08/05/2017
Thứ Hai tuần 4 Phục Sinh
Bài Ðọc I: Cv 11, 1-18
"Thiên Chúa
cũng ban cho dân ngoại ơn ăn năn sám hối để được sống".
Trích sách Tông đồ
Công vụ.
Trong những ngày ấy,
các tông đồ và anh em ở Giuđêa nghe tin rằng cả dân ngoại cũng đã đón nhận lời
Thiên Chúa. Khi Phêrô lên Giêrusalem, các người đã chịu cắt bì trách móc người
rằng: "Tại sao ngài vào nhà những kẻ không chịu cắt bì và ăn uống với họ?"
Phêrô trình bày cho họ sự việc từ đầu đến cuối theo thứ tự sau đây: "Tôi
đang ở tại thành Gióp-pê, lúc cầu nguyện, trong một thị kiến, tôi thấy một vật
gì giống chiếc khăn lớn túm bốn góc, từ trời thả xuống sát bên tôi. Tôi chăm
chú nhìn và thấy những con vật bốn chân, những mãnh thú, rắn rết và chim trời.
Tôi nghe tiếng phán bảo tôi: "Phêrô, hãy chỗi dậy giết mà ăn". Tôi
thưa: "Lạy Chúa, không được, vì con không khi nào bỏ vào miệng con những đồ
dơ nhớp hay bẩn thỉu". Tiếng từ trời nói lần thứ hai: "Vật gì Thiên
Chúa cho là sạch, ngươi đừng nói là dơ nhớp". Ba lần xảy ra như thế, và mọi
sự lại được kéo lên trời.
"Và ngay lúc đó,
ba người từ Cêsarêa được sai đến nhà tôi ở. Thánh Thần truyền dạy tôi đừng ngần
ngại đi với họ. Sáu anh em cùng đi với tôi, và chúng tôi vào nhà một người. Anh
thuật lại cho chúng tôi biết: anh đã thấy thiên thần hiện ra thế nào; thiên thần
đứng trong nhà anh và nói với anh rằng: "Hãy sai người đến Gióp-pê tìm
Simon có tên là Phêrô; người sẽ dạy ngươi những lời có sức làm cho ngươi và cả
nhà ngươi được cứu độ". Lúc tôi bắt đầu nói, Thánh Thần ngự xuống trên họ
như ngự trên chúng ta lúc ban đầu. Bấy giờ tôi nhớ lại lời Chúa phán:
"Gioan đã rửa bằng nước, còn các con, các con sẽ được rửa bằng Thánh Thần".
Vậy, nếu Thiên Chúa ban cho họ cũng một ơn như đã ban cho chúng ta, là những kẻ
tin vào Chúa Giêsu Kitô, thì tôi là ai mà có thể ngăn cản Thiên Chúa?"
Nghe những lời ấy, họ
thinh lặng và ca tụng Thiên Chúa rằng: "Vậy ra Thiên Chúa cũng ban cho dân
ngoại ơn ăn năn sám hối để được sống".
Ðó là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 41, 2. 3;
42, 3. 4
Ðáp: Hồn con khát Chúa Trời, Chúa Trời hằng sống (Tv 41,
3a).
Hoặc đọc: Alleluia.
Xướng: 1) Như nai rừng
khát mong nguồn nước, hồn con khát Chúa, Chúa Trời ôi. - Ðáp.
2) Hồn con khát Chúa
Trời, Chúa Trời hằng sống; ngày nào con được tìm về ra mắt Chúa Trời! - Ðáp.
3) Xin chiếu giãi
quang minh và chân thực của Chúa, để những điều đó hướng dẫn con, đưa con lên
núi thánh và cung lâu của Ngài. - Ðáp.
4) Con sẽ tiến tới bàn
thờ Thiên Chúa, đến cùng Thiên Chúa làm cho con được hoan hỉ mừng vui. Với cây
cầm thụ, con sẽ ca ngợi Chúa, ôi Chúa là Thiên Chúa của con. - Ðáp.
Alleluia:
Alleluia, alleluia! -
Chúng con biết rằng Ðức Kitô đã thật sự sống lại từ cõi chết: Lạy Vua chiến thắng,
xin thương xót chúng con. - Alleluia.
Phúc Âm: Ga 10, 11-18
"Mục tử tốt
lành thí mạng sống vì chiên".
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Gioan.
Khi ấy, Chúa Giêsu
phán: "Ta là mục tử tốt lành. Mục tử tốt lành thí mạng sống vì chiên. Kẻ
làm thuê không phải là chủ chiên, và các chiên không phải là của người ấy, nên
khi thấy sói đến, nó bỏ chiên mà trốn. Sói sẽ bắt chiên và làm chúng tản mát. Kẻ
chăn thuê chạy trốn, vì là đứa chăn thuê, và chẳng tha thiết gì đến đàn chiên.
Ta là mục tử tốt lành, Ta biết các chiên Ta, và các chiên Ta biết Ta. Cũng như
Cha biết Ta và Ta biết Cha, và Ta thí mạng sống vì đàn chiên. Ta còn những
chiên khác không thuộc đàn này; cả những chiên đó Ta cũng phải mang về đàn;
chúng sẽ nghe tiếng Ta. Và sẽ chỉ có một đàn chiên và một chủ chiên. Vì lẽ này
mà Cha yêu mến Ta, là Ta thí mạng sống để rồi lấy lại. Không ai cất mạng sống
khỏi Ta, nhưng tự Ta, Ta thí mạng sống. Ta có quyền thí mạng sống và cũng có
quyền lấy lại. Ðó là mệnh lệnh Ta đã nhận nơi Cha Ta".
Ðó là lời Chúa.
Suy Niệm: Chúa chiên lành
Có một chàng sinh
viên, sau khi tốt nghiệp đại học, đã không chọn cho mình một ngành nghề chuyên
môn, nhưng lại đi chăn cừu thuê. Anh cho biết: Mỗi ngày anh phải làm việc tới
mười tám tiếng đồng hồ và làm tất cả bảy ngày trong tuần. Suốt thời gian ở trên
núi, anh hoàn toàn cô đơn, chỉ bầu bạn với chú chó, chú ngựa và hai ngàn con cừu.
Mỗi tuần một lần, người
ta đem đến cho anh thực phẩm, thư từ và đạn dược. Công việc của anh là làm sao
giữ cho đàn cừu được ở chung một chỗ, dẫn chúng đến nơi có cỏ và có nước, đồng
thời bảo vệ chúng khỏi thú dữ.
Anh kể: một buổi sáng
nọ, có một nhóm cừu tự rời khỏi bày, thế là tôi phải bỏ tất cả thời gian để lần
theo dấu vết của chúng. Ngay khi vừa mới tìm thấy, thì một cơn mưa bão ập xuống,
khiến tôi và những con cừu vừa ướt lại vừa bị lạnh cóng suốt đêm.
Câu chuyện trên cho
chúng ta thấy nghề chăn cừu thời nay thật là khó khăn và cực nhọc. Nhưng ngày
xưa, khi chưa có súng đạn thì công việc của họ không chỉ cực nhọc mà còn rất
nguy hiểm nữa.
Trong sách Samuel,
Đavid đã trả lời cho nhà vua trước lúc giao tranh với Goliath như sau: Tâu bệ hạ,
thần đã từng chăm sóc đàn cừu của phụ thân, bất cứ khi nào có một con sư tử hay
một con gấu cướp đi một con cừu, thì lập tức, thần rượt theo và tấn công nó để
cứu con cừu. Nếu con sư tử hay con gấu ấy quay vào tấn công thần, thần sẽ xông
tới, chộp cổ họng và đánh nó cho đến chết. Thần đã giết nhiều sư tử và gấu. Thần
cũng sẽ làm như vậy với tên Philitinh ngoại đạo này.
Từ những mẩu chuyện
trên chúng ta đi vào đoạn Tin mừng hôm nay, trong đó Chúa đã nói: Ta là mục tử
nhân lành, sẵn sàng hiến mạng sống mình vì đàn chiên. Nói cách khác Chúa Giêsu
chính là vị mục tử mà tiên tri Egiechiel đã loan báo: Ngài chăm sóc những con
bơ vơ yếu đuối, chữa lành những con bệnh hoạn và đi tìm những con bị lạc. Chúa
Giêsu còn làm hơn thế nữa, Ngài tự hiến mạng sống cho đoàn chiên. Và từ cõi chết
sống lại, Ngài đã chia sẻ vinh quang Phục sinh cho đoàn chiên của Ngài. Từ đó
chúng ta hãy rút ra một vài điểm thực hành:
Điểm thứ nhất, đó là
hãy tỏ lòng biết ơn Ngài vì nhờ sự chết và Phục sinh, Ngài đã cứu chúng ta khỏi
manh mối của thú dữ là ma quỷ và tội lỗi.
Điểm thứ hai, đó là
hãy bước đi dưới sự dẫn dắt của Ngài, nhờ vậy mà chúng ta chẳng bao giờ bị lầm
đường lạc lối. Trái lại, cuộc đời chúng ta sẽ được bảo đảm an toàn, bởi vì như lời
thánh vịnh cũng đã xác quyết: Chúa là Mục tử, Ngài dẫn lối chỉ đường cho con
đi. Đi trong tay Chúa nào con thiếu chi con sợ chi. Cỏ non rợn đồng xanh con
không bao giờ thiếu suối nước trường sinh con nghỉ uống no đầy.
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Hai Tuần IV PS
Bài đọc: Acts
11:1-18; Jn 10:1-10.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Con người phải
vâng theo Kế Hoạch của Thiên Chúa.
Có hai giai đọan trong
Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa: Trong giai đoạn thứ nhất, Ngài chọn dân Do-thái
để chuẩn bị cho Đấng Thiên Sai tới; sau đó, đến giai đọan thứ hai, Tin Mừng Cứu
Độ được loan báo cho tất cả mọi người. Nhiều người Do-thái chỉ dừng lại ở giai
đọan thứ nhất. Họ tin chỉ có họ mới là con Thiên Chúa và xứng đáng được hưởng
ơn Cứu Độ; Dân Ngoại không phải là con Thiên Chúa, họ xứng đáng để chịu hình phạt
và bị hư mất.
Các Bài Đọc hôm nay
xoay quanh tình thương Thiên Chúa và Kế Hoạch Cứu Độ dành cho mọi người. Trong
Bài Đọc I, Sách CVTĐ mô tả sự xung đột giữa các môn đệ về việc giao tiếp và chấp
nhận Dân Ngoại vào đạo thánh Chúa. Phêrô phải dùng thị kiến chiếc lưới từ trời
và kinh nghiệm mục vụ để thuyết phục họ: Trong Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa,
Dân Ngoại cũng được lãnh nhận Thánh Thần và ơn sám hối để được sự sống đời đời.
Loài người chúng ta không thể ngăn cản Kế Hoạch của Thiên Chúa. Trong Phúc Âm,
Chúa Giêsu tuyên bố Ngài là Mục Tử Tốt Lành đến để qui tụ tất cả các chiên và
cho chúng được sống dồi dào.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Ơn Cứu Độ được Thiên Chúa ban cho tất cả mọi người.
1.1/ Xung đột xảy ra giữa
người Do-thái và ông Phêrô: Theo truyền thống
Do-thái, họ sống cách biệt với các dân tộc khác, và không bao giờ vào nhà của
Dân Ngoại. Các người Do-thái chỉ trích Phêrô đã giao tiếp với Dân Ngoại, vào
nhà những kẻ không cắt bì, và ăn uống với họ. Bấy giờ ông Phêrô trình bày cho họ
biết thị kiến mà ông đã chứng kiến, ông nói: Tôi đang cầu nguyện tại thành
Joppa, trong lúc xuất thần, tôi thấy thị kiến này: Có một vật gì sà xuống,
trông như một tấm khăn lớn buộc bốn góc, từ trời thả xuống đến tận chỗ tôi.
Nhìn chăm chú và xem xét kỹ, tôi thấy các giống vật bốn chân sống trên đất, các
thú rừng, rắn rết và chim trời. Và tôi nghe có tiếng phán bảo tôi: "Phêrô,
đứng dậy, làm thịt mà ăn!” Tôi đáp: "Lạy Chúa, không thể được, vì những gì
ô uế và không thanh sạch không bao giờ lọt vào miệng con!” Có tiếng từ trời
phán lần thứ hai: "Những gì Thiên Chúa đã tuyên bố là thanh sạch, thì
ngươi chớ gọi là ô uế! Việc ấy xảy ra đến ba lần, rồi tất cả lại được kéo lên
trời.”
Thị kiến này đòi Phêrô
phải xét lại truyền thống Do-thái của mình: Vì tất cả những gì Thiên Chúa dựng
nên đều tốt lành và thanh sạch, ông không thể giữ thái độ khinh thường Dân Ngoại,
coi họ là dân không cắt bì, nô lệ, hay không thanh sạch.
1.2/ Thiên Chúa cũng ban
cho các Dân Ngoại ơn sám hối để được sự sống!
(1) Tin Mừng được rao
truyền cho Dân Ngoại: Phêrô tiếp tục kể: "Ngay lúc đó, có ba người đến nhà
chúng tôi ở: họ được sai từ Caesarea đến gặp tôi. Thần Khí bảo tôi đi với họ, đừng
ngần ngại gì. Có sáu anh em đây cùng đi với tôi. Chúng tôi đã vào nhà ông
Cornelius. Ông này thuật lại cho chúng tôi nghe việc ông đã thấy thiên sứ đứng
trong nhà ông và bảo: "Hãy sai người đi Joppa mời ông Simon, cũng gọi là
Phêrô. Ông ấy sẽ nói với ông những lời nhờ đó ông và cả nhà ông sẽ được cứu độ.”
Cornelius là viên Đại Đội Trưởng Roma, tuy là Dân Ngoại, nhưng ông đối xử rất tốt
với người Do-thái. Nhân cơ hội đó, Phêrô đã rao giảng Tin Mừng về Đức Kitô cho
tất cả những người trong gia đình Cornelius. Điều đáng chú ý là Thiên Chúa hoạt
động trong biến cố này: Ngài gởi thiên sứ tới báo tin cho Cornelius, đồng thời
dùng Thần Khí tác động trên Phêrô, để thúc đẩy ông cùng đi với 3 sứ giả của
Cornelius.
(2) Không ai có thể
ngăn cản Kế Hoạch Cứu Độ của Thiên Chúa: Tôi vừa mới bắt đầu nói, thì Thánh Thần
đã ngự xuống trên họ, như đã ngự xuống trên chúng ta lúc ban đầu. Tôi sực nhớ lại
lời Chúa nói rằng: "Ông Gioan thì làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì sẽ
được rửa trong Thánh Thần. Vậy, nếu Thiên Chúa đã ban cho họ cùng một ân huệ
như Người đã ban cho chúng ta, vì chúng ta tin vào Chúa Giêsu Kitô, thì tôi là
ai mà dám ngăn cản Thiên Chúa?" Phêrô nhắc lại biến cố Chúa Thánh Thần hiện
xuống trên các Tông-đồ trong ngày Lễ Ngũ Tuần; và nhờ biến cố này, Phêrô nhận
ra Thiên Chúa ban Thánh Thần cho tất cả mọi người, chứ không riêng gì những người
Do-thái. Sau đó, Phêrô làm Phép Rửa cho tất cả gia đình ông Cornelius.
Nghe Phêrô trình bày đầu
đuôi, người Do-thái mới hiểu ra. Họ tôn vinh Thiên Chúa và nói: "Vậy ra
Thiên Chúa cũng ban cho các Dân Ngoại ơn sám hối để được sự sống!"
2/ Phúc Âm: Tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.
2.1/ Chúa Giêsu là Cửa
chuồng chiên: Trong các làng mạc của
Do-thái, họ có chỗ chung để nhốt tất cả các chiên trong làng ban đêm. Chỗ nhốt
này chỉ có một cửa duy nhất có khóa, và chìa khóa chỉ người giữ cửa mới có. Người
giữ cửa biết tất cả các người chăn chiên, và chỉ mở cửa cho những người này.
Tuy nhiên, cũng có những người chăn chiên không vào làng, nhưng giữ chiên ngoài
cánh đồng như tại Bethlehem. Trong trường hợp này, người chăn chiên sẽ tìm những
hang đá mà chỉ có một ngõ ra vào. Đêm đến, họ sẽ lùa chiên vào trong hang đá,
và họ sẽ nằm ngủ ngay cửa ra vào. Trong trình thuật hôm nay, Chúa Giêsu đề cập
đến cả hai trường hợp:
(1) "Thật, tôi bảo
thật các ông: Ai không đi qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà
vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp. Còn ai đi qua cửa mà vào, người ấy là mục tử.
Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh; anh gọi tên từng
con, rồi dẫn chúng ra.”
(2) "Thật, tôi bảo
thật các ông: Tôi là Cửa cho chiên ra vào. Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp;
nhưng chiên đã không nghe họ. Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu. Người
ấy sẽ ra vào và gặp được đồng cỏ.”
2.2/ Liên hệ giữa mục tử
và chiên: Có một sự liên hệ mật thiết giữa mục
tử và đàn chiên. Người mục tử biết tất cả các chiên của mình và thói quen của từng
con một; nhiều mục tử còn đặt tên riêng cho mỗi con như “vằn” nếu con nào có những
vằn quanh như sóng trên người, “trắng,” “đen,” “khoang”... Đồng thời, các con
chiên cũng biết đánh hơi, hay nhận ra chủ của chúng nhờ tiếng gọi đặc biệt, hay
tiếng chuông, tiếng kèn, tiếng sáo mà người mục tử đeo trên mình. Đó là lý do tại
sao Chúa nói: “Khi đã cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau,
vì chúng nhận biết tiếng của anh. Chúng sẽ không theo người lạ, nhưng sẽ chạy
trốn, vì chúng không nhận biết tiếng người lạ."
Chúa cũng đề cập đến sự
khác biệt giữa Mục Tử và trộm cướp: “Kẻ trộm chỉ đến để ăn trộm, giết hại và
phá huỷ. Phần tôi, tôi đến để cho chiên được sống và sống dồi dào.” Người chăn
chiên thật phải chịu trách nhiệm về đàn chiên của mình với chủ; nếu chiên bị ăn
thịt, anh phải có bằng chứng rõ ràng để trình cho chủ. Người chăn chiên đích thực
phải chăm sóc bằng cách tìm những đồng cỏ xanh và nước trong lành cho chiên ăn
uống. Anh phải bảo vệ chiên khỏi mọi nguy hiểm như: chó sói, sư tử, kẻ trộm, kẻ
cướp... Qua hình ảnh thân thương này, Chúa Giêsu muốn ví Ngài như Mục Tử Tốt
Lành và các tín hữu được ví như đàn chiên. Ngài đến để cho chúng ta được sống,
và sống dồi dào.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Tất cả mọi người đều
có thể nhận được ơn Cứu Độ trong Kế Hoạch của Thiên Chúa, và Tin Mừng cần được
loan báo cho mọi dân tộc.
- Để được hưởng ơn Cứu
Độ, chúng ta cần biết lắng nghe và tin tưởng vào Đức Kitô, Người Mục Tử Tốt
Lành mà Thiên Chúa gởi tới con người.
- Người mục tử tốt
lành là người phải vào qua Cửa là Đức Kitô: họ phải nhân danh Đức Kitô giảng dạy,
chữa lành; và bắt chước Đức Kitô để săn sóc và bảo vệ đòan chiên của mình.
Linh mục Anthony
Đinh Minh Tiên, OP
Ga 10,11-18
ĐƯỢC SỐNG NHỜ ƠN
CHÚA
“Mọi kẻ đến trước tôi đều là trộm cướp; nhưng chiên đã không nghe họ.
Tôi là cửa. Ai qua tôi mà vào thì sẽ được cứu.” (Ga 10,8-9)
Suy niệm: Khi
nói mọi kẻ đến trước Ngài đều là trộm cướp, Chúa Giê-su không có ý nói đến những
tiên tri được Thiên Chúa sai đến trong Cựu Ước như Mô-sê, Ê-li-a, Giê-rê-mi-a
v.v, bởi các vị này nghe lời Thiên Chúa và thực thi lời Ngài. Nhưng Chúa Giê-su
nhắm đến những kẻ trong quá khứ, hiện tại và tương lai dám tự xưng được Thiên
Chúa sai đến thay vai trò của Chúa Giê-su. Chính những người Pha-ri-sêu thời
Chúa Giê-su từng xem mình là những người giữ cửa Nước Trời, nên Chúa Giê-su đã
cảnh cáo họ: “Khốn cho các ngươi, hỡi các kinh sư và người Pha-ri-sêu giả hình!
Các ngươi khóa cửa Nước Trời không cho thiên hạ vào! Các ngươi đã không vào, mà
những kẻ muốn vào, các ngươi cũng không để họ vào.” Những kẻ đến trộm cướp là vậy.
Ngược lại, Chúa Giê-su là Đấng chăn chiên tốt lành, dám hy sinh tính mạng vì
đàn chiên và ban sự sống cho đàn chiên để chiên được sống dồi dào. Ngài còn là
cửa cho chiên ra vào gặp được đồng cỏ xanh tươi. Điều này không có nghĩa đàn
chiên đi theo con đường riêng của mình, nhưng bước theo Chúa Giê-su là Mục Tử tốt
lành và được dưỡng nuôi, bảo vệ.
Mời Bạn: Trong bao nhiêu thứ nhu cầu, nhu cầu được sống với Chúa
có là nhu cầu ưu tiên, nhu cầu lẽ sống của bạn không? Những khi phải chọn lựa,
bạn có chọn Chúa trên hết mọi sự không?
Sống Lời Chúa: Mỗi ngày chọn một việc làm dâng lên Chúa.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin đừng để con vì cao ngạo mà lìa xa Chúa,
nhưng xin cho con khiêm tốn nhận ra rằng, con cần Chúa để được sống và sống dồi
dào.
(5 phút Lời Chúa)
Mục tử nhân lành (8.5.2017 – Thứ hai Tuần 4 Phục sinh)
Tiếng gọi của Chúa vẫn vang lên ở ngay nơi lời nài xin của con người... Khước từ tiếng kêu của con người là khước từ tiếng Chúa.
Suy niệm:
Mục tử và đàn chiên trên
đồng cỏ
là một hình ảnh quen
thuộc đối với người Palestin.
Giữa người và chiên có
một mối tương quan mật thiết.
Ở đây Ðức Giêsu tự ví
mình như người mục tử.
Mục tử nhân lành khác với
người chăn thuê,
vì dám hy sinh mạng sống
mình cho đoàn chiên,
chứ không bỏ chiên mà
chạy khi gặp sói dữ.
Hội Thánh là đoàn chiên
của Ðức Giêsu Kitô.
Giữa Ngài và từng con
chiên, có mối dây gắn bó.
Tôi biết chiên của tôi và
chiên của tôi biết tôi,
như Cha biết tôi và tôi
biết Cha.
Ðây là cái biết sâu thẳm,
cái biết hai chiều.
Chiên không phải là một
con vật ngờ nghệch, thụ động.
Chiên là hình ảnh của một
ngôi vị tự do.
Vị Mục Tử gọi tên từng
con bằng giọng quen thuộc.
Chiên nghe tiếng của Ngài
và đi theo.
Như thế giữa Mục Tử và
đoàn chiên
có sự hiểu biết nhau sâu
xa, nhận ra nhau dễ dàng,
và một sự trân trọng quý
mến nhau đặc biệt.
Sau Phục Sinh, Ðức Giêsu
đã giao cho Phêrô sứ mạng
chăn dắt và chăm sóc đoàn
chiên của Ngài.
Sứ mạng này bắt nguồn từ
một tình yêu.
Yêu mến Ngài dẫn đến yêu
mến đoàn chiên Ngài.
Ðức Giêsu là Mục Tử tối
cao và gương mẫu.
Mọi mục tử khác chỉ là
phụ tá
giúp chăn dắt đoàn chiên
của Ngài.
Mọi mục tử phải noi gương
Ngài,
dám chết để cho chiên
được sống.
Ngày nay, Chúa Giêsu vẫn
cần những người tiếp nối công việc của Ngài,
để lo cho đoàn chiên trên
thế giới.
Các bạn trẻ khi lớn lên
thường lập gia đình.
Ðiều đó thật là tốt đẹp.
Nhưng Chúa Giêsu vẫn muốn
một số bạn trẻ
ở bên Ngài cách đặc biệt
để được Ngài sai đi.
Họ chấp nhận hy sinh
quyền được lập một tổ ấm,
để có thể yêu mãnh liệt
hơn và bao la hơn.
Tiếng gọi của Chúa vẫn
vang lên
ở ngay nơi lời nài xin
của con người.
Những người đói khát Lời
Chúa, đói khát tình thương,
đói khát bánh ăn, đói
khát ý nghĩa cuộc sống.
Khước từ tiếng kêu của
con người là khước từ tiếng Chúa.
Chúa Giêsu mời các bạn
trẻ nhìn thấy đám đông bơ vơ.
Những người bệnh hoạn tật
nguyền, những trẻ em đường phố,
những người lầm lỡ, tự
đặt mình ở bên lề xã hội...
Thấy họ bằng trái tim và
để cho tim mình đáp trả.
Tạ ơn Chúa đã cho Hội
Thánh biết bao đại chủng sinh,
các linh mục, và các tu
sĩ nam nữ, các nhà thừa sai.
Nhưng đồng lúa chín vàng
vẫn cần nhiều thợ gặt,
tận tụy hơn, thanh khiết
hơn, vô vị lợi hơn.
Có thể chính bạn được
Chúa bất ngờ mời gọi
để đứng trong đội ngũ
những người phục vụ đó!
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
xin ban cho chúng con
những linh mục
có trái tim thuộc trọn về
Chúa,
nên cũng thuộc trọn về
con người.
Xin cho chúng con những linh mục
có trái tim biết yêu bằng
tình yêu hiến dâng,
một trái tim đủ lớn
để chứa được mọi người và
từng người,
nhất là những ai nghèo
khổ, bị bỏ rơi.
Xin cho chúng con những linh mục biết cầu nguyện,
có tình bạn thân thiết
với Chúa
để các ngài giới thiệu
Chúa cho chúng con.
Xin cho chúng con những linh mục thánh thiện,
có thể nuôi chúng con
bằng tấm bánh thơm tho,
tấm bánh Lời Chúa và Mình
Chúa.
Cuối cùng, xin cho chúng con những linh mục
có trái tim của Chúa,
say mê Thiên Chúa và say
mê con người,
hy sinh đời mình để bảo
vệ đoàn chiên
và dẫn đưa chúng con
đến với Chúa là Nguồn
Sống thật.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
8 THÁNG NĂM
Một Tặng Phẩm Của
Cuộc Phục Sinh
Trong phòng tiệc ly, Đức
Giêsu đã nói với các Tông Đồ về cuộc ra đi của Người và Người giải thích tại
sao Người phải ra đi. “Nếu Thầy không ra đi, Đấng Bảo Trợ sẽ không đến với anh
em. Nhưng nếu Thầy đi, Thầy sẽ sai Đấng ấy đến với anh em” (Ga 16, 7).
Sau những lời ấy, Đức
Giêsu chia tay với các môn đệ. Người từ giã thế giới này bằng một cách thê thảm
nhất mà trí tưởng tượng người ta có thể hình dung: bị xét xử như một tên tội phạm,
một kẻ gian manh, bị kết án tử và bị đóng đanh. Thật không có gì phải ngạc nhiên
khi cuộc Thương Khó của Đức Kitô đã là nỗi hãi hùng của các Tông Đồ đến thế. Cứ
theo suy nghĩ của loài người, thì đó là cả một nỗi ê chề thất vọng.
Nhưng rồi Đức Giêsu xuất
hiện giữa họ, khai mở lòng trí họ để họ hiểu sứ mạng và mục đích của Người. Người
khai mở tâm trí họ để giúp họ nhận ra Thánh Kinh hướng chỉ về Người như thế
nào.
Song họ cần có Đấng Bảo
Trợ, tức Chúa Thánh Thần, để giúp họ nhận hiểu trọn vẹn. Và kìa, Đức Kitô đã
trao ban Thánh Thần cho họ – ngay trong ngày phục sinh, ngay cả trước khi “gửi”
Thánh Thần đến vào dịp Lễ Ngũ Tuần. Người nói: “Anh em hãy nhận lấy Thánh Thần”.
Như vậy, Thánh Thần đã
được trao ban cho các Tông Đồ như là hoa trái của công cuộc cứu độ của Đức Kitô
trên thập giá. Toàn bộ mầu nhiệm Vượt Qua được đóng ấn bằng tặng phẩm vĩ đại là
Chúa Thánh Thần.
- suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 08 – 5
Cv 11, 1-18; Ga 10,
11-18.
LỜI SUY NIỆM: “Tôi chính là
Mục Tử nhân lành. Tôi biết chiên của tôi, và chiên của tôi thì biết tôi, như
Chúa Cha biết tôi, và tôi biết Chúa Cha, và tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn
chiên.”
Trong tuần lễ Chúa
Chiên Lành, mỗi người chúng ta đều được Giáo Hội nhắc lại cho chúng ta nhớ về
Chúa Giêsu và Giáo Hội Người thiết lập vì sự sống của toàn thể nhân loại. Chúa
Giêsu đã công khai tuyên bố: “Tôi là cửa để đàn chiên ra vào và được sống” Ngay
lúc này đây chúng ta cũng được nghe Chúa nói: “Tôi là Mục Tử nhân lành” và Người
còn xác nhận: “Tôi biết chiên của tôi, và chiên tôi biết tôi” Và Người còn nói
rõ: “Tôi hy sinh mạng sống mình cho đoàn chiên” Để bảo vệ sự sống cho những ai
thuộc về Người. Và cần đến Người.
Lạy Chúa Giêsu. Được
Chúa chăn dắt, bảo vệ và nuôi sống, là niềm vinh dự, vui sướng của chúng con.
Xin cho chúng con luôn thuộc về Chúa, để chúng con được vui sống bình an, hạnh
phúc.
Mạnh Phương
08 Tháng Năm
Chữ Thập Ðỏ
Buổi sáng ngày
24/6/1859, Henri Dunant, một thương gia trẻ tuổi người thụy Sĩ, thức giấc với
nhiều bận tâm. Từ mấy ngày nay, anh đang trọ tại một lữ quán nghèo thuộc miền
Castiglione delle Stiviere bên Italia. Anh đến italia với một công tác rất táo
bạo, đó là gặp cho kỳ được Hoàng Ðế Napoleon đệ tam của nước Pháp để xin cấp
cho anh giấy phép được thiết lập một số nhà máy xay lúa tại Algerie, lúc bấy giờ
đang là thuộc địa nước Pháp...
Từ trong quán trọ
nhìn ra, anh thấy từng đoàn binh sĩ Pháp di chuyển về cánh đồng Solferino... Và
những gì phải xảy ra đã xảy ra... 300 ngàn con người từ hai phía đã giáp chiến.
Tiếng súng nổ, tiếng người la hét giãy giụa. Khi màn đêm xuống, tiếng súng thưa
dần, người ta chỉ còn nghe thấy tiêng rên la của các thương binh từ hai phía...
Giờ phút này Henri Dunant không còn nghĩ gì đến dự án thiết lập các nhà máy xay
lúa tại Algerie nữa. Thay vào đó, nỗi oán ghét chiến tranh và sự cảm thông với
các thương binh mỗi lúc một xâm chiếm tâm hồn anh, nhất là khi người ta bắt đầu
di chuyển các thương binh vào các làng mạc...
Một người lính Pháp
vừa lê lết vừa xin nước uống. Nguyên một bàn chân đãbị cắt đi khỏi thân thể.
Dunant dìu anh vào quán trọ. Cùng với các y sĩ của các phe đang tham chiến,
Henri Dunant đã động viên tất cả dân làng để mang thực phẩm và thuốc men đến
cho các thương binh, bất kể họ thuộc bên nào.
Trong những ngày ấy,
thay cho dự án kinh doanh, Henri Dunant đã dành thời giờ đê viết lại hồi ký về
trận Solferino. Anh mô tả lại tất cả những gì anh đã chứng kiến và kêu gọi tất
cả những người thiện chí trên thế giới hãy giúp anh để chấm dứt thảm cảnh ấy.
Không mấy chốc, cuốn sách đã được dịch ra nhiều thứ tiếng và được gửi đến các
Chính Phủ trên thế giới. Ngay tức khắc, một tổ chức nhân đạo tại Génève đã thỏa
thuận trợ giúp cho công tác của Dunant. Anh đi khắp các thủ đô Âu Châu để thuyết
phục các nhà cầm quyền ký vào một quy ước nhìn nhận quyền bất khả xâm phạm của
các thương binh, các y tá và tất cả những ai phục vụ trong ngành quân y...
Ngày 26/10/1963, đại
diện của 16 nước đãgặp nhau tại Génève. Tổ chức do Henri Dunant khai sinh được
chính thức chào đời ngày hôm đó. Người ta gọi tổ chức này là Hội Chữ Thập Ðỏ,
do biểu tượng của một chữ thập đỏ in trên nền trắng... Dấu hiệu này đã được
treo trên các lều, các nhà cửa thuộc về phong trào này... Ðó là món quà lớn nhất
mà Henri Dunant đã tặng cho nhân loại.
Trong tập hồi ký trận
Solferino, Henri Dunant đã ghi lại như sau: Có nhiều binh sĩ Áo dưới quyền chỉ
huy của Hoàng Ðế Prancois Joseph bị bắt làm tù binh. Henri Dunant đã săn sóc họ
tận tình. Thấy thế, một bà cụ già trong làng đã phản đối vì cho rằng người Áo
là kẻ thù. Henri Dunant đã nói với bà cụ già như sau: "Trong sự đau khổ,
không còn khác biệt giữa bạn và thù nữa.. Tất cả chúng ta đều là anh em với
nhau".
Nhìn mọi người như anh
em của mình, một cái nhìn như thế hẳn phải xuất phát từ một niềm tin rất sâu sắc...
Năm 1901, lần đầu
tiên, giải thưởng Nobel hòa bình đã được trao tặng và người được danh dự ấy
chính là vị sáng lập ra Hội Chữ Thập Ðỏ. Mười năm sau, con người đã trao tặng
cho thế giới một món quà cao quý như thế đãqua đời trong một bệnh viện dành cho
những người hành khất nghèo nàn bên Thụy Sĩ. Gia tài của ông đẻ lại là vài cuốn
sách, năm ba lá thư và một di chúc thiêng liêng như sau: "Hoặc tôi là một
môn đệ của Ðức Kitô giống như các tín hữu của những thế kỷ đầu hoặc tôi không
là gì hết".
Ðặc biệt của các tín hữu
sơ khai và cũng là lý tưởng của Henri Dunant chính là lòng mến, lòng mến đã biến
họ nhận ra mọi người như là anh em, con cùng một Cha trên Trời... Mỗi người
Kitô chúng ta cũng có thể lập lại lời di chúc của vị sáng lập Hội Chữ Thập Ðỏ:
"Hoặc tôi tôn trọng và yêu thương tha nhân hoặc tôi không là gì hết".
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét