Sống
Niềm Vui Tin Mừng
VATICAN. Chúa Nhật 15.12 vừa qua, nhằm ngày Chúa Nhật thứ 3 mùa
Vọng. Các tín hữu hành hương đã quy tụ về quảng trường Thánh Phêrô, Vatican,
đứng dưới trời mưa để nghe giáo huấn của Đức Thánh Cha và nhận phép lành từ
ngài.
Sau lời chào dành cho mọi người, Đức Thánh Cha gợi nhắc mọi người về ý nghĩa của Chúa Nhật này trong Mùa Vọng. Ngài nói: “ Hôm nay là Chúa Nhật thứ 3 mùa Vọng, hay vẫn thường được gọi là Chúa Nhật Vui. Phụng vụ hôm nay cứ lặp đi lặp lại nhiều lần lời mời gọi vui lên, hớn hở lên vì Thiên Chúa đã đến gần, Giáng Sinh đã đến gần. Thông điệp Kitô giáo được gọi là "Phúc Âm" hay "Tin Mừng", là lời công bố niềm vui cho tất cả mọi dân; Giáo Hội không là nơi trú ngụ của những con người buồn phiền, Giáo Hội là nhà của niềm vui!”
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cũng nói thêm rằng không phải bất cứ niềm vui nào cũng là niềm vui của Tin Mừng. Niềm vui của Kitô giáo được đặt nền trên tình yêu và lòng trung tín của Thiên Chúa. Ngài mượn lời của Tiên Tri Isaia trong phụng vụ Chúa Nhật Mùa Vọng tuần III để chia sẻ với các tín hữu:
“Niềm vui của Tin Mừng hệ ở chỗ biết được rằng mình luôn được Thiên Chúa lắng nghe và yêu mến. Giống như Lời Chúa trong sách tiên tri Isaia nhắc nhớ chúng ta hôm nay (x.Is 35,1-6a.8a.10, Thiên Chúa là Đấng đến để cứu độ chúng ta, và cứu giúp những ai tâm hồn đau khổ. Ngài đến giữa chúng ta ban cho ta sức mạnh, mang đến sự vững vàng, ban cho ta sự can đảm, sẽ làm nở hoa nơi sa mạc và hoang địa khô cằn là chính đời sống của chúng ta mỗi khi ta khô khan, thiếu nguồn nước Lời Chúa và Thánh Thần tình yêu của Người. Vì dù những giới hạn và những thiếu hụt của chúng ta có lớn như thế nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng không được phép trở nên yếu nhược và dao động trước những khó khăn và chính sự yếu đuối của chúng ta. Trái lại, chúng ta được mời gọi để làm cho đôi bàn tay thêm mạnh mẽ hơn, làm cho những đầu gối bủn rủn được vững vàng, có được sự can đảm và không sợ hãi vì Thiên Chúa của chúng ta luôn bày tỏ lòng thương xót vĩ đại của Người. Cậy nhờ vào sự trợ giúp của Người, chúng ta có thể luôn khởi đầu lại, mở đôi mắt ra, vượt qua nỗi buồn và nước mắt và lại cất lên một bài ca mới. Và đích thực là niềm vui này vẫn luôn còn đó trong những thử thách, trong nỗi khổ đau, vì nó không phải là cái gì đó hời hợt, nhưng đi vào trong tận chiều sâu của những ai phó thác cho Thiên Chúa và vững tin vào Người.”
“Niềm vui cũng như niềm hy vọng Kitô giáo có nền tảng từ lòng trung tín của Thiên Chúa, trong sự đảm bảo rằng Người vẫn luôn giữ lời hứa của mình. Tiên tri Isaia khuyến khích những ai đang lạc lối và trong cơn tuyệt vọng hãy tín thác vào lòng trung tín của Thiên Chúa vì ơn của độ của Người sẽ nhanh chóng đến bên đời họ. Những ai đã gặp được Đức Giêsu trên hành trình thì sẽ cảm nghiệm được trong con tim mình một sự thanh thản và niềm vui mà không ai hay không gì có thể làm hư hoại. Niềm vui của chúng ta là Đức Kitô, tình yêu trung tín và vô tận của Người! Vì thế, khi nào một Kitô hữu buồn phiền, điều đó có nghĩa là người ấy đang ở xa Giêsu. Chúng ta không nên để người ấy đơn côi một mình! Chúng ta phải cầu nguyện cho người ấy và giúp người ấy cảm nghiệm được hơi ấm của tình cộng đoàn.”
Cuối cùng, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hãy hướng nhìn về Đức Trinh Nữ Maria, Đấng đã đón nhận lời mời gọi hãy vui lên từ Thiên Sứ trong cuộc truyền tin, để xin Mẹ giúp mình sống niềm vui Tin Mừng trong mọi khoảnh khắc buồn vui của cuộc sống. Ngài nói: “Nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta mau tiến bước đến Bêlem, để gặp gỡ Hài Nhi, Đấng đã sinh ra làm người vì ta, vì ơn cứu độ và niềm vui của tất cả mọi người. Thiên Sứ đã nói với Mẹ: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ơn phước: Thiên Chúa ở cùng bà" (Lc 1:28). Mẹ sẽ giúp chúng ta sống niềm vui Tin Mừng trong gia đình, nơi công sở, nơi giáo xứ và trong mọi môi trường. Một niềm vui thân thiết, với những điều tuyệt vời và dịu ngọt. Niềm vui ấy hệt như niềm vui của một người mẹ khi nhìn đứa con vừa mới chào đời, và nghiệm thấy rằng đó là một món quà từ Thiên Chúa, một phép màu mà chỉ có thể nói lời cảm ơn.”
Sau kinh truyền tin, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến các tín hữu hành hương, mà trước hết là các em thiếu nhi ở Rôma. Ngài xin các em cầu nguyện cho ngài cũng như ngài vẫn luôn nhớ đến các em. Ngài nói: “Hôm nay, tôi xin được dành lời chào đầu tiên của tôi đến các em thiếu nhi ở Rôma, đã đến đây để xin phép lành truyền thống của "Hài Nhi Giêsu". Các con thiếu nhi thân mến, khi nào các con cầu nguyện trước hang đá, các con hãy nhớ đến cha, cũng như cha nhớ đến các con. Cha cảm ơn các con, chúc các con Giáng Sinh an lành!”
“Tôi cũng gửi lời chào đến các gia đình, các nhóm giáo xứ, các hội đoàn, các nhóm hành hương từ Rôma, Ý và nhiều vùng khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là Tây Ban Nha và Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Tôi nồng nhiệt gửi lời chào đến các bạn trẻ ở Zambia, và tôi cầu chúc cho họ trở thành "viên đá sống động" để xây dựng một xã hội nhân văn hơn. Tôi cũng gửi lời chào đến tất cả các bạn trẻ đang hiện diện ở đây.”
Đức Thánh Cha cũng gởi lời chào đến nhiều nhóm khác và chúc họ một ngày Chúa Nhật an lành.
Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
www.vi.radiovaticana.va
Sau lời chào dành cho mọi người, Đức Thánh Cha gợi nhắc mọi người về ý nghĩa của Chúa Nhật này trong Mùa Vọng. Ngài nói: “ Hôm nay là Chúa Nhật thứ 3 mùa Vọng, hay vẫn thường được gọi là Chúa Nhật Vui. Phụng vụ hôm nay cứ lặp đi lặp lại nhiều lần lời mời gọi vui lên, hớn hở lên vì Thiên Chúa đã đến gần, Giáng Sinh đã đến gần. Thông điệp Kitô giáo được gọi là "Phúc Âm" hay "Tin Mừng", là lời công bố niềm vui cho tất cả mọi dân; Giáo Hội không là nơi trú ngụ của những con người buồn phiền, Giáo Hội là nhà của niềm vui!”
Tuy nhiên, Đức Thánh Cha cũng nói thêm rằng không phải bất cứ niềm vui nào cũng là niềm vui của Tin Mừng. Niềm vui của Kitô giáo được đặt nền trên tình yêu và lòng trung tín của Thiên Chúa. Ngài mượn lời của Tiên Tri Isaia trong phụng vụ Chúa Nhật Mùa Vọng tuần III để chia sẻ với các tín hữu:
“Niềm vui của Tin Mừng hệ ở chỗ biết được rằng mình luôn được Thiên Chúa lắng nghe và yêu mến. Giống như Lời Chúa trong sách tiên tri Isaia nhắc nhớ chúng ta hôm nay (x.Is 35,1-6a.8a.10, Thiên Chúa là Đấng đến để cứu độ chúng ta, và cứu giúp những ai tâm hồn đau khổ. Ngài đến giữa chúng ta ban cho ta sức mạnh, mang đến sự vững vàng, ban cho ta sự can đảm, sẽ làm nở hoa nơi sa mạc và hoang địa khô cằn là chính đời sống của chúng ta mỗi khi ta khô khan, thiếu nguồn nước Lời Chúa và Thánh Thần tình yêu của Người. Vì dù những giới hạn và những thiếu hụt của chúng ta có lớn như thế nào đi chăng nữa thì chúng ta cũng không được phép trở nên yếu nhược và dao động trước những khó khăn và chính sự yếu đuối của chúng ta. Trái lại, chúng ta được mời gọi để làm cho đôi bàn tay thêm mạnh mẽ hơn, làm cho những đầu gối bủn rủn được vững vàng, có được sự can đảm và không sợ hãi vì Thiên Chúa của chúng ta luôn bày tỏ lòng thương xót vĩ đại của Người. Cậy nhờ vào sự trợ giúp của Người, chúng ta có thể luôn khởi đầu lại, mở đôi mắt ra, vượt qua nỗi buồn và nước mắt và lại cất lên một bài ca mới. Và đích thực là niềm vui này vẫn luôn còn đó trong những thử thách, trong nỗi khổ đau, vì nó không phải là cái gì đó hời hợt, nhưng đi vào trong tận chiều sâu của những ai phó thác cho Thiên Chúa và vững tin vào Người.”
“Niềm vui cũng như niềm hy vọng Kitô giáo có nền tảng từ lòng trung tín của Thiên Chúa, trong sự đảm bảo rằng Người vẫn luôn giữ lời hứa của mình. Tiên tri Isaia khuyến khích những ai đang lạc lối và trong cơn tuyệt vọng hãy tín thác vào lòng trung tín của Thiên Chúa vì ơn của độ của Người sẽ nhanh chóng đến bên đời họ. Những ai đã gặp được Đức Giêsu trên hành trình thì sẽ cảm nghiệm được trong con tim mình một sự thanh thản và niềm vui mà không ai hay không gì có thể làm hư hoại. Niềm vui của chúng ta là Đức Kitô, tình yêu trung tín và vô tận của Người! Vì thế, khi nào một Kitô hữu buồn phiền, điều đó có nghĩa là người ấy đang ở xa Giêsu. Chúng ta không nên để người ấy đơn côi một mình! Chúng ta phải cầu nguyện cho người ấy và giúp người ấy cảm nghiệm được hơi ấm của tình cộng đoàn.”
Cuối cùng, Đức Thánh Cha mời gọi mọi người hãy hướng nhìn về Đức Trinh Nữ Maria, Đấng đã đón nhận lời mời gọi hãy vui lên từ Thiên Sứ trong cuộc truyền tin, để xin Mẹ giúp mình sống niềm vui Tin Mừng trong mọi khoảnh khắc buồn vui của cuộc sống. Ngài nói: “Nguyện xin Đức Trinh Nữ Maria giúp chúng ta mau tiến bước đến Bêlem, để gặp gỡ Hài Nhi, Đấng đã sinh ra làm người vì ta, vì ơn cứu độ và niềm vui của tất cả mọi người. Thiên Sứ đã nói với Mẹ: "Mừng vui lên, hỡi Đấng đầy ơn phước: Thiên Chúa ở cùng bà" (Lc 1:28). Mẹ sẽ giúp chúng ta sống niềm vui Tin Mừng trong gia đình, nơi công sở, nơi giáo xứ và trong mọi môi trường. Một niềm vui thân thiết, với những điều tuyệt vời và dịu ngọt. Niềm vui ấy hệt như niềm vui của một người mẹ khi nhìn đứa con vừa mới chào đời, và nghiệm thấy rằng đó là một món quà từ Thiên Chúa, một phép màu mà chỉ có thể nói lời cảm ơn.”
Sau kinh truyền tin, Đức Thánh Cha gửi lời chào đến các tín hữu hành hương, mà trước hết là các em thiếu nhi ở Rôma. Ngài xin các em cầu nguyện cho ngài cũng như ngài vẫn luôn nhớ đến các em. Ngài nói: “Hôm nay, tôi xin được dành lời chào đầu tiên của tôi đến các em thiếu nhi ở Rôma, đã đến đây để xin phép lành truyền thống của "Hài Nhi Giêsu". Các con thiếu nhi thân mến, khi nào các con cầu nguyện trước hang đá, các con hãy nhớ đến cha, cũng như cha nhớ đến các con. Cha cảm ơn các con, chúc các con Giáng Sinh an lành!”
“Tôi cũng gửi lời chào đến các gia đình, các nhóm giáo xứ, các hội đoàn, các nhóm hành hương từ Rôma, Ý và nhiều vùng khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là Tây Ban Nha và Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Tôi nồng nhiệt gửi lời chào đến các bạn trẻ ở Zambia, và tôi cầu chúc cho họ trở thành "viên đá sống động" để xây dựng một xã hội nhân văn hơn. Tôi cũng gửi lời chào đến tất cả các bạn trẻ đang hiện diện ở đây.”
Đức Thánh Cha cũng gởi lời chào đến nhiều nhóm khác và chúc họ một ngày Chúa Nhật an lành.
Pr. Lê Hoàng Nam, SJ
www.vi.radiovaticana.va
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét