Giáo Hội Công Giáo Dưới Cái Nhìn
của Một Ký Giả Hoa Kỳ
Vũ Văn An5/25/2017
Vũ Văn An5/25/2017
John Allen là một ký giả Công Giáo kỳ cựu, hiện là chủ bút của
trang mạng Crux: Taking the Catholic Pulse, chuyên về tin tức liên quan tới
Giáo Hội Công Giáo, trong hợp tác với Hội Hiệp Sĩ Columbus. Trước khi cộng tác
với tờ Boston Globe năm 2014, Allen làm việc 16 năm tại Rôma, chuyên đưa tin về
Tòa Thánh và Đức Giáo Hoàng. Trong thời gian này, ông là phóng viên cao cấp cho
tờ National Catholic Reporter và là phân tích gia về Vatican sự vụ cho CNN và
NPR và được mọi người coi là “Chuyên Viên Hàng Đầu về Vatican của Hoa Kỳ”.
Allen cũng là tác giả của nhiều cuốn sách về Giáo Hội Công Giáo. Ông từng viết hai cuốn tiểu sử về Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI. Cuốn đầu xuất bản năm 2000 lúc ngài còn là Hồng Y Joseph Ratzinger, cuốn sau là cuốn tiểu sử đầu tiên bằng tiếng Anh viết về tân giáo hoàng.
Năm 2005, nhận định về Allen, Kenneth L. Woodward, cựu chủ bút về tôn giáo của Newsweek, viết rằng: "ngoài chính phủ Bắc Triều Tiên ở Bình Nhưỡng ra, không nền hành chánh nào khó cho một nhà báo chọc thủng bằng nền hành chánh của Vatican. Và không ai làm điều này tốt hơn John Allen Jr. … Chỉ trong 3 năm, Allen đã trở thành nhà báo mà các phóng viên khác, và không ít các vị Hồng Y, phải chạy đến nếu muốn biết những câu truyện bên trong về việc các nhân viên của Đức Giáo Hoàng đã hướng dẫn Giáo Hội lớn nhất thế giới ra sao”. Theo tờ The Tablet ở London, Allen là “người viết về Vatican có thẩm quyền nhất trong ngôn ngữ tiếng Anh”.
Năm 2013, Allen cho xuất bản cuốn “Giáo Hội Công Giáo, Những Điều Mọi Người Cần Biết” do nhà xuất bản Oxford University Press ấn hành. Trong cuốn sách này, ông đề cập cùng một lúc tới quá khứ, hiện tại và tương lai của Giáo Hội Công Giáo Rôma bằng cái nhìn của một nhà báo với một văn phong dí dỏm, giản dị, dễ đọc, quân bình và lôi cuốn, không ngại giải thích những hiểu lầm và sẵn sàng bênh vực những điều cốt chính, dĩ nhiên dưới viễn ảnh Hoa Kỳ.
Ngoài phần dẫn nhập, sách gồm 12 chương với các đề tài: Tổng Quan về Giáo Hội Công Giáo; Các Thăng trầm lịch sử; Giáo Hội bên ngoài “Giáo Hội”; Đời Sống Tâm Trí; Thờ Phượng; Thiên Thần, Ma Qủy, và Các Thánh; Đức Tin và Chính Trị; Đạo Công Giáo và Tình Dục; Đạo Công Giáo và Tiền Bạc; Khủng Hoảng và Tai Tiếng; Rôma và Hoa Kỳ; Các Biên Cương Mới. Trong lần tái bản mới đây, ông thêm Chương 13 về Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Chúng tôi lần lượt lược dịch nội dung cuốn sách này vì tính thông tin, soi sáng và thời sự của nó.
Allen cũng là tác giả của nhiều cuốn sách về Giáo Hội Công Giáo. Ông từng viết hai cuốn tiểu sử về Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô XVI. Cuốn đầu xuất bản năm 2000 lúc ngài còn là Hồng Y Joseph Ratzinger, cuốn sau là cuốn tiểu sử đầu tiên bằng tiếng Anh viết về tân giáo hoàng.
Năm 2005, nhận định về Allen, Kenneth L. Woodward, cựu chủ bút về tôn giáo của Newsweek, viết rằng: "ngoài chính phủ Bắc Triều Tiên ở Bình Nhưỡng ra, không nền hành chánh nào khó cho một nhà báo chọc thủng bằng nền hành chánh của Vatican. Và không ai làm điều này tốt hơn John Allen Jr. … Chỉ trong 3 năm, Allen đã trở thành nhà báo mà các phóng viên khác, và không ít các vị Hồng Y, phải chạy đến nếu muốn biết những câu truyện bên trong về việc các nhân viên của Đức Giáo Hoàng đã hướng dẫn Giáo Hội lớn nhất thế giới ra sao”. Theo tờ The Tablet ở London, Allen là “người viết về Vatican có thẩm quyền nhất trong ngôn ngữ tiếng Anh”.
Năm 2013, Allen cho xuất bản cuốn “Giáo Hội Công Giáo, Những Điều Mọi Người Cần Biết” do nhà xuất bản Oxford University Press ấn hành. Trong cuốn sách này, ông đề cập cùng một lúc tới quá khứ, hiện tại và tương lai của Giáo Hội Công Giáo Rôma bằng cái nhìn của một nhà báo với một văn phong dí dỏm, giản dị, dễ đọc, quân bình và lôi cuốn, không ngại giải thích những hiểu lầm và sẵn sàng bênh vực những điều cốt chính, dĩ nhiên dưới viễn ảnh Hoa Kỳ.
Ngoài phần dẫn nhập, sách gồm 12 chương với các đề tài: Tổng Quan về Giáo Hội Công Giáo; Các Thăng trầm lịch sử; Giáo Hội bên ngoài “Giáo Hội”; Đời Sống Tâm Trí; Thờ Phượng; Thiên Thần, Ma Qủy, và Các Thánh; Đức Tin và Chính Trị; Đạo Công Giáo và Tình Dục; Đạo Công Giáo và Tiền Bạc; Khủng Hoảng và Tai Tiếng; Rôma và Hoa Kỳ; Các Biên Cương Mới. Trong lần tái bản mới đây, ông thêm Chương 13 về Đức Giáo Hoàng Phanxicô.
Chúng tôi lần lượt lược dịch nội dung cuốn sách này vì tính thông tin, soi sáng và thời sự của nó.
Dẫn Nhập
Giáo Hội Công Giáo tự dành cho mình nhiều tước hiệu đẹp đẽ. Trong nhiều thế kỷ qua, Giáo Hội này tự mô tả mình như là “Nhiệm Thể” Chúa Kitô, “Nàng Dâu Không Tì Vết” của Con Thiên Chúa, và là “Đền Thờ của Chúa Thánh Thần”, con đường duy nhất dẫn tới cứu độ. Những niềm tin này dựa trên đức tin tôn giáo, “chứng cớ của những điều không trông thấy” như Tân Ước vốn nói, và từ định nghĩa, vốn không thể chứng thực hay chứng giả được. Tuy nhiên, trên bình diện hoàn toàn phàm nhân, thì cái tước hiệu mà Giáo Hội Công Giáo xem ra hết sức xứng đáng là: Nó là Cuộc Trưng Bầy Vĩ Đại Nhất trên trần gian.
Không có gì giống như Đạo Công Giáo Rôma về bi kịch, bất luận người ta tin gì về tư thế siêu nhiên của nó. Không lực lượng nào trên quả địa cầu này trộn lẫn mầu nhiệm với mưu đồ, nghi lễ với thêu dệt, nghệ thuật, văn hóa, chính trị, lịch sử, những đỉnh cao lớn nhất của tinh thần con người với những điển hình gây khó chịu hơn cả của giả hình và thối nát, tất cả trộn lẫn thành một cảnh tượng lôi cuốn không cùng. Đạo Công Giáo lôi cuốn cả sự sùng mộ tôn kính lẫn sự ghét bỏ cao độ với cùng một mức độ gần như nhau; với cả hai tâm tình này, người ta không thể nào làm ngơ Giáo Hội này. Hãy cố tưởng tượng xem có định chế nào khác lại gợi hứng cho cả Quyền Lực và Vinh Quang của Graham Greene lẫn The Da Vinci Code của Dan Brown, hay có thể kích thích cả Beethoven sáng tác Thánh Lễ theo điệu C trưởng hết sức huy hoàng lẫn ca sĩ Ái Nhĩ Lan Sinéad O’Connor xé toạc bức hình của Đức Gioan Phaolô II trong lần trình diễn Saturday Night Live năm 1992.
Chắc chắn trên đây là một so sánh mà các giới chức Công Giáo không ưa thích mấy, nhưng nó vẫn phần nào nắm được một điều gì đó về vị trí độc đáo mà Đạo Công Giáo chiếm được trong cảnh vực văn hóa. Một cuộc thăm dò thính giả đông đảo trên đài truyền thanh của Howard Stern có lần cho thấy số thính giả này bao gồm cả những người thích nghe các bỡn cợt mua vui lẫn những người ghét bỏ ông, và nơi cả hai loại thính giả này, lý do hàng đầu khiến họ mở chương trình phát thanh của ông là để nghe ông nói tiếp những gì. Theo nghĩa này, bất chấp các thế giới quan hết sức khác nhau do Stern và Giáo Hội đại diện, họ vẫn có một điều gì đó chung với nhau. Bất chấp người ta hoan hô hay ghê tởm Giáo Hội, họ vẫn không thể nào không “mở đài” để xem xem những người này nói gì sắp tới.
Hạn từ “Công Giáo” có nghĩa là “phổ quát”, và Giáo Hội Công Giáo chắc chắn rất thích đáng với định nghĩa này. Nhờ tuân theo lệnh truyền của Chúa Kitô “các con hãy ra đi và làm muôn dân trở thành môn đệ Thầy”, Giáo Hội Công Giáo đã trở thành một trong khá ít định chế thực sự có tính hoàn cầu của thế giới, bén rễ gần như ở khắp mọi nơi. Tính đến năm 2012, có 1.2 tỷ người Công Giáo trên thế giới, làm cho Đạo Công Giáo trở thành tôn giáo lớn nhất thế giới, và chắc chắn được tổ chức quy củ hơn hết. (Cả Hồi Giáo lẫn Ấn Giáo cũng có số tín hữu hơn 1 tỷ người, nhưng cả hai bao gồm nhiều trường phái và phong trào, không có điểm qui chiếu và thẩm quyền đơn nhất như Đạo Công Giáo có nơi vị giáo hoàng).
Đầu thế ký 21 là thời tốt nhất mà cũng là thời tệ nhất đối với Giáo Hội phổ quát này. Ở Âu Châu và Bắc Mỹ, Đạo Công Giáo thấy mình vướng phải một loạt tai tiếng lạm dụng tình dục thật kinh hoàng, làm hư hại hình ảnh công cộng và thế giá luân lý của mình (chưa kể thiệt hại tài chánh). Giáo Hội cũng đương đầu với nhiều chia rẽ quan trọng trong nội bộ cũng như việc dần dần mất hàng loạt tín hữu tại những nơi vốn là thành lũy của mình. Riêng tại Hoa Kỳ, hiện có 22 triệu người cựu Công Giáo, làm cho những người này trở thành một bộ phận tôn giáo lớn hàng thứ hai tại nước này.
Ấy thế nhưng, cũng đang có nhiều dấu hiệu cho thấy có sự hồi sinh, nhất là trong thế giới đang phát triển. Đạo Công Giáo đang lớn mạnh một cách đầy phấn chấn tại những nơi như Ấn Độ và Hạ Sahara Phi Châu. Trong thế kỷ 20, số người Công Giáo ở Phi Châu tăng từ 1.9 triệu người lên 130 triệu người, một tỷ lệ gần như 7000 phần trăm. Ngay tại Hoa Kỳ, hiện có gần 6 triệu người lớn trở lại Công Giáo, điều này càng gây ấn tượng khi nhớ rằng tôn giáo này bị báo chí và truyền thông tới tấp tấn công trong suốt một thập niên qua.
Nếu sòng bài ở Las Vegas có mở một đường đánh cuộc liệu phần còn lại của thế kỷ này sẽ là thời thịnh hay thời suy cho Giáo Hội Công Giáo, thì vào lúc này đây, khó có thể nói người khôn sẽ đặt tiền của họ về phía nào.
Giáo Hội Công Giáo, trước đây, từng đối diện với những thời khắc khủng hoảng sâu xa, bất luận là những cuộc đấu tránh qui mô giữa các vị giáo hoàng và các nhà vua thời Trung Cổ, hay các Nhà Thệ Phản Cải Cách trong thế kỷ 16, hay việc Napoleon bắt giam Đức Giáo Hoàng Piô thứ VII năm 1809. Dù là điều gì, Giáo Hội này cũng vẫn đã vượt qua được. Ngay những người Công Giáo có nhiệt tâm hơn cả cũng đôi lúc lấy làm lạ cách Giáo Hội sống thoát, đôi khi khỏi các quyết định trì độn hoặc thiển cận của những người lãnh đạo. Nhà văn Công Giáo cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 là Hilaire Belloc có lần đã mô tả Giáo Hội Công Giáo là “một cơ sở được quản trị một cách ngu đần đến nỗi nếu nó không phải là công trình của Thiên Chúa, nó không thể tồn tại quá hai tuần lễ”. Vận may của Giáo Hội trong thế kỷ mới này, phần nào đó, sẽ tùy thuộc việc các nhà lãnh đạo của nó có ứng phó được các thách đố được phác họa trong sách này hay không.
Còn tiếp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét