THỨ TƯ 11/12/2013
Thứ Tư Tuần II Mùa
Vọng
Bài
Ðọc I: Is 40, 25-31
"Thiên
Chúa toàn năng ban sức mạnh cho người mệt mỏi".
Trích
sách Tiên tri Isaia.
Ðấng
Chí Thánh phán rằng: Các ngươi sánh Ta với ai? Và kể Ta bằng ai? Hãy ngước mắt
lên cao mà xem, ai đã dựng nên muôn loài này? Ðấng vận chuyển các cơ binh của
chúng và biết gọi đích danh tất cả, không thiếu vật nào, vì sức mạnh của người
rất lớn và quyền năng của Người rất cao.
Hỡi
Giacob, tại sao ngươi nói, hỡi Israel, tại sao ngươi nói: Chúa không biết đến số
phận tôi, Người không biết đến quyền lợi của tôi? Ngươi không biết? Ngươi không
nghe sao?
Chúa
là Thiên Chúa hằng hữu, là Ðấng đã dựng nên toàn thể trái đất, Người không mỏi
không mệt và sự khôn ngoan của Người không thể suy thấu.
Người
ban sức mạnh cho kẻ rã rời và thêm sức cho người mệt mỏi.
Những
trai trẻ cũng mòn mỏi mệt nhọc, những tráng sĩ cũng lao đao vấp ngã.
Những
ai trông cậy Chúa, sẽ được thêm sức mới, cất cánh bay cao như phượng hoàng, họ
chạy mà không mệt, họ đi mà không mỏi.
Ðó
là Lời Chúa.
Ðáp
Ca: Tv 103: 1-2, 3-4, 8,10
Ðáp: Hồn tôi ơi,
hãy chúc tụng Chúa.
Xướng
1) Hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và toàn thể thân tôi, hãy chúc tụng danh Người.
Hồn tôi ơi, hãy chúc tụng Chúa, và đừng bao giờ quên các ân huệ của Người. -
Ðáp.
2)
Người đã thứ tha mọi tội lỗi ngươi, và đã chữa ngươi khỏi tật nguyền. Người đã
cứu ngươi khỏi chết và ban cho ngươi hồng ân, nhân ái. - Ðáp.
3)
Chúa là Ðấng thương xót nhân ái, chậm oán hờn và yêu thương khôn lường. Người
không xử với ta như ta đáng tội, và không trả cho ta theo lỗi của ta. - Ðáp.
Alleluia:
Alleluia,
alleluia - Chúa chúng ta sẽ đến trong quyền lực, và sẽ làm cho mắt các tôi tớ
Người được sáng. - Alleluia.
Phúc
Âm: Mt 11:28-30
"Hãy
đến với Ta, hỡi những ai vất vả cực nhọc".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán rằng: Hãy đến với Ta tất cả, hỡi những ai khó nhọc và gánh
nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi.
Hãy
mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta dịu hiền và khiêm nhượng trong
lòng, và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an.
Vì
ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng.
Ðó
là Lời Chúa.
Suy
Niệm:
Những
Ai Khó Nhọc Hãy Ðến Với Ta
Sách
"Liệt Tử" có câu truyện như sau:
Nước
Tống có một người đã đứng tuổi tự nhiên mắc phải chứng bệnh quên lãng. Buổi
sáng lấy gì của ai, buổi chiều đã quên. Hôm nay ai cho cái gì ngày mai lại chẳng
nhớ. Ra đường quên cả đi, về nhà quên cả ngồi. Trước đã làm gì và bây giờ đang
làm gì đều quên hết, sau này cũng chẳng nhớ. Cả nhà rất lo lắng về bệnh tình của
anh nên đã mời thầy thuốc, chạy đủ hết mọi cách mà cũng chẳng khỏi.
Sau
đó có ông thầy đồ người Lỗ nói rằng là tôi chữa được.
Người
bệnh hứa với ông đồ: Hễ chữa được bệnh sẽ chia cho ông một phần gia tài.
Trước
khi trả lời đáp ứng nhận chữa bệnh, ông đồ dùng nhiều cách thức khác nhau để
tìm hiểu khả năng trí nhớ của người bệnh này. Trước hết ông đồ thử bằng cách lột
áo của người bệnh để rét lạnh thì thấy anh ta xin áo. Bỏ đói không cho ăn thì
anh ta xin ăn. Ðem anh ta vào chỗ tối tăm thì anh ta xin ra chỗ sáng. Sau đó
ông đồ mới nhận lời chữa bệnh. Chẳng biết ông đồ chữa thế nào mà sau bảy ngày
anh ta đã hết bệnh và trở lại bình thương.
Tuy
nhiên, khi đã tỉnh táo như thường thì anh ta lại nổi giận, chửi vợ đánh con, cầm
dao rượt đuổi ông đồ.
Người
ta bắt giữ anh ta lại hỏi: Tại sao anh lại giận dữ như vậy?
Anh
ta trả lời: Lúc trước tôi mắc bệnh quên thì lòng tôi thảnh thơi khoan khoái, trời
đất có còn hay không tôi cũng chẳng cần biết. Nay tôi lành bệnh, tôi nhớ lại tất
cả những chuyện của mấy mươi năm về trước như chuyện buồn, vui, yêu, ghét,
thành công, thất bại, lòng tôi trở nên bối rối, ngổn ngang trăm mối. E rằng sau
này các việc ấy cứ bám cứng lấy tâm trí tôi thì dù cho muốn quên chúng đi trong
một giây, một phút liệu tôi có được như ý muốn hay không?
Anh
chị em thân mến!
Nhìn
một người điên, người mất trí, có kẻ chép miệng khen người ấy hạnh phúc, vì chẳng
có gì phải lo âu phiền muộn. Thế nhưng nếu hỏi lại những người vừa buông lời
khen này xem họ có muốn trở thành người hạnh phúc kiểu như vậy không? Chắc chắn
họ sẽ trốn chạy trước câu trả lời, vì đã làm người thì chẳng ai muốn mình được
gọi là kẻ ngây ngô, không nhớ, không biết chuyện gì. Không muốn bị gọi là kẻ
ngây ngô thì con người lại phải đối đầu với lo âu, phiền muộn, nóng giận, đau
khổ, chúng là gánh nặng của thuyết nhân sinh.
Mở
mắt chào đời lúc ngửa tay đón nhận sự sống thì cũng là lúc con người phải mang
lấy gánh nặng nề. Bởi thế, không ít kẻ dám đánh đổi tất cả để tìm kiếm một chút
thú vui để được quên trong chốc lát, có kẻ tìm quên trong sợi khói phù du, có
người tìm quên trong men say trác táng, rồi cũng tìm được thú vui trong chốc
lát. Nhưng rồi sau những phút giây ngán ngủi ấy, thực tế lại trở nên nặng nề
hơn, gánh nặng cuộc đời càng xúi giục sâu hơn.
Lại
cũng có những triết thuyết như vô cảm, vô vị, vô sắc chỉ giúp con người giải
thoát lo âu vướng bận của cuộc sống, thực hiện những hướng dẫn đó thật là một
thái độ lý tưởng cho những ai muốn kiếm tìm sự bình an. Thực tế trong cuộc sống
thử hỏi mấy ai hiểu được điều này, vì cuộc sống con người gắn liền với cái cảm
tính lo âu, nóng giận, buồn phiền... có tránh cũng chẳng thoát, khó nhọc và
gánh nặng là thân phận của kiếp sống con người.
Về
phần Chúa Giêsu, cảm thông với phận kiếp làm người nên khi đến cứu chuộc trần
gian Ngài đã nhận một cuộc đời lam lũ ở làng quê Nazareth. Và qua bài Tin Mừng
hôm nay, Ngài kêu gọi những ai khó nhọc và gánh nặng hãy đến với Ngài, nếu luật
lệ Do Thái đã bị các luật sĩ và biệt phái biến thành chiếc ách kìm kẹp dân
Chúa. Hãy đến với Ngài, nếu đau khổ của kiếp nhân sinh như chiếc gánh đè nặng
trên vai con người. Ðến với Ngài không phải để được cất khỏi những điều ấy. Vì
Ngài đến không phải để hủy bỏ lề luật, nhưng là để kiện toàn lề luật và làm cho
ách trở nên êm ái và gánh trở nên nhẹ nhàng.
Lề
luật phải được giữ trong tinh thần và sự thật. Lề luật giải phóng con người và
đau khổ là con đường dẫn đến vinh quang. Gánh trở nên nhẹ nhàng vì từ nay con
người không phải một mình mang lấy đau khổ nhưng đã có người chia sẻ cảm thông.
Dân tộc Do Thái đã hằng mong mỏi chở Ðấng Cứu Thế đến, vì khi Ngài đến Ngài sẽ
lau khô mọi giọt lệ trên khuôn mặt và kẻ nhọc mệt sẽ được Ngài nâng đỡ bổ sức.
Sống
trong tâm tình mùa vọng, mùa trông đợi, ước mong rằng mỗi người trong chúng ta
cũng sẽ tìm đến với Chúa Giêsu, Ðấng Cứu Thế để được Ngài an ủi, nâng đỡ, bổ sức
và đồng thời học nơi Ngài tâm tình biết chia sẻ cảm thông với người khác. Vì
mang kiếp phận con người chẳng ai tránh khỏi khó nhọc và gánh nặng, nhưng khó
nhọc sẽ bớt khi được người chia sẻ, gánh nặng sẽ vơi khi có kẻ cảm thông.
(Veritas Asia)
Lectio: Mátthêu 11:28-30
Thứ Tư, 11 Tháng 12, 2013
Tuần thứ hai Mùa Vọng
1. Lời nguyện mở đầu
Lạy Chúa là Thiên Chúa của quyền năng và lòng thương xót,
Xin Chúa mở rộng tâm hồn chúng con trong sự đón nhận.
Xin hãy loại bỏ những gì làm cản trở chúng con đón nhận Đức Kitô với lòng hân hoan,
Để chúng con có thể chia sẻ sự khôn ngoan của Người
Và trở nên một với Người
Khi Người đến trong vinh quang,
Vì Người sống và hiển trị cùng với Chúa và Chúa Thánh Thần,
Một Thiên Chúa, đến muôn thuở muôn đời.
2. Phúc Âm – Mátthêu 18:12-14
Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: “Hãy đến với Ta tất cả, hỡi những ai khó nhọc và gánh nặng, Ta sẽ nâng đỡ bổ sức cho các ngươi.
Hãy mang lấy ách của Ta và hãy học cùng Ta, vì Ta dịu hiền và khiêm nhượng trong lòng và tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an.
Vì ách của Ta thì êm ái và gánh của Ta thì nhẹ nhàng.”
3. Suy Niệm
- Một số văn bản Tin Mừng mặc khải cho chúng ta đầy đủ ý nghĩa khi chúng ta đặt chúng trong bối cảnh của Cựu Ước. Đây là cách mà đoạn Tin Mừng rất ngắn gọn và tuyệt đẹp này của ngày hôm nay. Trong văn bản này có tiếng vang vọng của hai chủ đề rất đáng yêu và gợi nhớ bởi Cựu Ước, một chủ đề từ sách tiên tri Isaia và chủ đề kia trích từ sách Khôn Ngoan.
- Tiên tri Isaia nói về Đấng Cứu Thế, Người Tôi Trung và miêu tả Người như một người môn đệ luôn tìm những lời an ủi để có thể khích lệ những người đang chán nản: “Đức Chúa là Chúa Thượng đã cho tôi nói năng như một người môn đệ, để tôi biết lựa lời nâng đỡ ai rã rời kiệt sức. Sáng sáng Người đánh thức, Người đánh thức tôi để tôi lắng tai nghe như một người môn đệ” (Is 50:4). Và Đấng Mêssia Tôi Tớ đưa ra lời mời gọi: “Đến cả đi, hỡi những người đang khát, nước đã sẵn đây! Dầu không có tiền bạc, cứ đến mua mà dùng; đến mua rượu mua sữa, không phải trả đồng nào” (Is 55:1). Những văn bản này đã hiện diện trong trí nhớ của người ta. Chúng giống như những bài ca dao thời thơ ấu của chúng ta. Khi người ta lắng nghe chúng, những kỷ niệm hiện về trong trí, có một nỗi hoài niệm về quá khứ. Cùng với Lời của Chúa Giêsu: “Hãy đến với Ta!” đã làm sống lại kỷ niệm và mang lại tiếng vang hoài cổ của những văn bản trứ tuyệt của sách tiên tri Isaia.
- Sách Khôn Ngoan tiêu biểu cho sự khôn ngoan của Thiên Chúa như một người phụ nữ, một bà mẹ truyền lại cho các con trai mình sự khôn ngoan của bà và bảo chúng rằng: “Các con hãy thu nhận những điều ấy, không phải trả đồng nào. Hãy tra cổ vào ách, và đón nhận giáo huấn vào tâm hồn; giáo huấn này, các con có thể tìm thấy ở ngay bên cạnh mình. Hãy nhìn xem: ta đâu có vất vả bao nhiêu, và chính ta đã được nghỉ ngơi an nhàn” (Hc 51:25-27) Đức Giêsu lặp lại cùng một câu nói này: “Tâm hồn các ngươi sẽ gặp được bình an!”
- Một cách chính xác vì đây là cách Chúa nói chuyện với mọi người, Đức Giêsu khơi lại trí nhớ của họ và do đó tâm tư họ vui mừng và nói: “Đấng Mêssia, Đấng được mọi người mong đợi đã đến!” Đức Giêsu biến đổi nỗi hoài niệm quá khứ trở thành niềm hy vọng. Chúa làm cho người ta tiến tới phía trước. Thay vì họ loay hoay với hình ảnh của một Đấng Cứu Thế vinh quang, vị quân vương và đấng thống trị, được giảng dạy bởi các Kinh Sư, người ta thay đổi quan niệm và chấp nhận Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế Tôi Tớ. Một Đấng Cứu Thế khiêm nhường và hiền lành, chào đón và đầy sự dịu dàng, Đấng đã khiến họ cảm thấy thoải mái, vì họ là những người nghèo khó cùng với Chúa Giêsu.
4. Một vài câu hỏi gợi ý cho việc suy gẫm cá nhân
- Lề Luật của Thiên Chúa có phải là một cái ách nhẹ nhàng nâng đỡ tôi không, hay nó là một cái ách nặng nề khiến tôi mệt mỏi?
- Có khi nào tôi cảm thấy sự nhẹ nhàng và hân hoan của ách của Lề Luật Thiên Chúa mà Đức Giêsu đã mặc khải cho tôi không?
5. Lời nguyện kết
Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi,
Toàn thân tôi, hãy chúc tụng Thánh Danh!
Chúc tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi,
Chớ khá quên mọi ân huệ của Người. (Tv 103)
www.dongcatminh.org
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Tư Tuần II MV
Bài đọc: Isa 40:25-31; Mt
11:28-30.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Thiên Chúa yêu
thương và săn sóc mọi người.
Con
người thường có khuynh hướng lấy những gì mình suy nghĩ và áp dụng cho Thiên
Chúa; chẳng hạn, cha mẹ chỉ có thể yêu thương và chăm sóc cho vài con (chỉ 2
con với cha mẹ thời nay). Đem áp dụng suy nghĩ này cho Thiên Chúa, họ không tin
Thiên Chúa có thể biết, yêu thương, và chăm sóc cho từng người một trong nhân lọai.
Các
Bài đọc hôm nay muốn chứng minh: với quyền năng và sự khôn ngoan của Thiên
Chúa, Ngài yêu thương và săn sóc từng người một. Trong Bài đọc I, người Do-Thái
kêu trách Thiên Chúa: "Đường tôi đi, Đức Chúa không nhìn thấy, quyền lợi của
tôi, Thiên Chúa chẳng đoái hoài?" Tiên Tri Isaiah sửa sai quan niệm này: Nếu
Thiên Chúa có thể gọi đích danh từng ngôi sao một, Ngài cũng có thể gọi đích
danh từng người một. Nói cách khác, vì Thiên Chúa gọi, nên tất cả được tạo
thành. Tiên tri nói: “Thiên Chúa không mệt mỏi, cũng chẳng nhọc nhằn, trí thông
minh của Người khôn dò thấu. Người ban sức mạnh cho ai mệt mỏi; kẻ kiệt lực,
Người làm cho nên cường tráng.” Trong Phúc Âm, Chúa Giêsu kêu mời mọi người: “Tất
cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ
ngơi bồi dưỡng.”
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I:
Người ban sức mạnh cho ai mệt mỏi; kẻ kiệt lực, Người làm cho nên cường tráng.
1.1/
Chúa biết và yêu thương từng cá nhân một: Tiên Tri Isaiah dùng công cuộc sáng tạo vũ trụ của Thiên
Chúa để chứng minh sự quan phòng của Thiên Chúa cho con người: “Các ngươi so
sánh Ta với ai, để Ta phải ngang hàng với nó? Hãy đưa mắt lên cao mà nhìn: Ai
đã sáng tạo những vật đó? Đấng tung ra toàn bộ đạo binh các tinh tú, Người gọi
đích danh từng ngôi một, khiến không thiếu vắng một ngôi nào.”
Nếu
Thiên Chúa đã dựng nên từng ngôi sao một và sắp xếp vị trí của chúng trong trời
đất, Người cũng dựng nên và quan phòng cho từng con người một trong thế gian
này. Vì thế, Tiên Tri chất vấn những người không tin vào sự quan phòng của
Thiên Chúa: “Hỡi Jacob, sao ngươi nói, hỡi Israel, sao ngươi bảo: "Đường
tôi đi, Đức Chúa không nhìn thấy, quyền lợi của tôi, Thiên Chúa chẳng đoái
hoài?" Ngươi chẳng biết, chẳng nghe thấy sao? Đức Chúa là Thiên Chúa vĩnh
cửu, là Đấng sáng tạo toàn cõi đất.”
1.2/
Chúa săn sóc từng cá nhân: Vì Thiên Chúa uy quyền, khôn ngoan, và thông biết mọi sự, nên
Người không mệt mỏi cũng chẳng nhọc nhằn trong việc quan phòng con người. Những
ai trông cậy vào Người, thì được Người ban sức mạnh: “Như thể chim bằng, họ
tung cánh. Họ chạy hoài mà không mỏi mệt, và đi mãi mà chẳng chùn chân.” Người
ban sức mạnh cho những ai mệt mỏi; kẻ kiệt lực, Người làm cho nên cường tráng.
Còn những ai không biết trông cậy nơi Người, cho dẫu là thanh niên cũng mệt mỏi,
nhọc nhằn; cho dẫu là trai tráng cũng ngả nghiêng, lảo đảo.
2/
Phúc Âm:
Hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.
2.1/
Chúa Giêsu biết “nỗi vất vả” và “gánh nặng nề” của từng người: Ngài kêu gọi:
"Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ
cho nghỉ ngơi bồi dưỡng.” Trong đời người, chắc ai cũng đã trải qua những kinh
nghiệm như Chúa Giêsu mô tả hôm nay: mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưng vẫn không
gánh nổi những đau thương của cuộc sống. Trong những lúc như thế, con người chỉ
muốn buông xuôi, nói theo kiểu của thi hào Nguyễn Du, “thử xem Con Tạo xoay vần
đến đâu!” Chúa Giêsu cũng đã từng trải qua những kinh nghiệm đau thương như
chúng ta, và còn hơn chúng ta nữa. Bị nhân lọai khước từ mặc dù đã làm không biết
bao nhiêu điều ích lợi cho con người: mặc khải, dạy dỗ, chữa lành. Một mình
Ngài đã vác Thập Giá nặng lên Đồi Canvê dưới bao nhiêu những roi đòn của lính;
và đã 3 lần gục ngã dưới sức nặng của cây Thập Giá. Sau cùng, Ngài phải chịu một
cái chết đau thương, cô đơn, nhục nhã; đến nỗi đã phải thốt lên: “Cha hỡi, Cha
ơi! Sao Cha bỏ con!” Một người đã trải qua những gánh nặng như thế của kiếp người,
Ngài chắc chắn biết chia sẻ những gánh nặng của con người. Ngài mời gọi con người
hãy đến với Ngài để được nghỉ ngơi bồi dưỡng.
2.2/
Chúa Giêsu giúp từng người giải quyết vấn đề của mình.
(1)
Chúa không hứa con người sẽ không phải đau khổ; nhưng Ngài sẽ giúp con người vượt
qua đau khổ:
“Anh em hãy mang lấy ách của tôi… Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng.”
Tĩnh từ Hy-Lạp dùng để mô tả chữ êm ái ở đây là “crhsto.j,” nó còn có nghĩa “vừa
vặn.” Bên Palestine, ách của bò được làm bằng gỗ, con bò được mang tới xưởng để
thợ mộc đo kích thước trước khi làm ách. Sau khi đã làm xong, con bò được mang
tới để thử; ách được cẩn thận thêm bớt sao cho nó có thể vừa khít cổ con bò mà
không gây đau đớn cho nó. Truyền thuyết cho rằng Chúa Giêsu nổi tiếng về nghề
làm ách khi Ngài lớn lên ở Nazareth với Giuse. Ngài biết cách giúp con người
mang ách làm sao cho êm ái, và mang gánh làm sao cho nhẹ nhàng.
(2)
Chúa giúp con người vượt qua đau khổ bằng dạy dỗ hai bài học quan trọng trong
cuộc đời:
“Hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.”
-
Bài học hiền hậu: Đây là đức tính giúp con người thực sự có bình an trong tâm hồn.
Người hiền hậu không dễ bị tức giận vì lời nói, thái độ, hay việc làm của người
khác. Vì thế, họ sẽ không cảm thấy đau khổ khi bị chọc tức, bị khinh thường,
hay bị đối xử bất công.
-
Bài học khiêm nhường: Đây là đức tính giúp con người biết chấp nhận mọi hòan cảnh
xảy ra trong cuộc đời. Người khiêm nhường không ghen tị, không bon chen để tìm
cách cho bằng hay hơn người khác. Họ biết mình và biết người. Vì họ luôn tìm chỗ
hèn hạ, và nhường cho người khác chỗ cao trọng hơn; nên họ không lo phải đối chọi
với phong ba, bão táp của những người ham hố quyền hành, chức vụ.
(3)
Chúa giúp con người vượt đau khổ bằng sức mạnh của Ngài: “Tâm hồn anh em sẽ
được nghỉ ngơi bồi dưỡng.” Lời Chúa hướng dẫn và Bí-tích Thánh Thể cung cấp cho
con người sức mạnh để đương đầu với mọi đau khổ có thể xảy đến trong cuộc đời.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Chúng ta cần xác tín mối liên hệ giữa chúng ta với Thiên Chúa là mối liên hệ cá
nhân; và Chúa muốn chúng ta dùng tình yêu cá nhân để đáp trả lại.
-
Chúa biết chúng ta còn hơn chúng ta biết chúng ta. Chúng ta đừng sợ khi đối diện
với Chúa, vì Ngài đã biết mọi vấn đề, và quan tâm giúp chúng ta giải quyết vấn
đề.
-
Nhiều khi chúng ta cảm thấy cô đơn, mệt mỏi, chán chường, thất vọng, vì chúng
ta muốn chiến đấu một mình; nhưng nếu chúng ta biết chạy đến với Chúa để xin
Ngài giúp sức, mọi sự sẽ trở nên dễ dãi, nhẹ nhàng; và chính Ngài sẽ giúp chúng
ta vượt qua mọi khó khăn trở ngại bằng chính sức mạnh của Ngài.
Linh
mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
HẠT
GIỐNG NẨY MẦM TUẦN 2 MV
Mt
11,28-30
A.
Hạt giống...
1.
Trong ngôn ngữ do thái, “gánh” và “ách” vừa có nghĩa là luật lệ vừa có nghĩa là
giáo huấn. “Mang lấy ách” hoặc “Mang lấy gánh” của ai nghĩa là làm đệ tử người
đó, chịu sự giáo huấn của người đó, sống theo luật lệ của người đó.
2.
Văn mạch : trước đoạn này, Chúa Giêsu vừa nói về “những bậc khôn ngoan
thông thái” do thái tức là các rabbi, các người biệt phái (câu 25). Dân chúng
đã cảm thấy quá nặng nề và mệt mỏi khi học với họ và sống theo cách giải thích
lể luật khắt khe của họ.
3.
Chúa Giêsu mời người ta học với Ngài và sống theo luật Ngài. Giáo huấn và lề luật
của Ngài đặt nền tảng trên lòng yêu thương (Ga 13,34). Cách đối xử của Ngài đầy
lòng hiền hậu và khiêm tốn (câu 29). Bởi đó ai học với Ngài và sống theo luật
Ngài thì sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng và cảm thấy êm ái, nhẹ nhàng (câu 30).
B....
nẩy mầm.
1.
Nhiều kẻ xưng mình là “đệ tử” của Chúa Giêsu. Tuy nhiên chỉ những ai “hiền lành
và khiêm tốn”, chỉ những ai khi người khác đến gần họ mà cảm thấy “tâm hồn được
nghỉ ngơi, bồi dưỡng”, có cảm giác “êm ái nhẹ nhàng” mới là đệ tử thật, đệ tử
đã lãnh hội đúng chân truyền của sư phụ.
2.
Trong Tân Ước có lẽ đây là lần duy nhất Chúa Giêsu tự mô tả, “tự khoe” mình. Dĩ
nhiên Ngài nói rất ít và rất súc tích. Hai đức tính được Ngài chọn làm tiêu biểu
cho Ngài là gì ? Là Hiền Lành và Khiêm tốn.
3.
Một trong những ý của bài đọc Cựu Ước : “Ngài ban sức mạnh cho kẻ rã rời
và thêm sức cho người mệt mỏi”. Ý này được Chúa Giêsu làm ứng nghiệm trong bài
Tin Mừng hôm nay.
4.
“Ách êm ái, gánh nhẹ nhàng” : Có một người cha đi dạo với cậu con trai
cưng. Sau khi vui đùa thoả thích giữa cánh đồng cỏ đầy hoa, hai cha con tung
tăng rảo bước ra về. Dọc đường bỗng cậu con trai cưng 6 tuổi này nói với bố “Ba
ơi con buồn ngủ”, rồi chẳng mấy chốc chân tay bủn rủn, cha cậu phải bồng lên. Cậu
quay ra ngủ thoải mái bình an. Người cha bồng đứa con về và ông đã ghi lại
trong nhật ký rằng “thế là tôi đã cõng cái ách êm ái đó suốt quãng đường dài trở
về nhà”. Khi chúng ta yêu, những khó khăn do người yêu mang lại, ta dễ cảm nhận
nó nhẹ nhàng êm ái.
5.
“Đức Giêsu cất tiếng nói : Hãy học gương tôi, ví tôi có lòng hiền hậu và
khiêm nhường” (Mt 11,29)
Một
buổi chiều nọ, ngồi trong tiệm sửa xe đạp, tôi có dịp quan sát khung cảnh náo
nhiệt của một đoạn đường trong thành phố. Bỗng một chiếc Honda của một thanh
niên từ trong hẻm lao thẳng ra và tông vào xe của một thiếu nữ. Rất may, cả hai
người đều không bị thương tích ; nhưng chiếc quai giỏ bên tay xe của chị bị
đứt. Trước mặt họ, những trái hồng văng tung toé. Hối hận vì hành động của
mình, anh thanh niên vội bước đến xin lỗi và nhặt những trái hồng lên cho chị.
Với thái độ điềm tĩnh, chị mỉm cười nói : “Xin lỗi anh, tôi thắng không kịp”.
Quả
là điều thật dễ thương trong cuộc sống, khi con người biết biểu lộ tình thương,
sự hiền lành và khiêm nhường của chính Chúa Giêsu, vị Thầy của chúng ta. Thật dễ
thương nhưng chẳng dễ thực hiện, bởi dư luận vẫn cho rằng hiền lành là ngu xuẩn
và khiêm nhường là nhu nhược.
Lạy
Chúa, xin giúp con can đảm sống tinh thần của Chúa, dù có phải đi ngược lại những
quan điểm của thế gian, hay bị người đời xử tệ. (Epphata)
Lm.Carolo HỒ BẶC
XÁI – Gp. Cần Thơ
11/12/13 THỨ TƯ TUẦN 2 MV
Th. Đamaxô I, giáo hoàng
Mt 11,28-30
Th. Đamaxô I, giáo hoàng
Mt 11,28-30
HIỀN LÀNH VÀ KHIÊM NHƯỜNG
Chúa nói :” Anh em hãy mang lấy
ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường.” (Mt 11,29)
Suy niệm: Đã hơn một lần, giáo huấn của Đức Kitô bị coi
là đi ngược lại với trào lưu tiến bộ, hay chí ít cũng bị xem như lạc lõng giữa
những “mô-đen” thời thượng. Đang khi thế ưu việt luôn thuộc về những ai có sức
mạnh và quyền lực thì Chúa Giêsu lại kêu gọi người ta học với Chúa về đức tính “hiền lành và khiêm nhường”.
Thế nhưng, cái mà người ta gọi là sức mạnh lại ngầm chứa đựng bạo lực; và thứ
quyền lực đang được sùng bái lại bao hàm ý chí thống trị. Trong một thế giới
như thế, bài học hiền lành và khiêm nhường của Chúa Giêsu chỉ có thể triển khai toàn vẹn
sức mạnh bằng cái chết của Ngài trên thập giá. Quả vậy, “như con chiên hiền lành bị đem
đi giết”, Đức Giêsu đã chiến thắng kẻ thù hung tợn nhất là ma quỷ và sự
chết. Đó chính là bài học về sự khôn ngoan của thập giá: “Chúng tôi rao giảng một Đức
Kitô chịu đóng đinh, điều mà người Do thái cho là ô nhục…, dân ngoại cho là
điên rồ… nhưng đối với những ai được Thiên Chúa kêu gọi… Đấng ấy chính là Đức
Kitô, sức mạnh và sự khôn ngoan của Thiên Chúa.” (1Cr 1,23-24).
Mời Bạn: Dám
đặt niềm tin vào bài học khôn ngoan của Đức Kitô, sống hiền lành để thắng bạo
lực, sống yêu thương để thắng hận thù, vác thập giá để thắng đam mê tội lỗi.
Sống Lời Chúa: Một
việc rất nhỏ: khi gặp một điều không vừa ý (bị hiểu lầm, bị khiển trách, bị sỉ
nhục…), bạn hãy đáp lại một cách hiền lành và khiêm nhường (bằng một nét mặt vui tươi, một lời nói dịu
dàng, ôn hoà, một thái độ bao dung tha thứ…).
Cầu nguyện: Hát “Kinh Hoà Bình”.
Ách
của tôi êm ái
Chúng ta cần theo học Thầy Giêsu suốt đời, cần lột
bỏ những tự hào về khôn ngoan thông thái, cần sống hồn nhiên khiêm tốn như trẻ
thơ.
Suy
niệm:
Khi
quy hoạch thành phố tương lai,
người
ta không quên dành một khu vui chơi giải trí.
Nghỉ
ngơi thư giãn là một nhu cầu quan trọng
cho
những ai sống trong nền kinh tế thị trường.
Nghỉ
ngơi không chỉ cần cho thân xác hay trí óc.
Nghỉ
ngơi còn cần cho tâm hồn.
Cái
tâm của chúng ta cần được sống trong an tĩnh
giữa
sóng gió dao động, giữa chợ đời bon chen.
Nhiều
người bị suy nhược thần kinh, bị stress.
Có
người tự tử vì không đủ sức để tiếp tục sống.
Ðức
Giêsu mời chúng ta đến với Ngài,
tất
cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề.
Gánh
nặng của nỗi đau và vấp ngã trong quá khứ.
Gánh
nặng của trách nhiệm và yếu đuối hiện tại.
Gánh
nặng phải mang vì người khác...
Tất
cả những ai bị căng thẳng và lo âu,
chán
chường và mệt mỏi.
Tất
cả những ai muốn tìm một chút nghỉ ngơi.
Hãy
đến với Ngài, ta sẽ gặp được sự an tĩnh.
Hãy
mang lấy ách của tôi.
Ðức
Giêsu không ngần ngại nói đến ách của Ngài
mà
những kẻ đến với Ngài phải mang.
Ngài
không giấu ta về những đòi hỏi nghiêm túc,
về
con đường hẹp mà ít người muốn đi,
về
thánh giá mà ta phải vác để theo Ngài.
Như
thế sự an bình thư thái Ngài hứa ban
đâu
phải là thứ bình an rẻ tiền, không cần từ bỏ.
Ðó
là thứ bình an ngay giữa khổ đau và nước mắt,
vì
biết mình được Thiên Chúa yêu thương,
vì
xác tín là mình đang làm đúng ý Thiên Chúa.
Nếu
ách của Ngài êm và gánh của Ngài nhẹ,
thì
là vì chúng được đón nhận trong tình yêu.
Tình
yêu làm cho mọi sự trở nên êm nhẹ.
“Chỗ
nào có lòng yêu mến, thì không cảm thấy vất vả;
mà
giả như có vất vả đi nữa
thì
người ta cũng thích cái vất vả đó” (thánh Âutinh)
Hãy
học với tôi.
Ðức
Giêsu kêu gọi chúng ta làm học trò của Ngài.
Chúng
ta học trường Giêsu, học Thầy Giêsu, học bài Giêsu.
Bài
học nằm nơi chính trái tim Ngài:
“Vì
tôi có trái tim hiền hậu và khiêm nhu.”
Khi
mang trong mình những tâm tình của Thầy Giêsu
thì
tâm hồn ta sẽ được bình an trở lại.
Chúng
ta cần theo học Thầy Giêsu suốt đời,
cần
lột bỏ những tự hào về khôn ngoan thông thái,
cần
sống hồn nhiên khiêm tốn như trẻ thơ.
Chỉ
như thế chúng ta mới được Thầy Giêsu mạc khải,
và
đưa vào thế giới của Thiên Chúa.
Cầu
nguyện:
Lạy
Chúa Giêsu,
xin
cho con trở nên đơn sơ bé nhỏ,
nhở
đó con dễ nghe được tiếng Chúa nói,
dễ
thấy Chúa hiện diện
và
hoạt động trong đời con.
Sống
giữa một thế giới đầy lọc lừa và đe dọa,
xin
cho con đừng trở nên cứng cỏi,
khép
kín và nghi ngờ.
Xin
dạy con sự hiền hậu
để
con biết cảm thông và bao dung với tha nhân.
Xin
dạy con sự khiêm nhu
để
con dám buông đời con cho Chúa.
Cuối cùng, xin cho con sự
bình an sâu thẳm,
vui tươi đi trên con
đường hẹp với Ngài,
hạnh phúc vì được cùng
Ngài chịu khổ đau. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Suy niệm
Mùa Vọng về, hai hình
ảnh mà tôi thích nhất là mảnh đất khô cằn và những cơn mưa tưới
mát. “Trời cao hãy đổ sương xuống, và ngàn mây hãy mưa Đấng Chuộc
tội!”, hoặc: “Ngàn mây ơi xin cùng mưa xuống!”
Van xin trời mưa vì
mảnh đất quá khô cằn. Cần nước tưới vì tâm hồn đã khát khao.
Lời van xin còn thể
hiện tôi đang thiếu, tôi đang cần.
Chúa Giêsu biết rõ con
người khát khao, mòn mỏi nên Ngài đã nói: “Tất cả những ai
đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi
bồi dưỡng” (Mt 11, 28).
Lời van xin trời mưa
là để nhắc nhớ tôi cần đến Chúa. Nhưng tôi đừng quên Chúa đã đến
rồi. Những cơn mưa thánh ân vẫn đang đổ đầy cuộc đời tôi, nhưng tôi đã
biết mở nắp tâm hồn để đón nhận chưa?
Tôi đang vất vả, đang
nặng nề, đang mệt nhọc, đang khô cằn: Hãy tìm đến Chúa, tâm hồn tôi
sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng và tươi mát.
Như vậy tâm tình đúng
đắn trong mùa Vọng là một mặt tôi cứ van xin để nhắc nhở mình, còn
một mặt tôi phải đến lãnh nhận bằng nổ lực của tôi.
Nổ lực để không làm
những điều “ám muội, đứng thẳng và ngẩng đầu lên”.
Nổ lực để gắn bó
với Chúa.
Giả dụ tôi đã làm
những điều “ám muội”, tôi đã ngã gục vì những tội lỗi, thì hãy
biết nổ lực để sửa đổi, để trỗi dậy.
Giả dụ tôi chưa gắn
bó với Chúa thì nổ lực để gắn bó với Chúa nhiều hơn.
Chính những yếu đuối
tội lỗi, những sai trái đã dệt kết thành tấm thảm đậy nắm tâm hồn
tôi. Tấm thảm này càng dày, càng dẻo dai, càng chắn chắn thì càng
khiến tâm hồn tôi khô cằn.
Sức lực tôi không thể
xé nát. Dao kéo trần gian không thể chặt, cắt… nhưng tấm thảm này sẽ
bị đâm thủng, sẽ bị xé nát với sức mạnh, với ơn thánh Chúa.
Vì vậy nếu tôi càng
chạy đến với Chúa, càng gắn bó với Chúa thì tấm thảm tội lỗi đậy
nắp tâm hồn tôi sẽ càng bị xé ra để những con mưa ân phúc có thể
dạt dào tâm hồn tôi.
Lạy Chúa, tâm hồn con
đang khát khao, mòn mỏi trông mong, nhưng tội lỗi cứ đan xen, xiết chặt,
bóp nghẹt ơn thánh Chúa. Hôm nay lời Chúa đã quả quyết với con: Tất
cả những ai mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi
bồi dưỡng”.
Vì vậy trươc hết con
sẽ quyết tâm xét mình, sám hối, xưng tội, và đền tội để được Chúa
“xé nát” tấm thảm đậy nắp tâm hồn con. Đồng thời con sẽ để Chúa
bảo vệ bằng những phương thế siêu nhiên như cầu nguyện, suy gẫm lời
Chúa, tham dự thánh lễ, làm những việc lành phước đức. Những lúc
đó con đang được Chúa cho nghỉ ngơi, bồi dưỡng và tâm hồn con sẽ được
bình an, no đầy.
Ách
êm ái.
Trong lịch sử nhân loại, nhiều khi những cuộc cách mạng nhằm
lật đổ một tình trạng bất công lãi dẫn đến một tình trạng bất công còn tệ hại
hơn. Cuộc cách mạng Pháp 1789 đã gây ra biết bao nhiêu đổ máu. 80 triệu người
Trung hoa đã chết dưới bàn tay của Mao trạch Đông. 2 triệu người Cambốt đã chết
trên cánh đồng giết người của Pônpốt. Quả thực, con người mơ ước thiên đàng,
nhưng lại rơi vào địa ngục.
Trong tôn giáo có lúc người ta cũng chứng kiến một hiện tượng
tương tự: tôn giáo vốn là nơi nương tựa của con người: con người tìm đến với
tôn giáo thường là để tìm một sự giải thoát nào đó. Nhưng nhiều khi thay vì tìm
được thanh thản nơi tôn giáo, con người lại bị đè bẹp bởi những gánh nặng. Đó
là trường hợp đã xảy ra cho những người mà Chúa Giêsu gọi là những kẻ bé mọn.
Họ là những người vất vả gồng gánh nặng nề. Thật thế, vào thời Chúa Giêsu,
trong Do Thái giáo, những người thiệt thòi nhất là những người bé mọn, thất
học. Gồng gánh nặng nề mà các luật sĩ chất lên vai họ chính là vô số khoản luật
mà họ phải tuân giữ mà không hề hiểu được ý nghĩa và mục đích, họ không đủ khả
năng để phân biệt được cái thiết yếu với điều phụ thuộc. Tôn giáo như thế không
phải là một giải thoát, nhưng chỉ là một cầm buộc, đi tìm sự giải thoát, con
người lại trở thành nô lệ.
Với những người bé mọn ấy, Chúa Giêsu đã mời gọi hãy mang lấy
ách của Ngài, vì ách của Ngài thì êm ái và gánh của Ngài thì nhẹ nhàng. Thật
ra, Chúa Giêsu không rao giảng một tôn giáo mới. Ngài không đạp đổ hệ thống tôn
giáo có sẵn. Trái lại Ngài chỉ cho con người thấy đâu là cái cốt lõi của Lề
Luật và của đạo. Cái cốt lõi ấy chính là tình yêu thương. Ngài đã từng tuyên
bố: “Ta đến không phải để bãi bỏ Lề Luật và các tiên tri, nhưng để kiện toàn”.
Và như thánh Phaolô đã giải thích: “Yêu thương là chu toàn cả Lề Luật”. Thật
thế, Chúa Giêsu đã kiện toàn Lề Luật bằng giới răn yêu thương, Ngài thu tóm cả
Lề Luật thành hai chữ yêu thương. Một bộ luật nặng nề và không hồn đã trở thành
nhẹ nhàng nhờ có linh hồn là tình yêu thương. Đó là cuộc cách mạng vĩ đại nhất
của Chúa Giêsu, cuộc cách mạng của tình thương. Chỉ có tình thương mới là khí giới
lật đổ được bất cứ một bất công nào và xây dựng được một xã hội công bằng thật
sự. Chỉ có tình thương mới thực sự giải phóng con người khỏi mọi áp bức.
“Hãy mang lấy ách của Ta, vì ách của Ta thì êm ái. Hãy học
cùng Ta, vì Ta hiền lành và khiêm nhường”. Lời mời gọi của Chúa Giêsu nhắc nhở
chúng ta về cái cốt lõi của đạo. Đạo là chính Chúa, là tình yêu nhập thể. Sống
đạo là sống bằng sức sống thần linh của Ngài, sống đạo là làm chứng và chia sẻ
tình yêu của Ngài cho mọi người. Đó là cuộc cách mạng đích thực mà Chúa Giêsu
muốn tiếp tục qua Giáo Hội và qua mỗi người chúng ta.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
11
THÁNG MƯỜI HAI
Một
Người Mẹ Trong Trật Tự Ân Sủng
“Đức
Maria Vô Nhiễm đứng dưới chân Thập Giá: Mẹ đã mang thai, sinh hạ và nuôi dưỡng
Đức Kitô, dâng Người cho Chúa Cha trong Đền Thờ, chia sẻ đau khổ của Con mình
khi Người chết trên Thập Giá. Vì thế, Mẹ đã cộng tác cách đặc biệt vào công cuộc
của Đấng Cứu Thế bằng sự vâng phục, bằng đức tin, đức cậy và đức ái nồng cháy…
Vì thế Mẹ là Mẹ của chúng ta trong ân sủng.” (LG 61). Đó là giáo huấn của Công
Đồng.
Và
đó là lý do tại sao Mẹ Thiên Chúa cũng gắn bó mật thiết với Giáo Hội. Mẹ là
hình ảnh diễn tả Giáo Hội – như thánh Ambrôsiô dạy – trong trật tự của đức tin,
của tình yêu và của sự hiệp thông hoàn toàn với Đức Kitô. Thật vậy, ‘trong mầu
nhiệm Giáo Hội, vốn được gọi rất đúng là ‘mẹ và trinh nữ’, thì Đức Nữ Trinh
Maria đã đi đầu, đã tỏ ra là mẹ và trinh nữ trong một cách thế ưu việt và vô
song” (LG 63).
- suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch từ
nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 11-12
THÁNH ĐAMASÔ I GIÁO HOÀNG
Is 40, 25-31; Mt 11, 28-30.
LỜI SUY NIỆM:
“Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ
cho nghỉ ngơi bồi dưỡng”.
Đã làm thân phận của con người trong trần gian này,
không ai là không bị vất vả lo lắng; vì sự mưu sinh cho bản thân, gia đình và
người thân thuộc, nhưng con người chỉ biết than thở một mình. Chúa Giêsu hiểu
thấu điều này,nên Ngài đã mời gọi hãy đến với Ngài, với quyền năng yêu thương của
Ngài, Ngài sẽ bồi dưỡng tăng sức cho.
Lạy Chúa Giêsu. Trong cuộc sống gia đình của chúng
con, đang còn có những cái riêng tư dành cho mình. Xin cho mọi thành viên trong
gia đình của chúng con, trong mọi công việc luôn kết hợp với Chúa. Có Chúa; mọi
vất vả và gánh nặng; sẽ trở thành niềm vui cho chúng con.
Mạnh
Phương
Gương Thánh Nhân
Ngày
11-12: Thánh ĐAMASÔ I
Giáo
Hoàng (305 - 384)
Đây
là một vị giáo hoàng sáng chói trong Hội Thánh. Ngài đã xác nhận quyền tài thẩm
trên toàn thể Giáo hội là do thánh Phêrô lãnh được bởi Chúa Kitô. Đức giáo
hoàng Libêriô đã chú ý tới linh mục Damasô gốc Tân Ban Nha và đặt Ngài làm tổng
phó tế cai quản Giáo hội. Khi hoàng đế Constance ủng hộ phái Ariô bắt Đức
Libêriô đi đày. Damasô đi theo Ngài. Nhưng Đức Libêriô cảm thấy mình sắp chết,
và để chiều theo ý Ngài, Damasô trở lại Roma, nơi Ngài sẽ được chọn làm giáo
hoàng.
Giữa
những phiến động, phân ly và xáo trộn, triều đại giáo hoàng của Ngài khổ não tột
cùng. Dầu vậy, chính những điều đó làm nên vinh quang cho đức giáo hoàng. Là
nhà trí thức, khảo cổ và thi nhân, Đức Damasô đã lưu giữ những chứng liệu quý
báu về Roma của Kitô giáo thời xưa, Ngài đã sửa sang phần mộ các thánh tử đạo,
trước tác những vần thơ để ở mộ bia. Những nét chữ đẹp trên các mộ mênh danh là
"chữ Damasô". Ngài cho xây nhiều đại thánh đường và nhiều nhà từ thiện.
Chúng
ta phải biết ơn thánh Damasô nhiều, vì Ngài đã nhận thức được tài năng giá trị
của thánh Hiêrônimô và đã trao phó trách nhiệm hiệu đính bản dịch thánh kinh.
Chính Ngài đã kết các thánh vịnh bằng kinhsáng danh.
Giữ
cho đức tin được tinh ròng ở cộng đồng Nicêa chống lại phái Ariô, Đức Damasô đã
triệu tập nhiều công đồng. Công đồng Constantinople đã đưa Ngài tới danh hiệu
cao cả nhất là "viên ngọc của đức tin".
Đức
Damasô đã viết nhiều vần thơ đề mộ bia. Có một tấm Ngài viết về chính mình và
đăt ở nghĩa trang thánh Callistô: "Tôi, Damasô muốn được chôn cất tại đây,
nhưng tôi sợ phàm tục hóa xương cốt các thánh nhân".
Bởi
vậy, Ngài đã được chôn cất trong một thánh đường ở Via Ardeatina.
(daminhvn.net)
11 Tháng Mười Hai
Tiếng
Khóc Của Sa Mạc
Một
mẩu chuyện của người Phi Châu kể lại rằng: một người Ả Rập sống ở sa mạc có
thói quen nằm sát xuống đất, úp tai trên cát từng giờ lâu. Có người hỏi tại sao
làm thế, anh ta giải thích như sau: "Tôi nghe sa mạc khóc vì nó rất muốn
được làm một ngôi vườn xinh tươi".
Sa
mạc mong mỏi được trở thành ngôi vườn, cũng thế tâm hồn con người luôn hướng về
điều thiện. Khoảng cách giữa sa mạc và ngôi vườn xinh tươi đó là nước non, điều
kiện thời tiết và nhất là công lao của con người. Không có sự chăm sóc của con
người, sa mạc vẫn tiếp tục là bãi cát khô cằn. Cõi lòng con người sẽ mãi mãi là
một sa mạc cằn cỗi nếu nó không được vun xới và tưới bằng cố gắng, phấn đấu, hy
sinh và tình yêu. Phải tốn biết bao là kiên nhẫn, biết bao chống đỡ, biết bao
nghị lực, biết bao mồ hôi... để biến sa mạc của tâm hồn thành một khu vườn tươi
tốt... Sa mạc tâm
(Lẽ
Sống)
Thứ Tư 11-12
Thánh Giáo Hoàng Damasus I
(305? - 384)
T
|
heo chứng từ của người
thư ký là Thánh Giêrôme, Thánh Damasus là "một người không ai sánh
bằng, rất hiểu biết Phúc Âm, một tiến sĩ trinh trắng của một Giáo Hội trinh
trắng, rất yêu quý sự khiết tịnh."
Thánh Damasus có khi nào
được nghe những lời tán dương đó. Những tranh giành nội bộ có tính cách chính
trị, các tà thuyết, các tương giao căng thẳng với chính các giám mục của ngài
và của Giáo Hội Ðông Phương đã làm lu mờ sự bình an trong triều đại giáo hoàng
của ngài.
Là con của một tư tế
Rôma, có lẽ thuộc gốc Tây Ban Nha, Damasus khởi sự là một phó tế trong nhà thờ
của cha mình, sau đó ngài là tư tế (linh mục) của một đền thờ mà sau này là
vương cung thánh đường San Lorenzo ở Rôma. Ngài phục vụ Ðức Giáo Hoàng Liberius
(352-366) và đi theo đức giáo hoàng khi bị lưu đầy.
Khi Ðức Liberius từ
trần, Damasus được bầu làm Giám Mục Rôma; nhưng một thiểu số khác lại chọn và
tấn phong một phó tế khác là Ursinus làm giáo hoàng. Cuộc tranh luận giữa
Damasus và giáo hoàng đối lập gây nên nhiều xung đột trong hai nhà thờ lớn, gây
tiếng xấu cho các giám mục Ý. Trong một thượng hội đồng do Damasus triệu tập
nhân ngày sinh nhật của ngài, Ðức Damasus yêu cầu các giám mục tán thành các
hành động của ngài. Nhưng câu trả lời của các giám mục thật cộc lốc:
"Chúng tôi quy tụ để mừng sinh nhật, chứ không để kết án một người chưa
bao giờ nghe biết." Khoảng năm 378, những người ủng hộ vị giáo hoàng đối
lập còn tìm cách đưa Ðức Damasus ra toà về một tội phạm -- có lẽ tội dâm dục.
Ngài đã phải thanh minh trước toà dân sự cũng như trước một thượng hội đồng của
Giáo Hội.
Khi là giáo hoàng, ngài
có lối sống thật đơn giản trái ngược với các giáo sĩ ở Rôma, và ngài rất hăng
say chống lại tà thuyết Arian và các tà thuyết khác. Một sự hiểu lầm trong văn
từ về Ba Ngôi Thiên Chúa đã đe dọa mối giao hảo thân thiện với Giáo Hội Ðông
Phương, và Ðức Damasus là người ôn hoà đã dàn xếp cách tốt đẹp.
Chính trong thời giáo
hoàng của ngài (380) mà Kitô Giáo được tuyên bố là tôn giáo chính thức của
Rôma, và tiếng Latinh trở nên ngôn ngữ chính thức trong phụng vụ nhờ sự cải
cách của đức giáo hoàng. Cũng nhờ ngài khuyến khích Thánh Giêrôme học hỏi kinh
thánh mà bộ Vulgate được chào đời, đó là bộ Kinh Thánh bằng tiếng Latinh mà
Công Ðồng Triđentinô (11 thế kỷ sau) tuyên bố là "có giá trị để đọc
giữa công chúng, được dùng để tranh luận, và để rao giảng."
Lời Bàn
Lịch sử của triều đại
giáo hoàng và lịch sử Giáo Hội đã bị pha trộn với tiểu sử của Ðức Damasus.
Trong một giai đoạn then chốt và nhiều khó khăn của Giáo Hội, ngài đã xuất hiện
như một người bảo vệ đức tin đầy nhiệt huyết, biết khi nào phải tiến và khi nào
phải thủ. Thánh Damasus giúp chúng ta ý thức hai đức tính của một người lãnh
đạo xứng đáng: luôn nhận ra sự thôi thúc của Thần Khí và phục vụ. Cuộc chiến
đấu của ngài nhắc cho chúng ta biết rằng Ðức Kitô không bao giờ hứa che chở Ðá
Tảng của Người khỏi cơn phong ba, bão táp hay những người theo Người không gặp
các khó khăn. Người chỉ đảm bảo sự chiến thắng sau cùng.
Lời Trích
"Ngài là đấng đi
trên biển đã làm câm nín các ngọn sóng ác liệt, là đấng ban sự sống cho những
hạt mầm tàn tạ của thế gian; Ngài là đấng tháo gỡ xiềng xích tử thần, và đã đưa
về cho Martha người anh của cô sau ba ngày trong mộ tối. Tôi tin rằng, Ngài sẽ
đưa Damasus chỗi dậy từ tro bụi" (văn mộ chí mà Ðức Damasus đã viết
cho chính ngài).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét