Trang

Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Xóa bỏ ''các trạm hải quan mục vụ''

Xóa bỏ ''các trạm hải quan mục vụ''

Xảy ra điều gì nếu một bà mẹ độc thân muốn xin rửa tội cho con mình ? Không tính đến những phí tổn của các nghi thức, cung cấp giấy tờ : nhiều ngăn trở, tệ hơn, nhiều “trạm hải quan” mục vụ, Đức Thánh Cha đã lấy làm tiếc như thế trong thánh lễ hôm 25.5.2013.
Đối với ngài, Kitô hữu không được là “người kiểm soát đức tin”, nhưng là “người tạo điều kiện dễ dàng” cho đức tin.

Đức Thánh Cha đã giải thích đoạn Tin Mừng của ngày, trong đó các môn đệ ngăn không cho các trẻ em đến với Chúa. Các ông muốn “một sự chúc lành chung chung và rồi xin mọi người ra ngoài”. Tuy nhiên, Chúa Giêsu đã bực mình: “Hãy để các trẻ nhỏ đến với Thầy. Đừng ngăn cản chúng, vì Nước Trời thuộc về những ai giống như chúng”.
"Trạm hải quan mục vụ"

Các Tông đồ không làm điều đó “do tính hung dữ”: họ chỉ muốn giúp Chúa Giêsu, như ở Giêricô họ đã tìm cách làm cho người mù im miệng. Thái độ của họ có nghĩa: “nghi thức lễ tân không cho phép điều đó : đây là Ngôi Hai của Ba Ngôi Thiên Chúa !” Đối với Đức Thánh Cha, “nhiều Kitô hữu” đã hành động như thế.
Đức Thánh Cha đã đưa ra ví dụ về đôi bạn sắp cưới đến trình diện ở văn phong thư ký của một giáo xứ để xin kết hôn và, thay vì “sự nâng đỡ hay lời chúc mừng”, họ lại nghe nói đến “phí tổn của nghi thức” hay “giấy tờ”.
Cũng thế, một người mẹ độc thân đến một giáo xứ, xin rửa tội cho con mình và rồi được nghe câu trả lời từ “một người Kitô hữu”: không, “bà không thể, bà phải kết hôn”.
“Hãy nhìn người phụ nữ trẻ này đã can đảm đi đến cùng việc mang thai của mình… Chị ta gặp được gì ? Một cánh cửa khép kín”. Đối với Đức Thánh Cha, “đó không phải là một nhiệt thành mục vụ tốt. Nó làm xa rời Chúa, điều đó không mở ra những cánh cửa”.
“Chúa Giêsu đã thiết lập bảy phép Bí Tích” và bằng thái độ này, người Kitô hữu “thiết lập bí tích thứ tám, bí tích hải quan mục vụ”.
Đức Thánh Cha lấy làm tiếc vì nhiều khi người Kitô hữu trở nên “người kiểm soát đức tin thay vì trở thành người tạo điều kiện dễ dàng cho đức tin của người khác”. Đó là “cám dỗ chiếm hữu Chúa”, một cám dỗ đã bắt đầu từ thời Chúa Giêsu, với các Tông đồ.
Đối với Đức Thánh Cha, thái độ hải quan mục vụ này “không giúp ích cho người ta, cho dân Chúa”. Trái lại, thái độ tốt lành, đó là phục vụ đức tin: “tạo điều kiện dễ dàng cho đức tin, làm nó lớn lên, giúp nó tăng trưởng”.
Đức tin của dân Chúa là “một đức tin đơn sơ”: có lẽ họ không biết giải thích Đức Maria là ai, “điều này cần hỏi thần học gia”. Nhưng ai muốn “biết làm thế nào yêu mến Đức Maria”, thì chính “dân Chúa” sẽ dạy cho biết điều đó “cách tốt nhất và đẹp nhất”.
Dân Chúa “luôn biết đến gần để xin Chúa Giêsu điều gì đó”. Đức Thánh Cha kể câu chuyện về một người phụ nữ Argentina đến gặp một linh mục và xin chúc lành. Linh mục nói: bà hãy đi lễ ! Và ngài đã giải thích cho bà tất cả thần học về phép lành trong thánh lễ. Bà đáp: “À, cám ơn cha, vâng, thưa cha”. Nhưng khi vị linh mục đó đi rồi, thì bà ta đến  gặp một linh mục khác: Xin cha  chúc lành cho con”. “Tất cả những lời này đã không đi vào lòng của bà, vì bà có một sự cần thiết khác, sự cần thiết được Chúa chạm đến”.
Theo ZENIT


Tý Linh

(Nguồn: Xuân Bích Việt Nam)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét