07/07/2020
Thứ Ba tuần 14 thường
niên
Bài Ðọc I: (Năm II) Hs 8,
4-7. 11-13
"Chúng
gieo gió thì sẽ gặt bão".
Trích
sách Tiên tri Hôsê.
Ðây
Chúa phán: "Chúng cai trị chớ không phải Ta. Chúng đã làm thủ lãnh, và Ta
không nhận biết. Chúng đã lấy vàng bạc mà đúc tượng thần, để Ta tàn phá đi.
"Hỡi
Samaria, hãy ném con bê của ngươi đi. Ta đã nổi giận chúng. Chúng không thể
thanh tẩy mình đến bao giờ? Con bê này bởi Israel mà ra, người thợ đúc đã làm
ra nó, nó đâu phải là thần. Con bê của Samaria sẽ giống như con nhện. Chúng
gieo gió thì sẽ gặt bão: lúa mì của chúng chẳng đâm bông, mà nếu có bông cũng
chẳng có hạt, và nếu có được hạt, thì người ngoại bang cũng sẽ nuốt hết.
"Ephraim
làm thêm bàn thờ để phạm tội, những bàn thờ này đã nên dịp tội cho nó. Vì Ta viết
cho nó muôn ngàn lề luật, và nó coi như không can gì đến nó. Chúng sẽ dâng của
lễ, sẽ hiến tế thịt thà, chúng cứ việc ăn, Chúa không chấp nhận đâu. Chúa sẽ nhớ
lại sự gian ác của chúng và sẽ phạt tội chúng: chúng sẽ hướng về Ai-cập".
Ðó là lời
Chúa.
Ðáp Ca: Tv 113B, 3-4. 5-6. 7-8. 9-10
Ðáp: Nhà Israel! cậy tin vào Chúa (c.
9a).
Hoặc đọc:
Alleluia.
Xướng:
1) Thiên Chúa chúng ta ngự trên trời, phàm điều chi Người ưng ý, Người đã thực
thi. Thần tượng của họ bằng bạc với vàng, đó là sự vật do tay người tác tạo. -
Ðáp.
2)
Chúng có miệng mà không nói năng; chúng có mắt mà không nhìn thấy; chúng có tai
mà chẳng khá nghe; chúng có mũi mà không biết ngửi. - Ðáp.
3)
Chúng có tay mà không sờ mó; chúng có chân mà chẳng bước đi. Sẽ nên giống y như
chúng, bao nhiêu kẻ làm ra và cậy tin vào chúng. - Ðáp.
Alleluia: Ga 10, 27
Alleluia,
alleluia! - Chúa phán: "Con chiên Ta thì nghe tiếng Ta; Ta biết chúng và
chúng biết Ta". - Alleluia.
Phúc Âm: Mt 9, 32-38
"Lúa
chín đầy đồng mà thợ gặt thì ít".
Tin Mừng
Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy,
người ta đem đến Chúa Giêsu một người câm bị quỷ ám. Khi đã trừ quỷ, thì người
câm nói được, đám đông dân chúng kinh ngạc và nói rằng: "Chưa bao giờ thấy
xảy ra như vậy trong dân Israel". Nhưng các người biệt phái nói rằng:
"Ông ta đã nhờ tướng quỷ mà trừ quỷ".
Và Chúa
Giêsu đi rảo khắp các thành phố làng mạc, dạy dỗ trong các hội đường, rao giảng
Tin Mừng Nước Trời, và chữa lành mọi bệnh hoạn tật nguyền. Thấy đoàn lũ dân
chúng, Người động lòng xót thương họ, vì họ tất tưởi bơ vơ như những con chiên
không có người chăn. Người liền bảo môn đệ rằng: "Lúa chín đầy đồng, mà thợ
gặt thì ít. Các con hãy xin chủ ruộng sai thợ đi gặt lúa".
Ðó là lời
Chúa.
Suy Niệm: Nhu Cầu Truyền Giáo
Nhờ tiếp
xúc với người dân, Chúa Giêsu có thể nhận thấy đời sống thực tế của họ. Thánh sử
Mátthêu nói rõ: "Thấy dân chúng đông đảo, Ngài chạnh lòng thương, vì họ lầm
than, vất vưởng, như chiên không người chăn dắt". Ðứng trước thảm trạng
này, Chúa Giêsu gợi ý để các môn đệ của Ngài suy tư: "Lúa chín đầy đồng,
mà thợ gặt lại ít".
Quan niệm
Cựu Ước về các chủ chăn của dân là quan niệm rộng rãi và ám chỉ vừa các thẩm
phán, vừa các tư tế và tiên tri. Hình ảnh rất quen thuộc với nền văn hóa của
các dân du mục. Chính tổ tiên của họ cũng là những người chăn chiên, như Môsê,
Ðavít. Yêrêmia và Êzêkiel đã báo trước là chính Thiên Chúa sẽ trở nên người
chăn dắt đoàn chiên của Ngài. Lời tiên tri này đã được thực hiện đầy đủ nơi
Chúa Giêsu, vị Mục Tử nhân lành chạnh thương và chăm sóc các con chiên của
Ngài, đến nỗi hy sinh cả mạng sống cho chúng. Như vậy, các Kitô hữu có thể tin
tưởng tiến bước, bởi vì họ biết rằng Chúa là mục tử của họ.
Hình ảnh
về mùa gặt hái đã được các Tiên Tri dùng để chỉ Nước Chúa Cứu Thế sau này. Thời
kỳ sau cùng là thời kỳ gặt hái thu lượm, nghĩa là lúc Thiên Chúa đến phán xét
trong ngày tận thế. Chính Chúa Giêsu đã dùng hình ảnh này trong dụ ngôn cỏ lùng
và lúa. Giai đoạn sau cùng của lịch sử đã bắt đầu với việc Nước Thiên Chúa đến;
tất cả đều sẵn sàng, nhưng thiếu thợ gặt. Thế giới ngày nay như một cánh đồng
mênh mông, nơi có rất nhiều linh hồn sẵn sàng đón nhận Nước Trời nhưng phải có
người chỉ đường cho họ. Chúa muốn cứu thế gian và Ngài kêu gọi sự cộng tác của
con người. Lời kêu gọi của Ngài vẫn có giá trị và khẩn cấp trong mọi thời đại.
Là người
Kitô hữu, chúng ta có lo lắng để Nước Chúa được lan rộng tới các tâm hồn không?
Ðức tin của chúng ta có sống động bằng việc làm cụ thể hay chỉ là đức tin chết?
Xin
Chúa đổ tràn tâm hồn chúng ta lửa nhiệt tâm truyền giáo. Xin cho chúng ta thực
sự trở nên chứng nhân của Chúa bằng lời nói, việc làm, nhất là bằng lời cầu
nguyện và gương sáng.
Veritas Asia
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Ba Tuần 14 TN2, Năm Chẵn
Bài đọc: Hos
8:4-7, 11-13; Mt 9:32-38.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Cần có các nhà lãnh đạo biết kính
sợ Chúa để chăm sóc dân chúng.
Tiêu
chuẩn đầu tiên và quan trọng nhất để chọn các nhà lãnh đạo là họ biết kính sợ
Thiên Chúa. Những nhà lãnh đạo biết kính sợ Thiên Chúa luôn được Ngài chúc lành
và bảo vệ. Vì vậy, dân chúng dưới quyền họ cũng biết kính sợ Thiên Chúa và được
chúc lành. Đọc lịch sử Cựu Ước, chúng ta tìm thấy hai nhà lãnh đạo sáng chói là
tổ phụ Abraham và vua David. Tổ phụ Abraham luôn vâng lời làm theo ý Thiên Chúa
cho dù ông không hiểu được lý do. Vua David tuy yếu đuối phạm tội; nhưng vẫn biết
khiêm nhường để thống hối ăn năn.
Các bài
đọc hôm nay nêu lên hậu quả của việc có những nhà lãnh đạo không biết kính sợ
Thiên Chúa. Trong bài đọc I, ngôn sứ Hosea kết tội những nhà lãnh đạo của
Israel đã không biết kính sợ Thiên Chúa và chạy theo tà thần. Hậu quả là họ hướng
dẫn dân chúng theo đường lối của họ và bị làm nô lệ cho ngoại bang trong chốn
lưu đày. Trong Phúc Âm, khi Chúa Giêsu dùng quyền lực Thiên Chúa để chữa một
người bị câm, một điều mà dân chúng thú nhận chưa từng xảy ra trong Israel bao
giờ; nhưng các kinh sư lại đổ tội cho Chúa: ông ấy dùng quyền lực của tướng quỉ
mà trừ quỉ. Chúa Giêsu động lòng thương dân chúng vì họ sống vất vưởng như
chiên không người chăn. Ngài khuyên họ hãy cầu nguyện với Thiên Chúa để Ngài gởi
tới những chủ chăn thánh thiện đến gặt hái mùa màng về cho Thiên Chúa.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Hậu quả phải lãnh nhận do các nhà lãnh đạo
không biết kính sợ Thiên Chúa.
1.1/ Phân
ly chính trị và tôn giáo: Vua
Solomon, mặc dù có tiếng là người khôn ngoan nhất, nhưng đã không biết kính sợ
Thiên Chúa khi về già. Vua đã nghe lời xúi giục của các bà vợ Dân Ngoại để lập
những bàn thờ cho họ thờ tà thần và chính vua cũng làm như thế. Tội thờ các thần
ngoại của vua Solomon dẫn tới việc chia đôi đất nước, bắt đầu với thời của vua
Jeroboam (1 Kgs 11:30-39).
Mặc dù
việc chia đôi đất nước là do ý của Thiên Chúa; nhưng chính Ngài đã hứa với
Jeroboam, Ngài sẽ chúc lành cho ông nếu ông trung thành thờ phượng Ngài và tuân
giữ những điều Ngài chỉ dạy; nhưng ông đã không làm như thế. Lẽ ra vua Jeroboam
phải tìm cách tham khảo ý của Thiên Chúa về việc phong vương cũng như thờ phượng;
nhưng ông đã không làm cả hai điều. Đây là lý do ngôn sứ Hosea kết tội vương quốc
Israel.
(1) Tôn
vương các nhà lãnh đạo ngoài ý Chúa: “Chúng phong vương người mà Ta không chọn,
tôn làm lãnh tụ kẻ Ta không biết.”
(2) Tạc tượng thần để thờ: Vua cho làm hai con bê bằng vàng và bắt dân phải thờ phượng, để họ khỏi tuôn xuống Jerusalem làm mồi cho vua Judah. Nhà vua nói với dân một điều hoàn toàn trái ngược với sự thật: “Đây là thần đã dẫn tổ tiên các ngươi ra khỏi Ai-cập!” Dân chúng chỉ biết làm theo lệnh nhà vua, vì nếu họ không làm theo, họ sẽ bị vua ra hình phạt. Làm riết rồi quen mà không cần suy nghĩ hỏi han gì nữa! Ngôn sứ Hosea theo lệnh của Đức Chúa giải thích: “Hỡi Samaria, hãy gạt bỏ con bê của ngươi - chúng làm Ta nổi giận. Chúng không chịu để cho Ta thanh tẩy mãi cho tới bao giờ? - Vì con bê đó là do Israel làm ra, do một nghệ nhân sản xuất, nó đâu phải là thần! Chắc chắn con bê của Samaria sẽ như thể mùn cưa.”
(2) Tạc tượng thần để thờ: Vua cho làm hai con bê bằng vàng và bắt dân phải thờ phượng, để họ khỏi tuôn xuống Jerusalem làm mồi cho vua Judah. Nhà vua nói với dân một điều hoàn toàn trái ngược với sự thật: “Đây là thần đã dẫn tổ tiên các ngươi ra khỏi Ai-cập!” Dân chúng chỉ biết làm theo lệnh nhà vua, vì nếu họ không làm theo, họ sẽ bị vua ra hình phạt. Làm riết rồi quen mà không cần suy nghĩ hỏi han gì nữa! Ngôn sứ Hosea theo lệnh của Đức Chúa giải thích: “Hỡi Samaria, hãy gạt bỏ con bê của ngươi - chúng làm Ta nổi giận. Chúng không chịu để cho Ta thanh tẩy mãi cho tới bao giờ? - Vì con bê đó là do Israel làm ra, do một nghệ nhân sản xuất, nó đâu phải là thần! Chắc chắn con bê của Samaria sẽ như thể mùn cưa.”
1.2/ Liên
hệ giữa việc thờ phượng và việc giữ Lề Luật: Israel đã xây dựng nhiều bàn thờ mà không theo tiêu chuẩn của Thiên
Chúa. Ngôn sứ Hosea không kết tội việc xây dựng bàn thờ; nhưng kết tội việc xử
dụng chúng: “Khi Ephraim đua nhau dựng bàn thờ, thì các bàn thờ ấy chỉ làm cho
chúng phạm tội thêm.”
Tội
chính yếu của họ là tội là không giữ Lề Luật. Họ nghĩ họ có thể dâng lễ vật
thay cho việc giữ Luật. Những lời dạy của ngôn sứ Hosea về Luật thật quan trọng
cho lịch sử tôn giáo của Israel: Việc không giữ Luật sẽ đưa tới việc thờ phượng
sai: “Luật lệ của Ta, Ta có viết cho nó cả ngàn, thì nó cũng coi là xa lạ.” Những
lễ vật dâng của người không giữ Luật chẳng những vô hiệu mà còn làm Thiên Chúa
nổi giận: “Hy lễ dâng Ta thì chúng cứ dâng, chúng cứ ăn thịt đã sát tế,
nhưng Đức Chúa sẽ chẳng đoái hoài.”
nhưng Đức Chúa sẽ chẳng đoái hoài.”
Làm ác
phải đền tội: “Giờ đây Người sẽ nhớ lại sự gian ác của chúng, chúng đã phạm tội
thì chúng sẽ phải đền: chúng sẽ phải trở về Ai-cập.” Trở về Ai-cập không có
nghĩa sẽ qua lại Ai-cập; nhưng phải chịu thân phận người nô lệ một lần nữa.
2/ Phúc Âm: “Anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt
lúa về."
2.1/ Chúa
Giêsu đi khắp nơi để chữa lành và rao giảng Tin Mừng: Trong 3 năm công khai rao giảng, Chúa
Giêsu đã lang thang khắp miền Palestine để rao giảng Tin Mừng và chữa lành các
vết thương hồn xác cho con người. Tuy thế, Ngài cũng gặp biết bao chống đối từ
các kinh sư, luật sĩ, và nhà cầm quyền Rôma. Trình thuật hôm nay là một trường
hợp điển hình.
(1) Hai
phản ứng trước phép lạ Chúa Giêsu trục xuất quỉ ám ra khỏi người câm:
+ Dân
chúng kinh ngạc, nói rằng: "Ở Israel, chưa hề thấy thế bao giờ!" Người
chất phác thành thật thấy sao nói vậy; họ không bị ảnh hưởng bởi thành kiến và
các tính toán lợi nhuận.
+ Nhưng
người Pharisees lại bảo: "Ông ấy dựa thế quỷ vương mà trừ quỷ." Họ buộc
tội Chúa có liên hệ với quỷ vương để khỏi phải tin và giữ những gì Chúa dạy.
Hơn nữa, họ không muốn toàn dân tin theo Chúa vì họ sẽ mất uy quyền, thế lực,
và những lợi nhuận vật chất.
(2) Phản
ứng của Chúa Giêsu: Chẳng quan tâm đến những lời phê bình của họ, Chúa Giêsu đi
khắp các thành thị, làng mạc, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng
Nước Trời và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền. Ba việc tông đồ Ngài làm gương
cho chúng ta:
+ Dạy dỗ:
để dân chúng biết đâu là sự thật từ biết bao điều sai trái trong thế gian.
+ Rao
giảng Tin Mừng: loan báo tình yêu vô biên của Thiên Chúa dành cho con người, và
chỉ đường cho con người biết sống làm sao để đạt được hạnh phúc muôn đời bên
Ngài.
+ Chữa
lành mọi vết thương hồn xác: Chúa Giêsu cảm thương với những đau khổ hồn xác của
con người. Ngài muốn mặc lấy để cứu chữa hay cất đi tất cả khổ đau mà con người
phải chịu.
2.2/ Chúa
Giêsu lo lắng nhân loại không đủ người dẫn dắt: Không phải chỉ lo cho thế hệ đương thời,
Ngài còn lo cho các thế hệ tương lai. Chỉ một câu vắn vỏi, nhưng đã lột tả hết
sự quan tâm của Chúa Giêsu: "Khi Đức Giêsu nhìn thấy đám đông thì chạnh
lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người chăn dắt."
Bấy giờ, Người nói với môn đệ rằng: "Lúa chín đầy đồng, mà thợ gặt lại ít.
Vậy anh em hãy xin chủ mùa gặt sai thợ ra gặt lúa về."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Khi
chúng ta phải lựa chọn người lãnh đạo, hãy lựa chọn người biết kính sợ Thiên
Chúa như vua David. Tuy ông không có kinh nghiệm, Đức Chúa đã làm mọi việc qua
ông.
- Chúng
ta hãy cầu nguyện để xin Thiên Chúa sai những nhà lãnh đạo biết kính sợ Ngài đến
chăm sóc dân chúng, và dạy cho dân luôn biết kính sợ Thiên Chúa và giữ Luật của
Ngài.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên,
OP
07/07/20 THỨ BA TUẦN
14 TN
Mt 9,32-38
Mt 9,32-38
LĂNG KÍNH
Dân chúng kinh ngạc, nói rằng: “Ở Ít-ra-en, chưa hề thấy
thế bao giờ!” Nhưng người Pha-ri-sêu lại bảo: “Ông ấy dựa thế quỷ vương mà trừ
quỷ.” (Mt 9,33-34)
Suy niệm: Đứng
trước một sự việc người ta thường có nhiều cách nhìn khác nhau, tùy theo kiến
thức, kinh nghiệm hay nghề nghiệp của mình mà đưa ra nhận định mà lắm khi rất
trái ngược nhau. Hôm nay Chúa Giê-su chữa người câm bị quỷ ám cũng đối mặt với
tình huống đó. Ngài vì động lòng thương mà trừ quỷ; việc cứu chữa thành công
nhãn tiền ngay trước mặt “bá quan văn võ” khiến dân chúng kinh ngạc; nhưng người
Pha-ri-sêu thì lại xuyên tạc: “Ông ấy dựa
vào thế quỷ vương mà trừ quỷ.” Điều Chúa Giê-su muốn tỏ ra cho dân Do Thái
là quyền năng và lòng thương xót của Chúa và để họ nhận biết Ngài là Đấng Cứu Độ;
thế nhưng dân chúng thì bày tỏ sự ngạc nhiên –đây mới chỉ là khởi điểm của niềm
tin– còn người Pha-ri-sêu thì nhìn qua lăng kính của lòng ghen tỵ để chối bỏ sứ
điệp của Ngài.
Mời Bạn: Thử tưởng
tượng rằng hôm Đức Giê-su chữa người câm bị quỷ ám đó, bạn cũng có mặt. Bạn là
ai trong đám đông ấy? Người dân hay Pha-ri-sêu? Bạn đã mang cặp kính định kiến
nào khiến bạn nhận xét sai lệch về con người của mình cũng như người khác, về
những sự việc xảy ra chung quanh bạn?
Sống Lời Chúa: Tôi
quyết suy niệm Lời Chúa mỗi ngày để có thể nhìn người khác và sự việc chung
quanh tôi bằng cái nhìn của Thiên Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giê-su, đã nhiêu lần con để cho định kiến
và cảm tính lấn lướt khiến con không nhận ra được ý Chúa nơi anh chị em con.
Xin cho con luôn biết Lời Chúa làm ngọn đèn soi cho con bước, làm kim chỉ nam
cuộc sống của con. Amen.
(5 phút
Lời Chúa)
Sai thợ ra gặt lúa
Đồng lúa là của Thiên Chúa, thợ
gặt cũng là của Thiên Chúa sai đến. Nước Việt Nam chúng ta cũng cần bao thợ gặt.
Có bao nhiêu tỉnh thành làng mạc còn thiếu linh mục, thiếu nữ tu.
Suy niệm:
Phép lạ Đức Giêsu chữa người câm là phép lạ cuối
của chuỗi mười phép lạ trong hai chương 8 và 9 của Tin Mừng Mátthêu.
Mátthêu đã kể lại phép lạ này với rất ít chi tiết.
Người ta coi bệnh câm của anh này là do quỷ ám.
Khi quỷ bị trục xuất thì người câm nói được.
Không thấy Đức Giêsu đã làm gì hay nói gì để trừ quỷ.
Nhưng quyền năng của Ngài được lộ ra khi người câm cất tiếng nói.
Có hai phản ứng ngược nhau trước phép lạ.
Đám đông thì kinh ngạc và nói: “Ở Israel, chưa hề thấy thế bao giờ.”
Họ đứng trước một điều hết sức mới mẻ khiến họ ngỡ ngàng (c. 33).
Người câm nói được là một dấu chỉ cho thấy Nước Trời đã gần,
thời đại thiên sai đã đến, Đấng Thiên sai đã ở kề bên.
Đức Giêsu đã làm ứng nghiệm lời ngôn sứ Isaia tiên báo:
“miệng lưỡi người câm sẽ reo hò” (35, 6).
Nhưng những người Pharisêu lại nghĩ khác.
Họ không phủ nhận quyền năng trừ quỷ của Đức Giêsu,
nhưng họ lại cho rằng Ngài đã bắt tay với quỷ vương để trừ quỷ (c. 34).
Đây là phản ứng đầu tiên có tính thù nghịch công khai của người Pharisêu.
Phần còn lại của bài Tin Mừng là một bản tóm lược
về các hoạt động của Đức Giêsu: dạy dỗ, rao giảng, và chữa bệnh (c. 35).
Tất cả cuộc sống của Ngài như dành trọn cho đám đông.
Đôi chân Ngài đi khắp các thành thị, làng mạc và hội đường.
Đôi môi Ngài không ngớt đem tin vui đến cho những người mong đợi.
Đôi tay Ngài chạm đến những bệnh tật yếu đau của con người.
Nhưng trên hết vẫn là chuyện Đức Giêsu chạnh lòng thương (c. 36).
Chạnh lòng thương là nhói đau ở chỗ sâu bên trong của ruột gan mình.
Thấy thì thương: đó luôn là cái nhìn của Đức Giêsu trước đám đông.
Ngài thấy họ như chiên không có người chăn dắt, lãnh đạo.
Chính vì thế họ bị rơi vào tình cảnh vất vưởng lầm than.
Đức Giêsu không đau xót về chuyện bệnh tật thân xác của đám đông.
Ngài quan tâm nhiều hơn đến nhu cầu tâm linh của con người.
Con người đánh mất ý nghĩa cuộc sống, thấy bơ vơ, cô độc, tuyệt vọng.
Con người loại trừ Thiên Chúa, để rồi rơi vào sa đọa, chán chường.
Đức Giêsu đến như người mục tử chăm sóc mọi mặt cho đoàn dân.
Cách nay hai ngàn năm, Đức Giêsu đã than về chuyện ơn gọi.
Đồng lúa thì bao la mênh mông, mà thợ gặt thì ít.
Ngài mời các môn đệ của mình cầu nguyện nài xin với Thiên Chúa.
Đồng lúa là của Thiên Chúa, thợ gặt cũng là của Thiên Chúa sai đến.
Nước Việt Nam chúng ta cũng cần bao thợ gặt.
Có bao nhiêu tỉnh thành làng mạc còn thiếu linh mục, thiếu nữ tu.
Số linh mục mới chịu chức không đủ bù cho các vị về hưu và qua đời.
Làm sao để các bạn trẻ thấy con người hôm nay và chạnh lòng thương?
Làm sao để họ muốn dấn bước lo cho đám đông như Giêsu?
Cầu nguyện:
Lạy Cha là người chủ ruộng tốt lành,
đồng lúa đã chín vàng chờ ngày gặt hái.
Xin Cha sai những người thợ lành nghề và tận tụy
đến làm việc trong cánh đồng bao la của Cha.
Xin Cha gieo vào lòng các bạn trẻ hôm nay
những ước mơ lớn lao, những lý tưởng cao cả.
Xin cho họ
biết quên hạnh phúc và tương lai của mình
để yêu tha nhân bằng trái tim rộng mở.
Ước gì họ nghe được tiếng kêu của người bị áp bức,
cảm được cơn đói khát Lời Chúa và tình thương,
thấy được những mất mát của bao người đau khổ,
và chạm đến sự trống vắng của tâm hồn lạc hướng.
Xin Cha sai Thánh Thần đến với các bạn trẻ
để họ quảng đại đáp lại tiếng gọi của Chúa Giêsu,
sống như Ngài đã sống
và tiếp tục làm những gì
Ngài đã làm trên trần gian.
Cũng xin Cha
gìn giữ gia đình và giáo xứ chúng con,
thanh lọc bầu khí của trường học và xã hội,
để tất cả trở thành những môi trường tốt
giúp các bạn trẻ dễ dàng tìm gặp ý Cha. Amen.
Lm Antôn Nguyễn
Cao Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
7 THÁNG BẢY
Đừng Lo Lắng !
Nhận thức của chúng ta về sự
quan phòng thần linh trong Cựu Ước được củng cố và được làm cho phong phú thêm
trong Tân Ước. Trong tất cả những lời nói của Đức Giêsu về chủ đề này, những lời
được ghi lại bởi hai Thánh Sử Matthêu và Luca sau đây đặc biệt cho ta nhiều ấn
tượng: “Vậy, anh em đừng băn khoăn về những vấn đề như mình sẽ ăn gì uống gì
hay mặc gì. Những kẻ không tin luôn luôn theo đuổi những thứ ấy. Nhưng Cha của
anh em trên trời biết anh em cần gì. Trước hết hãy tìm kiếm Nước Thiên Chúa và
sự công chính của Ngài, và mọi thứ khác sẽ được ban cho anh em” (Mt 6,31-33; Lc
12,29-31).
“Hai con chim sẻ chỉ bán được một
hào phải không? Thế mà, không một con nào rơi xuống đất ngoài ý của Cha anh em.
Thì đối với anh em cũng vậy, ngay đến tóc trên đầu anh em, Ngài cũng đếm cả rồi.Vậ
anh em đừng sợ; anh em còn quí giá hơn muôn vàn chim sẻ” (Mt 10,29-31; Lc
21,18).
“Hãy xem chim trời: chúng không
gieo không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi
chúng. Anh em lại chẳng quí giá hơn chúng sao? Hỏi có ai trong anh em, nhờ lo lắng,
mà kéo dài đời mình được dù chỉ một gang tay? Còn về áo mặc cũng thế, lo lắng
làm gì? Hãy ngắm xem hoa huệ ngoài đồng mọc lên thế nào mà rút ra bài học:
chúng không làm lụng, không kéo sợi; thế mà, Thầy bảo cho anh em biết: Ngay cả
Sa-lô-môn, dù vinh hoa tột bậc, cũng không mặc đẹp bằng một bông hoa ấy. Vậy nếu
hoa cỏ ngoài đồng, nay còn, mai đã quẳng vào lò, mà Thiên Chúa còn mặc đẹp cho
như thế, thì huống hồ là anh em, ôi những kẻ kém tin!” (Mt 6,26-30; Lc
12,24-28).
Với một giáo huấn mạnh mẽ như vậy,
Chúa Giê-su không chỉ củng cố giáo huấn của Cựu Ước về sự quan phòng thần linh
mà thôi. Người còn cho thấy tại sao chúng ta không bao giờ được phép nghi ngờ sự
quan phòng ấy. Người bảo chúng ta đừng lo lắng, bởi vì chúng ta có thể ung dung
thanh thản trong tình yêu của Cha trên trời dành cho chúng ta.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan
Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John
Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày 07 – 7
Hs 8,4-7.11-13; Mt 9,32-38.
Lời suy niệm: “Đức Giêsu thấy đám
đông thì chạnh lòng thương, vì họ lầm than vất vưởng, như bầy chiên không người
chăn dắt.”
Trong các Sách Tin Mừng, ở đâu
chúng ta cũng đọc thấy Chúa Giêsu chạnh lòng thương Chúa Giêsu đã chạnh lòng
thương khi thấy bà góa thành Naim đưa đám con trai mình, người mù ăn xin ngồi
bên vệ đường, người bị quỷ ám, người bất toại, kẻ bại tay, người phung hủi bị gạt
ra bên lề xã hội, người phạm tội ngoại tình bị bắt quả tang, người con gái ông
thủ lãnh , người đầy tớ ông đại đội trưởng, người đàn bà bị bệnh băng huyết,
người 38 năm nằm bên hồ nước.
Lạy Chúa Giêsu. Trong Giáo Hội của
Chúa ngày hôm nay, chúng con cũng đang khao khát sự chạnh lòng thương của các vị
chủ chăn. Xin Chúa cho chúng con có được những chủ chăn luôn biết quên mình để
chăm sóc nuôi dạy chúng con bằng Lời Chúa với lương thực Thánh Thể và các phép
Bí Tích; với tính cách nhưng không.
Mạnh Phương
07 Tháng Bảy
Ðể Cho Lòng Tha Thứ Tiếp Tục Hiện Hữu
Chuyện "Nghìn lẻ một
đêm" của Ba Tư có kể lại một phiên tòa như sau:
Có hai người anh em ruột nọ bắt
chói được thủ phạm giết cha mình. Họ lôi kéo tên sát nhân đến trước quan tòa và
yêu cầu xử theo luật mắt đền mắt răng đền răng. Kẻ sát nhân đã dùng đá để ném
chết cha của họ, thì hắn cũng phải bị ném đá theo như luật đã quy định... Trước
mặt quan tòa, tên sát nhân đã thú nhận tất cả tội lỗi của mình. Nhưng trước khi
bị đem ra xử, hắn chỉ xin một ân huệ, đó là được trở về nhà trong vòng ba ngày
để giải quyết mọi vấn đề có liên quan đến một người cháu được ký thác cho hắn
trông coi từ nhỏ. Sau thời hạn đó, hắn sẽ trở lại để chịu xử tử... Quan tòa xem
chừng như không tin ở lời cam kết của tên tử tội. Giữa lúc quan tòa đang do dự,
thì trong đám đông những người tham dự phiên tòa, có một người giơ tay cam kết:
"Tôi xin đứng ra bảo đảm cho lời cam kết của tử tội. Nếu sau ba ngày, hắn
không trở lại, tôi sẽ chết thế thay cho hắn".
Tên tử tội được tự do trong ba
ngày để giải quyết việc gia đình. Sau đúng kỳ hạn ba ngày, giữa lúc mọi người
đang chờ đợi để chứng kiến cuộc hành quyết, hắn hiên ngang bước ra giữa pháp
trường và dõng dạc tuyên bố: "Tôi đã giải quyết mọi việc trong gia đình.
Giờ đây, đúng theo lời cam kết, tội xin trở lại đây để chịu tội. Tôi muốn trung
thành với lời cam kết của tôi để người ta sẽ không nói: Chữ tín không còn trên
mặt đất này nữa".
Sau lời phát biểu dõng dạc của kẻ
tử tội, người đàn ông đã đứng ra bảo lãnh cho hắn cũng ra giữa đám đông và
tuyên bố: "Phần tôi, sở dĩ tôi đứng ra bảo lãnh cho người này, là vì tôi
không muốn để cho người ta nói: Lòng quảng đại không còn trên mặt đất này nữa".
Sau hai lời tuyên bố trên , đám
đông bỗng trở nên thinh lặng. Dường như ai cũng cảm thấy được mời gọi để thể hiện
những gì là cao quý nhất trong lòng người...
Từ giữa đám đông, hai người thanh
niên bỗng tiến ra và nói với quan tòa: "Thưa ngài, chúng tôi xin tha cho kẻ
đã giết cha chúng tôi, để người ta sẽ không còn nói: Lòng tha thứ không còn hiện
hữu trên mặt đất này nữa".
Giữa sa mạc cằn cỗi, một cụm cỏ
hay một cánh hoa dại là cả một bầu trời hy vọng cho những người lạc lõng. Giữa
sa mạc nóng cháy, một tiếng suối róc rách là cả một nguồn hy vọng tràn trề cho
những ai đang đói khát... Giữa một xã hội khô cằn tình người, giữa một xã hội
mà những giá trị tinh thần và đạo đức đã bị bóp nghẹt, chứng từ của người tín hữu
Kitô cần thiết hơn bao giờ hết. Giữa biển khơi mù mờ, có biết bao kẻ chới với
đang cần một chiếc phao của chữ tín, của lòng thành, của lòng quảng đại, của sự
tha thứ...
Người tín hữu Kitô phải sống thế
nào để người ta có thể nói; Niềm tin vào cuộc sống, ý nghĩa của cuốc đời vẫn
còn cháy sáng giữa xã hội.
Người tín hữu Kitô phải sống thế
nào để người ta có thể nói: Thiên Chúa vẫn tiếp tục yêu thương con người.
Người tín hữu Kitô phải sống thế
nào để người ta có thể nói: Con người vẫn có thể yêu thương nhau và sống cho nhau.
Người tín hữu Kitô phải sống thế
nào để người ta có thể nói: Tôn giáo không là thuốc phiện mê hoặc quần chúng,
nhưng là sức mạnh để cải thiện xã hội.
Lẽ Sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét