Lá thư ngỏ gửi một người cha mệt mỏi, không có giờ cầu nguyện
Thân gửi người bố đang mệt mỏi,
Tôi đã đọc những bình luận của ông về lời khuyên của tôi
trong việc đọc Kinh Mân Côi và tôi cảm nhận được nỗi đau của ông. Ông đã yêu cầu:
“Trong bài viết tới, bạn có thể nói vài điều về người bố không? Ông ta tin vào
sức mạnh và vẻ đẹp của Kinh Mân Côi nhưng ông cũng nghĩ là ông quá bận rộn hay
mệt mỏi để đọc Kinh Mân Côi và giữa nhiều điều xảy ra vào ban chiều, ông quên
việc lần hạt Mân Côi. Người bố đó là tôi.” Chắc chắn tôi có thể nói vài điều.
Trước đây tôi đã kể rằng tôi bắt đầu đọc Kinh Mân Côi hàng ngày bởi vì Đức Mẹ
Fatima và bởi vì thánh Gioan Phaolô. Nhưng tôi đã không nói là có 3 người “bố”
đã soi sáng tạo cảm hứng cho tôi.
Người đầu tiên là Đại úy Wojtyla, bố của Thánh Giáo hoàng
Gioan Phaolô
Một ngày vào năm Karol Wojtyla được 19 tuổi, khi anh từ mỏ
đá trở về và nhìn thấy bố mình nằm chết trong căn hộ bé nhỏ của mình ở
Wadowice, anh nói: “Tôi không bao giờ cảm thấy cô đơn một mình.”Karol Wojtyla
đã ở bên cạnh thi thể đã chết của bố mình suốt đêm, cầu nguyện và khóc. Đó là
biến cố cuối cùng trong một chuỗi những mất mát mà vị Giáo hoàng tương lai đã
trải qua trong cuộc sống của mình, khi lần lượt từng thành viên trong gia đình
của ngài, người này tiếp bước người kia, ra đi trở về với Chúa.
Sự kiện này hoặc có thể đưa ngài đến chỗ thất vọng buồn sầu
hoặc tạo cho ngài khả năng thực hiện những điều vĩ đại nơi ngài. Một trong những
lý do khiến các mất mát này không làm cho ngài bị tuyệt vọng, chính là bố của
ngài. Sự chịu đựng khó khăn và đón nhận với tràn đầy niềm tin cái chết của vợ
và 2 con của đại úy Wojtyla là một bài học mạnh mẽ cho vị giáo hoàng tương lai
Karol Wojtyla – Gioan Phaolô II. Đức Gioan Phaolô nhớ về bố của mình như “một
con người cầu nguyện liên lỉ”. Chàng thanh niên Karol nhìn thấy bố mình quỳ gối
cầu nguyện vào ban đêm và sáng sớm. Cậu đã cùng với bố của mình thường xuyên đọc
Kinh thánh và cầu nguyện với Kinh Mân Côi. Vào những ngày cuối trước khi về với
Chúa, Thánh Giáo hoàng đã lập đi lập lại lời cầu nguyện với Chúa Thánh Thần mà
ngài đã học từ bố của mình.
Người cha thứ hai là bố của Mẹ Têrêsa Calcutta
Cùng với thánh giáo hoàng Gioan Phaolô II, Mẹ Têrêsa
Calcutta là nhân vật Công giáo nổi bật của thời đại chúng ta. Bố của ngài. Ông
Nikolle, qua đời khi mẹ còn trẻ, nhưng ảnh hưởng của ông đối với mẹ thì rất nhiều.
Nikolle Bojaxhiu là một thương nhân và một nhà tổ chức chính trị, nhưng trên hết,
ông là một con người của Giáo hội. Gia đình ông đọc Kinh Mân Côi hàng ngày. Ông
đã nói về mẹ Têrêsa: “Con gái bé nhỏ của tôi luôn chia sẻ ngay cả một mẩu thức
ăn tí xíu bạn có với người khác, đặc biệt là với người nghèo. Ích kỷ là một căn
bệnh tinh thần biến chúng ta thành nô lệ cho của cải.” Còn mẹ Têrêsa chia sẻ về
người cha của mình như sau: “Bố của tôi có một trái tim yêu thương. Ông không
bao giờ từ chối người nghèo. Chúng tôi liên kết với nhau rất gần gũi sau khi
ông qua đời.” Thật là tuyệt vời khi nghĩ rằng trái tim của vị thánh truyền giáo
vĩ đại được tạo nên bởi một người bố mệt mỏi, người bố đã cầu nguyện sau khi
làm việc.
Nhưng không chỉ những ông bố của những nhân vật vĩ đại đã
truyền cảm hứng cho tôi. Việc đoan hứa đọc kinh Mân côi hàng ngày của tôi không
bị bỏ quên hay không thực hiện là vì một ông bố đã chết trên một cánh đồng ở
Virginia. Tôi đã cảm động sâu sắc và thay đổi bởi tấm gương của Thomas
Vander Woude, người cha 66 tuổi, đã cứu đứa con 18 tuổi bị down của mình ra
khỏi bể phốt nhưng chính mình lại bị chết chìm trong đó. Khi càng biết thêm nhiều
điều về cuộc sống của ông ThomasDan, tôi càng thêm bị đánh động. Nhung điều gây
xúc động, ấn tượng hơn hết nơi tôi chính là những lời của con trai ông Thomas
đã nói về cha mình: “Cha tôi đã làm giờ thánh từ 2 đến 3 giờ sáng và rước lễ
hàng ngày. Bên cạnh lần hạt Mân côi, cha tôi thường cầu nguyện với thánh Giuse…
Trong nền văn hóa mà người ta đang bán nhiều thứ, tôi có một người cha quỳ gối,
là người tỏ cho tôi biết thế nào là một người của Chúa.”
Tôi không phải là người như Thomas Vander Woude. Tôi không
phải là một huấn luyện viên, không phải là người hoạt động ngoài trời, không phải
là người đi đến các nơi lân cận. Nhưng vì ông ta, tôi cam kết làm giờ thánh
sáng sớm. Và vì ông ta, tôi không chỉ kiên trì đọc kinh Mân côi mỗi ngày mà tôi
còn quỳ gối khi đọc.
Bản tính con người thì như nó là, các con cái chúng ta thường
bắt chước chúng ta. Trở thành tốt hơn hay xấu đi. Chúng quan sát những gì chúng
ta làm và lắng nghe điều chúng ta nói. Nếu chúng ta biện hộ cho việc không đi lễ
hay cầu nguyện thì những biện hộ này sẽ trở thành những nguyên tắc nền tảng cho
chúng. Nhưng nếu chúng nghe chúng ta nói cầu nguyện là điều quan trọng và nhìn
thấy chúng ta thực hành, thì điều này sẽ đâm rễ. Nếu các con thấy chúng ta quỳ
gối cầu nguyện thì chúng cũng sẽ cảm thấy thoải mái khi quỳ gối. Ông và tôi rồi
có lẽ sẽ nhanh chóng bị quên lãng. Nhưng nếu chúng ta làm điều này bây giờ thì
một ngày kia con cái chúng ta có thể thay đổi thế giới. (Aleteia
27/03/2017)
Hồng Thủy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét