Nguyên Văn Tông Huấn Amoris Laetitia của Đức
Phanxicô (các số 50-57)
4/14/2016
4/14/2016
Chương Hai: Các trải nghiệm
và thách đố của các gia đình (tiếp
theo)
Một số thách đố
50. Các bản trả lời cho các cuộc tham khảo trước hai Thượng Hội Đồng đề cập tới hàng loạt hoàn cảnh đa dạng và các thách đố mới do các hoàn cảnh này đặt ra. Thêm vào các điều đã được nhắc đến, nhiều câu trả lời nhấn mạnh các vấn đề liên quan tới việc dưỡng dục con cái. Trong nhiều trường hợp, cha mẹ về nhà mệt nhoài, không muốn nói, và nhiều gia đình đến chia sẻ bữa cơm chung cũng không còn nữa. Sao lãng liên miên, trong đó có việc ghiền truyền hình. Điều này càng làm cha mẹ khó lòng truyền thụ được đức tin cho con cái. Các câu trả lời khác đề cập tới hậu quả của căng thẳng trầm trọng đối với các gia đình; họ thường phải lo lắng nhiều tới việc bảo đảm tương lai hơn là vui hưởng hiện tại. Đây là một vấn đề văn hóa rộng lớn hơn, bị làm cho trầm trọng hơn bởi nỗi sợ không có việc làm đều đặn, các vấn đề tài chánh và tương lai con cái.
51. Sử dụng ma túy cũng được nhắc tới như là một trong các tai họa của thời đại ta, gây nên đau khổ mênh mông và cả việc tan nát cho nhiều gia đình. Điều này cũng đúng đối với nạn rượu chè, bài bạc và các hình thức nghiện ngập khác. Gia đình có thể là nơi những tệ nạn đó được ngăn ngừa và lướt thắng, nhưng xã hội và chính trị không nhận ra điều này: các gia đình lâm nguy “không còn khả năng hành động để trợ giúp các thành viên của họ... Chúng tôi thấy các hậu quả nghiêm trọng của sự đổ vỡ trong các gia đình bị tan nát này, người trẻ bị bứng gốc, người già bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cha mẹ, thiếu niên và thanh niên bối rối và không được nâng đỡ” (38). Như các giám mục Mễ Tây Cơ đã chỉ ra, bạo lực bên trong gia đình phát sinh ra nhiều hình thức mới cho việc gây hấn xã hội, vì “các mối liên hệ gia đình cũng có thể giải thích khuynh hướng bạo động trong nhân cách người ta. Đây thường là trường hợp các gia đình thiếu thông đạt, trong đó, các thái độ phòng ngự luôn trổi vượt, các thành viên không nâng đỡ nhau, các sinh hoạt gia đình nhằm khuyến khích sự tham gia không có, mối liên hệ của cha mẹ thường có đặc điểm tranh chấp và bạo động, và mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái có đặc điểm thù nghịch. Bạo động bên trong gia đình là mảnh đất phát sinh oán hận và thù ghét trong các mối liên hệ căn bản nhất của con người” (39).
52. Không ai nghĩ rằng việc suy yếu của gia đình như một xã hội tự nhiên được thiết lập trên hôn nhân lại có lợi cho xã hội như một toàn thể. Điều ngược lại mới đúng: nó đặt ra một mối đe doạ đối với việc trưởng thành của các cá nhân, việc vun sới các giá trị cộng đồng và tiến bộ luân lý của các đô thị và quốc gia. Hiện người ta không hiểu ra điều này: chỉ có sự kết hợp độc chiếm và bất khả tiêu giữa một người đàn ông và một người đàn bà mới có vai trò đầy đủ để đóng trong xã hội như là một cam kết vững bền sẽ sinh hoa trái nơi sự sống mới. Ta cần nhìn nhận tính đa dạng trong các hoàn cảnh gia đình, sự đa dạng này vẫn có thể cung ứng một sự ổn định nào đó, nhưng các cuộc kết hợp de facto (trên thực tế) hay đồng tính, chẳng hạn, không thể đơn giản ngang hàng với hôn nhân. Không cuộc kết hợp tạm bợ hay không nhằm truyền sinh nào có thể bảo đảm tương lai cho xã hội. Nhưng hiện nay, ai là người cố gắng củng cố hôn nhân, giúp các cặp vợ chồng vượt qua các vấn đề của họ, trợ giúp họ trong việc dưỡng dục con cái và, nói chung, khuyến khích sự bền vững của dây hôn phối?
53. “Một số xã hội vẫn còn duy trì tập quán đa hôn; tại nhiều nơi khác, các cuộc hôn nhân sắp đặt vẫn còn được thực hành... Tại nhiều nơi, không chỉ ở Tây Phương, tập tục sống chung với nhau trước khi cưới nhau khá phổ biến, cũng như hình thức sống chung với nhau không hề có ý định kết hôn” (40). Tại nhiều quốc gia, luật lệ đang làm dễ hàng loạt các hình thức càng ngày càng nhân bội nhằm thay thế cho hôn nhân, kết quả là: hôn nhân với các đặc tính độc chiếm, bất khả tiêu và chào đón sự sống của nó, bị coi như một chọn lựa cổ lỗ và lỗi thời. Nhiều quốc gia đang chứng kiến việc dùng luật pháp để tháo bỏ gia đình, hướng tới việc tiếp nhận các mẫu mực gần như hoàn toàn dựa vào sự tự lập của ý chí cá nhân. Đã đành là hợp pháp và đúng đắn khi bác bỏ các hình thức gia đình truyền thống cổ xưa có đặc điểm độc tài và thậm chí bạo động, ấy thế nhưng việc này không nên dẫn người ta tới chỗ miệt thị chính hôn nhân, mà đúng hơn, tới chỗ khám phá lại ý nghĩa chân chính của nó cũng như các canh tân của nó. Sức mạnh của gia đình “hệ ở khả năng yêu thương và truyền dạy yêu thương của nó. Bất chấp các vấn đề của nó, gia đình vẫn luôn có thể phát triển, khởi đầu với tình yêu” (41).
54. Trong cái nhìn tổng quát vắn vỏi này, tôi muốn nhấn mạnh sự kiện này: dù nhiều tiến bộ đã thực hiện được liên quan tới việc nhìn nhận nữ quyền và việc tham dự của họ vào đời sống công cộng, ở một số quốc gia, vẫn còn nhiều việc phải làm để cổ vũ các quyền này. Các tập quán không thể nào chấp nhận được vẫn còn cần được loại trừ. Tôi đặc biệt nghĩ tới việc đối xử tàn tệ đáng xấu hổ mà các phụ nữ đôi khi vẫn phải chịu: bạo lực gia đình và nhiều hình thức nô dịch khác nhau, thay vì để chứng tỏ quyền lực nam giới, thì thực ra chỉ là những hành vi hèn nhát đê tiện. Bạo lực ngôn từ, thể lý và tính dục mà phụ nữ gánh chịu trong một số cuộc hôn nhân mâu thuẫn với chính bản chất của kết hợp vợ chồng. Tôi nghĩ tới việc đáng trách cắt bỏ cơ quan sinh dục của phụ nữ ở một số nền văn hóa, nhưng cũng nghĩ tới việc thiếu công bình trong việc có việc làm xứng đáng và các vai trò đưa ra quyết định. Lịch sử nặng chĩu các quá trớn trong các nền văn hóa có tính tổ phụ vốn coi phụ nữ là thấp kém, ấy thế nhưng, trong chính thời đại ta, ta vẫn không thể xem thường việc sử dụng các bà mẹ đẻ giùm và “việc khai thác và thương mãi hóa thân xác phụ nữ trong nền văn hóa truyền thông hiện thời” (42). Có những người tin rằng nhiều vấn đề ngày nay phát sinh là do việc giải phóng phụ nữ. Tuy nhiên, luận điểm này vô giá trị, “nó sai lầm, không đúng, một hình thức bá quyền (chauvinism) nam giới” (43). Phẩm giá bình đẳng của đàn ông đàn bà làm ta hân hoan thấy các hình thức kỳ thị ngày xưa biến mất, và bên trong các gia đình, tính hỗ tương mỗi ngày mỗi tăng tiến. Nếu một số hình thức của chủ nghĩa duy nữ đã phát sinh mà ta buộc phải coi là không thỏa đáng, thì trái lại, ta phải nhìn ra công trình của Thần Khí trong các phong trào phụ nữ nhằm thừa nhận rõ ràng hơn phẩm giá và quyền lợi của phụ nữ.
55. Người đàn ông “đóng một vai trò có tính quyết định ngang nhau trong đời sống gia đình, nhất là liên quan tới việc che chở và nâng đỡ vợ con... Nhiều người đàn ông ý thức được sự quan trọng của vai trò họ trong gia đình và sống nam tính của họ theo đó. Việc vắng bóng người cha ảnh hưởng trầm trọng tới cuộc sống gia đình và việc dưỡng dục con cái cũng như việc hội nhập chúng vào xã hội. Việc vắng bóng có thể là thể lý, xúc cảm, tâm lý và tâm linh này lấy mất khỏi đứa con khuôn mặt người cha thích đáng” (44).
56. Ấy thế nhưng, một thách đố khác nữa đã được đặt ra do nhiều hình thức khác nhau của ý thức hệ phái tính nhằm “bác bỏ sự dị biệt và hỗ tương trong bản chất người đàn ông và người đàn bà và vạch ra một xã hội không có dị biệt giới tính, do đó, loại bỏ căn bản nhân học của gia đình. Ý thức hệ này dẫn tới nhiều chương trình giáo dục và đạo luật nhằm cổ vũ một bản sắc bản thân và một sự thân mật xúc cảm hoàn toàn tách biệt với sự dị biệt sinh học giữa nam và nữ. Hậu quả là: bản sắc con người trở thành sự chọn lựa của cá nhân, một sự chọn lựa cũng có thể thay đổi với thời gian” (45). Quả là một nguồn gây lo ngại khi một số ý thức hệ thuộc loại này, trong lúc tìm cách đáp ứng các khát vọng đôi khi có thể hiểu được, đã dám tự coi mình là tuyệt đối và không thể bị tra hỏi, thậm chí còn ra lệnh phải dưỡng dục các trẻ em ra sao. Cần phải nhấn mạnh rằng “người ta có thể phân biệt nhưng không được tách biệt giữa giới tính sinh học và vai trò văn hóa xã hội của giới tính (phái tính)” (46). Đàng khác, “cuộc cách mạng kỹ thuật trong lãnh vực sinh sản nhân bản đã đem lại khả năng thao túng được hành vi sinh sản, làm nó thành độc lập đối với mối liên hệ tính dục giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Qua cách này, sự sống nhân bản và việc làm cha mẹ đã trở thành các thực tại tháo rời (modular) và tách biệt được, chủ yếu tùy thuộc ý muốn của các cá nhân hay các cặp vợ chồng” (47). Thông cảm sự yếu đuối của con người và các phức tạp của sự sống là một chuyện, và chấp nhận các ý thức hệ mưu toan tách biệt những điều vốn là các khía cạnh không thể tách biệt của thực tại lại là một chuyện khác. Ta đừng sa vào tội muốn thay thế Đấng Tạo Hóa. Chúng ta là tạo vật, chứ không toàn năng. Tạo thế có trước chúng ta và phải được tiếp nhận như một ân ban. Đồng thời, ta được kêu gọi bảo vệ nhân tính của ta, và điều này trước nhất có nghĩa: chấp nhận nó và tôn trọng nó như nó đã được tạo dựng.
57. Tôi tạ ơn Thiên Chúa vì nhiều gia đình, dù không hề tự coi mình hoàn hảo, vẫn đã sống trong yêu thương, chu toàn ơn gọi của họ và nhất quyết tiến về phía trước, bất kể sai phạm nhiều lần dọc hành trình này. Các suy nghĩ của Thượng Hội Đồng cho ta thấy: không hề có tiên mẫu (stereotype) gia đình lý tưởng, mà đúng hơn là bức tranh ghép đầy thách thức gồm rất nhiều thực tại khác nhau, với đủ niềm vui, hy vọng lẫn nan đề. Các hoàn cảnh được chúng ta quan tâm thẩy đều là thách đố. Chúng ta đừng để mình bị vây cứng vào vòng phí phạm năng lực cho những than vãn ai oán, mà đúng hơn, nên tìm những hình thức truyền giáo sáng tạo mới mẻ. Trong mọi hoàn cảnh tự chúng xuất hiện, “Giáo Hội đều ý thức được việc cần phải đem lại lời sự thật và hy vọng... Các giá trị lớn lao của hôn nhân và gia đình Kitô Giáo đều tương hợp với khát vọng vốn là thành phần trong hiện sinh con người” (48). Nếu ta thấy bất cứ số lượng vấn đề nào, thì, như các giám mục Colombia từng nói, các vấn đề này nên là những lời mời ta “làm sống lại niềm hy vọng của mình và biến nó thành nguồn viễn kiến tiên tri, nguồn hành động biến đổi và hình thức sáng tạo bác ái” (49).
Kỳ sau: Chương Ba: Nhìn lên Chúa Giêsu: ơn gọi của gia đình______________________________________________________________________________________________
(38) Hội Đồng Giám Mục Á Căn Đình, Navega mar adentro, (31 tháng 5, 2003), 42.
(39) Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ, Que en Cristo Nuestra Paz México tenga vida digna (15 tháng 2, 2009), 67.
(40) Relatio Finalis 2015, 25
(41) Ibid., 10.
(42) Bài Giáo Lý (22 tháng 4, 2015): L’Osservatore Romano, 23 tháng 4, 2015, p. 7.
(43) Bài Giáo Lý (29 tháng 4, 2015): L’Osservatore Romano, 30 tháng 4, 2015, p. 8.
(44) Relatio Finalis 2015, 28
(45) Ibid., 8.
(46) Ibid., 58.
(47) Ibid., 33.
(48) Relatio Synodi 2014, 11.
(49) Hội Đồng Giám Mục Colombia, A tiempos dificiles, colombianos nuevos (13 tháng 2, 2003), 3.
Một số thách đố
50. Các bản trả lời cho các cuộc tham khảo trước hai Thượng Hội Đồng đề cập tới hàng loạt hoàn cảnh đa dạng và các thách đố mới do các hoàn cảnh này đặt ra. Thêm vào các điều đã được nhắc đến, nhiều câu trả lời nhấn mạnh các vấn đề liên quan tới việc dưỡng dục con cái. Trong nhiều trường hợp, cha mẹ về nhà mệt nhoài, không muốn nói, và nhiều gia đình đến chia sẻ bữa cơm chung cũng không còn nữa. Sao lãng liên miên, trong đó có việc ghiền truyền hình. Điều này càng làm cha mẹ khó lòng truyền thụ được đức tin cho con cái. Các câu trả lời khác đề cập tới hậu quả của căng thẳng trầm trọng đối với các gia đình; họ thường phải lo lắng nhiều tới việc bảo đảm tương lai hơn là vui hưởng hiện tại. Đây là một vấn đề văn hóa rộng lớn hơn, bị làm cho trầm trọng hơn bởi nỗi sợ không có việc làm đều đặn, các vấn đề tài chánh và tương lai con cái.
51. Sử dụng ma túy cũng được nhắc tới như là một trong các tai họa của thời đại ta, gây nên đau khổ mênh mông và cả việc tan nát cho nhiều gia đình. Điều này cũng đúng đối với nạn rượu chè, bài bạc và các hình thức nghiện ngập khác. Gia đình có thể là nơi những tệ nạn đó được ngăn ngừa và lướt thắng, nhưng xã hội và chính trị không nhận ra điều này: các gia đình lâm nguy “không còn khả năng hành động để trợ giúp các thành viên của họ... Chúng tôi thấy các hậu quả nghiêm trọng của sự đổ vỡ trong các gia đình bị tan nát này, người trẻ bị bứng gốc, người già bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cha mẹ, thiếu niên và thanh niên bối rối và không được nâng đỡ” (38). Như các giám mục Mễ Tây Cơ đã chỉ ra, bạo lực bên trong gia đình phát sinh ra nhiều hình thức mới cho việc gây hấn xã hội, vì “các mối liên hệ gia đình cũng có thể giải thích khuynh hướng bạo động trong nhân cách người ta. Đây thường là trường hợp các gia đình thiếu thông đạt, trong đó, các thái độ phòng ngự luôn trổi vượt, các thành viên không nâng đỡ nhau, các sinh hoạt gia đình nhằm khuyến khích sự tham gia không có, mối liên hệ của cha mẹ thường có đặc điểm tranh chấp và bạo động, và mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái có đặc điểm thù nghịch. Bạo động bên trong gia đình là mảnh đất phát sinh oán hận và thù ghét trong các mối liên hệ căn bản nhất của con người” (39).
52. Không ai nghĩ rằng việc suy yếu của gia đình như một xã hội tự nhiên được thiết lập trên hôn nhân lại có lợi cho xã hội như một toàn thể. Điều ngược lại mới đúng: nó đặt ra một mối đe doạ đối với việc trưởng thành của các cá nhân, việc vun sới các giá trị cộng đồng và tiến bộ luân lý của các đô thị và quốc gia. Hiện người ta không hiểu ra điều này: chỉ có sự kết hợp độc chiếm và bất khả tiêu giữa một người đàn ông và một người đàn bà mới có vai trò đầy đủ để đóng trong xã hội như là một cam kết vững bền sẽ sinh hoa trái nơi sự sống mới. Ta cần nhìn nhận tính đa dạng trong các hoàn cảnh gia đình, sự đa dạng này vẫn có thể cung ứng một sự ổn định nào đó, nhưng các cuộc kết hợp de facto (trên thực tế) hay đồng tính, chẳng hạn, không thể đơn giản ngang hàng với hôn nhân. Không cuộc kết hợp tạm bợ hay không nhằm truyền sinh nào có thể bảo đảm tương lai cho xã hội. Nhưng hiện nay, ai là người cố gắng củng cố hôn nhân, giúp các cặp vợ chồng vượt qua các vấn đề của họ, trợ giúp họ trong việc dưỡng dục con cái và, nói chung, khuyến khích sự bền vững của dây hôn phối?
53. “Một số xã hội vẫn còn duy trì tập quán đa hôn; tại nhiều nơi khác, các cuộc hôn nhân sắp đặt vẫn còn được thực hành... Tại nhiều nơi, không chỉ ở Tây Phương, tập tục sống chung với nhau trước khi cưới nhau khá phổ biến, cũng như hình thức sống chung với nhau không hề có ý định kết hôn” (40). Tại nhiều quốc gia, luật lệ đang làm dễ hàng loạt các hình thức càng ngày càng nhân bội nhằm thay thế cho hôn nhân, kết quả là: hôn nhân với các đặc tính độc chiếm, bất khả tiêu và chào đón sự sống của nó, bị coi như một chọn lựa cổ lỗ và lỗi thời. Nhiều quốc gia đang chứng kiến việc dùng luật pháp để tháo bỏ gia đình, hướng tới việc tiếp nhận các mẫu mực gần như hoàn toàn dựa vào sự tự lập của ý chí cá nhân. Đã đành là hợp pháp và đúng đắn khi bác bỏ các hình thức gia đình truyền thống cổ xưa có đặc điểm độc tài và thậm chí bạo động, ấy thế nhưng việc này không nên dẫn người ta tới chỗ miệt thị chính hôn nhân, mà đúng hơn, tới chỗ khám phá lại ý nghĩa chân chính của nó cũng như các canh tân của nó. Sức mạnh của gia đình “hệ ở khả năng yêu thương và truyền dạy yêu thương của nó. Bất chấp các vấn đề của nó, gia đình vẫn luôn có thể phát triển, khởi đầu với tình yêu” (41).
54. Trong cái nhìn tổng quát vắn vỏi này, tôi muốn nhấn mạnh sự kiện này: dù nhiều tiến bộ đã thực hiện được liên quan tới việc nhìn nhận nữ quyền và việc tham dự của họ vào đời sống công cộng, ở một số quốc gia, vẫn còn nhiều việc phải làm để cổ vũ các quyền này. Các tập quán không thể nào chấp nhận được vẫn còn cần được loại trừ. Tôi đặc biệt nghĩ tới việc đối xử tàn tệ đáng xấu hổ mà các phụ nữ đôi khi vẫn phải chịu: bạo lực gia đình và nhiều hình thức nô dịch khác nhau, thay vì để chứng tỏ quyền lực nam giới, thì thực ra chỉ là những hành vi hèn nhát đê tiện. Bạo lực ngôn từ, thể lý và tính dục mà phụ nữ gánh chịu trong một số cuộc hôn nhân mâu thuẫn với chính bản chất của kết hợp vợ chồng. Tôi nghĩ tới việc đáng trách cắt bỏ cơ quan sinh dục của phụ nữ ở một số nền văn hóa, nhưng cũng nghĩ tới việc thiếu công bình trong việc có việc làm xứng đáng và các vai trò đưa ra quyết định. Lịch sử nặng chĩu các quá trớn trong các nền văn hóa có tính tổ phụ vốn coi phụ nữ là thấp kém, ấy thế nhưng, trong chính thời đại ta, ta vẫn không thể xem thường việc sử dụng các bà mẹ đẻ giùm và “việc khai thác và thương mãi hóa thân xác phụ nữ trong nền văn hóa truyền thông hiện thời” (42). Có những người tin rằng nhiều vấn đề ngày nay phát sinh là do việc giải phóng phụ nữ. Tuy nhiên, luận điểm này vô giá trị, “nó sai lầm, không đúng, một hình thức bá quyền (chauvinism) nam giới” (43). Phẩm giá bình đẳng của đàn ông đàn bà làm ta hân hoan thấy các hình thức kỳ thị ngày xưa biến mất, và bên trong các gia đình, tính hỗ tương mỗi ngày mỗi tăng tiến. Nếu một số hình thức của chủ nghĩa duy nữ đã phát sinh mà ta buộc phải coi là không thỏa đáng, thì trái lại, ta phải nhìn ra công trình của Thần Khí trong các phong trào phụ nữ nhằm thừa nhận rõ ràng hơn phẩm giá và quyền lợi của phụ nữ.
55. Người đàn ông “đóng một vai trò có tính quyết định ngang nhau trong đời sống gia đình, nhất là liên quan tới việc che chở và nâng đỡ vợ con... Nhiều người đàn ông ý thức được sự quan trọng của vai trò họ trong gia đình và sống nam tính của họ theo đó. Việc vắng bóng người cha ảnh hưởng trầm trọng tới cuộc sống gia đình và việc dưỡng dục con cái cũng như việc hội nhập chúng vào xã hội. Việc vắng bóng có thể là thể lý, xúc cảm, tâm lý và tâm linh này lấy mất khỏi đứa con khuôn mặt người cha thích đáng” (44).
56. Ấy thế nhưng, một thách đố khác nữa đã được đặt ra do nhiều hình thức khác nhau của ý thức hệ phái tính nhằm “bác bỏ sự dị biệt và hỗ tương trong bản chất người đàn ông và người đàn bà và vạch ra một xã hội không có dị biệt giới tính, do đó, loại bỏ căn bản nhân học của gia đình. Ý thức hệ này dẫn tới nhiều chương trình giáo dục và đạo luật nhằm cổ vũ một bản sắc bản thân và một sự thân mật xúc cảm hoàn toàn tách biệt với sự dị biệt sinh học giữa nam và nữ. Hậu quả là: bản sắc con người trở thành sự chọn lựa của cá nhân, một sự chọn lựa cũng có thể thay đổi với thời gian” (45). Quả là một nguồn gây lo ngại khi một số ý thức hệ thuộc loại này, trong lúc tìm cách đáp ứng các khát vọng đôi khi có thể hiểu được, đã dám tự coi mình là tuyệt đối và không thể bị tra hỏi, thậm chí còn ra lệnh phải dưỡng dục các trẻ em ra sao. Cần phải nhấn mạnh rằng “người ta có thể phân biệt nhưng không được tách biệt giữa giới tính sinh học và vai trò văn hóa xã hội của giới tính (phái tính)” (46). Đàng khác, “cuộc cách mạng kỹ thuật trong lãnh vực sinh sản nhân bản đã đem lại khả năng thao túng được hành vi sinh sản, làm nó thành độc lập đối với mối liên hệ tính dục giữa một người đàn ông và một người đàn bà. Qua cách này, sự sống nhân bản và việc làm cha mẹ đã trở thành các thực tại tháo rời (modular) và tách biệt được, chủ yếu tùy thuộc ý muốn của các cá nhân hay các cặp vợ chồng” (47). Thông cảm sự yếu đuối của con người và các phức tạp của sự sống là một chuyện, và chấp nhận các ý thức hệ mưu toan tách biệt những điều vốn là các khía cạnh không thể tách biệt của thực tại lại là một chuyện khác. Ta đừng sa vào tội muốn thay thế Đấng Tạo Hóa. Chúng ta là tạo vật, chứ không toàn năng. Tạo thế có trước chúng ta và phải được tiếp nhận như một ân ban. Đồng thời, ta được kêu gọi bảo vệ nhân tính của ta, và điều này trước nhất có nghĩa: chấp nhận nó và tôn trọng nó như nó đã được tạo dựng.
57. Tôi tạ ơn Thiên Chúa vì nhiều gia đình, dù không hề tự coi mình hoàn hảo, vẫn đã sống trong yêu thương, chu toàn ơn gọi của họ và nhất quyết tiến về phía trước, bất kể sai phạm nhiều lần dọc hành trình này. Các suy nghĩ của Thượng Hội Đồng cho ta thấy: không hề có tiên mẫu (stereotype) gia đình lý tưởng, mà đúng hơn là bức tranh ghép đầy thách thức gồm rất nhiều thực tại khác nhau, với đủ niềm vui, hy vọng lẫn nan đề. Các hoàn cảnh được chúng ta quan tâm thẩy đều là thách đố. Chúng ta đừng để mình bị vây cứng vào vòng phí phạm năng lực cho những than vãn ai oán, mà đúng hơn, nên tìm những hình thức truyền giáo sáng tạo mới mẻ. Trong mọi hoàn cảnh tự chúng xuất hiện, “Giáo Hội đều ý thức được việc cần phải đem lại lời sự thật và hy vọng... Các giá trị lớn lao của hôn nhân và gia đình Kitô Giáo đều tương hợp với khát vọng vốn là thành phần trong hiện sinh con người” (48). Nếu ta thấy bất cứ số lượng vấn đề nào, thì, như các giám mục Colombia từng nói, các vấn đề này nên là những lời mời ta “làm sống lại niềm hy vọng của mình và biến nó thành nguồn viễn kiến tiên tri, nguồn hành động biến đổi và hình thức sáng tạo bác ái” (49).
Kỳ sau: Chương Ba: Nhìn lên Chúa Giêsu: ơn gọi của gia đình______________________________________________________________________________________________
(38) Hội Đồng Giám Mục Á Căn Đình, Navega mar adentro, (31 tháng 5, 2003), 42.
(39) Hội Đồng Giám Mục Mễ Tây Cơ, Que en Cristo Nuestra Paz México tenga vida digna (15 tháng 2, 2009), 67.
(40) Relatio Finalis 2015, 25
(41) Ibid., 10.
(42) Bài Giáo Lý (22 tháng 4, 2015): L’Osservatore Romano, 23 tháng 4, 2015, p. 7.
(43) Bài Giáo Lý (29 tháng 4, 2015): L’Osservatore Romano, 30 tháng 4, 2015, p. 8.
(44) Relatio Finalis 2015, 28
(45) Ibid., 8.
(46) Ibid., 58.
(47) Ibid., 33.
(48) Relatio Synodi 2014, 11.
(49) Hội Đồng Giám Mục Colombia, A tiempos dificiles, colombianos nuevos (13 tháng 2, 2003), 3.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét