Trang

Chủ Nhật, 22 tháng 12, 2013

Giáng Sinh là ngày lễ của niềm hy vọng, sự công bằng và tình huynh đệ

Giáng Sinh là ngày lễ của niềm hy vọng, sự công bằng và tình huynh đệ

http://vi.radiovaticana.va/global_images/x.gif
http://vi.radiovaticana.va/global_images/x.gif

Ước gì mỗi gia đình có một căn nhà để ở. Ước chi quyền này và các quyền nền tảng khác đối với sự sống được bảo vệ, mà không dùng bạo lực. Ước chi Giáng Sinh sắp tởi là một ngày lễ của niềm hy vọng, sự công bằng và tình huynh đệ cho tất cả mọi người.

Kính thưa qúy vị, thưa các bạn, Đức Thánh Cha Phanxicô đã đưa ra lời cầu chúc trên đây trong buổi đọc kinh Truyền Tin với hàng chục ngàn tín hữu và du khách hành hương tụ tập tại quảng trường Thánh Phêrô trưa Chúa Nhật thứ tư Mùa Vọng hôm qua. Chúa Nhật hôm qua cũng được gọi là Chúa Nhật của Chúa Hài Đồng, vì các trẻ em Roma có thói quen đem tượng Chúa Hài Đồng đến để cho Đức Thánh Cha làm phép, rồi đặt vào trong máng cỏ ở nhà.

Trước đó trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã đề cao gương mặt của thánh Giuse và nói: Phúc Âm kể lại các sự kiện xảy ra trước biến cố Chúa Giêsu giáng sinh, và thánh sử Mátthêu trình bầy chúng từ quan điểm của thánh Giuse, người chồng đã được hứa của Trinh Nữ Maria. Giuse và Maria sống tại Nagiarét và chưa ở chung với nhau, bởi vì cuộc hôn nhân chưa hoàn tất. Giữa lúc đó, thì Đức Maria mang thai do quyền năng của Chúa Thánh Thần, sau khi nghe Sứ thần truyền tin. Khi ông Giuse nhận ra sự kiện đó, thì ngạc nhiên. Phúc âm không giải thích đâu là các tư tưởng của người nhưng nói cho chúng ta biết điều nòng cốt: thánh nhân tìm thi hành ý muốn của Thiên Chúa và sẵn sàng chấp nhận một sự từ bỏ triệt để nhất. Thay vì tự bảo vệ và làm cho các quyền của mình thắng thế, thánh Giuse lựa chọn một giải pháp diễn tả một sự hy sinh vĩ đại đối với người. Phúc Âm viết: ”Vì là người công chính và không muốn tố giác bà, ông nghĩ tới việc bỏ bà cách kín đáo” ” (Mt 1,19). Đức Thánh Cha giải thích điểm này như sau:

Câu ngắn gọn này tóm tắt một thảm cảnh nội tâm đích thật, nếu chúng ta nghĩ tới tình yêu thương mà thánh Giuse đã có đối với Đức Maria! Nhưng cả trong một trạng huống như vậy nữa thánh nhân cũng cố ý thực thi ý muốn của Thiên Chúa, và quyết định, chăc chắn với nỗi đớn đau lớn, từ giã Đức Maria trong bí mật. Cần phải suy gẫm về các lời này, để hiểu đâu đã là thử thách mà thánh Giuse đã phải chịu đựng trong các ngày trước khi Chúa Giêsu sinh ra. Một thử thách giống như sự hy sinh của tổ phụ Abraham, khi Thiên Chúa xin ông người con là Igiaác (St 22): khước từ điều qúy báu nhất, người được yếu thương nhất.

Đức Thánh Cha nói tiếp trong bài huấn dụ: Nhưng như trong trường hợp của tổ phụ Abraham, Chúa can thiệp: Người đã thấy niềm tin Người tìm kiếm, và mở ra một con đường khác, một con đường của tình yêu và hạnh phúc. Chúa nói: ”Hỡi Giuse, đừng sợ đón Maria vợ ông về, vì người con bà cưu mang là do quyền năng của Chúa Thánh Thần” (Mt 1,20).

Bài Phúc Âm này cho chúng ta thấy tất cả tâm hồn cao cả của thánh Giuse. Người đang theo đuổi một chương trình cuộc sống tốt đẹp, nhưng Thiên Chúa đã dành cho người một dự án khác, một sứ mệnh cao cả hơn. Đức Thánh Cha định nghĩa thánh nhân như sau:

Thánh Giuse là một người đã luôn luôn lắng nghe tiếng Chúa, vô cùng nhậy cảm đối với ý muốn bí mật của Chúa, một người chú ý tới các sứ điệp đến từ nơi sâu thẳm của con tim và từ trời cao. Người đã không lì lợm theo đuổi dự án đời mình, không cho phép thù hận đầu độc tâm hồn, nhưng đã sẵn sàng đặt mình dưới sự mới mẻ được giới thiệu với thánh nhân một cách kinh ngạc. Và như thế thánh nhân là người tốt lành, không thù ghét và không để cho thù hận đầu độc tâm hồn. Có biết bao lần chán ghét, không thiện cản, thù hận đầu độc linh hồn chúng ta! Và điều này gây ra sự ác. Nhưng thánh Giuse là một gương mẫu, người không cho phép điều đó xảy ra. Và như vậy thánh nhân lại còn trở thành tự do và cao cả hơn nữa. Khi tự chấp nhận theo chương trình của Thiên Chúa, thánh Giuse tìm lại chính mình một cách tràn đầy, vượt qúa chính mình. Sự tự do khước từ những gì là của mình, khước từ chiếm hữu đời mình, và sự hoàn toàn sẵn sàng nội tậm đối với ý muốn của Thiên Chúa, mời gọi chúng ta và chỉ đường cho chúng ta.

Vì vậy chúng ta hãy chuẩn bị cử hành lễ Giáng Sinh, bằng cách chiêm ngưỡng Đức Maria và thánh Giuse: Đức Maria, người phụ nữ tràn đầy ơn phước, đã có can đảm tín thác hoàn toàn nơi Lời của Thiên Chúa; thánh Giuse, người trung thành và công chính, đã thích tin nơi Chúa thay vì lắng nghe các tiếng nói của nghi ngờ và kiêu căng của con người. Với các ngài chúng ta hãy cùng nhau tiến bước về Bếtlehem.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã đoc kinh Truyền Tin và ban phép lành tòa thánh cho mọi người.

Sau kinh truyền Tin, chỉ một băng rôn tín hữu cầm ở quảng trường, Đức Thánh Cha nói: Tôi đọc thấy hàng chữ lớn viết ”Người nghèo không chờ đợi được”. Thật là đẹp! Điều này khiến tôi nghĩ tới Chúa Giêsu đã sinh hạ trong một chuồng bò, chứ không phải trong môt căn nhà. Sau đó Người đã phải trốn sang Ai cập để cứu mạng sống, rồi trở về nhà mình tại Nagiarét. Và hôm nay khi đọc hàng chữ này, tôi nghĩ tới biết bao nhiệu gia đình không có nhà ở, vì đã mất nhà hay vì biết bao nhiêu lý do khác. Gia đình và nhà ở đi liền với nhau. Thật rất khó khăn đưa một gia đình tiến tới mà không ở trong một căn nhà. Trong các ngày lễ Giáng Sinh này tội mời gọi tất cả mọi người: các cá nhân, các cơ cấu xã hội và các chính quyền, làm tất cả những gì có thể để cho mỗi gia đình có thể có một căn nhà ở.

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã chào mọi người hiện diện, các đoàn thể, giáo xứ, các gia đình, xứ đạo, đặc biệt là các tham dự viên cuộc chạy đua từ Alessandria tới Roma để làm chứng cho dấn thân thăng tiến hòa bình tại Somalia bên Phi châu. Đối với các tín hữu Italia tụ tập tại quảng trường để bầy tỏ dấn thân xã hội Đức Thánh Cha cầu chúc họ góp phần xây dựng, bằng cách khước từ xung đột và bạo lực, nhưng luôn theo con đường đối thoại. Ngài chúc mọi người một lễ Giáng Sinh của niềm hy vọng, sự công bằng và tình huynh đệ.

Linh Tiến Khải 
www.vi.radiovaticana.va


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét