Đức Phanxicô và các nhà ngoại giao
Đức Giáo Hoàng đóng khá nhiều vai trò, trong đó
có vai trò làm đại sứ hàng đầu của Đạo Công Giáo (và tôn giáo nói chung) trên
diễn đàn thế giới. Điều này dĩ nhiên đòi phải có nghệ thuật ngoại giao: vượt
quá những hàng rào phân chia, tìm phương cách nói chuyện với những người không
nói cùng ngôn ngữ như mình, và nhấn mạnh các cơ sở chung thay vì vẽ ra những đường
ranh trên cát.
Từ trước tới nay, Đức Phanxicô tỏ ra rất thành thạo về phương diện này và đây là lý do tại sao càng ngày xem ra ngài càng có khuynh hướng sử dụng các giáo sĩ có căn bản vững về ngoại giao để đảm nhiệm các chức vụ chủ yếu trong Giáo Triều Rôma.
Thực thế, càng ngày người ta càng thấy triều đại ngài là thời hoàng kim đối với các nhà ngoại giao của Vatican. Cách nay không lâu, sự khôn ngoan thông thường vẫn coi việc bầu Đức HY Jorge Mario Bergoglio là tin xấu đối với Phủ Quốc Vụ Khanh, tức cơ quan phối hợp cực kỳ quyền thế của Vatican, vốn do các giáo phẩm kỳ cựu của ngành ngoại giao điều khiển. Thất vọng trước hiện tượng xem ra tê liệt tại Phủ Quốc Vụ Khanh do tai tiếng rò rỉ gây ra phần lớn là lý do khiến các Hồng Y đã bầu một người Châu Mỹ La Tinh “ở bên ngoài” làm giáo hoàng.
Ngoài ra, việc đề cử hội đồng 8 Hồng Y cố vấn cũng cho thấy Phủ Quốc Vụ Khanh không còn là cơ quan thăm dò hàng đầu của Đức Giáo Hoàng nữa. Rồi lại còn việc Đức Phanxicô sống tại Casa Santa Marta thay vì tại Tông Dinh, càng khiến Phủ Quốc Khanh hết còn khả năng làm “người canh cửa” nữa.
Ấy thế nhưng, trong suốt 7 tháng qua, với việc ngài đích thân đưa các quyết định hết sức quan trọng về nhân viên, người ta thấy rõ Đức Phanxicô thực ra rất quí trọng các nhà ngoại giao.
Thực vậy, ngày 15 tháng Sáu, Đức Phanxicô bổ nhiệm Đức Ông Battista Ricca làm đại diện cho riêng ngài bên cạnh ngân hàng Vatican, lúc đó đang gặp khủng hoảng. Đức Ông vốn là nhà ngoại giao kỳ cựu, từng phục vụ tại Congo, Algeria, Colombia, Switzerland, Trinidad và Tobago. Trở về Rôma, Đức Ông điều hành 3 cư sở của giáo sĩ, trong đó có Casa Santa Marta. Dù có những tố cáo giật gân trên báo chí Ý, cho rằng Đức Ông liên lụy tới nhiều vụ ái tình đồng tính tại Uruguay, Đức Phanxicô vẫn tín nhiệm ngài.
Ngày 24 tháng Sáu, Đức Phanxicô bổ nhiệm Đức Cha Leo Cushley làm tân tổng giám mục St Andrews và Edinburgh, Tô Cách Lan; đây có lẽ là bổ nhiệm duy nhất trong thế giới nói tiếng Anh trong đó đức tân giáo hoàng trực tiếp can thiệp vào. Đức Cha Cushley vốn là trưởng văn phòng nói tiếng Anh tại Phủ Quốc Vụ Khanh và từng là đặc phái viên của Vatican tại Ai Cập, Burundi, Bồ Đào Nha, Nam Phi và Liên Hiệp Quốc.
Ngày 31 tháng Tám, Đức Phanxicô đích thân chọn tân Quốc Vụ Khanh, một việc hiển nhiên quan trọng nhất đối với bất cứ vị giáo hoàng nào. Ngài bổ nhiệm đức TGM Pietro Parolin, được đa số coi là một trong các nhà ngoại giao có khả năng nhất hiện nay của Tòa Thánh, người trước đây vốn là thứ trưởng ngoại giao của Vatican.
Ngày 20 tháng Chín, Đức Phanxicô Phanxicô bổ nhiệm hai vị đứng đầu hai bộ của Tòa Thánh lần đầu tiên. Đó là đức TGM Beniamino Stella, đứng đầu Thánh Bộ Giáo Sĩ, và Đức TGM Lorenzo Baldisseri, đứng đầu Thượng Hội Đồng Giám Mục. Cả hai vị đều thuộc ngành ngoại giao. Cùng ngày, ngài bổ nhiệm chính thức một nhà ngoại giao khác của Vatican, đó là Đức HY Fernando Filoni, làm tổng trưởng Thánh Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc.
Điều đáng lưu ý là khi Đức Bênêđíctô XVI muốn phái một tân sứ thần tới giúp giải quyết vụ tai tiếng tình dục tại Ái Nhĩ Lan năm 2011, một chức vụ cứ sự thường dành cho một nhà ngoại giao, ngài đã chọn một thần học gia, tức đức TGM Charles Brown. Còn khi muốn cử một tân TGM để đương đầu với một vụ tai tiếng về tình dục khác tại Tô Cách Lan, một chức vụ đáng lẽ dành cho một mục tử địa phương, Đức Phanxicô đã hướng về một nhà ngoại giao.
Người ta tự hỏi, do đâu mà có khuynh hướng thiên ngoại giao trên nơi Đức Phanxicô? John Allen Jr nêu 5 nhân tố sau đây.
Thứ nhất, vì là “người ngoại cuộc” đối với Vatican, Đức Phanxicô muốn có một nhóm nhỏ hơn gồm những người ngài cảm thấy mình biết rõ hơn cả, đủ để tin tưởng trao phó các trọng trách. Phần lớn những nhà ngoại giao mà ngài tín nhiệm vốn từng phục vụ tại Châu Mỹ La Tinh một thời gian, nên ngài biết rất rõ khả năng của họ. Đức TGM Parolin vốn có mặt tại Venezuela; đức TGM Baldisseri trước đây từng phục vụ tại Paraguay và Ba Tây; còn đức TGM Stella trước đây là sứ thần tại Cuba.
Thứ hai, các nhà ngoại giao Vatican thường có tầm nhìn hoàn cầu khá sâu sắc cả trong phạm vi nhà nước lẫn phạm vi Giáo Hội. Vị giáo hoàng đầu tiên xuất thân từ Thế Giới Thứ Ba dĩ nhiên muốn có các nhân viên cao cấp rành rẽ các thực tại ở bên ngoài Âu Châu, và hướng tới ngành ngoại giao là cách có được việc đó.
Thứ ba, về phương diện chính trị, các nhà ngoại giao Vatican có khuynh hướng chính thống về học lý nhưng lại ôn hòa và thực tiễn trong áp dụng. Điều này rất thích hợp với phong thái của đức tân giáo hoàng, người xem ra không có khuynh hướng thực hiện các thay đổi đáng kể về giáo huấn mà chỉ muốn phản ánh một sắc thái cảm thương và nhân hậu hơn.
Thứ tư, các nhà ngoại giao Vatican có khuynh hướng nhấn mạnh tới việc trình bày toàn bộ giáo huấn xã hội Công Giáo, từ các yếu tố phò sự sống tới các quan tâm về nghèo đói, chiến tranh và môi trường. Điều này cũng rất ăn khớp với quyết tâm của Đức Phanxicô trong việc hướng tập chú khỏi các cuộc chiến tranh văn hóa với Phương Tây.
Thứ năm, các nhà ngoại giao Vatican cũng đã được huấn luyện trong việc phát biểu các sứ điệp của Giáo Hội một cách giúp cho người không chuyên môn cũng có thể hiểu và lượng giá được. Một trong các phương thuốc ưa thích tại Á Căn Đình là Giáo Hội phải ra khỏi phòng áo lễ để đi vào phố xá; các nhà ngoại giao là những viên chức Giáo Hội gần như duy nhất sống bên ngoài phòng áo lễ suốt cả đời phục vụ.
Tuy nhiên, không thiếu người lo lắng trước viễn tượng này: việc ngài quá dựa vào các nhà ngoại giao có nguy cơ duy trì mãi mãi hiện trạng (status quo), điều mà Đức Phanxicô rất muốn thay đổi.
Trên thực tế, có vị Hồng Y Châu Mỹ La Tinh từng nói với Allen rằng một số nhà lãnh đạo của phe kỳ cựu tại Vatican đang cố gắng đưa các người được mình che chở vào nhóm người nhỏ hiện đang ở chung quanh Đức Phanxicô để ảnh hưởng tới các quyết định cải cách trong tương lai của ngài. Hơn nữa, hết 75% các nhà ngoại giao của Vatican là người Ý. Thành thử, dựa vào họ là cách củng cố chứ không phá tan “gọng kìm” của người Ý tại Giáo Triều.
Tuy nhiên, nhiều người thấy lo lắng trên có tính cường điệu, vì Đức Phanxicô vốn có con mắt tinh tường biết người biết việc cũng như chưa để ai thao túng bao giờ.
Dù nghĩ như thế nào, thì xem ra khuynh hướng nói chung hiện nay là thế. Thời Đức Bênêđíctô XVI, có kinh nghiệm thần học hay giáo luật được coi là có triển vọng “tiến thân”. Nhưng dưới thời Đức Phanxicô, những ai có căn bản ngoại giao dường như dễ có cơ hội nắm giữ các chức vụ quan trọng hơn.
Từ trước tới nay, Đức Phanxicô tỏ ra rất thành thạo về phương diện này và đây là lý do tại sao càng ngày xem ra ngài càng có khuynh hướng sử dụng các giáo sĩ có căn bản vững về ngoại giao để đảm nhiệm các chức vụ chủ yếu trong Giáo Triều Rôma.
Thực thế, càng ngày người ta càng thấy triều đại ngài là thời hoàng kim đối với các nhà ngoại giao của Vatican. Cách nay không lâu, sự khôn ngoan thông thường vẫn coi việc bầu Đức HY Jorge Mario Bergoglio là tin xấu đối với Phủ Quốc Vụ Khanh, tức cơ quan phối hợp cực kỳ quyền thế của Vatican, vốn do các giáo phẩm kỳ cựu của ngành ngoại giao điều khiển. Thất vọng trước hiện tượng xem ra tê liệt tại Phủ Quốc Vụ Khanh do tai tiếng rò rỉ gây ra phần lớn là lý do khiến các Hồng Y đã bầu một người Châu Mỹ La Tinh “ở bên ngoài” làm giáo hoàng.
Ngoài ra, việc đề cử hội đồng 8 Hồng Y cố vấn cũng cho thấy Phủ Quốc Vụ Khanh không còn là cơ quan thăm dò hàng đầu của Đức Giáo Hoàng nữa. Rồi lại còn việc Đức Phanxicô sống tại Casa Santa Marta thay vì tại Tông Dinh, càng khiến Phủ Quốc Khanh hết còn khả năng làm “người canh cửa” nữa.
Ấy thế nhưng, trong suốt 7 tháng qua, với việc ngài đích thân đưa các quyết định hết sức quan trọng về nhân viên, người ta thấy rõ Đức Phanxicô thực ra rất quí trọng các nhà ngoại giao.
Thực vậy, ngày 15 tháng Sáu, Đức Phanxicô bổ nhiệm Đức Ông Battista Ricca làm đại diện cho riêng ngài bên cạnh ngân hàng Vatican, lúc đó đang gặp khủng hoảng. Đức Ông vốn là nhà ngoại giao kỳ cựu, từng phục vụ tại Congo, Algeria, Colombia, Switzerland, Trinidad và Tobago. Trở về Rôma, Đức Ông điều hành 3 cư sở của giáo sĩ, trong đó có Casa Santa Marta. Dù có những tố cáo giật gân trên báo chí Ý, cho rằng Đức Ông liên lụy tới nhiều vụ ái tình đồng tính tại Uruguay, Đức Phanxicô vẫn tín nhiệm ngài.
Ngày 24 tháng Sáu, Đức Phanxicô bổ nhiệm Đức Cha Leo Cushley làm tân tổng giám mục St Andrews và Edinburgh, Tô Cách Lan; đây có lẽ là bổ nhiệm duy nhất trong thế giới nói tiếng Anh trong đó đức tân giáo hoàng trực tiếp can thiệp vào. Đức Cha Cushley vốn là trưởng văn phòng nói tiếng Anh tại Phủ Quốc Vụ Khanh và từng là đặc phái viên của Vatican tại Ai Cập, Burundi, Bồ Đào Nha, Nam Phi và Liên Hiệp Quốc.
Ngày 31 tháng Tám, Đức Phanxicô đích thân chọn tân Quốc Vụ Khanh, một việc hiển nhiên quan trọng nhất đối với bất cứ vị giáo hoàng nào. Ngài bổ nhiệm đức TGM Pietro Parolin, được đa số coi là một trong các nhà ngoại giao có khả năng nhất hiện nay của Tòa Thánh, người trước đây vốn là thứ trưởng ngoại giao của Vatican.
Ngày 20 tháng Chín, Đức Phanxicô Phanxicô bổ nhiệm hai vị đứng đầu hai bộ của Tòa Thánh lần đầu tiên. Đó là đức TGM Beniamino Stella, đứng đầu Thánh Bộ Giáo Sĩ, và Đức TGM Lorenzo Baldisseri, đứng đầu Thượng Hội Đồng Giám Mục. Cả hai vị đều thuộc ngành ngoại giao. Cùng ngày, ngài bổ nhiệm chính thức một nhà ngoại giao khác của Vatican, đó là Đức HY Fernando Filoni, làm tổng trưởng Thánh Bộ Phúc Âm Hóa Các Dân Tộc.
Điều đáng lưu ý là khi Đức Bênêđíctô XVI muốn phái một tân sứ thần tới giúp giải quyết vụ tai tiếng tình dục tại Ái Nhĩ Lan năm 2011, một chức vụ cứ sự thường dành cho một nhà ngoại giao, ngài đã chọn một thần học gia, tức đức TGM Charles Brown. Còn khi muốn cử một tân TGM để đương đầu với một vụ tai tiếng về tình dục khác tại Tô Cách Lan, một chức vụ đáng lẽ dành cho một mục tử địa phương, Đức Phanxicô đã hướng về một nhà ngoại giao.
Người ta tự hỏi, do đâu mà có khuynh hướng thiên ngoại giao trên nơi Đức Phanxicô? John Allen Jr nêu 5 nhân tố sau đây.
Thứ nhất, vì là “người ngoại cuộc” đối với Vatican, Đức Phanxicô muốn có một nhóm nhỏ hơn gồm những người ngài cảm thấy mình biết rõ hơn cả, đủ để tin tưởng trao phó các trọng trách. Phần lớn những nhà ngoại giao mà ngài tín nhiệm vốn từng phục vụ tại Châu Mỹ La Tinh một thời gian, nên ngài biết rất rõ khả năng của họ. Đức TGM Parolin vốn có mặt tại Venezuela; đức TGM Baldisseri trước đây từng phục vụ tại Paraguay và Ba Tây; còn đức TGM Stella trước đây là sứ thần tại Cuba.
Thứ hai, các nhà ngoại giao Vatican thường có tầm nhìn hoàn cầu khá sâu sắc cả trong phạm vi nhà nước lẫn phạm vi Giáo Hội. Vị giáo hoàng đầu tiên xuất thân từ Thế Giới Thứ Ba dĩ nhiên muốn có các nhân viên cao cấp rành rẽ các thực tại ở bên ngoài Âu Châu, và hướng tới ngành ngoại giao là cách có được việc đó.
Thứ ba, về phương diện chính trị, các nhà ngoại giao Vatican có khuynh hướng chính thống về học lý nhưng lại ôn hòa và thực tiễn trong áp dụng. Điều này rất thích hợp với phong thái của đức tân giáo hoàng, người xem ra không có khuynh hướng thực hiện các thay đổi đáng kể về giáo huấn mà chỉ muốn phản ánh một sắc thái cảm thương và nhân hậu hơn.
Thứ tư, các nhà ngoại giao Vatican có khuynh hướng nhấn mạnh tới việc trình bày toàn bộ giáo huấn xã hội Công Giáo, từ các yếu tố phò sự sống tới các quan tâm về nghèo đói, chiến tranh và môi trường. Điều này cũng rất ăn khớp với quyết tâm của Đức Phanxicô trong việc hướng tập chú khỏi các cuộc chiến tranh văn hóa với Phương Tây.
Thứ năm, các nhà ngoại giao Vatican cũng đã được huấn luyện trong việc phát biểu các sứ điệp của Giáo Hội một cách giúp cho người không chuyên môn cũng có thể hiểu và lượng giá được. Một trong các phương thuốc ưa thích tại Á Căn Đình là Giáo Hội phải ra khỏi phòng áo lễ để đi vào phố xá; các nhà ngoại giao là những viên chức Giáo Hội gần như duy nhất sống bên ngoài phòng áo lễ suốt cả đời phục vụ.
Tuy nhiên, không thiếu người lo lắng trước viễn tượng này: việc ngài quá dựa vào các nhà ngoại giao có nguy cơ duy trì mãi mãi hiện trạng (status quo), điều mà Đức Phanxicô rất muốn thay đổi.
Trên thực tế, có vị Hồng Y Châu Mỹ La Tinh từng nói với Allen rằng một số nhà lãnh đạo của phe kỳ cựu tại Vatican đang cố gắng đưa các người được mình che chở vào nhóm người nhỏ hiện đang ở chung quanh Đức Phanxicô để ảnh hưởng tới các quyết định cải cách trong tương lai của ngài. Hơn nữa, hết 75% các nhà ngoại giao của Vatican là người Ý. Thành thử, dựa vào họ là cách củng cố chứ không phá tan “gọng kìm” của người Ý tại Giáo Triều.
Tuy nhiên, nhiều người thấy lo lắng trên có tính cường điệu, vì Đức Phanxicô vốn có con mắt tinh tường biết người biết việc cũng như chưa để ai thao túng bao giờ.
Dù nghĩ như thế nào, thì xem ra khuynh hướng nói chung hiện nay là thế. Thời Đức Bênêđíctô XVI, có kinh nghiệm thần học hay giáo luật được coi là có triển vọng “tiến thân”. Nhưng dưới thời Đức Phanxicô, những ai có căn bản ngoại giao dường như dễ có cơ hội nắm giữ các chức vụ quan trọng hơn.
Vũ Văn An 9/27/2013(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét