Trang

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2013

Bài 2 : VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ GIÁO LÝ VIÊN

LINH ĐẠO GIÁO LÝ VIÊN
Bài 2 : VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA GIÁO LÝ VIÊN


I. VAI TRÒ CỦA GIÁO LÝ VIÊN
                1. Vai trò là gì ?
                Trong bài trên ta đã biết căn tính giáo lý viên thuộc xứ truyền giáo gồm 4 yếu tố đó là :   
-          Được Chúa Thánh Thần kêu gọi
-          Được Họi Thánh trao cho một sứ mệnh
-          Được cộng tác với nhiệm vụ tông đồ của Giám Mục
-          Được liên kết đặc biệt với hoạt động truyền giáo cho muôn dân của Hội Thánh.
Vì có căn tính như vậy, giáo lý viên phải hiểu rõ vai trò của mình trong hoạt động truyền giáo.
Ví dụ : như khi diễn kịch thì mọi diễn viên phải nhận một vai diễn : vai chính, vai phụ... rồi trong xã hội mỗi người có một vai trò : vai trò lãnh đạo, vai trò quản lý ...
Vai trò  là chức năng, là tác dụng và nhiệm vụ mà mỗi người hay một vật nào đó phải thể hiện để làm cho có sự biến đổi hay hoạt động, như vai trò của trái tim trong tuần hoàn của máu là bơm và hút cho máu lưu thông.
2. Vai trò của giáo lý viên là gì ?
Trong hoạt động truyền giáo, vai trò của giáo lý viên là chức năng, là nhiệm vụ và tác dụng phải lo, là quyền lợi và trách nhiệm loan báo cho mọi người biết Tin Mừng của Chúa Ki-tô bằng mọi phương thế thích hợp như là : lời nói, việc làm và cả đời sống bản thân nữa.

II. VAI TRÒ GIÁO LÝ VIÊN THUỘC XỨ TRUYỀN GIÁO
                Rất phong phú và đa dạng
                1. Lý do
                Thường ta chỉ nghĩ rằng giáo lý viên có vai trò lo dạy giáo lý cho trẻ em, quan niệm này rất phổ biến trước Công Đồng Vatican II (1963). Công Đồng này đã xác định : “Việc dạy giáo lý phải thực hiện chu đáo cho các thiếu hi, cho các thanh niên và cho cả những người đã trưởng thành”, đây là nói đến giáo lý viên ở xứ đạo lâu đời.
                Còn giáo lý viên ở xứ truyền giáo thì có vai trò :”Loan báo Tin Mừng lần đầu tiên nhằm khêu gợi đức tin, giúp tìm ra lý lẽ để theo đạo, tập cho quen sống đời sống Ki-tô hữu, giúp hội nhập vào cộng đoàn ở địa phương”. Riêng giáo lý viên ở Việt Nam thì không  bao giờ được quên là còn 93% đồng bào chưa biết đến Tin Mừng. Đặc biệt ở Giáo phận Ban Mê Thuột thì còn 97% nữa, mà tình hình loan báo Tin Mừng rất khó khăn.
                2. Phong phú và đa dạng thế nào ?
                Vai trò giáo lý viên thuộc xứ truyền giáo được liên kết với hoạt động truyền giáo của Hội Thánh, nên vừa phong phú vừa đa dạng.
                Trước hết, bao gồm toàn bộ việc công khai truyền giảng sứ điệp Ki-tô giáo : loan báo đầu tiên, giới thiệu, trao đổi về lý do muốn làm dự tòng.
                Tháp tùng dự tòng để dẫn bước họ dần dần vào việc tuyên xưng đức tin và lãnh các Bí tích, rồi hội nhập vào Giáo Hội để cùng nhau làm chứng cho Đức Ki-tô.
                3. Hội Thánh mô tả và đề cao vai trò phong phú và đa dạng của giáo lý viên : giáo lý viên là gì?
                Hội Thánh muốn cho mọi mở rộng tầm nhìn và hiểu biết về vai trò phong phú và đa dạng giáo lý viên thuộc xứ truyền giáo để mọi người dễ nhất trí với nhau trong việc xác định vai trò của giáo lý viên và tổ chức công việc cho hài hòa.


III. GIÁO LÝ VIÊN LÀ AI ?
                1. Tông Điệp “Sứ Vụ Đấng Cứu Độ” của ĐGH.Gioan Phaolô II đã viết: “Những cán bộ chuyên trách, những chứng tá trực tiếp, những người Phúc Âm hóa không thể thay thế, tượng trưng cho sức mạnh cơ bản của cộng đoàn Ki-tô giáo, đặc biệt là các cộng đoàn trẻ”.
                2. Giáo Luật khoản 785/1 dạy : “Những giáo dân được huấn luyện thích đáng và trổi vượt về đời sống Ki-tô giáo, để dưới sự hướng dẫn của các vị thừa sai họ dấn thân giảng dạy giáo lý Phúc Âm, tổ chức các cử hành Phụng Vụ và các việc bác ái”. Sổ tay Hướng dẫn về giáo lý viên có dạy : “giáo dân” được Hội Thánh ủy thác cách đặc biệt, theo nhu cầu địa phương, để giúp những người chưa biết Đức Ki-tô và cả tín hữu nữa, có thể nhận biết yêu mến và bước theo.
                Ngoài ra Bộ Phúc Âm Hóa còn dựa theo Tông Huấn “Ki-tô hữu giáo dân” để nhắc các mục tử có thể trao cho giáo lý viên giáo dân làm những việc không thuộc riêng chức thánh như : thi hành tác vụ Lời Chúa, chủ tọa buổi cầu nguyện, rửa tội, cho rước lễ tùy theo các quy tắc, luật định vai trò giáo lý viên giáo dân đặt nền tảng trên Bí tích Rửa Tội, Thêm Sức, Hôn Phối nữa.

IV. PHÂN LOẠI GIÁO LÝ VIÊN
                Vai trò giáo lý viên thuộc xứ truyền giáo rất phong phú đa dạng, khác với vai trò giáo lý viên các miền có đạo lâu đời, vì thế, khó mà xác định và phân loại. Nhưng xét theo những mục đích thực tế, có thể chia giáo lý viên làm hai loại.
                1. Loại giáo lý viên dành cho thời gian (Blogger:thiết nghĩ dùng chữ trọn thì rõ nghĩa hơn)
                Họ hiến cả đời sống xcho công việc giáo lý, vì thế, họ được công nhận một cách chính thức.
                2. Loại giáo lý viên dành một phần thời gian
                Họ chỉ công tác giới hạn nhưng cũng thật là quý báu. Loại giáo lý viên này thường đông hơn rất nhiều. Nhưng dẫu có thuộc loại nào đi nữa, các giáo lý viên đều được trao cho nhiều nhiệm vụ rất phong phú và đa dạng tùy theo nhu cầu đòi hỏi rất khác nhau ở mỗi địa phương.

V. CÁC NHIỆM VỤ
                Bộ Phúc Âm Hóa đã dựa theo thực tế để nêu lên các nhiệm vụ một cách tổng quát giúp ta thấy được tình hình hiện tại.
                1. Nhiệm vụ chuyên trách về giáo lý như giáo dục đức tin cho giới trẻ và người lớn
                Chuẩn bị cho các dự tòng và gia đình họ nhận các Bí tích Khai Tâm vào Ki-tô giáo (Rửa Tội, Thêm Sức, Thánh Thể)
                Cộng tác vào những sáng kiến để ủng hộ họ và củng cố các giáo lý viên như việc tĩnh tâm và giao lưu.
                2. Nhiệm vụ cộng tác trong rất nhiều hình thức tông đò với các thừa tác viên có chức thánh, tùy theo quy định của các ngài :
                                a. Từ việc loan báo Tin Mừng lần đầu cho những người chưa theo Ki-tô giáo đến việc dạy giáo lý cho dự tòng, linh hoạt việc cầu nguyện trong cộng doàn, đặc biệt là việc Phụng Vụ Chúa Nhật khi có linh mục.
                                b. Từ việc giúp đỡ các bệnh nhân cho đến việc cử hành nghi lễ an táng.
                                c. Từ việc huấn luyện các giáo lý viên khác cho đến việc tháp tùng giáo lý viên tự nguyện và hướng dẫn các sáng kiến mục vụ. Từ việc thăng tiến con người và công lý cho việc trợ giúp người nghèo và các hoạt động khác có tính cách bác ái xã hội.
                                d. Việc dạy giáo lý ở các xứ đạo.
                3. Nhiệm vụ tùy theo giới tính và tuổi tác
                                a. Đàn ông có gia đình xem ra thích hợp với nhiệm vụ làm linh hoạt viên cho cộng đoàn giống như nhiệm vụ gia trưởng.
                                b. Phụ nữ có nhiệm vụ thích hợp hơn với việc giáo dục trẻ em và thăng tiến nữ giới.
                                c. Người trưởng thành đã lập gia đình có nhiệm vụ làm chứng chắc chắn cho giá trị hôn nhân.

                                d. Người trẻ có nhiệm vụ tiếp xúc với thanh niên, thiếu niên.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét