05/04/2016
Thứ Ba tuần 2 Phục Sinh
Bài
Ðọc I: Cv 4, 32-37
"Họ một lòng một ý với nhau".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Bấy giờ tất cả đoàn tín hữu đông đảo đều đồng tâm nhất
trí. Chẳng ai kể của gì mình có là của riêng, song để mọi sự làm của chung. Các
tông đồ dùng quyền năng cao cả mà làm chứng việc Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta
sống lại. Hết thảy đều được mến chuộng. Vì thế, trong các tín hữu, không có ai
phải túng thiếu. Vì những người có ruộng nương nhà cửa đều bán đi và bán được
bao nhiêu tiền thì đem đặt dưới chân các tông đồ. Và người ta phân phát cho mỗi
người tuỳ theo nhu cầu của họ. Ông Giuse, người mà các tông đồ đặt tên là
Barnabê (nghĩa là con sự an ủi), một thầy tư tế, quê ở Cyprô, có một thửa ruộng,
ông bán đi và đem tiền đặt dưới chân các tông đồ.
Ðó là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 92, 1ab. 1c-2. 5
Ðáp: Chúa làm
vua, Ngài đã mặc thiên oai (c. 1a).
Xướng: 1) Chúa làm vua, Ngài đã mặc thiên oai. Chúa
đã vận uy quyền, Ngài đã thắt long đai. - Ðáp.
2) Và Ngài giữ vững địa cầu, nó sẽ không còn lung
lay. Ngai báu của Ngài thiết lập từ muôn thuở, tự đời đời vẫn có Chúa. - Ðáp.
3) Lời chứng bảo của Ngài rất đáng tin, lạy Chúa, sự
thánh thiện là của riêng nhà Ngài, cho tới muôn muôn ngàn thuở. - Ðáp.
Alleluia:
Ga 14, 18
Alleluia, alleluia! - Chúa phán: "Thầy sẽ không
bỏ các con mồ côi: Thầy sẽ đến với các con và lòng các con sẽ vui mừng". -
Alleluia.
Phúc
Âm: Ga 3, 7-15
"Không ai lên trời được, ngoài người đã từ trời
xuống, tức là Con Người vốn ở trên trời".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu nói với Nicôđêmô rằng: "Thật,
Tôi bảo cho ông biết: Ông đừng ngạc nhiên vì nghe Tôi nói rằng: Các ngươi phải
tái sinh bởi trời. Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông nghe tiếng gió, nhưng chẳng
biết gió từ đâu đến và đi đâu: mọi kẻ sinh bởi Thần Linh cũng vậy".
Nicôđêmô hỏi lại rằng: "Việc ấy xảy ra thế nào
được?" Chúa Giêsu đáp: "Ông là bậc thầy trong dân Israel mà ông không
biết điều ấy sao? Thật, tôi bảo thật cho ông biết: Ðiều chúng tôi biết thì
chúng tôi nói; điều chúng tôi thấy thì chúng tôi minh chứng. Nhưng các ông lại
không nhận lời chứng của chúng tôi. Nếu khi Tôi nói về những sự dưới đất mà các
ông không tin, khi Tôi nói những sự trên trời, các ông tin thế nào được? Không
ai lên trời được, ngoài người đã từ trời xuống, tức là Con Người vốn ở trên trời.
Cũng như Môsê treo con rắn nơi hoang địa thế nào, thì Con Người cũng phải bị
treo lên như vậy, để những ai tin vào Người, thì không bị tiêu diệt muôn đời".
Ðó là lời Chúa.
Suy
Niệm: Chúa Giảng Dạy Trong Ðền Thờ
Một tờ báo Công giáo địa phương ở Chicago có đăng
trong chương trình "sống đạo" mẩu chuyện như sau: có đôi vợ chồng
chung sống với nhau được ba mặt con. Người chồng cũng là người Công giáo, nhưng
chủ trương cuộc đời chỉ có ba lần đến nhà thờ: "Rửa tội, lễ cưới và sau
khi chết". Ngược lại, người vợ là một tín đồ ngoan đạo, đêm ngày bà cầu
nguyện cho chồng. Lời cầu nguyện của bà hầu như vô vọng khi người chồng đổi
công việc làm ăn ở tiểu bang Texas, miền Nam Hoa Kỳ.
Suốt ba tháng trời, bà và các con chẳng được tin tức
gì của chồng, nếu có chăng nữa thì cũng chỉ là những tin buồn do người quen kể
lại. Họ nói rằng chồng của bà kể như hư đốn hoàn toàn. Ông ta đã sa vào cảnh cờ
bạc, rượu chè, chẳng còn nhớ đến ai. Mấy tin tức như thế đã làm cho bà thêm lo
lắng xao xuyến. Tuy nhiên, không vì thế mà bà quên cầu nguyện.
Bỗng một đêm kia, khi gia đình đã hoàn toàn chìm vào
giấc ngủ, bà nhận được một cú điện thoại từ xa gọi về. Bên kia đầu dây là giọng
nói thổn thức của người chồng từ Texas gọi về cho bà. Ông ta đã nói với bà như
sau: "Em yêu dấu! Ðây là lần đầu tiên trong cuộc đời anh đã thành tâm quì
gối cầu nguyện. Anh đã quì gối không phải trong nhà thờ hoặc một nơi thánh nào
đó. Nhưng anh đã quì gối ngay tại chốn ăn chơi. Các bạn anh cười nhạo tưởng anh
đã hóa khùng. Có thể đúng. Anh đang khùng, khùng vì Ðức Kitô, vì anh đã trở về
với Ngài".
Anh chị em thân mến!
Trong lúc tưởng chừng như sự việc không còn cách gì
để cứu vãn, thì lòng tin bền bỉ của người đàn bà được Thiên Chúa đáp lời. Một lời
đáp thật bất ngờ dưới con mắt người đời: "Gió muốn thổi đâu thì thổi, ông
nghe tiếng gió nhưng chẳng biết gió từ đâu mà đến và sẽ đi đâu". Những câu
hỏi: nơi nào, khi nào, và thế nào đã được con người đặt ra cho Thiên Chúa chắc
chắn là những câu hỏi chẳng bao giờ con người được thỏa mãn vì những sự việc dưới
đất họ chưa hiểu hết thì làm sao có thể hiểu được những việc trên trời.
Tuy nhiên, dù cho đang lần mò trong tăm tối của hiểu
biết như thế, con người vẫn không bị thất vọng, lạc lối, vì luôn luôn Thiên
Chúa đã dọn sẵn cho họ một lối đi dẫn tới vĩnh cửu. Ðường lối ấy do chính Con Một
Thiên Chúa từ trời cao xuống vạch ra cho tất cả loài người. Hết thảy mọi người
đều được kêu mời đến.
Như ngày xưa, Môisen đã treo con rắn đồng trên sa mạc
để cho dân được chữa lành thì hôm nay Con Một Thiên Chúa cũng được treo trên
cao để mọi người được cứu thoát. Ngài được treo trên cao cho hết mọi người nhìn
thấy, Ngài mở lối cho tất cả bước vào nhưng rồi không phải hết thảy đều đạt mục
đích.
Một nhân vật thông thái của hội đường Do Thái là
Nicôđêmô đang đứng trước ngưỡng cửa dẫn vào lối sống, thế mà ông vẫn chưa tìm
được lối vào chỉ vì ông thiếu một điều kiện căn bản: "niềm tin".
Thiếu "niềm tin" mọi hiểu biết đều dẫn đến
sai lạc vì mọi vận hành trong vũ trụ này không riêng lẻ độc lập nhưng liên hệ với
Ðấng đã tạo thành nó. Niềm tin là chiếc cầu cho phép con người bước từ cõi đất
lên cõi trời. Niềm tin là ngọn đèn soi tỏ ý nghĩa của mọi sự vật và mọi biến cố
xảy đến. Mọi sự vật và mọi biến cố xảy đến không đơn thuần chỉ là những gì con
người có thể cảm biết, còn có những ý nghĩa tàng ẩn đàng sau mà chỉ niềm tin mới
vén mở cho con người trọn vẹn ý nghĩa của chúng.
Lạy Chúa, xin cho con nhận ra được những thiếu sót
trong vốn hiểu biết mà bấy lâu nay như Nicôđêmô, con vẫn hằng tự mãn bằng lòng.
Xin cho con biết rằng chỉ có niềm tin mới ban cho con một sự hiểu biết trọn vẹn
ý nghĩa của con. Một cuộc sống không hạn hẹp trong cõi đất nhưng được bắt nguồn
từ cõi trời. Amen.
Veritas
Asia
LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Ba
Tuần II PS
Bài đọc: Acts 4:32-37; Jn
3:7-15.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thánh Thần hoạt động trong mỗi cá nhân
và trong cộng đoàn.
Khi con người cùng theo một lý tưởng, một đường hướng,
họ dễ hiệp nhất và tương trợ lẫn nhau như: Hội ái hữu các binh chủng không
quân, hải quân; các trường trung học Trưng Vương, Gia Long; các làng xã Thức
Hóa, Bùi Chu, Phát Diệm… Các Kitô hữu chẳng những có chung một lý tưởng, một đường
hướng, mà còn có chung một Thánh Thần. Ngài vừa họat động trong mỗi cá nhân vừa
họat động trong cộng đoàn; để hòa hợp tất cả mọi người và thúc đẩy tất cả hoạt
động cho lý tưởng mà mọi người đang theo đuổi.
Các Bài Đọc hôm nay nhấn mạnh đến vai trò quan trọng
của Thánh Thần, Đấng mà Chúa Giêsu đã hứa xin Chúa Cha gởi đến cho các môn đệ của
Ngài, sau khi Ngài sống lại. Trong Bài Đọc I, nhờ sự hoạt động và hướng dẫn của
Thánh Thần, các tông đồ đã can đảm làm chứng cho Đức Kitô, cộng đoàn các tín hữu
sơ khởi đã biết dẹp bỏ toan tính cá nhân để bỏ mọi sự làm của chung theo sự hướng
dẫn và sự phân phát của các tông đồ. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu tuyên bố với ông
Nicodemus: Chúa Thánh Thần hoạt động giống như gió, không ai có thể biết trước
sức mạnh, đường hướng, và các hoạt động của Ngài.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài
đọc I: Sự hiệp nhất trong cộng đòan: mọi người đều đồng một lòng một ý.
1.1/ Sự hiệp nhất biểu lộ qua tất cả đều một lòng một
ý:
Tục ngữ Việt-nam nhấn mạnh đến sức mạnh của tình đoàn kết: “Hợp quần gây sức mạnh;
đoàn kết thì sống, chia rẽ thì chết.” Các phần tử của cộng đòan phải đồng một
lòng một ý, thì cộng đoàn mới phát triển mạnh được; nếu không các phần tử trong
cộng đòan sẽ phân tán mỗi người một ngả, không thể làm những chuyện lớn, và khó
đạt đích mà tất cả đang nhắm tới.
Các cộng đòan sơ khai phải có đặc tính này mới có thể
vượt qua được những sợ hãi, kỳ thị, và bạo lực; và có sức mạnh để rao giảng Tin
Mừng đến các dân tộc. Sách CVTĐ mô tả sự đoàn kết của các cộng đoàn sơ khai như
sau: “Các tín hữu thời bấy giờ đông đảo, mà chỉ có một lòng một ý. Không một ai
coi bất cứ cái gì mình có là của riêng, nhưng đối với họ, mọi sự đều là của
chung.”
Làm được những điều này không do sức con người, vì
tác giả Sách CVTĐ nói rõ: “Nhờ quyền năng mạnh mẽ Thiên Chúa ban, các Tông Đồ
làm chứng Chúa Giêsu đã sống lại. Và Thiên Chúa ban cho tất cả các ông dồi dào
ân sủng.”
1.2/ Sự hiệp nhất biểu lộ qua việc đặt “mọi sự làm của
chung:” Đây là một mô hình lý tưởng mà biết bao những chủ thuyết: Hồi-giáo, Cộng
sản, nền thần học Giải Phóng đang nhắm tới. Tác giả Sách CVTĐ mô tả cách tổng
quát và cho một ví dụ cá nhân như sau: “Trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn,
vì tất cả những người có ruộng đất nhà cửa, đều bán đi, lấy tiền, đem đặt dưới
chân các Tông Đồ. Tiền ấy được phân phát cho mỗi người, tuỳ theo nhu cầu. Ông
Joseph, người được các Tông Đồ đặt tên là Barnaba, nghĩa là người có tài yên ủi,
có một thửa đất. Ông là một thầy Lêvi quê quán ở đảo Cyprius. Ông bán đất đi, lấy
tiền đem đặt dưới chân các Tông Đồ.”
Để có thể đạt được kiểu mẫu lý tưởng này, mọi người
trong cộng đoàn cần phải:
(1) Theo sự hướng dẫn và hoạt động của Thánh Thần: Mỗi
người một cá tính khác nhau, nhưng chỉ có một Thánh Thần Đấng hoạt động trong mọi
sự và trong mọi người.
(2) Theo sự chỉ dẫn của các nhà lãnh đạo khôn ngoan
và tốt lành: Các chủ thuyết khác thất bại vì đã quá tin nơi các nhà lãnh đạo.
Không phải nhà lãnh đạo nào cũng khôn ngoan và “chí công vô tư.” Nếu mọi tài sản
của cộng đòan rơi vào tay những nhà lãnh đạo chỉ biết lo cho mình, cộng đoàn sẽ
chết đói!
(3) Cần tránh những thái độ quá khích và thái độ “mạnh
ai người ấy làm:” Thái độ quá khích và quá lý tưởng sẽ gây bất mãn và chia rẽ
trong cộng đoàn, vì không phải ai cũng có khả năng làm như thế. Thái độ “mạnh
ai người ấy làm” sẽ đưa cộng đoàn đến chỗ mỗi người đi một ngả.
2/
Phúc Âm: Phải được tái sinh bởi Thánh Thần để hiểu các mầu nhiệm Nước Trời.
2.1/ Phải được tái sinh bởi Thánh Thần:
(1) Không ai có thể tiên đoán các công việc của
Thánh Thần: Chúa Giêsu nói: “Ông đừng ngạc nhiên vì tôi đã nói: các ông cần phải
được sinh ra một lần nữa bởi ơn trên. Gió muốn thổi đâu thì thổi; ông nghe tiếng
gió, nhưng không biết gió từ đâu đến và thổi đi đâu. Ai bởi Thần Khí mà sinh ra
thì cũng vậy."
Gió có thể đem sự thoải mái cho con người, tạo năng
lực thay điện; nhưng gió có thể tàn phá nặng nề nhà cửa và gây thiệt hại tính mạng
cho con người. Không ai có thể đoán chắc gió từ đâu tới và sẽ đi đâu, vì gió có
thể chuyển hướng và tăng tốc độ bất cứ lúc nào. Tương tự như thế trong cách hoạt
động của Thánh Thần nơi con người: Ngài có thể thay đổi và dẫn một cá nhân hay
một cộng đoàn tới một nơi hay một công việc mà họ không bao giờ dám nghĩ tới.
(2) Ông Nicodemus hỏi Người: "Làm sao những
chuyện ấy có thể xảy ra được?" Đức Giêsu đáp: "Ông là bậc thầy trong
dân Israel, mà lại không biết những chuyện ấy! Thật, tôi bảo thật ông: chúng
tôi nói những điều chúng tôi biết, chúng tôi làm chứng về những điều chúng tôi
đã thấy, nhưng các ông không nhận lời chứng của chúng tôi. Nếu tôi nói với các
ông về những chuyện dưới đất mà các ông còn không tin, thì giả như tôi nói với
các ông về những chuyện trên trời, làm sao các ông tin được?"
2.2/ Cần Thánh Thần hướng dẫn để hiểu những Mầu Nhiệm
Nước Trời: Con người chỉ có thể hiểu và tin những gì nằm trong giới hạn con người. Để
có thể tin vào Thiên Chúa và những mầu nhiệm thuộc về Ngài, con người cần được
sự trợ giúp của Thiên Chúa qua việc ban Thánh Thần cho con người. Chúa Giêsu liệt
kê hai mầu nhiệm điển hình cho Nicodemus:
(1) Mầu nhiệm Nhập Thể: “Không ai đã lên trời, ngoại
trừ Con Người, Đấng từ trời xuống.” Để tin Chúa Giêsu vừa là Chúa vừa là người
cần có sự soi sáng của Thánh Thần.
(2) Mầu nhiệm Cứu Chuộc qua Cuộc Thương Khó và Tử Nạn
của Chúa Giêsu: “Như ông Moses đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người
cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.”
Con người không thể hiểu nổi tại sao một Thiên Chúa uy quyền lại muốn con mình
đi qua con đường Thập Giá để cứu chuộc con người! Thánh Thần có thể làm cho con
người hiểu mầu nhiệm này.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Khi chịu Bí tích Rửa Tội là chúng ta đã được đóng ấn
Chúa Thánh Thần. Chúng ta cần sống theo sự hướng dẫn của Ngài. Ngài sẽ làm cho
chúng ta hiểu biết các mầu nhiệm Nước Trời và hướng dẫn chúng ta tới sự thật
toàn vẹn.
- Những quà tặng Chúa Thánh Thần ban cho mỗi cá nhân
là cho sự phát triển của cộng đoàn; mỗi cá nhân cần sự soi sáng của Chúa Thánh
Thần để đóng góp vào việc xây dựng và phát triển cộng đoàn và mở mang Nước
Chúa.
Lm.
Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.
05/04/16 THỨ BA TUẦN 2 PS
Th. Vinh-sơn Phe-ri-ê, linh mục
Ga 3,7b-15
Th. Vinh-sơn Phe-ri-ê, linh mục
Ga 3,7b-15
Suy niệm: Chinh phục vũ trụ, một ước mơ bao đời của con
người. Năm 1961, Yuri Gagarin, phi hành gia đầu tiên bay vào vũ trụ. Tám năm
sau, Neil Armstrong trở thành người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng. Và mới
nhất đây, người ta khám phá thiên hà GN-z11, thiên hà xa nhất mà kính thiên văn
Hubble thấy được, cách trái đất 13,4 tỷ năm ánh sáng, được hình thành khoảng
300 triệu năm. Nhưng chừng đó chẳng là gì so với hằng tỷ thiên hà to lớn, cách
trái đất cả tỷ tỷ năm ánh sáng. Giống như chú bé con đang chập chững tập đi,
ước mơ lên tới trời vẫn còn xa tầm với con người! Chừng đó càng không là gì với
ước mơ đích thực mà con người cần vươn tới: Đạt tới Nước Trời, nơi hạnh phúc
vĩnh cửu. Chúa Giê-su, “Đấng
từ trời xuống” chắp
cánh cho ước mơ đó của con người: Đi theo Ngài để khi “được giương cao lên” –qua cái chết và cuộc phục sinh của Ngài– Ngài
sẽ kéo mọi sự lên với Ngài, lên tới Nước Trời. Và “lên Trời,” ước mơ đó giờ đây
hoàn toàn trong tầm tay con người.
Mời Bạn: Như
nhạc sĩ Trần Tiến hát: “Hạnh
phúc quá đơn sơ, đời tôi đâu có ngờ,” ước mơ lên Trời với Đức Ki-tô cũng đơn sơ
thôi: tin vào Đức Ki-tô, Đấng mà Thiên Chúa sai đến để cứu độ nhân loại chúng
ta.
Sống Lời Chúa: Một
khi đã tin vào Đức Ki-tô, bạn mạnh dạn loại bỏ những vật cản: lòng giận ghét,
tham lam, những dục vọng đê hèn… khiến bạn không hướng thượng, hướng thiện được.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con luôn bám chặt lấy Chúa, cách riêng nơi Lời
Chúa và Thánh Thể, để con được đưa lên cao với Chúa. Amen.
Ai tin được sống muôn đời
Chính vì Đức Giêsu bị đóng đinh, được phục sinh
và về trời nên chúng ta được sinh lại từ trên nhờ Thần Khí, được vào Nước Thiên
Chúa và có sự sống vĩnh cửu.
Suy
niệm:
Con
người hôm nay vừa bị hấp dẫn bởi cái chết,
vừa
bị lôi kéo bởi cuộc sống đời này.
Cuộc
sống hôm nay cho chúng ta nhiều tiện nghi thoải mái.
Nó
mời chúng ta hưởng thụ, mua sắm, tiêu dùng.
Luôn
luôn xuất hiện những mẫu mã mới hơn, tốt hơn, đẹp hơn.
Con
người vất vả làm việc để có thể mua được món hàng do mình chế tạo.
Cuộc
sống vừa dễ chịu hơn, vừa mệt mỏi hơn bởi vô số những nhu cầu.
Con
người hôm nay có hạnh phúc hơn xưa không?
Những
thức ăn trần thế có đủ làm con người mãn nguyện không?
Người
Kitô hữu quý chuộng cuộc sống ở trần thế này,
nhưng
họ hiểu tính chất mau qua và tương đối của nó.
Như
Đức Giêsu, họ cũng phải đi qua cuộc sống đời này,
nếm
đủ mọi mùi vị của phận người, chịu đựng mọi khó khăn thách đố,
trước
khi về với điểm đến chung cục là cuộc sống đời sau.
Thiên
đàng, Nước Thiên Chúa hay sự sống vĩnh cửu
là
những từ diễn tả hạnh phúc đang chờ đợi người Kitô hữu sau cái chết.
Họ
biết mình từ đâu đến và biết mình sẽ đi đâu.
Họ
biết phân biệt những ga xép với đích đến cuối cùng.
Trong
bài Tin Mừng hôm qua, Đức Giêsu khẳng định
chẳng
ai được vào Nước Thiên Chúa nếu không được sinh ra bởi Thần Khí.
Trong
bài Tin Mừng hôm nay, Ngài lại khẳng định:
“Ai
tin vào Con Người thì có sự sống vĩnh cửu” (c.15).
Vào
Nước Thiên Chúa đồng nghĩa với có sự sống vĩnh cửu.
Như
Môsê giương cao con rắn trong sa mạc để ai nhìn lên thì được khỏi,
Con
Người cũng phải được giương cao để ai tin thì được sự sống vĩnh cửu.
Sự
sống vĩnh cửu là hoa quả của mầu nhiệm được giương cao.
Đức
Giêsu được giương cao khi bị treo trên thập giá,
được
giương cao khi được Cha phục sinh,
và
được giương cao khi được Cha đưa về trời.
Chính
vì Đức Giêsu bị đóng đinh, được phục sinh và về trời
nên
chúng ta được sinh lại từ trên nhờ Thần Khí,
được
vào Nước Thiên Chúa và có sự sống vĩnh cửu.
Kitô
hữu là người đang trên đường về quê hương đích thật.
Đấng
từ trời xuống nay đã lên trời (c. 13),
và
lôi kéo chúng ta lên với Ngài (Ga 12, 32).
Làm
thế nào chúng ta thoát khỏi sức kéo xuống của vật chất?
Làm
thế nào chúng ta sống nhẹ nhàng hơn để kéo thế giới quanh ta bay lên?
Cầu
nguyện:
Lạy Chúa Giêsu phục sinh
Chúa
đã sống đến cùng cuộc Vượt qua của Chúa,
xin
cho con biết sống
cuộc
Vượt qua mỗi ngày của con,
Vượt qua sự nhỏ mọn và ích kỷ.
Vượt
qua những đam mê đang kéo ghì con xuống.
Vượt
qua nỗi sợ khổ đau và nhục nhã.
Vượt
qua đêm tăm tối cô đơn của Vườn Dầu.
Vượt
qua những khắc khoải của niềm tin.
Vượt
qua những thành kiến con có về người khác...
Chính vì Chúa đã phục sinh
nên
con vui sướng và can đảm vượt qua,
dù
phải chịu mất mát và thua thiệt.
Ước gì con biết noi gương Chúa phục sinh
gieo
rắc khắp nơi bình an và hy vọng,
tin
tưởng và niềm vui.
Ước gì ai gặp con
cũng
gặp thấy sự sống mãnh liệt của Chúa.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
05
Tháng Tư
Chiếc Bong Bóng Bay
Câu
chuyện được thuật lại xảy ra tại vùng Nam Italia, nơi dân chúng không được sung
túc cho lắm, so với những vùng khác. Câu chuyện trên mang tựa đề là : "Chiếc
bong bóng bay màu hồng".
Chiếc
bong bóng này là kết quả của sự góp nhặt và tiết kiệm từng xu của Beppo, một em
bé lên tám. Hôm ấy, trong lúc các trẻ đồng tuổi cắp sách đến trường, Beppo chốn
học, chạy nhanh lên ngọn đồi để thả chiếc bong bóng màu hồng bay lên không
trung. Cùng với chiếc bong bóng, Beppo cẩn thận cột bức thư nó đã nắn nót viết
từng chữ như sau: "Chúa ơi, vài tuần nữa con sẽ có một đứa em. Gia đình
con đã có sáu anh em, nhưng cha mẹ con nghèo lắm. Nhà cửa chật chội và không có
đủ giường chiếu, nên chúng con phải ngủ chung ba đứa một giường. Lần này con
không xin gì cho con, nhưng con xin Chúa cho đứa em sắp sinh của chúng con một
ít quần áo và tã, quần áo xài rồi cũng được. Nhà con ở làng Arcol miền Nam nước
Italia. Con tên là Beppo Sala".
Sau
khi thả chiếc bong bóng hồng mang bức tâm thư lên trời, Beppo đứng ngước mắt
nhìn lên trời mãi đến khi chiếc bong bóng mất hút trong đám mây, nó mới thơ thẩn
đi về nhà.
Những
ngày sau đó là những ngày tháng hồi hộp nhất đời của Beppo. Nhưng nó vẫn tiếp tục
hy vọng và cầu nghuyện. Sáu ngày nặng nề trôi qua, nhưng một buổi kia, lúc đang
chơi với các trẻ khác cùng xóm, Beppo thấy người giao bưu phẩm mang vào nhà một
thùng quà. Nó hồ hởi chạy nhanh về và nghe cha nó đang lớn tiếng cãi vã với
nhân viên bưu điện: "Chắc anh lầm rồi, tôi đâu có quen ai ở thành Rovigo.
vả lại chúng tôi đào đâu ra tiền để mua quà cáp". Người giao bưu phẩm phân
trần: "Món hàng đề tên và địa chỉ nhà ông, nếu không phải gửi cho ông thì
còn gửi cho ai nữa? Ông nhận nhanh lên, tôi còn phải đi giao nhiều món hàng nữa
chứ có phải chỉ có thùng này thôi đâu". Cha của Beppo trả lời: "Thôi
đi ông ơi, nhận hàng không phải của mình để rồi sau đó mang họa, làm gì có tiền
mà bồi thường".
Thấy
câu chuyện dai dẳng, Beppo bạo phổi nói xen vào: "Thì cha cứ mở ra xem thử,
nếu không phải là của mình thì mình gói trả lại".
Thùng đồ được mở ra, thấy toàn đồ cho trẻ sơ sinh.Nào tã, nào những chiếc áo nhỏ tí ti, nào băng rốn.Người gửi không quên gói vào hai hộp phấn và một lố những chiếc kim tây. Mắt của mẹ Beppo bừng sáng lên.Beppo cảm thấy vui như ngày tết, vui nhất là người gửi đồ không đề địa chỉ nên không thể gửi trả lại. Nó chạy nhanh ra ngọn đồi, nơi nó thả chiếc bong bóng màu hồng sáu ngày trước đây. Ðến nơi nó ngước mắt nhìn trời, miệng thì thầm: "Chúa ơi, con cám ơn Chúa".
Thùng đồ được mở ra, thấy toàn đồ cho trẻ sơ sinh.Nào tã, nào những chiếc áo nhỏ tí ti, nào băng rốn.Người gửi không quên gói vào hai hộp phấn và một lố những chiếc kim tây. Mắt của mẹ Beppo bừng sáng lên.Beppo cảm thấy vui như ngày tết, vui nhất là người gửi đồ không đề địa chỉ nên không thể gửi trả lại. Nó chạy nhanh ra ngọn đồi, nơi nó thả chiếc bong bóng màu hồng sáu ngày trước đây. Ðến nơi nó ngước mắt nhìn trời, miệng thì thầm: "Chúa ơi, con cám ơn Chúa".
Tuổi
trẻ thường được gọi là tuổi thơ, mà nói đến thơ là nói đến mộng. Trẻ thơ thường
có những mơ ước đơn sơ: mong bắt được nhiều dế, mơ con diều mình đang thả được
bay cao, mong cho mình khéo tay ăn được nhiều đạn trong cuộc chơi bi, mơ đội
banh mình được thắng trong cuộc đá bóng sắp tới. Nhưng đã có những mái đầu xanh
đã bắt đầu lo lắng cho cha mẹ, cho anh chị em như trong trường hợp của em bé mới
lên tám tuổi Beppo.
Theo cha Michel Bonnet, đã từng truyền giáo tại Nhật bản và nay đang làm cho phong trào quốc tế đặc trách mục vụ cho trẻ em, thì tại Á Châu, số trẻ emvì hoàn cảnh gia đình hay xã hội bắt buộc phải làm những công việc nặng nhọc vượt qua tuổi của chúng nhiều hơn là số trẻ em được cắp sách đến trường.
Theo cha Michel Bonnet, đã từng truyền giáo tại Nhật bản và nay đang làm cho phong trào quốc tế đặc trách mục vụ cho trẻ em, thì tại Á Châu, số trẻ emvì hoàn cảnh gia đình hay xã hội bắt buộc phải làm những công việc nặng nhọc vượt qua tuổi của chúng nhiều hơn là số trẻ em được cắp sách đến trường.
Cũng
theo cha Bonnet, đã đến lúc các tín hữu phải đọc dòng Phúc Âm mà mọi người đều
thuộc nằm lòng, nhưng với cái nhìn khác: "Hãy để các trẻ nhỏ đến cùng Ta,
chớ ngăn cản chúng, vì Nước Trời thuộc về những kẻ giống như chúng".
Và
cha Bonnet đề nghị: câu Phúc Âm trên tạo dịp cho chúng ta thấy Chúa Giêsu trong
những trẻ con bị cưỡng bách phải làm việc nặng nhọc. Qua các em, Chúa Giêsu
cũng nói với chúng ta: "Hãy đến và theo Ta".
Lẽ Sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét