Nguyên Văn Tông Huấn
Amoris Laetitia của Đức Phanxicô (các số 58-75)
Vũ Văn An4/15/2016
Vũ Văn An4/15/2016
Chương Ba: Nhìn lên Chúa
Giêsu: ơn gọi của gia đình
58. Trong và giữa các gia đình, sứ điệp Tin Mừng luôn phải được vang lên; cốt lõi sứ điệp này, tức sơ truyền (kerygma), là điều “tươi đẹp nhất, xuất sắc nhất, lôi cuốn nhất và đồng thời cần thiết nhất” (50). Sứ điệp này “phải chiếm trung tâm mọi hoạt động phúc âm hóa” (51). Nó là lời tuyên xưng đầu triên và quan trọng nhất, “mà ta phải nghe đi nghe lại nhiều cách khác nhau, và phải luôn công bố dưới hình thức này hay hình thức nọ” (52). Thực vậy, “không có gì vững chắc hơn, sâu sắc hơn, an toàn hơn, có ý nghĩa và khôn ngoan hơn sứ điệp này”. Quả thế, “mọi việc đào luyện của Kitô Giáo hệ ở việc bước sâu hơn vào sơ truyền” (53).
59. Giáo huấn của chúng ta về hôn nhân và gia đình không thể không được linh hứng và biến đổi bởi sứ điệp yêu thương và âu yếm này; nếu không, nó sẽ chỉ đơn giản trở thành việc bệnh vực một thứ học thuyết khô khan, không có sinh khí. Mầu nhiệm gia đình Kitô Giáo chỉ có thể hiểu được dưới ánh sáng tình yêu vô hạn của Chúa Cha, như đã được mạc khải nơi Chúa Kitô, Đấng đã tự hiến mình cho ta và tiếp tục cư ngụ giữa chúng ta. Giờ đây, tôi muốn hướng cái nhìn của tôi vào Chúa Kitô hằng sống, Đấng đang ở tâm điểm của rất nhiều câu truyện tình, và kêu nài ngọn lửa Thần Khí xuống trên mọi gia đình thế giới.
60. Chương vắn vỏi này, do đó, sẽ tóm lược giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình. Cả ở đây nữa, tôi cũng sẽ nhắc tới những gì các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã phát biểu về ánh sáng do đức tin của chúng ta đem lại. Các ngài đã bắt đầu bằng cách nhìn lên Chúa Giêsu và các ngài nói tới việc Người “đã nhìn những người đàn ông và đàn bà một cách yêu thương và trìu mến ra sao, luôn đồng hành với họ trong sự thật, kiên nhẫn và thương xót khi công bố các đòi hỏi của Nước Thiên Chúa” (54). Chúa cũng đang ở với chúng ta hôm nay, khi ta tìm cách thực hành và truyền thụ Tin Mừng gia đình.
Chúa Giêsu phục hồi và hoàn thành kế hoạch của Thiên Chúa
61. Trái với những người bác bỏ hôn nhân như một điều xấu xa, Tân Ước dạy rằng “mọi sự Thiên Chúa tạo nên đều tốt và không có điều gì cần phải từ bỏ” (1Tm 4:4). Hôn nhân là “một ân ban” của Chúa (1Cr 7:7). Đồng thời, chính vì hiểu tích cực như thế, Tân Ước mạnh mẽ nhấn mạnh đến việc cần phải bảo vệ ân ban của Thiên Chúa: “Ai nấy phải tôn trọng hôn nhân, chớ làm cho loan phòng ra ô uế” (Dt 13:4). Ơn phúc của Thiên Chúa này bao gồm tính dục: “đừng từ chối nhau” (1Cr 7:5).
62. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã ghi nhận điều này: Chúa Giêsu, “khi nói tới kế hoạch nguyên thủy của Thiên Chúa dành cho người đàn ông và người đàn bà, đã tái khẳng định sự kết hợp bất khả tiêu giữa họ với nhau, thậm chí còn quả quyết rằng ‘chính vì sự cứng lòng của các ông nên Môsê mới cho phép các ông ly dị vợ, nhưng ngay từ đầu, không phải thế” (Mt 19:8). Tính bất khả tiêu của hôn nhân ‘điều Thiên Chúa đã kết hợp, con người không được phân ly’ (Mt 19:6) không nên bị coi như ‘một cái ách’ áp đặt lên cổ nhân loại, nhưng như một ‘ân ban’ cho những ai kết hợp nhau trong hôn nhân... Tình yêu khoan dung của Thiên Chúa luôn cùng đồng hành với con người; qua ơn thánh, tình yêu này chữa lành và biến cải các linh hồn chai đá, dẫn họ trở lại lúc ban đầu qua nẻo đường thập giá. Các sách Tin Mừng trình bầy rõ ràng điển hình của Chúa Giêsu, Đấng... đã công bố ý nghĩa hôn nhân như là sự viên mãn của mạc khải nhằm phục hồi kế hoạch nguyên thủy của Thiên Chúa (xem Mt 19:3)” (55).
63. “Chúa Giêsu, Đấng hòa giải mọi sự trong chính Người, đã phục hồi hôn nhân và gia đình trở lại hình thức nguyên thủy của nó (xem Mt 10:1-12). Hôn nhân và gia đình đã được Chúa Kitô cứu chuộc (xem Ep 5:21-32) và phục hồi theo hình ảnh Ba Ngôi Chí Thánh, mầu nhiệm mà từ đó, mọi tình yêu đích thực đã phát sinh. Giao ước phu phụ, khởi nguồn trong tạo dựng và được mạc khải trong lịch sử cứu rỗi, nhận được ý nghĩa đầy đủ của nó nơi Chúa Kitô và Giáo Hội của Người. Qua Giáo Hội của Người, Chúa Kitô ban cho hôn nhân và gia đình ơn thánh cần thiết để làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa và sống cuộc sống hiệp thông. Tin Mừng gia đình trải dài dọc lịch sử thế giới, từ lúc tạo dựng người đàn ông và người đàn bà theo hình ảnh và theo họa ảnh Thiên Chúa (xem St 1:26-27), tới lúc hoàn thành mầu nhiệm giao ước nơi Chúa Kitô vào ngày chung cục với hôn lễ của Chiên Con” (xem Kh 19:9)” (56).
64. “Điển hình của Chúa là mô hình cho Giáo Hội... Người bắt đầu thừa tác vụ công khai bằng phép lạ tại tiệc cưới Cana (xem Ga 2:1-11). Người tham dự mọi giây phút hàng ngày của tình bằng hữu với gia đình Ladarô và hai chị của chàng (xem Lc 10:38) và với gia đình Thánh Phêrô (xem Mc 8:14). Người tỏ thiện cảm với các cha mẹ tang chế và hồi sinh con cái họ (xem Mc 5:41; Lc 7:14-15). Qua cách này, Người biểu lộ ý nghĩa chân thực của thương xót, vốn bao hàm việc phục hồi giao ước (xem Đức Gioan Phaolô II, Dives in Misericordia, 4). Điều này rất rõ ràng trong các cuộc trò chuyện của Người với người đàn bà Samaria (xem Ga 1:4-30) và với người đàn bà bị bắt quả tang ngoại tình (xem Ga 8:1-11) trong đó, ý thức tội lỗi đã được đánh thức bởi cuộc gặp gỡ với tình yêu nhưng không của Chúa Giêsu” (57).
65. Việc nhập thể của Ngôi Lời trong một gia đình nhân bản ở Nadarét, nhờ tính mới mẻ của nó, đã thay đổi lịch sử thế giới. Ta cần bước vào mầu nhiệm Chúa Giêsu sinh ra, vào tiếng “xin vâng” của Đức Maria với lời đưa tin của thiên thần, khi Ngôi Lời được thụ thai trong lòng Đức Mẹ, cũng như tiếng “xin vâng” của Thánh Giuse, người đã đặt tên cho Chúa Giêsu và chăm sóc Đức Mẹ. Ta cần chiêm ngưỡng niềm vui của các người chăn chiên trước máng cỏ, sự thờ lạy của Ba Vua và việc trốn qua Ai Cập, trong đó, Chúa Giêsu chia sẻ kinh nghiệm lưu đầy, bị bách hại và hạ nhục của dân tộc Người. Ta cần chiêm ngưỡng hoài vọng tôn giáo của Giacaria và niềm vui của ông lúc Gioan Tẩy Giả sinh ra, sự nên trọn lời hứa đã được ngỏ cùng ông Simêong và bà Anna ở Đền Thờ và sự bỡ ngỡ của các bậc thầy Lề Luật khi lắng nghe sự khôn ngoan của con trẻ Giêsu. Sau đó, ta cần nhìn sâu vào 30 năm trường đằng đẵng lúc Chúa Giêsu kiếm kế sinh nhai bằng việc làm chân tay, đọc những lời cầu nguyện và các phát biểu truyền thống trong đức tin của dân Người và tiến tới chỗ hiểu biết đức tin của cha ông ấy cho tới lúc làm cho nó sinh hoa kết trái trong mầu nhiệm Nước Trời. Đó là mầu nhiệm Giáng Sinh và bí quyết Nadarét, biểu tỏ hết nét đẹp của đời sống gia đình! Chính mầu nhiệm này đã làm mê lòng Thánh Phanxicô Assidi, Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu và Thánh Charles de Foucauld và tiếp tục làm các gia đình Kitô hữu tràn trề hy vọng và niềm vui.
66. “Giao ước yêu thương và trung thành từng được Thánh Gia Nadarét sống đã soi sáng nguyên tắc vốn lên khuôn cho mọi gia đình và giúp gia đình đương đầu tốt hơn với các thăng trầm cuả cuộc đời và lịch sử. Trên căn bản này, mọi gia đình, bất kể các yếu đuối của họ, có thể trở thành ánh sáng trong đêm tối thế giới. ‘Nadarét dạy ta ý nghĩa cuộc sống gia đình, sự hiệp thông đầy yêu thương của nó, vẻ đẹp đơn giản và chân phương của nó, đặc tính thánh thiêng và bất khả xâm phạm của nó. Ước chi nó dạy ta việc huấn luyện của nó êm dịu và bất khả thay thế xiết bao, vai trò của nó trong trật tự xã hội nên tảng và khôn sánh đến chừng nào’ (Đức Phaolô VI, Diễn Văn tại Nadarét, 5 tháng 1, 1964)” (58).
Gia đình trong các văn kiện Giáo Hội
67. Công Đồng Vatican II, trong Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et Spes của nó, quan tâm lo lắng “cổ vũ phẩm giá của hôn nhân và gia đình” (xem các số 47-52). Hiến Chế này “định nghĩa hôn nhân như một cộng đồng sự sống và yêu thương (xem 48), đặt lòng yêu thương ở tâm điểm gia đình... ‘Lòng yêu thương đích thực giữa chồng và vợ’ (49) liên quan tới việc hiến thân cho nhau, bao hàm và hội nhập các chiều kích tính dục và xúc cảm, theo kế hoạch Thiên Chúa (xem 48-49). Văn kiện công đồng cũng nhấn mạnh “việc bén rễ vợ chồng vào Chúa Kitô. Chúa Kitô ‘tự làm Người hiện diện với vợ chồng trong bí tích hôn nhân’ (48) và ở lại mãi với họ. Trong việc nhập thể, Người mặc lấy tình yêu nhân bản, thanh tẩy nó và đem nó tới viên mãn. Nhờ Thần Khí của Người, Người ban cho vợ chồng khả năng sống tình yêu này, bằng cách thấm nhiễm mọi phần đời họ bằng đức tin, đức cậy và đức mến. Nhờ cách này, vợ chồng được thánh hiến và, nhờ một ơn thánh đặc biệt, xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô và tạo lập một Giáo Hội tại gia (xem Lumen Gentium, 11), để Giáo Hội, nếu muốn hiểu trọn vẹn mầu nhiệm của mình, nhìn vào gia đình Kitô hữu, một gia đình vốn biểu hiện Giáo Hội một cách đích thực” (59).
68. “Chân Phúc Phaolô VI, ngay sau Công Đồng Vatican II, đã khai triển xa hơn giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình. Một cách đặc biệt, với Thông Điệp Humanae Vitae, ngài đã làm rõ sợi dây gắn bó nội tại giữa lòng yêu thương vợ chồng và việc sinh sản: ‘Lòng yêu thương phu phụ đòi nơi người chồng và người vợ một ý thức trọn vẹn về các nghĩa vụ của họ trong vấn đề làm cha mẹ có trách nhiệm, điều mà ngày nay được nhấn mạnh rất đúng, nhưng đồng thời phải được hiểu một cách đúng đắn... Thi hành việc làm cha mẹ có trách nhiệm đòi hỏi chồng và vợ phải tuân thủ thứ tự ưu tiên đúng đắn, biết nhìn nhận các bổn phận của họ đối với Thiên Chúa, đối với chính họ, đối với gia đình họ và đối với xã hội con người’ (số 10). Trong Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, Đức Phaolô VI làm rõ mối liên hệ giữa gia đình và Giáo Hội”(60) .
69. “Thánh Gioan Phaolô II dành sự lưu ý đặc biệt cho gia đình trong các bài giáo lý của ngài về tình yêu con người, trong Lá Thư Gửi Các Gia Đình Gratissimam Sane , và đặc biệt trong Tông Huấn Familiaris Consortio của ngài. Trong các văn kiện này, Đức Giáo Hoàng định nghĩa gia đình là ‘đường của Giáo Hội’. Ngài cũng đề xuất một viễn kiến tổng quát về ơn gọi yêu thương của các người đàn ông và các người đàn bà, cũng như các hướng dẫn căn bản cho việc chăm sóc mục vụ các gia đình và vai trò của gia đình trong xã hội. Đặc biệt, khi bàn đến tình yêu phu phụ (xem số 13), ngài mô tả cung cách vợ chồng, trong tình yêu hỗ tương của họ, đã tiếp nhận ơn Thần Khí Chúa Kitô như thế nào và sống ơn gọi nên thánh của họ ra sao” (61).
70. “Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, trong Thông Điệp Deus Caritas Est của ngài, đã trở lại với chủ đề sự thật trong tình yêu của người đàn ông và người đàn bà, một sự thật chỉ được soi sáng trong tình yêu của Chúa Kitô chịu đóng đinh (xem số 2). Ngài nhấn mạnh rằng ‘hôn nhân đặt căn bản trên tình yêu độc chiếm và dứt khoát đã trở nên hình ảnh mối liên hệ giữa Thiên Chúa và dân Người, và ngược lại. Cách Thiên Chúa yêu thương đã trở thành thước đo tình yêu nhân bản’ (số 11). Hơn nữa, trong Thông Điệp Caritas in Veritate, ngài làm nổi bật tầm quan trọng của tình yêu, coi nó như nguyên tắc sống trong xã hội (xem số 44), một nơi ta học được kinh nghiệm ích chung” (62).
Bí tích hôn phối
71. “Thánh Kinh và Thánh Truyền giúp ta tiến tới việc hiểu biết Ba Ngôi, một hiểu biết vốn được mạc khải với các đặc điểm của gia đình. Gia đình là hình ảnh Thiên Chúa, Đấng vốn là một hiệp thông các ngôi vị. Lúc Chúa Giêsu chịu phép rửa, người ta nghe thấy tiếng Thiên Chúa phán, gọi Chúa Giêsu là Con Yêu Quí của Người, và trong tình yêu này ta có thể nhận ra Chúa Thánh Thần (xem Mc 1:10-11). Chúa Giêsu, Đấng hòa giải mọi sự trong chính Người và cứu chuộc ta khỏi tội lỗi, không những phục hồi hôn nhân và gia đình trở lại hình thức nguyên thủy của nó, mà còn nâng hôn nhân lên hàng dấu chỉ bí tích tình yêu của Người dành cho Giáo Hội (xem Mt 19:1-12; Mc 10:1-12; Ep 5:21-32). Trong gia đình nhân bản, được Chúa Kitô tụ tập, ‘hình ảnh và họa ảnh’ của Ba Ngôi Chí Thánh (xem St 1:26) đã được phục hồi, mầu nhiệm từ đó mọi tình yêu đích thực đã phát sinh. Qua Giáo Hội, hôn nhân và gia đình nhận được ơn Chúa Thánh Thần từ Chúa Kitô, để làm chứng cho Tin Mừng tình yêu Thiên Chúa” (63).
72. Bí tích hôn nhân không phải là một công ước xã hội, một nghi lễ trống rỗng hay một dấu hiệu cam kết bề ngoài. Bí tích là một ân ban để thánh hóa và cứu rỗi vợ chồng, vì “việc họ thuộc về nhau, qua dấu chỉ bí tích, là biểu tượng thực sự của mối liên hệ hỗ tương giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Cặp vợ chồng, do đó, là một nhắc nhở thường xuyên để Giáo Hội nhớ tới điều đã diễn ra trên thập giá; Họ là chứng tá cứu rỗi cho nhau và cho con cái, một ơn cứu rỗi họ cùng chia sẻ nhờ bí tích” (64). Hôn nhân là một ơn gọi, bao lâu nó là lời đáp trả ơn gọi đặc biệt cảm nghiệm tình yêu vợ chồng như là dấu chỉ bất toàn của tình yêu giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Thành thử, quyết định kết hôn và tạo lập gia đình phải là hoa trái của diễn trình biện phân ơn gọi.
73. “Việc hiến thân cho nhau trong bí tích hôn phối được đặt cơ sở trong ơn thánh phép rửa, là phép thiết lập ra giao ước nền tảng của mọi người với Chúa Kitô trong Giáo Hội. Khi chấp nhận lẫn nhau, và với ơn thánh của Chúa Kitô, hai người đính hôn đoan hứa với nhau sẽ hiến thân hoàn toàn, trung thành với nhau và sẵn sàng chào đón sự sống mới. Họ nhìn nhận các yếu tố này như những điều cấu thành hôn nhân, như những ơn phúc Thiên Chúa ban cho họ, và họ coi trọng cam kết hỗ tương này, nhân danh Thiên Chúa và trước mặt Giáo Hội. Như thế, đức tin đã làm họ có khả năng coi các thiện ích của hôn nhân như các cam kết mà họ có thể tuân giữ được nhờ sự trợ giúp của ơn thánh bí tích... Thành thử, Giáo Hội trông chờ vào các cặp hôn nhân như trái tim của toàn bộ gia đình và ngược lại họ trông chờ vào Chúa Giêsu” (65). Bí tích không phải là một “sự việc” hay một ‘quyền lực”, vì trong nó, chính Chúa Kitô “hiện đang gặp gỡ các vợ chồng Kitô hữu... Người cư ngụ với họ, ban cho họ sức mạnh để vác thập giá và như thế bước theo chân Người, để trỗi dậy sau khi ngã qụy, để tha thứ cho nhau, để mang gánh nặng của nhau” (66). Hôn nhân Kitô Giáo là dấu chỉ việc Chúa Kitô yêu Giáo Hội của Người xiết bao, trong một giao ước đã được đóng ấn trên thập giá nhưng nó cũng đã làm cho tình yêu này hiện diện trong hiệp thông vợ chồng. Nhờ trở nên một thân xác, họ là hiện thân việc giao bôi của Con Thiên Chúa với bản tính con người của ta. Đó là lý do tại sao “trong niềm vui yêu thương và cuộc sống gia đình của họ, Người ban cho họ ngay trên trần gian này được nếm trước tiệc cưới của Chiên Con” (67). Cho dù sự so sánh giữa cặp đôi nhân bản vợ chồng với cặp đôi Chúa Kitô và Giáo Hội chỉ là “bất toàn” (68), nó vẫn gợi hứng để chúng ta nài van Chúa ban cho mọi cặp vợ chồng được tràn đầy tình yêu thần thánh của Người.
74. Kết hợp tính dục, được cảm nghiệm và được thánh hóa một cách yêu thương bởi bí tích, ngược lại, đối với vợ chồng, là con đường phát triển trong đời sống ơn thánh của họ. Nó là “mầu nhiệm hợp hôn” (69). Ý nghĩa và giá trị sự kết hợp thể lý của họ được phát biểu trong các lời ưng thuận, trong đó, họ chấp nhận và hiến thân cho nhau, để hoàn toàn chia sẻ cuộc sống với nhau. Những lời lẽ đó đem lại ý nghĩa cho mối liên hệ tính dục và giải thoát nó khỏi mọi tính hàm hồ. Nói tổng quát hơn, cuộc sống chung vợ chồng, toàn bộ mạng lưới liên hệ mà họ xây dựng với con cái họ và thế giới chung quanh, sẽ được đắm chìm và được củng cố bởi ơn thánh bí tích. Vì bí tích hôn nhân đã phát sinh từ việc nhập thể và mầu nhiệm vượt qua, nhờ đó, Thiên Chúa biểu lộ tình yêu viên mãn của Người dành cho nhân loại bằng cách trở nên một với chúng ta. Không ai trong hai người phối ngẫu sẽ còn cô độc trong việc đương đầu với bất cứ thách đố nào họ gặp nữa. Cả hai đều được kêu gọi đáp trả ơn phúc của Thiên Chúa một cách đầy dấn thân, sáng tạo, kiên trì và cố gắng hàng ngày. Họ luôn có thể kêu cầu sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, Đấng đã thánh hiến sự kết hợp của họ, để ơn thánh của Người được cảm nhận trong mọi hoàn cảnh mới lạ họ có thể gặp.
75. Trong truyền thống Giáo Hội La Tinh, các thừa tác viên bí tích hôn phối là người đàn ông và người đàn bà kết hôn (70); qua việc tỏ ưng thuận và phát biểu nó một cách thể lý, họ đã tiếp nhận một ân ban lớn lao. Sự ưng thuận của họ và sự kết hợp thể xác của họ là các phương thế do Chúa ấn định để nhờ đó, họ trở nên “một thân xác”. Nhờ sự thánh hiến của phép rửa, họ có khả năng tham dự vào hôn phối như các thừa tác viên của Chúa và nhờ thế đáp lại tiếng Chúa mời gọi. Bởi thế, khi hai vợ chồng không phải là Kitô hữu lãnh nhận phép rửa, họ không cần phải lặp lại các đoan hứa lúc kết hôn nữa; họ chỉ cần không bác bỏ chúng, vì khi lãnh nhận phép rửa, sự kết hợp của họ tự động trở thành có tính bí tích. Bộ Giáo Luật cũng thừa nhận tính thành sự của một số cuộc kết hợp được cử hành không có sự hiện diện của một thừa tác viên thụ phong (71). Trật tự tự nhiên vốn thấm nhiễm ơn thánh cứu chuộc của Chúa Giêsu đến nỗi “một khế ước hôn phối thành sự không thể hiện hữu giữa các người đã chịu phép rửa mà không vì sự kiện này mà không là một bí tích” (72). Giáo Hội có thể đòi việc này: đám cưới phải cử hành cách công khai, với sự hiện diện của các nhân chứng và các điều kiện khác có thể thay đổi theo thời gian, nhưng điều này vẫn không giảm giá việc chính những cặp kết hôn mới là các thừa tác viên của bí tích. Nó cũng không ảnh hưởng gì tới tính trung tâm của việc ưng thuận do người đàn ông và người đàn bà nói lên, một việc tự nó thiết lập ra dây hôn phối. Nói thế rồi, ta vẫn cần suy nghĩ thêm về hành động của Thiên Chúa trong nghi thức hôn phối; điều này đã được biểu lộ rõ ràng nơi các Giáo Hội Đông Phương qua sự coi trọng việc chúc lành mà cặp vợ chồng lãnh nhận như dấu chỉ ơn Chúa Thánh Thần.
Kỳ sau: Hạt giống Lời Chúa và các hoàn cảnh bất toàn, Truyền sinh và dưỡng dục con cái, Gia đình và Giáo Hội
_____________________________________________________________________________________________________________
(50) Tông Huấn Evangelii Gaudium (24 tháng 11, 2013), 35: AAS 105 (2013), 1034.
(51) Ibid., 164: AAS 105 (2013), 1088.
(52) Ibid.
(53) Ibid., 165: AAS 105 (2013), 1089.
(54) Relatio Synodi 2014, 12.
(55) Ibid., 14.
(56) Ibid., 16.
(57) Relatio Finalis 2015, 41.
(58) Ibid. 38
(59) Relatio Synodi 2014, 17.
(60) Relatio Finalis 2015, 43
(6) Relatio Synodi 2014, 18
(62) Ibid. 19
(63) Relatio Finalis 2015, 38
(64) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (22 tháng 11, 1981), 13: AAS 74 (1982), 94.
(65) Relatio Synodi 2014, 21.
(66) Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 1642.
(67) Ibid.
(68) Bài Giáo Lý (6 tháng 5, 2015): L’Osservatore Romano, 7 tháng 5, 2015, p. 8.
(69) Đức Lêô Cả, Epistula Rustico Narbonensi Episcopo, Inquis. IV: PL 54, 1205A; Xem Hincmar of Rheims, Epist. 22: PL 126, 142.
(70) Cf. Đức Piô XII, Thông Điệp Mystici Corporis Christi (29 tháng 6, 1943): AAS 35 (1943), 202: “Matrimonio enim quo coniuges sibi invicem sunt ministri gratiae …”
(71) Cf. Bộ Giáo Luật, cc. 1116; 1161-1165; Bộ Giáo Luật Các Giáo Hội Đông Phương, 832; 848-852.
(72) Ibid., c. 1055 §2.
58. Trong và giữa các gia đình, sứ điệp Tin Mừng luôn phải được vang lên; cốt lõi sứ điệp này, tức sơ truyền (kerygma), là điều “tươi đẹp nhất, xuất sắc nhất, lôi cuốn nhất và đồng thời cần thiết nhất” (50). Sứ điệp này “phải chiếm trung tâm mọi hoạt động phúc âm hóa” (51). Nó là lời tuyên xưng đầu triên và quan trọng nhất, “mà ta phải nghe đi nghe lại nhiều cách khác nhau, và phải luôn công bố dưới hình thức này hay hình thức nọ” (52). Thực vậy, “không có gì vững chắc hơn, sâu sắc hơn, an toàn hơn, có ý nghĩa và khôn ngoan hơn sứ điệp này”. Quả thế, “mọi việc đào luyện của Kitô Giáo hệ ở việc bước sâu hơn vào sơ truyền” (53).
59. Giáo huấn của chúng ta về hôn nhân và gia đình không thể không được linh hứng và biến đổi bởi sứ điệp yêu thương và âu yếm này; nếu không, nó sẽ chỉ đơn giản trở thành việc bệnh vực một thứ học thuyết khô khan, không có sinh khí. Mầu nhiệm gia đình Kitô Giáo chỉ có thể hiểu được dưới ánh sáng tình yêu vô hạn của Chúa Cha, như đã được mạc khải nơi Chúa Kitô, Đấng đã tự hiến mình cho ta và tiếp tục cư ngụ giữa chúng ta. Giờ đây, tôi muốn hướng cái nhìn của tôi vào Chúa Kitô hằng sống, Đấng đang ở tâm điểm của rất nhiều câu truyện tình, và kêu nài ngọn lửa Thần Khí xuống trên mọi gia đình thế giới.
60. Chương vắn vỏi này, do đó, sẽ tóm lược giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình. Cả ở đây nữa, tôi cũng sẽ nhắc tới những gì các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã phát biểu về ánh sáng do đức tin của chúng ta đem lại. Các ngài đã bắt đầu bằng cách nhìn lên Chúa Giêsu và các ngài nói tới việc Người “đã nhìn những người đàn ông và đàn bà một cách yêu thương và trìu mến ra sao, luôn đồng hành với họ trong sự thật, kiên nhẫn và thương xót khi công bố các đòi hỏi của Nước Thiên Chúa” (54). Chúa cũng đang ở với chúng ta hôm nay, khi ta tìm cách thực hành và truyền thụ Tin Mừng gia đình.
Chúa Giêsu phục hồi và hoàn thành kế hoạch của Thiên Chúa
61. Trái với những người bác bỏ hôn nhân như một điều xấu xa, Tân Ước dạy rằng “mọi sự Thiên Chúa tạo nên đều tốt và không có điều gì cần phải từ bỏ” (1Tm 4:4). Hôn nhân là “một ân ban” của Chúa (1Cr 7:7). Đồng thời, chính vì hiểu tích cực như thế, Tân Ước mạnh mẽ nhấn mạnh đến việc cần phải bảo vệ ân ban của Thiên Chúa: “Ai nấy phải tôn trọng hôn nhân, chớ làm cho loan phòng ra ô uế” (Dt 13:4). Ơn phúc của Thiên Chúa này bao gồm tính dục: “đừng từ chối nhau” (1Cr 7:5).
62. Các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã ghi nhận điều này: Chúa Giêsu, “khi nói tới kế hoạch nguyên thủy của Thiên Chúa dành cho người đàn ông và người đàn bà, đã tái khẳng định sự kết hợp bất khả tiêu giữa họ với nhau, thậm chí còn quả quyết rằng ‘chính vì sự cứng lòng của các ông nên Môsê mới cho phép các ông ly dị vợ, nhưng ngay từ đầu, không phải thế” (Mt 19:8). Tính bất khả tiêu của hôn nhân ‘điều Thiên Chúa đã kết hợp, con người không được phân ly’ (Mt 19:6) không nên bị coi như ‘một cái ách’ áp đặt lên cổ nhân loại, nhưng như một ‘ân ban’ cho những ai kết hợp nhau trong hôn nhân... Tình yêu khoan dung của Thiên Chúa luôn cùng đồng hành với con người; qua ơn thánh, tình yêu này chữa lành và biến cải các linh hồn chai đá, dẫn họ trở lại lúc ban đầu qua nẻo đường thập giá. Các sách Tin Mừng trình bầy rõ ràng điển hình của Chúa Giêsu, Đấng... đã công bố ý nghĩa hôn nhân như là sự viên mãn của mạc khải nhằm phục hồi kế hoạch nguyên thủy của Thiên Chúa (xem Mt 19:3)” (55).
63. “Chúa Giêsu, Đấng hòa giải mọi sự trong chính Người, đã phục hồi hôn nhân và gia đình trở lại hình thức nguyên thủy của nó (xem Mt 10:1-12). Hôn nhân và gia đình đã được Chúa Kitô cứu chuộc (xem Ep 5:21-32) và phục hồi theo hình ảnh Ba Ngôi Chí Thánh, mầu nhiệm mà từ đó, mọi tình yêu đích thực đã phát sinh. Giao ước phu phụ, khởi nguồn trong tạo dựng và được mạc khải trong lịch sử cứu rỗi, nhận được ý nghĩa đầy đủ của nó nơi Chúa Kitô và Giáo Hội của Người. Qua Giáo Hội của Người, Chúa Kitô ban cho hôn nhân và gia đình ơn thánh cần thiết để làm chứng cho tình yêu Thiên Chúa và sống cuộc sống hiệp thông. Tin Mừng gia đình trải dài dọc lịch sử thế giới, từ lúc tạo dựng người đàn ông và người đàn bà theo hình ảnh và theo họa ảnh Thiên Chúa (xem St 1:26-27), tới lúc hoàn thành mầu nhiệm giao ước nơi Chúa Kitô vào ngày chung cục với hôn lễ của Chiên Con” (xem Kh 19:9)” (56).
64. “Điển hình của Chúa là mô hình cho Giáo Hội... Người bắt đầu thừa tác vụ công khai bằng phép lạ tại tiệc cưới Cana (xem Ga 2:1-11). Người tham dự mọi giây phút hàng ngày của tình bằng hữu với gia đình Ladarô và hai chị của chàng (xem Lc 10:38) và với gia đình Thánh Phêrô (xem Mc 8:14). Người tỏ thiện cảm với các cha mẹ tang chế và hồi sinh con cái họ (xem Mc 5:41; Lc 7:14-15). Qua cách này, Người biểu lộ ý nghĩa chân thực của thương xót, vốn bao hàm việc phục hồi giao ước (xem Đức Gioan Phaolô II, Dives in Misericordia, 4). Điều này rất rõ ràng trong các cuộc trò chuyện của Người với người đàn bà Samaria (xem Ga 1:4-30) và với người đàn bà bị bắt quả tang ngoại tình (xem Ga 8:1-11) trong đó, ý thức tội lỗi đã được đánh thức bởi cuộc gặp gỡ với tình yêu nhưng không của Chúa Giêsu” (57).
65. Việc nhập thể của Ngôi Lời trong một gia đình nhân bản ở Nadarét, nhờ tính mới mẻ của nó, đã thay đổi lịch sử thế giới. Ta cần bước vào mầu nhiệm Chúa Giêsu sinh ra, vào tiếng “xin vâng” của Đức Maria với lời đưa tin của thiên thần, khi Ngôi Lời được thụ thai trong lòng Đức Mẹ, cũng như tiếng “xin vâng” của Thánh Giuse, người đã đặt tên cho Chúa Giêsu và chăm sóc Đức Mẹ. Ta cần chiêm ngưỡng niềm vui của các người chăn chiên trước máng cỏ, sự thờ lạy của Ba Vua và việc trốn qua Ai Cập, trong đó, Chúa Giêsu chia sẻ kinh nghiệm lưu đầy, bị bách hại và hạ nhục của dân tộc Người. Ta cần chiêm ngưỡng hoài vọng tôn giáo của Giacaria và niềm vui của ông lúc Gioan Tẩy Giả sinh ra, sự nên trọn lời hứa đã được ngỏ cùng ông Simêong và bà Anna ở Đền Thờ và sự bỡ ngỡ của các bậc thầy Lề Luật khi lắng nghe sự khôn ngoan của con trẻ Giêsu. Sau đó, ta cần nhìn sâu vào 30 năm trường đằng đẵng lúc Chúa Giêsu kiếm kế sinh nhai bằng việc làm chân tay, đọc những lời cầu nguyện và các phát biểu truyền thống trong đức tin của dân Người và tiến tới chỗ hiểu biết đức tin của cha ông ấy cho tới lúc làm cho nó sinh hoa kết trái trong mầu nhiệm Nước Trời. Đó là mầu nhiệm Giáng Sinh và bí quyết Nadarét, biểu tỏ hết nét đẹp của đời sống gia đình! Chính mầu nhiệm này đã làm mê lòng Thánh Phanxicô Assidi, Thánh Têrêxa Hài Đồng Giêsu và Thánh Charles de Foucauld và tiếp tục làm các gia đình Kitô hữu tràn trề hy vọng và niềm vui.
66. “Giao ước yêu thương và trung thành từng được Thánh Gia Nadarét sống đã soi sáng nguyên tắc vốn lên khuôn cho mọi gia đình và giúp gia đình đương đầu tốt hơn với các thăng trầm cuả cuộc đời và lịch sử. Trên căn bản này, mọi gia đình, bất kể các yếu đuối của họ, có thể trở thành ánh sáng trong đêm tối thế giới. ‘Nadarét dạy ta ý nghĩa cuộc sống gia đình, sự hiệp thông đầy yêu thương của nó, vẻ đẹp đơn giản và chân phương của nó, đặc tính thánh thiêng và bất khả xâm phạm của nó. Ước chi nó dạy ta việc huấn luyện của nó êm dịu và bất khả thay thế xiết bao, vai trò của nó trong trật tự xã hội nên tảng và khôn sánh đến chừng nào’ (Đức Phaolô VI, Diễn Văn tại Nadarét, 5 tháng 1, 1964)” (58).
Gia đình trong các văn kiện Giáo Hội
67. Công Đồng Vatican II, trong Hiến Chế Mục Vụ Gaudium et Spes của nó, quan tâm lo lắng “cổ vũ phẩm giá của hôn nhân và gia đình” (xem các số 47-52). Hiến Chế này “định nghĩa hôn nhân như một cộng đồng sự sống và yêu thương (xem 48), đặt lòng yêu thương ở tâm điểm gia đình... ‘Lòng yêu thương đích thực giữa chồng và vợ’ (49) liên quan tới việc hiến thân cho nhau, bao hàm và hội nhập các chiều kích tính dục và xúc cảm, theo kế hoạch Thiên Chúa (xem 48-49). Văn kiện công đồng cũng nhấn mạnh “việc bén rễ vợ chồng vào Chúa Kitô. Chúa Kitô ‘tự làm Người hiện diện với vợ chồng trong bí tích hôn nhân’ (48) và ở lại mãi với họ. Trong việc nhập thể, Người mặc lấy tình yêu nhân bản, thanh tẩy nó và đem nó tới viên mãn. Nhờ Thần Khí của Người, Người ban cho vợ chồng khả năng sống tình yêu này, bằng cách thấm nhiễm mọi phần đời họ bằng đức tin, đức cậy và đức mến. Nhờ cách này, vợ chồng được thánh hiến và, nhờ một ơn thánh đặc biệt, xây dựng Nhiệm Thể Chúa Kitô và tạo lập một Giáo Hội tại gia (xem Lumen Gentium, 11), để Giáo Hội, nếu muốn hiểu trọn vẹn mầu nhiệm của mình, nhìn vào gia đình Kitô hữu, một gia đình vốn biểu hiện Giáo Hội một cách đích thực” (59).
68. “Chân Phúc Phaolô VI, ngay sau Công Đồng Vatican II, đã khai triển xa hơn giáo huấn của Giáo Hội về hôn nhân và gia đình. Một cách đặc biệt, với Thông Điệp Humanae Vitae, ngài đã làm rõ sợi dây gắn bó nội tại giữa lòng yêu thương vợ chồng và việc sinh sản: ‘Lòng yêu thương phu phụ đòi nơi người chồng và người vợ một ý thức trọn vẹn về các nghĩa vụ của họ trong vấn đề làm cha mẹ có trách nhiệm, điều mà ngày nay được nhấn mạnh rất đúng, nhưng đồng thời phải được hiểu một cách đúng đắn... Thi hành việc làm cha mẹ có trách nhiệm đòi hỏi chồng và vợ phải tuân thủ thứ tự ưu tiên đúng đắn, biết nhìn nhận các bổn phận của họ đối với Thiên Chúa, đối với chính họ, đối với gia đình họ và đối với xã hội con người’ (số 10). Trong Tông Huấn Evangelii Nuntiandi, Đức Phaolô VI làm rõ mối liên hệ giữa gia đình và Giáo Hội”(60) .
69. “Thánh Gioan Phaolô II dành sự lưu ý đặc biệt cho gia đình trong các bài giáo lý của ngài về tình yêu con người, trong Lá Thư Gửi Các Gia Đình Gratissimam Sane , và đặc biệt trong Tông Huấn Familiaris Consortio của ngài. Trong các văn kiện này, Đức Giáo Hoàng định nghĩa gia đình là ‘đường của Giáo Hội’. Ngài cũng đề xuất một viễn kiến tổng quát về ơn gọi yêu thương của các người đàn ông và các người đàn bà, cũng như các hướng dẫn căn bản cho việc chăm sóc mục vụ các gia đình và vai trò của gia đình trong xã hội. Đặc biệt, khi bàn đến tình yêu phu phụ (xem số 13), ngài mô tả cung cách vợ chồng, trong tình yêu hỗ tương của họ, đã tiếp nhận ơn Thần Khí Chúa Kitô như thế nào và sống ơn gọi nên thánh của họ ra sao” (61).
70. “Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI, trong Thông Điệp Deus Caritas Est của ngài, đã trở lại với chủ đề sự thật trong tình yêu của người đàn ông và người đàn bà, một sự thật chỉ được soi sáng trong tình yêu của Chúa Kitô chịu đóng đinh (xem số 2). Ngài nhấn mạnh rằng ‘hôn nhân đặt căn bản trên tình yêu độc chiếm và dứt khoát đã trở nên hình ảnh mối liên hệ giữa Thiên Chúa và dân Người, và ngược lại. Cách Thiên Chúa yêu thương đã trở thành thước đo tình yêu nhân bản’ (số 11). Hơn nữa, trong Thông Điệp Caritas in Veritate, ngài làm nổi bật tầm quan trọng của tình yêu, coi nó như nguyên tắc sống trong xã hội (xem số 44), một nơi ta học được kinh nghiệm ích chung” (62).
Bí tích hôn phối
71. “Thánh Kinh và Thánh Truyền giúp ta tiến tới việc hiểu biết Ba Ngôi, một hiểu biết vốn được mạc khải với các đặc điểm của gia đình. Gia đình là hình ảnh Thiên Chúa, Đấng vốn là một hiệp thông các ngôi vị. Lúc Chúa Giêsu chịu phép rửa, người ta nghe thấy tiếng Thiên Chúa phán, gọi Chúa Giêsu là Con Yêu Quí của Người, và trong tình yêu này ta có thể nhận ra Chúa Thánh Thần (xem Mc 1:10-11). Chúa Giêsu, Đấng hòa giải mọi sự trong chính Người và cứu chuộc ta khỏi tội lỗi, không những phục hồi hôn nhân và gia đình trở lại hình thức nguyên thủy của nó, mà còn nâng hôn nhân lên hàng dấu chỉ bí tích tình yêu của Người dành cho Giáo Hội (xem Mt 19:1-12; Mc 10:1-12; Ep 5:21-32). Trong gia đình nhân bản, được Chúa Kitô tụ tập, ‘hình ảnh và họa ảnh’ của Ba Ngôi Chí Thánh (xem St 1:26) đã được phục hồi, mầu nhiệm từ đó mọi tình yêu đích thực đã phát sinh. Qua Giáo Hội, hôn nhân và gia đình nhận được ơn Chúa Thánh Thần từ Chúa Kitô, để làm chứng cho Tin Mừng tình yêu Thiên Chúa” (63).
72. Bí tích hôn nhân không phải là một công ước xã hội, một nghi lễ trống rỗng hay một dấu hiệu cam kết bề ngoài. Bí tích là một ân ban để thánh hóa và cứu rỗi vợ chồng, vì “việc họ thuộc về nhau, qua dấu chỉ bí tích, là biểu tượng thực sự của mối liên hệ hỗ tương giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Cặp vợ chồng, do đó, là một nhắc nhở thường xuyên để Giáo Hội nhớ tới điều đã diễn ra trên thập giá; Họ là chứng tá cứu rỗi cho nhau và cho con cái, một ơn cứu rỗi họ cùng chia sẻ nhờ bí tích” (64). Hôn nhân là một ơn gọi, bao lâu nó là lời đáp trả ơn gọi đặc biệt cảm nghiệm tình yêu vợ chồng như là dấu chỉ bất toàn của tình yêu giữa Chúa Kitô và Giáo Hội. Thành thử, quyết định kết hôn và tạo lập gia đình phải là hoa trái của diễn trình biện phân ơn gọi.
73. “Việc hiến thân cho nhau trong bí tích hôn phối được đặt cơ sở trong ơn thánh phép rửa, là phép thiết lập ra giao ước nền tảng của mọi người với Chúa Kitô trong Giáo Hội. Khi chấp nhận lẫn nhau, và với ơn thánh của Chúa Kitô, hai người đính hôn đoan hứa với nhau sẽ hiến thân hoàn toàn, trung thành với nhau và sẵn sàng chào đón sự sống mới. Họ nhìn nhận các yếu tố này như những điều cấu thành hôn nhân, như những ơn phúc Thiên Chúa ban cho họ, và họ coi trọng cam kết hỗ tương này, nhân danh Thiên Chúa và trước mặt Giáo Hội. Như thế, đức tin đã làm họ có khả năng coi các thiện ích của hôn nhân như các cam kết mà họ có thể tuân giữ được nhờ sự trợ giúp của ơn thánh bí tích... Thành thử, Giáo Hội trông chờ vào các cặp hôn nhân như trái tim của toàn bộ gia đình và ngược lại họ trông chờ vào Chúa Giêsu” (65). Bí tích không phải là một “sự việc” hay một ‘quyền lực”, vì trong nó, chính Chúa Kitô “hiện đang gặp gỡ các vợ chồng Kitô hữu... Người cư ngụ với họ, ban cho họ sức mạnh để vác thập giá và như thế bước theo chân Người, để trỗi dậy sau khi ngã qụy, để tha thứ cho nhau, để mang gánh nặng của nhau” (66). Hôn nhân Kitô Giáo là dấu chỉ việc Chúa Kitô yêu Giáo Hội của Người xiết bao, trong một giao ước đã được đóng ấn trên thập giá nhưng nó cũng đã làm cho tình yêu này hiện diện trong hiệp thông vợ chồng. Nhờ trở nên một thân xác, họ là hiện thân việc giao bôi của Con Thiên Chúa với bản tính con người của ta. Đó là lý do tại sao “trong niềm vui yêu thương và cuộc sống gia đình của họ, Người ban cho họ ngay trên trần gian này được nếm trước tiệc cưới của Chiên Con” (67). Cho dù sự so sánh giữa cặp đôi nhân bản vợ chồng với cặp đôi Chúa Kitô và Giáo Hội chỉ là “bất toàn” (68), nó vẫn gợi hứng để chúng ta nài van Chúa ban cho mọi cặp vợ chồng được tràn đầy tình yêu thần thánh của Người.
74. Kết hợp tính dục, được cảm nghiệm và được thánh hóa một cách yêu thương bởi bí tích, ngược lại, đối với vợ chồng, là con đường phát triển trong đời sống ơn thánh của họ. Nó là “mầu nhiệm hợp hôn” (69). Ý nghĩa và giá trị sự kết hợp thể lý của họ được phát biểu trong các lời ưng thuận, trong đó, họ chấp nhận và hiến thân cho nhau, để hoàn toàn chia sẻ cuộc sống với nhau. Những lời lẽ đó đem lại ý nghĩa cho mối liên hệ tính dục và giải thoát nó khỏi mọi tính hàm hồ. Nói tổng quát hơn, cuộc sống chung vợ chồng, toàn bộ mạng lưới liên hệ mà họ xây dựng với con cái họ và thế giới chung quanh, sẽ được đắm chìm và được củng cố bởi ơn thánh bí tích. Vì bí tích hôn nhân đã phát sinh từ việc nhập thể và mầu nhiệm vượt qua, nhờ đó, Thiên Chúa biểu lộ tình yêu viên mãn của Người dành cho nhân loại bằng cách trở nên một với chúng ta. Không ai trong hai người phối ngẫu sẽ còn cô độc trong việc đương đầu với bất cứ thách đố nào họ gặp nữa. Cả hai đều được kêu gọi đáp trả ơn phúc của Thiên Chúa một cách đầy dấn thân, sáng tạo, kiên trì và cố gắng hàng ngày. Họ luôn có thể kêu cầu sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, Đấng đã thánh hiến sự kết hợp của họ, để ơn thánh của Người được cảm nhận trong mọi hoàn cảnh mới lạ họ có thể gặp.
75. Trong truyền thống Giáo Hội La Tinh, các thừa tác viên bí tích hôn phối là người đàn ông và người đàn bà kết hôn (70); qua việc tỏ ưng thuận và phát biểu nó một cách thể lý, họ đã tiếp nhận một ân ban lớn lao. Sự ưng thuận của họ và sự kết hợp thể xác của họ là các phương thế do Chúa ấn định để nhờ đó, họ trở nên “một thân xác”. Nhờ sự thánh hiến của phép rửa, họ có khả năng tham dự vào hôn phối như các thừa tác viên của Chúa và nhờ thế đáp lại tiếng Chúa mời gọi. Bởi thế, khi hai vợ chồng không phải là Kitô hữu lãnh nhận phép rửa, họ không cần phải lặp lại các đoan hứa lúc kết hôn nữa; họ chỉ cần không bác bỏ chúng, vì khi lãnh nhận phép rửa, sự kết hợp của họ tự động trở thành có tính bí tích. Bộ Giáo Luật cũng thừa nhận tính thành sự của một số cuộc kết hợp được cử hành không có sự hiện diện của một thừa tác viên thụ phong (71). Trật tự tự nhiên vốn thấm nhiễm ơn thánh cứu chuộc của Chúa Giêsu đến nỗi “một khế ước hôn phối thành sự không thể hiện hữu giữa các người đã chịu phép rửa mà không vì sự kiện này mà không là một bí tích” (72). Giáo Hội có thể đòi việc này: đám cưới phải cử hành cách công khai, với sự hiện diện của các nhân chứng và các điều kiện khác có thể thay đổi theo thời gian, nhưng điều này vẫn không giảm giá việc chính những cặp kết hôn mới là các thừa tác viên của bí tích. Nó cũng không ảnh hưởng gì tới tính trung tâm của việc ưng thuận do người đàn ông và người đàn bà nói lên, một việc tự nó thiết lập ra dây hôn phối. Nói thế rồi, ta vẫn cần suy nghĩ thêm về hành động của Thiên Chúa trong nghi thức hôn phối; điều này đã được biểu lộ rõ ràng nơi các Giáo Hội Đông Phương qua sự coi trọng việc chúc lành mà cặp vợ chồng lãnh nhận như dấu chỉ ơn Chúa Thánh Thần.
Kỳ sau: Hạt giống Lời Chúa và các hoàn cảnh bất toàn, Truyền sinh và dưỡng dục con cái, Gia đình và Giáo Hội
_____________________________________________________________________________________________________________
(50) Tông Huấn Evangelii Gaudium (24 tháng 11, 2013), 35: AAS 105 (2013), 1034.
(51) Ibid., 164: AAS 105 (2013), 1088.
(52) Ibid.
(53) Ibid., 165: AAS 105 (2013), 1089.
(54) Relatio Synodi 2014, 12.
(55) Ibid., 14.
(56) Ibid., 16.
(57) Relatio Finalis 2015, 41.
(58) Ibid. 38
(59) Relatio Synodi 2014, 17.
(60) Relatio Finalis 2015, 43
(6) Relatio Synodi 2014, 18
(62) Ibid. 19
(63) Relatio Finalis 2015, 38
(64) Đức Gioan Phaolô II, Tông Huấn Familiaris Consortio (22 tháng 11, 1981), 13: AAS 74 (1982), 94.
(65) Relatio Synodi 2014, 21.
(66) Sách Giáo Lý Của Giáo Hội Công Giáo, 1642.
(67) Ibid.
(68) Bài Giáo Lý (6 tháng 5, 2015): L’Osservatore Romano, 7 tháng 5, 2015, p. 8.
(69) Đức Lêô Cả, Epistula Rustico Narbonensi Episcopo, Inquis. IV: PL 54, 1205A; Xem Hincmar of Rheims, Epist. 22: PL 126, 142.
(70) Cf. Đức Piô XII, Thông Điệp Mystici Corporis Christi (29 tháng 6, 1943): AAS 35 (1943), 202: “Matrimonio enim quo coniuges sibi invicem sunt ministri gratiae …”
(71) Cf. Bộ Giáo Luật, cc. 1116; 1161-1165; Bộ Giáo Luật Các Giáo Hội Đông Phương, 832; 848-852.
(72) Ibid., c. 1055 §2.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét