06/07/2020
Thứ Hai tuần 14
thường niên
BÀI ĐỌC I: Hs 2, 16.
17c-18. 21-22
“Ta sẽ đính hôn với ngươi đến
muôn đời”.
Trích sách Tiên tri
Hôsê.
Đây Chúa phán: “Này đây Ta sẽ dụ dỗ nó, đem nó vào sa mạc, và kề lòng, Ta
nói khó với nó. Ở đó nó sẽ vọng lại như ngày còn thơ, và như ngày nó lên từ đất
Ai-cập. Sẽ xảy ra là trong ngày ấy, sấm của Giavê, nó sẽ gọi Ta: ‘Chồng tôi’,
chứ nó sẽ không gọi Ta là ‘Ông chủ tôi’ nữa”.
“Ta sẽ đính hôn với ngươi đến muôn đời. Ta sẽ đính hôn với ngươi trong
công bình và chính trực, trong tình yêu và thương xót. Ta sẽ đính hôn với ngươi
trong sự trung tín và ngươi sẽ biết Ta là Chúa”. Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 144, 2-3.
4-5. 6-7. 8-9
Đáp: Chúa
nhân ái và từ bi (c. 8a).
Xướng:
1) Hằng ngày con sẽ chúc tụng Chúa và con sẽ khen ngợi danh Chúa tới muôn
đời. Chúa vĩ đại và rất đáng ngợi khen, sự vĩ đại của Chúa không thể đo lường
được. – Đáp.
2) Thế hệ này rao giảng cho thế hệ kia hay công việc Chúa, và thiên hạ
loan tin quyền năng của Ngài. Người ta nói đến vinh quang cao cả oai nghiêm, và
phổ biến những điều kỳ diệu của Chúa. – Đáp.
3) Người ta nói tới quyền năng trong những việc đáng sợ, và kể ra sự vĩ đại
của Ngài. Người ta lớn tiếng khen ngợi lòng nhân hậu bao la, và hân hoan vì đức
công minh của Chúa. – Đáp.
4) Chúa nhân ái và từ bi, chậm bất bình và giầu ân sủng. Chúa hảo tâm với
hết mọi loài, và từ bi với mọi công cuộc của Chúa. – Đáp.
ALLELUIA: Tv 144, 14cd
Alleluia, alleluia!
– Chúa trung thành trong mọi lời Chúa phán, và thánh thiện trong mọi việc Chúa
làm. – Alleluia.
PHÚC ÂM: Mt 9, 18-26
“Con gái tôi vừa mới chết,
nhưng xin Ngài đến, nó sẽ sống lại”.
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, Chúa Giêsu đang nói, thì có một vị kỳ mục kia đến lạy Người mà
thưa rằng: “Lạy Ngài, con gái tôi vừa mới chết, nhưng xin Ngài đến đặt tay trên
nó, thì nó sẽ sống lại”. Chúa Giêsu chỗi dậy, và cùng với các môn đệ, đi theo
ông ấy. Và này có người đàn bà bị bệnh loạn huyết đã mười hai năm, tiến lại
đàng sau Người và chạm đến gấu áo Người. Vì bà nghĩ thầm rằng: Nếu tôi được chạm
đến áo Người thôi, thì tôi sẽ được khỏi. Chúa Giêsu ngoảnh lại, trông thấy bà
ta, liền phán rằng: “Này con, hãy vững lòng. Đức tin của con đã cứu thoát con”.
Và người đàn bà được khỏi bệnh.
Khi Chúa Giêsu đến nhà vị kỳ mục, và thấy những người thổi kèn và đám
đông đang xôn xao, thì bảo rằng: “Các ngươi hãy lui ra, con bé không có chết
đâu, nó ngủ đó thôi”. Họ liền nhạo cười Người. Và khi đã xua đám đông ra ngoài,
Người vào cầm tay đứa bé và nó liền chỗi dậy. Tin này đồn đi khắp cả miền ấy.
Đó là lời Chúa.
Suy Niệm : Thiên Chúa
yêu thương con người
Với tựa đề: "Nơi Chúa, họ tin tưởng", tuần báo Kinh Tế Viễn
Ðông số tháng 6/1996 dành hai trang để nói về sự hồi sinh tôn giáo tại Việt
Nam. Tựa đề của bài báo lấy lại dòng chữ mà người Mỹ vốn cho in trên đồng tiền
của họ: "Nơi Chúa, chúng tôi đặt tin tưởng".
Nếu với người Mỹ, Chúa là một ngôi vị cá biệt, thì Chúa theo tạp chí Kinh
Tế Viễn Ðông lại là thể hiện của một nhu cầu tôn giáo cơ bản nhất của con người,
không gì có thể dập tắt nổi.
Con người khao khát Thiên Chúa, hay đúng hơn Thiên Chúa đã tạo dựng con
người, với nỗi khao khát vô biên ấy. Con người không ngừng tìm kiếm Thiên Chúa,
hay đúng hơn chính Thiên Chúa không ngừng lôi kéo con người đến với Ngài. Thiên
Chúa yêu thương con người, tình yêu của Ngài vượt trên mọi thước đo, mọi dự
đoán, mọi tưởng tượng của con người, đó là tất cả những gì Chúa Giêsu đã đến để
mạc khải cho con người.
Tin Mừng hôm nay ghi lại một vài cử chỉ của Chúa Giêsu đối với con người:
một vị kỳ mục đến xin Ngài cứu đứa con vừa chết, người đàn bà mắc bệnh loạn huyết
chi khấn thầm và sờ đến gấu áo của Ngài, cả hai đại diện của đủ mọi tầng lớp mà
Chúa Giêsu gặp gỡ hàng ngày. Ngài không loại trừ bất cứ hạng người nào, bất cứ
giai cấp nào trong xã hội, bởi vì tất cả đều là đối tượng của tình yêu Thiên
Chúa. Vị kỳ mục đã tìm đến với Chúa, người đàn bà đã len lỏi giữa đám đông để sờ
vào Ngài, đó là hình ảnh của sự tìm kiếm mà con người không ngừng thực hiện để
đến với Chúa. Nhưng thật ra, chính Thiên Chúa mới là Ðấng đi bước trước để đến
với con người. Phép lạ đã diễn ra như một kết quả của lòng tin: "Ðức tin của
con đã cứu chữa con", nhưng cũng chính niềm tin đã giúp con người khám phá
ra phép lạ Thiên Chúa không ngừng thực hiện vì yêu thương con người.
Qua một cơn hải trình cam go, những người có niềm tin đã nhìn vào sự sống
sót của mình như một phép lạ của tình thương. Những giờ phút hãi hùng trong cuộc
sống, những thử thách phải trải qua, những đau khổ phải gánh chịu, đó là những
phách mạnh trong bản trường ca về tình yêu Thiên Chúa. Có trải qua những giờ
phút ấy, chúng ta mới nhận ra được cánh tay đỡ nâng của Chúa.
Xin Chúa cho chúng ta một đức tin sáng suốt để chúng ta không ngừng nhận
ra tình yêu của Chúa và dâng lời cảm tạ Chúa.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Hai Tuần 14 TN2, Năm Chẵn
Bài đọc: Hos 2:14-16, 19-20; Mt 9:18-26.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ:
Lấy tình yêu chinh phục tình yêu.
Thông thường, con người có thể tha thứ cho tất cả những lỗi lầm trừ sự phản
bội tình yêu. Khi sự phản bội này xảy ra, con người muốn chấm dứt mối liên hệ với
người phản bội bằng cách ly dị, đoạn tuyệt, và không muốn ai nhắc nhở đến tên của
người phản bội nữa. Nhưng đây không phải là cách giải quyết của Thiên Chúa và của
các tín hữu; vì nếu giải quyết như thế, toàn thế giới này sẽ không có cơ hội sống
sót, vì đã bao nhiêu lần loài người chúng ta đã phản bội Thiên Chúa!
Các bài đọc hôm nay muốn tập trung trong cách giải quyết sự phản bội bằng
tình yêu. Trong bài đọc I, ngôn sứ Hosea ví mối liên hệ giữa Thiên Chúa và con
người như mối liên hệ giữa chồng vợ; và tội thờ thần ngoại của con người như tội
làm điếm. Tuy con cái Israel phản bội Thiên Chúa bằng việc thờ bò vàng, Thiên
Chúa vẫn trung thành yêu thương bằng làm mọi cách để họ nhận ra và quay trở lại
với tình yêu đích thực của Ngài. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu đặc biệt quan tâm và
chữa lành hai bệnh nhân “không sạch.” Một người đàn bà bị băng huyết đã 12 năm,
nhưng với một niềm tin vững mạnh tới và sờ vào tua áo của Chúa Giêsu. Ngài đã
chữa lành bệnh tật cho bà. Một em bé đã chết, nhưng nhờ lòng tin của người cha,
đã được Chúa Giêsu cho sống lại.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Thiên Chúa muốn được con người
yêu thương.
1.1/ Con cái Israel phản bội tình yêu Thiên Chúa: Khi đất nước bị
chia đôi, vua Jeroboam, vì tham vọng chính trị và kinh tế, đã đúc hai con bê bằng
vàng và truyền cho dân phải thờ, để họ khỏi xuống Đền Thờ Jerusalem: một con đặt
tại Dan (biên giới giữa Israel và Syria) một con đặt tại nhà của Đức Chúa tại
Bethel (biên giới giữa Israel và Judah). Baal trong tiếng Do-thái có nghĩa là
chủ, thần, chồng; thần Baal là tiếng tổng quát dùng cho các thần không phải là
Thiên Chúa.
Ngôn sứ Hosea được Thiên Chúa gởi tới nói tiên tri trong vương quốc
Israel. Ông ví mối liên hệ giữa Thiên Chúa và con cái Israel như mối liên hệ vợ
chồng: Thiên Chúa là người chồng luôn trung thành và con cái Israel là người vợ
phản bội làm điếm, thờ thần Baal. Có người chồng nào không đau khổ khi vợ bỏ
mình đi với tình nhân; lại còn đánh cắp công ơn của Thiên Chúa và trả cho tình
nhân!
Thiên Chúa sẽ trừng phạt con cái Israel, không phải vì tức giận mù quáng;
nhưng để họ phải lâm cơn khốn khổ để biết nhận ra ai là người thương yêu họ thật
lòng. Ngài phán: “Ta sẽ biến chúng thành bụi rậm, mặc cho dã thú gặm tan hoang.
Ta sẽ trừng phạt nó vì những ngày của Baal, những ngày nó đốt hương thờ kính
chúng, những ngày nó đeo nhẫn, đeo kiềng chạy theo đám tình nhân của nó, còn Ta
thì nó nỡ bỏ quên – sấm ngôn của Đức Chúa.”
1.2/ Thiên Chúa luôn trung thành yêu thương con cái Israel: Nếu
Thiên Chúa không trừng phạt, con cái Israel sẽ tiếp tục chạy theo các thần ngoại
và mất linh hồn vì sống vô luân và bất công. Ngôn sứ Hosea đã nhìn thấy trước
ngày sụp đổ của Israel và dân chúng bị đem đi lưu đày. Ông ví những ngày lưu
đày như những ngày trong sa mạc; trong đau khổ, Thiên Chúa dễ nói với họ hơn là
trong cảnh giàu sang phú quí. Thiên Chúa phán: “Này Ta sẽ quyến rũ nó, đưa nó
vào sa mạc, để cùng nó thổ lộ tâm tình. Ta sẽ không cho nó mở miệng gọi tên thần
Baal, chẳng còn ai nhớ đến các thần này mà gọi tên chúng nữa.”
Hình phạt chỉ có mục đích dạy bảo, và làm cho con cái Israel nhận ra đâu
là người chồng đích thực yêu thương mình. Khi con cái Israel nhận ra và trở lại
với tình yêu Thiên Chúa, Ngài sẽ cho họ hồi hương và tái thiết xứ sở. Ngài sẽ
tiếp tục chúc lành và bảo vệ họ. Chúa phán: “Trong ngày đó, vì dân Ta, Ta sẽ
thiết lập một giao ước với thú vật đồng hoang, với chim chóc trên trời, với
loài bò sát dưới đất: Ta sẽ bẻ gãy cung nỏ gươm đao, chấm dứt chiến tranh trên
toàn xứ sở, và Ta sẽ cho chúng được sống yên hàn.”
2/ Phúc Âm: Chúa Giêsu muốn chữa con người
khỏi mọi bệnh hoạn tật nguyền.
2.1/ Chúa chữa lành người đàn bà bị loạn huyết: Có hai câu hỏi liên quan
đến việc chữa lành và hai trình thuật song song của Mark 5:21-43 và Luke
8:40-56 sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn trình thuật ngắn của Matthew:
(1) Tại sao người đàn bà không dám ra mặt xin Chúa chữa bệnh? Trước tiên,
Luật không cho phép đụng vào người phụ nữ đang bị chảy máu như người đàn bà
này, vì không sạch (Lv 15:25). Có lẽ vì lý do để tránh cho Chúa Giêsu trở thành
không sạch “cách công khai,” mà bà nghĩ bụng: “Tôi chỉ cần sờ được vào áo của
Người thôi là sẽ được cứu!” Hay bà nghĩ với sức yếu đuối của phụ nữ bệnh tật
như bà, làm sao có thể chen lấn đám đông đến trước Chúa để xin chữa bệnh. Dù
sao đi nữa, bà chứng tỏ một đức tin rất mạnh vào Chúa Giêsu. Theo Mark, mặc dù
chịu bệnh và cố gắng chữa đã 12 năm không khỏi, bà nghĩ bà chỉ cần chạm đến tua
áo của Chúa là sẽ được khỏi bệnh.
(2) Tại sao Chúa biết và hỏi “Ai đụng đến Ta?” Trình thuật của Mark cắt
nghĩa Chúa cảm thấy một năng lực thoát ra từ Ngài. Đó là phút giao hợp của niềm
tin, làm sao Chúa lại không nhận ra được. Chúa biết rõ ai chạm đến mình; nhưng
Chúa muốn người đàn bà xuất hiện vì nhiều lý do: Trước tiên, Chúa muốn củng cố
niềm tin có thể làm được mọi sự, khi Ngài nói với Bà: “Này con, cứ yên tâm,
lòng tin của con đã cứu chữa con.” Ngài cũng muốn dạy cho đám đông biết sức mạnh
của niềm tin. Sau cùng, Ngài có thể muốn cho người phụ nữ biết Thiên Chúa yêu
thương chữa lành và không quan tâm đến việc “không sạch” của bà.
2.2/ Chúa cho con gái viên thủ lãnh đã chết được sống lại: Trình thuật
của Luke nói rõ tên người lãnh đạo là Jairus, một Trưởng Hội Đường. Cử chỉ
khiêm nhường của ông đến phục lạy dưới chân Chúa để cầu xin cho đứa con gái duy
nhất, đánh động lòng thương xót của Chúa, và Ngài đồng ý đi với ông về nhà để
chữa lành.
Là một Trưởng Hội Đường, ông biết Luật không cho phép đụng vào xác chết,
vì ai đụng vào xác chết sẽ trở thành không sạch. Biết như thế, nhưng vì quá
thương con, ông vẫn đến bái lạy Người và nói: “Con gái tôi vừa mới chết. Nhưng
xin Ngài đến đặt tay lên cháu, là nó sẽ sống.” Đức Giêsu đến nhà viên thủ lãnh;
thấy phường kèn và đám đông xôn xao, Người nói: “Lui ra! Con bé có chết đâu, nó
ngủ đấy!” Nhưng họ chế nhạo Người. Tại sao Chúa Giêsu nói đứa bé đang ngủ? Có
thể Ngài muốn dạy dân chúng chết chỉ là một giấc ngủ dài, chứ không tận diệt;
khi mở mắt ra, họ sẽ sống lại với Thiên Chúa.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC
SỐNG:
– Lấy tình yêu chinh phục tình yêu sẽ bảo đảm tình yêu và sự sống. Ly dị,
đoạn tuyệt, khai trừ chỉ mang lại hận thù và chết chóc. Nếu Thiên Chúa yêu
thương cho dù chúng ta phản bội Ngài, tại sao chúng ta không thể yêu người phản
bội sau khi đã lãnh nhận tình yêu Chúa?
– Chỉ có Thiên Chúa là người yêu thương chúng ta đích thực và vô vị lợi.
Chúng ta đừng bao giờ phản bội tình yêu của Ngài.
Linh mục Anthony
Đinh Minh Tiên, OP
06/07/2020 – THỨ HAI TUẦN 14 TN
Th. Ma-ri-a Gô-rét-ti, trinh nữ, tử đạo
Mt 9,18-26
CHÚA GIÊ-SU LÀ ĐẤNG CỨU ĐỘ
Một vị thủ lãnh đến với Chúa Giê-su và nói: “Con gái tôi vừa
mới chết. Nhưng xin Ngài đến đặt tay lên cháu là nó sẽ được sống.” (Mt 9,18b)
Suy niệm: Lời van xin của vị thủ
lãnh hội đường chẳng khác nào lời tuyên xưng Đức Giê-su có quyền năng trên cả sự
chết: “Xin Ngài đặt tay lên cháu là nó sẽ được sống.” Và lời Ngài đáp lại: “Con
bé không chết đâu, nó ngủ đấy!” chính là lời khẳng định căn tính và sứ mạng của
Ngài. Ngài là Thiên Chúa đến trong trần gian để giải thoát con người khỏi tội lỗi
và sự chết và dùng quyền năng để cứu con người khỏi mọi sự ác. Chỉ những ai tin
và đón nhận Tin Mừng Nước Trời mới được ơn giải thoát, như Chúa nói với người
đàn bà bị bệnh băng huyết 12 năm: “Lòng tin của con đã cứu chữa con.” Ông thủ
lãnh hội đường đã tin, đã đến cầu xin Chúa. Chính nhờ lòng tin đó, ông đã được
Chúa cứu chữa và cho con ông được sống.
Mời Bạn: Chúa quyền năng và yêu
thương chúng ta; Ngài biết chúng ta cần gì, và muốn cho chúng ta điều tốt nhất
là được ơn cứu độ. Thế nhưng Chúa cần chúng ta góp phần nhỏ bé của mình, đó là
đặt niềm tin cậy vững vàng nơi Chúa, để đến với Chúa trong mọi cảnh huống đời sống.
Với tâm tình tin tưởng và cậy trông, chúng ta chạy đến với Chúa Giê-su để xin
Ngài ban ơn, trợ giúp trong cuộc sống và nhất là cho chúng ta được sống hạnh
phúc vĩnh cửu với Ngài.
Sống Lời Chúa: Trước khi làm việc gì, bạn
xin Chúa thánh hoá việc bạn sắp làm, và bạn quyết làm tốt công việc để làm vinh
danh Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin luôn che chở
và bảo vệ chúng con khỏi mọi tại họa và sự dữ để chúng con luôn được bình an và
tín thác để thờ phượng Chúa cho phải đạo trong cuộc đời chúng con.
(5 Phút Lời Chúa)
Suy Niệm : Cầm lấy
tay
Suy niệm:
Bài Tin Mừng hôm nay
là câu chuyện của những bàn tay.
Vị thủ lãnh của hội đường
có cô con gái mới chết,
nhờ ai đó giới thiệu,
ông lật đật chạy đến với Đức Giêsu.
Lòng tin của ông thật
là mạnh, diễn tả qua câu nói:
“Xin Ngài đến đặt bàn
tay lên cháu, là nó sẽ sống” (c. 18).
Ông tin Đức Giêsu có
thể cho con ông được hoàn sinh.
Ông mời Ngài đến nhà
mình chỉ để làm một chuyện là đặt bàn tay.
Đặt bàn tay trên một
xác chết còn ấm để làm cho nó sống lại.
Như thế ông tin vào uy
quyền của Đức Giêsu, thể hiện qua bàn tay.
Ngài cũng là một ngôn
sứ như Êlia hay Êlisa trong Kinh Thánh.
Các vị này đều có khả
năng hoàn sinh kẻ chết (1V 17, 17-24; 2V 4, 32-37).
Đức Giêsu đã mau mắn
nhận lời đến nhà ông.
Ngài hiểu được nỗi đau
của một người cha khi mất đứa con gái nhỏ.
Khi đến nhà thì đám
tang đã bắt đầu với những người thổi kèn,
và một đám đông hiếu kỳ
gây ồn ào náo động.
Đức Giêsu tiến vào nhà
và bảo người ta lui ra khỏi phòng của cô bé:
“Con bé có chết đâu,
nó đang ngủ đấy !” (c. 24).
Khi đám đông bị tống
ra rồi, thì Ngài đi vào nơi cô bé nằm.
Ngài không đặt bàn tay
trên cô như yêu cầu của người cha.
Nhưng Ngài cầm lấy bàn
tay cô bé, và cô bé đã trỗi dậy (c. 25).
Ngài đã đụng đến một
xác chết và Ngài đã làm cho nó phục sinh.
Đám tang trở thành đám
tiệc, làm sao cảm được niềm vui của người cha?
Đức Giêsu đem sự sống
trở lại, để sự sống thắng cái chết.
Trên đường đến nhà vị
thủ lãnh, một phụ nữ bị băng huyết đến gặp Ngài.
Không gặp diện đối diện,
nhưng bà lén đến từ phía sau lưng,
bởi lẽ căn bệnh lâu
năm này đã làm cho bà ra ô uế, không được đụng đến ai.
Cũng như vị thủ lãnh,
bà có một niềm tin sắt đá:
“Tôi chỉ cần sờ được
vào áo choàng của Ngài thôi, là sẽ được cứu” (c. 21).
Chẳng phải bà tin vào
sức mạnh của cái áo choàng như một thứ ma thuật,
nhưng bà tin vào quyền
năng của người mặc chiếc áo đó.
Bà đã dám đưa tay ra
và sờ vào tua áo choàng của Ngài (c. 20).
Đức Giêsu nhận ra cái
đụng chạm đầy lòng tin của bà.
Chính Ngài quay lại,
thấy bà và bắt đầu trò chuyện.
“Này con, cứ yên tâm,
lòng tin của con đã cứu con” (c. 22).
Lòng tin của bà đã được
nhìn nhận, và bà được cứu từ giờ ấy.
Ơn chữa lành đến từ một
bàn tay dám đưa ra chạm đến Thiên Chúa.
Bài Tin Mừng hôm nay
là về chuyện của những bàn tay.
Bàn tay quyền năng của
Đức Giêsu, bàn tay lạnh giá của cô bé nằm đó,
bàn tay rụt rè, e ngại,
nhưng cũng rất quả quyết của người phụ nữ ốm đau.
Bàn tay là điều kỳ diệu
Thiên Chúa tặng ban cho con người.
Bao ân sủng đến với
tôi qua bàn tay đón lấy Mình Thánh Chúa.
Bao điều tốt đẹp tôi
trao cho tha nhân qua bàn tay bé nhỏ.
Chỉ mong tay tôi đừng
bị ô nhơ và đừng khép lại trước người đang xin.
Cầu nguyện :
Lạy Chúa Giêsu,
con đường dài nhất là
con đường từ tai đến tay.
Chúng con thường xây nhà
trên cát,
vì chỉ biết thích thú
nghe Lời Chúa dạy,
nhưng lại không dám
đem ra thực hành.
Chính vì thế
Lời Chúa chẳng kết
trái nơi chúng con.
Xin cho chúng con
đừng hời hợt khi nghe
Lời Chúa,
đừng để nỗi đam mê làm
Lời Chúa trở nên xa lạ.
Xin giúp chúng con dọn
dẹp mảnh đất đời mình,
để hạt giống Lời Chúa
được tự do tăng truởng.
Ước gì ngôi nhà đời
chúng con
được xây trên nền tảng
vững chắc,
đó là Lời Chúa,
Lời chi phối toàn bộ
cuộc sống chúng con.
Lm. Ant. Nguyễn Cao
Siêu SJ.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
6 THÁNG BẢY
Đâu Là Vai Trò Của
Chúng Ta Trong Tư Cách Là Thụ Tạo?
Con người có một vai
trò đặc biệt trong việc phát triển thế giới. Và đó vốn là vai trò của con người
ngay từ thuở ban sơ. Vai trò đó cho thấy con người là gì trong tư cách là người
con được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa và giống như Ngài. Theo Sách Sáng Thế,
con người được dựng nên để “thống trị tạo vật” và để bắt mọi tạo vật “qui phục”
mình (St 1,28).
Bằng cách tham dự vào
quyền cai trị của Thiên Chúa trên thế giới, xét như là một chủ thể có lý trí và
tự do song vẫn đồng thời là một tạo vật, một cách nào đó chính con người trở
nên một “sự quan phòng”, theo cách diễn tả tuyệt vời của Thánh Tô-ma (Tổng Luận
Thần Học I,22,2&4). Con người được mời gọi để bảo vệ và cai quản mọi tạo vật
với một tình yêu và mối quan tâm mục tử. Cũng chính vì thế mà con người mang một
trách nhiệm đặc biệt đối với Thiên Chúa và đối với tạo vật.
– suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 06/7
Thánh Maria
Gôretti, trinh nữ, tử đạo
Hs 2,
16.17b-18.21-22; Mt 9, 18-26.
LỜI SUY NIỆM: “Một vị thủ
lãnh đến gần bái lạy Người và nói: Con gái tôi vừa mới chết. Nhưng xin Ngài đến
đặt tay lên cháu, là nó sẽ sống.”
Trong đoạn Tin Mừng này, chúng ta nghe được hai câu chuyện: Câu chuyện đầu tiên
là có một vị thủ lãnh có người con gái đã chết, đến bái lạy Chúa Giêsu, xin Người
đến đặt tay trên cháu để cháu được sống. Câu chuyện thứ hai là một người đàn bà
mang bệnh loạn huyết đã 12 năm, cố sờ vào gấu áo của Người. Cho chúng ta thấy
được: vị thủ lãnh và người đàn bà đến với Chúa với sự bất toàn, nhưng cả hai đều
đặt trọn niềm tin vào quyền năng yêu thương của Chúa Giêsu, nên cả hai đều đã
được toại nguyện.
Lạy Chúa Giêsu. Xin cho chúng con vững tin vào quyền năng yêu thương tha thứ của
Chúa, để chúng con đặt trọn niềm tin vào Chúa, biết chạy đến bái lạy Chúa để những
bất toàn nơi chúng con cũng được Chúa làm cho thành toàn.
Mạnh Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
06-07: Thánh MARIA GORETTI
Đồng Trinh Tử Đạo
(1890 – 1902)
Thánh Maria Goretti
sinh ngày 16 tháng 10 năm 1890 tại Ancona. Cha mẹ Người là những người nhà quê
thất học. Vì hoàn cảnh nghèo túng, năm 1899, gia đình Ngài dời về sống trong một
nông trại ở làng Auziô, gần Neturô. Đây là một gia đình nghèo khó nhưng giầu
lòng tin đến độ chuyển núi dời non. Cha Ngài vào một hợp tác và sống chung
trong một nhà với một gia đình khác, ông cần cù vở đất trồng trọt để nuôi sáu
người con. Còn mẹ thánh nữ, bà rất mệt nhọc trong việc săn sóc đoàn con bé bỏng.
Nhưng gia đình can đảm
và thân mật này đã bị giao động khi người cha bất ngờ qua đời. Bà góa phụ
Assunta không biết nương tựa vào đâu và quyết định tiếp nối công việc nặng nhọc
vừa khởi sự. Bà giao các con nhỏ cho trưởng nữ mới 10 tuổi săn sóc. Maria, người
con gái ấy là một đứa trẻ hiền lành can đảm biết vâng phục. Thánh nữ thật là một
nguồn an ủi cho người mẹ hiền lành, nhưng cương quyết với các con. Dù còn trẻ
thánh nữ đã sớm trở thành một người nội trợ mới.
Hàng xóm của bà
Assunta, là gia đình Serenrlli, họ là những người có tinh thần phục vụ. Nhưng
Alessandrô lại chơi với các bạn bè xấu và ham đọc sách nguy hiểm. Nhiều lần anh
ta giúp đỡ Maria trong những việc nặng nhọc. Người ta có thể nghĩ là Alessandrô
đã cải tính sửa nết. Maria thì biết ơn và còn quá trong trắng để mà nghi ngờ.
Nhưng Alessandrô đã không ngần ngại đưa ra những đề nghị bỉ ổi, lại còn đe dọa
cô không được nói với ai, không hiểu biết gì, Maria Goretti cảm thấy nguy hiểm
phạm tội, và đã thú thực hết với mẹ. Run sợ cho tâm hồn còn tinh trong của con
bị hoen ố, bà Assunta đã dạy cho Maria cách thắng vượt sự dữ, đề phòng cho cô
khỏi mắc cơn nguy hiểm mà cô chưa biết đến. Maria Goretti hứa sẽ không bao giờ
nhượng bộ.
Maria mới 12 tuổi,
nhưng đã nẩy nở xinh đẹp. Alessandrô thúc bách, nhưng người thiếu nữ đã biết giữ
gìn và chống cự lại. Thảm cảnh diễn ra ngày 5 tháng 7 năm 1902. Sáng hôm đó, đợi
cho mọi người đi khỏi, Alessandrô tới gần ve vãn cô gái. Cầm dùi trong tay, anh
còn đe dọa: – Nếu cô không chịu, tôi sẽ giết cô.
Cô gái la lớn: –
Không, đó là việc tội Chúa cấm ! Anh sẽ phải vào hỏa ngục.
Không còn kềm được bản năng , Alessandrô lao vào con mồi, đâm cô hơn 14 nhát.
Không còn kềm được bản năng , Alessandrô lao vào con mồi, đâm cô hơn 14 nhát.
Tiếng kêu la của kẻ
hung bạo và của nạn nhân vang tới mọi người lân cận. Bà Assunta vội đưa người
con hấp hối của mình tới nhà thương ở Nettunô. Dọc đường Maria nói với mẹ:
– Mẹ ơi ! Anh đã muốn con phạm tội với anh con đã cự tuyệt.
– Mẹ ơi ! Anh đã muốn con phạm tội với anh con đã cự tuyệt.
Linh mục tới đầu giường
cô và nhắc lại cái chết của Chúa Giêsu trên thánh giá với lưỡi đòng, sự hối cải
của người trộm lành… rồi Ngài hỏi: – Marietta, con có tha thứ không ?
– Dạ tha, vì tình yêu Chúa Giêsu, chớ gì anh được lên thiên đàng với con.
– Dạ tha, vì tình yêu Chúa Giêsu, chớ gì anh được lên thiên đàng với con.
Alessandrô bị kết án
30 năm khổ sai. Tính hung hăng của anh càng tăng làm các bạn tù khiếp sợ. Tám
năm sau, một đêm đã làm biến đổi tất cả. Tội nhân mơ thấy Maria sáng chói giữa
vườn huệ và hái trao chàng một bông. Hôm sau anh viết lời thú tội, tự thú tất cả
cho Đức giám mục và kể lại cả giấc mơ cho Ngài. Anh đã hối hận. Từ ngày đó,
thái độ của anh rất gương mẫu. Năm 1929 anh được phóng thích. Năm 1937, quì dưới
chân bà Assunta, anh hỏi: – Bà có tha thứ cho con không ?
Và người mẹ thánh nữ
trả lời: – Nó đã tha cho con rồi, tôi làm khác sao được ?
Lễ Giáng sinh năm ấy, hai người cùng tiến lên bàn thờ rước lễ.
Lễ Giáng sinh năm ấy, hai người cùng tiến lên bàn thờ rước lễ.
Maria Goretti được
phong chân phước ngày 27 tháng 4 năm 1927. Đến ngày 24 tháng sáu năm 1930, trước
mặt người mẹ đã 87 tuổi, Maria Goretti được đức giáo hoàng Piô XII suy tôn lên
bậc hiển thánh.
(daminhvn.net)
06 Tháng Bảy
Thiên Chúa Trong Ánh Mắt
Theo một câu chuyện
cổ tích của người Nhật Bản, ngày xưa, có một đôi vợ chồng sống rất hạnh phúc
bên cạnh một đứa con gái nhỏ. Người chồng là một hiệp sĩ samourai, nhưng anh chỉ
sống khiêm tốn trong một khu vườn nhỏ ở đồng quê. Người vợ là một người trầm lặng
đến độ nhút nhát. Chị không bao giờ muốn ra khỏi nhà.
Một hôm, nhân dịp lễ
đăng quang của Nhật hoàng, với tư cách là một hiệp sĩ, người chồng cảm thấy có
bổn phận phải về kinh đô để bái lạy quân vương. Sau khi đã làm xong nghĩa vụ của
một hiệp sĩ, anh ghé ra chợ mua quà cho vợ con. Riêng cho người vợ, anh mua một
tấm gương soi mặt bằng bạc…
Ðón nhận món quà,
ngời đàn bà bỡ ngỡ vô cùng: chị chưa bao giờ trông thấy một tấm gương, chị chưa
một lần nhìn thấy mặt mình. Do đó, vừa nhìn thấy mặt mình trong gương, người vợ
mới ngạc nhiên hỏi chồng: “Người đàn bà này là ai?”. Người đàn ông mỉm cười
đáp: “Mình không đoán được đó là gương mặt kiều diễm của mình sao?”.
Một thời gian sau,
người đàn bà lâm bệnh nặng. Trước khi chết, bà cầm tay đứa con gái và nói nhỏ:
“Mẹ không còn sống trên mặt đất này nữa. Sáng chiều, con hãy nhìn vào tấm gương
này và sẽ thấy mẹ”.
Sau khi người mẹ
qua đời, sớm tối, lúc nào đứa con gái ngây ngô cũng nhìn vào tấm gương và nói
chuyện với chính hình ảnh của nó. Nó nói chuyện với hình trong tấm gương như với
chính mẹ nó.
Ngày kia, bắt gặp đứa
con gái đáng nói chuyện với chính mình nó trong tấm gương, người cha tra hỏi, đứa
con gái mới trả lời: “Ba nhìn kìa, mẹ con không có vẻ mệt mỏi và xanh xao như
lúc bị bệnh. Mẹ lúc nào cũng trẻ và cũng mỉm cười với con”.
Nghe thế, người đàn
ông không cầm nổi nước mắt, nhưng không muốn cho nó biết sự thật, ông nói với
nó: “Nếu con nhìn vào gương để thấy mẹ con, thì ba cũng nhìn vào con để thấy mẹ
con”.
Tha nhân chính là tấm
gương phản chiếu gương mặt của chúng ta. Khi chúng ta lạc quan, khi chúng ta
vui tươi, khi chúng ta yêu đời, khi chúng ta hòa nhã chúng ta sẽ nhận ra nét đó
trên khuôn mặt của những người xung quanh. Trái lại, khi chúng ta cau có, khi
chúng ta giận dữ, khi chúng ta buồn phiền, khi chúng ta thất vọng, chúng ta
cũng sẽ thấy được những nét ấy trên gương mặt của người khác…
Tha nhân cũng chính là
hình ảnh của Thiên Chúa. Nếu đứa con có thể nhìn thấy gương mặt khỏe mạnh, vui
tươi của người mẹ trong tấm gương, nếu người cha nhìn thấy hình ảnh của người vợ
trong đứa con, thì với ánh mắt của tin yêu chúng ta cũng có thể nhìn thấy gương
mặt Tình Yêu của Thiên Chúa trong mọi người.
Có Thiên Chúa trong
ánh mắt, nhìn thấy Thiên Chúa trong mọi người, chúng ta sẽ thấy rằng đời có ý
nghĩa, tha nhân không phải là hỏa ngục đáng xa lánh…
Chúng ta hãy nhìn vào
tấm gương của tha nhân với nụ cười của trẻ thơ để luôn luôn nhận ra được bộ mặt
Tình Yêu của Thiên Chúa trong mọi người.
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét