Trang

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

10-03-2013 : (phần II) CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY năm C


CHÚA NHẬT 10/03/2013

CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY năm C

(Phần II)



SỐNG LỜI CHÚA

CHÚA NHẬT IV MÙA CHAY

(Lc 15,1-3.11-32)

Dẫn
Chúa là Người Cha nhân hậu, giàu lòng lòng yêu thương, cảm thông và sẵn sàng tha thứ những lầm lỗi của chúng ta, một khi chúng ta nhận ra sai lỗi và quyết tâm đổi mới đời sống. Đó là nội dung của sứ điệp lời Chúa hôm nay gởi đến chúng ta. Xin cho chúng ta cảm nhận được tình yêu của Chúa mà quyết tâm từ bỏ tội lỗi, quay về sống trong ân sủng của Người.

Chia sẻ
Người đời thường nói: con cưng là con hư. Nếu cưng không đúng cách sẽ làm hư hỏng con cái.

Nhưng con đã hư rồi thì liều thuốc duy nhất để chữa là tình thương.

Tin mừng hôm nay, không trình bày cho chúng ta biết trước khi hai người con hư, người cha đã yêu thương chúng như thế nào. Nhưng chỉ cho ta biết, người cha đã dùng tấm lòng yêu thương tha thiết để cảm hóa hai đứa con sau khi chúng đã ra hư đốn.

Người con thứ: Nhẫn tâm cắt đứt tình cha và sẵn sàng bỏ nghĩa anh em, gom lấy nữa phần gia sản gia đình ra đi phiêu lưu tìm cảm giác lạ.

Từ nay thay vì ngủ nhà cha, anh ngủ nhà trọ. Thay những bữa cơm đơn sơ ở nhà cha bằng những bữa tiệc linh đình nơi nhà hàng sang trọng. Thay vòng tay yêu thương chân tình của cha già, bằng những vòng tay ân ái gian trá của các kiều nữ trẻ trung xinh đẹp.

Nhưng khách sạn dù có thoải mái, cơm nhà hàng dù có sang trọng đặc biệt, và nằm trong vòng tay của các kiều nữ chân dài dù êm ái, thì rồi anh cũng chẳng thấy bình an và hạnh phúc. Kết quả của phiêu lưu tìm cảm giác lạ trong thác loạn đã làm anh tan gia bại sản, thân xác tiều tụy và đau khổ, kiếp sống không ra con người.
Dẫu thế tình cha vẫn ấm áp như ngày nào. Vui mừng chào đón người con như thượng khách. Sẵn sàng tha thứ, yêu thương. Tình yêu vẫn nguyên vẹn tha thiết và nồng nàn như xưa.

Người con cả cũng chẳng hơn gì đứa em hư hỏng. dù cần cù lam lũ, không hề bất tuân lệnh cha. Nhưng trong đầu anh lại có nhiều toan tính, lòng anh còn đầy ích kỷ và ghen tỵ. Trong khi mọi người vui mừng vì em mình "đã chết nay sống lại đã mất nay tìm thấy". Vậy mà anh lại kể công và phân bì với em mình cùng cha già. Trong khi người cha không hề coi anh là người ngoài thì chính anh lại xem mình là kẻ xa lạ vì không thừa nhận mình là con cha và là người anh của đứa con thứ: “ Cha coi đã bao năm con hầu hạ Cha, thế mà chưa bao giờ Cha cho lấy một con bê con để ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con cha kia ( không phải là em con), sau khi nuốt hết của cải của cha với bọn đĩ điếm, nay trở về, cha lại cho con bê béo ăn mừng”.

Thấu hiểu hết lòng con, người cha ra năn nỉ con vào chia sẻ niềm vui và ân cần giải thích cho con hiểu rằng: nó là em con và con là con cha. Cha muốn con vui trong phận làm con và làm anh và hãy vui mừng và hãnh diện vì luôn được sống trong tình thương của cha.

Hình ảnh của hai đứa con trong dụ ngôn có lúc cũng hiện diện nơi mỗi chúng ta. Có lúc ta cũng muốn chối bỏ Chúa, bỏ đạo, bỏ nhà thờ. Có lúc chúng ta cũng muốn phiêu lưu tìm cảm giác lạ quá độ của bia rượu, thuốc lá, cà phê, trai gái, bất trung và sa đoạ như đứa con thứ. Cũng lắm lúc chúng ta sống trong ít kỷ tham lam toan tính, tìm lợi mình, muốn hại người. nuông chiều và nuôi dưỡng lòng ghanh tị. Cảm thấy khó chiụ khi ai đó giàu hơn chúng ta, giỏi hơn chúng ta, đạo đức hơn chúng ta, được nhiều người thương mến hơn chúng ta.

Chúa Người Cha thấu hiểu lòng của mỗi chúng ta. Nhưng Chúa cũng là Đấng giàu lòng yêu thương tha thứ, mong muốn ta nhận ra lầm lỗi mà sửa đổi. Mùa chay là mùa trở về, xin cho chúng ta biết bỏ đi con đường đi hoang tội lỗi mà can đảm quay về nhà Cha để cảm nhận tình của Cha yêu ta là dường nào. Nhờ thế ta quyết tâm đổi mới đời sống mỗi ngày nên tốt hơn, hầu xứng đáng với tình yêu của Cha dành cho chúng ta.


Giáo Lý Phúc Âm - CHÚA NHẬT  IV MÙA CHAY NĂM C - ngày 10.3.2013
Sách Giôsuê 5, 9a, 10-12; Thư II Thánh Phaolô gửi Côrintô II Cor.5,17-21
và Phúc  Âm Luca 15, 1- 3, 11-32

I.                   Giáo Huấn P.Â.:

            Thiên Chúa là Đấng Cứu Độ và hay tha thứ.
            Tội lỗi là bất hạnh, là xa rời tình thương Chúa như người con hoang bỏ nhà ra đi.  
            Tội lỗi đưa con người vào cảnh đói khổ, rách rưới, nô lệ và bị bỏ rơi cô đơn trần trụi.  
            Sám hối có nghĩa là quay về với Chúa là Cha. Chỉ có nơi Chúa, nơi nhà Cha mới có tình thương, có hạnh phúc và có tương lai. Đứa con hoang được vui mừng đón nhận, phục hồi quyền làm con: đeo nhẫn, mang giày mới và tương lai thừa kế gia sản. 
            Ai cũng có tội. Ai cũng có lúc bỏ nhà Cha và đi hoang. Xin luôn nhớ: Không có ai bằng Chúa, không đâu bằng nhà Cha mình. Nơi Chúa, nơi nhà Cha, người ta được hưởng tình yêu thương và tương lai được thừa hưởng hạnh phúc thiên đàng.

II.               Vấn nạn P.Â.    
“Những người thu thuế và những người tội lỗi thường đến gần Chúa Giêsu mà nghe Người” Họ như thế nào trong xã hội? Tại sao Chúa lại thích gần gũi với họ? 
           
Những người thu thuế thường cũng được gọi là publicans. Ngữ nguồn từ tiếng La-tinh publicus, có nghĩa là người trông nom những nơi công cộng như quán rượu, nhà cửa, dinh thự công cộng. Trong Kinh Thánh Tân Ước và trong thế kỷ đầu công nguyên, người thu thuế là người làm việc cho đế quốc La Mã. Họ được xếp vào hạng người bất chính và tội lỗi. Bất chính vì làm việc cho đế quốc La Mã, chuyên thu thuế bóc lột dân nghèo. Tội lỗi vì thường lấy thuế quá luật qui định, gian tham để có cuộc sống sung túc trên xương máu của người khác. 
      
Nên chúng ta thấy Phúc Âm hôm nay nói: “Những người thu thuế và những người tội lỗi” coi như  là một hạng người. Hay nói khác đi: Thu thuế là tội lỗi. Chúng ta cũng thấy rõ cái nhìn nầy nơi Phúc Âm Luca 18:9-14 tường thuật câu chuyện người Pharisêu công chính và người thu thuế tội lỗi lên đến thờ cầu nguyện. Nhìn nhận mình là tội nhân nến người thu thuế đứng cuối nhà thờ âm thầm cầu nguyện, đấm ngực xin ơn tha tội. Còn người Pharisêu tự cho mình là công chính, đứng giữa nhà thờ lớn tiếng kể công và đòi phần thưởng. 
      
Luca 5,27-32 thuật lại câu chuyện chúa kêu gọi Lêvi đang hành nghề thu thuế. Ông bỏ mọi sự, mời Chúa về nhà dùng bữa và theo làm tông đồ Chúa. Matthêu, Tông Đồ và thánh sử. Luca chương 19 tường thuật chuyện Ông Giakêu, viên thu thuế giàu có, tò mò leo lên cây cao để nhìn trộm Chúa. Chúa phát hiện, đến trọ ở nhà Ông. Ông tự nguyện phân phát của cải cho người nghèo và đền bù cân xứng cho những ai bị bóc lột. Chúa đã tuyên bố “Ơn cứu độ đã đến với nhà nầy” Phúc Âm cũng không quên tường thuật chi tiết là người Do Thái sầm xì vì Chúa đến dùng bữa nơi nhà người thu thuế tội lỗi như Lêvi và Giakêu. Đối với họ, “thật chướng mắt vì Chúa đồng bàn với phường tội lỗi!”   
      
Nhưng Chúa Giêsu lại thích qua lại và làm bạn với những người bị coi là tội lỗi. Vì đó là sứ mệnh của Chúa Giêsu: 
            Chúa  được sai đến với chiên lạc nhà Israel như trong Phúc Âm Matthêu 15, 24 
            Chúa  đến để kêu gọi người tội lỗi chứ không phải người công chính như trong Luca 5, 32 và trong Phúc Âm Gioan 3,17. 
            Chúa như người chủ chiên nhân hậu sẵn sàng bỏ 99 con chiên không lạc để băng rừng vuợt suối tìm cho được con chiên lạc và khi tìm được thì vác trên vai … như trong Matthêô 18:12-14 và Luca 15:3-7      
            Những người tội lỗi, thu thuế và đỉ điếm… nếu biết sám hối sẽ vào Nước Thiên Chúa trước những người tự cho mình là công chính hay tự hào mình thuộc dòng dõi Abraham như trong Matthêô 21:28-32 hay trong Matthêô 7, 21 
            Những thợ làm vườn nho cũ bất trung và sát nhân đã bị thay thế bằng dân tộc mới, dân của thời đại Tân Ước như trong Luca 20, 9-19.  
            Mọi người được kêu gọi vào dự tiệc cưới, được mời gọi chung hưởng hạnh phúc nước trời trong Luca 14,12-24   
       
             “Hoang đàng tức bỏ nhà đi. Bỏ nhà đi có nghĩa là bỏ cả Cha Mẹ. Sao trong Phúc Âm chỉ nói đến cha mà không nói đến mẹ? Không lẽ chỉ có Cha mới tỏ lòng nhân hậu mong con hoang trở về? Còn người Mẹ của đứa con hoang thì sao? Chúa không có phái tính nhưng lại hay so sánh với người Cha? 
      
Dụ  ngôn thường được định nghĩa là một câu chuyện giả tưởng nhưng lại rất gần với thực tế cuộc sống. Dụ ngôn được dùng để làm cho thính giả hay đọc giả hiểu được dễ dàng những sự thật luân lý hay tôn giáo mà tác giả muốn trình bày.
     
 Người ta đếm được tới 37 dụ ngôn trong Tân Ước được Chúa Giêsu dùng để diễn đạt chân lý đức tin hay luân lý mà Chúa muốn truyển đạt cho dân chúng thời bấy giờ. Phúc âm nói rõ là dân chúng hiểu chúa nhắm ai trong dụ ngôn Chúa kể. Trong dụ ngôn những tá điền bất trung, Mt 21:33-46; Mk 12:1-12; Lk 20:9-19, người Biệt Phái hiểu là Chúa muốn chỉ trích họ.
      
Dụ ngôn con trai hoang đàng không là chuyện thật. Sự  thật mà Chúa muốn trình bày qua dụ ngôn là  Thiên Chúa nhân hậu và giàu lòng thương xót. Chúa như  Cha Mẹ luôn muốn điều tốt đẹp cho con mình, sẵn sàng tha thứ và trả lại cho con mình những gì đã bị mất mát do lỡ dại đi hoang hay do sa ngã phạm tội. Câu nói “Chúa như Cha Mẹ” không có ý xác định Chúa là cặp vợ chồng có phái tính nam và nữ. Khi Chúa Giêsu dùng dụ ngôn người con trai hoang đàng và người Cha nhân hậu, không có nghĩa là Chúa phớt lờ vai trò của người Mẹ. Nhưng đây là cảnh mà người ta thấy xảy ra trong cuộc sống: Người Cha là chủ gia đình, điều khiển gia đình và có trách nhiệm tạo lập gia sản và phân chia gia sản cho con cái. Đương nhiên có vai trò của người Mẹ, của phụ nữ, nhưng rất mờ nhạt theo phong tục thời bấy giờ. Thí dụ Phúc Âm Marcô 6, 34-44 nói: Chúa hoá bánh ra nhiều nuôi năm ngàn người ăn no, không kể đàn bà và trẻ con. 
      
Người Do Thái thời Chúa Giêsu, sống dưới ách đô hộ của  đế quốc La Mã, chắc chắn họ không tránh khỏi ảnh hưởng của văn hoá và tập tục Roma. Người La Mã nỗi tiếng về trật tự xã hội và quyền lãnh đạo. Quyền tối thượng của đế quốc là nơi hoàng đế La Mã. Quyền tối thượng trong mỗi gia đình là nơi người Cha gọi là paterfamilias và người Cha có quyền tề gia, gọi là Patria potestas. Chỉ có người Cha là gương mặt nỗi bật trong mỗi gia đình. Ông có toàn quyền xếp đặt việc học, việc làm, việc cưới hỏi và việc thừa hưởng gia sản cho con cái ông. Vai trò người phụ nữ hoàn mờ nhạt. Phụ nữ thời ấy sống trong âm thầm và tùng phục.
      
So sánh Chúa như người Cha nhân hậu hay gọi Chúa là  Cha như trong Kinh Lạy Cha, hay Chúa Giêsu cầu nguyện trong vườn cây dầu, nói “Xin Cha cất chén đắng nầy xa con…” hay trong cơn hấp hối trên cây Thánh Giá, Chúa thều thào “Cha ơi, sao Cha bỏ con…” Tất cả là Cha chứ không có mẹ.  Dù gọi Thiên Chúa Cha là Cha, nhưng Chúa Giêsu không có ý nói Cha mình là đàn ông. Vả lại Thiên Chúa vô hình thì làm sao có phái tính? Chúng ta là những người theo Chúa Giêsu. Chúa Giêsu gọi Thiên Chúa là Cha và dạy chúng ta cầu nguyện với Thiên Chúa là Cha. Chúng ta không có cách chọn lựa nào khác. Nên sẽ rất sai lầm khi có người cầu nguyện “Lạy Cha Mẹ chúng con ở trrên trời…” để gọi là bốc thơm phụ nữ trong xã hội Lady First nầy.
           
Dụ ngôn là chuyện không có thật, nhưng gần với cuộc sống, được dùng để diễn đạt một chân lý  tôn giáo có thật. Từ thời đó cho tới nay ai cũng hiểu dụ ngôn người con hoang đàng và người Cha nhân hậu theo lối dùng dụ ngôn của Chúa Giêsu. Nên nếu chúng ta để cập đến phái tính tức phải có cả Cha lẫn mẹ thì sẽ là hình ảnh rất xa lạ với cuộc sống thời ấy. Nếu thế, Phúc Âm sẽ phải nói là: Xin Cha Mẹ chia gia tài cho con…thì sẽ thành chuyện không thể có trong cuộc sống thời đó. Cũng như Chúa phải dùng dụ ngôn con trai hoang đàng chứ không thể có dụ ngôn con gái hoang đàng. Vì không thể có chuyện con gái đi hoang trong xã hội thời bấy giờ.
   
            Ý nghĩa của việc “Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, rồi bắt bê béo làm thịt ăn mừng vì…?
      
“Người Cha đã chia của cải…Ít ngày sau, người con thứ thu xếp tất cả và trảy đi phương xa..”
            Người ta thắc mắc và đổ thừa cho người Cha: Biết con trai mình sắp rời khỏi nhà đi hoang, tại sao không cản mà còn chia phần gia tài…người Cha có lỗi trong việc con trai mình đi hoang.

            Không đúng!
            Phúc âm nhằm trình bày một quyết định đầy tự do của người con trai thứ. Chính anh chọn con đường xa rời nhà Cha mình để đi theo con đường mình hoạch định. Một hành động xấu chỉ thành tội khi chúng ta tự do chọn làm điều xấu.  Nên khi người con hoang quay về đã thú tội “con thật đắc tội với Trời và với Cha!” 

            Khi chọn xa rời nhà cha mình với phần gia sản  được chia, người con trai đã chính thức cắt đứt quan hệ phụ tử tình thâm với Cha già  và tự khai trừ mình khỏi gia đình. Nên khi quay về, anh ta chỉ mong được làm đầy tớ, tức người không còn phần thừa tự gia sản. 
      
Mặc áo đẹp, xỏ nhẫn vào ngón tay, mang dép mới, giết bê béo ăn mừng… là những cử chỉ  không chỉ để chưng diện cho đứa con hoang tã  tơi. Giết bê béo ăn mừng không chỉ là bữa tiệc chia vui với xóm giềng. Tất cả là một nghi thức chính thức tái tạo tình phụ tử và quyền thừa kế cho người con đi hoang “Vì con ta đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy” Chỉ có con cái trong nhà, nhất là con trai thừa tự mới được mặc áo đẹp, mới được đeo nhẫn… Người Cha phục hồi địa vị làm con cho đứa con hoang “không đáng gọi là con”  
      
Người con cả không chịu vào nhà, vì tính ích kỷ, hẹp hòi… nhưng anh cũng có phần công bằng. Ác giả ác báo! Gieo gió phải gặt bão! Ở hiền gặp lành, ở ác gặp dữ. Quan niệm luân lý tự nhiên. Thật bực mình vì anh không thể đo lường được lòng nhân hậu quá lớn của người Cha: Phục hồi quyền làm con, quyền thừa tự một cách quá dễ dàng cho “thằng mất dạy!”, việc làm vượt ngoài ức đoán của đứa con hoang và của tất cả mọi người (đựa vào giải thích của L.M. Hồng Phúc, DCCT trong quyển Suy Niệm Lời Chúa Năm C trang 53-54) 

      Khi phạm tội là rời bỏ nhà Cha, là chúng ta bỏ Chúa.
      Khi phạm tội, con người tự chọn cho mình con đường không có Chúa, mất ân thánh sủng.
      Khi phạm tội, con người chối từ phần gia tài dành sẵn cho mình trên Trời. 
      Khi sám hối và xưng tội:
      Quay về nhà Cha
      Được hoàn trả mọi ân huệ nhất là quyền làm con và phần thưởng nước thiên đàng.
      Cả  triều thần thánh vui mừng. 
      Lòng nhân hậu của Chúa vượt xa mọi ức đoán của con người:
      Ôm chầm lấy đứ con hoang.
      Không một lời phiền trách hay nhắc đến tội đã phạm.
      Không ra một hình phạt nào. Nhưng ban ân huệ, ban sự phục hồi địa vị làm con.
      Chúa luôn sẵn sàng tha thứ  

III.            Thực hành P.Â.:

Lòng nhân ái và tình thương tha thứ có sức chinh phục người khác.
            Tại sao người con hoang quay về với Cha già? 
            Vì  đói khát, đau khổ, bất hạnh…hay vì lòng nhân hậu vô bờ bến của người Cha. 

             Đến Roma, đứng ở quảng trường Thánh Phêrô đối diện với đến thờ, chúng ta thấy gần bên tay phải khoảng giữa giữa có một viên gạch vuông khác màu so với những đá lót khác. Người ta đánh dấu nơi Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bị Ahmed Ali Agca bắn trọng thương ngày 13.5.1981. Viên đạn quyết tử, nhắm tim, nhưng Ali tránh đứa bé gái mà ĐGH vừa bế lên, nên Ngài còn sống. Viên đạn đó đã được mang đặt ở nhà chầu, trước Vương Cung Thánh Đường Fatima, bên cây sối to, nơi Đức Mẹ hiện ra cho 3 trẻ: Lucia, Jacinta và Phanxicô năm 1917. Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã vào tận nhà tù của thăm Ali. Ngài hoàn toàn tha thứ. Ali bị cảm hoá bời lòng nhân hậu của Đức Giáo Hoàng.  Hay tin Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô mất ngày mất 2 tháng 4 năm 2005, anh đã xin đi dự lễ an táng Ngài.

      Đơn xin không được chấp thuận, nhưng lòng anh đã khắc sâu hình ảnh con người nhân hậu đã sẵn sàng tha thứ cho người ám sát mình. Lòng nhân hậu  được ghi nhớ muôn  đời.

            Tháng 2 năm 2000, ĐGH Gioan Phaolô II đi hành hương thánh địa Do Thái. Một người đàn bà Do Thái tên Edith Wier đã đến xin diện kiến Đức Thánh Cha và tường thuật cho cả thế giới về lòng nhân hậu của một linh mục trẻ, tên Karol Voitija, 
      
Gần  50 mươi năm trước, bà còn là một thiếu nữ trẻ vừa được thả khỏi trại giam của Đức Quốc Xã trên đất Ba Lan gần giáo xứ của Cha Karol Voitija. Bị giam lâu ngày, khi được thả ra, bà đói lã ngã gục trên đường rời trại. Bỗng có một linh mục trẻ, tướng cao và đẹp trai xuát hiện. Linh mục mang cho cô bé nầy bánh, nước và khăn lau. Sau đó vị linh mục đã cõng cô bé gái trên lưng, vượt hơn 3 cây số đến trạm xe lửa để cô ta có thể trở vế nguyên quán. Gần cả đời mình, bà Edith vẫn nhớ hình ảnh giàu lòng thương xót và từ tâm của linh mục Karol. Bà đã được gặp lại vị ân nhân từ tâm. Bà đã toại nguyện khi được ca ngợi lòng nhân hậu của Đức Thánh Cha cho cả thế giới biết. 
            
Lòng nhân hậu và tình yêu thương tha thứ là lời kêu gọi mạnh nhất  để hoán cải, để quay về nhà Cha. Chúng ta quên nhiều chuyện, nhưng thường chúng ta khó quên những ánh mắt nhân hậu, những con người giàu lòng thương xót và từ tâm. Hay quay lại với Chúa là Đấng nhân hậu và hãy làm cho người khác nhớ đến mình vì mình nhân hậu và từ tâm.

Lectio: Chúa Nht IV Mùa Chay (C)

Chúa Nht, 10 Tháng 3, 2013
D Ngôn Ngưi Con Hoang Đàng
Lc 15:1-3,11-32


1.  Bài Đc

a)  Li nguyn m đu:  
·                      
Ly Chúa Thánh Thn, xin hãy đến, xin hãy mc khi cho chúng con mu nhim ca Chúa Cha và Chúa Con đưc hip nht trong tình yêu.  Xin hãy cho chúng con có th thy đưc ngày trng đi ca Thiên Chúa, rc r vi ánh sáng: bui rng đông ca mt thế gii mi đưc sinh ra trong máu ca Đc Kitô.  Ngưi con hoang đàng tr v nhà, ngưi mù đưc nhìn thy ánh sáng, k trm lành đưc tha ti xóa tan ni s hãi c xưa.  Khi chết treo trên thp giá, Đc Kitô đã chiến thng cái chết; cái chết mang li s sng, tình yêu chiến thng ni s hãi và ti li tìm kiếm s th tha.  Amen.
·                     b)  Phúc Âm
1 Khi y, nhng ngưi thu thuế và nhng k ti li đến gn Chúa Giêsu đ nghe Ngưi ging; 2 thy vy, nhng ngưi bit phái và lut sĩ lm bm rng: "Ông này đón tiếp nhng k ti li và cùng ngi ăn ung vi chúng".
3 By gi Ngưi phán bo h d ngôn này:  
11 "Ngưi kia có hai con trai. 12 Đa em thưa vi cha rng: 'Thưa cha, xin cha cho con phn gia tài thuc v con'. Ngưi cha lin chia gia tài cho các con. 13 Ít ngày sau, ngưi em thu nht tt c ca mình, try đi min xa và đó ăn chơi xa x phung phí hết tin ca. 14Khi nó tiêu hết tin ca thì va gp nn đói ln trong min đó, và nó bt đu cm thy túng thiếu. 15 Nó vào giúp vic cho mt ngưi trong min, ngưi này sai nó ra đng chăn heo. 16 Nó mun ăn nhng đ cn bã heo ăn cho đy bng, nhưng cũng không ai cho. 17By gi nó hi tâm li và t nh: 'Biết bao ngưi làm công nhà cha tôi đưc ăn ung dư dt, còn tôi, tôi đây phi chết đói. 18 Tôi mun ra đi tr v vi cha tôi và thưa ngưi rng: "Thưa cha, con đã li phm đến tri và đến cha, 19 con không đáng đưc gi là con cha na, xin cha đi x vi con như mt ngưi làm công ca cha" '. 20 Vy nó ra đi và tr v vi cha nó. Khi nó còn đàng xa, cha nó cht trông thy, lin đng lòng thương; ông chy ra ôm choàng ly c nó và hôn nó hi lâu. 21 Ngưi con trai lúc đó thưa rng: 'Thưa cha, con đã li phm đến tri và đến cha, con không đáng đưc gi là con cha na'. 22Nhưng ngưi cha bo đy t: 'Mau mang áo đp nht ra đây và mc cho cu, hãy đeo nhn vào ngón tay cu, và x giy vào chân cu. 23 Hãy bt con bê béo làm tht đ chúng ta ăn mng: 24 vì con ta đây đã chết, nay sng li, đã mt, nay li tìm thy'. Và ngưi ta bt đu ăn ung linh đình.  
25 "Ngưi con c đang ngoài đng. Khi v gn đến nhà, nghe tiếng đàn hát và nhy múa,26 anh gi mt tên đy t đ hi xem có chuyn gì. 27 Tên đy t nói: 'Đó là em cu đã tr v, và cha cu đã giết bê béo, vì thy cu y v mnh khe'. 28 Anh lin ni gin và quyết đnh không vào nhà. Cha anh ra xin anh vào. 29 Nhưng anh tr li: 'Cha coi, đã bao năm con hu h cha, không h trái lnh cha mt điu nào, mà không bao gi cha cho riêng con mt con bê nh đ ăn mng vi chúng bn. 30 Còn thng con ca cha kia, sau khi phung phí hết tài sn ca cha vi bn đàng điếm, nay tr v thì cha li sai làm tht bê béo ăn mng nó'. 31 Nhưng ngưi cha bo: 'Hi con, con luôn vi cha, và mi s ca cha đu là ca con. 32 Nhưng phi ăn tic và vui mng, vì em con đã chết nay sng li, đã mt nay li tìm thy'".
c)  Giây phút cu nguyn trong thinh lng: 
Đ Li Chúa có th thm nhp vào lòng và soi sáng đi sng chúng ta. 
2.  Suy Gm
a)  Ý chính ca bài đc:

Dante cho rng Luca là “ngưi ghi chép s du dàng ca Chúa Kitô” (scriba mansuetudinis Christi).  Tht vy, ông là v Thánh S thích nhn mnh đến lòng thương xót ca Thy Chí Thánh đi vi nhng k ti li và cho chúng ta thy nhng hình nh ca s tha th (Lc 7:36-50; 23:39-43).  Trong Tin Mng ca thánh Luca, lòng thương xót ca Thiên Chúa đưc th hin trong Chúa Giêsu Kitô.  Chúng ta có th nói rng Đc Giêsu là hin thân lòng thương xót ca Thiên Chúa hin din gia chúng ta.  “Anh em hãy có lòng nhân t, như Cha anh em là Đng nhân t” (Lc 6:36).  Luca tp trung vào hình nh Thiên Chúa đã mc khi trong Cu Ưc (Hc 34:6), nhưng đáng tiếc thay, điu đó dưng như đã b bác b bi các Kinh Sư và ngưi Bit Phái là nhng k mun nhn mnh đến hình nh Thiên Chúa “Đng ghé thăm ti li ca các ngưi cha trên con cái” (Hc 34:7).  Tht vy, nhng ngưi Bit Phái và Kinh Sư t hào là công chính trong mt ca Thiên Chúa bi vì h đã không vi phm L Lut.  Chúa Giêsu ch trích thái đ này trong li ging dy ca Ngưi và qua hành đng ca Ngưi.  Đc Kitô, “Đng Công Chính” ca Thiên Chúa (1Pr 3:18), “đón tiếp phưng ti li và ăn ung vi chúng” (Lc 15:2).  Hãy nghĩ v bài d ngôn ngưi thu thuế khi t Đn Th tr v nhà thì đã đưc nên công chính tương phn vi ngưi Bit Phái t khen ngi mình trưc mt Thiên Chúa trong khi phê phán ngưi bên cnh mình (Lc 18:9-14).  Chúa Giêsu ch ra cho chúng ta thy rng đưng li suy nghĩ và hành đng ca Thiên Chúa thì hoàn toàn khác bit vi ca chúng ta.  Thiên Chúa thì khác bit, và tính siêu vit ca Ngưi đưc mc khi trong lòng thương xót tha th cho ti li.  “Trái tim Ta thn thc, rut gan Ta bi hi khi nghĩ đến điu y.  Ta s không hành đng theo cơn nóng gin…  vì Ta là Thiên Chúa, ch không phi ngưi phàm.   gia ngươi, Ta là Đng Thánh và không có ý đnh tiêu dit ngươi” (Hs 11:8-9).

D ngôn “ngưi con hoang đàng” này s đưa ra khía cnh v Chúa Cha đy lòng thương xót.  Đó là lý do ti sao mt s ngưi đ cp đến câu chuyn này như là “d ngôn ngưi cha ca đa con hoang đàng vi lòng thương xót và tha th”.  Đon Tin Mng là mt phn ca mt lot ba d ngôn v lòng thương xót và có li m đu đng dn chúng ta suy nim v “nhng k thu thuế và ti li” lui ti vi Đc Giêsu đ nghe Ngưi ging dy (Lc 15:1).  Nhng điu này đưc phn nh trong thái đ ca ngưi con th là k hi tâm và t nh v tình trng hin ti ca mình và v nhng gì anh ta đã đánh mt khi lìa b nhà cha anh (Lc 15:17-20).  Tht là thú v khi đ ý đến cách dùng đng t “lng nghe”, mà nh li cnh ca bà Maria, em bà Máctha, “c ngi bên chân Chúa và lng nghe li Ngưi ging dy” (Lc 10:39); hay là đám đông dân chúng “tuôn đến đ nghe Ngưi ging và đ đưc cha lành bnh tt”  (Lc 6:18).  Chúa Giêsu tha nhn thân nhân ca mình, không phi bng quan h huyết thng, mà qua thái đ lng nghe ca h “M ta và anh em Ta, chính là nhng ai nghe li Thiên Chúa và đem ra thc hành” (Lc 8:21).  ng như Luca đt tm quan trng v thái đ lng nghe này.  Đc Maria, thân mu ca Chúa Giêsu, đưc ca ngi vì có mt thái đ lng nghe chiêm nim, bà “hng ghi nh tt c nhng điu này trong lòng” (Lc 2:19,51).  Bà Isave tuyên xưng Đc Maria đy dim phúc bi vì “bà đã tin rng Chúa s thc hin nhng gì Ngưi đã nói vi bà” (Lc 1:45), đã đưc mc khi ti thi đim Truyn Tin (Lc 1:26-38).  

Lòng thương xót ca ngưi cha nhân t (Lc 15:20), thì trái ngưc vi thái đ kht khe ca ngưi con c, k s không chp nhn mình có ngưi em như thế, và là k trong li đi thoi vi ngưi cha, gi ngưi con th là:  “còn thng con ca cha đó, sau khi đã nut hết ca ci ca cha vi bn điếm, nay tr v…” (Lc 15:30).  Trong bài này, chúng ta có th thy thái đ ca các Kinh Sư và ngưi Bit Phái là nhng k “lm bm” rng:  "Ông này đón tiếp nhng k ti li và cùng ngi ăn ung vi chúng".  H không kết giao vi “k ti li”, nhng k mà h cho là ô uế, thà là h lánh xa nhng k y.  Thái đ ca Chúa Giêsu thì li khác hn và, trong mt h, đó là chuyn ô nhc.  Chúa thích giao tiếp vi nhng k ti li và thnh thong Ngưi còn nhn li mi ca h vào nhà đ cùng ăn ung vi h (Lc 19:1-10).  Li lm bm ca các Kinh Sư và ngưi Bit Phái đã khiến h không lng nghe đưc Li Chúa.

S tương phn gia hai anh em thì tht gi lên nhiu ý tưng.  Ngưi em nhn ra s khn cùng và ti li ca mình và tr v nhà mà nói rng:  “Thưa cha, con đã li phm đến tri và đến cha, con không đáng đưc gi là con cha na” (Lc 15:18-19,21).  Ngưi anh thì li có thái đ kiêu căng không ch đi vi ngưi em mà còn c đi vi cha mình na!  Li nhiếc móc ca ngưi anh thì hết sc tương phn vi s du dàng ca ngưi cha là k đã bưc ra khi nhà và đi gp ngưi anh c đ “van nài” anh ta bưc vào nhà (Lc 15:20,28).  Đây là hình nh ca Chúa Cha, Đng mi gi chúng ta hoán ci, tr v vi Ngưi:  “Tr v đi, hi Israel phn bi – sm ngôn ca Đc Chúa – Ta s không nghiêm nét mt vi các ngươi na, và Ta giàu lòng xót thương – sm ngôn ca Đc Chúa – và Ta không gin d mãi đâu. Có điu là ti ngươi, ngươi phi biết:  ngươi đã xúc phm đến Đc Chúa, Thiên Chúa ca ngươi, khi lang bt khp các no đưng tìm kiếm ngoi kiu dưi mi lùm cây rm; còn tiếng Ta gi, các ngươi chng thèm nghe – sm ngôn ca Đc Chúa.  Tr v đi, hi lũ con phn bi – Sm ngôn ca Đc Chúa – vì Ta vn là ch các ngươi” (Gr 3:12-14).  


b)  Mt vài câu hi

đ quy hưng cho phn suy gm và thc hành ca chúng ta.

  i.    Luca chú trng vào hình nh ca Thiên Chúa đã đưc mc khi trong Cu Ưc (Hc 34:6), nhưng tiếc thay, dưng như điu này đã b l đi bi các Kinh Sư và ngưi Bit Phái là nhng k thà nhn mnh v hình nh mt Thiên Chúa “Đng ghé thăm ti li ca các ngưi cha trên con cái” (Hc 34:7).  Tôi có hình nh gì v Thiên Chúa?
 ii.    Nhng ngưi Bit Phái và Kinh Sư t hào rng h là ngưi công chính dưi mt ca Thiên Chúa bi vì h không phm gii.  Chúa Giêsu ch trích thái đ ca h trong li ging hun ca Ngưi và bng hành đng ca Ngưi.  Ngưi, “Đng Công Chính” ca Thiên Chúa (1Pr 3:18), “đón tiếp phưng ti li và cùng ngi ăn ung vi chúng” (Lc 15:2).  Tôi có t coi mình là công chính hơn nhng ngưi khác không, có l bi vì tôi c gng gi các điu răn ca Chúa chăng?  Nhng đng cơ khiến tôi mun sng mt cuc sng “công chính” là gì?  Đó là vì tình yêu Thiên Chúa hay vì lòng tha mãn cá nhân?
iii.    “Nhng ngưi thu thuế và nhng k ti li đến gn Chúa Giêsu đ nghe Ngưi ging” (Lc 15:1).  ng như thánh Luca đt nng tm quan trng v thái đ lng nghe, suy gm, đi vào ni tâm, suy nim và ghi nh Li Chúa trong lòng chúng ta.  Tôi đã dành v trí nào cho s chiêm nim Li Chúa trong đi sng hng ngày ca tôi?
iv.    Các Kinh sư và nhng ngưi Bit Phái không giao tiếp vi “phưng ti li”, nhng k mà h cho là ô uế, và tránh xa h Thái đ ca Chúa Giêsu thì khác hn, và h cho đó là chuyn nhc nhã.  Chúa ưa thích gp g nhng k ti li và thnh thong li còn nhn li mi đến nhà h đ cùng ăn ung vi h (Lc 19:1-10).  Tôi có phán xét ngưi khác hay tôi có né tránh các cm xúc v lòng thương xót và tha th, vì đó phn nh s du dàng ca Thiên Chúa bc Cha-M không?
v.    “‘Hãy bt con bê béo làm tht đ chúng ta ăn mng:  vì con ta đây đã chết, nay sng li; đã mt, nay li tìm thy’.  Và ngưi ta bt đu ăn ung linh đình.” (Lc 15:23).  Trong hình nh ngưi cha bày tic ăn mng con ông nay đã sng li, chúng ta nhn ra Thiên Chúa là Cha, Đng đã yêu thương chúng ta đến ni “đã ban chính Con Mt, đ ai tin vào Con ca Ngưi thì khi phi chết, nhưng đưc sng muôn đi” (Ga 3:16).  Trong vic làm tht “con bê béo”, chúng ta có th thy Đc Kitô, Chiên Thiên Chúa, Đng đã hiến tng chính mình như mt vt hiến tế đn ti đ cu chuc ti li.  Tôi tham d vào bàn tic Thánh Th vi tràn đy cm giác biết ơn vì tình yêu vô biên này ca Thiên Chúa Đng đã ban cho chúng ta chính Con Mt yêu du ca mình chu đóng đinh và đã sng li.

3.  Cu Nguyn

a)  Thánh Vnh 32 (31):

Hnh phúc thay, k li lm mà đưc tha th,
ngư
i có ti mà đưc khoan dung.
H
nh phúc thay, ngưi CHÚA không hch ti,
và lòng trí ch
ng chút gian tà.

Bao lâu con l
ng thinh không thú li,
thì gân c
t rã ri, c ngày con gào thét.
Vì ngày đêm con b
tay Ngài đè nng,
nên s
c lc hao mòn, như b nng mùa hè thiêu đt.

B
i thế, con đã xưng ti ra vi Ngài,
ch
ng giu Ngài lm li ca con.
Con t
nh: "Nào ta đi thú ti vi Chúa,"
và chính Ngài đã tha th
ti v cho con.

Chính Chúa là nơi con
n náu,
gi
gìn con khi bưc ngt nghèo.
Kh
p bn b, Chúa làm tri vang lên
nh
ng khúc ca mng con đưc gii thoát.

H
i nhng ngưi công chính,
hãy vui lên trong CHÚA, hãy nh
y mng.
M
i tâm hn ngay thng, nào ct tiếng hò reo.

b)  Li nguyn kết

Ly Chúa, Đng ban thưng cho k công chính và s không chi t tha th cho k ti li biết ăn năn, xin hãy lng nghe li khn xin ca chúng con:  xin cho vic khiêm h xưng thú nhng li phm ca chúng con có th nhn đưc lòng thương xót ca Chúa.  

4.  Chiêm Nim
   
Chiêm nim có nghĩa là biết làm thế nào đ gn bó vi tt c tâm hn và lòng trí ca mình vào Chúa, Đng mà qua Ngôi Li ca Ngưi biến đi chúng ta tr thành nhng con ngưi mi, luôn tuân theo thánh ý Ngưi.  “Bây gi các con đã biết nhng điu này, nếu các con thc hành tương xng, thì tht phúc cho các con!” (Ga 13:17)

 www.dongcatminh.org

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét