Cơ hội vị GH Nam Mỹ: ĐHY
Leonardo Sandri của Argentina
và ĐHY Odilo Pedro Scherer cuả Ba Tây.
Nam Mỹ Châu là
nhà cuả 42% dân số Công Giáo trên thế giới nhưng lại là một ngôi nhà có nhiều
lỗ giột. Các chình phủ không luôn luôn hoà thuận với Giáo hội, một lý thuyết
'thần học giải phóng' phát triển khá rộng rãi, giáo phái Tin Lành Pentecoste
đang tiả lần các giáo xứ Công Giáo và nạn vô thần cũng đang cướp đi nhanh chóng
một số lớn giáo dân.
Đức John Paul
II đã từng coi Nam Mỹ là tương lai cuả Giáo Hội, mà quả thế nó vẫn là tương lai
cuả giáo hội vì không nơi đâu có nhiều giáo dân đến như thế, nhưng tương lai đó
cần phải được chăm sóc cho chu đáo hơn.
Người ta nghĩ
rằng một giáo hoàng từ Nam Mỹ sẽ là một ống thuốc bổ 'chích vào tay' để kích
thích nền tảng Công giáo ở đây.
Đức Hồng Y Odilo Pedro Scherer |
Hiện có 2 ứng
viên sáng giá từ Nam Mỹ: Đức Hồng Y Leonardo Sandri của Argentina và Đức Hồng Y Odilo Pedro Scherer cuả São Paulo , Ba Tây.
Đức Hồng Y Leonardo Sandri |
Có một điều,
cả hai đều có gốc 'nhập cư' chứ không phải là gốc bản thổ (Da Đỏ)hay Latinh
(Hispanic), HY Sandri là người gốc Ý và HY Scherer là người gốc Đức, nhưng điều
naỳ cũng có cái lợi của nó ở điểm nó có thể thu hút thêm những lá phiếu cuả các
HY Âu Châu.
Cả hai vị đều
có một lý lịch đầy ắp. Xin hãy bàn về HY Sandri trước.
Cơ hội cuả HY Sandri.
"Nếu người
ta chọn một giáo hoàng giống như tuyển dụng một nhân viên, thì lý lịch cuả Hồng
Y Sandri có lẽ sẽ là một "cú banh đập qua rổ" (slam-dunk), ít nhất là
sẽ vượt qua vòng loại và được mời vào một cuộc phỏng vấn" theo lời bình
phẩm cuả John L. Allen Jr.
Allen nói
thêm: "Chúng ta đang nói về một người 69 tuổi, là số tuổi vừa phải, không
quá già hoặc quá trẻ, ngài là một người sinh ra tại Argentina nhưng sống phần
lớn bên Ý, nên ngài có thể hài hoà hai thế giới thứ Nhất và thứ Ba tại một thời
điểm khi mà đạo Công giáo đang tìm kiếm một cầu nối giữa hai thế giới; và ngài
là một 'tay kỳ cựu' (veteran) cuả Vatican với một danh tiếng là một quản trị
viên chuyên nghiệp khi mà nhiều hồng y tin rằng việc kiểm soát Vatican là ưu
tiên hàng đầu phải làm cuả vị Giáo Hoàng kế tiếp."
Thân thế sự
nghiệp
HY Sandri sinh
ra tại Buenos Aires , cha mẹ là người Ý di cư,
gốc ở vùng Trentino bên Ý. Ngài học ban Nhân Văn, Triết Học và Thần Học tại Đại
Chủng viện Thủ đô Buenos Aires .
Năm 1967, ngài thụ phong linh mục.
Ngài đã làm
cha phó ở giáo xứ Nuestra Señora del Carmen ở Villa Urquiza và là thư ký cho
Đức Tổng Giám Mục Aramburu cho đến năm 1970, rồi dược cử đi học ở Roma. Tại đây
ngài lấy bằng tiến sĩ giáo luật từ Giáo Hoàng Học Viện Gregorian và tốt nghiệp
học viện Pontifical Ecclesiastical Academy, là nơi đào tạo các nhà ngoại giao.
Năm 1974, HY
Sandri được cử đi phục vụ ở Tòa Khâm sứ ở Madagascar và Mauritius, và phục vụ
trong các Phái đoàn Tòa Thánh tới các đảo Comoros và Réunion ở Ấn Độ Dương.
Sau đó, ngài
được gọi về Roma làm việc trong phủ Quốc Vụ Khanh từ năm 1977 đến 1989.
Từ 1989 cho
đến 1991 ngài phục vụ tại toà khâm sứ ở Hoa Kỳ như là một quan sát viên thường
trực của Tòa Thánh tại Tổ chức các nước châu Mỹ (Organization of American
States).
Thời gian ngài
phục vụ tại Hoa Kỳ tuy ngắn ngủi nhưng đã tạo nhiều gắn bó thân thiết với một
linh mục trẻ quê ở St Louis cũng đang giúp việc tại đó, vị linh mục trẻ đó có
tên là Timothy Dolan, ngày nay là Đức Hồng Y nổi tiếng của New York, chủ tịch
Hội đồng GMCG Hoa Kỳ.
Năm 1991 ngài
về Roma làm nhiếp chính cho văn phòng Giáo Hoàng.
Năm 2002, trở
thành giám sát viên các vấn đề tổng quát cuả phủ Quốc Vụ Khanh.
Năm 1997, được
bổ nhiệm Sứ thần Tòa Thánh ở Venezuela
và được tấn phong Tổng Giám Mục hiệu toà Aemona.
Sau hai năm
làm việc ở Venezuela, ngài trở thành sứ thần Tòa Thánh ở Mexico một thời gian
ngắn, rồi được gọi về Roma làm Quyền Tổng Quản (Substitute for General Affairs)
ở phủ Quốc Vụ Khanh.
Với chức vụ
Quyền Tổng Quản, HY Sandri là nhân vật thứ ba cuả giáo triều, chỉ sau Giáo
Hoàng và Quốc Vụ Khanh, chủ yếu lo việc nhân viên cho giáo triều.
Trong thời
điểm sức khỏe cuả đức Gioan Phaolô II suy giảm, ngài là người thay mặt đức
Gioan Phaolô đọc các văn bản cuả giáo hoàng; ngài là người thông báo cái chết
của Đức Giáo Hoàng cho thế giới từ Quảng trường Thánh Phêrô, với một câu nói đã
đi vào lịch sử như sau "Đức Thánh Cha Gioan Phaolô đã trở về nhà Cha ...
Tối nay tất cả chúng ta đều cảm thấy như là những trẻ mồ côi".
Năm 2007, HY
Sandri được Đức Giáo Hoàng Benedict XVI bổ nhiệm làm Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo
Hội phương Đông. Cùng năm đó ngài dược thăng Hồng Y.
Ngoài nhiệm vụ
Tổng Trưởng, Hồng y Sandri cũng là một thành viên của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin,
Thánh bộ Phúc âm hóa các Dân tộc, Hội đồng Giáo hoàng Cổ Võ Hiệp Nhất Kitô
giáo, Hội đồng Giáo hoàng Đối thoại Liên tôn, Hội đồng Giáo hoàng cho nội dung
lập pháp, Ủy ban Giáo hoàng Mỹ Latin và Ủy ban Giáo hoàng về Vatican City, là
thành viên của Thánh Bộ Giám Mục, hỗ trợ việc bổ nhiệm các giám mục trong các
giáo phận truyền giáo, và là thành viên của Toà án Tối Cao.
Ngài thông
thạo các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức, Ý và Tây Ban Nha.
Tư tưởng lập
trường về Mục vụ
Hồng Y Sandri
có ít kinh nghiệm mục vụ, nhưng qua nhận xét của ngài trước các giám mục Hoa Kỳ
khi họ thực hiện cuộc hành hương "ad limina" tại Vatican hồi năm
ngoái, ngài chứng tỏ là một người biết rõ hình ảnh của giáo hội là có vấn đề ,
và việc sửa chữa hình ảnh này tùy thuộc ở giáo hội chứ không ở ai khác.
"Ngày hôm
nay có nhiều người đã nghi ngờ không biết vẫn còn có sự thánh thiện và trung
thực trong hàng giáo sĩ nữa hay không. Chúng ta phải chứng minh là họ sai
", ngài nói.
"Chúng ta
cần trở thành một cộng đồng thực sự của các thánh, tỏa sáng gương khiết tịnh và
bác ái trước một nền văn hóa đang cần có những chứng nhân như thế."
Phát biểu tại
Thượng Hội Đồng Giám Mục về việc truyền giáo mới trong tháng Mười năm ngoái,
Hồng y Sandri cho biết rằng những người Công Giáo đông Phương đang phải đối mặt
với nguy hiểm và đe dọa cho sự tự do tôn giáo của họ. Nhiều người đã tìm kiếm
tự do và an toàn cho bản thân và gia đình ở phương Tây, nhưng lại gặp khó khăn
vì khó thích nghi hoặc khó khăn trong việc duy trì đức tin của họ trong một xã
hội dường như đã quên là Thiên Chúa còn hiện hữu.
Nhìn vào thực
tế của toàn thể giáo hội một cách rộng lớn hơn, ngài nói với Thượng Hội Đồng:
"Chúng ta phải cùng nhau thừa nhận rằng, mỗi khi chúng ta pha trộn 'công
việc mục vụ' với quyền lực hoặc với lợi ích an ninh kinh tế, thì xảy ra các vấn
đề, có sự phân hoá, có sự thiếu trung thành với Tin Mừng. Chúng ta cần thanh
lọc tinh thần và sinh hoạt mục vụ của chúng ta cùng với các tín hữu của chúng
ta. "
Những tuyên bố
về tình hình ở Trung đông
HY Sandri đã
tháp tùng Đức Giáo Hoàng Benedict XVI trong cuộc Tông Du Đất Thánh để tưởng
niệm Yad Vashem (Holocaust) và nhận xét rằng bài phát biểu của ĐTC là một nguồn
vui cho Kitô hữu và cho cả người Do Thái.
Đề cập đến
tình trạng Kitô hữu ở đây, ngài phàn nàn về nạn di cư của các Kitô hữu ra khỏi
khu vực, nói rằng, "sự thiếu bình an đã làm cho các Kitô hữu phải di cư ra
ngoài và bỏ đất đai của họ lại. Vì vậy, chúng ta đang đứng trước một khung cảnh
thuần túy địa chất, với những di tích vật lý về sự hiện diện của Chúa Giêsu,
nhưng không có sự hiện diện của những người đã lớn lên cùng với Ngài và sống
đức tin của Ngài, và tiếp tục đi theo Ngài như những môn đệ tại chính quê hương
của Ngài."
HY Sandri nói
rằng mặc dù chế độ của Saddam Hussein là độc tài, nhưng không thể phủ nhận rằng
giáo sĩ và giáo dân ở Iraq
đã cảm thấy an toàn hơn dưới chế độ của ông ta và đời sống phụng vụ của họ đã
không bị ảnh hưởng.
Những ưu điểm
John L. Allen
Jr. cho rằng các ưu điểm cuả HY Sandri thì dễ thấy:
Đầu tiên,
nhiều hồng y đã nói về sự mong muốn tìm kiếm được một vị Giáo Hoàng có một tầm
nhìn toàn cầu, tập trung hơn vào các mối quan tâm và đấu tranh của người Công
giáo trong những nước đang phát triển. Đồng thời, họ không muốn bầu một người
thiếu hiểu biết về giáo triều và xa lạ với hình thức năng động của sự lãnh đạo
giáo hội ở phương Tây -như áp lực cuả truyền thông, môi trường pháp lý và chính
trị, thể chế và gánh nặng tài chính của giáo hội ở những nơi có một cơ sở hạ
tầng lớn vv.
Nếu như thế
thì HY Sandri có vẻ là con người lý tưởng. Bởi vì có nguồn gốc ở Argentina,
ngài được coi như là một "Đức Thánh Cha từ thế giới thứ ba", nhưng
đồng thời ngài lại được xem như là một người Ý. Và chắc chắn không ai có thể
nói rằng HY Sandri, với một kinh nghiệm ngoại giao lâu dài, không thông hiểu
những thực tế của việc lãnh đạo trên sân khấu thế giới.
Thứ hai, hầu
hết các hồng y tin rằng vị Giáo hoàng mới cần phải lo toan nhiều hơn về việc
quản trị. Chúng ta đã có hai vị giáo hoàng không quan tâm nhiều đến việc quản
lý kinh doanh của giáo triều: John Paul II tập trung vào việc mang thông điệp
của giáo hội đến đường phố và thay đổi giòng thủy triều của lịch sử trong khi
Đức Thánh Cha Benedict XVI là một giáo sư tuyệt đẹp và văn hóa, nhưng cả hai vị
hầu như không cầm dây cương để trực tiếp điều khiển giáo triều.
Do đó trong
tám năm qua, giáo hội đã phải trả một cái giá rất đắt - vụ Williamson (giám mục
phái Lefebvre không tin có Holocaust, sẽ nói sau), vụ Vatileaks, phản ứng chậm
trước những vụ bê bối lạm dụng tình dục trẻ em, và tham nhũng tài chính. Nhiều
Hồng y tin rằng vị Giáo hoàng mới sẽ cần phải giám sát một cuộc cải cách triệt
để, theo hướng hiện đại hoá phương pháp và quản lý các triển vọng, áp dụng tính
minh bạch và trách nhiệm, và bổ nhiệm nhân viên thích hợp với công việc.
Về điểm này,
thì HY Sandri là một ứng viên đáng kính trọng không thua bất cứ ai có thể tìm
thấy được.
Ngài có một
danh tiếng lừng lẫy kể từ nhiệm kỳ làm Quyền Tổng Quản dưới thời GH John Paul
II. Hầu hết ở Vatican ,
người ta công nhận ngài là hiệu quả, chi tiết, quan tâm tới sự việc cần thực
hiện hơn là chơi những đòn chính trị.
Bởi vậy nếu
các vị hồng y tìm kiếm một "Đức Giáo Hoàng cầm quyền," thì 'logic'
theo con đường ngắn sẽ dẫn họ tới HY Sandri.
Thứ ba, HY
Sandri là một 'tay kỳ cựu' ở Vatican, nhưng trong tâm trí của hầu hết các hồng
y thì ngài không bị 'cháy' như trường hợp Quốc Vụ Khanh Hồng Y Tarcisio
Bertone.
Năm 2007 khi
HY Sandri được đổi làm Tổng Trưởng Thánh Bộ Giáo Hội Đông Phương thì có vẻ như
là bị 'xuống chức' dù cho là ngài được thăng Hồng Y. Tuy nhiên, hình như đó là
một sự dự phòng cuả Chuá, vì nó giúp ngài tránh khỏi nhiều tai tiếng cuả giáo
triều qua những biến cố 'bùng nổ' sau này như 'vụ giám mục cuả phái Lefebvre
được cho phép thông công nhưng sau đó khám ra là vị giám mục này đã không công
nhận nạn diệt chủng Do Thái', trường hợp 'từ chức cuả Dino Boffo chủ bút báo
Công Giáo Avvenire, bị coi là giáo hội nhượng bộ tên thủ tướng 'râu xồm' Silvio
Berlusconi' và vụ Vatileaks vv.
Thứ tư, thật
khó tìm ra một ai đó không thích HY Sandri. Một số người còn gọi ngài là
"có sức hấp dẫn", nhưng phần đông coi ngài là ấm áp, cởi mở và sống
động hài hước. HY Sandri có rất nhiều bạn bè, không có kẻ thù.
Thứ năm, là
một sản phẩm cuả ngoại giao, HY Sandri có một cái nhìn quân bình trên hầu hết
các vấn đề chính trị và thần học. Là một quan chức Vatican
sành sõi, ngài được lòng cả hai phiá bảo thủ và ôn hoà trong Hồng Y đoàn. Trong
một cuộc Mật Nghị, nếu không có hy vọng một ai có đủ số phiếu hai phần ba, thì
HY Sandri có thể là một ứng viên mà các HY có thể 'thoả hiệp' được.
(compromised)
Những nhược
điểm
Tuy nhiên,
cũng theo John Allen, có ít nhất bốn nhược điểm về ứng viên HY Sandri.
Đầu tiên,
nhiều người coi HY Sandri có thể là một vị Quốc Vụ Khanh tuyệt vời, nhưng không
phải là Giáo Hoàng. Ngài có khả năng làm cho đoàn tàu chạy đúng giờ, nhưng
không có 'sức thúc đẩy' Tin Mừng của Đức Gioan Phaolô II và cũng không có cái
trí tuệ của Đức Bênêđictô XVI. Nhiều Hồng y muốn có một sự kết hợp những phẩm
chất tốt nhất của cả hai vị giáo hoàng, họ có thể không thấy sự pha trộn đó ở
HY Sandri.
Thứ hai, mặc
dù được sinh ra tại Argentina ,
nhiều hồng y vẫn nghĩ ngài là một người Ý. Do đó một phiếu cho HY Sandri là một
phiếu tiếp tục cái vòng phong toả cuả người Ý ở Vatican . Đây là một thời điểm tế
nhị khi mà nhiều HY trên thế giới đang thất vọng vì những gì họ cho là
"Italianization" (Ý hoá ) dưới thời cuả đức Benedict (bổ nhiệm và
thăng tước Hồng Y cho nhiều người Ý) với kết quả đôi khi thảm họa.
Thứ ba, HY
Sandri có ít kinh nghiệm mục vụ. Nhiều HY, trong số đó có các HY Hoa Kỳ, đã tỏ
ý họ sẽ không tìm một viên chức hành chánh chuyên nghiệp nhưng sẽ tìm một vị
giáo hoàng trong số các 'mục tử cuả các linh hồn'.
Thứ tư, có một
số lo ngại về gánh hành lý cuả HY Sandri, tức là những tư tưởng và hành động trước
đây của ngài.
Ví dụ, HY
Sandri đã phục vụ trong phủ Quốc Vụ Khanh dưới thời Hồng Y Angelo Sodano dưới
triều ĐGH John Paul, lúc đó HY Sodano đã hỗ trợ mạnh mẽ cho vị LM Mexico
Marcial Maciel Degollado, người sáng lập dòng Đạo Binh Chúa Kitô, và sau đó bị
khám phá ra một loạt lạm dụng tình dục và hành vi sai trái. Khi LM Maciel tổ
chức kỷ niệm 60 năm linh mục tại Vương Cung Thánh Đường Thánh Phaolô Ngoại
thành ở Rome vào năm 2004, HY Sandri đã được cử đến đọc một lá thư khen ngợi
cuả ĐGH John Paul.
Măc dù HY
Sandri không được xem như là người ủng hộ LM Maciel, vài hồng y có thể sẽ không
thoải mái về cái triển vọng là giới truyền hình sẽ trình chiếu lên TV cảnh vị
giáo hoàng mới đã từng ca ngợi một linh mục lạm dụng tình dục, dù cho đó không
phải là lời lẽ cuả ngài.
Một trường hợp
khác, truyền thông Ý đã liên hệ HY Sandri với một vụ bê bối xung quanh nhân vật
Angelo Balducci, một người Ý bị truy tố tham nhũng. Balducci, có danh hiệu là
'quí ông danh dự cuả toà thánh' ("Gentleman of his Holiness"), đã dính
liú vào một đường dây mại dâm đồng tính và đã bị thu thanh đang đàm phán dịch
vụ với một thành viên của một Ca đoàn của Vatican .
Những 'thu
thanh nghe lén' cho thấy HY Sandri và Balducci là bạn với nhau, ngài đã từng
giới thiệu cho Balducci đấu giá và thắng lợi một hợp đồng $400 triệu cuả chính
phủ.
Không ai buộc
tội HY Sandri làm việc gì sai trái, nhưng sự liên hệ với Balducci có thể bị các
HY coi xét nhiều hơn trước cuộc họp kín bầu Giáo hoàng.
Tổng quát hơn,
vì nắm giữ những chức vụ cao trong phủ Quốc Vụ Khanh có nghĩa là đã tham gia
vào bối cảnh tài chính và chính trị Ý, cho nên một số hồng y có thể tự hỏi,
liệu có những 'bộ xương khô' nào khác bị giấu trong tủ áo không, hoặc, có lẽ,
có những tình huống vô tội nhưng rất khó khăn để giải thích không?
Một lý lịch lý
tưởng cho chức vụ giáo hoàng có lẽ khó mà tìm thấy và do đó hầu như chưa có một
đồng thuận nào về việc phải có một hồ sơ như thế nào cho chức vụ giáo hoàng.
Khi nhìn tới lý lịch cuả HY Sandri, các HY sẽ tìm thấy nhiều điểm họ thích,
nhưng cũng có những điểm làm cho họ rụt rè, và như vậy thì cơ hội cuả vị HY
người Argentina có gốc Ý này, về cơ bản không khác bao nhiêu so với nhiều vị
sáng giá khác.
Trần
Mạnh Trác 3/6/2013-vietcatholic.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét