Các
giai đoạn chính trong lịch sử phát triển của nền thần học bí tích
Sự phát triển của nền thần học bí tích đã dẫn đưa nó tới chỗ mở ra nhiều con đường thăm dò có thể tổng kết trong ba hướng sau đây: thứ nhất, thu hồi vài đề tài từ lâu vẫn bị nằm trong bóng tối, hay đã không đươc phát triển một cách thích đáng; thứ hai, nhận diện ra các dự phóng thật sự lịch sử hàm ẩn trong sinh hoạt bí tích; và thứ ba, các khả thể thực sự của việc móc nối giữa ngôn ngữ bí tích và ngôn ngữ cuộc sống.
Trong số các đề tài được phục hồi có hai đề tài nổi bật: trước hết là tương quan đức tin - bí tích, tiếp đến là ý niệm về ký ức kitô. Đề tài tương quan giữa đức tin và bí tích đã khá được phát triển thời Công Đồng Chung Trento, được nền thần học hiện đại lấy lại trong một viễn tượng khác và rộng rãi hơn, trong một viễn tượng được tổng lược trong cuộc tranh luận giữa hai từ rao truyền Tin Mừng - bí tích. Nảy sinh từ ưu tư mục vụ nhằm giải quyết vấn đề thực hành các bí tích một cách máy móc truyền thống và hoàn toàn thụ động, và hiện tượng số tín hữu lãnh nhận các bí tích ngày càng giảm sút, đề tài rao giảng Tin Mừng và bí tích đã mau chóng vén mở cho thấy tầm mức đích thực của nó, mà phân tích cho cùng, liên quan tới chính bản chất sứ mệnh của Giáo Hội. Trong khi một lựa chọn mục vụ khá hấp tấp đã tin rằng phải ưu tiên cho sinh hoạt rao giảng Tin Mừng nhằm thắng vượt sự dốt nát tôn giáo, xem ra là lý do đầu tiên của cuộc khủng hoảng của các bí tích, nền thần học đã không chậm trễ nhận ra rằng bên dưới lựa chọn mục vụ đó có một ý niệm không thích hợp đối với việc rao giảng Tin Mừng và bí tích. Trong nòng cốt người ta nhận ra rằng nguy cơ của sự đối kháng giữa việc rao giảng Tin Mừng và bí tích như đã được lý thuyết hóa bởi các người cải cách, đã được vượt thắng, thì vẫn chưa vượt qua được nguy cơ của việc đơn sơ đặt để việc truyền giáo gần với bí tích, vì cho rằng nó là tiền đề cần thiết cho sự hữu hiệu của các bí tích, và của bí tích như thời điểm không thể thiếu đối với việc đem đức tin đến điểm tột đỉnh của nó là ơn thánh. Để có một quan niệm thích hợp hơn về việc rao truyền Tin Mừng và về bí tích, cần phải nối liền chúng với nhau một cách sâu xa hơn. Không được hạ thấp việc rao truyền Tin Mừng xuống sinh hoạt dậy tôn giáo, và cũng cần phải hiểu nó như là một sự kiện bí tích, nghĩa là như một chứng tá có ý nghĩa và thực hiện các mầu nhiệm cao cả của lịch sử cứu độ. Và cũng không được giản lược bí tích thành nhiệm vụ phương thế sản xuất ơn thánh, nhưng cần coi nó như là một sự kiện rao truyền Tin Mừng, nghĩa là một đề nghị cụ thể để xây dựng sự cứu rỗi của lịch sử. Với điều này nền thần học bí tích tái đề nghị việc tìm kiếm ý niệm đích thật liên quan tới việc rao truyền Tin Mừng và bí tích, và lôi cuốn vào trong việc tìm kiếm của nó dấn thấn và khả năng chuyên môn của các nghành hiểu biết khác nhau của thần học.
Trong khi chờ đợi, nền thần học bí tích sẽ có cách soạn thảo một cách thích đáng hơn ý niệm về ký ức kitô. Việc rao truyền Tin Mừng cũng như bí tích chỉ có thể quan niệm được trong trong tương quan với các biến cố lớn làm thành lịch sử cứu độ. Nói cách khác, trong nòng cốt cả hai, việc rao truyền Tin Mừng cũng như các bí tích, đều là một ký ức. Tuy nhiên, ký ức kitô không bao giờ là một kỷ niệm nhung nhớ một qúa khứ đã mất một cách vĩnh viễn, và cũng không phải là ý chí duy trì một gia tài qúy báu nhưng đã khép lại một cách không sửa chữa được nữa. Ký ức ở nền tảng của việc rao truyền Tin Mừng và của bí tích là trong tương quan với việc thời sự hóa nội dung của nó. Theo vết giáo huấn của các ngôn sứ thời cựu ước, và còn hơn thế nữa của việc đọc hiểu các văn bản tân ước đối với vài cử chỉ bí tích, chẳng hạn như bí tích Rửa Tội và bí tích Thánh Thể, nền thần học có thể nhận diện ra trong ký ức một việc cử hành của ”ngày hôm qua” trong nhiệm vụ một phán xử phê bình của ”ngày hôm nay” giúp xây dựng tích cực ”ngày mai”. Trong quan niệm này về ký ức đã có chứa đựng đòi buộc của một việc đọc hiểu chính trị của các cử chỉ bí tích.
Trong thời hậu công đồng chung Vaticăng II cũng đã không thiếu các thí dụ lèo lài chính trị trong nghĩa nghèo nàn của từ này, liên quan tới các cử hành bí tích, nhưng điều này không dính dáng gì tới các thủ đắc tốt đẹp nhất và nghiêm chỉnh hơn của nền thần học bí tích. Trong số các đề tài khác nhau phát xuất, một cách ít nhiều trực tiếp, từ một đọc hiểu chính trị về các bí tích, đáng ghi nhớ nhất là các đề tài liên quan tới nền thần học lịch sử và các đề tài của nền nhân chủng học bí tích. Ở đây không thể duyệt xét tất cả các thủ đắc đã có được qua việc phân tích nền thần học lịch sử về các cử hành bí tích. Chỉ cần nhớ rằng cùng với việc khẳng định tính cách bất hợp pháp của một sự phân biệt giữa lịch sử đời và lịch sử cứu độ, và của bất cứ sự bẻ gẫy nào giữa thánh thiêng và đời bên trong cuộc sống kitô, nền thần học bí tích đã đưa ra cho các lãnh vực khác nhau của suy tư thần học một tiêu chuẩn kiểm thực lịch sử phong phú, bằng cách làm nổi bật lên ý niệm cứu rỗi chỉ được dành để cho một số người được khai tâm là điểm chuyên biệt của tư tưởng kitô. Không có gì hơn các bí tích nêu bật rằng sự cứu rỗi không bao giờ chỉ là một chinh phục lịch sử, và nó không cạn trong lịch sử. Các nền thần học khác nhau nở hoa trong mấy chục năm cuối thế kỷ XX như nền thần học thế giới, nền thần học tiến bộ, nền thần học hy vọng, nền thần học giải phóng vv... đã có thể thay đổi không ít các nguyên tắc định hướng từ suy tư thần học về các bí tích. Dầu sao đi nữa, từ một đọc hiểu chính trị về các bí tích nền thần học lịch sử Giáo Hội nhận được ích lợi đặc biệt: một phần lớn các đào sâu về tương quan giữa Chúa Kitô và Giáo Hội, các khía cạnh rộng rãi của vấn đế khó khăn trong tương quan Giáo Hôi - thế giới, và một số các nguyên tắc cho một phán đoán về thời gian và chính trị của Giáo Hội, là một phát triển rõ ràng của đề tài Giáo Hội bí tích.
Vì tương quan chặt chẽ giữa lịch sử và nhân chủng học, thật là hơp lý khi suy tư thần học cũng đã có thể rút tiả ra một nền nhân chủng học bí tích. Vượt ngoài các thủ đắc đã có được liên quan tới ý niệm về con người mới nảy sinh và được xây dựng nơi các biến cố bí tích, thật là biểu tượng sư thay đổi phương pháp, mà nền thần học bí tích đã gợi ý cho nền thần học luân lý. Sau các cố gắng để phân tích và cấu trúc tất cả nền luân lý đạo đức kitô trên lược đồ mười điều răn, và tiếp theo đó trên lược đồ của các nhân đức hay các mô thức thánh thiện, trong nền thần học luân lý từ nay việc lấy các bí tích làm nền tảng khởi hành không còn là các nỗ lực hiếm hoi nữa. Ngoài việc nhận diện trong hình thức chuyên biệt hơn tinh thần của các luật lệ kitô, trong chiều kích tập thể cũng như trong chiều kích cá nhân nền thần học luân lý đạt tới trong nhân chủng học bí tích cái luận lý thật, mà hành động kitô phải lấy hứng, và phân tích cho cùng, phải khám phá ra nhiệm vụ giải thoát khỏi nguy hiểm lược đồ hóa sự hiện hữu nội tại của mỗi nền luân lý đạo đức.
Thật hầu như vô ích lưu ý rằng trong các buổi cử hành bí tích có tiềm ẩn một nhiệm cục cứu đô, một nền thần học của lịch sử và một nền nhân chủng kitô. Thế rồi cũng phải ghi nhận rằng ngôn ngữ của các buổi cử hành không thông truyền một sứ điệp nào cả. Ngày nay vấn đề ngôn ngữ phụng tự chiếm một chỗ hàng đầu cả trong nền thần học bí tích nữa. Trong các đề nghị duyệt xét phương pháp khác nhau của nền thần học bí tích đã có lúc vài học giả như Martimort và De Baciocchi, cho rằng cần phải để khảo luận từng bi tích riêng rẽ trước khảo luận chung về các bí tích. Đề nghị này đã nảy sinh từ sự kiện mạc khải lịch sử vì nền thần học bí tích nói chung đã chỉ chào đời khá muộn màng so với suy tư về các bí tích riêng rẽ. Tuy nhiên, người ta cũng lồng vào đó ý tưởng cho rằng thói quen, được nền thần học giáo khoa củng cố, để phần phân tích ý niệm bí tích trước việc nghiên cứu các cử chỉ bí tích riêng rẽ, đã có thể là lý do của việc chuẩn thức hóa các buổi cử hành bí tích, và như thế cũng giảm thiểu mạnh mẽ khả năng diễn tả của chúng. Nhưng ngày nay các học giả đồng ý cho rằng nếu việc đảo ngược phương pháp có thể ích lợi cho sự tiếp nhận ý niệm bí tích một cách trung thành hơn, là kiểu mẫu của cộng đoàn kitô tiên khởi, thì nó không đủ để trình bầy một nền thần học có khả năng tái cấu trúc ngôn ngữ của các buổi cử hành. Cùng lắm việc quy chiếu thực hành bí tích của cộng đoàn kitô tiên khởi có thể còn hữu dụng cho việc tiếp nhận các luật lệ của sự sáng tạo phụng vụ, dựa trên đó cộng đoàn được điều hành. Thật vậy, ngoài tất cả các vấn đề đã được dấy lên bởi sự phân tích ngôn ngữ nói và ngôn ngữ nghi lễ, vẫn còn bỏ ngỏ vấn đề của việc thích ứng các buổi cử hành trong các bối cảnh xã hội văn hóa khá khác biệt nhau, và phải chịu các thay đổi khá nhanh chóng. Vì quen với việc suy tư về các buổi cử hành, mà từ lâu đời và đối với tất cả mọi môi trường, chúng đã có một cấu trúc nghi thức giống hệt nhau, nền thần học nhận ra rằng các nghi thức bí tích không thể miễn giải nhiệm vụ rao truyền Tin Mừng của chúng một cách dễ dàng, nếu không thu hồi, qua một hoạt động sáng tạo thích hợp, khả năng nói với con người thuộc mọi thời đại sống trên mọi vĩ tuyến. Tuy nhiên, tới đây cần phải thành lập trên bình diện thần học không chỉ một sự hợp thức hóa tinh cách sáng tạo phụng vụ, và các luật lệ điều khiển nó, không phải chỉ liên quan tới những gì phải được lấy đi và những gí có thể để cho sinh hoạt sáng tạo tự do, mà cả thẩm quyền sáng tạo của các môi trường giáo hội và cái luân lý duy nhất phải quy tụ chúng lại với nhau. Trong bối cảnh này của các vấn đề, nền thần học bí tích đang ý thức rằng tương quan giáo hội - bí tích, việc rao truyền Tin Mừng - các bí tích, các bí tích - nền nhân chủng học và lịch sử cứu đô phải được tiếp tục đào sâu và phân tích cho cùng, vấn đề của một ý niệm thích hợp về bí tích vẫn còn bỏ ngỏ.
(Thần Học Kinh Thánh bài số 1182)
Linh Tiến Khải
www.vi.radiovaticana.va
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét