THỨ HAI 16/12/2013
Thứ Hai Tuần III
Mùa Vọng
Bài
Ðọc I: Ds 24, 2-7. 15-17a
"Ngôi
sao từ nhà Giacóp mọc lên".
Trích
sách Dân Số.
Trong
những ngày ấy, Balaam ngước mắt lên nhìn Israel cắm trại theo từng bộ lạc, và
Thánh Thần Chúa ngự xuống trên ông, ông liền tuyên sấm và nói: "Lời sấm của
Balaam, con ông Beor, lời sấm của người đang mở mắt; lời sấm của người nghe lời
Thiên Chúa, của người chiêm ngắm Ðấng Toàn Năng, của người ngã mà mắt vẫn mở. Hỡi
nhà Giacóp, doanh trại của ngươi đẹp biết bao! Hỡi Israel, chỗ cư ngụ của ngươi
tốt dường nào! Nó rộng lớn như thung lũng, như những vườn bên dòng sông, như
cây trầm hương mà Thiên Chúa đã trồng, như cây hương nam bên suối nước. Nước
tràn ra khỏi thùng chứa, và hạt giống của ngươi được tưới dư dật. Vua ngươi sẽ
trổi vượt Agag, và vương quốc ngươi sẽ uy hùng".
Balaam
lại tuyên sấm và nói: "Lời sấm của Balaam, con của Beor, lời sấm của người
đang mở mắt, lời sấm của người nghe lời Thiên Chúa, của người biết ý nghĩ Ðấng
Tối Cao, của người xem thấy hình ảnh Ðấng Toàn Năng, của người ngã mà mắt vẫn mở.
Tôi thấy Người, chưa phải bây giờ. Tôi thấy Người không phải gần. Một ngôi sao
từ Giacóp mọc lên. Một phủ việt từ Israel xuất hiện".
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 24, 4bc-5ab. 6-7bc. 8-9
Ðáp: Lạy Chúa, xin
chỉ cho con đường đi của Chúa (c. 4b).
Xướng:
1) Lạy Chúa, xin chỉ cho con đường đi của Chúa, xin dạy bảo con về lối bước của
Ngài. Xin hướng dẫn con trong chân lý và dạy bảo con, vì Chúa là Thiên Chúa cứu
độ con. - Ðáp.
2)
Lạy Chúa, xin hãy nhớ lòng thương xót của Ngài, lòng thương xót tự muôn đời vẫn
có. Xin hãy nhớ con theo lòng thương xót của Ngài, vì lòng nhân hậu của Ngài,
thân lạy Chúa. - Ðáp.
3)
Chúa nhân hậu và công minh, vì thế Ngài sẽ dạy cho tội nhân hay đường lối. Ngài
hướng dẫn kẻ khiêm cung trong đức công minh, dạy bảo người khiêm cung đường lối
của Ngài. - Ðáp.
Alleluia:
Alleluia,
alleluia! - Chúa đến, hãy ra đón Người; chính Người là Hoàng tử Bình an. -
Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 21, 23-27
"Phép
rửa của Gioan bởi đâu mà có?"
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy Chúa Giêsu vào Ðền thờ. Lúc Người giảng dạy, các thượng tế và kỳ lão trong
dân đến hỏi Người rằng: "Ông lấy quyền nào mà làm những điều này? Ai đã
ban quyền ấy cho ông?" Chúa Giêsu trả lời: "Tôi cũng hỏi các ông một
điều. Nếu các ông trả lời cho tôi, thì tôi sẽ nói cho các ông biết tôi lấy quyền
nào mà làm các điều đó. - Phép Rửa của Gioan bởi đâu mà có? Bởi trời hay bởi
người ta?" Họ bàn tính với nhau rằng: "Nếu ta nói bởi trời, thì ông sẽ
nói với ta: Vậy tại sao các ngươi không tin ông ấy? Và nếu ta nói bởi người ta,
thì chúng ta lại sợ dân chúng. Vì mọi người coi Gioan như một vị tiên
tri". Bấy giờ họ trả lời Chúa Giêsu rằng: "Chúng tôi không được biết".
Chúa Giêsu nói với họ: "Tôi cũng không nói cho các ông biết tôi lấy quyền
nào mà làm các điều đó".
Ðó
là lời Chúa.
Suy
Niệm: Phép Rửa Của Gioan Bởi Ðâu Mà Có
Trong
tập sách "Án Tử Xuân Thu" có câu chuyện kể lại tài ứng xử của Án Tử
như sau:
Khi
Án Tử sắp sang nước Sở, vua Sở nghe thấy bảo với cận thần rằng:
-
Án Tử là người có tài ăn nói của nước Tề, nay muốn sang đây, ta muốn làm nhục,
có cách gì không?
Cận
thần thưa:
-
Ðể bao giờ Án Tử sang, cận thần sẽ tìm một người, cho trói lại và dẫn người ấy
đến trước mặt vua để giả làm một người nước Tề bị bắt vì tội ăn trộm.
Lúc
Án Tử đến nơi, vua Sở làm tiệc thiết đãi tử tế. Ðang giữa cuộc rượu, bỗng thấy
hai tên lính điệu một người bị trói vào:
Vua
hỏi:
-
Tên kia tội gì mà phải trói thế?
Lính
thưa:
-
Tên ấy là một người nước Tề mắc phải tội ăn trộm.
Vua
đưa mắt nhìn Án Tử hỏi rằng:
-
Người nước Tề hay trộm cắp lắm nhỉ?
Án
Tử đứng dậy thưa rằng:
-
Chúng tôi trộm nghe thấy rằng: cây quất mọc ở đất Hoài Nam thì là quất ngọt,
đem sang cấy ở đất Hoài Bắc thì quất chua, cành lá giống nhau mà quả lại chua
ngọt khác nhau là tại làm sao? Tại vì thủy thổ khác nhau vậy. Nay thân sinh ở
nước Tề thì không ăn trộm, sang ở nước Sở lại sinh ra trộm cắp, có lẽ vì lý do
khác nhau về thủy thổ mà nó sinh ra như vậy chăng?
Sở
Vương muốn làm nhục, làm hại Án Tử nhưng rồi trước bằng chứng về sự thực mà Án
Tử đưa ra để biện minh, Sở Vương đành thúc thủ chịu cái nhục. Nhờ vào sự thật
mà hậu quả đã đột ngột xoay chuyển dự liệu trù tính của kẻ bày mưu. Hoàn cảnh của
Sở Vương lúc này cũng phần nào giống như tâm trạng của các thượng tế và kỳ lão
khi họ lên tiếng muốn bắt bẻ Chúa Giêsu.
Bài
trích sách Dân Số của Phụng Vụ Lời Chúa hôm nay đã tường thuật cho chúng ta về
hành vi của Balaam, một thầy pháp của dân Moab. Ông được trao nhiệm vụ chúc dữ
cho dân Israel dân Chúa. Thế nhưng, khi được đưa lên đỉnh núi Peor, ông lập đàn
tế thần chuẩn bị lời chúc dữ. Nhìn xuống doanh trại của dân Israel, được thúc đẩy
bởi Thần Khí của Giavê Thiên Chúa, một sự thật không thể cưỡng lại khiến cho từ
miệng ông lời chúc dữ đã trở thành lời chúc lành.
Trong
bài Tin Mừng, một cách nào đó câu trả lời của các thượng tế và kỳ lão đặt ra
cũng mang hình thức tìm kiếm sự thật. Tuy nhiên, mục đích của họ lại khác hẳn,
họ muốn bắt bẻ Chúa Giêsu, muốn tìm cớ hại Ngài. Tuy thế, Chúa Giêsu vẫn khoan
dung trước thái độ cố chấp của họ. Ngài đặt ra cho họ một câu hỏi của Ngài
không phải là một sự bắt bẻ hoặc gài bẫy họ để họ có dịp trở lại nhưng Ngài muốn
đặt họ trước một sự thật, đó là Gioan Tẩy Giả kẻ dọn đường Chúa đến với phép rửa
thống hối.
Quay
ngược thời gian trở về với Gioan Tẩy Giả, Chúa Giêsu cũng muốn khơi dậy nơi họ
khởi động niềm tin vào Ngài, vì Gioan Tẩy Giả một vị tiên tri lớn của người Do
Thái, cuộc đời và lời giảng của ông không một điểm nào đáng trách, bao người đã
đến nghe ông giảng và họ lãnh nhận phép rửa thống hối. Thế mà chính bản thân
ông, Gioan Tẩy Giả chỉ coi mình là tiếng kêu trong sa mạc, dọn đường cho một Ðấng
đến sau ông. Trước Ðấng ấy, ông không đáng cởi dây giầy cho Ngài.
Lời
của Gioan Tẩy Giả không phải là một câu nói hàm ý tâng bốc nhưng là một chứng từ
cho sự thật. Về sau Chúa Giêsu đã nói rõ: "Trong những con cái do người nữ
sinh ra không một ai cao trọng hơn Gioan Tẩy Giả, nhưng kẻ nhỏ nhất trong Nước
Trời còn lớn hơn ông".
Tìm
về Gioan Tẩy Giả và phép rửa của ông, các trưởng tế và các kỳ lão cũng được gọi
để chấp nhận sự thật, thế mà họ vẫn cố chấp và ác ý. Sự cố chấp và ác ý đã khiến
họ không thể trở thành môn đệ của Ngài, không được dạy bảo về Ngài.
Balaam
là một người ngoại giáo nhưng ông đã thành thật, đã khuất phục trước Quyền Năng
của Thiên Chúa, nên ông đã được Thiên Chúa dùng. Còn thượng tế và kỳ lão tuy
thuộc dòng dõi được chọn nhưng vì cứng lòng cố chấp mà đã bị loại ra ngoài.
Trong
thế giới hôm nay Thiên Chúa cũng vẫn đang đối thoại, đang mời gọi con người tìm
về sự thật. Lời Ngài đã được nói qua Ðức Kitô một lần thay cho tất cả, mỗi biến
cố chỉ là một nhắc nhở tìm về Lời và đối chiếu với Lời. Thái độ đứng trước Người,
Lời đã khiến cho con người được thưởng hay là bị luận phạt.
Lạy
Chúa, ngày xưa Chúa đến đemsự thật giải phóng chúng con, hôm nay trong tâm tình
mong đợi ngày Chúa đến, xin cho chúng con biết tìm về cội nguồn sự thật để rồi
sự thật sẽ soi sáng hướng dẫn hành động của chúng con và sẽ biến chúng con nên
dụng cụ của Chúa dù cho thân con bất xứng chẳng đáng gì.
(Veritas Asia)
Lectio Divina: Mátthêu 21:23-27
Thứ Hai, 16 Tháng 12,
2013
Tuần thứ ba Mùa
Vọng
1. Lời nguyện mở đầu
Lạy Chúa là Thiên Chúa của chúng con,
Trong một thế giới của bất công, chiến tranh và lợi dụng,
Trong đó có nhiều người
Có phương tiện để sống,
Nhưng không có lý do để sống,
Chúa hứa ban cho chúng con một ngôi sao để chỉ hướng,
Đức Giêsu, Con của Chúa.
Lạy Chúa, xin ban cho chúng con hy vọng sống động
Rằng, nếu chúng con sẵn sàng
Nhận lãnh những yêu cầu của Tin Mừng một cách nghiêm túc,
Chúng con thực sự có thể trở thành một người mới
Hoàn toàn đổi mới trong Đức Kitô,
Đấng Cứu Chuộc chúng con đến muôn thuở muôn đời.
2. Phúc Âm – Mátthêu 21:23-27
Khi ấy, Chúa Giêsu vào đền thờ. Lúc
Người giảng dạy, các thượng tế và kỳ lão trong dân đến hỏi Người rằng: “Ông
lấy quyền nào mà làm những điều này, ai đã ban quyền ấy cho ông?”
Chúa Giêsu trả lời: “Tôi cũng hỏi
các ông một điều. Nếu các ông trả lời cho tôi, thì tôi sẽ nói cho
các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều đó. Phép Rửa của
Gioan bởi đâu mà có? Bởi trời hay bởi người ta?” Họ bàn
tính với nhau rằng: “Nếu ta nói ‘bởi trời’, thì ông sẽ nói với
ta: ‘Vậy tại sao các ngươi không tin ông ấy?’ Và nếu ta
nói: ‘bởi người ta’, thì chúng ta lại sợ dân chúng. Vì
mọi người coi Gioan như một vị tiên tri.”
Bấy giờ họ trả lời Chúa Giêsu rằng: “Chúng
tôi không được biết.” Chúa Giêsu nói với họ: “Tôi cũng
không nói cho các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều đó.”
3. Suy Niệm
- Bài Tin Mừng hôm nay mô tả cuộc
xung đột Chúa Giêsu đã có với những kẻ có thẩm quyền tôn giáo thời ấy, sau khi
Người đã xua đuổi những kẻ buôn bán ra khỏi Đền Thờ. Các thượng tế
và kỳ lão trong dân muốn biết Đức Giêsu đã dùng quyền gì mà làm những điều
ấy: đi vào Đền Thờ và đuổi những kẻ buôn bán (xem Mt
21:12-13). Những kẻ có thẩm quyền tự xem mình là chủ nhân ông của
mọi người và nghĩ rằng không ai có thể làm bất cứ điều gì mà không có phép của
họ. Đây là lý do tại sao họ đã tra bắt Chúa Giêsu và cố để giết hại
Chúa. Những điều tương tự cũng đã xảy ra trong các cộng đoàn Kitô
hữu của những năm 70-80, vào thời mà Tin Mừng của Chúa Giêsu được viết. Những
kẻ chống lại chính quyền Đế Quốc La Mã đã bị đàn áp. Có những người
khác, để không bị bức hại, đã cố gắng hòa hợp dự án của Chúa Giêsu, với dự án
của Đế Chế La Mã (xem Ga 6:12). Mô tả về cuộc xung đột của Chúa
Giêsu với những kẻ có thẩm quyền vào thời của Chúa đã là một trợ giúp cho các
Kitô hữu, để cho họ có thể tiếp tục can trường trong các cuộc đàn áp và sẽ
không để cho mình bị chi phối bởi ý thức hệ của Đế Quốc. Ngày nay
cũng vậy, có một số kẻ lạm dụng quyền lực, dù rằng trong xã hội hay trong Giáo
Hội hoặc trong gia đình, họ muốn kiểm soát tất cả mọi thứ như thể họ là chủ
nhân của tất cả mọi khía cạnh đời sống của người ta. Thậm chí, họ
còn bắt bớ những ai đã nghĩ khác họ. Nhớ lấy những ý tưởng và vấn đề
này, chúng ta hãy đọc và suy gẫm về bài Tin Mừng hôm nay.
- Mt 21:23: Câu hỏi của
các chức sắc tôn giáo đặt ra với Chúa Giêsu: “Ông lấy quyền nào mà
làm những điều này, ai đã ban quyền ấy cho ông?” Chúa Giêsu đáp
lại: “Tôi cũng hỏi các ông một điều. Nếu các ông trả lời cho
tôi, thì tôi sẽ nói cho các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều
đó. Phép Rửa của Gioan bởi đâu mà có? Bởi trời hay bởi
người ta?” Chúa Giêsu trở lại Đền Thờ. Khi Người giảng
dạy, các thượng tế và kỳ lão trong dân đã đến gần Người và hỏi: “Ông
lấy quyền nào mà làm những điều này? Ai đã ban quyền ấy cho
ông?” Chúa Giêsu lại đi xung quanh quảng trường lớn của Đền
Thờ. Sau đó xuất hiện một số các thượng tế và kỳ lão đến tra vấn
Người. Sau khi tất những gì mà Chúa Giêsu đã làm vào ngày hôm trước,
họ muốn biết với quyền nào mà Người làm những việc này. Họ đã không
hỏi đến lý do thực sự đã khiến Chúa Giêsu đuổi những kẻ buôn bán ra khỏi Đền
Thờ (xem Mt 21:12-13). Họ chỉ muốn hỏi Người lấy quyền nào mà làm
những điều này. Họ nghĩ rằng họ có quyền kiểm soát mọi việc. Họ
không muốn mất quyền kiểm soát mọi chuyện.
- Mt 21:24-25a: Câu hỏi của Chúa
Giêsu dành cho các người thẩm quyền. Chúa Giêsu không từ chối trả
lời, nhưng Người cho thấy sự độc lập và tự do của mình và nói: “Tôi
cũng hỏi các ông một điều. Nếu các ông trả lời cho tôi, thì tôi sẽ
nói cho các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều đó. Phép Rửa
của Gioan bởi đâu mà có? Bởi trời hay bởi người ta?” Đây
là một câu hỏi thông minh, đơn sơ như chim bồ câu và khôn ngoan như rắn! (xem
Mt 10:16). Câu hỏi đặt ra cho thấy sự thiếu trung thực của kẻ thù
của Người. Đối với Chúa Giêsu, Phép Rửa của ông Gioan đến từ trời,
bởi Thiên Chúa. Chính Người đã nhận phép rửa bởi ông Gioan (Mt
3:13-17). Ngược lại, những kẻ có quyền lực đã âm mưu hoặc dàn cảnh
cho cái chết của ông Gioan Tẩy Giả (Mt 14:3-12). Và bằng cách này,
họ cho thấy rằng họ đã không chấp nhận sứ điệp của Gioan và họ coi Phép Rửa của
ông như một điều gì đó bởi người ta mà không bởi Thiên Chúa.
- Mt 21:25b-26: Lý luận
của những kẻ cầm quyền. Các thượng tế và trưởng lão nhận thức được
tầm quan trọng của câu hỏi và lý luận theo cách sau đây: “Nếu chúng
ta nói ‘bởi trời’, thì ông ấy sẽ vặn lại chúng ta. Vậy tại sao chúng
ta không chịu tin vào ông ấy? Nếu chúng ta trả lời ‘bởi người ta’,
thì chúng ta lại sợ dân chúng, bởi vì mọi người coi Gioan như một vị tiên
tri.” Và vì thế, để khỏi bị lộ liễu, họ đã trả lời: “Chúng
tôi không biết!” Đây là câu trả lời của kẻ cơ hội, một câu trả lời
giả vờ và thú vị. Mối quan tâm duy nhất của họ là không để mất quyền
lực của họ trên dân chúng. Trong bọn họ, họ đã quyết định xong mọi
chuyện: Đức Giêsu phải bị tử hình (Mt 12:14).
- Mt 21:27: Kết luận
cuối cùng của Chúa Giêsu. Và Chúa Giêsu nói với họ: “Tôi
cũng không nói cho các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều đó.” Sự
hoàn toàn thiếu trung thực của họ đã khiến cho họ không xứng đáng để nhận được
câu trả lời của Chúa Giêsu.
-4. Một vài câu hỏi gợi ý cho việc
suy gẫm cá nhân
- Đã có bao giờ bạn cảm thấy rằng
mình đang bị kiểm soát bởi kẻ có quyền hành trong nhà, nơi sở làm, trong Giáo
Hội, mà không có bất kỳ quyền hạn nào chưa?
- Tất cả chúng ta đều có một số
thẩm quyền. Ngay cả trong một cuộc trò chuyện giữa hai người, mỗi
người có một số quyền lực nhất định, một số quyền hạn nào đó. Tôi xử
dụng quyền hành như thế nào, tôi thực hiện thẩm quyền của mình như thế
nào: để phục vụ và giải thoát hay là để thống trị và kiểm soát?
5. Lời nguyện kết
Lạy Chúa, đường nẻo Ngài, xin dạy cho con
biết,
Lối đi của Ngài, xin chỉ bảo con.
Xin dẫn con đi theo đường chân lý của Ngài
Và bảo ban dạy dỗ,
Vì chính Ngài là Thiên Chúa cứu độ con. (Tv
25:4-5)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Hai Tuần III MV
Bài đọc: Num 24:2-7, 15-17; Mt 21:23-27.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải yêu mến sự thật.
Khao
khát được biết và sống theo sự thật là một trong những khát vọng được Thiên
Chúa phú bẩm vào trong con người; vì thế, con người luôn tìm kiếm để nhận biết
sự thật. Nhưng trong hành trình đi tìm sự thật, có rất nhiều kẻ thù đe dọa và
ngăn cản con người không cho tìm ra sự thật như: lười biếng, sợ hãi, và sai lạc.
Tính lười biếng làm con người ngại khó khăn và không kiên trì trong hành trình
đi tìm sự thật. Tính sợ hãi làm con người chùn chân, không có can đảm chấp nhận
sự thật. Sự sai lạc ngăn cản và đánh lạc hướng, không cho con người đạt tới sự
thật.
Các
Bài đọc hôm nay tập trung vào việc biết và sống theo sự thật. Trong Bài đọc I,
Vua Balak mặc dù đã hai lần được Tiên Tri Balaam cho biết sự thật, vẫn hy vọng
sẽ nhận được những gì ngược lại với sự thật: Nhà Vua muốn Thiên Chúa chúc dữ
cho dân tộc Israel. Trong Phúc Âm, các Thượng-tế và Kỳ-mục, mặc dù biết rõ Phép
Rửa của Gioan và uy quyền của Chúa Giêsu bởi Trời; nhưng vẫn gian dối nói không
biết; vì sợ phải tin và giữ những gì Chúa Giêsu truyền dạy.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Tiên Tri Balaam biết kính sợ Thiên Chúa và dám nói sự thật.
Khi
Vua Balak của Moab thấy quyền lực của Israel bành trướng khắp vùng sông Jordan,
Nhà Vua sợ Israel sẽ thôn tính Moab nữa. Nhà Vua sai sứ giả đến cầu cứu với
Tiên Tri Balaam trong vùng, để ông này chúc dữ cho dân Israel, với hy vọng khi
Vua đem quân giao chiến thì sẽ thắng. Tiên Tri Balaam được Thiên Chúa báo trước
cho biết: ông có thể đi tới với Vua, nhưng chỉ được nói những gì Thiên Chúa muốn
ông nói mà thôi (Num 22:20, 35, 38). Sau hai lần thất bại để kiếm lời chúc dữ của
Thiên Chúa từ miệng TT Balaam (Num 23:7-10, 18-24), Vua Balak vẫn kiên nhẫn với
Tiên Tri Balaam để chờ Thiên Chúa thay đổi.
Trình
thuật hôm nay tường thuật lần thứ ba những gì TT Balaam nói với Vua Balak: “Sấm
ngôn của Balaam, con Beor, sấm ngôn của người mắt vẫn mở. Sấm ngôn của người
nghe các lời Thiên Chúa, người ngắm nhìn thị kiến Đấng Toàn Năng, của người ngủ
mà mắt vẫn mở trong lúc xuất thần.” Phần đầu của thị kiến nói về sự chúc lành của
Thiên Chúa cho Israel, phần sau nói về những gì sẽ xảy ra cho Vua và dân tộc
Moab:
(1)
Thiên Chúa chúc lành cho Nhà Israel: “Hỡi Jacob, lều bạt của ngươi đẹp biết mấy! Hỡi
Israel, đẹp biết mấy doanh trại của ngươi! Như thung lũng trải dài, như vườn cạnh
bờ sông,
như trầm hương Đức Chúa đã trồng, như hương nam mọc bên dòng nước. Từ các bồn của nó, nước tràn ra, và hạt giống nó được tưới dồi dào. Vua của nó cao cả hơn Agag, và vương quốc nó được tôn vinh.”
như trầm hương Đức Chúa đã trồng, như hương nam mọc bên dòng nước. Từ các bồn của nó, nước tràn ra, và hạt giống nó được tưới dồi dào. Vua của nó cao cả hơn Agag, và vương quốc nó được tôn vinh.”
(2)
Moab sẽ bị phá hủy bởi Nhà Israel: “Rồi ông cất tiếng đọc bài thơ của mình như sau:
"Sấm ngôn của Balaam, con Beor, sấm ngôn của người mắt vẫn mở. Sấm ngôn của người nghe các lời Thiên Chúa, và biết những tư tưởng của Đấng Tối Cao, được Đấng Toàn Năng cho nhìn thấy, của người ngủ mà mắt vẫn mở trong lúc xuất thần. Tôi thấy nó, nhưng bây giờ chưa phải lúc, tôi nhìn, nhưng chưa thấy nó kề bên; một vì sao xuất hiện từ Jacob, một vương trượng trỗi dậy từ Israel sẽ đập vào màng tang Moab, đánh vỡ sọ tất cả con cái Seth.”
"Sấm ngôn của Balaam, con Beor, sấm ngôn của người mắt vẫn mở. Sấm ngôn của người nghe các lời Thiên Chúa, và biết những tư tưởng của Đấng Tối Cao, được Đấng Toàn Năng cho nhìn thấy, của người ngủ mà mắt vẫn mở trong lúc xuất thần. Tôi thấy nó, nhưng bây giờ chưa phải lúc, tôi nhìn, nhưng chưa thấy nó kề bên; một vì sao xuất hiện từ Jacob, một vương trượng trỗi dậy từ Israel sẽ đập vào màng tang Moab, đánh vỡ sọ tất cả con cái Seth.”
Nhiều
thánh Giáo-Phụ đã cho “một vì sao xuất hiện từ Jacob” là lời tiên tri nói về Đấng
Cứu Thế, nhưng lời tiên tri này không được dẫn chứng trong Tân-Ước. Tuy nhiên,
nó được trích dẫn trong các Sách của Qumran (1QM 11:5-7, CD 7:19-20) để nói lên
niềm hy vọng vào Đấng Cứu Thế.
2/
Phúc Âm:
Các Thượng-tế và Kỳ-mục không dám trả lời Chúa Giêsu vì sợ hậu quả của sự thật.
2.1/
Đương đầu với sự thật:
Trình thuật hôm nay kể: Đức Giêsu vào Đền Thờ, và trong khi Người giảng dạy,
các thượng tế và kỳ mục trong dân đến gần Người và hỏi: "Ông lấy quyền nào
mà làm các điều ấy? Ai đã cho ông quyền ấy?"
(1)
Họ thách thức quyền năng thanh tẩy Đền Thờ của Chúa Giêsu: Những điều mà họ
đang thắc mắc là việc Chúa Giêsu vào Đền Thờ và xua đuổi tất cả các kẻ buôn bán
ra khỏi đó (x/c Mt 21:12-13) và việc Chúa chữa lành các bệnh nhân (Mt
21:14-15). Lý do tại sao Chúa làm, vì: "Đã có lời chép rằng: Nhà Ta sẽ được
gọi là nhà cầu nguyện, thế mà các ngươi lại biến thành sào huyệt của bọn cướp."
(2)
Chúa Giêsu thách thức họ về Phép Rửa của Gioan: Chúa Giêsu không trực tiếp trả
lời câu hỏi của họ, nhưng Ngài đòi họ phải trả lời câu hỏi của Ngài trước khi
Ngài trả lời câu hỏi của họ. Ngài thách thức: "Còn tôi, tôi chỉ xin hỏi
các ông một điều thôi; nếu các ông trả lời được cho tôi, thì tôi cũng sẽ nói
cho các ông biết tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy. Vậy, phép rửa của ông
Gioan do đâu mà có? Do Trời hay do người ta?”
2.2/
Thái độ chạy trốn sự thật: Chúa Giêsu biết rõ những gì họ đang nghĩ: Nếu họ thật tâm muốn
đi tìm sự thật, họ phải nhận ra những gì Gioan Tẩy Giả và Ngài làm là đến từ
Thiên Chúa. Gioan Tẩy Giả dọn đường cho con người để đón nhận Đấng Cứu Thế, và
tòan dân chạy đến với ông để được chuẩn bị. Việc thanh tẩy Đền Thờ và các phép
lạ Chúa Giêsu làm không thể đến từ con người, vì không ai có can đảm và quyền
năng để làm những chuyện đó.
(1)
Giới lãnh đạo chạy trốn sự thật vì sợ phải lãnh nhận hậu quả: Họ chạy trốn sự thật
không phải vì họ không đủ khôn ngoan để nhìn ra sự thật; nhưng vì họ không muốn
phải lãnh nhận những hậu quả do sự thật gây ra. Hậu quả trước mắt là họ sợ phải
tin vào Chúa Giêsu và làm những gì Ngài muốn. Họ có đủ khôn ngoan con người để
lý luận như sau:
-
Nếu mình nói: "Do Trời," thì ông ấy sẽ vặn lại: "Thế sao các ông
lại không tin ông ấy?"
-
Còn nếu mình nói: "Do người ta," thì mình sợ dân chúng, vì ai nấy đều
cho ông Gioan là một ngôn sứ."
(2)
Từ chối chấp nhận sự thật: Vì sợ phải lãnh nhận hậu quả, nên họ phải dối trá trả lời Chúa
Giê-su: "Chúng tôi không biết." Người cũng nói với họ: "Tôi cũng
vậy, tôi không nói cho các ông là tôi lấy quyền nào mà làm các điều ấy."
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta phải yêu mến sự thật vì chỉ có sự thật mới giải thóat và làm cho con
người đạt tới đích điểm của cuộc đời.
-
Chúng ta phải ao ước và tìm tòi để biết sự thật. Khi đã tìm được sự thật, chúng
ta phải sống những gì mà sự thật đòi hỏi.
-
Chúng ta phải có can đảm làm chứng cho sự thật; vì sợ hãi làm con người quay đầu
và từ chối sự thật.
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HGNM
TUẦN 3 MV & TUẦN BÁT NHẬT CHUẨN BỊ LỄ GIÁNG SINH
Thứ Hai
Mt 21,23-27
A. Hạt giống...
1. Chúa Giêsu bị chất vấn :
- Ai chất vấn ? “Các thượng tế và kỳ mục”
(câu 23). Mc 11,27 còn kể thêm các kinh sư. Như thế, những người chất vấn Chúa
Giêsu gồm đủ 3 thành phần của Thượng Hội Đồng Do thái giáo, tức là những lãnh
tụ cao cấp nhất của Đạo.
- Chất vấn về điều gì ? Về quyền của Chúa
Giêsu. Chúa Giêsu đã đuổi những người buôn bán (phía trước, câu 12-13), đã chữa
bệnh (câu 14) và nay đang giảng dạy (câu 23). Và tất cả những việc đó Ngài lại
làm ngay trong Đền thờ, tức là ở một nơi chính thức nhất, nơi mà người ta coi
là lãnh địa riêng của những lãnh tụ tôn giáo do thái. Ngài không phải là tư tế,
không phải là kỳ mục và cũng không phải là kinh sư. Tại sao Ngài làm những việc
đó, và làm ngay trong Đền thờ ?
- Động cơ của việc chất vấn : không phải
chất vấn để tìm cho biết sự thật, mà chất vấn để bắt lỗi.
2. Phản ứng của Chúa Giêsu :
- Chúa Giêsu không trả lời mà hỏi ngược lại những
kẻ chất vấn Ngài. Làm như thế, không phải là Ngài muốn tránh né vấn đề, mà là
Ngài muốn họ suy nghĩ về một vấn đề căn bản hơn : chỉ vì ganh ghét nên họ
đã không đón nhận lời rao giảng của Gioan và Chúa Giêsu. Nay họ phải suy nghĩ
kỹ xem sứ mạng của Gioan và Ngài là do đâu : có phải do tham vọng cá nhân
hay do chính Thiên Chúa ?
3. Kết cuộc : Họ không chịu suy nghĩ (vì
không thích suy nghĩ vấn đề đó) nên đáp là không biết. Chúa Giêsu thấy họ không
có thiện chí nên cũng không trả lời câu hỏi của họ.
B.... nẩy mầm.
1. Câu hỏi của Chúa Giêsu khiến các thượng tế và
kỳ mục phải bối rối. Sự bối rối đó vạch trần lòng dạ cố chấp của họ không muốn
tìm hiểu sự thật. Sự thật về phép rửa của Gioan chỉ thuộc một trong hai trường
hợp : hoặc do Thiên Chúa hoặc do loài người. Nhưng họ không muốn tìm hiểu
và không muốn trả lời. Nếu họ chịu tìm hiểu thì họ đã có câu trả lời và đã dám
trả lời. Nhiều khi vì không muốn bỏ đi một thành kiến, chúng ta cũng không chịu
khó tìm hiểu nên cũng rơi vào thái độ cố chấp tới nỗi mù quáng như vậy.
2. Có một số điều ta không thích nghĩ tới và
không muốn đặt lại vấn đề, vì nếu làm thế thì ta phải sắp xếp lại cuộc sống, có
thể phải từ bỏ những thói quen đã thành nếp, có thể phải khởi sự lại từ đầu.
Thí dụ : cuộc sống hiện nay của tôi với những tương giao, những tham vọng,
những thói quen... có gì không ổn không ? Có gì phải sửa đổi ? Có gì
phải từ bỏ ? Phải cố gắng thêm gì ?... Ta không muốn nghĩ tới để ta
có thể tiếp tục an phận. Nhưng Lời Chúa hôm nay mời ta can đảm đặt lại vấn đề.
Có như thế ta mới đi đúng hướng và đời ta mới tốt đẹp hơn.
3. Bài đọc I là một câu chuyện rất hay nhắc nhớ
chúng ta nên thoát khỏi thành kiến cố chấp, thoát khỏi danh lợi thú đang bịt
mắt ta, và hãy nhìn ra sự thật : Balaam là một thày bói ngoại giáo rất nổi
tiếng. Ông được kẻ thù của dân Do Thái ba lần thuê mướn với lễ vật hậu hỹ để
ông đi trù ẻo người Do Thái. Cả ba lần ông đi đều bị con lừa của ông phá đám
không cho thực hiện. Ông đánh nó, Chúa cho nó biết nói mắng lại ý đồ đen tối và
sự tham lam của ông. Cuối cùng ông nhận ra sự thật và đi đến doanh trại người
Do Thái để tuyên sấm ca tụng họ như nội dung của bài đọc một. Ông tiên báo một
vì sao sáng sẽ mọc lên, một Phủ việt của nhà vua sẽ xuất hiện : Đức Giêsu
Kitô.
Lm.Carolo HỒ BẶC
XÁI – Gp.Cần Thơ
16/12/13 THỨ HAI TUẦN 3 MV
Mt 21,23-27
Mt 21,23-27
QUYỀN VÀ BỔN PHẬN LOAN BÁO
Khi ấy, Đức Giêsu vào Đền Thờ, và trong khi Người
giảng dạy, các thượng tế và kỳ mục trong dân đến gần Người và hỏi: “Ông lấy quyền
nào mà làm các điều ấy?” (Mt 21,23)
Suy niệm: Các thượng tế và kỳ mục như đang rơi vào tình
trạng hôn mê khi đối diện với Chúa Giêsu. Họ không còn nhớ gì về những điều
Thánh Kinh đã nói về uy quyền Thiên Chúa, dù họ gần gũi sách Thánh. Thánh Kinh
đã thuật lại Thiên Chúa chỉ dùng lời Ngài phán để tạo dựng vũ trụ. Ngài cũng đã
mạc khải danh Đức Chúa của Ngài cho Môsê trước khi giải thoát dân Do Thái khỏi
ách nô lệ Ai Cập và khi trao Lề Luật, Ngài cũng đã bày tỏ quyền năng của Ngài.
Mọi sự Ngài nói và làm đều do quyền năng của Ngài. Thế mà những thượng tế và kỳ
mục dám đến hạch hỏi Chúa Giêsu “lấy quyền nào” để giảng dạy. Dường như họ cho
rằng chỉ có họ độc quyền nói về Thiên Chúa, nên những ai muốn tham dự vào quyền
này nhất thiết phải có phép của họ. Nhưng đối với Chúa Giêsu, việc loan báo về
Thiên Chúa là do bởi thánh ý của Chúa Cha, vì thế loan báo về Thiên Chúa không
chỉ là quyền mà còn là bổn phận của Ngài đối với Chúa Cha.
Mời Bạn: Giáo
Hội quả quyết, truyền giáo là một bổn phận của Kitô hữu và là quyền bất khả xâm
phạm do đòi hỏi của ơn gọi Kitô hữu. Bạn lăn xả vào sứ mạng này hay còn chờ đợi
một “giấy phép” cho sứ mạng này?
Chia sẻ: Kitô
hữu lãnh nhận bổn phận truyền giáo từ khi nào?
Sống Lời Chúa: Mạnh
dạn nói về Chúa cho một vài người.
Cầu nguyện: Lạy Chúa, xin cho con mạnh mẽ nói về Chúa và
xác tín những điều con loan báo trong mọi cảnh huống cuộc đời. Amen.
Gioan
là một ngôn sứ
Chỉ cần bớt một chút cứng cỏi của tự mãn về cái
tôi, thêm một chút mềm mại của tình yêu khiêm hạ, là ta có cơ may gặp được chân
lý như đám đông dân chúng.
Suy niệm:
“Ông lấy quyền
nào mà làm các điều ấy?
Ai đã cho ông
quyền ấy” (c. 23).
Hai câu hỏi của
giới lãnh đạo tôn giáo ở Giêrusalem đặt cho Đức Giêsu.
Làm các điều
ấy là vào thành
thánh giữa đoàn dân tung hô vang dội,
là đuổi những
người buôn bán trong Đền thờ,
là chữa bệnh và
giảng dạy ở đó (Mt 21, 12-15).
Ai là Đấng đã
cho ông Giêsu quyền ấy?
Đây không phải
là câu hỏi để thượng tế và kỳ mục tìm thông tin.
Đây là câu hỏi
để họ tìm thêm lý lẽ nhằm bắt bẻ Đức Giêsu khi có dịp.
Đức Giêsu đã
không trực tiếp trả lời câu hỏi này.
Hay đúng hơn
Ngài trả lời bằng cách đặt một câu hỏi khác (c. 24).
Ngài chỉ hỏi họ
đúng một điều thôi, về nguồn gốc phép rửa của Gioan.
“Do trời hay do
người phàm”, do Thiên Chúa hay do loài người (c. 25).
Câu hỏi này lập
tức đưa họ vào thế bị động, lưỡng nan.
Nếu do Thiên
Chúa, tại sao họ lại không tin Gioan? (c. 25).
Nhưng họ lại
không dám bảo phép rửa của Gioan là do người phàm,
vì dân chúng
tin Gioan là một ngôn sứ (c. 26),
nghĩa là người
của Thiên Chúa, người được sai để nói lời của Ngài.
Các thượng tế
và kỳ mục đã không dám trả lời câu hỏi của Đức Giêsu.
Nếu nhìn nhận
phép rửa của Gioan là đến từ Thiên Chúa,
thì họ cũng phải
nhìn nhận Đức Giêsu,
vì Gioan làm chứng
Đức Giêsu là Đấng Mêsia.
Điều này thì họ
không hề muốn, vì nó đòi họ phải thay đổi cuộc sống,
thay đổi mọi lối
suy nghĩ và mọi niềm tin xưa nay.
Ngược lại nếu
coi thường phép rửa của Gioan, họ lại sợ dân chúng.
Họ không dám đi
ngược với cái nhìn của dân, vì muốn được lòng dân.
Rõ ràng họ
không có tự do để chọn một trong hai.
Đức Giêsu đã bắt
họ phải công khai quan điểm của mình.
Nhưng họ đã chọn
thái độ né tránh: “Chúng tôi không biết.” (c. 27).
Nói câu này trước
mặt dân chúng thì quả là khó nghe và khó tin.
Làm sao họ lại
không biết chuyện quan trọng đó?
Vì họ không thỏa
mãn điều kiện Đức Giêsu đưa ra (c. 24),
nên Ngài sẽ
không trả lời cho họ biết Ngài dùng quyền nào (c. 27).
Thành thật với
chính mình thật khó biết bao!
Đón nhận sự thật
với trọn cả tâm hồn đòi phải trả giá.
Sự thật bao giờ
cũng đòi ta đổi đời, không để ta yên.
Chính vì thế ta
thích quanh co và dễ né tránh sự thật.
Nhưng dù ta có
né tránh sự thật, thì sự thật vẫn cứ theo đuổi ta luôn.
Chẳng ai làm át
được tiếng nói của sự thật.
Mùa Vọng là thời
gian ra khỏi bóng tối của dối trá, để đón lấy sự thật.
Chỉ cần bớt một
chút cứng cỏi của tự mãn về cái tôi,
thêm một chút mềm
mại của tình yêu khiêm hạ,
là ta có cơ may
gặp được chân lý như đám đông dân chúng.
Và chân lý sẽ
cho ta được tự do (Ga 8, 32).
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
xin dẫn con vào nhà của con,
căn nhà của trái tim,
căn nhà vừa quen vừa lạ.
Xin hãy cho con thấy
những phức tạp, rắc rối, những che đậy, giằng co,
những mâu thuẫn và vô lý nơi con.
Xin hãy cho con thấy
những nhỏ mọn, ích kỷ,
những yếu đuối, khô khan,
những cứng cỏi và tự ái nơi con.
Xin cho con ý thức
những lo âu, sợ hãi
đang đè nặng làm con ngột ngạt,
những nỗi đau thầm kín khiến đời con mất vui,
những vết thương không biết bao giờ lành,
những đổ vỡ khiến lòng con khép lại.
Lạy Chúa Giêsu,
xin giúp con dọn những bề bộn nơi tim con.
Xin biến đổi tim con, để nó trở nên đơn sơ hơn,
hồn nhiên hơn và tươi tắn hơn.
Ước gì con nhìn mọi sự, mọi người,
bằng trái tim bao dung của Chúa.
Và ước gì khi đã ra khỏi nỗi bận tâm về mình,
trái tim con được nhẹ nhàng hơn và tự do hơn
để yêu mến mọi người. Amen.
Lm Antôn
Nguyễn Cao Siêu, SJ
Suy niệm
Đây là một trong những
cuộc tranh luận giữa Chúa Giêsu và giới lãnh đạo Do thái; và nó xảy ra ngay sau
khi Chúa Giêsu đánh đuổi những người buôn bán ra khỏi đề thờ. Giới lãnh đạo Do
thái chất vấn Chúa Giêsu: "Ông lấy quyền nào mà làm như thế?"
Thực ra việc làm của Chúa Giêsu không phải làm cho cuộc lễ ở đền thờ trở nên
náo loạn và giới lãnh đạo Do thái chất vấn Ngài cũng không phải là muốn đem lại
trật tự của Đền thờ, nhưng cốt lõi là vì Chúa Giêsu đã đụng chạm đến quyền lợi
của họ. Thật vậy, buôn bán trong đền thờ vào những dịp lễ lớn là nguồn thu rất
lớn đối với họ, nhất là gia đình vị Thượng tế.
Nhìn lại suốt hành trình
rao giảng của Chúa Giêsu, không ít lần Ngài đụng chạm đến giới lãnh đạo Do thái
này. Nguyên nhân dẫn đến sự chống đối của họ là vì họ sợ mất ảnh hưởng, mất
vinh dự hay quyền lợi nào đó. Vì cố bám víu vào danh dự, quyền lợi, địa vị mà
họ tỏ ra cố chấp trước lời rao giảng của Chúa Giêsu. Vì bám víu vào đó họ sẵn
sàng phủ nhận sự thật về Gioan Tẩy Giả và về Chúa Giêsu
Giàu sang, danh dự, quyền
lực ẩn chứa mối nguy hiểm cho chúng ta trước Tin mừng của Chúa. Mùa vọng gợi
lên cho chúng ta niềm chờ mong ngày Chúa đến. Ngài đã đến với chúng ta và đã
đem đến cho chúng ta Tin mừng về Nước Chúa. Ngài sẽ đến với chúng ta trong ngày
quang lâm để ban hạnh phúc vĩnh cửu cho chúng ta. Thái độ khôn ngoan trong khi
chờ đợi ngày đó là luôn biết hướng về Ngài bằng một con tim ngoan hiền chứ
không phải tấm lòng chay đá như giới lãnh đạo Do thái. Con tim ngoan hiền là
biết mở rộng đón nhận Tin mừng của Ngài, đón nhận sự thật mà Ngài mang đến và
khiêm tốn nhìn nhận sự yếu hèn của mình, vượt qua những cám dỗ của giàu sang và
quyền lực. Không ít lần chúng ta vì chút lợi lộc nào đó mà nhắm mắt, thậm chí
phủ nhận sự thật mà chúng ta biết rất rõ.
Chúa vẫn tiếp tục gởi đến
cho chúng ta nhiều "Gioan Tẩy Giả" để kêu mời chúng ta dọn
đường cho Chúa, nói cho chúng ta về Tin mừng của Chúa. Cần biết khiêm tốn, lắng
nghe và đón nhận, chúng ta mới mong gặp gỡ được Chúa
Lạy Chúa, xin giúp chúng
con vượt thắng những ích kỷ nhỏ nhen, những cám dỗ của quyền lực và của vật
chất để chúng con có được con tim ngoan hiền trước Tin mừng của Chúa. Amen.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
16 THÁNG MƯỜI
HAI
Vậy Chúng Tôi Phải Làm Gì?
Thiên Chúa đang
đến gần ta, vậy ta sẽ đáp lại thế nào đây? Cũng như con cái Israel bên bờ sông Gio-đan,
chúng ta tự hỏi: “Vậy chúng tôi phải làm gì ?” Thiên Chúa hiểu thấu tất cả những
gì kín nhiệm thẳm sâu trong cõi lòng con người, vì Ngài đến để làm ánh sáng soi
chiếu lương tâm và trái tim con người.
Chúa đến gần
ta, ta đáp trả thế nào đây? Đáp trả thế nào trước sự hiện diện của Ngài? Chúng
ta có đầy lòng tôn thờ, đầy lòng nhiệt tâm với Chúa và tin tưởng nơi Ngài
không? Phụng vụ Mùa Vọng kêu mời chúng ta đáp trả bằng thái độ như thế.
Hay chúng ta
hành động cách khác hẳn? Hay chúng ta cứ sống đối ngược lại tinh thần mùa Vọng?
Sự gần gũi của Thiên Chúa đã “quen quá hóa nhàm” đối với chúng ta rồi sao? Phải
chăng chúng ta đã đánh mất chân lý thẳm sâu mà Thiên Chúa trao cho chúng ta
trong Mùa Vọng? Phải chăng chúng ta đã trở nên dửng dưng với chân lý ấy?
Trước sự hiện
diện gần gũi của Thiên Chúa, chúng ta có sẽ nói ‘vâng’? Hay là sự hiện diện ấy
chỉ tổ quấy rầy và gây phiền phức cho chúng ta?
Phụng vụ Mùa Vọng
thúc giục chúng ta giải quyết những câu hỏi ấy. Đó là những câu hỏi vô cùng cốt
yếu. Những câu hỏi ấy không chỉ liên hệ tới con người luân lý và đến cung cách ứng
xử của chúng ta, mà chúng còn liên hệ đến chính cốt lõi hiện hữu của chúng ta,
đến lương tâm Kitô giáo của chúng ta.
Anh em hãy vui
lên, Chúa đang đến gần! Niềm vui của chúng ta sẽ là niềm vui đích thực và sâu
xa khi chúng ta hiểu và đón nhận tất cả sự thật trong tiếng kêu của Gioan Tẩy
Giả bên bờ sông Gio-đan. Chúng ta không bao giờ được phép quên rằng Thiên Chúa,
Đấng vô cùng gần gũi với ta, cũng là một Thiên Chúa vô cùng thánh thiện!
- suy tư 366 ngày của Đức Gioan Phaolô
II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 16-12
Ds 24, 2-7.15-17A; Mt 21, 23-27.
LỜI SUY NIỆM: “Phép rửa của
ông Gioan do đâu mà có? Do Trời hay do người ta?”
Các thượng tế và các kỳ mục trong dân Do-thái, không
thích Chúa Giêsu và muốn loại trừ Ngài, họ đã chất vấn Chúa Giêsu về thẩm quyền
của Ngài. Chúa Giêsu đã không trực tiếp trả lời câu hỏi của họ;nhưng Ngài đặt lại
câu hỏi. Với tâm địa xấu của họ, họ đã suy tính, và cuối cùng họ đồng thanh nói
dối với Chúa: “chúng tôi không biết”.
Lạy Chúa Giêsu. Xin ban cho mọi thành viên trong gia
đình chúng con đừng phạm tội nói dối trước mặt Chúa và trước mặt nhau, để tạo sự
an tâm khi sống với nhau và với tha nhân.
Mạnh Phương
16 Tháng Mười Hai
Hơi Ấm Của Tình Người
Một vị linh
đạo Ấn Giáo và các môn sinh ngồi quây quần bên một bếp lửa hồng. Sức nóng của
than hồng và hơi nóng của từng người làm cho căn phòng ấm hẳn ra... Nhưng bỗng
chốc, vị linh đạo già run lập cập, môi ông bập bẹ không nói ra lời. Các môn
sinh lo lắng cho sức khỏe của thầy: "Thưa thầy, chắc thầy yếu trong người,
chúng con xin phép được cho thêm củi vào lò sưởi".
Trong cơn thổn
thức, vị linh đạo già cố gắng nói từng tiếng: "Lửa và sức nóng trong căn
phòng này quá đủ cho ta... Ta cảm thấy lạnh là bởi vì bên ngoài có một người
hành khất đang run lập cập".
Quả thật,
đúng như lời của vị thầy, các môn sinh đã mở cửa nhìn ra ngoài, và họ đã tìm thấy
một người hành khất đang rét run vì đói và lạnh... Họ đưa người đó vào trong
căn phòng, săn sóc cho anh và từ giây phút ấy, vị linh đạo già cũng trút bớt được
nỗi rét run của mình.
Câu chuyện được
trích từ kho tàng khôn ngoan của người Ấn Ðộ trên đây có lẽ gợi lại cho chúng
ta lời của thánh Giacôbê tông đồ: "Ðức Tin không có việc làm là một Ðức
Tin chết". Vị linh đạo già trên đây đã cảm thấy rét run là bởi vì sự ấm áp
của thầy trò đang có với nhau chưa được chia sẻ cho người khác. Ông chỉ cảm thấy
thật sự ấm lòng, khi hơi ấm của sự quây quần ấy được san sẻ cho người khác.
Vị linh đạo này
là hình ảnh của đời sống Ðức Tin của chúng ta. Dù có sốt sắng bao nhiêu trong
việc cầu nguyện, trong các nghi thức phụng tự, nếu tâm hồn chúng ta không được
nuôi dưỡng bằng lòng mến đối với tha nhân, thì hơi ấm của lòng đạo đức nơi
chúng ta chỉ là một thứ hơi ấm giả hiệu... Một Ðức Tin nhiệt thành, một Ðức Tin
có hơi ấm thật sự cần phải được nuôi dướng bằng lòn mến.
(Lẽ Sống)
Thứ Hai 16-12
Thánh Eusebius
(283 - 371)
E
|
usebius sinh ở đảo
Sardinia là nơi cha ngài bị xiềng xích cho đến chết vì đức tin. Mẹ ngài đưa gia
đình về Rôma, là nơi Eusebius lớn lên và được tuyển chọn làm người đọc sách
thánh. Ngài được di chuyển đến Vercelli trong rặng Piedmont và siêng năng phụng
sự đến nỗi được giáo dân và giáo sĩ chọn làm giám mục. Ngài là giám mục đầu
tiên của Tây Phương phối hợp đời sống ẩn tu với tổ chức giáo quyền; chính ngài
sống trong một cộng đoàn cùng với các giáo sĩ khác. Nhiều giám mục nổi tiếng
xuất thân từ trường của ngài trong thời gian đích thân ngài dạy bảo và khuyến
khích giáo dân thay đổi lối sống.
Ðức Giáo Hoàng Liberius
nhận thấy sự tài giỏi của ngài nên đã sai ngài đến gặp Hoàng Ðế Constantine để
giải quyết các tranh chấp giữa Công Giáo và phái Arian. Arian là một tà thuyết
rất mạnh vào thời ấy, chủ trương rằng Ðức Giêsu không phải là Thiên Chúa. Những
người theo tà thuyết này gồm giới quý tộc, tướng lãnh, vua chúa. Họ nắm giữ các
chức vụ trong quân đội và nghị viện.
Trong công đồng được
Constantine triệu tập ở Milan năm 355, phái Arian đầy thế lực đã áp đảo các
người tham dự. Ðức Eusebius lo sợ khi thấy điều ngài tiên đoán đang trở thành
sự thật, khi phe Arian biến công đồng thành một cơ hội để lên án Ðức
Athanasius, là đối thủ chính yếu của họ. Ðức Eusebius, không sợ hãi trước quyền
lực của tà giáo, đã đặt bản kinh Tin Kính Nicene lên bàn và yêu cầu mọi người
ký kết vào đó trước khi lên án Ðức Athanasius. Kinh Tin Kính Nicene, được chấp
thuận bởi một công đồng chính thức của Giáo Hội, tuyên xưng rằng Ðức Giêsu là
một với Thiên Chúa Cha -- trực tiếp đối nghịch với chủ trương của phe Arian.
Sau đó hoàng đế buộc Ðức
Eusebius, Ðức Dionysius của Milan phải lên án Ðức Athanasius, nếu không họ sẽ
phải chết. Dĩ nhiên các ngài từ chối lên án một người hỗ trợ đức tin. Nhưng
thay vì bị tử hình, hoàng đế đã đày ải các ngài.
Trong cuộc sống lưu đầy
ở Scythololis ở Palestine, Ðức Eusebius sống với một người Công Giáo duy nhất
trong phố. Ngay cả việc thăm viếng của các người Công Giáo khác cũng bị phá
hoại khi phe Arian lột trần và lôi ngài trên đường phố trong một chiếc cũi nhỏ.
Sau cùng phe Arian đã thả ngài sau bốn ngày không cho ăn uống. Nhưng một vài
tuần sau họ trở lại, phá nhà của ngài, ăn cướp vật dụng, thực phẩm và lại bắt
ngài giam vào cũi.
Ðức Eusebius phải lưu đầy
đến hai chỗ khác nữa trước khi người kế vị Constantine là Julian cho các giám
mục lưu đầy được trở về quê quán vào năm 361. Nhưng khó khăn vẫn chưa hết, Ðức
Eusebius lại phải dùng quãng đời còn lại để chấn chỉnh những thiệt hại do tà
thuyết Arian gây nên. Sau khi làm việc với Ðức Athanasius và tích cực góp phần
trong các công đồng, theo gương Thánh Phao-lô, ngài đi chu du khắp nơi để kiên
cường đức tin và rao giảng sự thật.
Ðức Eusebius từ trần vào
ngày 1 tháng Tám, 371.
Lời Bàn
Bạn biết gì về đức tin của
bạn? Có thể nào bạn bảo vệ đức tin ấy trong các cuộc tranh luận? Hãy noi gương
Thánh Eusebius để tìm hiểu thêm đức tin Kitô Giáo và xin ngài giúp chúng ta
thêm khôn ngoan để nhận ra chân lý, và sự can đảm để bảo vệ chân lý ấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét