CHÚA NHẬT
29/12/2013
Chúa
Nhật Trong Tuần Bát Nhật Lễ Chúa Giáng Sinh
Lễ
Thánh Gia Thất Năm A
(phần II)
Giáo Lý Phúc Âm Lễ Thánh Gia Thất:
Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse, Năm A ngày
29.12.2013
LỄ THÁNH GIA THẤT, NĂM A
Sách Huấn Ca 3.3-7.14-17;
Thư Thánh Phaoô Tông Đồ gửi tín hữu Côlossê 3.12-21
và Phúc Âm
Thánh Matthêô 2.13-15.19-23
I. Giáo Huấn P.Â.:
Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa được sinh ra bởi một trinh nữ như trong sách Tiên
Tri Isaia chương 7.14 tiên báo.
Đức Trinh Nữ Maria luôn
thưa “Fiat” xin vâng theo thánh ý Chúa qua lời thiên sứ.
Thánh Giuse cũng vậy,
không bao giờ do dự trước lệnh truyền của Chúa “Này ông, dậy đem Hài Nhi và Mẹ
Người trốn sang Ai Cập và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hêrôđê sắp
tìm giết Hài Nhi đấy!”
Thánh gia hoàn toàn sống
và hành động theo thánh ý Chúa.
Gia đình thánh gồm những
người vâng theo ý Chúa, tức từng cá nhân và toàn gia đình luôn đặt Chúa lên
trên tất cả và tìm cách thực thi thánh ý Chúa. Gia đình được thánh hóa hay nên thánh
vì thực thi thánh ý Chúa hay làm trọn ý Chúa, chứ không tìm ý riêng hay ích kỷ
riêng tư.
II. Vấn nạn P.Â.
“Này ông, dậy đem Hài Nhi và Mẹ Người trốn sang
Ai Cập và cứ ở đó cho đến khi tôi báo lại, vì vua Hêrôđê sắp tìm giết Hài Nhi
đấy!”… Ông Giuse liền chổi dậy…Ông ở đó cho đến khi vua Hêrôđê băng hà, để ứng
nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng ngôn sứ: Ta đã gọi con ta ra khỏi ai
cập…muốn nói gì?
Sứ
thần nói “đem Hài Nhi và Mẹ Người” chứ không nói: đem con trai ngươi và vợ
ngươi. Thánh Matthêô viết Phúc Âm cho người chính gốc Do Thái nặng truyền thống
Cựu Ước và thánh sử luôn dùng Cựu Ước để chứng minh về việc sinh ra, đời sống
và cái chết của Chúa Giêsu. Trong Sách Tiên Tri Isaia chương 7.14 đã tiên báo
“Đấng Cứu Thế sinh bởi một trinh nữ” Vậy thì Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa chứ
không là con để của Giuse. Đức Mẹ Maria là Mẹ Đấng Cứu Thế, nhưng là một trinh
nữ, tức không có chuyện “biết đến người nam”. Nên Giuse không là chồng của
Maria theo quan niệm thông thường.
Ông
Giuse hoàn toàn im lặng và chỉ biết hành động theo lệnh Chúa truyền qua lời sứ
thần.
Phúc
Âm Thánh Matthêô nói nhiều về những tiên báo của các tiên tri trong Cựu Ước có
liên quan đến Đấng Cứu Thế. Tiên tri Isaia chương 7.14 tiên báo: Đấng Cứu Thế
sinh bởi một trinh nữ. Tiên Tri Mika chương 5.12 nói: Đấng Cứu Thế sinh ra ở
Bêlem. Tiên tri Giêrêmia chương 31.15 tiên báo việc Hêrôđê tìm giết Hài Nhi.
Tiên tri Hôsêa chương 11.1 tiên báo rằng: Từ Ai cập, ta đã gọi Con ta về. Tiên
tri Isaia trong chương 40.3 tiên báo về Gioan tiền hô sẽ đến dọn đường cho Đấng
Cứu Thế. Đấng Cứu Thế chữa lành bệnh tật được Isaia tiên báo trong chương
53.4. Cả việc Đấng Cứu Thế cởi lừa vào Giêrusalem cũng được Giacaria tiên báo
trong chương 9.9…Nên câu Phúc Âm “để ứng nghiệm lời Chúa phán xưa qua miệng
ngôn sứ: Ta đã gọi con ta ra khỏi Ai Cập…” chính là lời tiên báo của Giêrêmia
chương 31.15 và Hôsêa chương 11.1
Tại sao nói: Lễ Thánh Gia Thất: Chúa Giêsu, Đức Mẹ và Thánh Giuse chứ không là:
Thánh Giuse, Đức Mẹ và Chúa Giêsu? Như vậy có thiếu tôn trọng vai trò người Cha
trong xã hội Do Thái thời bấy giờ không?
Chúa
Giêsu là Con Thiên Chúa và là Thiên Chúa. Thiên Chúa không chỉ đứng đầu mà còn
phải trên tất cả. Thánh Gia Thất phải theo trật tự nầy: Chúa Giêsu là Con Thiên
chúa, là Thiên Chúa, là Đấng tự hữu phải dẫn đầu và trên tất cả. Kế đến là Đức
Trinh Nữa Maria, Mẹ Thiên Chúa. Maria cũng là thụ tạo được Thiên chúa tạo
thành, nhưng được nâng lên vai trò cao trọng là Mẹ Thiên chúa. Thánh Giuse, thụ
tạo, Cha nuôi của Chúa Giêsu, kém cao trọng hơn Đức Maria và không thể nào so
sánh với Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa là Đấng tạo Hóa và Đấng Cứu Thế.
Trật
tự nầy nói lên lý do tại sao gọi là Thánh gia thất. Gia đình thánh vì có Chúa
đứng đầu và Chúa cao trọng nhất. Mọi người phải thực hiện thánh ý Thiên Chúa và
theo chương trình của Ngài. Nên đúng như Chúa nói: “Nầy con xin đến để thi hành
thánh ý Cha” là câu tâm niệm sống của mọi gia đình.
Hêrôđê cả.
Gọi Hêrôđê cả đúng hơn là đại đế, vì Do Thái bị
La Mã thống trị từ năm 63 trước Công Nguyên. Do Thái thành một tỉnh bang của Đế
Quốc La Mã, nằm dưới sự đô hộ của Hoàng Đế La Mã đồng thời trực thuộc đại diện
của Hoàng Đế La Mã được gọi là Tổng Trấn, như Quirinô làm tổng trấn khi Chúa
Sinh và Philatô làm tổng trấn khi Chúa chết. Chúng ta có thể so sánh những vị
vua của thuộc quốc nầy giống như những vua Thành Thái, Bảo Đại của triều đình
Huế thời Pháp thuộc. Những vị vua do đế quốc thống trị đặt lên và dưới quyền
thống trị của mẫu quốc.
Theo bách Khoa Tự Điển Wikipedia thì “Hêrôđê cả sinh trưởng trong một gia đình quyền quý có
cha là Antipater the Idumaean. Mẹ ông là công nương Cypros của vùng Petra
Nabatea (nay là một phần của Jordan). Gia
đình ông có quan hệ thân thiết với nhiều nhân vật quyền quý ở La Mã thời bấy
giờ, trong đó có Pompey và Cassius. Nhờ mối quan hệ này, năm 47 TCN cha của Hêrôđê cả được cất nhắc làm quan tổng
trấn của vùng Judea, và Hêrôđê cả được
làm thống đốc Galilê.
Sau khi cha bị đầu độc vào năm 43 TCN, Hêrôđê cả lên nắm tất cả quyền bính của cha và truất phế
người vợ đầu và con cả để lấy công nương Mariamne của hoàng tộc cai trị Judaea
trước đó. Năm 40 TCN, khi ngườiHasmonea và Parthia xâm
chiếm Judaea, Hêrôđê cả chạy
trốn sang La Mã. Tại đó ông được Hội đồng Trưởng lão La Mã bầu
làm Vua Do Thái. Nhưng phải đến năm 37 TCN
ông mới thức sự thống trị được Judaea”
Hêrôđê cả trong Tân Ước
Hêrôđê cả chính là người đã tỏ ra bối rối khi nghe các đạo sĩ Phương Đông hỏi
thăm là “Vua Người Do Thái mới sinh ra ở đâu?” Bối rối và sợ mất ngôi.
Ông đã khôn khéo cho vời các Đạo Sĩ vào hoàng cung hỏi thăm xem ngày giờ ngôi
sao xuất hiện để tìm cách giết Hài Nhi Giêsu. Sau khi thăm Chúa Hài Nhi và dâng
cúng lễ vật. Ba đạo sĩ được sứ thần báo mộng tìm đường khác về quê thay vì trở
lại gặp Hêrôđê.
Hêrôđê cả cũng chính là người đã cho giết chết những trẻ thơ vô tội ở Bêlem từ
hai tuổi trở xuống với hy vọng là trừ diệt được “vua mới sinh” như được tường
thuật trong Phúc Âm Thánh Matthêô 2.13-18
Hêrôđê cả được kế thừa bởi những người con làm quận vương như sau:
Hêrôđê
Archelaus được
phân chia cai trị miền Giuđêa, Samaria và Idumea cũng gọi là Edomn từ năm 4
trước Công Nguyên cho đến năm 6 sau Công nguyên.
Hêrôdê Antipas làm vua cai trị Galilê từ năm thứ 4 trước Công Nguyên cho đến
năm 39 sau Công Nguyên. Hêrôđê Antipas là người lấy Hêrôdia, vợ của anh trai
mình là Philip. Gioan Tẩy Giả tố cáo ông là loạn luân. Ông cầm tù Gioan và cho
lính vào ngục chém đầu Gioan Tẩy Giả đặt trên mâm mang cho con gái bà
Hêrôdia (Matthêô 14.3-12; Matcô 6.17-29 và Luca 3.19-20) Ông cũng chính làkẻ mà sau này Chúa Giêsu
gọi là "con cáo già" (Lc 13,32).
Hêrôđê Philip
cũng là con của Hêrôđê cả và
Clêopâtre (không phải hoàng hậu Ai Cập), tức là anh em cùng
cha khác mẹ với Hêrôđê Antipas. Làm quận vương xứ Iturê và Trakhônitô, cũng như
gồm cả Auranitô, Batanêa, Gaulinitô. Philip cai quản năm 4 trước Công nguyên
cho đến chết vào năm 34 sau Công nguyên. Vì không có con nối ngôi, vua Tibêriô
sáp nhập phần đất này vào miền Syria.Hêrôdia là vợ của Philip và bị Hêrôdê Antipa chiếm đoạt.
III. Thực
hành P.Â.:
Phụ nữ Việt Nam và Áo dài
phụ nữ Việt Nam
Tôi thường yêu thích và
dễ dàng liên kết giữa người Mẹ Việt Nam với Đức Mẹ Maria. Tại sao? Cũng hơi khó
hiểu khi tôi không thấy và không biết Đức Mẹ, nhưng tôi lại cho là phụ nữ Việt
Nam hay những người mẹ Việt Nam giống Đức Mẹ. Có lẽ do đức tính hiền lành, nhu
mì đầm thắm, đảm đang và rất mực thương yêu chồng con của phụ nữ Việt Nam mà
tôi nhận ra một hình ảnh được mô phỏng theo Mẹ Maria. Mẹ Maria, người phụ nữ
được nâng lên làm Mẹ Thiên Chúa. Đức Mẹ là Mẹ Thiên Chúa chắc chắn là không
đanh đá hay hung dữ hay quá ồn ào và thích đôi co chưởi lộn như những con buôn
ngoài chợ được.
Thêm một thiên kiến nữa
là tôi thật không sao quên được hình ảnh đẹp, trong trắng và thanh thoát trong
chiếc áo dài trắng của các nữ sinh Việt Nam trước năm 1975. Ai cũng phải khen
phụ nữ Việt Nam mặc áo dài rất đẹp. Nó phù hợp về dóc dáng mảnh khảnh, gọn nhẹ,
với dáng đi đầm thắm nết na và phong cách thanh tú với gương mặt sáng và thông
minh.
Tuy nhiên, ngày nay dường
như tôi đã lỗi thời khi càng ngày càng nhiều phụ nữ Việt Nam đã thay hình đổi
dạng: Thân thể có nhiều mỡ béo hơn. Dáng vẻ xem chừng mang nhiều nam tính hơn.
Lời ăn tiếng nói xem chừng hùng dũng và đầy uy quyền không thua gì vị tướng chỉ
huy mặt trận. Họ cũng không còn mặc áo dài nhiều vì thân thể không còn mảnh mai
hay tha thướt khuôn theo kiểu áo dài ‘gò ép” ngày xưa.
Cũng theo lối nhìn “out
of date” của tôi nầy thì người Mẹ Việt Nam ngày nay cũng kém mô phỏng hình ảnh
nhu mì, đạo đức hay hiền hòa của Mẹ Maria ngày xưa nhiều. Dù sao thì tôi vẫn
yêu thích hình ảnh đạo đức, hòa nhã và thích thầm lặng của Đức Mẹ Maria, vì bà
hay “giữ mọi điều và suy nghĩ trong lòng” bà không có hò hét hay tranh đấu,
giành cho được quyền làm “Lady First!” đàn bà phải số một!
“Vì vua Hêrôđê sắp tìm
giết Hài Nhi!”
Vua Hêrôđê tìm giết Hài Nhi vì Ba Đạo sĩ Phương Đông vào hoàng cung tìm “Vua Do
Thái mới sinh” Sau khi nghiên cứu Kinh Thánh và biết được “Vua Do Thái” mới
sinh ở Bê Lem. Hêrôđê cho lính đến giết tất cả hài nhi từ hai tuổi trở xuống và
chắc chắn là tiêu diệt được vua mới sinh. Đối với các bạo Chúa thời đó: giết là
cách tốt nhất để khai trừ đối thủ. Vua có quyền sinh sát trên thần dân.
Tuy nhiên Hêrôđê đã không
hình dung nỗi ai thật sự là đối thủ của mình? Nếu chỉ là một hài nhi, thì quá
dễ, nhưng còn hơn thế nữa: Đó là Thiên Chúa. Phàm nhân làm sao tiêu diệt được
Thiên Chúa hay Đấng Tạo Hóa?
Hiện tại quốc hội tỉnh
bang Québec ở Canada đang biểu quyết dẹp Thánh Giá trước Tòa Nhà Lập Pháp tỉnh
bang. 90% công dân Canada ở tỉnh bang Québec được rửa tội Công Giáo, nhưng họ
đã chống lại luật Chúa, chống điều răn Thứ Năm “Chớ giết người!” bằng cách chấp
nhận cho phép thi hành trợ tử như nhân quyền và bây giờ họ đang cố gắng hạ đối
thủ là Thiên Chúa, Đấng Cứu Thế xuống khỏi những nơi công cộng, nơi ban hành
dân luật.
Không cần trù giập hay hù
dọa ai cả, nhưng rồi dân Québec và tỉnh bang Québec, đặc biệt với những người
thích ăn thua với Thiên Chúa nầy sẽ mang chung số phận như Hêrôđê. Họ sẽ bị
tiêu diệt và mất cả nhân phẩm vì tội xúc phạm đến Thiên Chúa. Còn Hài Nhi, Con
Thiên Chúa đã trốn thoát sang Ai Cập an toàn và chương trình cứu độ sẽ được
hoàn thành như đã loan báo. Thường người ta thích tưởng nhớ và khôi phục những
gì đã bị tiêu diệt một cách bất công. Sẽ có nhiều người thành phản đề cho việc
“ăn thua với Thiên Chúa” nầy. Chúa bao giờ cũng chiến thắng! Thánh giá là dấu
cứu độ! Ecce Signum Salutis! Tôi tin như vậy!
Lm. Phêrô Trần thế Tuyên
Lectio Divina: Lễ Thánh Gia (A)
Chúa Nhật, 29 Tháng 12,
2013
Cuộc
chạy trốn sang Ai Cập và trở về Nagiarét
Mt
2:13-23
1. Bài
Đọc
a) Lời nguyện mở đầu:
Lạy Chúa, Đấng Tạo Dựng trời đất và là Cha của chúng con, Chúa
đã sai Con Một Chúa, Đấng đã hiện hữu trước bình minh của thế gian, phải nên
giống như chúng con trong tất cả mọi việc qua việc nhập thể của Người trong
cung lòng Đức Trinh Nữ Maria do bởi quyền năng của Chúa Thánh
Thần. Xin Chúa hãy gửi đến cùng một Thần Khí ban sự sống trên chúng
con, để chúng con có thể trở nên ngoan ngoãn với công việc thánh hóa của Chúa
hơn bao giờ hết, để cho bản thân chúng con được biến đổi một cách nhẹ nhàng bởi
cùng Chúa Thánh Thần và nên giống như Đức Kitô, Con Một Chúa, anh của chúng
con, Chúa Cứu Thế và là Đấng Cứu Chuộc chúng con.
b) Bài Phúc Âm theo thánh Mátthêu:
13 Sau khi các đạo sĩ ra đi, thiên thần
Chúa hiện ra với ông Giuse trong lúc ngủ và bảo ông: “Hãy thức dậy,
đem hài nhi và mẹ Người trốn sang Ai-Cập, và ở đó cho tới khi tôi báo lại ông,
vì Hêrôđê sắp sửa tìm kiếm hài nhi để sát hại Người.” 14 Ông
thức dậy, đem hài nhi và mẹ Người lên đường trốn sang Ai-Cập đang lúc ban
đêm. 15 Ông ở lại đó cho tới khi Hêrôđê băng hà, hầu làm
trọn điều Chúa dùng miệng tiên tri mà phán rằng: “Ta gọi con Ta ra khỏi
Ai-Cập.” 16 Bấy giờ Hêrôđê thấy mình bị các đạo sĩ
đánh lừa, nên nổi cơn thịnh nộ và sai quân đi giết tất cả con trẻ ở Bêlem và
vùng phụ cận từ hai tuổi trở xuống, tính theo thời gian vua đã cặn kẽ hỏi các
đạo sĩ. 17 Thế là ứng nghiệm lời tiên tri Giêrêmia
đã nói: 18 Tại Rama, người ta nghe những tiến khóc
than nức nở, đó là tiếng bà Rakhen than khóc con mình, bà không chịu cho người
ta an ủi bà, vì các con bà không còn nữa. 19 Khi
Hêrôđê băng hà, thì đây thiên thần Chúa hiện ra cùng Giuse trong giấc mơ, bên
Ai-Cập20 và bảo: “Hãy chỗi dậy, đem con trẻ và mẹ
Người về đất Israel; vì những người tìm hại mạng sống Người đã
chết!” 21 Ông liền chỗi dậy, đem con trẻ và mẹ Người
về đất Israel. 22 Nhưng nghe rằng Arkhêlao làm vua
xứ Giuđêa thay cho Hêrôđê là cha mình, thì Giuse sợ không dám về
đó. Được báo trong giấc mộng, ông lánh sang địa phận xứ
Galilêa, 23 và lập cư trong thành gọi là Nagiarét: để ứng
nghiệm lời đã phán qua các tiên tri rằng: Người sẽ được gọi là
Nagiarêô.
c) Giây phút thinh lặng cầu nguyện:
Để Lời Chúa có thể thấm nhập vào lòng và soi sáng đời sống
chúng ta.
2. Suy Gẫm
a) Chìa
khóa dẫn đến bài đọc:
Tin
Mừng của thánh Mátthêu đã được gọi là “Tin Mừng Nước Trời”. Mátthêu
mời gọi chúng ta suy nghĩ về việc Vương Quốc Nước Trời sắp đến. Có
một số người đã thấy trong cấu trúc sách Tin Mừng của ông tường thuật một bộ
trường bi kịch gồm có bảy màn nói về sự sắp xuất hiện của Vương Quốc
này. Bộ trường bi kịch bắt đầu với việc chuẩn bị cho sự ra đời của
Vương Quốc trong con người của cậu bé Đấng Cứu Thế và kết thúc với sự ra đời
của Vương Quốc trong sự đau khổ và chiến thắng của cuộc khổ nạn, cái chết và sự
phục sinh của Đức Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa.
Đoạn
Tin Mừng được đưa ra để cho chúng ta suy gẫm là một phần được gọi là màn đầu
tiên nơi Mátthêu giới thiệu với chúng ta con người của Đức Giêsu như là việc
thực hiện những lời của Kinh Thánh. Tin Mừng của Mátthêu là Tin Mừng
thường trích dẫn lời Cựu Ước để cho thấy rằng trong Đức Kitô lề luật và các lời
tiên tri đã được ứng nghiệm. Chúa Giêsu, sự ứng nghiệm và hoàn thiện
của Kinh Thánh, đến thế gian để tái lập Vương Quốc Nước Trời đã được công bố
trong giao ước của Thiên Chúa với dân Người. Với sự ra đời của Đức
Kitô, giao ước này không còn được chỉ dành riêng cho dân Do-Thái mà được mở rộng
ra cho tất cả mọi dân tộc. Mátthêu viết Tin Mừng cho cộng đoàn Kitô
hữu gốc Do-Thái, bị bách hại bởi hội đường, và mời gọi Tin Mừng được mở rộng ra
cho các dân ngoại. Ông là người ký lục khôn ngoan biết cách phân
biệt từ kho tàng của mình những gì cũ và mới. Tin Mừng của ông đã
được viết lần đầu tiên bằng tiếng Aramaic và sau đó được chuyển ngữ sang tiếng
Hy-Lạp.
Đoạn
Tin Mừng Mt 2:13-23 là một phần của chương nói về sự giáng sinh và thời thơ ấu
của “Đức Giêsu Kitô, con cháu vua Đavít, con cháu tổ phụ Abraham” (Mt
1:1). Chúa Giêsu thuộc dòng dõi của dân Do-thái nhưng Người cũng
thuộc dòng dõi của cả nhân loại. Trong gia phả của Người, chúng ta
thấy có những ảnh hưởng của cả dân ngoại (Mt 1:3-6). Sau Đức Maria,
mẹ Người, những người đầu tiên được gọi để đến bái lạy Đức Cứu Thế hài nhi là
những nhà đạo sĩ (Mt 2:11). Với ánh sáng của Người, Đức Cứu Thế thu
hút những đạo sĩ tìm đến Người và ban cho họ ơn cứu rỗi (Mt
2:1-12). Các nhà đạo sĩ nhận được ơn cứu rỗi này, không giống như
Hêrôđê và các dân bối rối của thành Giêrusalem (Mt 2:3). Ngay từ lúc
sinh ra, Chúa Giêsu đã bị đàn áp bởi các người cai trị của dân Người và đồng
thời khơi dậy những kinh nghiệm thương đau của dân Người.
Ngay từ
lúc sinh ra, Chúa Giêsu đã làm khơi dậy những kinh nghiệm đau thương của dân
Người trong cuộc sống lưu đày, bị hạ nhục lần nữa và lần nữa. Phúc
Âm cho chúng ta thấy điều này bằng cách kể lại cho chúng ta về cuộc chạy trốn
sang Ai Cập và cuộc tàn sát những trẻ thơ vô tội. Bộ trường bi kịch của những
sự kiện này mở ra trước chúng ta trong các chi tiết sau đây:
i) Thiên
thần Chúa hiện ra với ông Giuse trong giấc mộng sau khi các đạo sĩ ra đi, và
cuộc chạy trốn sang Ai Cập (Mt 2:13-15).
ii) Vua
Hêrôđê biết mình bị các đạo sĩ đánh lừa và sai quân đi giết tất cả các con trẻ
ở Bêlem (Mt 2:16-18).
iii) Cái
chết của vua Hêrôđê và cuộc trở về “bí mật” của Thánh Gia không về lại Bêlem mà
lánh sang xứ Galilê (Mt 2:19-23).
Chủ đề
các vị vua ra tay tàn sát những kẻ mà họ sợ thì rất thông thường trong lịch sử
của mỗi triều đại hoàng gia. Ngoài cảnh vua Hêrôđê lùng kiếm để sát
hại hài nhi Giêsu ra, trong Kinh Thánh phần Cựu Ước, chúng ta cũng tìm thấy
những câu chuyện tương tự. Trong sách Samuel quyển thứ nhất, vua
Saul, người đã bị Đức Chúa từ chối, lo sợ Đavít và tìm cách sát hại ông (1Sm
15; 18; 19; 20). Bà Mikhan và ông Giônathan đã giúp Đavít chạy thoát (1Sm 19;
20). Lần nữa trong sách Các Vua quyển thứ nhất, vua Salômôn trong
tuổi già của mình, đã bất trung với Thiên Chúa của cha ông và với một trái tim
hoang đàng, đã làm những điều tội lỗi dưới con mắt của Thiên Chúa (1V
11:3-13). Vì lý do này, Thiên Chúa đã xui khiến cho có một người đối
nghịch chống lại vua Salômôn (1V 11:14), Hađát là người dưới triều đại vua
Đavít đã chạy trốn sang Ai Cập lánh nạn (1V 11:17). Một người đối
nghịch khác với vua Salômôn là Gia-róp-am cũng đã trốn chạy sang Ai Cập khi nhà
vua muốn tìm cách giết ông (1V 11:40). Những sự nguy hiểm như thế
của một vương quốc suy thoái. Trong sách Các Vua quyển thứ hai, lần
này trong bối cảnh thành Giêrusalem bị vây hãm, “Ngày mồng mười, tháng mười,
năm thứ chín dưới triều đại [vua Na-bu-cô-đô-nô-xo]” (2V 25:1) năm 589, chúng
ta đọc thấy thành Giêrusalem bị cướp phá và cuộc lưu đày biệt xứ lần thứ hai
của người dân vào năm 587 (2V 25:8-21). Những người dân “còn sót lại
trong xứ Giuđêa” (2V 25:22) bị đặt dưới quyền cai trị của Gơđan-gia-hu, người
được vua Na-bu-cô-đô-nô-xo đặt làm tổng trấn. “Ông Ít-ma-en […] và
cùng với mười người […] giết chết ông Gơđan-gia-hu cũng như các người Giuđêa và
Canđê đang cùng ở với ông”. Sau đó vì sợ người Canđê, họ chạy trốn
sang đất Ai-cập (2V 25-26). Trong sách của tiên tri Giêrêmia, chúng
ta cũng tìm thấy câu chuyện của Uria “Cũng có một người nữa đã tuyên dấm nhân
danh Đức Giavê” (Gr 26:20). Uria đã trốn sang Ai-cập vì vua Giơ-hô-akim
đang tìm cách giết ông. Cuối cùng nhà vua đã tìm thấy ông ở Ai-cập
và đã giết ông (Gr 25:20-24).
Với
những sự kiện này như là bối cảnh cho cuộc chạy trốn của Thánh Gia vào đất
Ai-cập; Mátthêu cho chúng ta thấy Đức Giêsu, từ thuở còn rất thơ ấu, như đã
tham dự vào vận mệnh của dân Người. Đất Ai-cập, đối với Chúa Giêsu,
trở thành một nơi lánh nạn, như đã từng được dùng cho các tổ phụ xưa kia:
- Abraham
“xuống trú ngụ ở Ai-cập trong thời gian đó, vì nạn đói hoành hành trong xứ” (St
12:10).
- Giuse
đã bị đe dọa bởi các anh mình, những người đã tìm cách giết cậu vì lòng ghen
tị, và sau đó bán cậu cho những người lái buôn đã đưa cậu vào đất Ai-cập và bán
cậu lại cho Pô-ti-pha (St 37:12-36).
- Israel
(Giacóp) đi đến Ai-cập theo lời mời của con trai ông là Giuse (St 46:1-7).
- Gia
đình của Israel (Giacóp) đi đến Ai-cập để định cư tại đó (St 46-50; Et 1:1-6).
Mátthêu
xoay qua trích dẫn ngược lại từ sách tiên tri Hôsê 11:1 “Từ Ai-cập Ta đã gọi
Con Ta về”, và giải thích như là nếu Thiên Chúa đã gọi con của Người là Đức
Giêsu phải trốn sang Ai Cập (Mt 2:15). Ý nghĩa nguyên thủy của Hôsê
là Thiên Chúa đã gọi con của Người là Israel rời khỏi đất Ai-cập để bắt đầu một
quốc gia mới. Cuộc trốn chạy của Chúa Giêsu vào đất Ai-cập và việc tàn sát
những trẻ vô tội tại Bêlem nhắc nhớ chúng ta việc dân Israel bị đàn áp ở Ai-cập
và việc tàn sát tất cả những bé trai mới sinh (Xh 1:8-22).
Lời
tiên tri được áp dụng vào vụ giết hại những người vô tội được trích ra từ sách
an ủi gồm các chương 30 và 31 của sách tiên tri Giêrêmia. Tiếng than khóc được
nối kết với lời hứa của Chúa an ủi bà Rakhen, vợ ông Giacóp (vợ ông Israel), mẹ
của Giuse, người mà theo thánh truyền được chôn cất gần Bêlem, và hứa với bà
rằng bà sẽ được đền bù vì sự than khóc của bà cho những người con sẽ không còn
trở về nữa (Gr 31:15-18).
Khi họ
trở về từ Ai-cập sau khi vua Hêrôđê băng hà, thánh Giuse quyết định sang lập cư
ở xứ Galilê trong thành Nagiarét. Chúa Giêsu sẽ được gọi là Nagiarêô
(Cv 24:5). Ngoài việc chỉ ra tên của một thành, tên này cũng có thể
nói đến như “một nhánh nhỏ”, đó là “neçer” của sách tiên tri Isaia
11:1. Hoặc nó có thể ám chỉ phần còn lại của Israel, “naçur” (xem
Is 42:6).
b) Những
câu hỏi cho phần suy gẫm cá nhân:
i) Điều
gì trong đoạn Tin Mừng này của Mátthêu đánh động bạn nhất?
ii) Vương
Quốc Nước Trời có ý nghĩa gì đối với bạn?
iii) Vương
Quốc Nước Trời khác với các vương quốc trần thế như thế nào?
iv) Mátthêu
giới thiệu với chúng ta về con người của Đức Giêsu như là Đấng trở thành một
người chịu cùng một số phận với dân của Người. Bạn hãy đọc đoạn Tin
Mừng được trích dẫn trong phần chìa khóa dẫn đến bài đọc để suy gẫm và cầu
nguyện về các sự kiện về dân riêng của Chúa, với những người mà Chúa Giêsu đã
tự gắn bó. Những tình trạng gì tương tự trong thế giới chúng
ta? Hãy tự hỏi chính bạn rằng bạn có thể làm được gì để cải thiện
các điều kiện nơi bạn sống và làm việc, đặc biệt là nếu chúng không đúng với
Vương Quốc Nước Trời.
3. Cầu
Nguyện
a) Cầu
nguyện cá nhân trong thinh lặng.
b) Kết
thúc buổi “đọc sách thánh trong tinh thần cầu nguyện” (Lectio Divina) với lời
nguyện này:
Lạy Cha
nhân từ, xin Cha hãy ban cho chúng con có thể noi theo gương Thánh Gia của Chúa
Giêsu, Mẹ Maria và Thánh Giuse để chúng con có thể luôn được bền vững trong
các thử thách của đời sống cho đến ngày khi chúng con có thể được
chung hưởng vinh quang của Cha trên nước trời. Chúng con cầu xin nhờ
Đức Kitô là Chúa chúng con. Amen.
4. Chiêm Niệm
Ước gì ơn bình an của
Đức Kitô điều khiển tâm hồn anh em. (Cl 3:15)
SUY
NIỆM TIN MỪNG LỄ THÁNH GIA THẤT NĂM A
Mt
2: 13-15, 19-23
Nhà
thơ đây, dùng hơi thở để nói chuyện. Nhà Đạo đó, dùng truyện kể để thành thơ.
Thơ nhà Đạo không chỉ nói bằng văn hoa chữ nghĩa rất bóng bảy, mà bằng lời thật
xảy đến ở trong đời. Lời thơ Đạo, nay thánh Mát-thêu diển-giải ở trình-thuật có
Đức Chúa của nguồn thơ tạo thành Lời, rất tuyệt vời.
Nét
tuyệt vời nơi Lời Chúa, được thánh Mát-thêu diễn-tả bằng đặc-trưng lành-thánh
có sự-kiện Ngài mở rộng lòng vi-tha với mọi người chứ không bo bo, gò bó vào “bản
ngã” rất cá-thể. Lời Ngài, còn tập-trung hướng-dẫn mọi người hướng về với
gia-đình và với cộng-đoàn thân thương, con của Chúa.
Ngày
nay, ta nghe nhiều về giá-trị đặc trưng của gia-đình coi đó như biểu hiện cốt-tủy
của Đạo Chúa. Với nhóm hội/đoàn thể và xứ Đạo, ta cũng nghe nhiều về tính “cộng
đoàn” kết-thân coi đó như việc tiên quyết đưa về lý-tưởng của Đạo. Thành thử,
lý-tưởng của thánh gia được diễn-bày như gia đình lý-tưởng, như cộng-đoàn điển-hình
là sự thật rất thực, với mọi người.
Hiểu
như thế, gia đình và cộng đoàn là nhóm người lý-tưởng được định-hình và qui-tụ
làm lai lịch của Đạo. Ta tùy thuộc vào gia-đình, coi như đó là nguồn-gốc cho mọi
sinh-hoạt ở xã-hội. Và, ta tùy thuộc vào cộng-đoàn là do có quyết tâm đề ra cho
ta, đã từ lâu.
Trình
thuật về thánh gia, được cả hai thánh-sử Mát-thêu và Luca viết vào thập niên cuối
của thế-kỷ đầu đời Hội-thánh. Cả hai thánh-sử tuy chưa một lần gặp gỡ quen biết
nhau nên cũng chẳng thể sử-dụng ý-tưởng của nhau, dù chút ít. Nói chung, hai
thánh-sử có quan-điểm và mục tiêu riêng, khi ghi chép. Thánh Mát-thêu tập-trung
vào nhân-vật chính là thánh cả Giuse chứ không phải Đức Maria. Và, ảnh-hình chủ
lực ở sách Tin Mừng do thánh-nhân viết, là viết về Môsê trong văn chương của Do
thái.
Với
người Do thái, Môsê là biểu tượng đặc trưng của luật lệ Torah của Do thái.
Thánh Mát-thêu không chỉ nhìn vào văn-bản của lề luật, đặc biệt trong sách Xuất
Hành, nhưng thánh-nhân đặc biệt nhấn mạnh đến truyền thống dân gian nói về Môsê
có trong sách. Dù thế, ưu-tư của thánh Mát-thêu là đưa ra lập trường không phải
để áp dụng cho Môsê mà cho Đức Giêsu. Và thánh-nhân không nói về tổ phụ Môsê ở
trên núi mà là Đức Giêsu giữa đám nông dân, là lớp người tuy nghèo nhưng
quan-trọng. Tiến-trình sử-dụng nhu-liệu về lai-lịch nhân-vật hơi giống chủ
trương của thánh Luca, nhưng gốc-nguồn được rút tỉa thì lại khác.
Ở
chương 2, thánh Mát-thêu kể truyện 3 nhà đạo sĩ đi thăm Chúa Hài Đồng, về vua
Hêrôđê và về cuộc thảm-sát đám trẻ nhỏ, chuyện thánh-gia lánh nạn bên Ai-Cập,
là những chuyện khiến một số người đọc tự hỏi: phải chăng đây là sự thật lịch-sử?
Có người bảo đúng. Có người nói sai. Cũng có thể, thánh Mát-thêu viết truyện để
tạo kết cuộc đầy kịch-tính, như phim kịch. Kích-tính, ở chỗ tác-giả muốn diễn tả
tâm trạng thánh cả Giuse khi phải đối đầu với vấn-đề lương-tâm chăng? Có phải
thánh cả Giuse được diễn-tả như câu chuyện về Hêrôđê, cùng một cách-thức như
chuyện ông Giuse và Abraham thời Cựu Ước?
Tin
Mừng thánh Mát-thêu quan-niệm rằng Đức Maria và thánh cả Giuse có gốc nguồn là
người Giuđêa, xuất thân từ thôn làng Bét-lê-hem nên mới kể truyện Mẹ Ngài sanh
Chúa Hài Đồng tại quê làng Mẹ sinh sống. Điều này, khác với truyện thánh Luca kể
rằng hai Đấng xuất thân từ thôn làng Nazarét, xứ Galilêa nên buộc phải đi
Giuđêa để thực thi kiểm tra dân số. Nhiều người đọc lại nghĩ rằng: với thánh
Mát-thêu, Galilê và Nazarét không thể là chốn miền xứng-hợp với Chúa Hài Đồng
như biểu-trưng cho miền lưu-lạc, kéo từ đất Ai-Cập.
Với
thánh Mát-thêu, chuyện này kéo theo nhiều hệ-quả cho cuộc sống của Chúa, như kết
quả thụ thai từ Đức Trinh-nữ và sự đáp trả của thánh Giuse về việc này. Nói
chung, thánh Giuse không xác-chứng cuộc sống ẩn-dật của thánh gia, trên đồi
Galilê mà thánh-nhân đây, lại coi Chúa là khách lạ sống ở Galilê như người dưng
từ đâu đến. Đó là điều mà thánh-sử bị chống-đối rất nhiều.
Cũng
từ đó, người đọc sẽ không còn gặp thấy thánh Giuse nơi nào trong Kinh Sách, nữa.
Và, vai trò của Đức Maria cũng trở nên nhỏ bé, khiêm tốn trong Tin Mừng do
thánh Má-tthêu ghi. Nói cách khác, viết về Đức Giêsu, thánh Mát-thêu hàm-ẩn yếu
tố văn-hoá đích-thực và cả chi tiết xã hội và gia-đình về một Đấng bậc có xuất
xứ khác hẳn lối viết của các thánh-sử khác.
Lối
sống gia-đình theo văn-hoá Do-thái vào thời Chúa, lại tập trung vào quyền của
người Cha, tức: đặt nặng chuyện phụ-hệ. Người cha là sở-hữu-chủ toàn bộ gia
đình của ông cả mọi người cũng như mọi sự, trong nhà. Gia-đình chỉ danh giá, trọng
vọng nếu người cha có uy-tín và quản-lý tốt. Về thánh-gia, Chúa không dạy ta
nên làm gì để thiết-dựng một gia-đình lý-tưởng, nhưng Ngài cũng là thành viên
gia đình sống niềm tin triệt-để. Ngài không làm chủ gia-đình cũng chẳng sở -hữu
mọi sự trong nhà. Nhưng, Ngài sớm rời gia-đình hầu thực hiện công-cuộc thừa-sai
do Cha ủy-thác.
Là
thành viên lớn lên từ thôn làng Nazarét, Đức Giêsu hoà-quyện với mọi người tại
vùng bé nhỏ ở trên cao, một vùng có dân số chỉ từ 200 đến 400 người, do lượng
nước uống ít oi không đủ cấp cho nhiều người hơn. Đàn ông con trai vùng này,
ban ngày phải lội về thị trấn Sepphoris cách xa Nazarét khoảng chừng một tiếng
đồng hồ, đi bộ. Thị-trấn này do người La Mã thiết-dựng khi Đức Giêsu còn ở tuổi
niên-thiếu.
Công
việc vùng này, hầu hết đi vào trồng trọt đậu hạt và rau xanh. Triền dốc phía
Nam có nhiều nắng nên dân chúng ở đây thích trồng nho trái để vắt nước làm rượu.
Nazarét cách xa thủ phủ Sepphoris chừng một tiếng đi bộ, thế nên trai tráng
trong làng đều tới đó làm việc, phần lớn nhắm vào nghề xây cất với ngành mộc.
Ban ngày đàn ông đi làm xa, phụ nữ ở nhà ra giếng kiếm nước buổi sáng sớm và
khoảng xế chiều. Thời gian rảnh rỗi các bà còn nhồi bột làm bánh để độ nhật.
Thôn làng Nazarét nói chung cũng bận rộn, chí ít là nông dân ở trong làng.
Là
thôn làng bé nhỏ, Nazarét có tầm quan trọng như đơn vị sinh sống không phải
theo cung cách của gia đình riêng-biệt, hoặc xa cách. Nhưng họ sống gần cận
theo từng cụm từng nhóm để ngó chừng cho nhau khỏi trộm cướp hoặc sao đó. Nông
giá sống ở đây có thói quen dòm chừng và chăm sóc lẫn nhau, nhà này giúp nhà
khác. Cuộc sống nơi này, dân làng có mặt ở mọi nơi, nên khó mà biết ai thuộc
xóm nào, con cái nhà ai. Và, cũng khó mà đếm số người ngụ cư trong cùng một căn
hộ. Đa số ít khi đồng lòng hợp ý, về nhiều thứ. Có gì ăn uống họ cũng đều sẻ
san cho nhau, rất cởi mở. Lễ hội gồm tóm toàn làng, đến chung vui.
Mãi
về sau, khi Đạo Chúa lan truyền cùng khắp đế quốc La Mã, chốn miền được kể là
cho người Đạo Chúa sinh sống thường là gia đình La Mã khá đông đúc. Đây là văn
hoá gia-đình cũng khác lạ. Tại các cơ ngơi như thế, người đi người ở cứ liên hồi,
không sao kiểm soát được. Ở những căn hộ như thế, đa phần là phụ nữ. Người thì
có mang, kẻ sinh đẻ, có vị lại đang thời kỳ cho con bú. Trẻ bé, đứa thì nhếch
nhác, đứa mồ côi. Tại các căn hộ tương tự, ngoại trừ các nữ-phụ tự do, còn lại
là các bà vợ kế, ly dị, bà goá, lại có cả các vị thừa sai khắc kỷ lang thang chốn
đó đây. Lại có thừa-tác-viên có gia đình nhưng rày đây mai đó khó ở nơi nào nhất
định. Có nữ-trợ-tá, cô mụ và đủ loại nô lệ, người vú hoặc thiếu nữ trẻ trung…
Trẻ
con lớn lên từ căn hộ tương tự hoặc từ các “nhà-nguyện” tựa hồ như thế. Trẻ con
người nô lệ hoặc tự do vẫn chơi chung, cùng sinh trưởng đồng đều, không phân biệt.
Gia chủ hoặc người tiếp đón khách đến đỗi nhờ thường là phụ-nữ, bởi đàn ông con
trai thời đó thường chết yểu hoặc đi xa làm lụng. Căn hộ là nhà của phụ nữ quản
cai. Là, nơi đón tiếp khách trú nhờ. Là, chốn dạy dỗ, trao đổi hoặc truyền bá
thông tin cũng như sinh hoạt bác-ái, xã-hội. Với văn hoá này, các nhà trú ngụ của
Kitô-hữu thời tiên-khởi được gọi là “nhà-nguyện đường”. Đơn giản, chỉ có nghĩa
một nơi để gặp gỡ không hơn không kém. Thật không rõ, tất cả mọi thành viên
trong các căn hộ gọi là “nhà-nguyện” có là Kitô-hữu ở đó không. Tại các căn hộ
của Hội thánh tiên khởi, thông thường nam nhân ở đó không nhất thiết là Kitô-hữu.
Phụ-nữ trong gia đình có vai-trò quan-yếu trong Đạo Chúa thời mới chớm. Chính
các bà là người quản cai các “nhà-nguyện” làm nơi gặp gỡ, nguyện cầu.
Ngày
nay thì lại khác. Giá trị “gia-đình” của ta nay rất khác về văn-hoá. Vào lễ
Thánh gia-thất của Đức Giêsu thời niên thiếu, cũng nên nhớ đến sự khác biệt rõ
rệt này. Và, cũng nên phân biệt Ngài là ai, và chúng ta là ai. Chính đó, là:
ý-tưởng để ta suy-tư mừng lễ Thánh-gia-thất xem khi Chúa sống vào thời niên thiếu
có đầy đủ thánh Giuse Đức Mẹ và Ngài hay không. Suy và nghĩ để còn trân trọng
tính-chất cao đẹp của gia-đình vào thời mình.
Trong
tinh thần suy-tư cảm nghiệm như thế, lại cũng nên ngâm nốt câu thơ ý-nhị rằng:
“Chúng
tôi nói chuyện bằng hơi thở,”
“dần
dần hoa cỏ biến ra thơ.
Chúng
tôi lại là người của ước mơ,
Không
xác thịt, chỉ có linh hồn đang mộng.”
(Hàn
Mặc Tử – Rượt Trăng)
Người
của ước mơ, vẫn là người có tâm tình nhà Đạo sống không theo ngôn ngữ của xác
thịt, mà sống như linh hồn đang mộng. Mộng và mơ, nhưng cũng vẫn mơ và mộng về
thứ tình trải dàn mãi trong dân gian trần thế, rất gia thất.
Lm Kevin O’Shea, CSsR - Mai Tá lược dịch
29-12
Thánh Tôma Becket
(1118 - 1170)
à một người kiên quyết
dù có đôi lúc giao động, nhưng sau đó biết rằng không thể hòa giải với tội
lỗi, ngài trở nên một giáo sĩ hăng say, bị tử đạo và được tuyên xưng là thánh
-- đó là cuộc đời Thánh Tôma Becket, Tổng Giám Mục của Canterbury, bị giết
ngay trong vương cung thánh đường của ngài vào ngày 29-12-1170.
Thánh Tôma sinh ở Luân
Ðôn. Ngài theo học ở cả hai trường đại học Luân Ðôn và Ba lê. Sau cái chết
của người cha, ngài bị khánh tận, Ðức Tổng Giám Mục Canterbury, là người đã
từng sai ngài đến Rôma một vài lần, đã cấp dưỡng và cho ngài theo học giáo
luật.
Trong khi làm tổng phó
tế cho giáo phận Canterbury, vào lúc 36 tuổi ngài được Vua Henry II, là bạn
của ngài, chọn làm thủ tướng Anh, là nhân vật quyền thế thứ nhì trong nước,
chỉ sau vua. Ngài nổi tiếng vì lối sống xa hoa và phung phí, nhưng khi Vua
Henry chọn ngài làm giám mục chính tòa Canterbury thì cuộc đời ngài thay đổi
hoàn toàn. Ngài được thụ phong linh mục chỉ một ngày trước khi được tấn phong
giám mục. Và ngài quyết liệt thay đổi đời sống bằng sự khổ hạnh. Không bao
lâu, ngài đụng độ với vua về vấn đề quyền lợi của Giáo Hội và hàng giáo
sĩ.
Vua Henry nhất quyết
nắm lấy quyền điều khiển Giáo Hội. Có khi, vì cố giữ hòa khí, Ðức Tổng Tôma
phải nhượng bộ. Ngài tạm thời chấp nhận Hiến Chương Clarendon, không cho phép
giáo sĩ được xét xử bởi một toà án của Giáo Hội và ngăn cản họ không được
trực tiếp kháng án lên Rôma. Nhưng sau cùng Ðức Tổng Giám Mục Tôma tẩy chay
Hiến Chương này, ngài trốn sang Pháp và sống ở đó trong bảy năm. Khi trở về
Anh ngài biết mình sẽ bị chết. Vì ngài từ chối không miễn tội cho các giám
mục được vua sủng ái, vua Henry đã tức giận kêu lên, "Không có ai đưa
tên giáo sĩ rắc rối này khuất mắt ta hay sao!" Bốn hiệp sĩ đã thể
hiện lời nguyện ước của vua, và đã hạ sát Ðức Tổng Giám Mục Tôma ngay trong
vương cung thánh đường Canterbury.
Chỉ trong vòng ba năm
sau, Ðức Tôma được phong thánh và ngôi mộ của ngài trở nên nơi hành hương.
Chính Vua Henry II đã ăn năn sám hối tại ngôi mộ Thánh Tôma, nhưng người kế
vị là Henry VIII đã chiếm đoạt ngôi mộ ấy và tẩu tán các thánh tích của ngài.
Tuy nhiên, Ðức Tôma Becket vẫn là một thánh nhân anh hùng trong lịch sử Giáo
Hội cho đến ngày nay.
Lời Bàn
Không ai có thể trở
nên thánh mà không phải chiến đấu, nhất là với chính bản thân. Thánh Tôma
biết ngài phải giữ vững lập trường khi bảo vệ đức tin và quyền lợi Giáo Hội,
dù có phải hy sinh mạng sống. Chúng ta cũng phải giữ vững lập trường khi đối
diện với những áp lực -- chống với sự bất lương, gian dối, hủy diệt sự sống
-- mà hy sinh tham vọng muốn nổi tiếng, muốn đầy đủ tiện nghi, muốn được
thăng quan tiến chức và ngay cả muốn giầu của cải.
|
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét