Giải đáp phụng vụ: Khi nào linh mục vi phạm ấn
tích giải tội?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh
Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina
Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Sau một lớp giáo dục người lớn gần đây, một
linh mục tu sĩ và tôi đã thảo luận về một sự khác biệt trong cách hiểu của
chúng tôi về bản chất của ấn tích giải tội theo Điều 983 và 984 của Bộ Giáo
luật 1983. Ðiều 983: (1) Ấn tích giải tội là điều bất khả vi phạm; do đó, tuyệt
đối cấm chỉ cha giải tội không được tiết lộ về hối nhân bằng lời nói hay bằng
cách nào khác, và vì bất cứ lý do gì. Ðiều 984: (1) Tuyệt đối cấm chỉ cha giải
tội không được xử dụng những điều biết được trong tòa giải tội để làm hại hối
nhân, cho dù không có nguy cơ tiết lộ (Bản dịch Việt ngữ của Bộ giáo luật do
các Linh Mục Nguyễn Văn Phương, Phan Tấn Thành, Vũ Văn Thiện, Mai Ðức Vinh thực
hiện).
Cả hai chúng tôi đã được đào tạo bài bản trong chủng viện, và cả hai chúng tôi quyết tâm rao giảng và sống trong sự trung thành trọn vẹn với giáo huấn Công Giáo đích thực. Câu hỏi đặt ra là như sau: Một "hối nhân" nói với một linh mục khi xưng tội là ông đã bỏ thuốc độc vào rượu lễ của cha rồi. Linh mục không thuyết phục thành công "hối nhân" ác độc này để khắc phục tình hình, do đó làm cho cha giải tội ở vị thế uống rượu bị độc. Liệu cho linh mục có được phép dùng điều biết được trong tòa giải tội để thay đổi quá trình của sự kiện không, để không ai bị ngộ độc do rượu, cho dù không có nguy cơ tiết lộ?
Một lập luận là rằng việc cha giải tội đã hành động để thay rượu bằng cách đổ bình rượu đi, và rót rượu vào đầy lại mà không ai biết, là không phải một sự vi phạm ấn tích giải tội, bởi vì cha không phản bội "hối nhân", và cũng không có bất cứ điều gì gây hại cho "hối nhân”. Còn lập luận ngược lại là cha giải tội không thể dùng điều biết được trong tòa giải tội, vì "hối nhân" trong thực tế sẽ biết rằng cha giải tội đã làm như vậy, và việc này tạo thành một sự phản bội với "hối nhân", và là bất lợi về hậu quả. Trong thực tế, hành động của cha giải tội có thể làm cho bí tích giải tội là như ghê tởm cho "hối nhân", hay làm cho "hối nhân" nói với các người khác rằng cha X đã vi phạm ấn tích giải tội, điều này cũng sẽ làm cho bí tích thành ra ghê tởm. Sự nghiên cứu sâu rộng vào vấn đề dẫn tôi đến gặp một số linh mục-nhà thần học và nhà giáo luật uy tín, và các vị này cũng có hai lập trường khác nhau, vì vậy chúng tôi chưa gần gũi hơn với một câu trả lời rõ ràng.
Hơn nữa, theo như tôi có thể biết, Tòa Thánh đã không bao giờ giải quyết các câu hỏi lẻ tẻ như thế, và chúng tôi không có ý tưởng liệu kịch bản đầu tiên nào được đưa lên. Phải thừa nhận rằng, khả năng tình huống như vậy là rất hiếm khi xảy ra, và cuộc thảo luận là giải quyết nố cực kỳ khó xử. Tuy nhiên, ví dụ trên được dẫn ra nơi này và nơi nọ - thậm chí trong các chủng viện nữa - để minh họa cho sự bất khả vi phạm tuyệt đối của ấn tích giải tội, và nghĩa vụ của linh mục có liên quan đến trường hợp tương tự. - C. M.,Camden ,
New Jersey ,
Mỹ.
Đáp: Câu hỏi hóc búa cổ điển này của việc giải nố xảy ra thường như một kịch bản không có người thắng kẻ thua. Tòa Thánh có lẽ không bao giờ giải quyết một tình huống như vậy, vì Tòa thánh cung cấp cho sự khả tín của việc suy đoán, và thậm chí có thể làm cho một số người cố gắng thực sự để lạm dụng bí tích, bằng cách này hay cách khác.
Thật vậy, điều đầu tiên cần lưu ý là rằng đây là một sự lạm dụng bí tích. Một người trong trường hợp được mô tả như vậy là rõ ràng không ăn năn sám hối, và do đó không thể nhận được lời xá giải, mặc dù ấn tích giải tội được áp dụng, độc lập với lời xá giải. Trong trường hợp này, không có nguy cơ là bí tích sẽ trở nên ghê tởm cho hối nhân, vì người đó đã chứng tỏ sự bất kính hoàn toàn đối với bí tích, qua một nỗ lực lạm dụng ấn tích giải tội. Do đó, có thể rằng người ấy cần sự giúp đỡ chuyên môn hơn.
Một yếu tố khác cần được xem xét là việc sử dụng không rõ ràng từ ngữ "phản bội" trong câu trả lời, mà sự tìm hiểu của độc giả của chúng tôi đã phát hiện ra.
"Sự phản bội" (prodere trong tiếng Latinh) được đề cập trong Giáo luật là một cái gì đó khách quan và ngoại tại. Nó có nghĩa là tiết lộ tội lỗi và hối nhân, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp cho người khác biết.
"Sự phản bội" với hối nhân, được đề cập trong một trong các câu trả lời trên, là một sự phản bội chủ quan trong cảm giác thất vọng, không sống theo ước vọng, tổn thương tình cảm…
Chỉ có nghĩa đầu tiên mới mang ấn tích giải tội. Việc hối nhân có thể tức tối vô cùng, khi thấy linh mục không chết do uống rượu từ chén thánh, không thuộc về vấn đề giáo luật của sự vi phạm ấn tích giải tội.
Sau khi đã làm rõ như thế, chúng ta có thể thấy rằng, miễn là linh mục không nói gì hết, sự thay đổi rượu hoặc làm vỡ bình đựng rượu không hề làm cho người ta nghi ngờ tội lỗi hoặc hối nhân, và như vậy là không có sự vi phạm ấn tích giải tội. Nếu được hỏi, linh mục có thể đưa ra một câu trả lời cố ý mơ hồ, chẳng hạn "cha cần thay rượu mới”, và hành vi của cha sẽ không dẫn đến bất kỳ sự tiết lộ nào.
Trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến một sự nghi ngờ, đặc biệt là nếu người đó đã được nhìn thấy đi xưng tội và được biết là đã làm phiền. Tuy nhiên một nghi ngờ là không phải sự tiết lộ trực tiếp, và không có gì trong hành vi thay đổi rượu có thể biện minh cho một sự nghi ngờ cả.
Hơn nữa, cha giải tội (như mọi người khác) có nhiệm vụ bảo vệ sự sống và sức khỏe của chính mình và của người khác. Nhiệm vụ này là chắc chắn, và không ngưng lại bởi vì ngài là cha giải tội. Sự vi phạm bị cáo buộc của ấn tích giải tội là không chắc chắn. Giữa một nhiệm vụ chắc chắn và một nhiệm vụ không chắc chắn, chúng ta luôn phải theo cái chắc chắn.
Có thể lập luận rằng nhiệm vụ này là không tồn tại, nếu sự thực hiện nó kéo theo vi phạm một hành động vô đạo đức về bản chất, chẳng hạn sự vi phạm trực tiếp hoặc gián tiếp của ấn tích giải tội bởi sự sơ suất đáng khiển trách. Theo quan điểm của nhiều chuyên viên luân lý lỗi lạc, sự sơ suất đáng khiển trách như vậy chỉ có thể xảy ra, nếu linh mục phải nói về những gì ngài đã làm cho người khác, theo một cách nào đó làm cho họ xác định được tội lỗi và hối nhân.
Một điểm nữa là linh mục cũng biết rằng chất thể của bí tích Thánh Thể đã bị pha trộn, do đó nó không còn là chất thể hợp lệ cho hy tế Thánh Lễ nữa. Bởi vì ngài không thể cử hành một cách có ý thức một Thánh lễ không hợp lệ, ngài cũng sẽ có trách nhiệm luân lý nhất định để thay thế rượu lễ khác.
Vì tất cả các lý do này, tôi sẽ nói rằng linh mục, trong trường hợp giả thiết trên đây, sẽ và phải thay rượu lễ khác, trong khi tránh bất kỳ lời nói nào có thể dẫn đến việc tiết lộ tội lỗi và hối nhân. (Zenit.org 28-5-2013)
Cả hai chúng tôi đã được đào tạo bài bản trong chủng viện, và cả hai chúng tôi quyết tâm rao giảng và sống trong sự trung thành trọn vẹn với giáo huấn Công Giáo đích thực. Câu hỏi đặt ra là như sau: Một "hối nhân" nói với một linh mục khi xưng tội là ông đã bỏ thuốc độc vào rượu lễ của cha rồi. Linh mục không thuyết phục thành công "hối nhân" ác độc này để khắc phục tình hình, do đó làm cho cha giải tội ở vị thế uống rượu bị độc. Liệu cho linh mục có được phép dùng điều biết được trong tòa giải tội để thay đổi quá trình của sự kiện không, để không ai bị ngộ độc do rượu, cho dù không có nguy cơ tiết lộ?
Một lập luận là rằng việc cha giải tội đã hành động để thay rượu bằng cách đổ bình rượu đi, và rót rượu vào đầy lại mà không ai biết, là không phải một sự vi phạm ấn tích giải tội, bởi vì cha không phản bội "hối nhân", và cũng không có bất cứ điều gì gây hại cho "hối nhân”. Còn lập luận ngược lại là cha giải tội không thể dùng điều biết được trong tòa giải tội, vì "hối nhân" trong thực tế sẽ biết rằng cha giải tội đã làm như vậy, và việc này tạo thành một sự phản bội với "hối nhân", và là bất lợi về hậu quả. Trong thực tế, hành động của cha giải tội có thể làm cho bí tích giải tội là như ghê tởm cho "hối nhân", hay làm cho "hối nhân" nói với các người khác rằng cha X đã vi phạm ấn tích giải tội, điều này cũng sẽ làm cho bí tích thành ra ghê tởm. Sự nghiên cứu sâu rộng vào vấn đề dẫn tôi đến gặp một số linh mục-nhà thần học và nhà giáo luật uy tín, và các vị này cũng có hai lập trường khác nhau, vì vậy chúng tôi chưa gần gũi hơn với một câu trả lời rõ ràng.
Hơn nữa, theo như tôi có thể biết, Tòa Thánh đã không bao giờ giải quyết các câu hỏi lẻ tẻ như thế, và chúng tôi không có ý tưởng liệu kịch bản đầu tiên nào được đưa lên. Phải thừa nhận rằng, khả năng tình huống như vậy là rất hiếm khi xảy ra, và cuộc thảo luận là giải quyết nố cực kỳ khó xử. Tuy nhiên, ví dụ trên được dẫn ra nơi này và nơi nọ - thậm chí trong các chủng viện nữa - để minh họa cho sự bất khả vi phạm tuyệt đối của ấn tích giải tội, và nghĩa vụ của linh mục có liên quan đến trường hợp tương tự. - C. M.,
Đáp: Câu hỏi hóc búa cổ điển này của việc giải nố xảy ra thường như một kịch bản không có người thắng kẻ thua. Tòa Thánh có lẽ không bao giờ giải quyết một tình huống như vậy, vì Tòa thánh cung cấp cho sự khả tín của việc suy đoán, và thậm chí có thể làm cho một số người cố gắng thực sự để lạm dụng bí tích, bằng cách này hay cách khác.
Thật vậy, điều đầu tiên cần lưu ý là rằng đây là một sự lạm dụng bí tích. Một người trong trường hợp được mô tả như vậy là rõ ràng không ăn năn sám hối, và do đó không thể nhận được lời xá giải, mặc dù ấn tích giải tội được áp dụng, độc lập với lời xá giải. Trong trường hợp này, không có nguy cơ là bí tích sẽ trở nên ghê tởm cho hối nhân, vì người đó đã chứng tỏ sự bất kính hoàn toàn đối với bí tích, qua một nỗ lực lạm dụng ấn tích giải tội. Do đó, có thể rằng người ấy cần sự giúp đỡ chuyên môn hơn.
Một yếu tố khác cần được xem xét là việc sử dụng không rõ ràng từ ngữ "phản bội" trong câu trả lời, mà sự tìm hiểu của độc giả của chúng tôi đã phát hiện ra.
"Sự phản bội" (prodere trong tiếng Latinh) được đề cập trong Giáo luật là một cái gì đó khách quan và ngoại tại. Nó có nghĩa là tiết lộ tội lỗi và hối nhân, hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp cho người khác biết.
"Sự phản bội" với hối nhân, được đề cập trong một trong các câu trả lời trên, là một sự phản bội chủ quan trong cảm giác thất vọng, không sống theo ước vọng, tổn thương tình cảm…
Chỉ có nghĩa đầu tiên mới mang ấn tích giải tội. Việc hối nhân có thể tức tối vô cùng, khi thấy linh mục không chết do uống rượu từ chén thánh, không thuộc về vấn đề giáo luật của sự vi phạm ấn tích giải tội.
Sau khi đã làm rõ như thế, chúng ta có thể thấy rằng, miễn là linh mục không nói gì hết, sự thay đổi rượu hoặc làm vỡ bình đựng rượu không hề làm cho người ta nghi ngờ tội lỗi hoặc hối nhân, và như vậy là không có sự vi phạm ấn tích giải tội. Nếu được hỏi, linh mục có thể đưa ra một câu trả lời cố ý mơ hồ, chẳng hạn "cha cần thay rượu mới”, và hành vi của cha sẽ không dẫn đến bất kỳ sự tiết lộ nào.
Trong một số trường hợp, nó có thể dẫn đến một sự nghi ngờ, đặc biệt là nếu người đó đã được nhìn thấy đi xưng tội và được biết là đã làm phiền. Tuy nhiên một nghi ngờ là không phải sự tiết lộ trực tiếp, và không có gì trong hành vi thay đổi rượu có thể biện minh cho một sự nghi ngờ cả.
Hơn nữa, cha giải tội (như mọi người khác) có nhiệm vụ bảo vệ sự sống và sức khỏe của chính mình và của người khác. Nhiệm vụ này là chắc chắn, và không ngưng lại bởi vì ngài là cha giải tội. Sự vi phạm bị cáo buộc của ấn tích giải tội là không chắc chắn. Giữa một nhiệm vụ chắc chắn và một nhiệm vụ không chắc chắn, chúng ta luôn phải theo cái chắc chắn.
Có thể lập luận rằng nhiệm vụ này là không tồn tại, nếu sự thực hiện nó kéo theo vi phạm một hành động vô đạo đức về bản chất, chẳng hạn sự vi phạm trực tiếp hoặc gián tiếp của ấn tích giải tội bởi sự sơ suất đáng khiển trách. Theo quan điểm của nhiều chuyên viên luân lý lỗi lạc, sự sơ suất đáng khiển trách như vậy chỉ có thể xảy ra, nếu linh mục phải nói về những gì ngài đã làm cho người khác, theo một cách nào đó làm cho họ xác định được tội lỗi và hối nhân.
Một điểm nữa là linh mục cũng biết rằng chất thể của bí tích Thánh Thể đã bị pha trộn, do đó nó không còn là chất thể hợp lệ cho hy tế Thánh Lễ nữa. Bởi vì ngài không thể cử hành một cách có ý thức một Thánh lễ không hợp lệ, ngài cũng sẽ có trách nhiệm luân lý nhất định để thay thế rượu lễ khác.
Vì tất cả các lý do này, tôi sẽ nói rằng linh mục, trong trường hợp giả thiết trên đây, sẽ và phải thay rượu lễ khác, trong khi tránh bất kỳ lời nói nào có thể dẫn đến việc tiết lộ tội lỗi và hối nhân. (Zenit.org 28-5-2013)
5/28/2013(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét