Thánh vịnh 78 A
Thánh vịnh 78 là một trong các thánh vịnh được giữ gìn cẩn
thận nhất trong truyền thống văn bản. Nó thuộc nhóm các thánh vịnh phụng vụ ca
tụng lòng trung thành của Giavê đối với dân Ngài gồm các thánh vịnh 81; 95;
105; 106. Tuy nhiên, thánh vịnh 78 chỉ giữ lại hai lúc của phụng vụ đó là việc
xưng thú tội lỗi, giống như thánh vịnh 106; và diễn văn kỷ niệm, giống như
thánh vịnh 105. Nhưng cần ghi nhận rằng hai thời điểm này được trộn lẫn vào
nhau tới độ trình bầy một cái nhìn hiệp nhất: sự bất trung của quốc gia được
tuyển chọn (lúc xưng thú) được nhìn trên khung nền sự toàn năng của Thiên Chúa
không mỏi mệt, luôn luôn kiên nhẫn và yêu thương Israel. Hình thái và nội dung
của thánh vịnh 78 cũng như của các thánh vịnh thuộc nhóm này cho thấy linh hứng
hiển nhiên của trường phái đệ nhị luật, đến độ có người cho rằng tác giả của nó
là một thầy Lêvi hay một tư tế thời vua Giosia, là một người thuộc phong trào cải
cách - tức phong trào đệ nhị luật - muốn tái lập niềm tin tinh tuyền nơi Giavê
trong quốc gia, bằng cách nhắc lại các thời gian đầu của lịch sử dân Israel,
nghĩa là thời sống trong sa mạc, tràn đầy các biến cố. Trái lại có nhiều nhà
chú giải khác nhận ra trong các câu 9 và 67 các điểm tranh luận chống lại người
Samaria, là con cháu của các chi tộc miền trung bắc, nhấn mạnh trên việc lựa chọn
chi tộc Giuđa và nhà Đavít (cc. 68-72), và trông thấy, đặc biệt trong phần kết
luận, một ảnh hưởng nào đó của sản xuất lịch sử-thần học thời hậu đi đầy, được
đại diện bởi trường phái sử biên, có tư tưởng chính là việc tuyển chọn nhà
Đavít. Như vậy mục đích đầu tiên của thánh vịnh 78 là khắc ghi sâu đậm nơi tâm
trí những người tham dự phụng vụ bổn phận ghi nhớ các biến cố quá khứ, là các
điềm thiêng dấu lạ Thiên Chúa đã làm cho Israel cũng như các bất trung của cha
ông, để họ biết lượng định đúng đắn giá trị các kỳ công ấy của Thiên Chúa,
tránh xa các bất trung của cha ông, và trung thành với giao ước đã ký kết với
Thiên Chúa.
Thánh vịnh gồm phần mở đầu, các câu 2-11; các việc kỳ diệu
Thiên Chúa đã làm trong sa mạc, các câu 12-31; sự bất trung của thế hệ cha ông
và lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa đối với họ, các câu 32-41; từ các việc kỳ diệu
Thiên Chúa thực hiện bên Ai Cập cho tới lúc chiếm được Đất Hưá, các câu 42-52;
sự bất trung của dân Chúa và việc Thiên Chúa bỏ rơi dân Israel thời các Thủ
Lãnh, các câu 56-64; việc thức tỉnh ơn huệ của Thiên Chúa với sự tuyển chọn vua
Đavít, các câu 65-72.
Thánh vịnh 78 bắt đầu với một dẫn nhập dài có cấu
trúc. Khởi đầu là lời mời gọi có sắc thái khôn ngoan, hai câu 1-2; tiếp đến là
đề tài và việc nhắc lại truyền thống được truyền tụng từ đời cha sang đời con,
kể lại các cử chỉ cứu độ của Giavê, truyền thống được chính Giavê ra lệnh, các
câu 3-6; sau cùng là mục đích: khi biết quý chuộng các kỳ công Thiên Chúa đã thực
hiện và thực thi các điều luật và giáo huấn của Ngài, các thế hệ tương lai
không bắt chước lối sống bất trung của cha ông họ, các câu 7-8.10-11. Lời mở đầu
thánh vịnh rất giống với lời kêu gọi tác giả thánh vịnh 49 hướng tới mọi dân tộc
trong phần đầu bài học khôn ngoan của ông. Nhưng toàn phần mở đầu này của thánh
vịnh có các điểm tiếp cận văn chương cũng như đề tài của phần dẫn nhập thánh ca
đệ nhị luật của ông Môshê trong chương 32,1-6 sách Đệ Nhị Luật.
“Dân tôi hỡi, này nghe tôi dạy bảo, lắng tai đón nhận lời lẽ
miệng tôi.
Mở miệng ra, tôi sẽ nói đôi lời huấn dụ, công bố điều huyền bí thuở xa xưa. Điều chúng tôi đã từng nghe biết do cha ông kể lại cho mình, chúng tôi chẳng giấu gì con cháu cả, sẽ tường thuật cho thế hệ mai sau: sự nghiệp lẫy lừng, quyền uy của Giavê, với những kỳ công Chúa đã làm. Người đã ban huấn lệnh cho nhà Gia-cóp, đặt ra lề luật cho Ít-ra-en, dạy tổ tiên chúng tôi truyền lại cho con cháu các cụ được tường, hầu thế hệ tương lai kẻ hậu sinh cũng biết, rồi mai ngày đến lượt kể cho con cháu mình. Như vậy, chúng sẽ đặt niềm tin vào Thiên Chúa, không lãng quên những việc Chúa làm và tuân giữ lệnh Người truyền dạy: Đừng như thể cha ông, nòi ngoan cố phản loạn, nòi tâm địa thất thường, dạ bất trung cùng Chúa. Người chi tộc Ép-ra-im rành nghề cung nỏ ngày giao chiến đành phải tháo lui; họ không giữ giao ước với Chúa Trời, và chẳng chịu sống theo luật Chúa; đã quên đi những việc Người làm, những kỳ công Người đã cho chứng kiến.”
Mở miệng ra, tôi sẽ nói đôi lời huấn dụ, công bố điều huyền bí thuở xa xưa. Điều chúng tôi đã từng nghe biết do cha ông kể lại cho mình, chúng tôi chẳng giấu gì con cháu cả, sẽ tường thuật cho thế hệ mai sau: sự nghiệp lẫy lừng, quyền uy của Giavê, với những kỳ công Chúa đã làm. Người đã ban huấn lệnh cho nhà Gia-cóp, đặt ra lề luật cho Ít-ra-en, dạy tổ tiên chúng tôi truyền lại cho con cháu các cụ được tường, hầu thế hệ tương lai kẻ hậu sinh cũng biết, rồi mai ngày đến lượt kể cho con cháu mình. Như vậy, chúng sẽ đặt niềm tin vào Thiên Chúa, không lãng quên những việc Chúa làm và tuân giữ lệnh Người truyền dạy: Đừng như thể cha ông, nòi ngoan cố phản loạn, nòi tâm địa thất thường, dạ bất trung cùng Chúa. Người chi tộc Ép-ra-im rành nghề cung nỏ ngày giao chiến đành phải tháo lui; họ không giữ giao ước với Chúa Trời, và chẳng chịu sống theo luật Chúa; đã quên đi những việc Người làm, những kỳ công Người đã cho chứng kiến.”
“Ôi dân ta hỡi”: kiểu nói này rất thông thường trên miệng
Giavê, hiển nhiên là tác giả tự coi mình như kẻ đại diện Ngài. Trong văn thể
khôn ngoan người được mời lắng nghe được gọi với một giọng cha chú là “con ơi”.
“Giáo huấn của Ta”: tôrati là từ ám chỉ Lề Luật của Giavê,
nhất là trong nền văn chương ngôn sứ (Is 51,7; Gr 9,12 vv.) Sách Torah là sách
Luật của dân Do thái. Trong truyền thống khôn ngoan từ “tôrati” ám chỉ lời cảnh
cáo hay giáo huấn của người khôn ngoan (Cn 3,1; 4,2).
“Các dụ ngôn”: Mashal trong tiếng Do thái là từ vựng của nền
văn chương khôn ngoan. Nó ám chỉ một câu nói bí nhiệm dấu ẩn đối với con
mắt của người hời hợt hay không chú ý tới một sự thật quan trọng, cần phải đặc
biệt lưu tâm mới có thể khám phá ra. Thánh sử Mátthêu đã ám chỉ từ này, khi đề
cập tới sự kiện Chúa Giêsu dùng dụ ngôn mà giảng dậy dân chúng (Mt 13,34-35).
“Những điều kín ẩn của thời xa xưa”: trình bầy đề tài tổng quát của thánh vịnh,
tập trung vào thuở ban đầu của lịch sử Israel và tương quan bí nhiệm giữa các bất
trung của thế hệ cha ông và lòng nhân lành kiên trì của Thiên Chúa trong khung
cảnh lịch sử cứu độ.
“Những gì chúng con đã nghe và đã học biết”: qua đó tác giả
loan báo ý niệm truyền thống với các từ vựng chính xác hơn, truyền thống này là
nền tảng sự mạc khải của Thiên Chúa, xưa cũng như nay. Đó là điều đã được tác
giả thánh vịnh 44 nêu rõ: “Lạy Thiên Chúa, tai chúng con đã từng được nghe ruyện
cha ông vẫn thường kể lại về công trình Chúa đã làm nên
thời các cụ thuở xa xưa ấy” (Tv 44,2). Tác giả sách Đệ Nhị Luật cũng khuyên dân Do thái trong chương 32 như sau: “Hãy nhớ lại những ngày xưa tháng cũ, và ngẫm xem từng thế hệ qua rồi. Cứ hỏi cha ngươi là người sẽ dạy, thỉnh bậc lão thành, họ sẽ nói cho nghe.” (Đnl 32,7).
thời các cụ thuở xa xưa ấy” (Tv 44,2). Tác giả sách Đệ Nhị Luật cũng khuyên dân Do thái trong chương 32 như sau: “Hãy nhớ lại những ngày xưa tháng cũ, và ngẫm xem từng thế hệ qua rồi. Cứ hỏi cha ngươi là người sẽ dạy, thỉnh bậc lão thành, họ sẽ nói cho nghe.” (Đnl 32,7).
“Chúng con sẽ kể lại cho thế hệ tương lại các lời chúc tụng
Giavê và quyền năng của Ngài”: đây là lần thứ hai tác giả cho thấy đề tài và
tương quan của nó với truyền thống trong khiá cạnh cử hành của loại thánh
thi. Chính khiá cạnh này giúp phân biệt sáng tác thi ca ở đây với loại giáo huấn
của nền văn chương khôn ngoan. Đây cũng đã là tâm tình của tác giả thánh vịnh
145: “Ngày lại ngày, con xin chúc tụng Chúa và ca ngợi Thánh Danh muôn thuở
muôn đời. Chúa thật cao cả, xứng muôn lời ca tụng.
Người cao cả khôn dò khôn thấu. Đời nọ tới đời kia, thiên hạ đề cao sự nghiệp Chúa và truyền tụng những chiến công của Ngài,
tuyên bố Ngài oai phong vinh hiển, kể lại rằng: Ngài thực hiện những kỳ công, bảo cho nhau: sức mạnh Ngài đáng sợ, loan truyền rằng: Ngài cao cả lắm thay!” (Tv 145,2-6)
Người cao cả khôn dò khôn thấu. Đời nọ tới đời kia, thiên hạ đề cao sự nghiệp Chúa và truyền tụng những chiến công của Ngài,
tuyên bố Ngài oai phong vinh hiển, kể lại rằng: Ngài thực hiện những kỳ công, bảo cho nhau: sức mạnh Ngài đáng sợ, loan truyền rằng: Ngài cao cả lắm thay!” (Tv 145,2-6)
“Ngài đã thiết lập một chứng tá tại Giacóp và đặt một luật lệ
tại Israel”: việc tưởng niệm các kỳ công của Chúa và ghi nhớ nó được truyền tụng
cho các thế hệ tương lai nhằm khơi dậy nơi họ sự tin tưởng nơi Thiên Chúa và việc
trung thành tuân giữ các điều luật của Ngài là một lệnh truyền cho Israel, một
quy tắc của Thiên Chúa nhà Giacóp, một chứng tá cho nhà Giuse, như viết trong
thánh vịnh 85: “Đó là luật Ít-ra-en phải cứ,
Thiên Chúa nhà Gia-cóp đã phán truyền. Chỉ thị này, nhà Giu-se đã nhận khi bỏ miền Ai-cập ra đi.” (Tv 81,5-6). Việc nhớ lại bổn phận ấy là một trong các điểm sơ khởi cho diễn văn tưởng niệm của phụng vụ lòng trung thành giavít. Ở đây từ tôrah có nghĩa là sắc lệnh của Thiên Chúa. Đây cũng là điều ông Môshê đã căn dặn dân Israel như ghi trong chương 6 sách Đệ Nhị Luật: “Hãy yêu mến Giavê, Thiên Chúa của anh (em), hết lòng hết dạ, hết sức anh (em). Những lời này tôi truyền cho anh (em) hôm nay, anh (em) phải ghi tạc vào lòng. Anh (em) phải lặp lại những lời ấy cho con cái, phải nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà cũng như lúc đi đường, khi đi ngủ cũng như khi thức dậy” (Đnl 6,5-7).
Thiên Chúa nhà Gia-cóp đã phán truyền. Chỉ thị này, nhà Giu-se đã nhận khi bỏ miền Ai-cập ra đi.” (Tv 81,5-6). Việc nhớ lại bổn phận ấy là một trong các điểm sơ khởi cho diễn văn tưởng niệm của phụng vụ lòng trung thành giavít. Ở đây từ tôrah có nghĩa là sắc lệnh của Thiên Chúa. Đây cũng là điều ông Môshê đã căn dặn dân Israel như ghi trong chương 6 sách Đệ Nhị Luật: “Hãy yêu mến Giavê, Thiên Chúa của anh (em), hết lòng hết dạ, hết sức anh (em). Những lời này tôi truyền cho anh (em) hôm nay, anh (em) phải ghi tạc vào lòng. Anh (em) phải lặp lại những lời ấy cho con cái, phải nói lại cho chúng, lúc ngồi trong nhà cũng như lúc đi đường, khi đi ngủ cũng như khi thức dậy” (Đnl 6,5-7).
“Đặt tin tưởng nơi Thiên Chúa”: câu trả lởi của Israel đối với
sự ân cần lo lắng của Thiên Chúa được tỏ lộ ra qua việc tuân giữ các điều luật
của Chúa, là đề tài thường gặp trong các khích lệ của truờng phái đệ nhị luật:
“Trước mắt chúng ta, Giavê đã thực hiện những điềm thiêng dấu lạ lớn lao và khủng
khiếp, phạt Ai-cập, phạt Pha-ra-ô và tất cả triều đình vua ấy. Còn chúng
ta, Người đã đưa ra khỏi đó, để dẫn chúng ta vào và ban cho chúng ta đất Người
đã thề hứa với cha ông chúng ta. Giavê đã truyền cho chúng ta đem ra thực hành
tất cả những thánh chỉ này và kính sợ Giavê, Thiên Chúa chúng ta, để chúng ta
được hạnh phúc mọi ngày và để Người cho chúng ta được sống, như ngày hôm
nay. Chúng ta sẽ là người công chính, nếu chúng ta lo đem ra thực hành tất
cả mệnh lệnh này trước nhan Giavê, Thiên Chúa chúng ta, như Người đã truyền cho
chúng ta." (Đnl 6,22-25).
“Và ước chi chúng đừng như cha ông chúng”: đây là dấu chỉ thứ
ba cho thấy đề tài của thánh vịnh 78: sự bất trung của thế hệ cha ông người Do
thái đối với Thiên Chúa, cũng như việc không tuân giữ các lề luật của Ngài. Các
thế hệ đến sau đừng có bắt chước gương sống phản bội đó của người xưa. Cùng đề
tài này đã được nhắc tới trong bài thánh thi của ông Môshê như viết trong sách
Đệ Nhị Luật chương 32: “Những đứa con mà Chúa đã sinh ra không tì ố lại lỗi đạo
với Người, ôi nòi giống lưu manh tà vạy! Hỡi dân tộc ngu si khờ dại, ngươi đáp
đền ơn Giavê vậy sao?
Há chính Người chẳng phải cha ngươi, Đấng dựng nên ngươi, Đấng tạo thành, củng cố?” (Đnl 32, 5-6).
Há chính Người chẳng phải cha ngươi, Đấng dựng nên ngươi, Đấng tạo thành, củng cố?” (Đnl 32, 5-6).
“Thế hệ ngoan cố phản loạn”: sôrer umôreh trong tiếng Do
thái là hai tính từ miêu tả dân Do thái cứng đầu cứng cổ, lòng chai dạ đá, giống
như kiểu nói trong chương 21 sách Đệ Nhị Luật: “Khi có đứa con ngỗ nghịch và bất
trị, không nghe lời cha mẹ, cha mẹ có sửa dạy, nó cũng chẳng chịu nghe…” (Đnl
21,18.20).
Đó cũng là điều miêu tả trong chương 32 cùng sách: “Những đứa
con mà Chúa đã sinh ra không tì ố lại lỗi đạo với Người, ôi nòi giống lưu manh
tà vạy!” (Đnl 32,5). Xem ra đây là một từ pháp lý dùng để miêu tả đứa con ngỗ
nghịch, cứng đầu cứng cổ, không vâng lời cha mẹ nên họ phải mang ra cho các bô
lão xét xử và bị ném đá cho chết. Trong các Phúc Âm Chúa Giêsu cũng nhiều lần gọi
dân Do thái là “nòi giống bất trung” (Mt 12,39).
Câu 9 bẻ gẫy diễn văn bị các nhà chú giải coi là được thêm
vào sau này hay là một di dời của câu 57, có ý diễn tả trước ở đây lý do tranh
luận chống Samaria của phần cuối thánh vịnh, câu 67.
“Chúng không tuân giữ giao ước và khước từ bước đi trong luật
lệ Ngài”: berít và tôrah là hai từ quy chiếu truyền thống Sinai, từ tôrah
được lập lại ba lần chắc chắn ám chỉ Luật Lệ Giavê Thiên Chúa đã ban cho dân Do
thái qua trung gian ông Môshê tại núi Sinai. Trong truyền thống Đệ Nhị Luật, luật
lệ đó trở thành một việc trình bầy và là một soạn thảo điều lệ của lịch sử cứu
độ, hướng tới thế hệ hiện tại cũng như thế hệ tương lai. Việc ký kết giao ước ấy
được làm tại chân núi Sinai và được đi kèm bởi ơn và việc chấp nhận Luật Lệ
Thiên Chúa ban cho dân Ngài. Nó là một viên đá mốc đánh dấu có tầm quan trọng định
đoạt trong lịch sử của dân Israel.
TV 78 A
Linh Tiến Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét