Khi quyền lực hỏa ngục nổi dậy,
Thiên Chúa đã kịp thời can thiệp
Lm. Nguyễn Hữu Thy3/11/2017
Lm. Nguyễn Hữu Thy3/11/2017
Khi quyền lực hỏa ngục nổi dậy, Thiên Chúa đã kịp thời
can thiệp
(Dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima: 1917-2017)
1. Tình hình Âu châu và thế giới vào năm 1917
Người ta có thể gọi năm 1917 là „Annus horribilis“, là năm khủng khiếp, nhưng đồng thời cũng là „Annus mirabilis“, là năm tuyệt vời.
1.1. Năm 1917 là năm khủng khiếp: Cho tới năm 1917 cuộc thế chiến I đã kéo dài được ba năm với bao tàn phá khủng khiếp về vật chất và nhất là bao sinh mạng con người đã bị tiêu diệt: hằng ngày máu của hàng ngàn hàng vạn người dân vô tội đã đổ ra và nhuộm đỏ cả nhà cửa ruộng vườn họ, hàng ngàn hàng vạn thanh niên nam nữ trên thế giới nói chung và tại Âu châu nói riêng đã ngã gục, đã bị tan thây nát thịt trên các chiến trường một cách đau đớn và oan uổng, vì do những tham vọng đầy ích kỷ, hão huyền và kiêu căng của các nhà lãnh đạo đất nước họ gây ra.
Từ tháng 7 đến tháng 11, nguyên tại mặt trận Flandern (thuộc phía tây-bắc nước Bỉ) về phía đồng minh (Anh, Pháp, Nga, Hoa Kỳ và Ba Tây) đã có tới 325.000 người lính bị tử trận và phía Đức có tới 260.000 người.
Biên giới những phần đất do quân đồng minh chiếm đóng được xác định rõ ràng. Đế quốc Đức tuyên chiến toàn diện bằng tàu ngầm; Hoa Kỳ tuyên chiến với Đức, Áo và Hung Gia Lợi; còn tại Nga Sô quân du kích cộng sản do Lê-nin lãnh đạo đã nổi lên cướp chính quyền, ép buộc Nga Hoàng phải thoái vị và bắn chết trọn gia đình ông thật man rợ trong một căn hầm. Chính quân Đức trước đó đã bảo lãnh và che chở cho Lê-nin đang tỵ nạn tại Thụy Sĩ trở lại Nga trong một toa xe lửa khóa kín. Khi về tới Nga, Lê-nin đã xúi dục dân chúng tổ chức quân du kích cộng sản gây bạo loạn khắp nước Nga, tạo nên một cuộc nội chiến đẫm máu, đốt phá hàng ngàn vạn Thánh Đường, nhà của dân chúng, tàn sát hàng Giáo Sĩ và các Kitô hữu cũng như cướp bóc dân chúng bằng những cuộc đấu tố dưới hình thức „toà án nhân dân“ hoàn toàn bất công và vô cùng dã man, chỉ với mục đích là tiêu diệt tôn giáo cũng như các sở hữu chủ để chiếm đoạt của cải của họ.
Trong khi đó, vào ngày 01.08.1917 tại Rôma ĐTC Bênêđíctô XV ra Tông Thư „Dès le début“: Từ khởi đầu triều đại Giáo Hoàng của Ta, để kêu gọi hòa bình, nhưng đồng thời cũng cho thấy sự bất lực và sự vô tác dụng của những nỗ lực kêu gọi vãn hồi hòa bình của ngài.
Còn tại Bồ Đào Nha kể từ 1910, khi vua Manuel II,vị vua cuối cùng của Bồ Đào Nha bị ép buộc thoái vị và phải trốn sang tỵ nạn tại Anh quốc, thì các cuộc bạo động và xung đột đẫm máu của nhóm cách mạng cộng sản và khuynh tả bùng nổ lên khắp nơi, đe doạ sự tồn vong của nước cộng hòa Bồ Đào Nha non trẻ, tìm cách loại bỏ hoàn toàn mọi truyền thống tôn giáo và văn hóa Kitô giáo, chủ trương tách biệt triệt để giữa Giáo Hội và Nhà Nước, các Dòng Tu bị cướp bóc, các nam nữ Tu Sĩ bị bắt bớ, nhất là các Tu Sĩ Dòng Tên bị coi là kẻ thù số một của Nhà Nước và bị trục xuất ra khỏi Bồ Đào Nha. Còn tại các trường học môn giáo lý hoàn toàn bị cấm dạy, hôn nhân đời được áp dụng, loại bỏ mọi khoản trợ giúp Giáo Hội, khắp nước hàng ngàn nhà thờ bị tịch thu, bị tục hóa và bị xung công, biến thành trại lính hay chuồng nuôi chiên cừu. Trong khi đó, nền kinh tế của đất nước hoàn toàn bị phá sản, nợ công tăng vọt, dân chúng đói khổ trầm trọng. Giữa một giai đoạn lịch sử đầy tuyệt vọng như thế của đất nước Bồ Đào Nha khốn khổ, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XV đã tuyên bố một câu mang tính cách tiên tri: „Nước Bồ Đào Nha quên bỏ Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa không hề quên bỏ Bồ Đào Nha.“
1.2. Năm 1917 là năm hồng ân tuyệt vời: Quả thật lời tiên tri của ĐTC Bênêđíctô XV đã ứng nghiệm. Vâng, trong khi toàn châu Âu bị chìm sâu trong máu lửa của cuộc thế chiến I tàn khốc, phong trào cộng sản vô thần nổi lên ở Nga Sô đang tìm mọi cách nhấn chìm nước này trong một cuộc nội chiến thảm khốc, tiêu diệt tôn giáo, phá hủy mọi luân thường đạo lý cũ, để thiết lập nên một chế độ cộng sản vô thần toàn trị, và tại đất nước Bồ Đào Nha nhóm cộng sản và nhóm khuynh tả quá khích cũng đang làm mưa làm gió, khiến cho mọi lãnh vực xã hội, từ tôn giáo, chính trị, kinh tế đến luân thường đạo lý, v.v… đang bị chao đảo, phá sản và băng hoại hoàn toàn, thì Thiên Chúa đã kịp thời ra tay can thiệp. Ngài đã sai Đức Trinh Nữ Maria hiện ra mang đến cho toàn thể nhân loại một sứ điệp đầy hy vọng qua trung gian ba trẻ chăn chiên đơn sơ tại làng Fatima ở Bồ Đào Nha, trong vòng 6 lần vào mỗi ngày 13 trong tháng, kể từ tháng 5 đến tháng 10. 1917. Đó là các em Lucia dos Santos, 10 tuổi, và hai anh em nhà Marto là Francesco (9 tuổi) và Jacinta (7 tuổi).
(Dịp kỷ niệm 100 năm Đức Mẹ hiện ra tại Fatima: 1917-2017)
1. Tình hình Âu châu và thế giới vào năm 1917
Người ta có thể gọi năm 1917 là „Annus horribilis“, là năm khủng khiếp, nhưng đồng thời cũng là „Annus mirabilis“, là năm tuyệt vời.
1.1. Năm 1917 là năm khủng khiếp: Cho tới năm 1917 cuộc thế chiến I đã kéo dài được ba năm với bao tàn phá khủng khiếp về vật chất và nhất là bao sinh mạng con người đã bị tiêu diệt: hằng ngày máu của hàng ngàn hàng vạn người dân vô tội đã đổ ra và nhuộm đỏ cả nhà cửa ruộng vườn họ, hàng ngàn hàng vạn thanh niên nam nữ trên thế giới nói chung và tại Âu châu nói riêng đã ngã gục, đã bị tan thây nát thịt trên các chiến trường một cách đau đớn và oan uổng, vì do những tham vọng đầy ích kỷ, hão huyền và kiêu căng của các nhà lãnh đạo đất nước họ gây ra.
Từ tháng 7 đến tháng 11, nguyên tại mặt trận Flandern (thuộc phía tây-bắc nước Bỉ) về phía đồng minh (Anh, Pháp, Nga, Hoa Kỳ và Ba Tây) đã có tới 325.000 người lính bị tử trận và phía Đức có tới 260.000 người.
Biên giới những phần đất do quân đồng minh chiếm đóng được xác định rõ ràng. Đế quốc Đức tuyên chiến toàn diện bằng tàu ngầm; Hoa Kỳ tuyên chiến với Đức, Áo và Hung Gia Lợi; còn tại Nga Sô quân du kích cộng sản do Lê-nin lãnh đạo đã nổi lên cướp chính quyền, ép buộc Nga Hoàng phải thoái vị và bắn chết trọn gia đình ông thật man rợ trong một căn hầm. Chính quân Đức trước đó đã bảo lãnh và che chở cho Lê-nin đang tỵ nạn tại Thụy Sĩ trở lại Nga trong một toa xe lửa khóa kín. Khi về tới Nga, Lê-nin đã xúi dục dân chúng tổ chức quân du kích cộng sản gây bạo loạn khắp nước Nga, tạo nên một cuộc nội chiến đẫm máu, đốt phá hàng ngàn vạn Thánh Đường, nhà của dân chúng, tàn sát hàng Giáo Sĩ và các Kitô hữu cũng như cướp bóc dân chúng bằng những cuộc đấu tố dưới hình thức „toà án nhân dân“ hoàn toàn bất công và vô cùng dã man, chỉ với mục đích là tiêu diệt tôn giáo cũng như các sở hữu chủ để chiếm đoạt của cải của họ.
Trong khi đó, vào ngày 01.08.1917 tại Rôma ĐTC Bênêđíctô XV ra Tông Thư „Dès le début“: Từ khởi đầu triều đại Giáo Hoàng của Ta, để kêu gọi hòa bình, nhưng đồng thời cũng cho thấy sự bất lực và sự vô tác dụng của những nỗ lực kêu gọi vãn hồi hòa bình của ngài.
Còn tại Bồ Đào Nha kể từ 1910, khi vua Manuel II,vị vua cuối cùng của Bồ Đào Nha bị ép buộc thoái vị và phải trốn sang tỵ nạn tại Anh quốc, thì các cuộc bạo động và xung đột đẫm máu của nhóm cách mạng cộng sản và khuynh tả bùng nổ lên khắp nơi, đe doạ sự tồn vong của nước cộng hòa Bồ Đào Nha non trẻ, tìm cách loại bỏ hoàn toàn mọi truyền thống tôn giáo và văn hóa Kitô giáo, chủ trương tách biệt triệt để giữa Giáo Hội và Nhà Nước, các Dòng Tu bị cướp bóc, các nam nữ Tu Sĩ bị bắt bớ, nhất là các Tu Sĩ Dòng Tên bị coi là kẻ thù số một của Nhà Nước và bị trục xuất ra khỏi Bồ Đào Nha. Còn tại các trường học môn giáo lý hoàn toàn bị cấm dạy, hôn nhân đời được áp dụng, loại bỏ mọi khoản trợ giúp Giáo Hội, khắp nước hàng ngàn nhà thờ bị tịch thu, bị tục hóa và bị xung công, biến thành trại lính hay chuồng nuôi chiên cừu. Trong khi đó, nền kinh tế của đất nước hoàn toàn bị phá sản, nợ công tăng vọt, dân chúng đói khổ trầm trọng. Giữa một giai đoạn lịch sử đầy tuyệt vọng như thế của đất nước Bồ Đào Nha khốn khổ, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XV đã tuyên bố một câu mang tính cách tiên tri: „Nước Bồ Đào Nha quên bỏ Thiên Chúa, nhưng Thiên Chúa không hề quên bỏ Bồ Đào Nha.“
1.2. Năm 1917 là năm hồng ân tuyệt vời: Quả thật lời tiên tri của ĐTC Bênêđíctô XV đã ứng nghiệm. Vâng, trong khi toàn châu Âu bị chìm sâu trong máu lửa của cuộc thế chiến I tàn khốc, phong trào cộng sản vô thần nổi lên ở Nga Sô đang tìm mọi cách nhấn chìm nước này trong một cuộc nội chiến thảm khốc, tiêu diệt tôn giáo, phá hủy mọi luân thường đạo lý cũ, để thiết lập nên một chế độ cộng sản vô thần toàn trị, và tại đất nước Bồ Đào Nha nhóm cộng sản và nhóm khuynh tả quá khích cũng đang làm mưa làm gió, khiến cho mọi lãnh vực xã hội, từ tôn giáo, chính trị, kinh tế đến luân thường đạo lý, v.v… đang bị chao đảo, phá sản và băng hoại hoàn toàn, thì Thiên Chúa đã kịp thời ra tay can thiệp. Ngài đã sai Đức Trinh Nữ Maria hiện ra mang đến cho toàn thể nhân loại một sứ điệp đầy hy vọng qua trung gian ba trẻ chăn chiên đơn sơ tại làng Fatima ở Bồ Đào Nha, trong vòng 6 lần vào mỗi ngày 13 trong tháng, kể từ tháng 5 đến tháng 10. 1917. Đó là các em Lucia dos Santos, 10 tuổi, và hai anh em nhà Marto là Francesco (9 tuổi) và Jacinta (7 tuổi).
2. Nội dung sứ điệp Fatima
Sứ điệp mà Đức Trinh Nữ Maria nhân danh Thiên Chúa mang đến cho nhân loại rất đơn giản và rất khả thi, nhưng lại là điều kiện duy nhất để nhân loại lại được sống trong hòa bình thư thái, không còn bị chiến tranh đe dọa, Giáo Hội và các Kitô hữu không bị bách hại và đàn áp nữa. Đó là:
• Mọi người hãy hòa giải với Thiên Chúa và với nhau, hãy ăn năn đền tội và cải thiện cuộc sống, từ bỏ mọi hành vi bất công, tội lỗi và sống lương thiện.
• Siêng năng lần hạt Mân Côi.
• Tôn sùng Mẫu Tâm Vô Nhiễm Mẹ Maria.
Và để chứng minh cho mọi người xác tín rằng sứ điệp Đức Trinh Nữ Maria mang đến cho toàn thể nhân loại là sứ điệp của Thiên Chúa, đến từ Trời Cao, thì trong lần hiện ra cuối cùng vào ngày 13.10.1917 Thiên Chúa đã làm một phép lạ vĩ đại „mặt trời quay“ trước sự chứng kiến của khoảng trên dưới 70 ngàn người có mặt tại hiện trường, tức tại ngọn đồi Cova di Iria, nơi Đức Mẹ hiện ra, cách làng Fatima khoảng 2 Km, và của dân chúng trong các làng kế cận, đúng như lời Đức Mẹ đã báo trước: Mặt trời biến thành một vòng lửa vĩ đại quay cuồng nhảy múa và bay lượn gần sát với mặt đất, khiến cho đám người chứng kiến đã khiếp đảm và run sợ kêu than: „Lạy Chúa, lạy Chúa, lạy Chúa, xin cứu con…!“ Chính các báo chí ở Bồ Đào Nha vào thời bấy giờ, kể cả các tờ báo vô thần và chống đối Giáo Hội, đã đưa tin đầy đủ về biến cố vĩ đại, có 1-0-2 này tại Fatima vào năm ấy.
3. Ba bí mật Fatima
Ngoài ra, trong khi hiện ra với ba trẻ chăn chiên, Đức Trinh Nữ Maria đã mặc khải cho các em ba điều đặc biệt mà người ta thường gọi là ba bí mật Fatima, và sau này Sơ Lucia đã vâng lời Đức Giám Mục sở tại ghi lại trong tập Hồi Ký của mình(1). Đó là các bí mật:
3.1. Bí mật thứ nhất: Thị kiến về hỏa ngục
„Ðức Mẹ cho chúng con nhìn thấy một biển lửa hồng dường như ở dưới mặt đất. Chìm ngập trong lửa này là quỷ dữ và các linh hồn dưới hình thể con người, giống như những cục than hồng trong suốt, đen đủi hoặc xám xịt. Họ nổi lên trong đám cháy, bị các ngọn lửa nâng lên cao, những ngọn lửa này phát ra từ thân mình họ cùng với một đám khói lớn. Họ lại rớt tung toé xuống mọi phía, giống như những tia lửa trong một đám cháy lớn, vô trọng lượng hoặc mất thăng bằng, và giữa những tiếng la hét và rên rỉ vì đau đớn và tuyệt vọng, khiến chúng con rất kinh khiếp và run lên vì sợ hãi. Các quỷ dữ có thể được phân biệt do các hình thù xấu xa đáng sợ và ghê tởm, giống như những con quái vật khủng khiếp và chưa bao giờ thấy, tất cả đều đen đủi và trong suốt. Thị kiến này kéo dài một lúc. Làm sao chúng con có thể bày tỏ lòng biết ơn cho xứng với Mẹ yêu dấu trên trời của chúng con, Ðấng đã báo trước cho chúng con trong lần hiện ra thứ nhất khi hứa rằng Ngài đem chúng con về trời. Bằng không, con nghĩ rằng chúng con sẽ chết điếng vì sợ hãi và kinh khiếp.“
3.2. Bí mật thứ hai: thảm họa chiến tranh
„Sau đó chúng con hướng nhìn về Ðức Mẹ. Ngài tỏ ra rất âu yếm và buồn bã nói với chúng con: Chúng con đã nhìn thấy hoả ngục, nơi mà các linh hồn tội lỗi đáng thương đang bị trầm luân. Ðể cứu vớt họ, Thiên Chúa muốn thiết lập trên thế giới việc sùng kính Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ. Nếu điều Mẹ nói với các con được thực hiện, nhiều linh hồn sẽ được cứu và sẽ có hoà bình. Chiến tranh sẽ kết thúc: nhưng nếu loài người cứ tiếp tục xúc phạm đến Thiên Chúa, một cuộc chiến tranh khủng khiếp sẽ xảy ra trong triều Giáo Hoàng của Đức Piô XI. Khi chúng con thấy một đêm tối được chiếu sáng bởi một ánh sáng chưa từng quen biết, chúng con hãy biết rằng đó là dấu chỉ lớn lao mà Thiên Chúa ban cho các con để biết rằng Người sắp trừng phạt nhân loại vì những tội ác của họ, bằng chiến tranh, đói kém, và những bách hại đối với Giáo Hội và Ðức Thánh Cha. Ðể tránh điều này, Mẹ sẽ xin hiến dâng Nước Nga cho Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ, và Hiệp thông đền tạ vào ngày Thứ Bảy đầu tháng. Nếu lời yêu cầu của Mẹ được chấp nhận, Nước Nga sẽ hoán cải, và sẽ có hoà bình; nếu không, nó sẽ phổ biến những lầm lạc ra khắp nơi trên thế giới, gây nên những cuộc chiến tranh và bách hại Giáo Hội. Các kẻ lành sẽ bị giết hại; Ðức Thánh Cha sẽ đau khổ nhiều; nhiều quốc gia sẽ bị tiêu diệt. Cuối cùng, Trái Tim Vô Nhiễm của Mẹ sẽ toàn thắng. Ðức Thánh Cha sẽ hiến dâng Nước Nga cho Mẹ, và nó sẽ được hoán cải, và một giai đoạn hoà bình sẽ được ban cho thế giới.“
3.3. Bí mật thứ ba: Thị kiến về sự sát hại Đức Thánh Cha, các Đức Giám Mục, các Linh Mục và các Tu Sĩ nam nữ cũng như các Kitô hữu.
„Sau hai phần mà con đã trình bày, thì chúng con nhìn thấy ở phía bên trái Ðức Mẹ và cao hơn một chút, một vị Thiên Thần cầm một thanh gươm bằng lửa nơi tay trái; nó lấp lánh và phát ra những tia lửa dường như sẽ đốt cháy thế gian; nhưng chúng tắt ngúm khi chạm đến ánh hào quang chiếu toả từ tay phải của Ðức Mẹ hướng về quả địa cầu. Chỉ tay phải về phía trái đất, Thiên Thần lớn tiếng kêu gọi: „Ðền tội, đền tội, đền tội!“. Và chúng con thấy trong một luồng ánh sáng lớn là Thiên Chúa: một cái gì tương tự như thể người ta xuất hiện trong một tấm gương khi người ta đi ngang qua nó, một vị Giám Mục bận đồ trắng mà chúng con nghĩ đó chính là Ðức Thánh Cha. Các Giám mục, các Linh mục, các Tu Sĩ nam nữ khác leo lên một ngọn núi dốc thẳng, trên đỉnh núi có một Thánh Giá lớn làm bằng thân cây thô nhám như thể của một cây bần với vỏ cây; trước khi đến đó, Ðức Thánh Cha đi qua một thành phố lớn, một nửa bị tàn phá và một nửa đang bị rung chuyển, với những bước chân nặng nề run rẩy, buồn khổ vì đau đớn và ưu phiền, ngài cầu nguyện cho các linh hồn của những xác chết ngài gặp trên đường; khi đã lên tới đỉnh núi, quỳ dưới chân Thánh Giá lớn, ngài đã bị một nhóm lính giết hại bằng đạn và mũi tên, và cùng một cách thức như thế các vị Giám Mục, Linh mục, Tu Sĩ nam nữ khác, và các người giáo dân thuộc mọi giai cấp và địa vị xã hội khác nhau cũng lần lượt bị giết hại. Bên dưới hai cánh tay của Thánh Giá có hai vị Thiên Thần, mỗi vị cầm trong tay một chiếc bình bằng pha lê, trong đó các ngài hứng máu của các vị Tử Đạo và với máu đó các ngài rảy trên các linh hồn đang tiến về với Thiên Chúa.“
Từ một trăm năm nay sứ điệp đơn sơ và đầy hy vọng ấy đã được loan báo trong toàn Giáo Hội và lan tỏa ra khắp mọi nước trên thế giới, đã ăn sâu vào sự nhận thức của các người thiện tâm trong các dân tộc.
Tuy nhiên, ngày nay và ngay trong giây phút này, lục địa Âu châu vốn được khai sáng bởi đức tin Kitô giáo và vốn được coi là thành trì vững chắc, là „hậu phương“ kiên cố của Giáo Hội, đã và đang xa dần với đức tin và căn tính Kitô giáo của mình, nếu không muốn nói là tại nhiều nước Âu châu các Kitô hữu chân chính còn bị kỳ thị và đàn áp, như tại Anh, tại Tây Ban Nha, tại Hòa Lan hay tại chính Quốc Hội của EU, v.v… Còn ở Trung Đông nói chung và tại các nước Syria, Irak, Yemen nói riêng, chiến tranh và các cuộc tàn sát dân lành, nhất là các Kitô hữu một cách dã man đang diễn ra hằng ngày. Đang khi đó tại Á châu, Trung Cộng đang là mối đe doạ trầm trọng cho các quốc gia chung quanh Biển Đông: Việt Nam, Phi Luật Tân, Nhật Bản, Nam Hàn, Indonesia, Mã Lai, v.v… Cậy mình là nước lớn, quân đội hùng mạnh và chiếm giữ bom nguyên từ, Trung Cộng đã ngang ngược gây hấn và chiếm giữ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Tất cà những sự kiện đó đã muốn khẳng định rằng dù sứ điệp Fatima đã được Đức Trinh Nữ Maria mang đến cho nhân loại và đã được công bố ra khắp thế giới từ 100 năm nay, nhưng sứ điệp ấy vẫn luôn mang tính cách thời sự và cấp bách của nó. Con người còn phải cải thiện, hoàn lương và quay trở lại với Thiên Chúa tình thương và với các anh chị em đồng loại của mình. Đừng phạm thêm các tội ác chống lại Thiên Chúa nữa, vì Ngài đã bị xúc phạm quá nhiều rồi.
Lạy Mẹ Maria, xin Mẹ cứu chúng con và toàn thế giới khỏi quyền lực hỏa ngục và các kẻ dữ! Amen
Lm. Nguyễn Hữu Thy
_________________
1. Lucia de Jesus, Fátima In Lucia's Own words (1995), The Ravengate Press, pp101-104.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét