Đức Phanxicô: Đức Mẹ Khiêm Nhường và cuộc gặp gỡ giữa hai vị giáo hoàng
Đã từ 600 năm, nay mới lại có một lần lịch sử nữa trong
đó hai vị giáo hoàng gặp nhau.
Việc này được đại đa số tín hữu và dư luận thế giới hoan
hô nhiệt liệt. Tuy
nhiên, trước đó, nhiều người lo ngại không biết việc này diễn tiến ra sao, theo một nghi
thức như thế nào, vì quả thực, cho đến nay,
chưa có một qui định nào về việc này.
Nhưng tất cả những lo ngại ấy đều tan biến, khi
hai vị giáo hoàng gặp nhau tại bãi trực thăng, rồi cùng
lên xe để rồi cùng quì cầu nguyện trên một ghế quì. Trước mặt Thiên Chúa và trước mặt con người, các
ngài là anh em và đả xử sự như
anh em với nhau. Điều này chắc chắn sẽ là lời nhắn mạnh mẽ nhất nói lên mối liên hệ giữa hai vị giáo hoàng, đánh tan mọi lo ngại kiểu Hans
Kung về một “giáo
hoàng trong bóng tối” (a
shadow pope). Nhưng đây
còn là lời nhắn rõ rệt nhất về cái hiểu thực tiễn
đối với tính hợp đoàn giám mục dưới triều tân
giáo hoàng Phanxicô. Không riêng Đức
Bênêđíctô, tất cả các giám mục đều sẽ chỉ còn là anh em và sẽ xử sự với nhau như anh em.
Nhờ đâu, Giáo Hội có được hồng ân
này, hồng ân hiểu biết như mới tình hợp đoàn giám mục mà
Vatican II đã chính thức tiếp nối mạch sống
Vatican I để phục hồi. Tiến sĩ Robert Moynihan, trên blog của ông ngày 23 tháng này, cho ta một cầu nối có thể là vô
tình nhưng vô cùng hiệu nghiệm. Đó là
Tổng Giám Mục Chính Thống Giáo
của Mạc Tư Khoa.
Thực vậy, trong
cuộc gặp gỡ trực diện lịch sử, Đức
Phanxicô đã tặng Đức Bênêđíctô bức ảnh Đức Mẹ Bồng Chúa
Hài Đồng rất quen thuộc của các
giáo hội Đông Phương, bức ảnh mà người Công
Giáo Việt Nam nhận diện là Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp.
Nhưng không phải, tước hiệu bức ảnh này được chính Đức
Phanxicô xác nhận là Đức Mệ Khiêm
Nhường. Khi tặng bức ảnh này, Đức
Phanxicô nói với vị tiền nhiệm của mình
nguyên văn như sau: “Họ bảo tôi rằng đây là bức ảnh Đức Mẹ Khiêm Nhường. Xin
cho tôi thêm rằng: khi
họ nói thế, tôi liền nghĩ đến ngài, đến biết bao gương sáng
tuyệt vời về lòng khiêm nhường và dịu dàng mà ngài đã ban cho chúng tôi trong suốt triều giáo
hoàng của ngài”.
Nhưng “họ” đây là
ai? Là ai nói mà được vị tân giáo hoàng “nghe ra” ý nghĩa để nối nó với một người khiêm
nhường khác? Mà người khiêm nhường khác
này thực ra không phải ai khác mà chính là biểu tượng của sự tiếp nối mãi mãi trong Giáo Hội.
Moynihan quả quyết rằng “họ” đây chính là các đại diện của Tòa Thượng Phụ Chính
Thống Giáo Nga, những người đã đem
tặng phẩm này kính dâng Đức
Phanxicô vào ngày 20 tháng Ba.
Tại sao ông biết được điều này?
Vì ngày 23 tháng Ba, ông nhận được một e-mail
từ Tổng Giám
Mục Hilarion, 46 tuổi, một người bạn cũ của ông, đồng thời là “ngoại trưởng” của Toà Thượng Phụ Mạc Tư Khoa, cánh tay mặt của Thượng Phụ Kirill.
Nguyên văn e-mail viết như thế này:
“Đây là hình bức ảnh Đức Mẹ Khiêm Nhường mà Đức Giáo Hoàng Phanxicô hôm nay trao tặng Đức Giáo
Hoàng Bênêđíctô Hưu Trí. Đức Giáo Hoàng Phanxicô trao tặng Đức Giáo
Hoàng Bênêđíctô Hưu Trí bức ảnh đã được Tổng Giám
Mục Hilarion nhân danh Thượng Phụ Kirill
kính tặng Đức Giáo
Hoàng Phanxicô sau cuộc yết kiến riêng
vào ngày 20 tháng Ba. Gửi từ Iphone của tôi”.
Quả là biến cố kỳ diệu, đến Thượng Phụ Kirill và Tổng Giám
Mục Hilarion cũng không thể ngờ được: các vị đã trở thành cầu nối cho sự thành
công tuyệt vời của cuộc gặp gỡ lịch sử giữa “hai vị giáo hoàng” của Giáo Hội Công Giáo Rôma. Hay nói đúng hơn, chính bức ảnh Mẹ Đồng Trinh Maria, Mẹ Khiêm
Nhường, từ Nga mang tới và
trao tặng Đức Phanxicô vào ngày 20 tháng Ba, đã khiến ngài lập tức nghĩ tới vị tiền nhiệm của mình
và mang trao tặng vị này trong buổi gặp mặt đầu tiên.
Người ta không thể nào giải thích cách khác hơn là
nhìn nhận rằng chính Đức Maria,
Mẹ Giáo Hội, đang âu yếm chăm
sóc Giáo Hội trong thời điểm khó khăn và nguy hiểm này,
chính ngài đã đem hai vị giáo
hoàng đến với nhau trong tình anh em không hề một vết tích lễ nghi
nào.
Ngoài tình hợp đoàn giám mục ra,
đây cũng là thời điểm của hồng ân đại kết, một điều gì đó vượt trên cái hiểu bình thường của ta về nguyên
lý nhân quả, một kế sách
siêu việt để Kitô hữu, để Giáo Hội Kitô
quay về với một hiệp thông
lớn lao hơn giữa Đông
và Tây, Giữa Hy Lạp và La Tinh, giữa Chính
Thống và Công Giáo, chỉ nhờ “cái điểm bản lề” là… Giáo Hội Chính Thống Nga.
Đức Mẹ Khiêm
Nhường… vâng chính sự khiêm nhường đã
đem hai vị giáo hoàng đến với nhau.
Một vị thì hết sức đơn giản và
khiêm nhường. Còn vị kia cũng rất đơn giản và
khiêm nhường như thế. Một vị hiến đời mình
cho suy tư, cho thần học. Còn vị
kia thì hiến đời mình cho hành động, cho
mục vụ đối với người nghèo. Con đường tiến tới hợp đoàn giám mục và tiến tới hợp nhất Kitô
Giáo chắc chắn là con đường này,
con đường đã được Mẹ Maria
đi qua, con đường khiêm
nhường.
Trong bài giảng ngày bắt đầu thừa tác vụ Phêrô,
Đức Phanxicô đã kết thúc bằng những lời sau
đây: “Che chở Chúa Giêsu và Mẹ Maria, che chở toàn bộ sáng thế, che chở mỗi người, nhất là những người nghèo
khổ nhất, che
chở chúng ta: đó là một phục vụ mà Giám Mục Rôma được mời gọi đảm nhiệm,
tuy nhiên đó cũng là một phục vụ mà tất cả chúng
ta đều được mời gọi, để sao sáng hy vọng được rạng chiếu. Ta hãy yêu thương che
chở tất cả những gì
Thiên Chúa đã ban cho ta!”. Giám mục Rôma
cũng có một ơn gọi như mọi người! Mọi người đều có
cùng một ơn gọi như Giám Mục Rôma!
Vũ Văn An 3/25/2013-vietcatholic.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét