Thứ Hai sau
Chúa Nhật VI Phục Sinh
Bài Ðọc I: Cv 16, 11-15
"Chúa đã mở lòng
cho bà chú ý nghe những lời Phaolô giảng dạy".
Trích
sách Tông đồ Công vụ.
Chúng
tôi xuống tàu tại Trôa và đi thẳng đến Samôthra, và hôm sau đến Nêapôli; rồi từ
đó đi Philippê là thành thứ nhất vùng Macêđônia, và là xứ thuộc địa. Chúng tôi
lưu lại thành này một ít ngày. Ðến ngày Sabbat, chúng tôi đi ra ngoài cửa thành
đến bờ sông, chỗ người ta thường hợp nhau đọc kinh. Chúng tôi ngồi xuống giảng
cho những phụ nữ đang tề tựu ở đó. Bấy giờ có một bà tên là Lyđia, buôn vải
gấm, quê ở Thyatira, có lòng thờ Chúa, cũng ngồi nghe; Chúa đã mở lòng cho bà
chú ý nghe các điều Phaolô giảng dạy. Sau khi chịu phép rửa tội làm một với gia
đình, bà nài xin rằng: "Nếu các ngài xét thấy tôi đã nên tín đồ của Chúa,
thì xin đến ngụ tại nhà tôi". Bà nài ép chúng tôi.
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 149, 1-2. 3-4. 5 và 6a
và 9b
Ðáp: Chúa yêu thương dân Người (c. 4a).
Hoặc
đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Hãy ca mừng Chúa
một bài ca mới, hãy vang lên lời khen ngợi trong công hội các tín đồ. Israel hãy mừng
vui vì Ðấng tạo tác bản thân, con cái Sion hãy hân hoan vì vua của họ. - Ðáp.
2)
Họ hãy hoà nhạc để ngợi khen Người, hãy hát mừng Người với cây đàn cầm, với
trống con: bởi vì Chúa yêu thương dân Người, và ban cho kẻ khiêm nhường chiến
thắng vẻ vang. - Ðáp.
2)
Họ hãy hoà nhạc để ngợi khen Người, hãy hát mừng Người với cây đàn cầm, với
trống con: bởi vì Chúa yêu thương dân Người, và ban cho kẻ khiêm nhường chiến
thắng vẻ vang. - Ðáp.
3)
Các tín đồ hãy mừng rỡ trong vinh quang, hãy hoan hỉ trong những nơi khu phố.
Miệng họ hãy reo lên lời hoan hô Thiên Chúa. Ðó là vinh quang cho mọi tín đồ
của Chúa. -
Ðáp.
Alleluia: Ga 14, 13
Alleluia,
alleluia! - Chúa phán: "Thầy sẽ không bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với
các con và lòng các con sẽ vui mừng". - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 15, 26-16, 4
"Thần Chân lý sẽ
làm chứng về Thầy".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Khi Ðấng Phù Trợ đến, Ðấng Thầy
sẽ từ nơi Cha Thầy sai đến với các con, Người là Thần Chân lý bởi Cha mà ra,
Người sẽ làm chứng về Thầy. Và các con cũng sẽ làm chứng, vì các con đã ở với
Thầy từ ban đầu. Thầy đã nói với các con điều đó để các con khỏi vấp ngã. Người
ta sẽ loại các con ra khỏi hội đường. Ðã đến giờ kẻ giết các con tưởng làm thế
là phụng sự Thiên Chúa. Họ sẽ làm những điều đó cho các con, vì họ không biết
Cha, cũng không biết Thầy. Nhưng Thầy đã nói với các con như vậy, để khi đến
giờ của họ, các con nhớ lại là Thầy đã bảo các con".
Ðó
là lời Chúa.
SUY NIỆM : Ðấng An Ủi Ðến
Anh
chị em thân mến!
Trong
bài Tin Mừng hôm nay nhắc đến việc Chúa Giêsu sắp từ giã thế gian để về cùng
Cha. Vì thế, các môn đệ lo lắng sẽ không biết theo hướng nào một khi không còn
Thầy bên cạnh mình. Ðứng trước sự lo lắng ấy, Chúa Giêsu đã gởi Ðấng Phù Trợ
đến, nhưng công việc của Ðấng Phù Trợ cũng không gì khác ngoài việc làm chứng
về Ðức Giêsu, để rồi một khi lòng tin vào Ðức Giêsu được vững mạnh, các tông đồ
sẽ là nhân chứng về Thầy.
Họ
phải làm chứng không chỉ về hành động và cuộc đời của Ðức Kitô, nhưng luôn cả ý
nghĩa các việc làm của Ngài. Ðấng Phù Trợ là Thần Chân Lý từ Cha đến sẽ cho họ
thấy công việc phải làm và con đường phải đi, và chắc chắn các tông đồ sẽ không
tránh khỏi sự bách hại.
Người
ta đã hành hạ họ một cách không thương tiếc vì tưởng rằng làm như thế là đẹp
lòng Thiên Chúa. Như Saolô đã hăng hái xin phép lên đường để bắt bớ giết các
Kitô hữu. Chúa Giêsu biết trước điều này, Ngài không ra tay ngăn cản mà chỉ
tiên báo cho các tông đồ vì đã có Ðấng Phù Trợ ở với họ và sự bách hại sẽ là
lời chứng hùng hồn nhất.
Trong
bách hại, người môn đệ sẽ tỏ lộ lòng trung thành hoàn toàn đối với Thầy. Nhờ
bách hại, họ sẽ trở nên giống Thầy, Ðấng đã chịu bắt bớ và bị giết chết trên
Thập Giá. Qua thái độ người môn đệ đón nhận sự bách hại, thế gian sẽ nhận ra
vẫn còn một nguồn hạnh phúc khác giá trị hơn những gì đang có trước mắt nhiều,
và bách hại thể hiện một đường lối chiến đấu khác, đó là tình yêu thắng vượt
hận thù. Người bách hại tưởng là họ chiến thắng chứ thật ra không phải vậy.
Giọt máu của người bị bách hại dù có đổ ra một cách âm thầm nó sẽ chẳng bao giờ
bị quên lãng nơi chính người bách hại hoặc trong lịch sử.
Chúa
Thánh Thần đến để làm chứng cho Chúa Giêsu, nhưng Ngài không cất đi vai trò
chứng nhân của các tông đồ. Bởi thế, khi tiên báo sự bách hại, Chúa Giêsu muốn
các ông sống trọn vẹn vai trò làm chứng nhân của mình, và Chúa Thánh Thần, Ðấng
phù trợ sẽ đến giúp các ông: "Thánh Thần của Cha sẽ nói với các ông".
Kitô
hữu, người môn đệ của Chúa Giêsu ngày nay cũng nhận sứ mạng làm chứng về Thầy.
Họ đã được trao ban Thánh Thần để hiểu biết về sự thật. Có thể con đường trước
mắt nhiều chông gai, thử thách và còn nhiều con đường khác dễ dàng thoải mái
đang mời gọi họ. Tất cả các con đường sẽ dẫn đến đâu? Chưa một ai có kinh nghiệm,
nhưng tin nhận vào con người Ðức Giêsu và nhất là được Thánh Thần Chân Lý làm
chứng, họ sẵn sàng bước theo Ngài, chấp nhận con đường chông gai của Ngài.
Qua
bài Tin Mừng hôm nay, ước mong rằng ngày sống của mỗi người trong chúng ta sẽ
là một diễn tả của lời chứng về Ðức Giêsu. Dù cho ngày sống có thêu dệt bằng
những an hòa tươi đẹp thì cũng không thể nào tránh được những chông gai nhọc
nhằn, nhưng nếu biết lợi dụng thì đó là những cơ hội để chúng ta làm chứng về
tình yêu đối với Ngài.
(Veritas Asia)
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Hai Tuần VI PS
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Vinh quang và đau khổ cần thiết cho cuộc đời.
Cuộc
đời của con người có khi bình an có khi sóng gió; khi thành công khi thất bại;
khi vui cũng như lúc buồn, khi thịnh vượng cũng như lúc đói nghèo... Hai thái
cực này cần thiết để giữ thăng bằng cho cuộc sống: khi vui không vui quá, tới
độ quên Thiên Chúa và bổn phận phải chu toàn; khi buồn không buồn quá, tới độ
mất niềm tin vào Thiên Chúa và tiêu hủy cuộc đời.
Các
Bài Đọc hôm nay tập trung trong hai mặt của cuộc đời. Trong Bài Đọc I, Phaolô
hưởng được sự thành công khi rao giảng Tin Mừng tại Philippi: một phụ nữ tên Lydia và gia
đình của Bà chịu Phép Rửa khi nghe Phaolô giảng. Bà mời Phaolô và các bạn đồng
hành dùng nhà Bà làm nơi để sinh sống và rao giảng Tin Mừng. Trong Phúc Âm,
Chúa Giêsu báo trước cho các môn đệ biết họ sẽ bị bắt bớ, đánh đòn và trục xuất
khỏi hội đường khi rao giảng Tin Mừng; nhưng Thánh Thần mà Chúa Giêsu sẽ gởi
đến, sẽ giúp các ông nhận ra sự thật và làm chứng cho Chúa Giêsu.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I: Phaolô chinh phục một phụ nữ Âu-châu đầu tiên về cho Thiên Chúa.
Trong
hành trình rao giảng Tin Mừng, Phaolô và các bạn đồng hành cũng gặp nhiều thành
công và nhiều thất bại: khi thì người nghe nhận ra sự thật và chịu Phép Rửa như
người phụ nữ và gia đình của Bà hôm nay; khi thì bị người ta đổ vạ cáo gian để
đánh đòn, giam cầm, và trục xuất khỏi thành phố như trình thuật ngày mai. Trong
mọi hoàn cảnh, Phaolô vẫn kiên trì rao giảng Tin Mừng dưới sự hướng dẫn của Thánh
Thần, và vui lòng chịu đựng mọi gian khổ vì Danh Chúa.
1.1/
Phaolô rao giảng Tin Mừng tại Philippi: Trong cuộc hành trình lần thứ hai, Phaolô
được Thánh Thần hướng dẫn trong một thị kiến, để ra khỏi ranh giới của Asia
Minor và tiến vào vùng đất của Âu-châu, bắt đầu với Macedonia, như ông tường
thuật hôm nay: "Xuống tàu ở Troas, chúng tôi đi thẳng đến đảo Samothrace,
rồi hôm sau đến Neapolis. Từ đó chúng tôi đi Philippi là thị trấn quan trọng
nhất trong hạt ấy của tỉnh Macedonia ,
và là thuộc địa Rôma. Chúng tôi ở lại thành đó mấy ngày."
1.2/
Gia đình Bà Lydia
chịu Phép Rửa: Theo truyền thống Do-thái, chỗ nào không có hội đường, họ
thường tập họp ở bờ sông để cầu nguyện và đọc Sách Thánh. Có lẽ, vì không có
hội đường ở Philippi , nên Phaolô kể:
"Ngày Sabbath, chúng tôi ra khỏi cổng thành, men theo bờ sông, đến một chỗ
chúng tôi đoán chừng có nơi cầu nguyện. Chúng tôi ngồi xuống nói chuyện với
những phụ nữ đang họp nhau tại đó." Chúng ta có thể học kinh nghiệm của
Phaolô. Giống như Chúa Giêsu, ông lợi dụng mọi cơ hội để rao giảng Tin Mừng:
trong hội đường cũng như ở các nơi hội họp; cho đàn ông cũng như cho đàn bà;
cho giới thượng lưu cũng như cho người nghèo khổ.
Trong
giới phụ nữ có một bà tên là Lydia ,
quê ở Thyatira, là người chuyên buôn bán vải điều. Đây là một loại vải đắt tiền
và kiếm được nhiều lợi nhuận. Bà là người tôn thờ Thiên Chúa; bà nghe, và Chúa
mở lòng cho bà để bà chú ý đến những lời ông Phaolô nói. Sau khi nghe Phaolô
rao giảng Tin Mừng, bà và cả nhà đã xin chịu Phép Rửa. Có lẽ là người có nhà
cửa rộng rãi, nên Bà ngỏ lời với các sứ giả: "Các ông đã coi tôi là một
tín hữu Chúa, thì xin các ông đến ở nhà tôi." Và bà ép chúng tôi phải nhận
lời.
Thiên
Chúa luôn thúc đẩy và khuyến khích những tâm hồn thiện chí và có phương tiện,
để họ mở rộng tâm hồn đón tiếp các sứ giả trong cuộc lữ hành loan báo Tin Mừng.
Chúng ta phải noi gương Bà Lydia để đón tiếp các nhà truyền giáo, nhất là ở
những nơi xa xôi hẻo lánh, để giúp họ có sức khỏe và phương tiện mang Lời Chúa
đến cho mọi người. Khi mở lòng đón tiếp họ, chúng ta đón tiếp chính Chúa; và
chúng ta cũng sẽ được phần thưởng của các tiên tri như Chúa đã hứa.
2/
Phúc Âm: Họ sẽ khai trừ anh em khỏi hội đường.
2.1/
Những chứng nhân của Đức Kitô:
(1)
Thánh Thần:
"Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí sự
thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm chứng về Thầy." Con người không
thể hiểu mặc khải của Chúa Giêsu, nếu không có Thánh Thần tác động từ bên
trong. Ngài soi lòng mở trí để các tín hữu nhận ra sự thật và tin vào Đức Kitô.
(2)
Các môn đệ:
"Cả anh em nữa, anh em cũng làm chứng, vì anh em ở với Thầy ngay từ
đầu." Để có thể làm chứng, các môn đệ cần có ba điều kiện: Thứ nhất, kinh
nghiệm cá nhân sống với Chúa Giêsu; thứ hai, các ông cần xác tín Ngài là Đấng
Thiên Sai, những gì Ngài đã nói và đã làm; sau cùng, các ông phải làm chứng cho
Ngài khi cơ hội tới. Nếu thiếu một trong 3 điều kiện này, các ông không thể làm
chứng cho Ngài.
2.2/
Người rao giảng Tin Mừng sẽ bị truy tố.
(1)
Chúa Giêsu không dấu diếm điều gì với những người muốn theo Chúa, Ngài báo
trước những gì các môn đệ sẽ phải chịu vì Danh Ngài và vì rao giảng Tin Mừng.
Có hai lý do khiến Chúa chuẩn bị cho các ông: Thứ nhất, "Thầy đã nói với anh em
các điều ấy, để anh em khỏi bị vấp ngã."
Nhiều
người Công-giáo nghĩ rằng, một khi họ theo đạo là cuộc đời sẽ bình an vì được
Chúa và Mẹ chúc lành và bảo vệ; nhưng họ có biết đâu rằng: bắt đầu cuộc sống
môn đệ là bắt đầu cuộc sống từ bỏ ý riêng mình và vác thập giá với Chúa. Hơn
nữa, đức tin cần được thử thách trong gian khổ như lửa thử vàng, thì mới biết
đức tin nào thật và vững chắc. Thứ hai, để các ông nhớ lại những gì Ngài nói
khi các ông bị truy tố và tìm được bình an: "Nhưng Thầy đã nói với anh em
những điều ấy, để khi đến giờ họ hành động, anh em nhớ lại là Thầy đã nói với
anh em rồi." Con người có thể ngạc nhiên khi không ai báo trước cho mình
biết đau khổ sẽ xảy ra; nhưng nếu Chúa Giêsu đã báo trước, và Ngài cũng đã đi
qua con đường này, người môn đệ sẽ chuẩn bị và biết bình tĩnh đối phó khi điều
ấy xảy đến.
(2)
Lý do bị truy tố: Thứ nhất, những Thủ Lãnh Do-thái trong Thượng Hội Đồng kết án
và đóng đinh Chúa Giêsu, vì họ tưởng rằng làm như thế là làm vinh quang Thiên
Chúa. Một ví dụ khác là trường hợp của ông Saul bắt đạo trước khi trở lại. Ông
là người nhiệt thành gìn giữ Lề Luật của tổ tiên, nên ông không muốn các Kitô
hữu vi phạm truyền thống này. Thứ hai, "Họ sẽ làm như thế, bởi vì họ không
biết Chúa Cha cũng chẳng biết Thầy." Điều này hiển nhiên, vì nếu các Thủ
Lãnh biết chắc Chúa Giêsu là Đấng Thiên Sai, họ đã không luận tội và kết án
Ngài.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC
SỐNG:
-
Đau khổ và vinh quang là hai khía cạnh của cuộc sống. Giống như Đức Kitô, chúng
ta cũng phải trải qua đau khổ trước khi đạt đến vinh quang.
-
Chúng ta cần giữ thái độ bình tĩnh và bình an khi đạt được thành công cũng như
khi phải đương đầu với đau khổ; vì tất cả đều nằm trong sự quan phòng của Thiên
Chúa.
-
Chúng ta đều có bổn phận trong việc rao truyền và làm chứng cho Tin Mừng. Nếu
chúng ta không có hoàn cảnh làm những điều này, chúng ta phải giúp đỡ và tạo cơ
hội cho các nhà truyền giáo để họ chu toàn bổn phận rao giảng Tin Mừng cho mọi
người.
Lm.An-tôn Đinh Minh Tiên,
OP.
HẠT
GIỐNG NẨY MẦM TUẦN 6 PHỤC SINH
Ga 15,26--16,4
A. Hạt giống...
Đề tài giáo lý thứ 13 : Về Chúa Thánh Thần
Do thái giáo coi Đức Giêsu là một kẻ lộng
ngôn phạm thượng và các kitô hữu là những người phản bội Do thái giáo. Do đó họ
giết Chúa Giêsu bắt bớ các kitô hữu. Chúa Giêsu đã báo trước điều đó cho các
môn đệ biết : "Người ta sẽ loại các con ra khỏi hội đường. Đã đến giờ kẻ
giết các con tưởng làm thế là phụng sự Thiên Chúa"
Nhưng đồng thời Chúa Giêsu trấn an họ :
Chúa Cha sẽ sai Chúa Thánh Thần đến.
- Chúa Thánh Thần là Đấng phù trợ : Ngài sẽ
che chở và bênh vực các môn đệ trong cơn bắt bớ
- Ngài là Thần chân lý : Ngài sẽ soi sáng
giúp các môn đệ vạch cho những người do thái biết Chúa Giêsu là Đấng làm theo
đúng ý Chúa Cha.
B.... nẩy mầm.
1. "Đấng phù trợ" là dịch từ chữ
hy lạp Parakletos, chỉ một nhân vật thế giá đến đứng bên cạnh người bị cáo
trong một phiên tòa. Khi nhân vật thế giá đến đứng bên cạnh người bị cáo thì
tình hình đổi khác rất nhiều : đối với người bị cáo thì người này bớt sợ và an
tâm hơn vì đã có người hỗ trợ tinh thần mình, đồng minh với mình, giúp mình
biết trả lời cho khéo, và khi cần thì đích thân lên tiếng bênh vực mình. Đối
với các quan tòa thì sự hiện diện của Parakletos bên cạnh bị cáo cũng khiến họ
phải nể nang hơn, xét xử khoan hồng hơn.
Thánh Kinh dùng chữ này theo nghĩa rộng,
vượt khỏi khung cảnh tòa án, áp dụng cho nhiều hoàn cảnh khác trong cuộc đời.
Thí dụ ngôn sứ Đanien là Parakletos của Bà Susanna khi bà bị 2 ông già dê âm
mưu kết án oan ; Chúa Giêsu là Parakletos của người phụ nữ ngoại tình khi chị
bị lôi ra xử án ném đá vì phạm tội ngoại tình.
Còn trong bài Tin Mừng này, Chúa Giêsu dùng
chữ Parakletos để chỉ Chúa Thánh Thần. Các môn đệ của Ngài sẽ bơ vơ giữa thế
gian, như những con chiên giữa bầy sói dữ. Thế gian sẽ thù ghét họ, gài
bẫy hại họ, làm khó dễ họ, thậm chí còn bắt bớ họ. Nhưng thực ra các môn đệ
không bơ vơ vì đã có Chúa Thánh Thần đứng bên cạnh, để :
- hỗ trợ tinh thần khi họ cảm thấy cô đơn
- an ủi họ trong những lúc thua buồn
- che chở họ trong những khi nguy hiểm
- vạch cho họ thấy những cạm bẫy xảo quyệt
mà thế gian giăng ra hại họ
- dạy họ cách làm cách nói để khỏi bị thế
gian bắt bẻ
- đích thân bênh vực họ.
Và chúng ta đã thấy, Chúa Thánh Thần đã
đóng vai Parakletos một cách hữu hiệu thế nào đối với các tông đồ khi các ngài
sống và hoạt động giữa thế gian.
Bài Tin Mừng này nhắc cho chúng ta nhớ đến
một Đấng Parakletos mà chúng ta vẫn hằng có sát bên cạnh mình thế mà chúng ta
thường quên, đó là Chúa Thánh Thần. Chúng ta quên Ngài đến nỗi nhiều khi chúng
ta đọc hay hát kinh Chúa Thánh Thần mà vẫn không nghĩ tới Ngài. Và bởi vì quên
Ngài, không nghĩ tới Ngài nên chúng ta thường bị rơi vào tâm trạng cô đơn, buồn
chán, lo âu, sợ sệt, ngã lòng...
2. "Cả anh em nữa, anh em cũng làm
chứng về Thầy, vì anh em ở với Thầy ngay từ đầu"
Sau những năm làm đầy tớ cho một gia đình
quí tộc, Sophie Berdanska phải thất nghiệp, đói rách, lang thang. Nàng được một
gia đình Do thái thuê về chăm sóc cho mấy đứa con nhỏ của họ. Nhưng ngay hôm
đầu tiên, khi biết nàng là người Công giáo, ông chủ đặt điều kiện là "nàng
không được giảng đạo" cho con cái ông. Nàng nhận lời và bắt đầu công việc
của mình bằng hết khả năng. Có điều trên cổ nàng luôn đeo một chiếc huy chương
của cha nàng để lại, bên trong có nhét một mảnh giấy nhỏ, mà nàng nhất định
không cho ai coi. rồi đến khi lũ trẻ lâm bệnh, nàng ra sức chăm sóc, phục vụ.
Lúc chúng được lành bệnh thì cũng là lúc nàng ngã bệnh và từ trần. Giờ
đây người ta có thể đọc được mảnh giấy nhỏ trong tấm huy chương : "Khi
người ta cấm tôi nói về đạo của tôi, tôi quyết sống đạo trước mắt họ như một
chứng từ hùng hồn nhất". Bàng hoàng rồi cảm phục, gia đình người chủ Do
thái xin nhận bí tích thánh tẩy.
Lạy Chúa, xin giúp sức cho con can
đảm sống đạo trước mặt mọi người như một chứng từ hùng hồn.
(Epphata)
3. (những mầm khác)
LM.Carolo HỒ BẶC XÁI –
Gp.Cần Thơ
06/05/13 THỨ
HAI TUẦN 6 PS
Ga 15,26-16,4
Ga 15,26-16,4
ANH EM CŨNG HÃY LÀM CHỨNG VỀ THẦY
“Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ
nơi Chúa Cha. Ngài là Thần Khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha. Ngài sẽ làm chứng
về Thầy, cả anh em nữa, anh em cũng làn chứng về Thầy.” (Ga 15,26)
Suy niệm: Chúa Giêsu đã nói và làm nhiều
điều, kể cả bằng cái chết trên thập giá, để các môn đệ thấy sự thật về Ngài,
nhưng các ông chưa đủ sức hiểu nổi! Phải đợi đến lúc Thần Khí sự thật đến, họ
mới được “dẫn đến sự thật trọn vẹn, vì
Thần Khí đến từ Cha”(Ga 16,13). Để hiểu biết sự thật trọn vẹn về Đức Giêsu, cần có
Thánh Thần làm chứng. Cùng với Thánh Thần, cả các môn đệ nữa cũng phải
làm chứng về “Giêsu”, làm chứng cho Ngài về những gì họ đã thấy đã nghe.
Nhưng Chúa cũng đã báo trước: môn đệ phải trả giá rất đắt ngay cả đến trả giá
bằng mạng sống để làm chứng về Chúa Giêsu.
Mời Bạn: Hãy mềm mại để Chúa Thánh Thần
hướng dẫn bạn đến sự thật: sự thật về Đức Giêsu Kitô, sự thật về bạn, qua những
trang Kinh Thánh bạn đọc, những lời giáo huấn bạn lắng nghe, những giờ cầu
nguyện thâm trầm hay qua cuộc sống đầy cam go cần phải chiến đấu, để bạn cũng
trở nên chứng nhân cho Đức Giêsu Kitô.
Sống Lời Chúa: Bạn dành một phút cầu nguyện
với Chúa Thánh Thần, và quyết tâm hôm nay sống vui tươi, tin tưởng, để chứng tỏ
bạn có niềm vui của Đấng Phục Sinh.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin ban Thánh
Thần cho chúng con, để chúng con dám sống trọn vẹn phẩm chất người con cái Chúa
và nên chứng nhân can trường cho tình yêu Chúa giữa bao người chưa nhận biết
Chúa.
Làm
chứng về Thầy
Cuộc
sống tiện nghi, dễ chịu thời nay cũng là một thứ bách hại nhẹ nhàng, khiến
nhiều Kitô hữu bị vướng vào và dễ dàng bước qua thập giá. Xin Thánh Thần thêm
sức cho ta khi ta phải lội ngược dòng.
Suy niệm:
Chúng ta thường cầu xin Chúa Thánh Thần
trước một cuộc tĩnh tâm, một hội nghị hay một
cuộc gặp gỡ tìm ý Chúa.
Thánh Thần cho ta ánh sáng để quyết định.
Nhưng Thánh Thần cũng là Đấng ban sức mạnh đỡ
nâng,
nhất là lúc Giáo Hội gặp gian nan thử thách.
Bài Tin Mừng hôm nay vẫn nằm trong bối cảnh của
sự bách hại.
Các môn đệ sẽ bị ghét bỏ, bắt bớ (Ga 15,
18-20).
Hơn nữa, họ còn bị trục xuất khỏi hội đường và
bị giết (Ga 16, 2).
Sau khi Đức Giêsu về trời, ai sẽ là người đứng
ra bảo trợ họ?
Ai sẽ là người giúp họ can đảm để làm chứng cho
Đấng phục sinh?
Đức Giêsu trả lời: chính Thánh Thần, Đấng mà
Ngài sai đến từ nơi Cha.
Thánh Thần từ từ tỏ mình ra như một Đấng, một
ngôi vị có thực,
đang hiện diện trong lòng từng Kitô hữu và
trong cộng đoàn.
Thánh Thần là Đấng ở với anh em,
ở giữa anh em và ở
trong anh em (Ga 14, 16-17).
Như thế Đức Giêsu thực sự chẳng lìa xa chúng
ta.
Ngài vẫn hiện diện liên tục bên chúng ta, nhờ
Thánh Thần Ngài sai đến.
Giáo Hội sơ khai đã có kinh nghiệm sâu xa về
Đấng Bảo trợ này,
đặc biệt trong giai đoạn bị bách hại.
Stêphanô là người đầy Thánh Thần (Cv 6, 5).
Khi ông tranh luận với những người Do thái cứng
lòng,
Thánh Thần đã ban cho ông lời lẽ khôn ngoan
không ai địch nổi (Cv 6, 10).
Trong Thánh Thần, ông đã làm chứng cho Đức
Giêsu phục sinh,
Đấng đang đứng bên hữu Thiên Chúa (Cv 7,
55-56).
Chính lời chứng này đã đưa ông đến cái chết tử
đạo đầu tiên.
Cái chết của Stêphanô nhắc ta nhớ lời hứa của
Đức Giêsu.
Giờ bị thẩm tra là giờ thánh, giờ làm việc của
Ba Ngôi Thiên Chúa.
Khi đứng trước các nhà lãnh đạo, Đức Giêsu
khuyên ta đừng lo phải nói gì,
“vì trong giờ đó, Thánh Thần sẽ dạy cho anh em
biết điều phải nói” (Lc 12,12),
đến nỗi “không phải chính anh em nói,
mà là Thần khí của Cha anh em nói trong anh em”
(Mt 10, 20).
Cái chết của bất kỳ vị tử đạo nào cũng là một
sự kết hợp diệu kỳ
giữa lời chứng bằng máu của họ với lời chứng
của Thánh Thần ở trong họ.
“Người sẽ làm chứng về Thầy, anh em cũng làm
chứng
vì anh em ở với Thầy ngay từ đầu” (Ga 15,
26-27).
Chẳng bao giờ các Kitô hữu hết gặp khó khăn khi
còn sống ở đời này,
hết phải làm chứng cho Đức Giêsu trước một thế
giới thù nghịch.
Chẳng phải bách hại chỉ có dưới thời các vua
triều Nguyễn.
Cuộc sống tiện nghi, dễ chịu thời nay cũng là
một thứ bách hại nhẹ nhàng,
khiến nhiều Kitô hữu bị vướng vào và dễ dàng
bước qua thập giá.
Xin Thánh Thần thêm sức cho ta khi ta phải lội
ngược dòng.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa là Thần Khí Sự Sống và Tình Yêu,
xin ban cho con
một thời để yêu và một thời để sống;
để con sống vì tình yêu Thiên Chúa,
để con yêu vì cuộc sống muôn loài.
Xin dạy con biết yêu những điều tốt đẹp, cao quý
và biết ghét những điều đê tiện, xấu xa.
Xin dạy con luôn sống vì những điều mình
yêu,
và dám chết vì những điều mình ghét.
Xin cho con biết đưa tình yêu vào cuộc sống
để mỗi giây phút sống
con đều cảm nhận được niềm hạnh phúc yêu
thương.
Xin cho con biết đưa cuộc sống vào tình yêu
để từng giây phút yêu,
con đều làm cho cuộc sống thêm giá trị.
Cuối cùng,
xin cho con biết hòa nhập cả hai nên một:
để sống là yêu
và yêu là sống,
vì hiểu được
rằng Thiên Chúa Hằng Sống
cũng chính là
Thiên Chúa Tình Yêu. Amen.
(NNS)
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Suy
niệm Ga 15, 26-16,4
Theo ngôn ngữ đời thường
"chứng nhân tại tòa” là người chứng kiến một sự kiện khách quan tai nghe mắt
thấy xảy ra trong quá khứ và thuật lại sự kiện đó. Cũng có khi sự kiện đó không
ảnh hưởng gì lắm đến nhân chứng.
- Chứng nhân cho Chúa thì
khác, muốn làm chứng cho Chúa người ta phải biết Chúa, phải ở lại với Chúa và
yêu mến Chúa. Nhân chứng cho Chúa không đơn giản chỉ thuật lại một sự kiện
khách quan như một cái máy camera mà dường như nhân chứng đó còn phải “đứng về”
phía Chúa, bênh vực và giới thiệu Chúa cho anh chị em.
- Chỉ các tông đồ là những
người đã trực tiếp chứng kiến cuộc đời, cái chết và sự phục sinh của Chúa.
Chúng ta là những người gián tiếp nên phải gắn bó với chứng nhân chính yếu là
Chúa Thánh Thần “Người là thần khí sự thật phát xuất từ Chúa Cha, Người sẽ làm
chứng về thầy”.
- Lẽ thường, chứng nhân mà bị
bách hại thì chẳng ai dám làm, ấy vậy mà Chúa lại báo trước rằng “họ sẽ khai
trừ anh em ra khỏi hội đường, hơn nữa sẽ đến giờ kẻ nào giết anh em cũng tưởng
mình phụng sự Thiên Chúa”. Nhưng thật lạ lùng, đời lại đời biết bao chứng nhân
đã can đảm, anh dũng và bình an đón nhận vai trò chứng nhân cho Chúa vì biết
rằng điều đó thật ích lợi cho biết bao tâm hồn và như động lực thôi thúc, lời
thánh Phaolo: “khốn thân tôi nếu tôi không rao giảng tin mừng” (1Cr 9,16).
- “Ngày nay người ta cần những
chứng nhân hơn thầy dạy” (Phaolo VI). Không chứng nhân nào hiệu quả bằng chứng
nhân đời sống. Chúa đang chờ đợi và tha thiết kêu mời những chứng nhân như thế.
Ước gì.
Cánh én nhỏ.
Sự hiện diện của Chúa Thánh Thần
Trong
thế gian, sự hiện diện của Chúa Thánh Thần là một sự hiện diện vô hình và chứng
tá của Chúa Thánh Thần cho Chúa Giêsu được thể hiện, được nhìn thấy nơi chứng
tá của các môn đệ cho Chúa. Và như vừa nói trên, chứng tá này không phải là
điều dễ dàng. Ðây là con đường nhỏ hẹp, gặp nhiều gian nan, thử thách. Theo
Chúa đích thực làm cho ta ra khỏi thế gian và vì thế mà bị thế gian ghét bỏ,
khai trừ. Nhưng trong những lúc gian nan thử thách như vậy, trong những giây
phút cảm thấy trống rỗng và đau khổ trong cuộc đời của người đồ đệ, Chúa Thánh
Thần, Ðấng an ủi, Ðấng bảo trợ, mà Chúa Giêsu sai xuống từ Thiên Chúa Cha, Ðấng
ấy sẽ đồng hành với các môn đệ và trợ giúp họ, để các ngài được luôn trung
thành làm chứng cho Chúa. Sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong đời sống của
các môn đệ là nền tảng vững chắc cho niềm hy vọng của đồ đệ giữa những thử
thách trên trần gian. Và chúng ta nhìn thấy điều này khi đọc qua những trang
sách Tông Ðồ Công Vụ, sau khi được Chúa Thánh Thần ngự xuống, các tông đồ như
được biến đổi hoàn toàn, từ lo sợ chạy trốn, chuyển sang can đảm, sẵn sàng hy
sinh và cương quyết phục vụ. Trong lúc gặp thử thách, trước mặt những người
quyền thế ngăn cấm không được làm chứng cho Chúa Giêsu Phục Sinh, các tông đồ
can đảm trả lời công khai: "Chúng tôi phải vâng lời Thiên Chúa hơn là vâng
lời con người".
Người
Kitô hôm nay, đồ đệ của Chúa Giêsu, cần xét lại thái độ sống chứng nhân của
mình. Có hai thái cực cần tránh đi, không thể có thái độ vênh vang tự đắc, cũng
không được qụy lụy chiều theo qui mô của kẻ chống đối Chúa, cần sống khiêm tốn
nhưng đồng thời can đảm mạnh mẽ trong việc phục vụ, chấp nhận phiền phức mà
trong lòng vẫn vui tươi. Ðây là kinh nghiệm sống chứng nhân của thánh Phaolô
tông đồ khi ngài tâm sự trong thư thứ hai Corintô chương 4, câu 7 và các câu
tiếp theo như sau: "Thiên Chúa làm cho ánh sáng chiếu soi lòng trí chúng tôi
để tỏ bày cho thiên hạ được biết vinh quang của Thiên Chúa rạng ngời trên dung
mạo Kitô, nhưng kho tàng ấy, chúng tôi lại chứa đựng trong bình sành để chứng
tỏ quyền năng phi thường phát xuất từ Thiên Chúa, chứ không phải từ chúng tôi.
Chúng tôi bị dồn ép tư bề, nhưng không bị đè bẹp, gian nan nhưng không tuyệt
vọng, bị ngược đãi nhưng không bị bỏ rơi, bị quật ngã nhưng không bị tiêu diệt.
Chúng tôi luôn mang nơi thân mình cuộc thương khó của Chúa Giêsu, để sự sống
của Chúa Giêsu cũng được biểu lộ nơi thân mình của chúng tôi".
Tóm
lại, làm chứng cho Chúa Giêsu, chúng ta không nên chờ đợi sự dễ dàng nhưng phải
sẵn sàng mang lấy cuộc thương khó của Chúa Giêsu nơi thân mình, sẵn sàng đón
nhận sự chống đối thù hận của những kẻ không biết Thiên Chúa Cha và cũng không
biết Chúa Giêsu Kitô. Trong sự yếu đuối mỏng dòn của chính bản thân, chúng ta
luôn cảm nghiệm sức mạnh của Thiên Chúa được thể hiện qua chúng ta nhờ Chúa
Thánh Thần hiện diện trong chúng ta. Chính Ngài làm chứng cho Chúa Giêsu và
chúng ta cần để mình chìm sâu trong sức mạnh của Ngài để cùng với Ngài làm
chứng cho Chúa.
Lạy Chúa, chúng con cảm tạ Chúa vì
đã mời gọi chúng con làm chứng cho Chúa. Xin thương ban ơn nâng đỡ chúng con,
nhất là trong những lúc gian nan thử thách, tin tưởng vào Lời chúa và với sức
mạnh của Chúa Thánh Thần, chúng con muốn làm chứng cho Chúa và chứng tỏ cho anh
chị em biết rằng chúng con biết Chúa và yêu mến Chúa thực tình. Chính vì biết
Chúa và yêu mến Chúa thật tình nên chúng con dấn thân làm chứng cho Chúa.
Lạy Chúa, xin giúp con.
(Trích
trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Thứ Hai 6-5
Chân Phước Gerard ở Lunel
(thế kỷ 13)
G
|
erard sinh trong một gia đình quyền quý ở miền nam nước Pháp. Ngay
từ nhỏ ngài rất đạo đức -- khi mới năm tuổi, ngài đã xin mặc áo dòng Ba
Phanxicô. Khi 18 tuổi, Gerard cùng với người em là Effrenaud trốn trong một cái
hang ở cạnh bờ sông và bắt đầu hai năm trường sống như các vị ẩn tu. Sau đó hai
anh em quyết định đi hành hương, một phần là để ngăn cản những người hiếu kỳ
đến thăm vì nghe tiếng thánh thiện của hai anh em. Sau khi đi chân đất đến
Rôma, hai người sống ở đây trong hai năm, thăm viếng nhiều đền đài nổi tiếng.
Họ tiếp tục cuộc hành hương đến Giêrusalem, nhưng trên đường đi
thì Gerard ngã bệnh. Effrenaud phải đưa Gerard tạm trú trong một lều tranh ở
Montesano, nước Ý, để đi tìm thầy thuốc. Nhưng trước khi Effrenaud trở về thì
Gerard đã trút hơi thở cuối cùng.
Nhiều phép lạ đã xảy ra ở mộ của Gerard, và nơi ấy trở nên trung
tâm hành hương. Những người bị đau đầu kinh niên hoặc bị chứng động kinh đều được
sự chữa lành đặc biệt qua lời cầu bầu của ngài. Từ lâu thành phố Montesano kính
Chân Phước Gerard như vị quan thầy của mình. Ðôi khi ngài được gọi là Gery,
Gerius hoặc Roger ở Lunel.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét