Trang

Thứ Sáu, 19 tháng 5, 2017

20-05-2017 : THỨ BẢY - TUẦN V PHỤC SINH

20/05/2017
Thứ Bảy tuần 5 Phục Sinh.

Bài Ðọc I: Cv 16, 1-10
"Xin đi sang Macêđonia mà cứu giúp chúng tôi".
Trích sách Tông đồ Công vụ.
Trong những ngày ấy, Phaolô đến Ðerbê và Lystra. Ở đó có một môn đồ tên là Timôthêô, con của một bà Do-thái đã tin đạo, còn cha là người dân ngoại. Các anh em ở Lystra và Icôniô chứng nhận anh là người tốt. Phaolô muốn anh đi theo mình, vì nể người Do-thái ở trong vùng ấy, nên Phaolô đã đem anh đi cắt bì, vì mọi người biết cha anh là người dân ngoại. Khi hai ngài đi ngang qua các thành phố, hai ngài truyền lại cho họ tuân giữ những giáo lý do các tông đồ và kỳ lão tại Giêrusalem đã quyết định. Nhờ vậy, các giáo đoàn được vững mạnh trong đức tin và mỗi ngày càng tăng thêm đông số.
Các ngài đi qua Phrygia và vùng Galatia, vì Thánh Thần ngăn cản không cho rao giảng lời Chúa tại Tiểu Á. Khi đến Mysia, các ngài tìm cách đi Bithynia; nhưng Thánh Thần của Chúa Giêsu không cho phép. Vậy các ngài đi sang Mysia, xuống Trôa, và ban đêm Phaolô được thị kiến thấy một người Macêđô đứng đó và van xin ngài rằng: "Xin đi sang Macêđônia mà cứu giúp chúng tôi".
Vừa thấy vậy, chúng tôi liền tìm cách đi sang Macêđônia, tin chắc rằng Thiên Chúa đã kêu gọi chúng tôi rao giảng Tin Mừng cho họ.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 99, 2. 3. 5
Ðáp: Toàn thể địa cầu, hãy reo mừng Chúa! (c. 2a)
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Toàn thể địa cầu, hãy reo mừng Chúa! Hãy phụng sự Chúa với niềm vui vẻ; hãy vào trước thiên nhan với lòng hân hoan khoái trá. - Ðáp.
2) Hãy biết rằng Chúa là Thiên Chúa, chính Người đã tạo tác thân ta, và ta thuộc quyền sở hữu của Người. - Ðáp.
3) Vì Thiên Chúa, Người thiện hảo, lòng từ bi Người tồn tại muôn đời, và lòng trung tín còn tới muôn muôn thế hệ. - Ðáp.

Alleluia: Ga 14, 16
Alleluia, alleluia! - Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ ban cho các con một Ðấng Phù Trợ khác, để ở cùng các con luôn mãi. - Alleluia.

Phúc Âm: Ga 15, 18-21
"Các con không thuộc về thế gian, vì chính Thầy đã chọn các con khỏi thế gian".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán cùng các môn đệ rằng: "Nếu thế gian ghét các con, các con hãy biết rằng họ đã ghét Thầy trước. Nếu các con thuộc về thế gian, thế gian sẽ yêu những gì thuộc về nó, nhưng các con không thuộc về thế gian, vì chính Thầy đã chọn các con khỏi thế gian, nên thế gian ghét các con. Các con hãy nhớ lại lời Thầy đã nói với các con: Tôi tớ không trọng hơn chủ. Nếu họ đã bắt Thầy, thì họ cũng sẽ bắt bớ các con; nếu họ tuân giữ lời Thầy, thì họ cũng tuân giữ lời các con. Tại vì danh Thầy mà họ sẽ làm cho các con tất cả những điều đó, bởi vì họ không biết Ðấng đã sai Thầy".
Ðó là lời Chúa.


SUY NIỆM : Chấp nhận lội ngược dòng.
Với cuộc thăm viếng các nước Hy Lạp, Siri và Malta (từ ngày 4 đến 5/05/2001), Ðức cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã muốn đi lại cuộc hành trình của thánh Phaolô tông đồ. Ðặc biệt tại Siri, Ðức Thánh Cha đã sống lại một trong những cảnh sống động nhất trong lịch sử Giáo Hội là cuộc trở lại của thánh Phaolô.
Sách Tông Ðồ Công Vụ thuật lại rằng: "Lúc ấy, Saolô vẫn còn hằm hằm giết các môn đệ của Chúa, nên đã tới gặp thượng tế xin thư giới thiệu đến các hội đường ở Damasco để, nếu thấy những người theo đạo, bất luận đàn ông hay đàn bà, thì bắt trói giải về Giêrusalem. Vậy, đang khi ông đi đường đến gần Damasco, thì bỗng nhiên có một luồng sáng từ trời chiếu xuống bao phủ lấy ông. Ông ngã xuống đất và nghe có tiếng nói với ông: "Saolô, Saolô, tại sao ngươi bách hại ta?" Ông hỏi: "Thưa Ngài, Ngài là ai?" Người đáp: "Ta là Giêsu mà ngươi đang bách hại". Kinh nghiệm này cho thánh Phaolô xác tín lại chính vì Chúa Kitô mà các tín hữu Kitô bị bách hại. "Nếu thế gian có ghét các con, thì hãy biết ra họ đã ghét Thầy trước". Nếu Chúa Giêsu là đối tượng của những chống đối, loại trừ, và cuối cùng là thập giá, thì bị bách hại là phần số tất yếu của các tín hữu Kitô. Những hình thức và cường độ bách hại có khác nhau qua những thời đại và xã hội, nhưng lý do bị bách hại vẫn không thay đổi. Chính vì Chúa Kitô mà các tín hữu bị bách hại. Nơi họ, mầu nhiệm bách hại của Chúa Kitô vẫn tiếp tục tái diễn. Nếu các thủ lãnh Do Thái Giáo nhân danh đạo giáo và cấu kết quyền lực của đế quốc để loại trừ Chúa Giêsu, thì qua các thời đại và ở bất cứ nơi đâu Giáo Hội có mặt, bản án dành cho Giáo Hội vẫn luôn mang tính tôn giáo. Hoàng đế Nêron của đế quốc Lamã đã ra lệnh tàn sát các tín hữu Kitô bởi vì niềm tin của họ là một đối đầu và thách thức cho thứ tôn giáo đang được áp đặt trên toàn đế quốc.
Nếu giáo huấn và cuộc sống của Chúa Giêsu là một đe dọa cho trật tự mà Do Thái Giáo đã thiết lập, thì niềm tin của các tín hữu tiên khởi cũng là một đe dọa không kém cho quốc giáo của đế quốc Lamã. Nhìn vào lịch sử của Giáo Hội tại Việt Nam, người ta thấy rằng lý do của những cuộc bách hại cũng tương tự. Những vua chúa Việt Nam cũng ban hành các dấu chỉ cấm đạo và bách hại các tín hữu Kitô, là bởi vì họ xem Kitô giáo như một tà đạo, nguy hại cho đạo giáo vốn đang được thực hành trên đất nước.
Tựu trung, nếu các tín hữu Kitô có bị bách hại là bởi vì niềm tin Kitô luôn là thách đố và tra vấn cho lương tâm con người. Nhìn lại các cuộc bách hại đã và đang diễn ra trong các chế độ toàn trị, người ta cũng thấy rằng chính vì chủ trương duy vật vô thần mà các chế độ độc tài bách hại Giáo Hội. Chính vì đến để làm chứng và nói lên sự thật mà Chúa Giêsu đã bị chống đối, khước từ và loại trừ. Ngày nay, bất cứ ai sống cho sứ mạng ấy, dù đang sống trong xã hội nào cũng đều bị bách hại cách này hay cách khác. Năm 1968, khi Ðức Phaolô VI công bố thông điệp Sự Sống Con Người, trong đó ngài lên án não trạng chống lại sự sống của con ngườ thời đại, người ta đã có lý để gọi ngài là một người dám chống lại cả thế giới.
Sống cho sự thật, làm chứng cho sự thật, dám nói lên sự thật là chấp nhận bị tẩy chay, bị loại trừ, bị bách hại. Một số phận như thế lại càng rõ nét hơn trong một chế độ xây dựng trên dối trá, lừa bịp. Trong một chế độ như thế, những ai trung thành với Chúa Giêsu, Ðấng đã bị bách hại vì sự thật, chắc chắn không thể không bị bách hại.
Xét cho cùng, sống đạo, dù trong xã hội và hoàn cảnh nào cũng đều chấp nhận lội ngược dòng. Và lội ngược dòng có nghĩa là sẵn sàng mất tất cả, ngay cả mạng sống của mình để không đánh mất chính bản thân.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)



LỜI CHÚA MỖI NGÀY
Thứ Bảy Tuần V PS
Bài đọcActs 16:1-10; Jn 15:18-21.

GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thánh Thần giúp con người biết khôn ngoan giải quyết vấn đề.
Trong cuộc sống của các Kitô hữu: Có những lúc cần phải bảo vệ sự thật cho đến chỗ phải hy sinh mạng sống; nhưng cũng có những lúc cần khôn ngoan thích ứng trong những trường hợp và hoàn cảnh khác nhau. Làm sao các tín hữu nhận ra khi nào phải sống chết cho sự thật, và khi nào có thể khôn ngoan thích ứng tùy hoàn cảnh? Xin thưa các tín hữu cần sống theo sự hướng dẫn của Thánh Thần. Chắc chắn Ngài không hiện ra để nói trực tiếp với chúng ta, nhưng Ngài sẽ nói với chúng ta tùy hoàn cảnh; ví dụ: nơi nào Ngài muốn chúng ta tới, Ngài sẽ tạo cơ hội và những hoàn cảnh thuận tiện; nơi nào Ngài không muốn chúng ta tới, Ngài sẽ không cho cơ hội và gây ra những trở ngại khó khăn.
Các Bài Đọc hôm nay giúp chúng ta nhận ra sự hướng dẫn của Thánh Thần. Trong Bài Đọc I, thánh Phaolô trở lại các giáo đoàn cũ để thăm viếng, củng cố, và loan tin từ Giáo Hội Trung Ương, trước khi bắt đầu cuộc hành trình truyền giáo thứ hai. Chúng ta nhận ra sự hướng dẫn của Thánh Thần: khi Phaolô cắt bì cho Timothy, một người Hy-lạp, khi Thánh Thần ngăn cản không cho rao giảng tại Asia Minor và Bithynia, nhưng cho cơ hội vào Macedonia qua thị kiến mời gọi của một người địa phương. Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu tiên báo các môn đệ của Ngài sẽ bị thế gian bắt bớ như họ đã bắt bớ Ngài. Lý do đơn giản là Ngài không thuộc về thế gian cũng như các môn đệ không thuộc về thế gian.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Phaolô bắt đầu cuộc hành trình rao giảng Tin Mừng lần thứ hai.
1.1/ Trở lại thăm các giáo đoàn cũ: Khi có cơ hội, Phaolô luôn trở lại để viếng thăm và cũng cố những giáo đòan ông đã thành lập. Ông đến Derbe, rồi đến Lystra.
(1) Tuyển thêm môn đệ: Để có thêm người rao giảng Tin Mừng và để nâng đỡ nhau trong sứ vụ, khi Phaolô đến Lystra, ở đó có một môn đệ tên là Timothy, mẹ là người Do-thái đã tin Chúa, còn cha là người Hy-lạp. Ông được các anh em ở Lystra và Iconium chứng nhận là tốt.
Tại sao Phaolô cắt bì cho Timothy đang khi ông đưa sứ điệp của Giáo Hội Jerusalem? Xin thưa: Một khi Phaolô đã nhận được chỉ thị của Giáo Hội Mẹ cho biết việc cắt bì không liên quan gì tới việc cứu độ, thì có cắt bì hay không cũng chẳng có gì quan trọng cả. Tuy nhiên, có những cái không quan trọng với mình, nhưng lại quan trọng với người khác. Lý do Phaolô muốn cắt bì cho Timothy là vì "Phaolô muốn ông ấy cùng lên đường với mình, nên đã đem ông đi làm phép cắt bì, vì nể các người Do-thái ở những nơi ấy."
(2) Trao sứ điệp của Giáo Hội Jerusalem: "Khi đi qua các thành, các ông truyền lại cho các anh em những chỉ thị đã được các Tông Đồ và kỳ mục ở Jerusalem ban bố, để họ tuân giữ.
Vậy các Hội Thánh được vững mạnh trong đức tin và mỗi ngày thêm đông số."
1.2/ Sống theo sự hướng dẫn của Thánh Thần:
(1) Không muốn cho rao giảng Tin Mừng: "Các ông đi qua miền Phrygia và Galatia, vì Thánh Thần ngăn cản không cho các ông rao giảng lời Chúa ở Asia. Khi tới sát ranh giới Mysia, các ông thử vào miền Bithynia, nhưng Thần Khí Đức Giêsu không cho phép. Các ông bèn đi qua miền Mysia mà xuống Troa." Trong trình thuật này, hai lần Sách CVTĐ nói tới việc "Thánh Thần ngăn cản" và "Thần Khí Đức Giêsu không cho phép" vào những thành phố của Asia Minor. Tác giả không nói rõ cách thức Thánh Thần cho Phaolô biết ý của Ngài: có thể trong thị kiến, có thể bằng cách để Phaolô gặp những trở ngại từ phía địa phương.
(2) Muốn cho rao giảng Tin Mừng ở Macedonia: "Ban đêm, ông Phaolô thấy một thị kiến: một người miền Macedonia đứng đó, mời ông rằng: "Xin ông sang Macedonia giúp chúng tôi!"
Sau khi ông thấy thị kiến đó, lập tức chúng tôi tìm cách đi Macedonia, vì hiểu ra rằng Thiên Chúa kêu gọi chúng tôi loan báo Tin Mừng cho họ." Thánh Thần muốn mở rộng biên giới trong hành trình rao giảng Tin Mừng thứ hai của Phaolô, không còn giới hạn trong vùng Asia Minor; nhưng bành trướng vào Âu Châu, bắt đầu với các thành phố Hy-lạp.
2/ Phúc Âm: Anh em sẽ bị thế gian bắt bớ.
2.1/ Xung đột giữa Thiên Chúa và thế gian: Có nhiều ý nghĩa khác nhau về chữ "thế gian" trong Tin Mừng Gioan; nhưng ở đây "thế gian" được hiểu là những quyền lực chống lại Thiên Chúa, như ma quỉ và các tay sai của nó. Giữa Thiên Chúa và thế gian có rất nhiều xung đột về giá trị: ánh sáng và bóng tối, sự thật và sự sai trá, điều thiện hảo và điều gian ác, yêu thương và giận ghét, đoàn kết và chia rẽ, công bằng và bất công. Người Kitô hữu được kêu gọi để sống và làm chứng cho những giá trị của Thiên Chúa, và những giá trị này luôn đối nghịch với những giá trị của thế gian; hậu quả là thế gian sẽ ghét các Kitô hữu như Chúa Giêsu nói: "Giả như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em."
2.2/ Nếu thế gian đã bắt bớ Chúa Giêsu, họ cũng sẽ bắt bớ các môn đệ của Ngài: Chúa Giêsu nhắc nhở các môn đệ: "Hãy nhớ lời Thầy đã nói với anh em: tôi tớ không lớn hơn chủ nhà. Nếu họ đã bắt bớ Thầy, họ cũng sẽ bắt bớ anh em. Nếu họ đã tuân giữ lời Thầy, họ cũng sẽ tuân giữ lời anh em." Cả cuộc đời của Chúa Giêsu là cuộc đời dạy dỗ những điều tốt lành, chữa khỏi mọi bệnh hoạn tật nguyền, và khai trừ ma quỉ; thế mà thế gian còn truy tố, luận phạt, đánh đòn, và đóng đinh vào Thập Giá; các môn đệ là ai mà có thể tránh khỏi các cực hình này? Chỉ cần đọc Sách CVTĐ và Lịch Sử Giáo Hội, chúng ta đã nghe bao cuộc bách hại của thế gian nhắm vào các môn đệ của Chúa.
Nói tóm, thế gian chống các Kitô hữu họ mang danh Chúa Kitô. Khi chọn mang danh Kitô hữu là chọn để thế gian bắt bớ. Thế gian ghét những kẻ mang danh Kitô, vì không thuộc về họ, và không theo những tiêu chuẩn và đường lối của họ.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta cần mở rộng tâm hồn để sống theo sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Một trong những dấu chỉ để nhận ra là dựa vào cơ hội và hoàn cảnh. Nếu Thánh Thần muốn, Ngài sẽ tạo cơ hội và hoàn cảnh thuận tiện; nếu không, Ngài sẽ gởi những khó khăn tới.
- Có lúc chúng ta cần bảo vệ và làm chứng cho sự thật, có lúc chúng ta cần khôn ngoan thích ứng để đạt được những lợi ích mong muốn, tùy theo sự hướng dẫn bên trong của Ngài.
- Trở thành môn đệ của Chúa là phải chịu bắt bớ trong việc rao giảng và làm chứng cho Tin Mừng. Lý do đơn giản là thế gian không biết Chúa Giêsu; vì thế, không chấp nhận những tiêu chuẩn của Tin Mừng.
Lm. Anthony ĐINH MINH TIÊN, OP.

20/05/17    TH BY TUN 5 PS
Th. Bê-na-đi-nô Xi-ê-na, linh mục       Ga 15,18-21

THUỘC VỀ ĐỨC KI-TÔ


“Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn anh em, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em.” (Ga 15,19b)

Suy niệm: Thánh  An-rê Kim Thông tử đạo, là lý trưởng và là chánh trương họ đạo Gò Thị, chủ gia đình đạo đức chăm lo giáo dục con cái. Gia đình có một người con là linh mục, một nữ tu Mến Thánh Giá. Khi bị bắt và yêu cầu nếu đạp lên thập tự giá thì được tha, thánh Anrê Kim Thông trả lời: “Thập giá tôi kính thờ, dẫm  lên sao được.” Ngài bị án phát lưu vào Mỹ Tho nhưng đã chết trên đường đi đến nơi lưu đày ngày 15/5/1855. Thánh Kim Thông lấy mạng sống mình để làm chứng cho Lời Chúa nói hôm nay: dù đang sống ở giữa thế gian, nhưng không còn thuộc về thế gian, bởi vì chúng ta đã được Chúa yêu thương chọn gọi để thuộc về Ngài. Dù sống giữa thế gian, nhưng ta đừng để cho thói xấu thế gian thấm nhiễm nơi ta, vì ta vẫn thuộc về Chúa. Thuộc về Chúa, là sống giống như Chúa trong mọi thái độ sống.

Mời Bạn: Thuộc về Chúa là chọn Chúa làm chuẩn mực sống, là dám khước từ những lối sống tham lam, hưởng thụ ích kỷ của thế gian, để chọn sống giống như Chúa, là suy nghĩ như cách Chúa suy nghĩ, là hành động như cách Chúa hành động, là nhiệt thành dấn thân trong sứ mạng loan báo Tin Mừng, là dám lấy cuộc sống và cả mạng sống để làm chứng cho Đức Ki-tô.

Chia sẻ: Bạn có cảm thấy sự giằng co khi phải lựa chọn để thuộc về Chúa ở giữa những lôi cuốn của thế gian không?

Sống Lời Chúa: Làm một hy sinh nhỏ để nhắc nhớ mình thuộc về Chúa.

Cầu nguyện: Lạy Chúa, con đã thuộc về Chúa. Xin giúp con biết tránh sự dữ để luôn chọn Chúa và làm điều thiện.

(5 phút Lời Chúa)

Thế gian ghét anh em (20.5.2017 – Thứ bảy Tuần 5 Phục sinh)


Suy nim:
Khi Đc Giêsu còn sng bên các môn đ,
chưa xy ra chuyn các môn đ b thù ghét mt cách nghiêm trng.
Nhưng khi Tin Mng Gioan được viết gn xong, thì chuyn đó đã xy ra ri.
Các Kitô hu gc Do thái đã b trc xut ra khi hi đường,
và người Rôma đã bách hi các Kitô hu không nương tay.
Bài Tin Mng hôm nay là mt li tiên báo ca Đc Giêsu
v s phn ca các Kitô hu, trong mi thi đi.
Đc Giêsu đã nói đến vic mình t nguyn hy sinh mng sng,
vì Ngài là Mc t nhân lành mun bo v đàn chiên (Ga 10, 11. 17-18).
Ngài s phi chiến đu gay gt đ chng li sói d hay k trm.
Đc Giêsu cũng nói đến vic Ngài s hy sinh mng sng 
cho bn hu ca mình là các môn đ (Ga 15, 12-13).
Ngài s xung đt vi tên Th lãnh thế gian (Ga 14, 30).
Thế gian là mt thế lc thù ghét và âm mưu chng li Ngài.
Mt s nhà lãnh đo Do thái giáo đã đng hn v phía thế gian y.
Cái chết ca Đc Giêsu trên thp giá là đnh đim ca s thù ghét.
Th lãnh thế gian đã có được mt chiến thng tm thi.
Nhưng chính s thua cuc ca Đc Giêsu li vén m tình yêu Thiên Chúa,
và là khi đu cho mt chiến thng v vang hơn, chiến thng chính T thn.
Nhng môn đ Đc Giêsu cũng phi chia s s phn ca Thy.
Không phi các môn đ luôn luôn được thế gian đón nhn.
“Nếu h đã bt b Thy, h cũng s bt b anh em. (c. 20).
“Nếu thế gian ghét anh em, 
hãy biết rng nó đã ghét Thy trước khi nó ghét anh em (c. 18).
B ghét b, b bt b, b giết hi: đó là thân phn ca Thy Giêsu,
và ca nhng hc trò đi theo Thy, mãi đến tn thế.
Nếu thế gian có thái đ thù nghch vi các Kitô hu, 
lý do là vì h không thuc v thế gian, và đã được tách khi thế gian (c. 19).
Tuy nhiên, h vn không b ct khi thế gian (Ga 17, 15),
mà còn được sai vào trong thế gian đ biến đi thế gian đó (Ga 17, 18).
Chính cái thế ging co thuc v bn cht ca người Kitô hu:
va trong thế gian, li va không thuc v nó,
va được chn ra khi thế gian, li va được sai vào trong nó,
đã đưa người môn đ vào nhng thách đ khôn lường.
Theo mt nghiên cu năm 2002 ca nhà báo người Ý, ông Antonio Socci, 
có khong 70 triu người Kitô hu chết vì đc tin trong 20 thế k qua.
Nhưng ch riêng trong thế k 20, đã có hơn 45 triu người b chết.
Chúng ta không kim chng được nghiên cu ca ông này,
nhưng chúng ta biết cuc bách hi các Kitô hu vn xy ra nhiu nơi.
Xin được ơn thuc trn v Giêsu dù phi li ngược dòng vi thế gian.
Cu nguyn:
Gia mt thế gii đ cao quyn lc và li nhun,
xin dạy con biết phục vụ
âm thm.
Gia mt thế gii say mê thng tr và chiếm đot,
xin dạy con biết y
êu thương t hiến.
Gia mt thế gii đy phe phái chia r,
xin dạy con biết cộng t
ác và đng trách nhim.
Gia mt thế gii đy hàng rào k th,
xin dạy con biết coi mọi người như anh em.
Ly Chúa Ba Ngôi,
Ngài là mẫu mực của t
ình yêu tinh ròng,
xin cho các kitô hữu ch
úng con
trở th
ành tình yêu
cho trái tim khô cằn của thế giới.
Xin dy chúng con biết yêu như Ngài,
biết sống nhờ v
à sng cho tha nhân,
biết quảng
đi cho đi
và khiêm nhường nhận l
ãnh.
Ly Ba Ngôi chí thánh,
xin cho chúng con tin vào sự hiện diện của Ch
úa
sâu thm lòng chúng con,
và trong lòng từng con người b
é nh.

Lm. Antôn Nguyn Cao Siêu, S.J.

Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
20 THÁNG NĂM
Một Lời Hứa Được Hoàn Thành
“Đấng Bảo Trợ – là Thánh Thần mà Chúa Cha sẽ sai đến nhân danh Thầy – Ngài sẽ dạy cho anh em mọi điều và sẽ nhắc anh em nhớ lại tất cả những gì Thầy đã nói với anh em” (Ga 14, 26). Đức Kitô thốt lên những lời này vào buổi chiều hôm trước khi Người bước vào cuộc khổ nạn và lãnh nhận cái chết thập giá, buổi chiều Người chia tay với các Tông Đồ. Chúng ta ôn lại những lời này trong Mùa Phục Sinh. Chính trong Mùa Phục Sinh mà lời hứa về Chúa Thánh Thần sẽ được hoàn thành trọn vẹn.
Ngay buổi chiều sau khi sống lại, Đức Kitô đã trao ban Thánh Thần cho các Tông Đồ tụ họp trong căn gác thượng. Người nói với họ: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần” (Ga 20, 22). Người mang Thánh Thần – như một quà tặng – đến cho Giáo Hội. Chính Chúa Thánh Thần sẽ được mặc khải xung quanh các biến cố của Lễ Ngũ Tuần – cũng như trong tư cách là một quà tặng trao ban cho Giáo Hội. Trong những ngày này và những tuần lễ này, tất cả chúng ta được mời gọi cảm nghiệm đặc biệt về mối gắn kết giữa Lễ Phục Sinh và Lễ Hiện Xuống. Chúng ta hãy cầu xin Thiên Chúa tiếp tục đổ tràn Thánh Thần của Ngài xuống trên Dân Ngài.
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II



Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 20 – 5
Thánh Bernarđinô Siena linh mục
Cv 16, 1-10; Ga 15, 18-21.

LỜI SUY NIỆM: “Nếu thế gian ghét anh em, anh em hãy biết rằng nó ghét Thầy trước. Giá như anh em thuộc về thế gian, thì thế gian đã yêu thích cái gì là của nó. Nhưng vì anh em không thuộc về thế gian và Thầy đã chọn, đã tách anh em khỏi thế gian, nên thế gian ghét anh em.”
Với người tín hữu Chúa Kitô được nuôi dưỡng bằng Lời Chúa và Mình Thánh Chúa, nên đời sống luôn thực thi đức công bằng trong tình bác ái; quyền lợi với trách nhiệm trong công việc, đối với mọi nơi và với mọi người, đây cũng là duyên cớ làm cản trở cho những người sống bất chính; nên họ chống đối và thù ghét.
Lạy Chúa Giêsu. Xin cho tất cả chúng con đừng bao giờ thuộc về thế gian và những gì thế gian yêu thích, nhưng cho chúng con biết sống yêu thương, phục vụ và nâng đỡ nhau theo lời Chúa dạy.
Mạnh Phương




Gương Thánh Nhân
Ngày 20-05: Thánh BERNADINÔ thành Siêna
Linh mục (1380 - 1444)

Thánh Bernadinô xuất thân từ gia đình quý phái Abbizeschi thành Siêna. Ngài sinh ngày 8 tháng 9 năm 1380 tại Massa Ma-rittima, là nơi thân phụ Ngài làm thống đốc. Nhưng khi mới ba tuổi, Ngài phải mồ côi mẹ, và 6 tuổi phải mồ côi cha, Ngài được giao phó cho các bà Dì ăn sóc.
Các dì thay thế người mẹ quá cố của Bernadiô để nuôi dưỡng và săn sóc con trẻ về mọi phương diện, nhất là trong đời sống trọn lành. Từ nhỏ, Bernadinô đã có một lòng bác ái đặc biệt với người nghèo. Một lần kia, dì Biana đuổi một người ăn xin vì hết thực phẩm. Bernadinô đau đớn nài nỉ: - Vì tình yêu Chúa, ta hãy cho người này cái gì, bằng không cháu sẽ không ăn gì hôm nay, cháu thà nhịn đói còn hơn phải thấy ông ta còn đói.
Và bà dì đã vui vẻ bố thí cho người ăn xin này.
Trẻ Bernadinô rất yêu mến nhà thờ và sùng kính Đức Trinh Nữ. Mỗi thứ bảy Ngài ăn chay để kính mẹ. Hơn nữa, Ngài quyết giữ tâm hồn trong trắng như thiên thần không hề tham dự vào các trò chơi thô kệch, đỏ mặt khi nghe lời nói nhơ bẩn. Một lần có đứa vộ lại đề nghị chuyện tục tĩu, Ngài đã đấm thẳng vào mặt nó, khiến lắm kẻ ngạc nhiên. Sau này Ngài cũng phản ứng tương tự đối với một phụ nữ lẳng lơ.
Với một tâm hồn trong trắng như vậy, Bernadinô đã tỏ ra thông minh đặc biệt khi theo học ở Siêna. Năm 12 tuổi, Ngài được gởi tới Vienna để theo học văn chương và giáo luật. Năm 17 tuổi, Ngài gia nhập hội "Anh em Đức Mẹ" phục vụ bệnh nhân Scala. Bốn năm sau, xảy ra một cơn dịch hạch. Tại nhà thờ Sancta mỗi ngày có tới vài chục người chết. Ngài săn sóc họ và cũng bị nhiễm bệnh, Bernadinô say sưa tận tụy phục vụ làm cho nhiệt tâm của Ngài lan sang tâm hồn các bạn. Ngài lao mình vào giữa nguy hiểm để săn sóc bệnh nhân và chôn cất người chết. Ngài thoát chết, nhưng đã ngã bệnh hầu kiệt sức và không bao giờ hồi phục hoàn toàn.
Sáng ngày 08 tháng 9 năm 142, sau khi giúp đỡ một người Dì cả điếc lác trong một cơn bệnh cuối cùng, Bernadinô đã phân phát hết tài sản cho người nghèo rồi gia nhập dòng thánh Phanxicô. Năm 1404, Ngài thụ phong linh mục, tiếp đến là khoảng 12 năm Ngài sống ẩn dật, nhưng sau đó là những ngày tháng đi rao giảng, không biết mệt mỏi khắp nước Ý.
Nhận biết rõ tư tưởng thần học sâu sắc của con người khiêm tốn Bernadinô, bề trên buộc Ngài phải từ bỏ nếp sống ẩn dật để đi rao giảng lời Chúa cho dân chúng. Thánh nhân có một giọng nói yếu ớt khàn khàn khó nghe. Nhưng là vì bổn phận nên Ngài chạy đến sự phù giúp của trinh nữ và tiếng Ngài trở nên mạnh mẽ trong sáng. Bài giảng đầu tiên, Bernadinô ngưng lại giữa chừng rồi lại tiếp tục không ai biết chuyện gì. Sau này thánh nhân cho biết lúc ấy Ngài bỗng thấy chị em con Dì là Tobia "mặc áo trắng bất tử mà về trời". Nghe Bernadinô giảng nhiều tâm hồn quyết sống xứng đáng hơn.
Các linh mục hỏi Ngài cho biết bí quyết nào để rao giảng hùng hồn như vậy, Ngài trả lời: - Hãy tìm vinh danh Chúa và lợi ích các linh hồn mà thôi, hãy thực hiện điều mình giảng cho người khác, Chúa Thánh Thần sẽ là thày dạy sự khôn ngoan mà không ai chống lại được. Những chủ đề chính Ngài rao giảng là nhu cầu phải sám hốn và phải trừ bỏ mọi nết xấu, nhất là những cuộc cãi vã về chính trị, cờ bạc "giả trá" trong việc ăn mặc và trong cách cư xử.
Ngài đề cập đến các chủ đề này một cách sống động với những giai thoại điển hình, khiến đông đảo dân chúng lắng nghe hàng giờ không biết chán, và quyết tâm hối cải. Người ta sẽ còn nhớ đến Ngài như người khởi xướng việc tôn kính thánh linh Chúa Giêsu, Đức Mẹ và thánh Giuse. Mỗi lần rao giảng, thánh nhân quen cầm tấmbảng viết tên Chúa Cứu thế "JHS" và khuyên mọi người hãy bắt chước mà vẽ tấm bảng như vậy rồi treo ở nhà tư hay ở những nơi công cộng. Bài giảng cuối cùng của thánh nhân về "thần hứng" chứng tỏ Ngài là nhà tâm lý thông hiểu đường lối thần bí và là thầy dạy có đầu óc phóng khoáng về lý thuyyết cầu nguyện chiêm niệm. Thánh Bernadinô xứng đáng kế nghiệp thánh Vincentê Ferie làmvị tông đồ nước Ý.
Ngày 20 tháng 5 năm 1444, thánh nhân Bernadinô từ trần ở Aquila Abruzzi và được chôn cất tại đây. Các phép lạ xảy ra ngay tại mồ Ngài đã khiến đức Giáo hoàng Nicôla V tôn phong Ngài lên bậc hiển thánh ngay sáu năm sau.
(daminhvn.net)


20 Tháng Năm
Kẻ Ăn Cắp Một Ổ Bánh Mì
Người ta thường kể về một trong những ông thị trưởng đầu tiên của thành phố New York bên Hoa Kỳ giai thoại như sau: một ngày mùa đông lạnh buốt nọ, ông thị trưởng phải chủ tọa các phiên tòa. Người ta điệu đến trước mặt ông một ông lão quần áo tả tơi. Người đàn ông này bị tố cáo là đã ăn cắp một mẩu bánh mì. Lời tự biện hộ duy nhất mà người đàn ông khốn khổ đưa ra là: "Gia đình tôi đang chết đói".
Nghe xong lời cáo buộc của cử tọa cũng như lời biẹn bạch của ông lão, viên thị trưởng đưa ra phán quyết như sau: "Luật pháp không tha thứ cho bất cứ một hành động xấu nào. Tôi thấy cần phải trừng phạt ông, và hình phạt cho tội ăn cắp là ông phải đóng 10 đô la". Vừa công bố bản án, ông thỉntưởng rút trong túi của mình ra 10 đô la và trao cho ngwòi đàn ông khốn khổ. Quay xuống cử tọa ông nói tiếp: "Ông lão đã bồi thường vì tội ăn cắp của ông. Còn phần quý vị, tôi yêu cầu mỗi người phải đóng 50 xu tiền phạt vì sống dửng dưng đến độ để cho trong thành phố của chúng ta còn có một người nghèo phải đi ăn cắp". Nói xong, ông ra lệnh cho viên biện lý đi thu tiền vảtao tất cả cho ông lão.
Khi chiếc mũ đã được truyền một vòng tòa án và trở về tay mình, ông lão đếm được tất cả 47 đô la 50 xu.
Trong sứ điệp Mùa Chay năm 1991, Ðức thánh Cha Gioan Phaolô II mời gọi chúng ta hãy đọc và suy ngẫm về bài dụ ngôn người giàu có và Lazarô.
Mới nghe qua, chúng ta có cảm tưởng người giàu có trong bài dụ ngôn đã không làm điều gian ác nào để đến độ phải bị trầm luân. Chúa Giêsu đã không nói: ông đã trộm cướp, hay biển lận hoặc gian xảo trong việc làm ăn. Ngài cũng không kết án việc ông ngày ngày yến tiệc linh đình.
Vậy thì đâu là tội của người phú hộ? Thưa đó là tội dửng dưng trước nỗi khổ của người khác. Chúa Giêsu nói đến sự hiện diện ngày qua ngày của một người khốn khổ trước cửa nhà ông để cho chúng ta thấy sự đang tâm làm ngơ của người giàu có... Máu chảy, ruột mềm. Trước cảnh khốn khổ của người đồng loại, mà người giàu có ấy vẫn không biểu lộ một chút xúc động hoặc làm như không nhìn thấy, thì quả thật không gì đáng trách bằng, bởi vì người giàu có đã làm cho trái tim của mình khô cứng.
Dửng dưng trước nỗi khổ của người khác không là một thái độ vô thưởng vô phạt, mà là một hành động tội ác. Ông thị trưởng thành phố New York trong câu chuyện trên đây quả thực đã thấy được tội ác của chính ông và của thị dân của ông đối với lão ông ăn cắp bánh mì.
(Lẽ Sống)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét