Sự khôn ngoan của Tin Mừng
Chúa Nhật 23 thường niên: Sách Khôn ngoan 9,13-18; thư gởi
Philemon 9-17; Lc 14,25-33.
Các bài đọc và bài tin Mừng CN 23 TN xoay quanh sự khôn ngoan.
I- Sách Khôn Ngoan nêu một thực tế: tại sao con người “mất khôn” và làm sao có thể trở nên khôn?
Con người mất khôn vì: “ Thân xác dễ hư nát này khiến linh hồn ra nặng, cái vỏ bằng đất này làm tinh thần trĩu xuống vì lo nghĩ trăm bề”.
Trong Vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu cũng nhắc các môn đệ: “Hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu hèn” (Mt 26,41).
Thân phận con người là như thế. Bao nhiêu lần chúng ta tự đấm ngực sau khi đã làm một chuyện đáng tiếc: “Sao lúc đó mình không nghĩ ra… Sao lúc đó mình ngu thế!”…
Đó là cái giới hạn thứ nhất. Cái giới hạn thứ hai càng khó vượt qua:
“Những gì thuộc hạ giới, chúng con đã khó mà hình dung nổi, những điều vừa tầm tay, đã phải nhọc công mới khám phá được, thì những gì thuộc thượng giới, có ai do thấu nổi hay chăng?”
Chúa Giêsu cũng nói với ông Nicôđêmô: “Nếu tôi nói với các ông về những chuyện dưới đất mà các ông còn không tin,thì giả như tôi nói nói với các ông về những chuyện trên trời, làm sao các ông tin được?”(Ga 3,12).
Câu trả lời rất rõ ràng và dứt khóat: “Ý định của Chúa, nào ai bíết được, nếu tự chốn cao vời, Ngài chẳng ban Đức khôn Ngoan, chẳng gởi thần khí thánh? Chính vì thế mà đường lối người phàm được sửa lại cho thẳng, cũng vì thế mà con người được dạy cho bíết những điều đẹp lòng Ngài, và nhờ đức Khôn Ngoan mà được cứu độ.”
Các tông đồ đã được Chúa Giêsu tuyển chọn để ở với Chúa và được Chúa đích thân dạy dỗ suốt ba năm trời, mà càng học càng ngu, khiến Chúa phải than: “Anh em chưa hiểu, chưa thấu sao? Lòng anh em chai đá thế! Anh em có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe ư? Anh em không nhớ sao” (x. Mc 8,17-18).
Rút cục thì phải chờ đến khi Chúa đã vào trong vinh quang Phục Sinh, Chúa mới giải được cái huyệt ngu cho các ông: “Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh” (Lc 24,45).
Tin Mừng Gioan nói rõ hơn: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần, Chúa Cha sẽ phái đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy cho anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Ga 14,26). “Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn” (16,13).Vậy ra Thánh Thần là “ngón tay”của Thiên Chúa mà Chúa Giêsu Vinh Quang dùng để giải huyệt ngu và giúp trí nhớ cho các môn đệ.
Môn đệ thuộc thế hệ thứ hai, tức là các tín hữu do các Tông Đồ dạy dỗ cũng vẫn còn bị “điểm huyệt” cho hóa ngu. Trong bức thư đầu tiên gởi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca và là bản văn xưa nhất trong sách Tân Ước, thánh Phao lô diễn tả cách thức ngài dạy dỗ tín hữu: “Khi ở giữa anh em, chúng tôi đã cư xử thật dịu dàng, chẳng khác nào mẹ hiền ấp ủ con thơ… Chúng tôi đã cư xử với mỗi người trong anh em như cha với con; chúng tôi khuyên nhủ, khích lệ, van nài anh em sống xứng đáng với Thiên Chúa, Đấng đã kêu gọi anh em vào Nước và vào vinh quang của Người” (I Th 2,7.11-12).
Cuối thư, ngài khuyên họ: “Anh em đừng dập tắt Thần Khí. Chớ coi thường ơn làm ngôn sứ. Hãy cân nhắc mọi sự, điều tốt hãy giữ lấy, mọi thứ xấu hãy lánh xa” (5,18-22).
Trong bức thư thứ hai gởi cho cùng một cộng đoàn này, thánh Phaolô đã phải cảnh giác họ: “Về ngày Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô quang lâm và tập hợp chúng ta về với Người, chúng tôi xin anh em điều này: anh em đừng vội để cho tinh thần dao động, cũng đừng hỏang sợ vì một mặc khải của thần khí, một lời nói hay một bức thư được coi như là do chúng tôi và làm cho anh em tưởng là ngày của Chúa đã đến. Đừng để ai lừa dối anh em bất cứ cách nào” (2Th 2,1-3).
Như vậy là sớm có những ngón tay khác tìm cách điểm huyệt làm cho ngu! Sư phụ của cái ngón điểm huyệt làm cho ngu vẫn là kẻ thù truyền kiếp: Xa-tan. Trong thư thứ hai gởi tín hữu Corintô, thành Phaolô vạch mặt chỉ tên nó: “… kẻo chúng ta bị Xa-tan lường gạt, vì không phải chúng ta không biết ý đồ của nó”(2Cr 2,11); “Lạ gì đâu, chính Xa-tan cũng giả dạng thiên thần” (11,14).
Trong thư gởi tín hữu Ga-lát, [là thư thứ hai, về thời gian, sau thư I Th], thánh Phaolô quở trách họ cũng giống Chúa Giêsu quở trách các tông đồ: “Hỡi những người Ga-lat ngu xuẩn, ai đã mê hoặc anh em… Anh em ngu xuẩn như thế sao?” (Gl 3,1.3). Rồi trong phần khuyên bảo, thánh Phaolô nhắc lại điều sách Khôn Ngoan đã nói: “Thật thế, tính xác thịt đam mê những điều trái ngược với Thần Khí… khiến anh em không làm được những điều anh em muốn” (5,17).
Cái nọc độc của Xa-tan thấm sâu đến nỗi người ta lừa dối chính mình: “Nếu ai tưởng mình là cái gì mà chẳng là cái gì cả, thì lừa gạt chính mình” (6,3). Nó có thể trở thành một thứ bệnh dịch: “Sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo huấn lành mạnh, nhưng theo những đam mê của chính mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa ngáy muốn nghe. Họ sẽ ngỏanh tai đi không nghe sự thật, nhưng hướng về những chuyện hoang đường” (2Tm 4,3-4).
Cuối cùng thánh Phaolô còn gặp phải một “Anh Đê-ma đã bỏ tôi, bởi yêu mến thế gian” (2Tm 4,10).
Xa-tan có trăm nghìn ngón để điểm vào cái huỵêt làm cho hóa ngu. Nó có nội gián ngay trong lòng ta, nó có đồng minh và tay chân bao vây ta. Thánh Phaolô bíêt thế, nên từ trong tù, ngài đã viết cho tín hữu Ephêsô: “Tôi quỳ gối trước mặt Chúa Cha… Nguyện xin Chúa ban cho anh em được mạnh mẽ nhờ Thần Khí của Người… để cùng các thánh, anh em đủ sức thấu hiểu mọi kích thước dài rộng cao sâu, và nhận biết lòng yêu mến của Đức Kitô” (Ep 3,14-19).
II. Bài đọc thư Philêmon cho chúng ta thấy thánh Phaolô đã vận dụng sự Khôn Ngoan của tin Mừng để giải quyết một vấn đề xã hội của thời ngài: vần đề nô lệ.
Philêmon là một tín hữu giàu có, nhiệt thành và quảng đại. Nhà ông trở thành nơi hội họp của cộng đoàn Hội Thánh. Thánh Phaolô gọi ông là “người bạn yêu quý và cộng sự viên”.
Không hiểu sao một người nô lệ trong nhà ông Philêmon, tên là Ônêximô, lại bỏ trốn. Nhưng anh ta rất khôn, tìm đến gặp thánh Phaolô đang ở trong tù. Và đối với thánh Phaolô anh ta đã trở thành “đứa con tôi sinh ra trong cảnh xiềng xích…nó là ruột thịt của tôi”. Anh ta trở nên người hữu ích đến nỗi thánh Phaolô ngỏ ý: “Tôi muốn giữ nó ở bên tôi, để nó thay anh mà phục vụ tôi trong khi tôi bị xiềng xích vì Tin Mừng. Nhưng tôi không muốn làm gì mà không có sự ưng thuận của anh…”.
Tương quan giữa Ônêximô, người nô lệ đã bỏ trốn, và Philêmon, ông chủ, bây giờ thế nào?
“Có lẽ nó đã rời xa anh một thời gian, chính là để anh vĩnh viễn được lại nó, không phải như một người nô lệ nữa, nhưng còn hơn một người nô lệ, như một người anh em yêu quý: đặc bíệt yêu quý đối với tôi, phương chi đối với anh lại còn hơn bíêt mấy, xét cả về tình người lẫn tình anh em trong Chúa”.
Sự biến đổi tuyệt vời: người nô lệ trở thành người anh em trong Chúa của ông chủ.
Cách mạng kiểu Mac-xít thay đổi bằng cách lật ngược trật tự xã hội, đổi vai: chủ xuống làm nô lệ, nô lệ lên làm chủ. Ở miền Bắc Việt Nam thời kỳ 1954-1975, còn đi tới khẩu hiệu: “thằng trời kia xuống làm dân, để cho nông hội đứng lên làm trời”, bởi vì nông hội có thể “thay trời làm mưa” và có thể “nghiêng đồng tát nước ra sông”. Cách mạng triệt để tới thế là cùng!
Sự Khôn Ngoan của Tin Mừng thay đổi tận bên trong lòng con người để nâng nô lệ lên làm anh em của chủ, “cả về tình người lẫn tình anh em trong Chúa”. Người nô lệ vô dụng bỏ trốn, nay trở thành “người hữu ích cho cả anh lẫn tôi”.
Tin Mừng không chủ trương lật đổ, nhưng biến đổi các tương quan từ bên trong:
“Thưa anh em, mỗi người đang ở địa vị nào khi được kêu gọi thì cứ ở địa vị đó. Bạn là nô lệ khi được kêu gọi ư? Chớ bận tâm, dù có thể được tự do, tốt hơn hãy lợi dụng thân phận nô lệ. Thật thế, người nô lệ mà được Chúa kêu gọi, thì là người được Chúa giải phóng. Cũng vậy, người tự do mà được kêu gọi, thì là nô lệ của Đức Kitô. Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh em” (I Cr 7,20-23).
Sự thay đổi diễn ra trong Đức Kitô: “Tất cả anh em đã chịu phép rửa để kết hợp với Đức Kitô, thì đều mặc lấy Đức Kitô. Không còn Do thái hay Hy Lạp, không còn nô lệ hay tự do, không còn nam hay nữ; vì tất cả anh chỉ là một trong Đức Kitô” (Gl 3,27-28).
Xã hội tốt đẹp hơn và bình đẳng tuyệt đối, vì nô lệ trở thành “nô lệ của Đức Kitô, tận tâm thi hành ý Thiên Chúa. Hãy vui lòng phục vụ, như thể phục vụ Chúa, chứ không phải người ta. Người làm chủ cũng hãy đối xử như thế với nô lệ. Đừng dọa nạt nữa: anh em bíêt rằng cả họ, cả anh em cùng có chung một Ông Chủ trên trời và Người không thiên vị ai”. (Ep 6,6-9).
III. Sự Khôn Ngoan Chúa dạy trong bài Tin Mừng.
Sách Tin Mừng Luca nói “dai” nhất và “triệt để” nhất về những điều kiện để làm môn đệ.
Nói “dai” nhất:
Sau lần thứ nhất Chúa Giêsu báo trước cuộc Thương Khó, Lc không kể gì về phản ứng của các tông đồ, mà để cho Chúa Giêsu tuyên bố liền điều kiện làm môn đệ. Sau lần thứ hai, Chúa ân cần sửa dạy cách hành xử “chống thập giá” của các tông đồ, rồi “cương quyết đi lên Giêrusalem” (9,51). Vừa lên đường thì lại xảy ra chuyện hai anh em Giacôbê và Gioan muốn làm môn đệ Elia, khiến lửa từ trời xuống đột người ta, rồi chuyện ba người lần lượt xin theo Chúa hoặc được gọi theo Chúa, và được nghe những điều kiện một cách cụ thể.
Đến chương 14 thì Lc lại kể những lời Chúa nói về điều kiện làm môn đệ.
Sau lần thứ ba loan báo cuộc thương khó thì chỉ thấy “một sự im lặng đáng sợ” từ phía các môn đệ.
Tới bữa Tiệc Vượt Qua cuối cùng, sau khi Chúa đã lập bí tích Thánh Thể, trao Mình và Máu làm của ăn của uống và tuyên bố “bàn tay kẻ nộp Thầy đang cùng đặt trên bàn với Thầy”, thì Lc kể : “các ông còn cãi nhau sôi nổi xem ai trong các ông được coi là người lớn nhất”, khiến Chúa Giêsu phải lặp lại một cách quyết liệt hơn bài học đã dạy sau lần thứ hai và đặt chính mình Chúa làm gương mẫu: “Thầy đây, Thầy ở giữa anh em như một người phục vụ” (Lc 22,21-27àso với Ga 13).
Lc nói “triệt để” nhất:
lần thứ nhất nói về điều kiện làm môn đệ: “Ai muốn đi theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hàng ngày mà theo…” (9,23-26).
Lần thứ hai : “Ai đến với tôi mà không… thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình và đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi (14,26-27).
Tình triệt để hiện rõ trước tiên ở cụm từ “thập giá hàng ngày”, chứ không phải lâu lâu gặp một lần!
Cách phát biểu lần thứ hai thì như một “định lý đảo” trong tóan học, so với lần thứ nhất là “định lý thuận”. Trong tóan học, khi một định lý thuận có định lý đảo thì không có cách nào thóat được!
Chúa nói với mọi người: Cái phiền là Chúa không nói riêng với các môn đệ vẫn theo Chúa hay với các vị trong nhóm Mười Hai, mà nói với mọi người (9,23 và 14,25). Vậy thì điều kiện này không chỉ dành cho ông cha, bà phước hay ông thầy khổ tu, mà dành cho mọi người.
Làm sao Chúa có thể đòi mọi người như thế được? Ở lần thứ nhất, Chúa giải thích: “Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất…”. Rõ ràng là khi bị đặt trong một hoàn cảnh phải chọn lựa quyết liệt, thì phải chọn Chúa hơn chính mạng sống mình, hơn mọi của cải trần gian, hơn danh vọng. Đó là trường hợp các thánh tử đạo, tổ tiên chúng ta và những người tử đạo đương thời…
Nhưng Lc Chúa nói đến “thập giá hàng ngày” kia mà! Sách Tin Mừng này đặc biệt thích “hàng ngày” và “hôm nay”. Thiên thần báo tin cho các người chăn chiên: “Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em” (2,11). Chúa Giêsu trong Hội Đường Nadaret: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời kinh thánh tai quý vị vừa nghe” (4,21). Khi Chúa vào nhà ông Da-kêu: “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này” (19,9). Và trên thập giá, Chúa đáp lời người trộm cướp kêu xin: “Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng”.
Trong kinh Lạy Cha, “Xin cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy” (11,3).
Ngày nào cũng là “Hôm nay” của ơn cứu độ, ngày nào cũng cần lương thực ngày ấy. Vì thế mà thập giá là nơi treo ơn cứu độ cũng hiện diện hàng ngày như lương thực.
“Thập giá hàng ngày” trở nên khó hiểu vì chúng ta thường hỉểu thập giá là cái gì đau khổ lắm, nên chỉ khi nào gặp chuyện đau khổ lắm mới đem lời “thập giá” ra an ủi nhau!
Trong lời Chúa tuyên bố, chúng ta có thể thấy “từ bỏ chính mình” là nói một cách trừu tượng, “vác thập giá mình hàng ngày” là kiểu nói bằng hình ảnh. Ở thời Chúa Giêsu hai chữ thập giá gợi lên cái gì thì ai cũng biết, và cảnh người bị treo trên thập giá không phải là họa hiếm. Có lẽ những người nghe Chúa cũng đã từng thấy cảnh đó rồi. Bị treo lên thập giá thì chẳng còn gì cả, trần truồng trước con mắt mọi người, ai đi qua cũng có thể phỉ báng, chim trời xuống mổ hay muỗi cắn cũng không đuổi được nữa. Một người bị kết án tử hình đã vác lấy thập giá của mình mà đi thì không còn gì là của mình nữa rồi.
Như vậy hình ảnh “vác thập giá mình hàng ngày” diễn tả trọn vẹn nhất sự từ bỏ, giống như Chúa Giêsu (x. Pl 2,5-11). Chính lời giáo huấn trong bữa Tiệc Vượt Qua cuối cùng cho chúng ta hiểu vác thập gia hàng ngày là đem bản thân và những gì mình có ra phục vụ anh chị em.
Cái khôn của Tin Mừng là “bỏ con săn sắt, bắt con cá rô”, bỏ cái giới hạn để được cái vô hạn, bỏ cái mau qua để được cái vĩnh cửu. Bỏ bóng bắt mồi chứ không bỏ mồi bắt bóng! Có nhiều cách bỏ.
Trong Tin Mừng Lc có các môn đệ “bỏ mọi sự mà đi theo Chúa” (5,11), lại có các phụ nữ giầu có ôm hết của cải mà đi theo Chúa: “Các bà này đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giêsu và các môn đệ” (8,3). Có ông Da-kêu vừa được Chúa gọi và xin cho vào trọ ở nhà ông, ông đã thưa: “Thưa Ngài, đây phân nửa gia tài của tôi, tôi cho người nghèo”(19,8). Có ông Giuse Arimathê dùng uy tín của mình để đơn thân đi gặp Philatô xin xác Chúa Giêsu và chôn trong ngôi mộ mới (23,59-53).
Trong sách Công Vụ và các thư của thánh Phaolô, chúng ta thấy nhiều người như ông Philêmon, biến nhà mình thành nơi hội họp cho cộng đoàn tín hữu. Cặp vợ chồng Pơ-rit-ki-la và A-qui-la liên kết với thánh Phaolô phục vụ các cộng đoàn ở Corintô, Ephesô, Rôma.
Quả thật điều kiện làm môn đệ áp dụng cho mọi người, mọi bậc sống. Làm môn đệ của Chúa không phải là một nếp sống dành riêng cho một số người, nhưng cho mọi người. Ai cũng được mời gọi làm môn đệ của Chúa cả.
Cái trớ trêu của cuộc đời là có những người khôn nửa vời: từ bỏ mọi sự để vào tu viện nhưng vẫn dễ dàng “quên” một món: chính mình. Có khi tu đến hết đời cũng vẫn còn ôm theo chính mình. Vì thế chẳng bao giờ thấy mình hạnh phúc.
Trong chuyện “Bao Công xử án”, có chuyện một ông trong hoàng tộc bị kết tội mưu phản và bị chém đầu. Nhưng tòa án có ba con dao khác nhau: con dao có đầu con chó để chém dân đen (Cẩu đầu trảm), con dao có đầu con hổ để chém quan chức (Hổ đầu trảm) và con dao có đầu con rồng để chém người hoàng tộc (Long đầu trảm). Đáng lẽ theo đúng tội thì phải giáng xuống hàng dân đen. Nhưng Bao Công nể mặt hoàng tộc, ra lệnh “Hổ đầu trảm”. Ông hoàng đòi “Phải xử ta bằng Long đầu trảm”! Bao Công ra lệnh “Cẩu đầu trảm”!
Đúng là “cà cuống chết đến đít còn cay”.
Ngày nay trong các nước nghèo của châu Á, châu Phi, bên cạnh số người thật lòng đáp lại tiếng Chúa gọi, cũng có những kẻ “khôn ngược”: đó là những người chẳng có gì để bỏ, ngòai “chính mình”, nhưng lại ôm theo vào chủng viện, vào tu viện với cái ước mơ “vinh thân phì gia”, “một người làm quan cả họ được nhờ”.
Thật đáng báo động vì nguy hiểm cho tương lai của Giáo Hội.
Thế là đảo lộn Tin Mừng! Thay vì lột bỏ hết để theo Chúa thì lại cùng chia áo sống của Chúa với “quân dữ”, lợi dụng tài sản của Giáo Hội, lợi dụng lòng tốt của giáo dân, của ân nhân trong và ngoài nước… Giáo Hội tại các nước giàu đã chịu bao nhiêu thiệt thòi, có khi phá sản vì những gương xấu của linh mục, tu sĩ. Giáo Hội tại các nước nghèo không cẩn thận thì lại “nuôi ong tay áo”, tới lúc nào nó đốt cho rồi bay đi thì hối không kịp.
Phần cuối bài Tin Mừng, Chúa Giêsu dạy tiếp sự khôn ngoan của Tin Mừng. Chúa kể hai dụ ngôn về khôn ngoan ở đời là phải biết tình tóan. Rồi chuyển qua sự khôn ngoan của Tin Mừng: “Cũng vậy, ai không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi”. Lại một định lý tóan học! Nhưng sao lại “cũng vậy”? Hai thí dụ đều là phải biết tính tóan, áp dụng vào con đường làm môn đệ thì lại không có tính toán mà chỉ có “trọn gói”!
“Cũng vậy” nghĩa là giống nhau. Giống nhau ở chỗ nào đây?
Giống nhau ở chỗ hai bên đều là khôn cả :
Khôn ở đời là phải bíêt tính tóan,
khôn của Tin Mừng là không tính tóan.
Tuy Chúa Giêsu học nghề thợ mộc, quen đo đạc: đo cuộc sống cũng lấy “khủyu tay” (Lc 12,12,27), nhưng đến khi nói về điều kiện để theo Chúa thì Chúa xóa hết các động từ “cân, đo, đong, đếm”, chỉ bíêt “trọn gói”.
Chúa khôn thiệt. Không cân, đo, đong, đếm thì không chia chác được.
Chúa cũng không cân, đo, đong, đếm từ khi làm người cho đến khi trút hơi trên thánh giá: “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha”.
Xin Chúa cho con một tí cái khôn của Chúa đi, con sẽ hạnh phúc suốt đời và muôn đời.
Nguyễn công Đoan, S.J.
10/9/2013(vietcatholic)
Các bài đọc và bài tin Mừng CN 23 TN xoay quanh sự khôn ngoan.
I- Sách Khôn Ngoan nêu một thực tế: tại sao con người “mất khôn” và làm sao có thể trở nên khôn?
Con người mất khôn vì: “ Thân xác dễ hư nát này khiến linh hồn ra nặng, cái vỏ bằng đất này làm tinh thần trĩu xuống vì lo nghĩ trăm bề”.
Trong Vườn Cây Dầu, Chúa Giêsu cũng nhắc các môn đệ: “Hãy canh thức và cầu nguyện kẻo sa chước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng hái, nhưng thể xác lại yếu hèn” (Mt 26,41).
Thân phận con người là như thế. Bao nhiêu lần chúng ta tự đấm ngực sau khi đã làm một chuyện đáng tiếc: “Sao lúc đó mình không nghĩ ra… Sao lúc đó mình ngu thế!”…
Đó là cái giới hạn thứ nhất. Cái giới hạn thứ hai càng khó vượt qua:
“Những gì thuộc hạ giới, chúng con đã khó mà hình dung nổi, những điều vừa tầm tay, đã phải nhọc công mới khám phá được, thì những gì thuộc thượng giới, có ai do thấu nổi hay chăng?”
Chúa Giêsu cũng nói với ông Nicôđêmô: “Nếu tôi nói với các ông về những chuyện dưới đất mà các ông còn không tin,thì giả như tôi nói nói với các ông về những chuyện trên trời, làm sao các ông tin được?”(Ga 3,12).
Câu trả lời rất rõ ràng và dứt khóat: “Ý định của Chúa, nào ai bíết được, nếu tự chốn cao vời, Ngài chẳng ban Đức khôn Ngoan, chẳng gởi thần khí thánh? Chính vì thế mà đường lối người phàm được sửa lại cho thẳng, cũng vì thế mà con người được dạy cho bíết những điều đẹp lòng Ngài, và nhờ đức Khôn Ngoan mà được cứu độ.”
Các tông đồ đã được Chúa Giêsu tuyển chọn để ở với Chúa và được Chúa đích thân dạy dỗ suốt ba năm trời, mà càng học càng ngu, khiến Chúa phải than: “Anh em chưa hiểu, chưa thấu sao? Lòng anh em chai đá thế! Anh em có mắt mà không thấy, có tai mà không nghe ư? Anh em không nhớ sao” (x. Mc 8,17-18).
Rút cục thì phải chờ đến khi Chúa đã vào trong vinh quang Phục Sinh, Chúa mới giải được cái huyệt ngu cho các ông: “Bấy giờ Người mở trí cho các ông hiểu Kinh Thánh” (Lc 24,45).
Tin Mừng Gioan nói rõ hơn: “Đấng Bảo Trợ là Thánh Thần, Chúa Cha sẽ phái đến nhân danh Thầy, Đấng đó sẽ dạy cho anh em mọi điều và sẽ làm cho anh em nhớ lại mọi điều Thầy đã nói với anh em” (Ga 14,26). “Người sẽ dẫn anh em tới sự thật toàn vẹn” (16,13).Vậy ra Thánh Thần là “ngón tay”của Thiên Chúa mà Chúa Giêsu Vinh Quang dùng để giải huyệt ngu và giúp trí nhớ cho các môn đệ.
Môn đệ thuộc thế hệ thứ hai, tức là các tín hữu do các Tông Đồ dạy dỗ cũng vẫn còn bị “điểm huyệt” cho hóa ngu. Trong bức thư đầu tiên gởi tín hữu Thê-xa-lô-ni-ca và là bản văn xưa nhất trong sách Tân Ước, thánh Phao lô diễn tả cách thức ngài dạy dỗ tín hữu: “Khi ở giữa anh em, chúng tôi đã cư xử thật dịu dàng, chẳng khác nào mẹ hiền ấp ủ con thơ… Chúng tôi đã cư xử với mỗi người trong anh em như cha với con; chúng tôi khuyên nhủ, khích lệ, van nài anh em sống xứng đáng với Thiên Chúa, Đấng đã kêu gọi anh em vào Nước và vào vinh quang của Người” (I Th 2,7.11-12).
Cuối thư, ngài khuyên họ: “Anh em đừng dập tắt Thần Khí. Chớ coi thường ơn làm ngôn sứ. Hãy cân nhắc mọi sự, điều tốt hãy giữ lấy, mọi thứ xấu hãy lánh xa” (5,18-22).
Trong bức thư thứ hai gởi cho cùng một cộng đoàn này, thánh Phaolô đã phải cảnh giác họ: “Về ngày Chúa chúng ta là Đức Giêsu Kitô quang lâm và tập hợp chúng ta về với Người, chúng tôi xin anh em điều này: anh em đừng vội để cho tinh thần dao động, cũng đừng hỏang sợ vì một mặc khải của thần khí, một lời nói hay một bức thư được coi như là do chúng tôi và làm cho anh em tưởng là ngày của Chúa đã đến. Đừng để ai lừa dối anh em bất cứ cách nào” (2Th 2,1-3).
Như vậy là sớm có những ngón tay khác tìm cách điểm huyệt làm cho ngu! Sư phụ của cái ngón điểm huyệt làm cho ngu vẫn là kẻ thù truyền kiếp: Xa-tan. Trong thư thứ hai gởi tín hữu Corintô, thành Phaolô vạch mặt chỉ tên nó: “… kẻo chúng ta bị Xa-tan lường gạt, vì không phải chúng ta không biết ý đồ của nó”(2Cr 2,11); “Lạ gì đâu, chính Xa-tan cũng giả dạng thiên thần” (11,14).
Trong thư gởi tín hữu Ga-lát, [là thư thứ hai, về thời gian, sau thư I Th], thánh Phaolô quở trách họ cũng giống Chúa Giêsu quở trách các tông đồ: “Hỡi những người Ga-lat ngu xuẩn, ai đã mê hoặc anh em… Anh em ngu xuẩn như thế sao?” (Gl 3,1.3). Rồi trong phần khuyên bảo, thánh Phaolô nhắc lại điều sách Khôn Ngoan đã nói: “Thật thế, tính xác thịt đam mê những điều trái ngược với Thần Khí… khiến anh em không làm được những điều anh em muốn” (5,17).
Cái nọc độc của Xa-tan thấm sâu đến nỗi người ta lừa dối chính mình: “Nếu ai tưởng mình là cái gì mà chẳng là cái gì cả, thì lừa gạt chính mình” (6,3). Nó có thể trở thành một thứ bệnh dịch: “Sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo huấn lành mạnh, nhưng theo những đam mê của chính mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa ngáy muốn nghe. Họ sẽ ngỏanh tai đi không nghe sự thật, nhưng hướng về những chuyện hoang đường” (2Tm 4,3-4).
Cuối cùng thánh Phaolô còn gặp phải một “Anh Đê-ma đã bỏ tôi, bởi yêu mến thế gian” (2Tm 4,10).
Xa-tan có trăm nghìn ngón để điểm vào cái huỵêt làm cho hóa ngu. Nó có nội gián ngay trong lòng ta, nó có đồng minh và tay chân bao vây ta. Thánh Phaolô bíêt thế, nên từ trong tù, ngài đã viết cho tín hữu Ephêsô: “Tôi quỳ gối trước mặt Chúa Cha… Nguyện xin Chúa ban cho anh em được mạnh mẽ nhờ Thần Khí của Người… để cùng các thánh, anh em đủ sức thấu hiểu mọi kích thước dài rộng cao sâu, và nhận biết lòng yêu mến của Đức Kitô” (Ep 3,14-19).
II. Bài đọc thư Philêmon cho chúng ta thấy thánh Phaolô đã vận dụng sự Khôn Ngoan của tin Mừng để giải quyết một vấn đề xã hội của thời ngài: vần đề nô lệ.
Philêmon là một tín hữu giàu có, nhiệt thành và quảng đại. Nhà ông trở thành nơi hội họp của cộng đoàn Hội Thánh. Thánh Phaolô gọi ông là “người bạn yêu quý và cộng sự viên”.
Không hiểu sao một người nô lệ trong nhà ông Philêmon, tên là Ônêximô, lại bỏ trốn. Nhưng anh ta rất khôn, tìm đến gặp thánh Phaolô đang ở trong tù. Và đối với thánh Phaolô anh ta đã trở thành “đứa con tôi sinh ra trong cảnh xiềng xích…nó là ruột thịt của tôi”. Anh ta trở nên người hữu ích đến nỗi thánh Phaolô ngỏ ý: “Tôi muốn giữ nó ở bên tôi, để nó thay anh mà phục vụ tôi trong khi tôi bị xiềng xích vì Tin Mừng. Nhưng tôi không muốn làm gì mà không có sự ưng thuận của anh…”.
Tương quan giữa Ônêximô, người nô lệ đã bỏ trốn, và Philêmon, ông chủ, bây giờ thế nào?
“Có lẽ nó đã rời xa anh một thời gian, chính là để anh vĩnh viễn được lại nó, không phải như một người nô lệ nữa, nhưng còn hơn một người nô lệ, như một người anh em yêu quý: đặc bíệt yêu quý đối với tôi, phương chi đối với anh lại còn hơn bíêt mấy, xét cả về tình người lẫn tình anh em trong Chúa”.
Sự biến đổi tuyệt vời: người nô lệ trở thành người anh em trong Chúa của ông chủ.
Cách mạng kiểu Mac-xít thay đổi bằng cách lật ngược trật tự xã hội, đổi vai: chủ xuống làm nô lệ, nô lệ lên làm chủ. Ở miền Bắc Việt Nam thời kỳ 1954-1975, còn đi tới khẩu hiệu: “thằng trời kia xuống làm dân, để cho nông hội đứng lên làm trời”, bởi vì nông hội có thể “thay trời làm mưa” và có thể “nghiêng đồng tát nước ra sông”. Cách mạng triệt để tới thế là cùng!
Sự Khôn Ngoan của Tin Mừng thay đổi tận bên trong lòng con người để nâng nô lệ lên làm anh em của chủ, “cả về tình người lẫn tình anh em trong Chúa”. Người nô lệ vô dụng bỏ trốn, nay trở thành “người hữu ích cho cả anh lẫn tôi”.
Tin Mừng không chủ trương lật đổ, nhưng biến đổi các tương quan từ bên trong:
“Thưa anh em, mỗi người đang ở địa vị nào khi được kêu gọi thì cứ ở địa vị đó. Bạn là nô lệ khi được kêu gọi ư? Chớ bận tâm, dù có thể được tự do, tốt hơn hãy lợi dụng thân phận nô lệ. Thật thế, người nô lệ mà được Chúa kêu gọi, thì là người được Chúa giải phóng. Cũng vậy, người tự do mà được kêu gọi, thì là nô lệ của Đức Kitô. Thiên Chúa đã trả giá đắt mà chuộc lấy anh em” (I Cr 7,20-23).
Sự thay đổi diễn ra trong Đức Kitô: “Tất cả anh em đã chịu phép rửa để kết hợp với Đức Kitô, thì đều mặc lấy Đức Kitô. Không còn Do thái hay Hy Lạp, không còn nô lệ hay tự do, không còn nam hay nữ; vì tất cả anh chỉ là một trong Đức Kitô” (Gl 3,27-28).
Xã hội tốt đẹp hơn và bình đẳng tuyệt đối, vì nô lệ trở thành “nô lệ của Đức Kitô, tận tâm thi hành ý Thiên Chúa. Hãy vui lòng phục vụ, như thể phục vụ Chúa, chứ không phải người ta. Người làm chủ cũng hãy đối xử như thế với nô lệ. Đừng dọa nạt nữa: anh em bíêt rằng cả họ, cả anh em cùng có chung một Ông Chủ trên trời và Người không thiên vị ai”. (Ep 6,6-9).
III. Sự Khôn Ngoan Chúa dạy trong bài Tin Mừng.
Sách Tin Mừng Luca nói “dai” nhất và “triệt để” nhất về những điều kiện để làm môn đệ.
Nói “dai” nhất:
Sau lần thứ nhất Chúa Giêsu báo trước cuộc Thương Khó, Lc không kể gì về phản ứng của các tông đồ, mà để cho Chúa Giêsu tuyên bố liền điều kiện làm môn đệ. Sau lần thứ hai, Chúa ân cần sửa dạy cách hành xử “chống thập giá” của các tông đồ, rồi “cương quyết đi lên Giêrusalem” (9,51). Vừa lên đường thì lại xảy ra chuyện hai anh em Giacôbê và Gioan muốn làm môn đệ Elia, khiến lửa từ trời xuống đột người ta, rồi chuyện ba người lần lượt xin theo Chúa hoặc được gọi theo Chúa, và được nghe những điều kiện một cách cụ thể.
Đến chương 14 thì Lc lại kể những lời Chúa nói về điều kiện làm môn đệ.
Sau lần thứ ba loan báo cuộc thương khó thì chỉ thấy “một sự im lặng đáng sợ” từ phía các môn đệ.
Tới bữa Tiệc Vượt Qua cuối cùng, sau khi Chúa đã lập bí tích Thánh Thể, trao Mình và Máu làm của ăn của uống và tuyên bố “bàn tay kẻ nộp Thầy đang cùng đặt trên bàn với Thầy”, thì Lc kể : “các ông còn cãi nhau sôi nổi xem ai trong các ông được coi là người lớn nhất”, khiến Chúa Giêsu phải lặp lại một cách quyết liệt hơn bài học đã dạy sau lần thứ hai và đặt chính mình Chúa làm gương mẫu: “Thầy đây, Thầy ở giữa anh em như một người phục vụ” (Lc 22,21-27àso với Ga 13).
Lc nói “triệt để” nhất:
lần thứ nhất nói về điều kiện làm môn đệ: “Ai muốn đi theo tôi, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình hàng ngày mà theo…” (9,23-26).
Lần thứ hai : “Ai đến với tôi mà không… thì không thể làm môn đệ tôi được. Ai không vác thập giá mình và đi theo tôi, thì không thể làm môn đệ tôi (14,26-27).
Tình triệt để hiện rõ trước tiên ở cụm từ “thập giá hàng ngày”, chứ không phải lâu lâu gặp một lần!
Cách phát biểu lần thứ hai thì như một “định lý đảo” trong tóan học, so với lần thứ nhất là “định lý thuận”. Trong tóan học, khi một định lý thuận có định lý đảo thì không có cách nào thóat được!
Chúa nói với mọi người: Cái phiền là Chúa không nói riêng với các môn đệ vẫn theo Chúa hay với các vị trong nhóm Mười Hai, mà nói với mọi người (9,23 và 14,25). Vậy thì điều kiện này không chỉ dành cho ông cha, bà phước hay ông thầy khổ tu, mà dành cho mọi người.
Làm sao Chúa có thể đòi mọi người như thế được? Ở lần thứ nhất, Chúa giải thích: “Quả vậy, ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất…”. Rõ ràng là khi bị đặt trong một hoàn cảnh phải chọn lựa quyết liệt, thì phải chọn Chúa hơn chính mạng sống mình, hơn mọi của cải trần gian, hơn danh vọng. Đó là trường hợp các thánh tử đạo, tổ tiên chúng ta và những người tử đạo đương thời…
Nhưng Lc Chúa nói đến “thập giá hàng ngày” kia mà! Sách Tin Mừng này đặc biệt thích “hàng ngày” và “hôm nay”. Thiên thần báo tin cho các người chăn chiên: “Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em” (2,11). Chúa Giêsu trong Hội Đường Nadaret: “Hôm nay đã ứng nghiệm lời kinh thánh tai quý vị vừa nghe” (4,21). Khi Chúa vào nhà ông Da-kêu: “Hôm nay, ơn cứu độ đã đến cho nhà này” (19,9). Và trên thập giá, Chúa đáp lời người trộm cướp kêu xin: “Hôm nay, anh sẽ được ở với tôi trên thiên đàng”.
Trong kinh Lạy Cha, “Xin cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy” (11,3).
Ngày nào cũng là “Hôm nay” của ơn cứu độ, ngày nào cũng cần lương thực ngày ấy. Vì thế mà thập giá là nơi treo ơn cứu độ cũng hiện diện hàng ngày như lương thực.
“Thập giá hàng ngày” trở nên khó hiểu vì chúng ta thường hỉểu thập giá là cái gì đau khổ lắm, nên chỉ khi nào gặp chuyện đau khổ lắm mới đem lời “thập giá” ra an ủi nhau!
Trong lời Chúa tuyên bố, chúng ta có thể thấy “từ bỏ chính mình” là nói một cách trừu tượng, “vác thập giá mình hàng ngày” là kiểu nói bằng hình ảnh. Ở thời Chúa Giêsu hai chữ thập giá gợi lên cái gì thì ai cũng biết, và cảnh người bị treo trên thập giá không phải là họa hiếm. Có lẽ những người nghe Chúa cũng đã từng thấy cảnh đó rồi. Bị treo lên thập giá thì chẳng còn gì cả, trần truồng trước con mắt mọi người, ai đi qua cũng có thể phỉ báng, chim trời xuống mổ hay muỗi cắn cũng không đuổi được nữa. Một người bị kết án tử hình đã vác lấy thập giá của mình mà đi thì không còn gì là của mình nữa rồi.
Như vậy hình ảnh “vác thập giá mình hàng ngày” diễn tả trọn vẹn nhất sự từ bỏ, giống như Chúa Giêsu (x. Pl 2,5-11). Chính lời giáo huấn trong bữa Tiệc Vượt Qua cuối cùng cho chúng ta hiểu vác thập gia hàng ngày là đem bản thân và những gì mình có ra phục vụ anh chị em.
Cái khôn của Tin Mừng là “bỏ con săn sắt, bắt con cá rô”, bỏ cái giới hạn để được cái vô hạn, bỏ cái mau qua để được cái vĩnh cửu. Bỏ bóng bắt mồi chứ không bỏ mồi bắt bóng! Có nhiều cách bỏ.
Trong Tin Mừng Lc có các môn đệ “bỏ mọi sự mà đi theo Chúa” (5,11), lại có các phụ nữ giầu có ôm hết của cải mà đi theo Chúa: “Các bà này đã lấy của cải mình mà giúp đỡ Đức Giêsu và các môn đệ” (8,3). Có ông Da-kêu vừa được Chúa gọi và xin cho vào trọ ở nhà ông, ông đã thưa: “Thưa Ngài, đây phân nửa gia tài của tôi, tôi cho người nghèo”(19,8). Có ông Giuse Arimathê dùng uy tín của mình để đơn thân đi gặp Philatô xin xác Chúa Giêsu và chôn trong ngôi mộ mới (23,59-53).
Trong sách Công Vụ và các thư của thánh Phaolô, chúng ta thấy nhiều người như ông Philêmon, biến nhà mình thành nơi hội họp cho cộng đoàn tín hữu. Cặp vợ chồng Pơ-rit-ki-la và A-qui-la liên kết với thánh Phaolô phục vụ các cộng đoàn ở Corintô, Ephesô, Rôma.
Quả thật điều kiện làm môn đệ áp dụng cho mọi người, mọi bậc sống. Làm môn đệ của Chúa không phải là một nếp sống dành riêng cho một số người, nhưng cho mọi người. Ai cũng được mời gọi làm môn đệ của Chúa cả.
Cái trớ trêu của cuộc đời là có những người khôn nửa vời: từ bỏ mọi sự để vào tu viện nhưng vẫn dễ dàng “quên” một món: chính mình. Có khi tu đến hết đời cũng vẫn còn ôm theo chính mình. Vì thế chẳng bao giờ thấy mình hạnh phúc.
Trong chuyện “Bao Công xử án”, có chuyện một ông trong hoàng tộc bị kết tội mưu phản và bị chém đầu. Nhưng tòa án có ba con dao khác nhau: con dao có đầu con chó để chém dân đen (Cẩu đầu trảm), con dao có đầu con hổ để chém quan chức (Hổ đầu trảm) và con dao có đầu con rồng để chém người hoàng tộc (Long đầu trảm). Đáng lẽ theo đúng tội thì phải giáng xuống hàng dân đen. Nhưng Bao Công nể mặt hoàng tộc, ra lệnh “Hổ đầu trảm”. Ông hoàng đòi “Phải xử ta bằng Long đầu trảm”! Bao Công ra lệnh “Cẩu đầu trảm”!
Đúng là “cà cuống chết đến đít còn cay”.
Ngày nay trong các nước nghèo của châu Á, châu Phi, bên cạnh số người thật lòng đáp lại tiếng Chúa gọi, cũng có những kẻ “khôn ngược”: đó là những người chẳng có gì để bỏ, ngòai “chính mình”, nhưng lại ôm theo vào chủng viện, vào tu viện với cái ước mơ “vinh thân phì gia”, “một người làm quan cả họ được nhờ”.
Thật đáng báo động vì nguy hiểm cho tương lai của Giáo Hội.
Thế là đảo lộn Tin Mừng! Thay vì lột bỏ hết để theo Chúa thì lại cùng chia áo sống của Chúa với “quân dữ”, lợi dụng tài sản của Giáo Hội, lợi dụng lòng tốt của giáo dân, của ân nhân trong và ngoài nước… Giáo Hội tại các nước giàu đã chịu bao nhiêu thiệt thòi, có khi phá sản vì những gương xấu của linh mục, tu sĩ. Giáo Hội tại các nước nghèo không cẩn thận thì lại “nuôi ong tay áo”, tới lúc nào nó đốt cho rồi bay đi thì hối không kịp.
Phần cuối bài Tin Mừng, Chúa Giêsu dạy tiếp sự khôn ngoan của Tin Mừng. Chúa kể hai dụ ngôn về khôn ngoan ở đời là phải biết tình tóan. Rồi chuyển qua sự khôn ngoan của Tin Mừng: “Cũng vậy, ai không từ bỏ hết những gì mình có, thì không thể làm môn đệ tôi”. Lại một định lý tóan học! Nhưng sao lại “cũng vậy”? Hai thí dụ đều là phải biết tính tóan, áp dụng vào con đường làm môn đệ thì lại không có tính toán mà chỉ có “trọn gói”!
“Cũng vậy” nghĩa là giống nhau. Giống nhau ở chỗ nào đây?
Giống nhau ở chỗ hai bên đều là khôn cả :
Khôn ở đời là phải bíêt tính tóan,
khôn của Tin Mừng là không tính tóan.
Tuy Chúa Giêsu học nghề thợ mộc, quen đo đạc: đo cuộc sống cũng lấy “khủyu tay” (Lc 12,12,27), nhưng đến khi nói về điều kiện để theo Chúa thì Chúa xóa hết các động từ “cân, đo, đong, đếm”, chỉ bíêt “trọn gói”.
Chúa khôn thiệt. Không cân, đo, đong, đếm thì không chia chác được.
Chúa cũng không cân, đo, đong, đếm từ khi làm người cho đến khi trút hơi trên thánh giá: “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha”.
Xin Chúa cho con một tí cái khôn của Chúa đi, con sẽ hạnh phúc suốt đời và muôn đời.
Nguyễn công Đoan, S.J.
10/9/2013(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét