễn lành mạnh. Dù sao, sự thật vẫn là tính dục thường bị phi bản vị hóa và không lành mạnh: kết quả, “nó trở thành dịp và dụng cụ để tự khẳng định chính mình và để thoả mãn một cách ích kỷ các thèm muốn và bản năng bản thân” (155). Thời ta, tính dục có nguy cơ bị đầu độc bởi não trạng “dùng rồi vứt bỏ”. Thân xác của người khác thường bị coi như một đồ vật để sử dụng bao lâu nó còn làm ta thỏa mãn, và bị vứt bỏ khi không còn lôi cuốn nữa. Ta có thể thực sự làm ngơ hay bỏ qua các hình thức thống trị, ngạo mạn, lạm dụng, trụy lạc và bạo lực tính dục khôn nguôi vốn là sản phẩm của cái hiểu méo mó về tính dục không? Hay sự kiện này: phẩm giá người khác và ơn gọi yêu thương có tính nhân bản của ta do đó kết cục trở thành kém quan trọng hơn cái nhu cầu tối tăm đi “tìm chính mình” không?
154. Ta cũng biết rằng bên trong chính hôn nhân, tính dục có thể trở thành một nguồn gây đau khổ và thao túng. Do đó, cần phải tái khẳng định một cách rõ ràng rằng “một hành vi vợ chồng áp đặt lên người phối ngẫu mà không đếm xỉa gì tới điều kiện của họ, hay các ước muốn bản thân và hợp lý của họ trong vấn đề này, thì không phải là một hành vi yêu thương thực sự, và do đó, phạm tới trật tự luân lý trong việc áp dụng nó một cách đặc thù vào mối liên hệ thân mật vợ chồng” (156). Các hành vi thích đáng của việc kết hợp tính dục giữa chồng và vợ phù hợp với bản chất của tính dục như đã được Thiên Chúa ấn định khi chúng diễn ra “một cách thực sự nhân bản” (157). Thánh Phaolô nhấn mạnh rằng: “trong vấn đề này, đừng ai làm tổn thương hay lừa dối anh chị em mình” (1Tx 4:6). Cho dù Thánh Phaolô viết trong bối cảnh của nền văn hóa tổ phụ trong đó phụ nữ bị coi là hoàn toàn phụ thuộc đàn ông, tuy nhiên, ngài vẫn đã dạy rằng tình dục phải bao gồm việc thông đạt giữa các người phối ngẫu: ngài đưa ra khả thể trì hoãn các liên hệ tính dục trong một thời gian, nhưng phải “do thỏa thuận” (1Cr 7:5).
155. Thánh Gioan Phaolô II cảnh cáo một cách rất tinh tế rằng vợ chồng có thể “bị đe dọa bởi tính tham lam vô độ” (158). Nói cách khác, dù được kêu gọi mỗi ngày phải kết hợp sâu sắc hơn, họ có thể có nguy cơ xóa bỏ các dị biệt của mình và khoảng cách đúng đắn giữa hai người. Vì mỗi người đều có phẩm giá riêng và bất khả nhượng của mình. Khi việc thuộc về nhau biến thành sự thống trị, thì “cơ cấu hiệp thông trong các liên hệ liên bản ngã sẽ thay đổi một cách chủ yếu” (159). Trong luận lý học thống trị, người thống trị kết cục cũng sẽ bác bỏ chính phẩm giá của mình (160) và nhất định sẽ không còn “tự đồng nhất hóa với chính thân xác mình một cách chủ quan” nữa (161), vì đã tước mất của nó mọi ý nghĩa. Người này sống tính dục như thể trốn chạy chính mình và như thể từ bỏ cả vẻ đẹp của việc kết hợp.
156. Mọi hình thức khuất phục tính dục phải bị bác bỏ một cách rõ ràng. Việc này bao gồm mọi giải thích không thích đáng đối với đoạn văn trong thư gửi tín hữu Êphêsô trong đó Thánh Phaolô nói với các phụ nữ “phải tùng phục chồng” (Ep 5:22). Đoạn này phản ảnh các phạm trù văn hóa thời ấy, nhưng quan tâm của ta không liên hệ tới phạm trù văn hóa mà liên hệ tới sứ điệp mạc khải mà nó chuyên chở. Như Thánh Gioan Phaolô II đã khôn ngoan nhận xét: “lòng yêu thương loại trừ mọi thứ khuất phục qua đó, người vợ liều mình trở thành đầy tớ hay nô lệ của chồng... Cộng đồng hay sự hợp nhất mà họ nên thiết lập bằng hôn nhân được tạo lập bởi việc hiến thân cho nhau, cũng là việc tùng phục nhau” (162). Do đó, Thánh Phaolô nói tiếp rằng “các người chồng phải yêu thương vợ mình như chính thân thể mình” (Ep 5:28). Bản văn thánh kinh thực sự lưu ý tới việc khuyến khích mọi người khắc phục chủ nghĩa duy cá nhân tự mãn và không ngừng biết quan tâm tới người khác: “hãy tùng phục nhau” (Ep 5:21). Trong hôn nhân, việc ‘tùng phục” hỗ tương này mang một ý nghĩa đặc biệt, và được coi như một việc tự ý quyết định thuộc về nhau, có đặc điểm trung thành, tôn trọng và chăm sóc lẫn nhau. Tính dục luôn gắn chặt với việc phục vụ tình bạn phu thê này vì nó nhằm giúp người khác nên trọn vẹn.
157. Cũng thế, việc bác bỏ các lệch lạc về tính dục và sự gợi dục không bao giờ được dẫn ta tới chỗ hạ giá hay lãng quên tính dục và sự gợi dục ngay trong chúng. Không thể quan niệm lý tưởng hôn nhân hoàn toàn như một việc hiến thân và hy sinh quảng đại, trong đó mỗi người phối ngẫu phải từ khước mọi nhu cầu bản thân và chỉ đi tìm thiện ích của người kia, không hề quan tâm tới việc thỏa mãn bản thân. Ta cần nhớ rằng lòng yêu thương chân chính cũng cần có khả năng tiếp nhận người khác, chấp nhận chỗ yếu và các nhu cầu của chính mình, và, với lòng biết ơn thành thực và hân hoan, chào đón các biểu thức thể lý của lòng yêu thương trong việc vuốt ve, ôm hôn và kết hợp tính dục. Đức Bênêđíctô XVI tuyên bố về điều này rất rõ ràng: “Khi người đàn ông mong trở thành thuần thần và bác bỏ xác thịt như chỉ thuộc về bản chất thú vật của anh ta mà thôi, thì cả tinh thần lẫn thân xác anh ta đều mất hết phẩm giá của chúng” (163). Vì lý do này, “người đàn ông không thể sống nguyên bằng một lòng yêu thương dâng hiến, đi xuống mà thôi. Họ không thể cho đi mãi, họ cũng phải tiếp nhận. Bất cứ ai muốn trao ban tình yêu thì cũng phải tiếp nhận tình yêu như một ơn phúc” (164). Ta cũng không bao giờ quên rằng sự thăng bằng nhân bản của ta có tính mong manh; một phần trong ta luôn chống đối sự tăng trưởng nhân bản thực sự, và bất cứ lúc nào, cái phần này cũng có thể cho xổ lồng nhiều khuynh hướng ban sơ (primitive) và ích kỷ nhất.
Hôn nhân và trinh khiết
158. “Nhiều người không kết hôn không những tận hiến cho gia đình riêng của họ mà thường còn phục vụ lớn lao trong các nhóm thân hữu, trong cộng đồng Giáo Hội và trong sinh hoạt nghề nghiệp của họ. Đôi khi, sự hiện diện và các đóng góp của họ bị coi thường, đem lại cho họ cả một cảm thức cô lập. Nhiều người đem tài năng của họ phục vụ cộng đồng Kitô Giáo qua các công việc bác ái và thiện nguyện. Nhiều người khác ở độc thân vì hiến đời mình để yêu thương Chúa Kitô và người lân cận. Sự tận tụy của họ đã làm gia đình, Giáo Hội và xã hội được phong phú lớn lao” (165).
159. Trinh khiết là một hình thức yêu thương. Như một dấu chỉ, nó nói với ta về việc xuất hiện của Nước Trời và nhu cầu phải tận hiến vì chính nghĩa Tin Mừng (xem 1Cr 7:32). Nó cũng phản ảnh sự viên mãn của Nước Trời, nơi “người ta không lấy vợ lấy chồng nữa” (Mt 22:30). Thánh Phaolô khuyên nên sống trinh khiết vì ngài mong chờ Chúa Giêsu trở lại nay mai và muốn mọi người chỉ nên chú tâm vào việc truyền bá Tin Mừng: “thời gian chẳng còn bao nhiêu” (1Cr 7:29). Tuy thế, ngài minh xác đây chỉ là ý kiến và ý thích riêng của ngài mà thôi (xem 1Cr 7:6-9), chứ không phải là điều Chúa Kitô đòi hỏi: “tôi không có chỉ thị nào của Chúa” (1Cr 7:25). Cũng vậy, ngài nhìn nhận giá trị của các ơn gọi khác nhau: “Mỗi người có đặc sủng riêng của họ do Thiên Chúa ban, kẻ thế này, người thế khác” (1Cr 7:7). Suy nghĩ về điều này, Thánh Gioan Phaolô II nhận định rằng các bản văn Thánh Kinh “không cho ta bất cứ lý do gì để quả quyết ‘sự thấp kém’ của hôn nhân hay ‘sự trổi vượt’ của trinh khiết hay độc thân.” (166) dựa vào việc tiết dục. Thay vì nói một cách tuyệt đối về sự trổi vượt của trinh khiết, ta chỉ cần nhấn mạnh rằng các bậc sống khác nhau bổ túc cho nhau, và do đó, một số người có thể hoàn thiện hơn ở một bậc, trong khi nhiều người khác lại hoàn thiện hơn ở một bậc khác. Alexander thành Hales, chẳng hạn, tuyên bố rằng theo một nghĩa nào đó, hôn nhân có thể được coi là trổi vượt hơn các bí tích khác, khi nó tượng trưng cho thực tại vĩ đại “Chúa Kitô kết hợp với Giáo Hội hay bản tính Thiên Chúa của Người kết hợp với bản tính nhân loại của Người” (167).
160. Thành thử, “không có vấn đề phải giảm giá trị của hôn nhân để đề cao đức tiết dục” (168). “Đặt điều này chống lại điều nọ là điều không hề có căn bản nào cả... Nếu, theo một truyền thống thần học nào đó, ta nói tới ‘bậc sống hoàn thiện’ (status perfectionis), thì điều này liên quan không phải tới chính đức tiết dục, mà tới toàn bộ cuộc sống đặt căn bản trên các lời khuyên Tin Mừng” (169). Người kết hôn có thể cảm nghiệm được mức độ đức ái cao nhất và nhờ đó, “vươn tới sự hoàn thiện vốn phát sinh từ đức ái, nhờ lòng trung thành với tinh thần của các lời khuyên này. Sự hoàn thiện như thế là điều có thể có và mọi người đàn ông và đàn bà đều có thể vươn tới” (170).
161. Giá trị của đức trinh khiết hệ ở việc nó tượng trưng cho một lòng yêu thương không cần chiếm hữu người khác; bằng cách này, nó phản ảnh sự tự do của Nước Trời. Đức trinh khiết khuyến khích các cặp vợ chồng sống lòng yêu thương phu phụ của họ trước tấm phông yêu thương dứt khoát của Chúa Kitô, cùng nhau đồng hành hướng về sự viên mãn của Nước Trời. Về phần nó, lòng yêu thương vợ chồng tượng trưng cho nhiều giá trị khác. Một đàng, nó đặc biệt phản ảnh sự kết hợp trọn vẹn trong đa dạng tìm thấy nơi Ba Ngôi. Gia đình cũng là dấu chỉ Chúa Kitô. Nó biểu hiện sự gần gũi của Thiên Chúa, Đấng vốn là một phần của mọi sự sống nhân bản, vì Người đã nên một với chúng ta qua việc nhập thể, qua cái chết và sự phục sinh của Người. Mỗi người phối ngẫu trở nên “một thân xác” với người kia như dấu chỉ sẵn sàng chia sẻ mọi sự với họ cho tới chết. Trong khi đức trinh khiết là dấu chỉ “cánh chung” của Chúa Kitô sống lại, thì hôn nhân là dấu chỉ “lịch sử”cho chúng ta đang sống trên thế gian, một dấu chỉ của Chúa Kitô trần thế, Đấng đã quyết định trở nên một với chúng ta và hiến mình cho chúng ta đến đổ cả máu Người ra. Trinh khiết và hôn nhân là, và phải là, những cách yêu thương khác nhau. Vì “ con người không thể sống nếu không có lòng yêu thương. Họ mãi là một hữu thể mà chính họ không tài nào hiểu nổi, đời họ cứ mãi vô nghĩa, nếu họ không được mạc khải về lòng yêu thương” (171).
162. Sống độc thân có thể có nguy cơ trở nên cuộc sống thoải mái một mình, đem lại tự do độc lập, di chuyển từ chỗ ở này, việc làm này hay chọn lựa này tới chọn lựa khác, tiêu tiền theo ý muốn và dành thì giờ với ai tùy thích. Trong những trường hợp như thế, chứng tá của các cặp vợ chồng trở nên hùng hồn một cách đặc biệt. Những người được kêu gọi sống trinh khiết có thể tìm thấy nơi một số cuộc hôn nhân một dấu chỉ rõ ràng lòng trung tín đầy quảng đại và bền bỉ của Thiên Chúa đối với giao ước của Người, và điều này khuyến khích họ sẵn sàng có đó cho người khác một cách cụ thể và quảng đại hơn. Nhiều cặp vợ chồng vẫn sống trung thành khi một trong hai người không còn quyến rũ nữa về thể lý hay không thể thỏa mãn các nhu cầu của người kia, bất chấp nhiều giọng nói trong xã hội đang khích lệ họ bất trung hay lìa bỏ nhau. Một bà vợ có thể chăm sóc người chồng bệnh hoạn của mình và nhờ thế, nhờ xích lại gần Thập Giá hơn, bà đổi mới cam kết yêu thương cho đến chết của mình. Trong một tình yêu như thế, phẩm giá của người yêu đích thực sáng rực lên, vì điều thích đáng hơn đối với đức ái quả là yêu hơn là được yêu (172). Trong nhiều gia đình, ta cũng có thể lưu ý tới sự hiện diện của một khả năng phục vụ quên mình và đầy yêu thương khi con cái tỏ ra gây rối và thậm chí tỏ ra vô ơn. Điều này khiến các cha mẹ đó trở thành dấu chỉ tình yêu tự ý và quên mình của Chúa Giêsu. Những trường hợp như thế khuyến khích các người độc thân sống cam kết đối với Nước Trời của họ một cách quảng đại và rộng lòng hơn. Ngày nay, hiện tượng thế tục hóa đã che khuất giá trị của việc kết hợp suốt đời và vẻ đẹp của ơn gọi hôn nhân. Vì lý do này, “điều cần là phải thâm hậu hóa việc hiểu biết các khía cạnh tích cực của tình yêu vợ chồng” (173).
Sự biến đổi của lòng yêu thương
163. Hiện nay, quãng đời dài hơn có nghĩa: các mối liên hệ gần gũi và độc chiếm hẳn sẽ kéo dài cả bốn, năm hay thậm chí sáu thập niên; thành thử, quyết định lúc ban đầu cần được thường xuyên canh tân. Dù một trong hai người phối ngẫu không còn cảm nghiệm được một thèm muốn tính dục mạnh mẽ nào nữa đối với người kia, nhưng họ vẫn thấy khoan khoái được thuộc về nhau, được biết rằng cả hai người họ đều không cô đơn nhưng vẫn có “người chung phần” (partner) mà với người này họ có thể chia sẻ mọi sự ở trong đời. Họ là người cùng đi trên hành trình cuộc sống, một người để cùng đương đầu với các khó khăn của cuộc sống và vui hưởng các khoan khoái của nó. Sự thỏa mãn này là một phần của tình âu yếm vốn là của riêng tình yêu vợ chồng. Không hề có bảo đảm là chúng ta sẽ cảm nhận như nhau suốt cả đời. Thế nhưng, nếu một cặp vợ chồng có thể cùng có với nhau một kế hoạch sống chung lâu dài, họ có thể yêu thương nhau và sống với nhau như một cho tới lúc cái chết chia rẽ họ, luôn hưởng được một sự thân mật phong phú hóa. Lòng yêu thương mà họ đoan hứa lớn hơn bất cứ xúc cảm, tâm tư hay tâm thức nào, dù nó có thể bao gồm tất cả những điều này. Nó là một lòng yêu thương sâu sắc hơn, một quyết định suốt đời của trái tim. Ngay giữa các tranh chấp chưa giải quyết và các tình huống xúc cảm lẫn lộn, hàng ngày họ vẫn tái khẳng định quyết định yêu thương, thuộc về nhau, chia sẻ cuộc sống chung và tiếp tục yêu thương và tha thứ của họ. Mỗi người tiến theo con đường lớn mạnh và phát triển bản thân. Trên hành trình này, lòng yêu thương hân hoan trong mọi bước đi và trong mọi giai đoạn mới lạ.
164. Trong cuộc sống của mọi cuộc hôn nhân, các hình dạng thể lý sẽ thay đổi, nhưng điều này không có nghĩa là lòng yêu thương và sự lôi cuốn sẽ phai mờ. Chúng ta yêu người khác vì con người của họ, chứ không phải chỉ là thân xác của họ. Dù thân xác có già đi, nó vẫn nói lên điều này: chính bản sắc bản thân đã chiếm hữu được trái tim ta. Cho dù những người khác không còn nhìn thấy vẻ đẹp của bản sắc đó, người phối ngẫu vẫn tiếp tục thấy nó bằng đôi mắt yêu thương và do đó, lòng âu yếm của họ không hề suy giảm. Họ tái khẳng định quyết định thuộc về người kia và phát biểu quyết định ấy trong một sự gần gũi trung thành và đầy yêu thương. Tính cao thượng của quyết định này, do cường độ và độ sâu của nó, phát sinh ra cả một thứ xúc cảm mới khi họ chu toàn sứ mệnh vợ chồng của họ. Vì “xúc cảm, được tạo ra bởi một hữu thể nhân bản khác trong tư cách một ngôi vị... tự nó hướng về hành vi vợ chồng” (174). Nó sẽ tìm ra các cách phát biểu mẫn cảm khác. Thực thế, lòng yêu thương “là thực tại đơn nhất, nhưng với nhiều chiều kích đa dạng; ở những thời điểm khác nhau, chiều kích này hay chiều kích nọ sẽ trồi lên một cách rõ ràng hơn” (175). Dây hôn phối tìm được các hình thức phát biểu mới và không ngừng đi tìm những cách mới mẻ để lớn lên mạnh mẽ. Cả hai điều này sẽ duy trì và củng cố sợi dây ấy. Chúng đòi một cố gắng hàng ngày. Tuy nhiên, tất cả đều bất khả nếu không có việc cầu nguyện để Chúa Thánh Thần đổ tràn ơn thánh của Người, sức mạnh siêu nhiên của Người và ngọn lửa siêu nhiên của Người, để củng cố, hướng dẫn và biến đổi lòng yêu thương của chúng ta trong mọi hoàn cảnh mới.
Kỳ sau: Chương Năm: Lòng Yêu Thương Sinh Hoa Trái
_______________________________________________________________________________________________________
(146) Đức Gioan Phaolô II, Bài Giáo Lý (22 tháng 10, 1980), 5: Insegnamenti III/2 (1980), 951.
(147) Ibid., 3.
(148) Id., Bài Giáo Lý, (24 tháng 9, 1980), 4: Insegnamenti III/2 (1980), 719.
(149) Bài Giáo Lý (12 tháng 11, 1980), 2: Insegnamenti III/2 (1980), 1133.
(150) Ibid., 4.
(151) Ibid., 5.
(152) Ibid., 1: 1132.
(153) Bài Giáo Lý (16 tháng 1, 1980), 1: Insegnamenti III/1 (1980), 151.
(154) Josef Pieper, Über die Liebe, Munich, 2014, 174. English: On Love, in Faith, Hope, Love, San Francisco, 1997, p. 256.
(155) Đức Gioan Phaolô II, Thông Điệp Evangelium Vitae (25 tháng 3, 1995), 23: AAS 87 (1995), 427.
(156) Đức Phaolô VI, Thông Điệp Humanae Vitae (25 tháng 7, 1968), 13: AAS 60 (1968), 489.
(157) Công Đồng Vatican II, Gaudium et Spes, 49.
(158) Bài Giáo Lý (18 tháng 6, 1980), 5: Insegnamenti III/1 (1980), 1778.
(159) Ibid., 6.
(160) Cf. Bài Giáo Lý (30 tháng 7, 1980), 1: Insegnamenti III/2 (1980), 311.
(161) Bài Giáo Lý (8 tháng 4, 1981), 3: Insegnamenti IV/1 (1981), 904.
(162) Bài Giáo Lý (11 tháng 8, 1982), 4: Insegnamenti V/3 (1982), 205-206.
(163) Thông Điệp Deus Caritas Est (25 tháng 12, 2005), 5: AAS 98 (2006), 221.
(164) Ibid., 7.
(165) Relatio Finalis 2015, 22.
(166) Bài Giáo Lý (14 tháng 4, 1982), 1: Insegnamenti V/1 (1982),
(167) Glossa in quatuor libros sententiarum Petri Lombardi, IV, XXVI, 2 (Quaracchi, 1957, 446).
(168) Đức Gioan Phaolô II, Bài Giáo Lý (7 tháng 4, 1982), 2: Insegnamenti V/1 (1982), 1127.
(169) Id., Bài Giáo Lý (14 tháng 4, 1982), 3: Insegnamenti V/1 (1982), 1177.
(170) Ibid. 1176.
(171) Id., Thông Điệp Redemptor Hominis (4 tháng 3, 1979), 10: AAS 71 (1979), 274.
(172) Cf. Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologiae, II-II, q. 27, art. 1.
(173) Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình, Family, Marriage and “De Facto” Unions (26 July 2000), 40.
(174) Đức Gioan Phaolô II, Bài Giáo Lý (31 tháng 10, 1984), 6:
Insegnamenti VII/2 (1984), 1072.
(175) Đức Bênêđíctô XVI, Thông Điệp Deus Caritas Est (25 tháng 12, 2005), 8: AAS 98 (2006), 224.
Chiều kích gợi dục của tình yêu
150. Tất cả các điều trên đem ta tới chiều kích tính dục của hôn nhân. Chính Thiên Chúa đã tạo ra tính dục, một ơn phúc kỳ diệu dành cho các tạo vật của Người. Nếu ơn phúc này cần được vun sới và điều hướng, thì chính là để ngăn ngừa “việc làm nghèo đi một giá trị chân chính” (146). Thánh Gioan Phaolô II bác bỏ chủ trương cho rằng giáo huấn của Giáo Hội là “một chối bỏ giá trị của tính dục con người” hoặc Giáo Hội chỉ dung tha tính dục “vì nó cần thiết cho việc sinh sản” (147). Thèm muốn tính dục không phải là một điều để khinh miệt và “không thể có bất cứ mưu toan nào nhằm nghi vấn sự cần thiết của nó” (148).
151. Đối với những người sợ rằng việc huấn luyện về đam mê và tính dục có thể làm người ta ít chú ý tới tính tự phát của tình yêu tính dục, Thánh Gioan Phaolô II trả lời rằng con người nhân bản “được kêu gọi tiến tới tính tự phát trọn vẹn và thuần thục trong các mối liên hệ của họ”, một sự thuần thục “là hoa trái tiệm tiến của việc biện phân các thôi thúc trong trái tim họ” (149). Điều này đòi phải có kỷ luật và tự chủ, vì mỗi con người nhân bản “đều phải kiên trì và nhất quán học biết ý nghĩa của thân xác mình” (150). Tính dục không phải là một phương thế để thỏa mãn hay giải trí; nó là một ngôn ngữ liên bản ngã nhờ đó người khác được coi trọng, trong phẩm giá thánh thiêng và bất khả xâm phạm của họ. Trong tư cách này, “trái tim con người tiến tới chỗ tham dự vào một thứ tự phát khác, có thể nói như thế” (151). Trong bối cảnh này, việc gợi tình xem ra đã bày tỏ tính dục con người một cách chuyên biệt. Nó giúp ta có khả năng khám phá ra “ý nghĩa hôn nhân của thân xác và phẩm giá chân chính của ơn phúc” (152). Trong các bài giáo lý của ngài về thần học thân xác, Thánh Gioan Phaolô II dạy rằng sự dị biệt hóa tính dục không những là “một nguồn phát sinh ra tính sinh hoa trái và sự sinh sản”, mà nó còn có “khả năng phát biểu lòng yêu thương: lòng yêu thương mà trong nó con người nhân bản trở thành một ơn phúc” (153). Một sự thèm muốn tính dục lành mạnh, dù được nối kết chặt chẽ với việc tìm kiếm khoái cảm, luôn bao hàm một cảm thức thán phục, và vì chính lý do này, nó có thể nhân bản hóa các thôi thúc.
152. Như thế, không có cách chi ta có thể coi chều kích gợi dục của tình yêu chỉ như một sự xấu được phép làm hay một gánh nặng được dung túng vì lợi ích gia đình. Đúng hơn, phải nhìn nó như một ơn phúc của Thiên Chúa nhằm phong phú hóa mối liên hệ vợ chồng. Trong tư cách một đam mê được thăng hoa bởi một tình yêu biết tôn trọng phẩm giá người khác, nó trở thành “lời khẳng định tinh trong, thuần khiết” nói lên sự kỳ công mà trái tim con người có khả năng thực hiện. Nhờ cách này, ta có thể cảm thấy “đời sống kết cục quả tốt lành và hạnh phúc”, dù chóng qua (154).
Bạo lực và thao túng
153. Dựa vào viễn kiến tích cực về tính dục nói trên, ta có thể tiếp cận toàn bộ chủ đề bằng một thái độ thực tiễn lành mạnh. Dù sao, sự thật vẫn là tính dục thường bị phi bản vị hóa và không lành mạnh: kết quả, “nó trở thành dịp và dụng cụ để tự khẳng định chính mình và để thoả mãn một cách ích kỷ các thèm muốn và bản năng bản thân” (155). Thời ta, tính dục có nguy cơ bị đầu độc bởi não trạng “dùng rồi vứt bỏ”. Thân xác của người khác thường bị coi như một đồ vật để sử dụng bao lâu nó còn làm ta thỏa mãn, và bị vứt bỏ khi không còn lôi cuốn nữa. Ta có thể thực sự làm ngơ hay bỏ qua các hình thức thống trị, ngạo mạn, lạm dụng, trụy lạc và bạo lực tính dục khôn nguôi vốn là sản phẩm của cái hiểu méo mó về tính dục không? Hay sự kiện này: phẩm giá người khác và ơn gọi yêu thương có tính nhân bản của ta do đó kết cục trở thành kém quan trọng hơn cái nhu cầu tối tăm đi “tìm chính mình” không?
154. Ta cũng biết rằng bên trong chính hôn nhân, tính dục có thể trở thành một nguồn gây đau khổ và thao túng. Do đó, cần phải tái khẳng định một cách rõ ràng rằng “một hành vi vợ chồng áp đặt lên người phối ngẫu mà không đếm xỉa gì tới điều kiện của họ, hay các ước muốn bản thân và hợp lý của họ trong vấn đề này, thì không phải là một hành vi yêu thương thực sự, và do đó, phạm tới trật tự luân lý trong việc áp dụng nó một cách đặc thù vào mối liên hệ thân mật vợ chồng” (156). Các hành vi thích đáng của việc kết hợp tính dục giữa chồng và vợ phù hợp với bản chất của tính dục như đã được Thiên Chúa ấn định khi chúng diễn ra “một cách thực sự nhân bản” (157). Thánh Phaolô nhấn mạnh rằng: “trong vấn đề này, đừng ai làm tổn thương hay lừa dối anh chị em mình” (1Tx 4:6). Cho dù Thánh Phaolô viết trong bối cảnh của nền văn hóa tổ phụ trong đó phụ nữ bị coi là hoàn toàn phụ thuộc đàn ông, tuy nhiên, ngài vẫn đã dạy rằng tình dục phải bao gồm việc thông đạt giữa các người phối ngẫu: ngài đưa ra khả thể trì hoãn các liên hệ tính dục trong một thời gian, nhưng phải “do thỏa thuận” (1Cr 7:5).
155. Thánh Gioan Phaolô II cảnh cáo một cách rất tinh tế rằng vợ chồng có thể “bị đe dọa bởi tính tham lam vô độ” (158). Nói cách khác, dù được kêu gọi mỗi ngày phải kết hợp sâu sắc hơn, họ có thể có nguy cơ xóa bỏ các dị biệt của mình và khoảng cách đúng đắn giữa hai người. Vì mỗi người đều có phẩm giá riêng và bất khả nhượng của mình. Khi việc thuộc về nhau biến thành sự thống trị, thì “cơ cấu hiệp thông trong các liên hệ liên bản ngã sẽ thay đổi một cách chủ yếu” (159). Trong luận lý học thống trị, người thống trị kết cục cũng sẽ bác bỏ chính phẩm giá của mình (160) và nhất định sẽ không còn “tự đồng nhất hóa với chính thân xác mình một cách chủ quan” nữa (161), vì đã tước mất của nó mọi ý nghĩa. Người này sống tính dục như thể trốn chạy chính mình và như thể từ bỏ cả vẻ đẹp của việc kết hợp.
156. Mọi hình thức khuất phục tính dục phải bị bác bỏ một cách rõ ràng. Việc này bao gồm mọi giải thích không thích đáng đối với đoạn văn trong thư gửi tín hữu Êphêsô trong đó Thánh Phaolô nói với các phụ nữ “phải tùng phục chồng” (Ep 5:22). Đoạn này phản ảnh các phạm trù văn hóa thời ấy, nhưng quan tâm của ta không liên hệ tới phạm trù văn hóa mà liên hệ tới sứ điệp mạc khải mà nó chuyên chở. Như Thánh Gioan Phaolô II đã khôn ngoan nhận xét: “lòng yêu thương loại trừ mọi thứ khuất phục qua đó, người vợ liều mình trở thành đầy tớ hay nô lệ của chồng... Cộng đồng hay sự hợp nhất mà họ nên thiết lập bằng hôn nhân được tạo lập bởi việc hiến thân cho nhau, cũng là việc tùng phục nhau” (162). Do đó, Thánh Phaolô nói tiếp rằng “các người chồng phải yêu thương vợ mình như chính thân thể mình” (Ep 5:28). Bản văn thánh kinh thực sự lưu ý tới việc khuyến khích mọi người khắc phục chủ nghĩa duy cá nhân tự mãn và không ngừng biết quan tâm tới người khác: “hãy tùng phục nhau” (Ep 5:21). Trong hôn nhân, việc ‘tùng phục” hỗ tương này mang một ý nghĩa đặc biệt, và được coi như một việc tự ý quyết định thuộc về nhau, có đặc điểm trung thành, tôn trọng và chăm sóc lẫn nhau. Tính dục luôn gắn chặt với việc phục vụ tình bạn phu thê này vì nó nhằm giúp người khác nên trọn vẹn.
157. Cũng thế, việc bác bỏ các lệch lạc về tính dục và sự gợi dục không bao giờ được dẫn ta tới chỗ hạ giá hay lãng quên tính dục và sự gợi dục ngay trong chúng. Không thể quan niệm lý tưởng hôn nhân hoàn toàn như một việc hiến thân và hy sinh quảng đại, trong đó mỗi người phối ngẫu phải từ khước mọi nhu cầu bản thân và chỉ đi tìm thiện ích của người kia, không hề quan tâm tới việc thỏa mãn bản thân. Ta cần nhớ rằng lòng yêu thương chân chính cũng cần có khả năng tiếp nhận người khác, chấp nhận chỗ yếu và các nhu cầu của chính mình, và, với lòng biết ơn thành thực và hân hoan, chào đón các biểu thức thể lý của lòng yêu thương trong việc vuốt ve, ôm hôn và kết hợp tính dục. Đức Bênêđíctô XVI tuyên bố về điều này rất rõ ràng: “Khi người đàn ông mong trở thành thuần thần và bác bỏ xác thịt như chỉ thuộc về bản chất thú vật của anh ta mà thôi, thì cả tinh thần lẫn thân xác anh ta đều mất hết phẩm giá của chúng” (163). Vì lý do này, “người đàn ông không thể sống nguyên bằng một lòng yêu thương dâng hiến, đi xuống mà thôi. Họ không thể cho đi mãi, họ cũng phải tiếp nhận. Bất cứ ai muốn trao ban tình yêu thì cũng phải tiếp nhận tình yêu như một ơn phúc” (164). Ta cũng không bao giờ quên rằng sự thăng bằng nhân bản của ta có tính mong manh; một phần trong ta luôn chống đối sự tăng trưởng nhân bản thực sự, và bất cứ lúc nào, cái phần này cũng có thể cho xổ lồng nhiều khuynh hướng ban sơ (primitive) và ích kỷ nhất.
Hôn nhân và trinh khiết
158. “Nhiều người không kết hôn không những tận hiến cho gia đình riêng của họ mà thường còn phục vụ lớn lao trong các nhóm thân hữu, trong cộng đồng Giáo Hội và trong sinh hoạt nghề nghiệp của họ. Đôi khi, sự hiện diện và các đóng góp của họ bị coi thường, đem lại cho họ cả một cảm thức cô lập. Nhiều người đem tài năng của họ phục vụ cộng đồng Kitô Giáo qua các công việc bác ái và thiện nguyện. Nhiều người khác ở độc thân vì hiến đời mình để yêu thương Chúa Kitô và người lân cận. Sự tận tụy của họ đã làm gia đình, Giáo Hội và xã hội được phong phú lớn lao” (165).
159. Trinh khiết là một hình thức yêu thương. Như một dấu chỉ, nó nói với ta về việc xuất hiện của Nước Trời và nhu cầu phải tận hiến vì chính nghĩa Tin Mừng (xem 1Cr 7:32). Nó cũng phản ảnh sự viên mãn của Nước Trời, nơi “người ta không lấy vợ lấy chồng nữa” (Mt 22:30). Thánh Phaolô khuyên nên sống trinh khiết vì ngài mong chờ Chúa Giêsu trở lại nay mai và muốn mọi người chỉ nên chú tâm vào việc truyền bá Tin Mừng: “thời gian chẳng còn bao nhiêu” (1Cr 7:29). Tuy thế, ngài minh xác đây chỉ là ý kiến và ý thích riêng của ngài mà thôi (xem 1Cr 7:6-9), chứ không phải là điều Chúa Kitô đòi hỏi: “tôi không có chỉ thị nào của Chúa” (1Cr 7:25). Cũng vậy, ngài nhìn nhận giá trị của các ơn gọi khác nhau: “Mỗi người có đặc sủng riêng của họ do Thiên Chúa ban, kẻ thế này, người thế khác” (1Cr 7:7). Suy nghĩ về điều này, Thánh Gioan Phaolô II nhận định rằng các bản văn Thánh Kinh “không cho ta bất cứ lý do gì để quả quyết ‘sự thấp kém’ của hôn nhân hay ‘sự trổi vượt’ của trinh khiết hay độc thân.” (166) dựa vào việc tiết dục. Thay vì nói một cách tuyệt đối về sự trổi vượt của trinh khiết, ta chỉ cần nhấn mạnh rằng các bậc sống khác nhau bổ túc cho nhau, và do đó, một số người có thể hoàn thiện hơn ở một bậc, trong khi nhiều người khác lại hoàn thiện hơn ở một bậc khác. Alexander thành Hales, chẳng hạn, tuyên bố rằng theo một nghĩa nào đó, hôn nhân có thể được coi là trổi vượt hơn các bí tích khác, khi nó tượng trưng cho thực tại vĩ đại “Chúa Kitô kết hợp với Giáo Hội hay bản tính Thiên Chúa của Người kết hợp với bản tính nhân loại của Người” (167).
160. Thành thử, “không có vấn đề phải giảm giá trị của hôn nhân để đề cao đức tiết dục” (168). “Đặt điều này chống lại điều nọ là điều không hề có căn bản nào cả... Nếu, theo một truyền thống thần học nào đó, ta nói tới ‘bậc sống hoàn thiện’ (status perfectionis), thì điều này liên quan không phải tới chính đức tiết dục, mà tới toàn bộ cuộc sống đặt căn bản trên các lời khuyên Tin Mừng” (169). Người kết hôn có thể cảm nghiệm được mức độ đức ái cao nhất và nhờ đó, “vươn tới sự hoàn thiện vốn phát sinh từ đức ái, nhờ lòng trung thành với tinh thần của các lời khuyên này. Sự hoàn thiện như thế là điều có thể có và mọi người đàn ông và đàn bà đều có thể vươn tới” (170).
161. Giá trị của đức trinh khiết hệ ở việc nó tượng trưng cho một lòng yêu thương không cần chiếm hữu người khác; bằng cách này, nó phản ảnh sự tự do của Nước Trời. Đức trinh khiết khuyến khích các cặp vợ chồng sống lòng yêu thương phu phụ của họ trước tấm phông yêu thương dứt khoát của Chúa Kitô, cùng nhau đồng hành hướng về sự viên mãn của Nước Trời. Về phần nó, lòng yêu thương vợ chồng tượng trưng cho nhiều giá trị khác. Một đàng, nó đặc biệt phản ảnh sự kết hợp trọn vẹn trong đa dạng tìm thấy nơi Ba Ngôi. Gia đình cũng là dấu chỉ Chúa Kitô. Nó biểu hiện sự gần gũi của Thiên Chúa, Đấng vốn là một phần của mọi sự sống nhân bản, vì Người đã nên một với chúng ta qua việc nhập thể, qua cái chết và sự phục sinh của Người. Mỗi người phối ngẫu trở nên “một thân xác” với người kia như dấu chỉ sẵn sàng chia sẻ mọi sự với họ cho tới chết. Trong khi đức trinh khiết là dấu chỉ “cánh chung” của Chúa Kitô sống lại, thì hôn nhân là dấu chỉ “lịch sử”cho chúng ta đang sống trên thế gian, một dấu chỉ của Chúa Kitô trần thế, Đấng đã quyết định trở nên một với chúng ta và hiến mình cho chúng ta đến đổ cả máu Người ra. Trinh khiết và hôn nhân là, và phải là, những cách yêu thương khác nhau. Vì “ con người không thể sống nếu không có lòng yêu thương. Họ mãi là một hữu thể mà chính họ không tài nào hiểu nổi, đời họ cứ mãi vô nghĩa, nếu họ không được mạc khải về lòng yêu thương” (171).
162. Sống độc thân có thể có nguy cơ trở nên cuộc sống thoải mái một mình, đem lại tự do độc lập, di chuyển từ chỗ ở này, việc làm này hay chọn lựa này tới chọn lựa khác, tiêu tiền theo ý muốn và dành thì giờ với ai tùy thích. Trong những trường hợp như thế, chứng tá của các cặp vợ chồng trở nên hùng hồn một cách đặc biệt. Những người được kêu gọi sống trinh khiết có thể tìm thấy nơi một số cuộc hôn nhân một dấu chỉ rõ ràng lòng trung tín đầy quảng đại và bền bỉ của Thiên Chúa đối với giao ước của Người, và điều này khuyến khích họ sẵn sàng có đó cho người khác một cách cụ thể và quảng đại hơn. Nhiều cặp vợ chồng vẫn sống trung thành khi một trong hai người không còn quyến rũ nữa về thể lý hay không thể thỏa mãn các nhu cầu của người kia, bất chấp nhiều giọng nói trong xã hội đang khích lệ họ bất trung hay lìa bỏ nhau. Một bà vợ có thể chăm sóc người chồng bệnh hoạn của mình và nhờ thế, nhờ xích lại gần Thập Giá hơn, bà đổi mới cam kết yêu thương cho đến chết của mình. Trong một tình yêu như thế, phẩm giá của người yêu đích thực sáng rực lên, vì điều thích đáng hơn đối với đức ái quả là yêu hơn là được yêu (172). Trong nhiều gia đình, ta cũng có thể lưu ý tới sự hiện diện của một khả năng phục vụ quên mình và đầy yêu thương khi con cái tỏ ra gây rối và thậm chí tỏ ra vô ơn. Điều này khiến các cha mẹ đó trở thành dấu chỉ tình yêu tự ý và quên mình của Chúa Giêsu. Những trường hợp như thế khuyến khích các người độc thân sống cam kết đối với Nước Trời của họ một cách quảng đại và rộng lòng hơn. Ngày nay, hiện tượng thế tục hóa đã che khuất giá trị của việc kết hợp suốt đời và vẻ đẹp của ơn gọi hôn nhân. Vì lý do này, “điều cần là phải thâm hậu hóa việc hiểu biết các khía cạnh tích cực của tình yêu vợ chồng” (173).
Sự biến đổi của lòng yêu thương
163. Hiện nay, quãng đời dài hơn có nghĩa: các mối liên hệ gần gũi và độc chiếm hẳn sẽ kéo dài cả bốn, năm hay thậm chí sáu thập niên; thành thử, quyết định lúc ban đầu cần được thường xuyên canh tân. Dù một trong hai người phối ngẫu không còn cảm nghiệm được một thèm muốn tính dục mạnh mẽ nào nữa đối với người kia, nhưng họ vẫn thấy khoan khoái được thuộc về nhau, được biết rằng cả hai người họ đều không cô đơn nhưng vẫn có “người chung phần” (partner) mà với người này họ có thể chia sẻ mọi sự ở trong đời. Họ là người cùng đi trên hành trình cuộc sống, một người để cùng đương đầu với các khó khăn của cuộc sống và vui hưởng các khoan khoái của nó. Sự thỏa mãn này là một phần của tình âu yếm vốn là của riêng tình yêu vợ chồng. Không hề có bảo đảm là chúng ta sẽ cảm nhận như nhau suốt cả đời. Thế nhưng, nếu một cặp vợ chồng có thể cùng có với nhau một kế hoạch sống chung lâu dài, họ có thể yêu thương nhau và sống với nhau như một cho tới lúc cái chết chia rẽ họ, luôn hưởng được một sự thân mật phong phú hóa. Lòng yêu thương mà họ đoan hứa lớn hơn bất cứ xúc cảm, tâm tư hay tâm thức nào, dù nó có thể bao gồm tất cả những điều này. Nó là một lòng yêu thương sâu sắc hơn, một quyết định suốt đời của trái tim. Ngay giữa các tranh chấp chưa giải quyết và các tình huống xúc cảm lẫn lộn, hàng ngày họ vẫn tái khẳng định quyết định yêu thương, thuộc về nhau, chia sẻ cuộc sống chung và tiếp tục yêu thương và tha thứ của họ. Mỗi người tiến theo con đường lớn mạnh và phát triển bản thân. Trên hành trình này, lòng yêu thương hân hoan trong mọi bước đi và trong mọi giai đoạn mới lạ.
164. Trong cuộc sống của mọi cuộc hôn nhân, các hình dạng thể lý sẽ thay đổi, nhưng điều này không có nghĩa là lòng yêu thương và sự lôi cuốn sẽ phai mờ. Chúng ta yêu người khác vì con người của họ, chứ không phải chỉ là thân xác của họ. Dù thân xác có già đi, nó vẫn nói lên điều này: chính bản sắc bản thân đã chiếm hữu được trái tim ta. Cho dù những người khác không còn nhìn thấy vẻ đẹp của bản sắc đó, người phối ngẫu vẫn tiếp tục thấy nó bằng đôi mắt yêu thương và do đó, lòng âu yếm của họ không hề suy giảm. Họ tái khẳng định quyết định thuộc về người kia và phát biểu quyết định ấy trong một sự gần gũi trung thành và đầy yêu thương. Tính cao thượng của quyết định này, do cường độ và độ sâu của nó, phát sinh ra cả một thứ xúc cảm mới khi họ chu toàn sứ mệnh vợ chồng của họ. Vì “xúc cảm, được tạo ra bởi một hữu thể nhân bản khác trong tư cách một ngôi vị... tự nó hướng về hành vi vợ chồng” (174). Nó sẽ tìm ra các cách phát biểu mẫn cảm khác. Thực thế, lòng yêu thương “là thực tại đơn nhất, nhưng với nhiều chiều kích đa dạng; ở những thời điểm khác nhau, chiều kích này hay chiều kích nọ sẽ trồi lên một cách rõ ràng hơn” (175). Dây hôn phối tìm được các hình thức phát biểu mới và không ngừng đi tìm những cách mới mẻ để lớn lên mạnh mẽ. Cả hai điều này sẽ duy trì và củng cố sợi dây ấy. Chúng đòi một cố gắng hàng ngày. Tuy nhiên, tất cả đều bất khả nếu không có việc cầu nguyện để Chúa Thánh Thần đổ tràn ơn thánh của Người, sức mạnh siêu nhiên của Người và ngọn lửa siêu nhiên của Người, để củng cố, hướng dẫn và biến đổi lòng yêu thương của chúng ta trong mọi hoàn cảnh mới.
Kỳ sau: Chương Năm: Lòng Yêu Thương Sinh Hoa Trái
_______________________________________________________________________________________________________
(146) Đức Gioan Phaolô II, Bài Giáo Lý (22 tháng 10, 1980), 5: Insegnamenti III/2 (1980), 951.
(147) Ibid., 3.
(148) Id., Bài Giáo Lý, (24 tháng 9, 1980), 4: Insegnamenti III/2 (1980), 719.
(149) Bài Giáo Lý (12 tháng 11, 1980), 2: Insegnamenti III/2 (1980), 1133.
(150) Ibid., 4.
(151) Ibid., 5.
(152) Ibid., 1: 1132.
(153) Bài Giáo Lý (16 tháng 1, 1980), 1: Insegnamenti III/1 (1980), 151.
(154) Josef Pieper, Über die Liebe, Munich, 2014, 174. English: On Love, in Faith, Hope, Love, San Francisco, 1997, p. 256.
(155) Đức Gioan Phaolô II, Thông Điệp Evangelium Vitae (25 tháng 3, 1995), 23: AAS 87 (1995), 427.
(156) Đức Phaolô VI, Thông Điệp Humanae Vitae (25 tháng 7, 1968), 13: AAS 60 (1968), 489.
(157) Công Đồng Vatican II, Gaudium et Spes, 49.
(158) Bài Giáo Lý (18 tháng 6, 1980), 5: Insegnamenti III/1 (1980), 1778.
(159) Ibid., 6.
(160) Cf. Bài Giáo Lý (30 tháng 7, 1980), 1: Insegnamenti III/2 (1980), 311.
(161) Bài Giáo Lý (8 tháng 4, 1981), 3: Insegnamenti IV/1 (1981), 904.
(162) Bài Giáo Lý (11 tháng 8, 1982), 4: Insegnamenti V/3 (1982), 205-206.
(163) Thông Điệp Deus Caritas Est (25 tháng 12, 2005), 5: AAS 98 (2006), 221.
(164) Ibid., 7.
(165) Relatio Finalis 2015, 22.
(166) Bài Giáo Lý (14 tháng 4, 1982), 1: Insegnamenti V/1 (1982),
(167) Glossa in quatuor libros sententiarum Petri Lombardi, IV, XXVI, 2 (Quaracchi, 1957, 446).
(168) Đức Gioan Phaolô II, Bài Giáo Lý (7 tháng 4, 1982), 2: Insegnamenti V/1 (1982), 1127.
(169) Id., Bài Giáo Lý (14 tháng 4, 1982), 3: Insegnamenti V/1 (1982), 1177.
(170) Ibid. 1176.
(171) Id., Thông Điệp Redemptor Hominis (4 tháng 3, 1979), 10: AAS 71 (1979), 274.
(172) Cf. Thánh Tôma Aquinô, Summa Theologiae, II-II, q. 27, art. 1.
(173) Hội Đồng Giáo Hoàng về Gia Đình, Family, Marriage and “De Facto” Unions (26 July 2000), 40.
(174) Đức Gioan Phaolô II, Bài Giáo Lý (31 tháng 10, 1984), 6:
Insegnamenti VII/2 (1984), 1072.
(175) Đức Bênêđíctô XVI, Thông Điệp Deus Caritas Est (25 tháng 12, 2005), 8: AAS 98 (2006), 224.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét