Đức Phanxicô: nạn nhân tin vịt và giải thích sai
3/17/2017
3/17/2017
Sau bốn năm ở ngôi giáo hoàng, Đức Phanxicô được rất nhiều
người ái mộ nhưng không thiếu người chỉ trích. Đến nay, người ta biết rõ ai là
người ủng hộ và ai là người chỉ trích ngài, không phải trên thế giới nói chung,
mà còn cả trong thế giới Kitô Giáo nữa. Đường ranh hình như đã được rạch rõ
nét. Đọc các báo chí Công Giáo nói tiếng Anh, người ta thấy điều ấy. Trong số
các báo chí này, tờ Crux được coi là quân bình hơn cả: có khen, có chê, cố gắng
hết sức trong chủ trương nói hết sự thật của họ.
Nhân dịp kỷ niệm 4 năm ở ngôi vị giáo hoàng của ngài, trước sức tấn công như vũ bão của một số tờ báo Công Giáo cực hữu, tờ này cho biết ngài bị giải thích sai nhiều điều và còn bị tung cả tin vịt nữa.
Những trái bom chấn động
Ký giả John Allen, trong một bài tựa là “Rules of thumb for processing the latest papal bombshell” (Luật ngón tay để xử lý trái bom chấn động mới nhất của Đức Giáo Hoàng), cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô có “khả năng bất tận đưa ra những câu nói ngắn (soundbites) rất đáng nhớ đối với truyền thông”.
Thực vậy, trong bốn năm qua, ít nhất ngài đã nói 5 câu "bất hủ" sau đây được người ta trích dẫn đi trích dẫn lại không biết bao nhiêu lần cả bởi những người ủng hộ lẫn những người chỉ trích ngài:
• “Tôi là ai mà dám phê phán?” – trên đường từ Ba Tây bay về Rôma, tháng Bẩy, 2013, trong bối cảnh nói tới người đồng tính.
• “Thiên Chúa không phải là một người Công Giáo” – được nhà báo Ý Eugenio Scalfari gán cho ngài trong cuộc đàm đạo hồi tháng Chín năm 2013.
• “Nếu [một người bạn thân] nói một câu chửi thề với mẹ tôi, chắc chắn anh ta sẽ nhận được một cú đấm vào mũi”– trên máy bay từ Sri Lanka tới Philippines hồi tháng Giêng năm 2015, để trả lời một câu hỏi về cuộc tấn công tại tòa soạn của tờ Charlie Hebdo ở Paris.
• “Người Công Giáo không cần đẻ như thỏ” – trên đường trở lại Rôma hồi tháng Giêng năm 2015, trong bối cảnh một câu hỏi về kiểm soát sinh đẻ.
• “Phần nhiều các cuộc hôn nhân ngày nay bất thành”– phát biểu tại một hội nghị mục vụ về gia đình tại giáo phận Rôma hồi tháng Sáu năm 2016, sau đó, được Vatican sửa lại là “một số”.
Vừa nghe những trái bom chấn động trên, các “học giả” và bình luận gia thi nhau giải thích đủ điều. Có điều đúng nhưng phần lớn sai. Để tránh sai lầm, theo Allen, người ta cần những qui luật tối thiểu sau đây:
Thứ nhất, bất kể các câu nói ấy “kêu” như thế nào, rõ ràng chúng không phải là các phát biểu chính thức của thẩm quyền giáo huấn của Đức Giáo Hoàng. Nếu Đức Phanxicô muốn tuyên bố một tín điều mới có tính bắt buộc đối với lương tâm Công Giáo, thì ngài biết ngài phải làm ra sao, chứ một câu nói buột miệng (zinger) trong một cuộc họp báo không phải là cách này.
Dĩ nhiên, nói như thế không có nghĩa coi thường bất cứ điều gì Đức Giáo Hoàng phát biểu trong các khung cảnh bất chính thức như trên. Ngài là giáo hoàng, nên lời lẽ của ngài luôn đáng được tiếp nhận một cách kính trọng. Tuy nhiên, ý kiến của ngài đối với các cuộc tấn công ở tòa soạn Charlie Hebdo hiển nhiên không có cùng tư thế như các tuyên xưng trong kinh Tin Kính về Ba Ngôi hay về Chúa Kitô.
Ngay từ đầu, phát ngôn viên Tòa Thánh lúc đó, là Cha Federico Lombardi, nói rằng chúng ta đang đối diện với một văn thể khác trong ngôn từ giáo hoàng, một văn thể phóng khoáng, tự phát, không được hiệu đính bởi một nhóm thần học gia, nên ta phải thích ứng lối giải thích của ta theo đó. Điều này nay vẫn còn đúng.
Thứ hai, điều quan trọng cần nhớ là những câu nói ngắn trên không luôn luôn nắm được các ưu tiên của Đức Giáo Hoàng. Chúng thường xuất hiện để trả lời các câu hỏi người khác hỏi ngài, chứ không phải là những điều ngài tự ý nói ra.
Nếu bạn muốn hiểu điều gì thực sự thúc đẩy Đức Phanxicô, thì tốt hơn nên đọc những cuộc đàm đạo chính ngài khởi diễn ở ngôi thứ nhất: các thông điệp và các văn kiện khác, hay các bài diễn văn trong các cuộc tông du và tụ tập được ngài coi trọng, như Cuộc Gặp Gỡ Thế Giới Các Phong Trào Bình Dân mà chính ngài đã thành lập 3 năm trước.
Dù những câu ngắn ăn khách trên có thể vẽ ra hình ảnh Đức Phanxicô theo quan điểm truyền thông, nhưng đó không phải là điều ngài coi như trọng tâm của triều đại ngài.
Thứ ba, điều cốt yếu là đặt các phát biểu trên vào bối cảnh của chúng mới hiểu được thực ra Đức Giáo Hoàng muốn nói gì.
Như câu phát biểu “đẻ như thỏ”, chẳng hạn, thoạt đầu được một số giới coi như một bước thụt lùi đối với chính sách chống lại việc ngừa thai nhân tạo, nhưng trong ngữ cảnh của nó, Đức Giáo Hoàng muốn nói tới việc Kế Hoạch Hóa Gia Đình cách tự nhiên và một số chiến lược khác được Giáo Hội nhìn nhận trong điều Đức Phanxicô gọi là “làm cha mẹ có trách nhiệm”.
Tiếc thay, nghề truyền thông thường chỉ thích thổi phồng mấy câu gây chấn động hơn là cung cấp bối cảnh thích đáng của chúng.
Lẽ dĩ nhiên, một số người chỉ trích Đức Phanxicô không hài lòng với việc này. Họ khư khư cho rằng ngài nên có kỷ luật hơn và thực thi một chút tự chủ nào đó. Trái lại, những người ái mộ ngài thì khoái chí đối với lối ăn nói thả dàn của ngài và không muốn ai đặt giới hạn gì đối với ngài cả.
Tin vịt
Nữ Ký Giả Inés San Martin, trong bài “Here’s a thought: If it’s fake or implausible, don’t share it” (Đây là một ý nghĩ: nếu là tin vịt hay vô lý, đừng chia sẻ nó), cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô là nạn nhân của nhiều tin vịt (fake news).
Mà tin vịt động trời mới đây cho rằng ngài đang mưu toan thay đổi Mười Điều Răn! Thực thế, tin này cho rằng ngài muốn viết lại điều răn thứ tư để bao gồm cả các trẻ em được các cha mẹ đồng tính dưỡng dục, và loại bỏ điều răn thứ bẩy để cho phép việc ngoại tình và các liên hệ đồng tính.
Theo tin vịt được đăng trên tờ Real News Right Now bởi một “nhà báo” có tên R. Hobbus J.D., Đức Giáo Hoàng cũng dự tính sẽ thêm hai điều răn mới, một để ngăn cấm công nghệ di truyền (genetic engineering) và việc tiêu thụ các thực phẩm biến đổi di truyền (genetically modified food). Điều răn thứ hai ngăn cấm việc thần tượng hóa cá nhân, gọi việc chụp hình tự xướng (selfies) là “sự kinh tởm dưới con mắt Chúa”.
Đầu năm nay, một tin vịt khác cũng đã được tung ra nói rằng Đức Phanxicô lên tiếng kêu gọi kết hợp Hồi Giáo và Kitô Giáo và tin này được loan đi nhanh hơn cả vi khuẩn với đủ lời trích cho là của ngài: “Giêsu Kitô, Môhamét, Giêhôva, Alla. Tất cả đều là các tên được dùng để mô tả một thực thể rõ ràng chỉ là một cùng khắp thế giới. Trong nhiều thế kỷ, máu đã đổ ra vô ích vì ý muốn phân rẽ các tín ngưỡng của chúng ta”.
Người ta còn cho rằng ngài nói thêm: “chúng ta có thể thực hiện những điều lạ lùng trên thế giới bằng cách kết hợp các tín ngưỡng của chúng ta, và thời giờ cho động thái này chính là lúc này đây”.
Khó có thể xác định nguồn gốc của tin vịt trên vì có nhiều dịch bản khác nhau về nó từ năm 2015, xào xáo những câu trích dẫn đã bị Vatican liên tiếp bác bỏ.
Tuy chỉ đáng đăng trên các trang mạng hài hước như The Onion hoặc Eye of the Tiber, nhưng các chuyện này được cả truyền thông chính dòng đăng tải, một là vì có những người tin thật rằng Đức Giáo Hoàng có thể làm những điều trên, hai là vì câu truyện như thế này quá hấp dẫn phải đăng ngay kẻo trễ.
Ngài từng là nạn nhân của tin vịt ngay từ đầu triều giáo hoàng khi vô vàn câu nói và cả các vần thơ được gán cho ngài trên Facebook, Twitter và WhatsApp.
Mấy tuần trước đây, một trương mục Twitter tên là Ecuador Mundial cho hay Đức Giáo Hoàng nói về cuộc tuyển cử toàn quốc mới đây như sau: “khi các ông chọn một tổng thống giầu có, ông ta sẽ muốn tiếp tục như thế khiến các ông cứ thế mà nghèo, [thành thử] đừng bao giờ làm thế”.
Lời tuyên bố trên được hót lại (retweeted) tới 214 lần và được hàng ngàn trương mục đón xem với tổng số 90,000 người theo dõi. Họ chẳng hề bận tâm rằng Đức Giáo Hoàng chưa bao giờ nói thế.
Rồi còn có lời nhắn được lặp đi lặp lại trên WhatsApp cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang nằm trong bệnh viện, mà nào chuyện này có bao giở xẩy ra. Một tin nhắn khác cho hay ngài yêu cầu một ngày ăn chay và cầu nguyện cho Syria. Chuyện này, như mọi người được biết, ngài từng làm, nhưng làm năm 2013 rồi!
Inés Martin cho hay: gia đình và bè bạn của cô chuyển tiếp nhiều tin vịt như thế cho Cô, dường như làm ngơ cô là người theo dõi tin tức sát nút về Đức Giáo Hoàng để kiếm sống mà có bao giờ nhận được những tin tức như thế đâu! Có thì cô đã chuyển cho họ rồi. Vả lại, họ chuyển tới cô không phải để hỏi: “chuyện này có thực không?” mà như để thông tri một sự kiện có thật: “Đức Giáo Hoàng đang ở trong bệnh viện. Hãy cầu nguyện cho ngài”.
Hẳn mọi người còn nhớ, nhân mùa bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ năm 2016, người ta đã tung tin vịt Đức Phanxicô hô hào bỏ phiếu cho cả hai ứng cử viên Trump lẫn Clinton. Những tin vịt như thế Tòa Thánh khỏi cần đính chính vì nó quá ư vô lý. Nhưng không thiếu các “chuyển sĩ” Công Giáo “giúp phổ biến” rộng rãi trong vòng bạn bè thân thuộc, không cần tìm hiểu xem nguồn của những tin vịt này ở đâu.
Những tin vịt như thế không thể nào “sống sót” nếu người nghe cho là quá phi lý đến không thể chia sẻ với bạn bè người thân.
Nhân dịp kỷ niệm 4 năm ở ngôi vị giáo hoàng của ngài, trước sức tấn công như vũ bão của một số tờ báo Công Giáo cực hữu, tờ này cho biết ngài bị giải thích sai nhiều điều và còn bị tung cả tin vịt nữa.
Những trái bom chấn động
Ký giả John Allen, trong một bài tựa là “Rules of thumb for processing the latest papal bombshell” (Luật ngón tay để xử lý trái bom chấn động mới nhất của Đức Giáo Hoàng), cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô có “khả năng bất tận đưa ra những câu nói ngắn (soundbites) rất đáng nhớ đối với truyền thông”.
Thực vậy, trong bốn năm qua, ít nhất ngài đã nói 5 câu "bất hủ" sau đây được người ta trích dẫn đi trích dẫn lại không biết bao nhiêu lần cả bởi những người ủng hộ lẫn những người chỉ trích ngài:
• “Tôi là ai mà dám phê phán?” – trên đường từ Ba Tây bay về Rôma, tháng Bẩy, 2013, trong bối cảnh nói tới người đồng tính.
• “Thiên Chúa không phải là một người Công Giáo” – được nhà báo Ý Eugenio Scalfari gán cho ngài trong cuộc đàm đạo hồi tháng Chín năm 2013.
• “Nếu [một người bạn thân] nói một câu chửi thề với mẹ tôi, chắc chắn anh ta sẽ nhận được một cú đấm vào mũi”– trên máy bay từ Sri Lanka tới Philippines hồi tháng Giêng năm 2015, để trả lời một câu hỏi về cuộc tấn công tại tòa soạn của tờ Charlie Hebdo ở Paris.
• “Người Công Giáo không cần đẻ như thỏ” – trên đường trở lại Rôma hồi tháng Giêng năm 2015, trong bối cảnh một câu hỏi về kiểm soát sinh đẻ.
• “Phần nhiều các cuộc hôn nhân ngày nay bất thành”– phát biểu tại một hội nghị mục vụ về gia đình tại giáo phận Rôma hồi tháng Sáu năm 2016, sau đó, được Vatican sửa lại là “một số”.
Vừa nghe những trái bom chấn động trên, các “học giả” và bình luận gia thi nhau giải thích đủ điều. Có điều đúng nhưng phần lớn sai. Để tránh sai lầm, theo Allen, người ta cần những qui luật tối thiểu sau đây:
Thứ nhất, bất kể các câu nói ấy “kêu” như thế nào, rõ ràng chúng không phải là các phát biểu chính thức của thẩm quyền giáo huấn của Đức Giáo Hoàng. Nếu Đức Phanxicô muốn tuyên bố một tín điều mới có tính bắt buộc đối với lương tâm Công Giáo, thì ngài biết ngài phải làm ra sao, chứ một câu nói buột miệng (zinger) trong một cuộc họp báo không phải là cách này.
Dĩ nhiên, nói như thế không có nghĩa coi thường bất cứ điều gì Đức Giáo Hoàng phát biểu trong các khung cảnh bất chính thức như trên. Ngài là giáo hoàng, nên lời lẽ của ngài luôn đáng được tiếp nhận một cách kính trọng. Tuy nhiên, ý kiến của ngài đối với các cuộc tấn công ở tòa soạn Charlie Hebdo hiển nhiên không có cùng tư thế như các tuyên xưng trong kinh Tin Kính về Ba Ngôi hay về Chúa Kitô.
Ngay từ đầu, phát ngôn viên Tòa Thánh lúc đó, là Cha Federico Lombardi, nói rằng chúng ta đang đối diện với một văn thể khác trong ngôn từ giáo hoàng, một văn thể phóng khoáng, tự phát, không được hiệu đính bởi một nhóm thần học gia, nên ta phải thích ứng lối giải thích của ta theo đó. Điều này nay vẫn còn đúng.
Thứ hai, điều quan trọng cần nhớ là những câu nói ngắn trên không luôn luôn nắm được các ưu tiên của Đức Giáo Hoàng. Chúng thường xuất hiện để trả lời các câu hỏi người khác hỏi ngài, chứ không phải là những điều ngài tự ý nói ra.
Nếu bạn muốn hiểu điều gì thực sự thúc đẩy Đức Phanxicô, thì tốt hơn nên đọc những cuộc đàm đạo chính ngài khởi diễn ở ngôi thứ nhất: các thông điệp và các văn kiện khác, hay các bài diễn văn trong các cuộc tông du và tụ tập được ngài coi trọng, như Cuộc Gặp Gỡ Thế Giới Các Phong Trào Bình Dân mà chính ngài đã thành lập 3 năm trước.
Dù những câu ngắn ăn khách trên có thể vẽ ra hình ảnh Đức Phanxicô theo quan điểm truyền thông, nhưng đó không phải là điều ngài coi như trọng tâm của triều đại ngài.
Thứ ba, điều cốt yếu là đặt các phát biểu trên vào bối cảnh của chúng mới hiểu được thực ra Đức Giáo Hoàng muốn nói gì.
Như câu phát biểu “đẻ như thỏ”, chẳng hạn, thoạt đầu được một số giới coi như một bước thụt lùi đối với chính sách chống lại việc ngừa thai nhân tạo, nhưng trong ngữ cảnh của nó, Đức Giáo Hoàng muốn nói tới việc Kế Hoạch Hóa Gia Đình cách tự nhiên và một số chiến lược khác được Giáo Hội nhìn nhận trong điều Đức Phanxicô gọi là “làm cha mẹ có trách nhiệm”.
Tiếc thay, nghề truyền thông thường chỉ thích thổi phồng mấy câu gây chấn động hơn là cung cấp bối cảnh thích đáng của chúng.
Lẽ dĩ nhiên, một số người chỉ trích Đức Phanxicô không hài lòng với việc này. Họ khư khư cho rằng ngài nên có kỷ luật hơn và thực thi một chút tự chủ nào đó. Trái lại, những người ái mộ ngài thì khoái chí đối với lối ăn nói thả dàn của ngài và không muốn ai đặt giới hạn gì đối với ngài cả.
Tin vịt
Nữ Ký Giả Inés San Martin, trong bài “Here’s a thought: If it’s fake or implausible, don’t share it” (Đây là một ý nghĩ: nếu là tin vịt hay vô lý, đừng chia sẻ nó), cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô là nạn nhân của nhiều tin vịt (fake news).
Mà tin vịt động trời mới đây cho rằng ngài đang mưu toan thay đổi Mười Điều Răn! Thực thế, tin này cho rằng ngài muốn viết lại điều răn thứ tư để bao gồm cả các trẻ em được các cha mẹ đồng tính dưỡng dục, và loại bỏ điều răn thứ bẩy để cho phép việc ngoại tình và các liên hệ đồng tính.
Theo tin vịt được đăng trên tờ Real News Right Now bởi một “nhà báo” có tên R. Hobbus J.D., Đức Giáo Hoàng cũng dự tính sẽ thêm hai điều răn mới, một để ngăn cấm công nghệ di truyền (genetic engineering) và việc tiêu thụ các thực phẩm biến đổi di truyền (genetically modified food). Điều răn thứ hai ngăn cấm việc thần tượng hóa cá nhân, gọi việc chụp hình tự xướng (selfies) là “sự kinh tởm dưới con mắt Chúa”.
Đầu năm nay, một tin vịt khác cũng đã được tung ra nói rằng Đức Phanxicô lên tiếng kêu gọi kết hợp Hồi Giáo và Kitô Giáo và tin này được loan đi nhanh hơn cả vi khuẩn với đủ lời trích cho là của ngài: “Giêsu Kitô, Môhamét, Giêhôva, Alla. Tất cả đều là các tên được dùng để mô tả một thực thể rõ ràng chỉ là một cùng khắp thế giới. Trong nhiều thế kỷ, máu đã đổ ra vô ích vì ý muốn phân rẽ các tín ngưỡng của chúng ta”.
Người ta còn cho rằng ngài nói thêm: “chúng ta có thể thực hiện những điều lạ lùng trên thế giới bằng cách kết hợp các tín ngưỡng của chúng ta, và thời giờ cho động thái này chính là lúc này đây”.
Khó có thể xác định nguồn gốc của tin vịt trên vì có nhiều dịch bản khác nhau về nó từ năm 2015, xào xáo những câu trích dẫn đã bị Vatican liên tiếp bác bỏ.
Tuy chỉ đáng đăng trên các trang mạng hài hước như The Onion hoặc Eye of the Tiber, nhưng các chuyện này được cả truyền thông chính dòng đăng tải, một là vì có những người tin thật rằng Đức Giáo Hoàng có thể làm những điều trên, hai là vì câu truyện như thế này quá hấp dẫn phải đăng ngay kẻo trễ.
Ngài từng là nạn nhân của tin vịt ngay từ đầu triều giáo hoàng khi vô vàn câu nói và cả các vần thơ được gán cho ngài trên Facebook, Twitter và WhatsApp.
Mấy tuần trước đây, một trương mục Twitter tên là Ecuador Mundial cho hay Đức Giáo Hoàng nói về cuộc tuyển cử toàn quốc mới đây như sau: “khi các ông chọn một tổng thống giầu có, ông ta sẽ muốn tiếp tục như thế khiến các ông cứ thế mà nghèo, [thành thử] đừng bao giờ làm thế”.
Lời tuyên bố trên được hót lại (retweeted) tới 214 lần và được hàng ngàn trương mục đón xem với tổng số 90,000 người theo dõi. Họ chẳng hề bận tâm rằng Đức Giáo Hoàng chưa bao giờ nói thế.
Rồi còn có lời nhắn được lặp đi lặp lại trên WhatsApp cho rằng Đức Giáo Hoàng Phanxicô đang nằm trong bệnh viện, mà nào chuyện này có bao giở xẩy ra. Một tin nhắn khác cho hay ngài yêu cầu một ngày ăn chay và cầu nguyện cho Syria. Chuyện này, như mọi người được biết, ngài từng làm, nhưng làm năm 2013 rồi!
Inés Martin cho hay: gia đình và bè bạn của cô chuyển tiếp nhiều tin vịt như thế cho Cô, dường như làm ngơ cô là người theo dõi tin tức sát nút về Đức Giáo Hoàng để kiếm sống mà có bao giờ nhận được những tin tức như thế đâu! Có thì cô đã chuyển cho họ rồi. Vả lại, họ chuyển tới cô không phải để hỏi: “chuyện này có thực không?” mà như để thông tri một sự kiện có thật: “Đức Giáo Hoàng đang ở trong bệnh viện. Hãy cầu nguyện cho ngài”.
Hẳn mọi người còn nhớ, nhân mùa bầu cử tổng thống ở Hoa Kỳ năm 2016, người ta đã tung tin vịt Đức Phanxicô hô hào bỏ phiếu cho cả hai ứng cử viên Trump lẫn Clinton. Những tin vịt như thế Tòa Thánh khỏi cần đính chính vì nó quá ư vô lý. Nhưng không thiếu các “chuyển sĩ” Công Giáo “giúp phổ biến” rộng rãi trong vòng bạn bè thân thuộc, không cần tìm hiểu xem nguồn của những tin vịt này ở đâu.
Những tin vịt như thế không thể nào “sống sót” nếu người nghe cho là quá phi lý đến không thể chia sẻ với bạn bè người thân.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét