CHÚA NHẬT
15/09/2013
Chúa nhật XXIV thường
niên C
(Phần II)
Giáo Lý Phúc Âm Chúa Nhật XXIV Quanh
Năm C ngày 15.9.2013
CHÚA NHẬT XXIV QUANH NĂM,
NĂM C
Sách Xuất Hành
32.7-11.13-14; Thư Thứ Nhất Thánh Phaolô gửi Timôtê 1.12-17
và Phúc Âm Thánh Luca
15.1-32
I. Giáo Huấn P.Â.:
Tình thương cứu độ được
trao ban cho tất cả mọi người, đặc biệt cho người tội lỗi.
Mọi người nhất là người
tội lỗi đều được tìm kiếm, hoán cải và nhận ơn cứu độ. Giống như chủ chiên tìm
chiên lạc. Bà chủ nhà tìm đồng bạc thất lạc và như người Cha nhân hậu ôm chầm
lấy người con hoang trở về.
Tình thương Chúa vô biên.
Con người có giá trị cao quí trước mặt Chúa và có chỗ trong chương trình cứu độ
của Chúa.
II.
Vấn nạn P.Â.
Bài đọc I trong sách Xuất
Hành trình bày Thiên chúa như một thần linh hung tợn, hay lên cơn lôi đình và
trừng phạt dân chúng?
Trong
tiếng Do Thái sách Luật Torah, nguyên ngữ có nghĩa là giáo huấn và luật lệ,
được hiểu là Ngũ Kinh trong tiếng Hy Lạp, bao gồm Năm quyển sách đầu tiên trong
Bộ Cựu Ước: Sách Sáng Thế Ký, Sách Xuất Hành, Sách Lê Vi, sách Dân Số và Sách
Đệ Nhị Luật. Môsê được coi như tác giả Ngũ Kinh được soi sáng viết sách trong
dịp diện kiến với Thiên Chúa trên núi Sinai vào khoảng năm 1312 trước Công
Nguyên. Nội dung Ngũ Kinh gốm 613 lệnh truyền của Thiên Chúa. Trong 613 khoảng
luật có 365 luật giới hạn và 248 điều cấm kỵ.
Không
ai tin rằng, 13 thế kỷ trước Công Nguyên và ngay sau khi diện kiến Thiên chúa
Yahweh, Môsê đã cho viết ra một lúc năm quyển sách tạo thành bộ Ngũ Kinh để
lãnh đạo Dân Thiên chúa. Nhưng ai cũng tin rằng:
Ngũ
Kinh phần thành văn chỉ hoàn thành khoảng năm 539 đến năm 334, thời kỳ bị Ba Tư
đô hộ.
Sách
Luật Torah truyền khẩu đã có từ lâu đời và không hoàn toàn chỉ có trong tôn
giáo Do Thái, nhưng đã được truyền miệng từ đời nầy sang đời khác trong văn
minh của các dân vùng Cận Đông.
Sách
trình bày về Thiên chúa như một Đấng tạo Hoá toàn năng:
Phán
một lời liền có trời đất và vũ trụ vạn vật.
Như
một người thợ gốm lấy đất sét nắn đúc nên hình con người rồi thổi hơi vào mũi
và ban cho con người sự sống.
Như
một người Cha tốt lành dự trù mọi thứ cho sự khai sinh của con mình: Chúa dựng
nên con người sau cùng, sau khi hoàn tất chương trình sáng tạo trời đất. Chúa
thương yêu và con người được sinh ra trong một chiếc nôi đã có đủ mọi thứ cần
cho cuộc sống.
Chúa
được mô tả như một vị thần linh với mọi thứ tham sân si, lúc thì êm ái nhẹ
nhàng, lúc nỗi cơn lôi đình trừng phạt thần dân bất tuân thượng lệnh. Những dân
tộc vùng Cận Đông thời bấy giờ cũng như Dân Do Thái không có vấn đề gì trong
việc chấp nhận một Thiên Chúa với đầy đủ hỉ nộ ái ố như vậy. Nên chúng ta thấy,
sách Xuất hành chương 20, 5 nói: Chúa là Đấng ghen tương. Trong sách Tiên Tri
Êgiêkiel 24, 13-14 nói Chúa là Đấng hay giận. Sách Đệ Nhị Luật 29, 27-28 cũng nói về những cơn thịnh nộ của
Thiên chúa.
Có phần dễ hiểu hơn nếu
chúng ta đọc những câu chuyện cổ tích của người Việt Nam. Thần linh được mô tả
không khác gì với phàm nhân. Khi Ngọc Hoàng nổi trận lôi đình thì sai thiên lôi
mang búa xuống trần thanh toán người bất nhân. Nên mới có từ: Trời đánh hay
Trời phạt hay Trời trồng….
Thần thánh trong dân gian
thời xưa rất con người. Ai cũng hiểu thần thánh ở trên trời cao thăm thẩm,
nhưng không ai hiểu về một ông thần mà không có những tình cảm của con người.
Nên Thiên Chúa trong văn minh thời cỗ không sao thoát khỏi lối diễn tả rất con
người của văn Chương: Chúa giận, Chúa oán ghét, Chúa trả thù, Chúa ghen tương….
Những kiểu nhân cách hoá Thiên chúa nầy không thiếu trong cách sống đạo của
người Công Giáo:
Chúa đau khổ vì bị nhốt
trong nhà chầu.
Chúa đi qua đi lại trước
nhà xem coi con cái có mời vào hay không. Nhưng lòng con người rất vô tâm,
ngảnh mặt làm ngơ…
Chúa như một tình nhân
mong mỏi người tình phản bội quay về.
Ý Nghĩa dụ ngôn bỏ 99
chiên không lạc để đi tìm chiên lạc,
Hay khổ công thức đêm đốt
đèn quét nhà để tìm đồng tiền bị mất
Hay Cha già ngày ngày
mong ngóng thằng con hư hỏng quay về nhà để mà tha thứ và ban lại cho con mình
quyền thừa kế?
Có người cho rằng: Không
khôn ngoan hay không thực tế chút nào nếu bỏ chin mười chín con chiên không lạc
để đi tìm con chiên lạc. Không chắc gì tìm được con chiên lạc mà chín mưới chín
chiên đang trong đàn có thể bị bỏ rơi và thất thoát?
Cũng vậy, có đáng gì để
thức đêm, đốt đèn, cực nhọc quét nhà để tìm đồng tiền bị mất. Sau đó lại con
mời hàng xóm bạn bè đến chung vui?
Người con hoang là người
đã trưởng thành: Có suy nghĩ và tự do quyết định, cũng như chịu trách
nhiệm quyết định bỏ nhà ra đi của mình. Đây là thứ con hư vô ơn bạc nghĩa, tại
sao Cha già còn khổ công để ngóng trông, mòn mỏi chợ đợi ngày con mình quay về
làm gì?
Dụ ngôn là chững chuyện
không có thật, nhưng không là những câu chuyện bịa đặt hay vô căn cứ, nhưng
được vận dụng để diễn tả một sứ điệp siêu nhiên để con ngưồi dễ hiểu, dễ nhớ
khi nhắc đến câu chuyện giả tưởng nầy.
Rất kiến hiệu: Chỉ cần
nói đến câu chuyện người con hoang đàng là chúng ta thuộc gần như nằm lòng
những câu trao đổi giữ Cha già và người con hoang trở về cũng như hiểu được
tình thương vô bờ của Thiên Chúa trong tường thuật người Cha nhân hậu.
Cũng vậy, việc chủ chăn
bỏ chin mươi chin con chiên không bị lạc để băng rừng vượt suối đi tìm chiên
lạc không là chuyện khôn hay dạy, chuyện lợi hay hại nhưng là chuyện giá trị
của con người. Chúa sinh ra con người để con người sống hạnh phúc và được hưởng
ơn cứu độ. Tội lỗi làm con người bỏ Chúa đi lạc. Nếu Chúa bỏ người con tội lỗi
là Chúa mất con cái mình và Chúa thua ma quỉ là kẻ cố gắng làm cho chiên bỏ
đàn. Nên bất cứ giá nào Chúa cũng phải đi tìm chiên lạc, tìm được thì vui mừng,
mang vác trên vai quay về nhà.
Nên người tội lỗi quay về
đường ngay nẽo chính làm cho cả triều thần thánh vui mừng. Vì mỗi con người đều
có giá trị cao cả trước mặt Chúa và đáng nhận được cứu đỗ. Cách nói “Ai nấy sẽ
vui mừng vì một người tội lỗi ăn năn sám hối hơn là chin mươi chín người công
chinh không cần phải sám hối ăn năn!” chỉ để nói lên giá trị con người được
sinh ra và được cứu độ hay nhắm khuyến khích người tội lỗi ăn năn sám hối. Phúc
Âm không có ý coi nhẹ việc người công chính không cần sám hối ăn năn.
Cũng giống như vậy với
việc tìm được đồng bạc bị thất lạc. Đồng bạc thất lạc không làm người đàn bà ra
nghèo khổ hay đói khác. Bà cũng không tìm đồng bạc thất lạc vì sự sống của
mình. Nhưng đồng bạc là thành phần trong gia sản của bà, bà không thể bỏ. Cũng
vậy, người tội lỗi là con Chúa, là con chiên trong đàn chiên Chúa. Chúa không
đành hy sinh con chiên lạc trong đàn chiên mà Chúa phải hy sinh mạng sống mình
để cứu chuộc.
Người Cha già nhân hậu
cũng vậy. Đứa con trai hoang đàng vẫn là con ông. Bò nhà ra đi hay hoang đàng
phung phí không giết chết tính phụ tử nơi Ông. Tình yêu thương tha thứ của Ông
dành cho con mình lớn gấp nhiều lần với hành động bỏ nhà đi hoang. Cũng vậy
không có tội lỗi nào lớn hơn tình thương tha thứ của Chúa. Không đứa con nào mà
không có chỗ trong nhà Cha mình.
Từ Vựng thông thường trong Kinh Thánh (dựa
trên Tự Điển Kinh Thánh Thần Học)
Ông Aaron:
Con của Ông Aram và bà
Giokêbeth, thuộc chi tộc Lêvi, theo Sách Xuất hành 6, 16-20.
Là Anh của Môsê theo Sách
Xuất Hành 7,7.
Ông được chọn để giúp
Môsê đưa dân chúa ra khỏi ách nô lệ Ai Cập. Ông là phát ngôn viên của Môsê,
cũng như đã đồng hành với Môsê suốt bốn mươi năm trong sa mạc, theo sách Xuất
hành 4:10-16, 27-31.
Ở Núi Sinai, Ông tháp
tùng với Môsê lên núi để diện kiến Thiên chúa, theo Xuất hành 19:24. Sau đó,
Ông chính là người được chọn làm thẩm phán trong thới gian Môsê vắng mặt cũng
như Ông đã chìu theo dân chúng gom vàng làm tượng bò vàng để thờ lạy. Xuất hành
24, 14-18
Môsê được hướng dẫn để
chọn Aaron và bốn người con của Ông là Nadab, Abihu, Elêza và Ithamar làm tư tế
để chuyên lo việc phụng vụ, tế tự và canh giữ hòm bia Giao Ước theo Xuất Hành
28:1-4
Aaron chết trên núi Hor ở
tuổi 123 theo sách Dân số 10, 22-29
Tháp babel
Babel có nghĩa là tiếng
nói, âm thanh lộn xộn, nghe không hiểu được, có nguồn gốc từ thành ngữ Tháp
Babel được ghi lại trong sách Sáng Thế Ký 11:1-4. Kinh Thánh tường thuật rằng:
Ngày xưa, tại vùng Mesopotamia, có một thành phố tên là Babylon, hay là Babel,
con cháu của ông Noah xây cất một cái tháp cao chọc trời với
cao vọng lưu danh muôn đời cho hậu thế.
Lúc đầu họ làm được vì họ
cùng nói một thứ tiếng nói, nhưng sau đó công việc xây cất phải bỏ dở vì họ
không còn hiểu nhau nữa. Ví tội kiêu ngạo, Thiên Chúa đã làm cho họ nói hằng
trăm thứ ngôn ngữ khác nhau.
Ngày nay, từ Babel dùng
để chỉ một tình trạng hổn độn, xáo trộn, nhiều âm thanh lộn xộn và cũng nhắc
lại cầu chuyện kiêu ngạo của người thời xưa.
Tám mối phước thật hay Tám mối phúc thật?
Tám mối phúc thật tìm
thấy trong đoạn Phúc Âm Matthêô 5:3-10 nằm trong khuôn khổ Bài
Giảng Trên Núi.
Beatitude có nguồn gốc từ
chữ Latinh có nghĩa là Phúc, là Blessed. Trong tiếng Anh, mỗi mối phúc thật đều
bắt đầu bằng chữ Blessed, có nghĩa phúc cho. Người Việt nam ở Miền Bắc hay nói
là Phúc, còn người Việt Nam ở Miền Nam hay gọi là Phước.
Người Việt ở Miền Nam
trách gọi Phúc, vì kỵ huý các vua chúa nhà Nguyễn. Tương truyền vào năm 1563,
bà vợ của Nguyễn Hoàng khi mang thai người con trai thứ sáu của Nguyễn Hoàng,
nằm mộng thấy thần nhân cho một tờ giấy hồng điều trên có nhiều chữ Phúc, lại
có một chữ Phúc rất lớn rơi vào lòng, sau đó sanh ra một trai đặt tên là Nguyễn
Phúc Nguyên, sau là Chúa Sãi. Các con trai cháu trai về sau của Chúa Nguyễn đều
dùng chữ lót là Phúc. Ai ai cũng tìm phước, lánh họa. Người đời tìm cầu phước
về phương diện vật chất, như người Á Đông cầu xin Ngũ Phúc Lâm Môn là mong 5
thứ phước vào nhà mình, đó là Phú, Quý, Thọ, Khương, Ninh tức
là Giàu, Sang, Sống Lâu, Khỏe Mạnh, Bình An.
Qua Bài Giảng Trên núi,
có người quen gọi là Hiến Chương Nước Trời, Chúa Giêsu đưa một quan niệm về
phúc thật khác hẵn với đời thường. Thí dụ: Phúc cho ai có tâm hồn nghèo
khó vì nước Trời là của họ. Phúc cho ai hiền lành vì sẽ được đất nước làm gia
nghiệp….
III. Thực hành
P.Â.:
1. Con người tốt, vì là con Thiên Chúa tốt lành.
Tôi luôn nhớ lời dạy của
Cha Giám Đốc trong giờ huấn đức ngày xưa khi còn trong Chủng Viện, Ngài hay
nói: Tên cướp của giết người cũng có ít nhất là 5% hay 10% tốt vì tất cả là Con
Chúa. Việc anh ta cướp của hay giết người không làm thay đổi bản chất con
người, hay con Thiên chúa nơi anh ta. Nên ‘il était un voleur!’anh ta có lần đã
là người ăn trộm chứ không bao giờ được nói là ‘il est un voleur!’, anh ta là
tên ăn trộm, đã ăn trộm và bây giờ cũng vẫn ăn trộm! Lời kết án!
Chuyện mới xảy ra đây
thôi làm tôi buồn sâu đậm và không tránh được sự khinh thường dành cho hai anh
em linh mục. Một linh mục đã già ngoài 80 tuổi và linh mục khác cũng không còn
trẻ, đã hơn năm mươi tuổi đời. Hai linh mục đã lên mét với Giám Mục của mình về
một anh em linh mục khác và xin được quyết định rút quyền thi hành bí tích dành
cho linh mục vô phúc nầy trong hai địa phận mà hai linh mục trên đang hoạt
động.
Lý do: Trong thư Quyết
định của Giám Mục nói rõ những linh mục đương quyền trên yêu cầu vì lý do mục
vụ, cha ấy không được quyền cử hành bí tích trong địa phận của hai Giám Mục
nầy.
Đọc lệnh treo chén của
Giám Mục địa phương, ai cũng nghĩ là linh mục kia xấu xa, nên bị trừng phạt.
Không ai tốt cả, nhưng không chắc gì linh mục bị treo chén xấu hơn hai linh mục
đi tố cáo anh em mình? Làm linh mục, ai không có lúc là chiên lạc hay yếu đuối
sa phạm tội. Nhưng “yếu đuối của anh em tôi cũng chính là yếu đuối của tôi!”
như Thánh Phaolô từng nói.
Linh mục là Chúa Kitô
khác. Xin hai Cha hãy dành đôi phút tự vấn xem: Mình làm điều đó có lợi gì cho
Chúa, cho Giáo Hội hay cho người khác không? Hai Cha có cách nào làm tốt và có
tình nghĩa hơn không? Có lần nào hai Cha đã thức đêm, thắp đèn quét nhà tìm
đồng tiền bị mất hay băng rừng lội suối để tìm con chiên lạc không? Thật là
uổng nếu vì sự tố cáo của hai Cha, mà anh em linh mục kia nản chí, bất cần bỏ
chức linh mục của mình. Hai Cha có biết rằng: anh em linh mục kia đã đau khổ
đến mức nào khi nhận được hai thư treo chén kia không?
Xin hai cha hãy thức tĩnh
lương tâm con người: Không ai xấu xa tồi tệ đến nỗi chúng ta phải khai trừ hay
triệt cho họ chết đâu?
2. Hàn mặc Tử, người xấu số thật hữu ích cho đời.
Hàn Mặc Tử tên khai sinh
là Nguyễn Trọng Trí, sinh năm 1912 tại ngôi làng Lệ Mỹ bên dòng Nhật Lệ, nay
thuộc thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình. Nhưng gốc gác Tử, ông nội là Phạm
Bồi người Thanh Hoá, vì có liên quan đến phong trào Cần Vương chống Pháp sau
khi thất bại đã trốn vào miền rừng núi Thừa Thiên.
Đến đời thân phụ Hàn Mặc
Tử, để tránh rắc rối về lý lịch, cụ Phạm Bồi đã đặt tên là Nguyễn Văn Toản. Sau
khi cha mất sớm, Nguyễn Trọng Trí được mẹ đưa vào sống với người anh cả Nguyễn
Trọng Nhân lúc này đương là công chức Sở Cầu đường ở Quy Nhơn, Bình Định. Năm
16 tuổi, Trí được mẹ cho ra Huế học. 18 tuổi đoạt giải nhất cuộc thi thơ do một
Thi xã tổ chức lấy bút hiệu Lệ Thanh và Phong Trần…
Năm 20 tuổi, Hàn Mặc Tử
làm công chức Sở Đạc Điền Quy Nhơn dưới quyền của cha người yêu Kim Cúc là
Thương tá Hoàng Phùng. 22 tuổi theo Thúc Tề vào Sài Gòn viết báo làm thơ, lấy
bút danh Hàn Mặc Tử. Năm 24 tuổi thấy mình lâm bệnh, Tử lui về Quy Nhơn xuất
bản tập thơ đầu Gái quê. Khi xác nhận bệnh phong, Tử gần như cô biệt với bên
ngoài.
Tử đã dốc tàn lực viết nên
những thi phẩm nổi tiếng, trong đó có bài Đây thôn Vĩ Dạ để tặng người yêu là
Kim Cúc. Hàn Mặc Tử đã trút hơi thở cuối cùng vào sáng sớm một ngày cuối năm
1940 tại nhà thương Quy Hoà trong tiếng chuông nhà nguyện đưa anh về thế giới
bên kia… Có lẽ khi viết Trường tương tư tặng Mai Đình, Tử đã linh cảm đến sự
chia lìa: "Anh rõ trước sẽ có ngày cách biệt"…
Giã từ cõi nhân gian vừa
lúc 28 tuổi xuân xanh bởi sự nghiệt ngã của tật bệnh, Hàn đã ra đi trong cơn
đau điên loạn không phải của thể chất mà ở tâm hồn. Ngôi sao ấy xoẹt qua bầu
trời thi ca Việt nhưng đã kịp để lại vầng sáng lạ lùng và dữ dội. Trong phong
trào Thơ mới đầu thế kỷ XX, Hàn là thi nhân trẻ nhất và cũng là người bỏ đi đầu
tiên. Nhưng Hàn đã kịp để lại những áng thơ tuyệt bút, kết tinh từ tài năng và
tình yêu cùng với thương đau. Nhà thơ Hồng Thanh Quang từng nói:
"Khi mọi sự bất lực thì thơ xuất hiện". Có lẽ đúng như vậy. Con người
ta thường khi tột cùng hạnh phúc và tận cùng thương đau thì cái tinh tuý nhất
của tâm hồn còn lại là những câu thơ.
Nhờ tình yêu, Hàn đã cống
hiến cho chúng ta những thi phẩm vừa lãng mạn vừa dữ dội. Năm người con gái
bước vào đời Hàn đều để lại dấu ấn thi ca, dù có những đau tình hận, những hờn
trách tình phụ. Đời Tử hẩm hiu không phải vì Tử mà vì cảnh huống số phận bắt Tử
phải thế. Là người yêu chân thành nên có lúc Tử rơi vào tuyệt vọng: "Họ
đã đi rồi không níu lại/ Lòng thương chưa đã mến chưa bưa/ Người đi một nửa hồn
tôi mất/ Một nửa hồn tôi bỗng dại khờ…".
Người tốt số hay người
xấu số như nhà thơ Hàn Mặc Tử.
Tất cả đều là Con Thiên
Chúa và được tiền định để được cứu độ.
Xin hãy làm người tìm
chiên lạc bằng một khuyến khích hay một an ủi hơn là một khai trừ.
Xin hãy thức đêm, đốt đèn
thắp sáng cả nhà để tìm cho được xem người anh em xấu số của mình đang trốn tránh
ở ngõ ngách nào trong cuộc đời nầy.
Lm. Phêrô Trần thế Tuyên
Lectio: Chúa Nhật XXIV Thường Niên (C)
Chúa Nhật, 15 Tháng 9,
2013
Những
dụ ngôn về vật bị mất
Gặp gỡ
Thiên Chúa trong đời sống
Lc 15:1
– 32
1. Lời
nguyện mở đầu
Lạy Chúa Giêsu, xin hãy sai Thần Khí Chúa đến giúp chúng con đọc
Kinh Thánh với tâm tình mà Chúa đã đọc cho các môn đệ trên đường Emmau.
Trong ánh sáng của Lời Chúa, được viết trong Kinh Thánh, Chúa đã giúp các
môn đệ khám phá ra được sự hiện diện của Thiên Chúa trong nỗi đau buồn về bản
án và cái chết của Chúa. Vì thế, cây thập giá tưởng như là sự kết thúc
của mọi niềm hy vọng, đã trở nên nguồn gốc của sự sống và sự sống lại.
Xin hãy tạo sự thinh lặng trong chúng con để chúng con có thể
lắng nghe tiếng Chúa trong sự Tác Tạo và trong Kinh Thánh, trong các sự kiện
của đời sống hằng ngày và trong những người chung quanh, nhất là những người
nghèo khó và đau khổ. Nguyện xin Lời Chúa hướng dẫn chúng con để, giống
như hai môn đệ từ Emmau, chúng con cũng sẽ được hưởng sức mạnh sự phục sinh của
Chúa và làm chứng cho những người khác rằng Chúa đang sống hiện hữu giữa chúng
con như nguồn gốc của tình anh em, công lý và hòa bình. Chúng con cầu xin
vì danh Chúa Giêsu, con của Đức Maria, Đấng đã mặc khải cho chúng con về Chúa
Cha và đã gửi Chúa Thánh Thần đến với chúng con. Amen.
2. Bài Đọc
a) Chìa
khóa dẫn đến bài đọc:
Bài Tin
Mừng hôm nay cho chúng ta ba dụ ngôn để giúp chúng ta suy xét một cách sâu xa
hình ảnh Thiên Chúa của chúng ta. Hình ảnh mà một người có về Thiên
Chúa ảnh hưởng lớn lao trong cách suy nghĩ và hành động của người
ấy. Ví dụ, hình ảnh Thiên Chúa như là một quan tòa nghiêm khắc làm
sợ hãi người ta và khiến cho người ấy trở nên quá phục tùng và thụ động hoặc
nổi loạn và phóng đãng. Hình ảnh Thiên Chúa như là người tộc trưởng
hoặc ông chủ, đã và vẫn còn được sử dụng để hợp thức hóa các mối liên hệ của
quyền lực và thống trị, trong xã hội và trong Giáo Hội, trong gia đình cũng như
trong cộng đoàn. Vào thời Chúa Giêsu, ý tưởng mà người ta đã có về Thiên Chúa có
phần hơi xa cách, nghiêm khắc, một vị quan tòa phán xét hăm dọa với sự trừng
phạt. Chúa Giêsu mặc khải một hình ảnh mới về Thiên Chúa: Thiên Chúa
như một người Cha, đầy nhân ái với tất cả mọi người và cho từng cá
nhân. Đây là những gì ba dụ ngôn muốn nói với chúng ta.
Khi
đọc, các bạn hãy cố gắng tạm dừng lại mỗi chi tiết và, hơn hết, hãy để cho Lời
Chúa thấm nhập và thách thức bạn. Hãy thử khám phá những điểm tương
đồng và thử so sánh điều này với hình ảnh về Thiên Chúa của bạn. Rồi
sau đó, bạn hãy thử phân tích các chi tiết của từng dụ ngôn: thái
độ, hành động, lời nói, nơi chốn, khung cảnh, v.v.
b) Phân
đoạn bài Tin Mừng để trợ giúp cho bài đọc:
Lc
15:1-2: Ý chính của ba bài dụ ngôn
Lc
15:3-7: Trong dụ ngôn đầu tiên, bạn được mời gọi đi
tìm con chiên lạc
Lc
15:8-10: Trong dụ ngôn thứ hai, người phụ nữ cố
gắng đi tìm đồng tiền đã mất
Lc
15:11-32: Trong dụ ngôn thứ ba, người cha cố gắng
đi tìm người con đã mất
Lc
15:11-13: Quyết định của người con thứ
Lc
15:14-19: Tâm trạng thất vọng của người con thứ và ý muốn trở về nhà
Cha
Lc
15:20-24: Nỗi vui mừng của người Cha khi tìm lại được người con thứ
Lc
15:25-28a: Phản ứng của người con cả
Lc
15:28b-30: Thái độ của người cha đối với người con cả và
câu trả lời của người con
Lc
15:31-32: Câu đối đáp cuối cùng của người Cha
c) Phúc
Âm:
1 Khi ấy, những người thu thuế và những người tội lỗi đến
gần Chúa Giêsu để nghe Người giảng. 2 Thấy vậy,
những người Biệt Phái và luật sĩ lẩm bẩm rằng: "Ông này đón tiếp những kẻ
tội lỗi và ăn uống với chúng." 3Bấy giờ Người phán
bảo họ dụ ngôn này: 4 "Ai trong các ông có một trăm
con chiên, và nếu mất một con, lại không để chín mươi chín con kia trong hoang
địa mà đi tìm con chiên lạc cho đến khi tìm được sao? 5 Và
khi đã tìm thấy, người ấy vui mừng vác chiên lên vai. 6 Về
đến nhà, kêu bạn hữu và những người hàng xóm lại, và nói
rằng: "Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm thấy con chiên
lạc! 7 Cũng vậy, Tôi bảo các ông hay: trên trời sẽ
vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính
không cần hối cải.
8 "Hoặc người phụ nữ nào có mười đồng bạc, mà chẳng may
đánh mất một đồng, lại không thắp đèn, quét nhà và tìm kỹ lưỡng cho đến khi tìm
thấy sao? 9 Và khi đã tìm thấy, bà mời các chị em
bạn và những người hàng xóm đến mà rằng: "Chị em
hãy vui mừng với tôi, vì tôi đã tìm được đồng bạc tôi đã đánh mất.” 10 Cũng
vậy, Tôi bảo các ông: Các thiên thần của Thiên Chúa sẽ vui mừng vì một người
tội lỗi hối cải."
11 Rồi Người lại phán rằng: "Một người kia có hai con
trai. 12 Người con thứ đến thưa với cha rằng: "Thưa
cha, xin cha cho con phần gia tài thuộc về con.” Và người cha đã
chia của cải cho các con. 13 Ít ngày sau, người em thu
nhặt tất cả tiền của mình rồi trẩy đi phương xa và ở đó ăn chơi xa xỉ, phung
phí hết tiền của. 14"Khi nó tiêu hết tiền của, thì
vừa gặp nạn đói lớn xảy ra trong miền đó và nó bắt đầu lâm cảnh túng
thiếu; 15nó vào giúp việc cho một người trong miền; người này
sai nó ra đồng chăn heo. 16 Nó ao ước ăn những đồ heo ăn
cho đầy bụng, nhưng cũng không ai cho. 17 Bấy giờ nó
hồi tâm và tự nhủ: "Biết bao nhiêu người làm công ở nhà cha ta
được ăn dư dật, mà ta ở đây phải chết đói! 18 Tôi muốn ra
đi, trở về cùng cha tôi và thưa với người: "Thưa cha, con đã lỗi phạm đến
Trời và đến cha; 19 con chẳng còn đáng được gọi là con cha
nữa, xin cha đối xử với con như một người làm công của cha.” 20 Thế
rồi nó ra đi và trở về với cha nó. 21 Khi nó còn ở
đàng xa, cha nó chợt trông thấy; liền động lòng thương; ông chạy lại ôm choàng
lấy cổ nó hồi lâu. Người con trai lúc đó thưa rằng: "Lạy cha,
con đã lỗi phạm đến Trời và đến cha, con không đáng được gọi là con cha
nữa.” 22 Nhưng người cha liền bảo với các đầy tớ:
"Mau đem áo đẹp nhất ra đây và mặc cho cậu, hãy xỏ nhẫn vào ngón tay cậu,
và xỏ giầy vào chân cậu. 23 Hãy bắt con bê béo làm thịt để
chúng ta mở tiệc ăn mừng! 24 Vì con ta đây đã chết
nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy.” Và họ bắt đầu ăn uống linh
đình. 25 "Lúc ấy người con cả đang ở ngoài
đồng. Khi về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, 26 anh
gọi một người đầy tớ để hỏi xem có chuyện gì. 27 Tên
đầy tớ nói: "Đó là em cậu đã trở về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì
thấy cậu ấy trở về mạnh khoẻ.” 28 Người anh cả liền
nổi giận và quyết định không vào nhà. Cha anh ra xin anh vào; 29 nhưng
anh trả lời: "Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và không hề
trái lệnh cha một điều nào, mà chưa bao giờ cha cho riêng con một con dê con để
con ăn mừng với chúng bạn. 30 Còn thằng con của cha kia,
sau khi đã phung phí hết tài sản của cha với bọn đàng điếm, nay trở về, thì cha
lại sai làm thịt con bê béo ăn mừng nó.” 31 "Nhưng
người cha bảo: "Hỡi con, con luôn ở với cha, và mọi sự
của cha đều là của con. 32 Nhưng chúng ta phải ăn tiệc
mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm
thấy."
3. Giây
phút thinh lặng cầu nguyện
Để Lời
Chúa có thể thấm nhập và soi sáng đời sống chúng ta.
4. Một
vài câu hỏi gợi ý
Để giúp
chúng ta trong việc suy gẫm cá nhân.
a) Trong
ba bài dụ ngôn, dụ ngôn nào bạn thích nhất và làm bạn cảm động
nhất? Tại sao?
b) Điểm
chính của dụ ngôn con chiên lạc là gì?
c) Điểm
chính của dụ ngôn đồng tiền bị mất là gì?
d) Người
con thứ có thái độ gì và anh ta có hình ảnh gì về cha mình?
e) Người
con cả có thái độ gì và anh ta có hình ảnh gì về cha mình?
f) Người
cha có thái độ ra sao về mỗi người con của ông?
g) Tôi
nhận thấy mình giống như người con thứ hay người con trưởng? Tại
sao?
h) Ba
bài dụ ngôn này có chung điểm gì?
i) Cộng
đoàn chúng ta có tỏ lộ cho người khác thấy tình yêu Thiên Chúa như người Cha
đầy lòng nhân từ này chưa?
5. Dành
cho những ai muốn đào sâu vào chủ đề
a) Bối
cảnh thời ấy và bây giờ:
Chương
15 của Tin Mừng theo thánh Luca giữ một vị trí trung tâm trong cuộc hành trình
dài của Chúa Giêsu tiến về Giêrusalem. Cuộc hành trình này bắt đầu
tại Lc 9:51 và kết thúc ở Lc 19:29. Chương 15 giống như phần đỉnh
đồi mà từ đó chúng ta có thể nhìn thấy cuộc hành trình đã đi qua và phần còn
lại sắp tới. Đây là chương nói về lòng thương xót và nhân từ của
Thiên Chúa, những chủ đề được xem là quan tâm chính của
Luca. Các cộng đoàn phải là sự mặc khải về gương mặt này của
Thiên Chúa đối với nhân loại.
Ở đây
chúng ta có ba dụ ngôn. Các bài dụ ngôn của Chúa Giêsu có một mục
đích chính xác. Những câu chuyện ngắn này rút ra từ
đời sống thực cố gắng dẫn dắt người nghe để phản ảnh trên cuộc sống
riêng của họ và khám phá ra ở đó một khía cạnh cụ thể sự hiện diện của Thiên
Chúa. Trong các dụ ngôn, có hai loại câu chuyện của đời
sống. Một số câu chuyện không bình thường và không thường xảy ra
trong đời sống hằng ngày. Ví dụ, lòng nhân từ của người cha đối với
người con thứ là không bình thường. Nói chung, các người cha thường
có hành động nghiêm khắc hơn nhiều đối với những đứa con hành xử như người con
thứ trong bài dụ ngôn. Các câu chuyện khác thì bình thường và là
những sự việc bình thường trong cuộc sống thường nhật, ví dụ, thái độ của người
đàn bà quét nhà để đi tìm đồng tiền bị mất. Như chúng ta sẽ thấy,
đây là những cách khác nhau thúc giục người ta suy nghĩ về cuộc sống và về sự
hiện diện của Thiên Chúa trong cuộc sống.
b)
Lời bình giải về đoạn Phúc Âm:
Lc
15:1-2: Ý chính của ba bài dụ ngôn
Ba bài
dụ ngôn trong Chương 15 được dẫn trước bởi dữ kiện này: “Những người
thu thuế và những người tội lỗi đến gần Chúa Giêsu để nghe Người
giảng. Thấy vậy, những người Biệt Phái và luật sĩ lẩm bẩm rằng: ‘Ông
này đón tiếp những kẻ tội lỗi và ăn uống với chúng!’” (Lc
15:1). Một bên là những người tội lỗi và những người thu thuế, còn
bên kia là những người Biệt Phái và luật sĩ, và đứng ở giữa hai nhóm là Chúa
Giêsu. Điều này cũng xảy ra vào những năm 80 khi Luca đang viết sách
Tin Mừng của ông. Những dân ngoại tiếp cận với các cộng đoàn, họ
muốn gia nhập và tham gia vào công đoàn. Nhiều người anh em trong
cộng đoàn phàn nàn rằng việc thâu nhận dân ngoại là chống lại lời giảng dạy của
Chúa Giêsu. Các bài dụ ngôn đã giúp họ nhận thức. Trong
cả ba dụ ngôn chúng ta thấy có điểm tương đồng: cho thấy phải làm gì
để lấy lại những gì đã mất: con chiên lạc (Lc
15:4-7), đồng tiền bị mất (Lc 15:8-10), người con
đã mất (Lc 15:11-32).
Lc
15:3-7: Trong bài dụ ngôn đầu tiên, bạn được mời gọi đi tìm con
chiên lạc
Chúa
Giêsu nói với những người đang nghe: “Nếu một trong các ông có
một trăm con chiên …” Người nói“một trong các ông”. Điều
này có nghĩa là các ông bị thách thức! Các bạn, ông
ấy, bà ấy, tất cả chúng ta bị thách thức! Chúng ta được kêu gọi
thách thức chính mình với câu chuyện kỳ lạ và khó tin của bài dụ
ngôn. Chúa Giêsu hỏi: “Ai trong các ông có một trăm con chiên,
và nếu mất một con, lại không để chín mươi chín con kia trong hoang địa mà đi
tìm con chiên lạc cho đến khi tìm được sao?” Bạn trả lời ra sao với
câu hỏi của Chúa Giêsu? Cách câu hỏi được đặt ra, chúng ta hiểu rằng
Chúa Giêsu nghĩ một câu trả lời phải là tích cực. Nhưng nó có sẽ được như
vậy không? Nó có sẽ là một câu trả lời tích cực hay không? Bạn sẽ có
đủ can đảm mà bỏ mặc chín mươi chín con chiên để đi tìm con chiên lạc không?
Tôi nghe thấy một câu trả lời khác trong lòng: “Xin lỗi nhá, tôi
không thể nào làm như vậy được. Sẽ thật là ngớ ngẩn nếu để lại chín
mươi chín con chiên trong hoang địa để đi tìm một con chiên
lạc!” Nhưng tình yêu Thiên Chúa thì vượt hẳn mọi quy luật của cách
cư xử thông thường. Chỉ có Thiên Chúa mới có thể làm một việc điên
rồ như vậy, thật khác đời, lối cư xử thật bất bình thường so với loài
người. Bối cảnh của bài dụ ngôn này là lời chỉ trích của các người
luật sĩ và Biệt Phái đối với Chúa Giêsu (Lc 15:2). Họ tự cho mình là
hoàn hảo và khinh khi những người khác, cáo buộc người khác là những phường tội
lỗi. Chúa Giêsu nói: “Tôi bảo các ông hay: trên trời sẽ vui mừng vì
một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần
hối cải”. Ở một nơi khác Chúa nói: “Những người thu thuế và
những cô gái điếm vào Nước Thiên Chúa trước các ông! (Mt 21:31) Theo
như lời Chúa Giêsu, Thiên Chúa sẽ vui mừng hơn với sự hối cải của một người tội
lỗi hơn là của chín mươi chín người Biệt Phái và luật sĩ. Thiên Chúa
sẽ vui mừng hơn với sự hối cải của một người vô thần chưa hề bao giờ đến nhà
thờ hơn là của chín mươi chín người tự coi mình là người Công Giáo thuần thành
và ngoan đạo mà khinh thường những người vô thần và gái mãi
dâm. Hình ảnh Thiên Chúa khác biệt này mà Chúa Giêsu đưa ra trước
những người thông thái, Biệt Phái và tất cả chúng ta thì quả là gây lúng túng!
Lc
15:8-10: Trong bài dụ ngôn thứ hai, người phụ nữ đi tìm đồng tiền
đã mất
Bài dụ
ngôn này thì khác. Câu chuyện ngắn về đồng tiền đánh mất để ám chỉ
những hành động bình thường của một người đàn bà nghèo không có nhiều
tiền. Người đàn bà trong dụ ngôn chỉ có vỏn vẹn mười đồng tiền
bạc. Trong thời gian ấy, một đồng tiền bạc thì trị giá lương của một
ngày lao động. Đối với những người đàn bà nghèo khó, mười đồng tiền
bạc quả là một số tiền lớn! Đó là lý do tại sao, nếu họ bị mất một
đồng tiền, họ sẽ đi tìm kỹ lưỡng và quét khắp nhà cho đến khi họ tìm
thấy. Và khi tìm thấy, họ sẽ hạnh phúc vô cùng. Người đàn
bà trong dụ ngôn nói với những người hàng xóm của bà: “Chị em hãy
vui mừng với tôi, vì tôi đã tìm được đồng bạc tôi đã đánh
mất!” Những người nghèo khi nghe kể về câu chuyện này sẽ
nói: “Đúng đấy! Đó là điều chúng tôi sẽ làm tại
nhà! Khi chúng tôi tìm được đồng tiền đã mất, chúng tôi vui mừng
khôn tả!” Vâng, nếu chúng ta có thể hiểu như niềm hạnh phúc lớn lao
của những người đàn bà nghèo khó khi tìm thấy được đồng tiền đã mất, thì niềm
vui mừng của Thiên Chúa sẽ lớn lao hơn khi một người tội lỗi ăn năn hối cải!
Lc
15:11-32: Trong bài dụ ngôn thứ ba, người cha cố gắng đi tìm
người con đã mất
Bài dụ
ngôn này rất nổi tiếng. Nó nhắc nhở chúng ta về những việc xảy ra
trong cuộc sống cũng như những chuyện khác không xảy ra. Tiêu đề
truyền thống của bài dụ ngôn này là “Đứa Con Hoang Đàng”. Thật ra,
bài dụ ngôn không chỉ nói về người con thứ, mà nó mô tả thái độ của cả hai
người con, nhấn mạnh đến nỗ lực của người cha muốn tìm lại hai người con đã mất
của ông. Sự kiện mà Luca để bài dụ ngôn này vào chương giữa của sách
Phúc Âm của ông cho chúng ta biết tầm quan trọng của nó như thế nào trong việc giải
thích toàn bộ sứ điệp chứa đựng trong Tin Mừng của Luca.
Lc
15:11-13: Quyết định của người con thứ
Một
người cha có hai con trai. Người con thứ đến xin người cha chia gia
tài cho nó. Người cha đã chia của cải cho các con. Người
con cả lẫn người con thứ đều nhận phần gia tài của mình. Được thừa
hưởng một cái gì đó không phải là vì công trạng cá nhân. Đó làm một
món quà cho không. Thừa kế gia tài của Thiên Chúa được chia sẻ như
là những món quà tặng cho tất cả nhân loại, người Do Thái và dân ngoại, các
Kitô hữu và không Kitô hữu. Tất cả đều được thừa hưởng gia tài của
Chúa Cha. Không phải tất cả ai cũng gìn giữ phần gia tài của mình
cùng một cách. Vì thế, người con thứ đã trẩy đi xa và phung phí phần
gia tài của nó bằng cách sống một cuộc sống ăn chơi và quên bẵng người cha của
mình. Dụ ngôn chưa đề cập đến người con cả cũng nhận phần gia tài
của mình. Sau đó, chúng ta biết là người con cả ở lại nhà, tiếp tục
cuộc sống của anh ta như bình thường và làm việc ngoài đồng. Trong
thời đại của Luca, người con cả đại diện cho các cộng đoàn đến từ Do Thái giáo;
người con thứ đại diện cho các cộng đoàn đến từ dân ngoại. Ngày nay,
ai là người con thứ và ai là người con cả? Hay là có thể cả hai đều
hiện hữu trong mỗi một người chúng ta?
Lc
15:14-19: Tâm trạng thất vọng của người con thứ và ý muốn trở về
nhà Cha
Nhu cầu
ăn uống đã khiến cho người con thứ mất sự tự do và trở thành một kẻ nô lệ, đi
chăn heo. Anh ta bị đối xử tệ bạc hơn heo nữa. Đây là
tình cảnh của hàng triệu người nô lệ trong đế quốc La-mã vào thời thánh
Luca. Tình cảnh này nhắc nhớ người con thứ lại cảnh nhà Cha
nó: “Có biết bao nhiêu người làm công ở nhà cha tôi được ăn uống dư
dật, còn tôi ở đây phải chết đói!” Anh ta thấy cuộc sống của mình
như thế và quyết định trở về nhà. Thậm chí anh ta còn chuẩn bị sẵn
những lời để nói với Cha anh: “Tôi sẽ rời chỗ này và trở về với cha
và nói: Thưa Cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến
Cha; con không đáng được gọi là con cha nữa; xin cha đối xử với con như một
người làm công của cha!” Người làm công làm những gì anh ta được sai
làm, theo đúng luật lệ của tôi tớ. Người con thứ muốn tuân theo luật
lệ, như những người Biệt Phái và luật sĩ muốn làm trong thời của Chúa Giêsu (Lc
15:1). Đây là những gì mà các nhà truyền giáo Biệt Phái đã áp đặt
trên các dân ngoại khi họ cải đạo theo đạo Thiên Chúa của Abraham (Mt
23:15). Trong thời đại của thánh Luca, các Kitô hữu có gốc từ Do
Thái giáo muốn các Kitô hữu gia nhập từ ngoại giáo phải tuân theo các tục lệ
của người Do Thái (Cv 15:1).
Lc 15:20-24: Nỗi
vui mừng của người Cha khi tìm lại được người con thứ
Dụ ngôn
nói rằng khi người con thứ còn ở đằng xa, người cha chợt trông thấy, ông chạy
lại và ôm choàng lấy cổ anh ta một hồi lâu. Chúa Giêsu cho chúng ta
một ấn tượng là người cha đã chờ đợi bên cửa sổ lâu lắm rồi, trông ra đường, cố
gắng ngóng xem liệu con của ông có xuất hiện ở cuối đường
không! Theo lối cảm xúc và suy nghĩ của chúng ta, niềm vui mừng của
người cha có vẻ hơi quá đáng. Ông đã không để cho người con nói hết
những gì anh ta đã chuẩn bị. Ông không muốn nghe! Người
Cha không muốn con của mình trở thành một kẻ nô lệ. Ông muốn anh ta
là con của ông! Đây là Tin Mừng tuyệt vời mà Chúa Giêsu đã
mang lại! Một áo mới, giày mới, nhẫn đeo tay, con bê, yến
tiệc! Trong niềm vui lớn lao của buổi tao phùng này, Chúa Giêsu cho
chúng ta một cái nhìn thoáng qua về nỗi buồn phiền nặng trĩu của người Cha khi
mất đi một đứa con. Thiên Chúa đã vô cùng buồn phiền và bây giờ người ta
bắt đầu ý thức được điều này khi họ thấy sự mừng rỡ khôn xiết của người Cha khi
được thấy con mình một lần nữa! Niềm vui này được chia sẻ với tất cả
mọi người tại bữa tiệc mừng mà người Cha đã bảo các người làm dọn ra.
Lc
15:25-28a: Phản ứng của người con cả
Người
con cả trở về sau khi làm việc ở ngoài đồng và thấy trong nhà có yến
tiệc. Anh ta không vào nhà. Anh muốn biết chuyện gì đang
xảy ra. Khi được cho biết lý do của việc ăn uống linh đình, anh ta
nổi giận và quyết định không vào nhà. Tự cô lập, người con cả chỉ
nghĩ đến quyền lợi của mình. Anh ta không đồng ý với việc mở tiệc ăn
mừng và không thể hiểu được nỗi vui mừng của người Cha. Điều này ngụ
ý rằng anh ta đã không hiểu Cha lắm, dù rằng họ sống chung dưới một mái
nhà. Nếu anh hiểu Cha mình, thì anh đã ý thức được nỗi buồn phiền to
tát của người Cha khi mất đi đứa con thứ và sẽ hiểu nỗi vui mừng của Cha khi
thấy con trở về. Bất cứ ai quá quan tâm đến việc tuân giữ luật Thiên Chúa
thì có nguy cơ chính mình sẽ lãng quên Thiên Chúa! Người con thứ, ngay cả
lúc nó ở xa nhà, dường như hiểu Cha nó hơn là anh nó, người cùng sống chung nhà
với cha! Do đó, người con thứ đã có đủ can đảm để trở về nhà Cha,
trong khi người con cả lại không thèm vào nhà! Người con cả không
muốn làm một người anh, đã không nhận thức được rằng, không có mình, Cha sẽ sầu
khổ, bởi vì anh ta cũng là con của Cha y như em của anh ta vậy!
Lc
15:28b-30: Thái độ của người cha đối với người con cả
và câu trả lời của người con
Người
Cha chạy ra và van xin người con cả vào nhà. Nhưng người con trả
lời: “Cha coi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và không hề trái lệnh cha một điều nào, mà chưa bao giờ cha cho
riêng con một con dê con để con ăn mừng với chúng bạn. Còn thằng con
của cha kia, sau khi đã phung phí hết tài sản của cha với bọn đàng điếm, nay
trở về, thì cha lại sai làm thịt con bê béo ăn mừng nó!” Người con
cả hãnh diện về việc chấp hành lề luật của mình: “Con không hề trái
lệnh cha một điều nào!” Anh ta cũng muốn có một bữa tiệc và liên
hoan tưng bừng, nhưng chỉ với bạn bè của anh ta thôi. Không muốn ăn
mừng với người em, với người cha của anh ta. Anh ta không hề đả động
gì tới người em, cũng chẳng gọi là em mà gọi là “thằng con của cha kia”, như
thể anh ta không còn là anh của người con thứ nữa. Chính người anh
cả đã nhắc đến những gái điếm. Đó là ác ý của anh ta muốn giải thích
đời sống hoang đàng của người em. Đã bao lần người anh giải
thích sai về đời sống của em mình! Những người Công Giáo đã thường
xuyên hiểu sai về đời sống của người khác như thế nào! Thái độ của
người Cha thì khác hẳn. Ông chạy ra khỏi nhà và đến với cả hai người
con. Ông chào đón người em trở về, nhưng cũng không muốn mất người con
trưởng. Cả hai đều thuộc về một gia đình. Không ai có thể
loại trừ người khác!
Lc
15:31-32: Câu đối đáp cuối cùng của người Cha
Cũng
như người Cha không màng tới những lời tạ lỗi của người con thứ, ông cũng không
để tâm đến những lời phàn nàn của người con cả, và nói với nó rằng: "Hỡi
con, con luôn ở với cha, và mọi sự của cha đều là của con. Nhưng
chúng ta phải ăn tiệc mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay sống lại,
đã mất mà nay lại tìm thấy!" Người con cả có bao
giờ thực sự ý thức là được luôn luôn ở cạnh Cha và sự hiện diện của người đã là
một điều hạnh phúc không? Lời đối đáp của người Cha: “Mọi
sự của Cha là của con” bao gồm cả người con thứ vừa mới trở
về! Người con cả không có quyền thực hiện sự phân
biệt. Nếu anh ta muốn được làm con của người Cha, thì anh ấy sẽ phải
chấp nhận ông như thế chứ không phải như người cha theo ý của anh
ta! Bài dụ ngôn không cho chúng ta câu trả cuối cùng của người con
cả. Điều này liên quan đến chúng ta, vì tất cả chúng ta là những
người anh!
c)
Phần phụ chú:
Hai cơ
cấu kinh tế: Nhà của Cha và Nhà của Ông Chủ
Bài dụ
ngôn này được biết đến như là dụ ngôn người con hoang đàng, và điều
này hàm ý những sự việc về mặt kinh tế. Hoang đàng có
nghĩa là ai đó tiêu xài một cách phung phí, mặc dù đây chỉ là một chi tiết phụ
trong bài dụ ngôn. Thật ra, điểm chính của bài Tin Mừng được tìm
thấy trong thực tế là người đi theo Chúa Giêsu một ngày nào đó
sẽ phải làm một sự chọn lựa: sự chọn lựa giữa Nhà của Cha hay hệ
thống ở chung trong nhà của chủ hoặc hệ thống tích tụ của cải.
Bài dụ
ngôn bắt đầu với một người thanh niên hỏi xin người cha chia phần gia tài thuộc
về anh ta vì anh muốn rời khỏi nhà (Lc 15:12). Để rời khỏi nhà của
Cha đòi hỏi người ấy phải có một thứ mà thế giới sẵn sàng chấp nhận:
tiền. Không có tiền, người thanh niên không thể đối diện với thế
giới. Nhưng người thanh niên đã không trưởng thành đủ để quản trị
tiền bạc và đi vào một cuộc sống trác táng (Lc 15:13). Càng tệ hơn
nữa, khi anh tiêu hết tiền của, anh phải trải qua lúc túng thiếu, mà theo ngôn
ngữ Kinh Thánh, luôn được diễn tả bằng chữ “nạn đói”. Trong thế giới
kinh thánh, nạn chết đói chỉ tồn tại khi hệ thống kinh tế đã sụp
đổ. Vì thế người thanh niên bắt đầu lâm cảnh túng thiếu (Lc 15:14).
Những
khó khăn phải đối diện tạo nên sự trưởng thành. Người thanh niên
thấy rằng anh ta vẫn cần tiền để tồn tại trong thế gian này. Vì
thế, lần đầu tiên trong đời, anh ta đi kiếm việc làm (Lc 15:15). Do đó anh ta
vào giúp việc cho một người trong miền và người này sai nó ra đồng chăn
heo. Anh ta rất đói, mà tiền lương thì không đủ để mua thức ăn và
anh ta cố gắng làm dịu cơn đói bằng cách ăn những thức ăn của heo ăn cho đầy
bụng (Lc 15:16). Trong khi đó, tại nhà của người chủ những việc
không đơn giản như thế: thức ăn của heo là cho heo. Người
làm công phải dùng tiền lương mà mua thức ăn để ăn. Vì thế nỗi lo
lắng của người chủ không phải là cái bụng đói của người làm công mà là việc vỗ
béo các con heo. Người thanh niên khám phá ra rằng tại nhà của người
chủ thức ăn bị chối từ, không được chia sẻ, thậm chí ngay cả thức ăn cho heo.
Ai có phần của người nấy!
Rút từ
kinh nghiệm trong nhà của người chủ, người thanh niên bắt đầu so sánh tình
trạng hiện tại của mình với cảnh trong nhà của cha nó. Trong Nhà
của Cha nó, các người làm công không đói vì bánh được chia sẻ với tất
cả các người làm. Trong nhà cha không ai là không có thức ăn, ngay
cả những người làm công! Bấy giờ người thanh niên quyết định trở về
nhà cha nó. Lúc này anh ta đã đủ trưởng thành để nhận biết rằng anh
ta không thể được thừa nhận như một người con, vì vậy anh đã xin làm công cho
cha. Trong nhà người cha, các người làm công không đói
vì bánh được chia sẻ cho mọi người.
Có
người nghĩ rằng đứa con quay về bởi vì nó đói. Nếu thế, sự trở về
của nó là cơ hội chủ nghĩa. Không phải thế, nhưng là một sự lựa chọn
cho loại ngôi nhà. Trong nhà người chủ, ai lo phận nấy, không có gì
để chia sẻ, ngay cả thức ăn cho heo. Trong nhà của người cha, không
ai phải bị đói vì sứ vụ của Nhà Cha là “kẻ đói nghèo được ban
của đầy dư” (Lc 1:53). Chia sẻ là điều đã giúp cho không ai bị đói
trong nhà người cha. Nhưng người thanh niên chỉ khám phá ra điều này vì
anh ta đã bị bỏ đói trong nhà người chủ. So sánh
hai khung cảnh, người thanh niên đã làm một sự chọn lựa cho
mình: anh ta ước mong được là người làm công trong nhà của cha, nơi
có sự chia sẻ, nơi mà không ai bị đói và mọi người đều no đủ. Vì vậy,
anh ta đã trở về nhà cha và xin được là một trong những người làm công (Lc
15:17-20).
Bằng
cách để đề tài này tại giữa trung tâm quyển Tin Mừng của
mình, thánh Luca cảnh tỉnh các cộng đoàn Kitô hữu đang tự tổ chức
trong một hệ thống kinh tế đặc thù của Đế quốc La-Mã. Hệ thống này được
tượng trưng trong bài dụ ngôn là nhà của người chủ, nơi mà các con
heo được chăm sóc hơn các công nhân, hoặc, nơi mà sự đầu tư được coi trọng
hơn công việc. Trong nhà của người Cha, hay là
trong nhà của các Kitô hữu, hệ thống này không thể tồn tại. Các Kitô
hữu phải chú trọng đời sống của họ vào việc chia sẻ của cải của mình. Chia
sẻ của cải có nghĩa là đối chọi với hệ thống thống trị của đế
quốc. Nó có nghĩa là phá vỡ nhà của người chủ. Trong Sách
Công Vụ Tông Đồ chúng ta thấy một trong những đặc tính đẹp của cộng
đoàn Kitô hữu là sự chia sẻ của cải (Cv 2:44-45; 3:6; 4: 32-37).
Luca
muốn nhắc nhở chúng ta rằng dấu hiệu lớn nhất của nước Thiên Chúa
là bàn tiệc chung trong nhà của Chúa Cha, nơi mà có đủ chỗ cho
tất cả mọi người và là nơi bánh được chia cho tất cả mọi người. Sống
trong nhà của Chúa Cha nghĩa là chia sẻ mọi thứ tại cái
bàn tiệc chung của cộng đoàn. Không ai bị loại trừ khỏi
bàn này. Tất cả chúng ta được kêu gọi để chia sẻ. Như
chúng ta được thường xuyên nhắc nhở trong các buổi lễ của chúng
ta: không ai nghèo đến nỗi mà người ấy không có một cái gì để xớt
chia với người khác. Và cũng không ai giàu có đến nỗi mà người ấy
không thể nhận thêm được nữa. Bàn tiệc chung
được xây trên sự chia sẻ của tất cả mọi người. Do đó, buổi tiệc ăn
mừng tại nhà Chúa Cha sẽ được vĩnh cửu.
Ba bài
dụ ngôn có vài điểm chung: niềm hân hoan và tiệc
mừng. Bất cứ ai kinh nghiệm với cổng vào tự do và đáng ngạc nhiên
của tình yêu Thiên Chúa trong cuộc sống của người ấy sẽ vui mừng và sẽ muốn báo
cho những người khác về niềm vui này. Hành động cứu rỗi của Thiên
Chúa là nguồn mạch của sự vui mừng: “Hãy vui
mừng với tôi!” (Lc 15:6-9). Từ kinh nghiệm về sự biết ơn
này của Thiên Chúa mà ý thức tiệc mừng và niềmhân hoan được
nảy sinh (Lc 15:32). Ở cuối dụ ngôn, người Cha kêu gọi hãy vui mừng
và tán dương. Niềm vui mừng có vẻ như bị làm mất vui bởi người con
cả không muốn vào nhà. Anh ta muốn có quyền chỉ ăn mừng riêng với
chúng bạn và không muốn ăn mừng với các người thân khác trong gia đình của
mình. Anh ta đại diện cho những người tự coi mình là người công
chính và nghĩ rằng họ không cần sự hoán cải.
6.
Cầu Nguyện
Thánh
Vịnh 63 (62): Ân Tình Chúa quý hơn mạng sống
Lạy
Thiên Chúa, Ngài là Chúa con thờ,
ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa.
Linh hồn con đã khát khao Ngài,
tấm thân này mòn mỏi đợi trông,
như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước.
Nên con đến ngắm nhìn Ngài trong nơi thánh điện,
để thấy uy lực và vinh quang của Ngài.
Bởi ân tình Ngài quý hơn mạng sống,
miệng lưỡi này xin ca ngợi tán dương.
Suốt cả đời con, nguyện dâng lời chúc tụng,
và giơ tay cầu khẩn danh Ngài.
Lòng thoả thuê như khách vừa dự tiệc,
môi miệng con rộn rã khúc hoan ca.
Con tưởng nhớ Chúa trên giường ngủ,
suốt năm canh thầm thĩ với Ngài.
Quả thật Ngài đã thương trợ giúp,
nương bóng Ngài, con hớn hở reo vui.
Trót cả tâm tình, con cùng Ngài gắn bó,
giơ tay quyền lực, Ngài che chở phù trì.
Còn những kẻ tìm hại mạng sống con,
ước gì chúng phải xuống vực sâu lòng đất,
bị gươm giáo phanh thây, làm mồi cho muông sói.
Đức Vua sẽ vui mừng trong Thiên Chúa.
Ai lấy danh Chúa mà thề sẽ được hiên ngang;
còn người nói dối phải câm miệng.
ngay từ rạng đông con tìm kiếm Chúa.
Linh hồn con đã khát khao Ngài,
tấm thân này mòn mỏi đợi trông,
như mảnh đất hoang khô cằn, không giọt nước.
Nên con đến ngắm nhìn Ngài trong nơi thánh điện,
để thấy uy lực và vinh quang của Ngài.
Bởi ân tình Ngài quý hơn mạng sống,
miệng lưỡi này xin ca ngợi tán dương.
Suốt cả đời con, nguyện dâng lời chúc tụng,
và giơ tay cầu khẩn danh Ngài.
Lòng thoả thuê như khách vừa dự tiệc,
môi miệng con rộn rã khúc hoan ca.
Con tưởng nhớ Chúa trên giường ngủ,
suốt năm canh thầm thĩ với Ngài.
Quả thật Ngài đã thương trợ giúp,
nương bóng Ngài, con hớn hở reo vui.
Trót cả tâm tình, con cùng Ngài gắn bó,
giơ tay quyền lực, Ngài che chở phù trì.
Còn những kẻ tìm hại mạng sống con,
ước gì chúng phải xuống vực sâu lòng đất,
bị gươm giáo phanh thây, làm mồi cho muông sói.
Đức Vua sẽ vui mừng trong Thiên Chúa.
Ai lấy danh Chúa mà thề sẽ được hiên ngang;
còn người nói dối phải câm miệng.
7. Lời nguyện kết
Lạy Chúa Giêsu, chúng con xin cảm tạ Chúa về Lời Chúa đã giúp
chúng con hiểu rõ hơn ý muốn của Chúa Cha. Nguyện xin Thần Khí Chúa soi
sáng các việc làm của chúng con và ban cho chúng con sức mạnh để thực thi Lời
Chúa đã mặc khải cho chúng con. Nguyện xin cho chúng con, được trở
nên giống như Đức Maria, thân mẫu Chúa, không những chỉ lắng nghe mà còn thực
hành Lời Chúa. Chúa là Đấng hằng sống hằng trị cùng với Đức Chúa Cha
trong sự hiệp nhất với Chúa Thánh Thần đến muôn thuở muôn đời. Amen.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét