CHÚA NHẬT 29/09/2013
Chúa Nhật 26 Quanh Năm Năm C
(Phần I)
Bài Ðọc I: Am 6, 1a. 4-7
"Các ngươi đã
mê đắm và ca hát, giờ đây các ngươi bị lưu đày.
Trích
sách Tiên tri Amos.
Ðây
Chúa toàn năng phán: "Khốn cho các ngươi là những kẻ phú quý ở Sion, và tự
kiêu trên núi Samaria. Các ngươi đã nằm ngủ trên giường ngà, mê đắm trên ghế
dài: ăn chiên con trong đoàn và bê béo trong đàn; và ca hát theo tiếng đàn cầm
thụ; người ta nghĩ mình như Ðavit, có những nhạc khí, dùng chén lớn uống rượu,
lấy dầu hảo hạng xức lên mình, và chẳng thương hại gì đến nỗi băn khoăn của
Giuse; vì thế, giờ đây họ phải lưu đày và đi đầu các kẻ lưu đày; những buổi yến
tiệc của các kẻ buông tuồng sẽ không còn nữa".
Ðó
là lời Chúa.
Ðáp Ca: Tv 145, 7. 8-9a.
9bc-10
Ðáp: Linh hồn tôi ơi, hãy
ngợi khen Chúa (c. 2a).
Xướng: 1) Chúa là Ðấng trả
lại quyền lợi cho người bị ức, và ban cho những người đói được cơm ăn. Thiên
Chúa cứu gỡ những người tù tội. - Ðáp.
2)
Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù; Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng
khuất phục; Thiên Chúa yêu quý các bậc hiền nhân; Thiên Chúa che chở những
khách kiều cư. - Ðáp.
3)
Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi quả phụ, và làm rối loạn đường nẻo đứa ác
nhân. Thiên Chúa sẽ làm vua tới muôn đời, Sion hỡi, Thiên Chúa của ngươi sẽ làm
vua tự đời này sang đời khác. - Ðáp.
Bài Ðọc II: 1 Tm 6, 11-16
"Con hãy gìn
giữ huấn lệnh cho tới ngày Chúa lại đến".
Trích
thư thứ nhất của Thánh Phaolô Tông đồ gửi Timôthêu.
Hỡi
người của Thiên Chúa, hãy theo đuổi đức công chính, lòng đạo hạnh, đức tin, đức
ái, đức nhẫn nại, đức hiền lành. Con hãy chiến đấu trong cuộc chiến đấu chính
nghĩa của đức tin. Hãy cố đoạt lấy sự sống đời đời mà con đã được kêu gọi tới
và cũng vì đó, con đã mạnh dạn tuyên xưng đức tin trước mặt nhiều nhân chứng.
Cha chỉ thị cho con trước mặt Thiên Chúa, Ðấng làm cho muôn vật được sống, và
trước mặt Ðức Giêsu Kitô, Ðấng đã làm trước mặt Phongxiô Philatô, lời tuyên
xưng thẳng thắn, con hãy giữ gìn huấn lệnh đó cho tinh tuyền và không thể trách
được, cho tới ngày Chúa chúng ta là Ðức Giêsu Kitô lại đến, mà đến thời đã định,
Ðấng phúc lộc và quyền năng duy nhất sẽ tỏ ra, Người là Thiên Chúa, Vua các vua
và Chúa các chúa, Ðấng độc nhất trường sinh bất tử, Người ngự trong ánh sáng
siêu phàm, không một ai trong loài người đã xem thấy hay có thể xem thấy: (kính
chúc) vinh dự và quyền năng cho Người muôn đời. Amen!
Ðó
là lời Chúa.
Alleluia: Ga 1, 14 và 12b
Alleluia,
alleluia! - Lạy Chúa, xin hãy phán, vì tôi tớ Chúa đang nghe, Chúa có lời ban sự
sống đời đời. - Alleluia.
Phúc Âm: Lc 16, 19-31
"Ngươi đã được
sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ".
Tin
Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi
ấy, Chúa Giêsu phán cùng những người biệt phái rằng: "Có một nhà phú hộ
kia vận toàn gấm vóc, lụa là, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người
hành khất tên là Ladarô, nằm bên cổng nhà ông đó, mình đầy ghẻ chốc, ước được
những mụn bánh từ bàn ăn rớt xuống để ăn cho đỡ đói, nhưng không ai thèm cho.
Những con chó đến liếm ghẻ chốc của người ấy. Nhưng xảy ra là người hành khất
đó chết và được các Thiên Thần đem lên nơi lòng Abraham. Còn nhà phú hộ kia
cũng chết và được đem chôn. Trong hoả ngục, phải chịu cực hình, nhà phú hộ ngước
mắt lên thì thấy đàng xa có Abraham và Ladarô trong lòng Ngài, liền cất tiếng
kêu la rằng:
'Lạy
Cha Abraham, xin thương xót tôi và sai Ladarô nhúng đầu ngón tay vào nước để
làm mát lưỡi tôi, vì tôi phải quằn quại trong ngọn lửa này'. Abraham nói lại:
'Hỡi con, suốt đời con, con được toàn sự lành, còn Ladarô gặp toàn sự khốn khổ.
Vậy bây giờ Ladarô được an ủi ở chốn này, còn con thì chịu khốn khổ. Vả chăng,
giữa các ngươi và chúng tôi đây đã có sẵn một vực thẳm, khiến những kẻ muốn từ
đây qua đó, không thể qua được, cũng như không thể từ bên đó qua đây được'.
Người
đó lại nói: 'Ðã vậy, tôi nài xin cha sai Ladarô đến nhà cha tôi, vì tôi còn năm
người anh em nữa, để ông bảo họ, kẻo họ cũng phải sa vào chốn cực hình này'.
Abraham đáp rằng: 'Chúng đã có Môsê và các tiên tri, chúng hãy nghe các ngài'.
Người đó thưa: 'Không đâu, lạy cha Abraham, nhưng nếu có ai trong cõi chết hiện
về với họ, thì ắt họ sẽ hối cải'. Nhưng Abraham bảo người ấy: 'Nếu chúng không
chịu nghe Môsê và các tiên tri, thì cho dù kẻ chết sống lại đi nữa, chúng cũng
chẳng chịu nghe đâu'".
Ðó
là lời Chúa.
Suy niệm : Trở lại và thay đổi nếp sống
Bài
sách Amos trong Chúa Nhật trước đã nói đến những con người buôn bán muốn làm
giàu bằng cách bóc lột người nghèo. Hôm nay nhà tiên tri nói đến hạng người đã
khá giả và đang có thế lực, mà người phú hộ trong bài Tin Mừng Luca là một tiêu
biểu. Giáo huấn của Chúa dạy chúng ta không nên bắt chước những người này,
nhưng hãy nghĩ đến tương lai dành cho những người như Lazarô, để chúng ta theo.
Lời thư gửi cho Timôthê mà biết đặt tầm quan trọng vào công việc nào ở trần
gian này? Vậy chúng ta hãy quan sát nếp sống của những con người đầy đủ ở trong
xã hội, định mệnh dành cho họ, và cách thức chúng ta phải sống để được tương
lai khác họ.
1.
Nếp Sống Của Những Con Người Ðầy Ðủ
Một
lần nữa chúng ta lại nghe tiếng nói của tiên tri Amos. Ông là dân quê ở miền
Nam nước Do Thái, được Chúa chọn đi tuyên sấm ở miền Bắc. Từ một nếp sống bình
dị nơi thôn dã, ông đã thấy mình đứng trước một xã hội buôn bán tấp nập. Không
phải ông không muốn thích nghi với đời sống mới, nhưng con mắt của người được
Chúa chọn nhận ra ngay những nguy hiểm của nếp sống chạy theo tiền bạc. Người
ta cạnh tranh lừa đảo, bóc lột nhau để mà làm giàu. Nhưng để làm gì?
Bài
sách hôm nay mô tả nếp sống của hạng người đầy đủ trong xã hội. Nói đúng hơn,
đây là giai cấp chiếm ưu thế và được biệt đãi. Họ ung dung cậy dựa vào các
thành phần kiên cố ở bờ cõi. Tức là họ đang tin vào trật tự an ninh của xứ sở.
Pháp luật và quân đội đang bảo vệ họ, vì họ đang là giai cấp thống trị. Người
dân phải đến với họ và họ xét xử mọi công việc.
Bề
ngoài, người ta thấy họ như vậy, nhưng bên trong họ đang sống thế nào? Amos viết:
"Họ đang nằm trên giường ngà, thõng thượt trên các sập gụ". Ðây không
phải là hình ảnh quen thuộc nơi dân Do Thái. Nếp sống này rõ ràng lai căng. Nó
bắt chước Hy Lạp, dân ngoại. Nó chứng tỏ lớp người đứng đầu dân đã mất tinh thần
dân tộc. Và đối với Amos, như vậy là mất tất cả tinh thần đạo đức. Israen không
có tôn giáo riêng ư? Và tôn giáo này có cả một luật pháp với nhiều điều khoản
quy định nếp sống xã hội. Bỏ nếp sống này để du nhập phong tục ngoại lai, há chẳng
phải là đã bỏ niềm tin vào Thiên Chúa và đạo của Người rồi sao? Không phải bọn
họ đã theo đạo nào khác, đạo mới của họ chỉ là nếp sống ươn ái trong chè chén
nhậu nhẹt. Chính vì vậy mà Amos dùng những từ ngữ có màu sắc tôn giáo để tiếp tục
mô tả nếp sống của họ.
Ông
viết: họ ăn chiên cừu cùng bê nhốt chuồng, họ nghêu ngao họa theo tiếng đàn, tự
bày nhạc khí theo Ðavít, họ uống rượu cả tô và xức dầu thượng hạng.
Chiên,
cừu, bê là những vật thường được dùng để dâng lễ; nay nằm trên bàn ăn của hạng
giàu có. Và để phòng ăn của họ trở nên như đền thờ, họ nghêu ngao dạo nhạc như
Ðavít. Họ dùng rượu và xức dầu thượng hạng như các tư tế vào dịp lễ lớn. Ít nhất
họ cũng đã mang các thứ quen dùng trong đền thờ ra mà ăn uống. Ðạo của họ bây
giờ nằm trong những thứ này. Và vì thế Amos muốn dùng những từ ngữ vừa diễn tả
nếp sống thực tế của họ, vừa đồng thời khẳng định tôn giáo của họ bây giờ là thế
đó. Với những con người đã đầy đủ, Chúa của họ bây giờ là "cái bụng"
cũng như đối với những kẻ đang làm giàu: tiền mới là chúa tể. Và đối với cả hai
hạng người, nhân dân, đồng bào không còn là gì nữa. Sống chết mặc bay; Giuse có
tang thương, Ephraim có đau ốm, cũng chẳng thèm biết. Tương lai dân tộc có làm
sao, họ cũng chẳng để ý.
Nhưng
họ dại và ngốc. Ðó là những tĩnh từ quen thuộc dùng trong Kinh Thánh để nói về
họ, định mệnh sẽ đến chộp lấy họ đang lúc bất ngờ nhất. Và ở đây Amos nói: họ sẽ
là những người bị bắt đi lưu đày đầu tiên; họ sẽ cầm đầu đoàn người bị phát
lưu, vì khi các thành trì bảo vệ quyền lợi của giai cấp thống trị sụp đổ, bọn
này sẽ là những nạn nhân đầu tiên và khốn nạn nhất.
Amos
nói như vậy thì chưa đưa sang bình diện tôn giáo. Ông đã có quan niệm tôn giáo
để quan sát và phân tích nếp sống trụy lạc của giai cấp có của và thống trị.
Nhưng khi nói về định mệnh, tương lai của hạng người này, ông vẫn chỉ chờ một
cuộc đổi thay xã hội và những hình phạt trần gian. Chúng ta sẽ không thấy như vậy
trong bài Tin Mừng là mạc khải sẽ đầy đủ hơn.
2.
Ðịnh Mệnh Của Những Người Giàu Có
Chúng
ta ai cũng thuộc nằm lòng câu chuyện người phú hộ và Lazarô ăn mày. Nhưng chưa
chắc chúng ta đã hiểu như nhau và nhất là biết hiểu đúng ý của tác giả Luca.
Thánh
Luca kể rằng có một người phú hộ ăn mặc gấm tía và lụa mịn, ngày ngày yến tiệc
linh đình. Nếp sống của ông ta làm cho chúng ta nhớ lại bài sách của Amos. Và
quả thật, ông ta chỉ biết ăn uống, chứ đâu có để mắt tới đồng bào, đồng loại
gì... Có người ăn mày tên là Lazarô, nằm ở cổng nhà ông chỉ mong được miếng thừa
nào trên bàn của ông liệng xuống mà vẫn không được. Cũng là hai con người,
nhưng là hai thân phận. Tác giả Luca không cần mô tả thêm con người giàu có. Ðã
có Amos kể thay rồi. Ngòi bút của Luca chú ý hơn để vẽ hình ảnh người ăn mày.
Ðây
là lần duy nhất trong tác phẩm, Luca đã đặt cho nhân vật trong bài dụ ngôn một
tên. Thế nên chúng ta đừng nghĩ đây là một tên thật, và muốn đồng hóa với
Lazarô em của Mátta và Maria. Hai chị em này đâu có nghèo đến nỗi bắt em phải
đi ăn xin; Lazarô trong tác phẩm của Gioan (chương 1) không lở lói, hôi thối đến
nỗi người ta phải khiêng vứt ở cổng nhà người phú hộ. Ðàng khác, dụ ngôn không
phải là những câu chuyện có thật, mà chỉ là những câu chuyện có khả năng xảy ra
để giúp chúng ta có một bài học đạo đức.
Nhưng
tại sao tác giả Luca lại muốn gọi tên người ăn mày là Lazarô? Ðể chúng ta liên
tưởng đến người em trai của hai chị em Mátta và Maria được Chúa thương cho sống
lại? Và như vậy Luca muốn báo trước số phận tốt đẹp chung cuộc của người ăn
xin. Và khi mô tả Lazarô lở lói, bị vứt ở cổng nhà người phú hộ, có lẽ tác giả
muốn lấy lại hình ảnh ông Yob và xác định đây là con người nghèo khó công
chính, bị bạc đãi ở đời này nhưng chỉ là tạm thời, vì chung cuộc tương lai sẽ rất
tốt. Hơn nữa, trong tiếng Do Thái, từ ngữ Lazarô có nghĩa là "Thiên Chúa cứu
giúp". Tác giả Luca muốn nói rằng: những con người nghèo khó là những kẻ
đang cần được và sẽ được Thiên Chúa cứu giúp; họ là thành phần được Người quan
tâm, chiếu cố và yêu mến. Và Người sẽ bắt tất cả mọi sự phục vụ những con người
này, nên ở đây ngay bầy chó hoang, thường chỉ đi xâu xé, thế mà đối với Lazarô
chúng cũng dễ thương lạ lùng, đến liếm các ung nhọt cho ông. Và điều này càng
nói lên ác tâm bất nhẫn của người phú hộ hơn nữa.
Như
vậy, việc giới thiệu hai nhân vật đã xong. Tác giả Luca nói đến câu chuyện xảy
ra. Lazarô chết và được các Thiên Thần đưa lên dự tiệc ngay nơi lòng Abraham;
còn người nhà giàu cũng chết và được tống táng. Chỉ hai câu nói thôi, nhưng đầy
ý nghĩa. Người Do Thái quan niệm rằng các người công chính sau khi chết, sẽ được
các thiên thần đưa lên trời dự tiệc, giữa cộng đoàn dân Chúa có tổ phụ Abraham
chủ tọa. Và ai cũng được yêu, càng được ngồi gần vị tổ phụ. Kiểu nói "ngồi
trong lòng Abraham" chỉ muốn diễn tả chỗ ngồi đặc biệt và tình âu yếm ấy.
Số phận của Lazarô đã đổi thay hoàn toàn. Không do một biến động chính trị như
Amos đã gợi đến trong bài sách hôm nay. Cũng không như tác giả sách Yob đã nói
rằng ông này được lại hết mọi sự ở đời này và được gấp trăm, gấp nghìn. Ở đây
việc đổi thay số phận xảy ra ở bên kia thế giới, sau khi con người đã chết. Ðó
là bình diện Nước Trời chứ không còn phải trong phạm vi trần gian.
Chúng
ta hãy đọc tiếp để thấy quan niệm của tác giả Luca về đời sau và định mệnh
chung cuộc của hai nhân vật trong bài dụ ngôn. Vậy, Lazarô được đưa lên trời,
còn người phú hộ thì được đem đi tống táng. Một người ở trên và một người ở dưới.
Kẻ ở dưới ngước mắt lên thấy hạnh phúc người ở trên. Thấy mình đang nóng nảy
trong lửa, còn Lazarô thì đang an thái nơi lòng của Abraham; kẻ khổ sở tự nhiên
phải buột miệng kêu lên. Xin Cha Abraham nói với Lazarô nhỏ xuống cho một chút
nước để đỡ khổ. Nhưng y đã không hiểu gì. Và Abraham phải cắt nghĩa: bây giờ sự
đổi thay đã dứt khoát và hố sâu ngăn cách giữa hai thế giới hạnh phúc và khổ sở
không thể bắc cầu được nữa. Kẻ xưa khổ thì nay sướng và kẻ xưa sướng thì nay khổ.
Chứ không như ngày xưa khi ở trên mặt đất kẻ sướng có thể đến với kẻ khổ mà
chia sẻ... Nhưng vì đã không muốn làm việc ấy, nên giờ đây y đừng hy vọng bắt
được nhịp cầu hiệp thông...
Câu
chuyện dĩ nhiên có thể chấm dứt ở chỗ này. Và đã có nhiều bài học cho chúng ta.
Ngoài những quan niệm về đời sau như: định mệnh của người lành kẻ dữ đã khác
nhau ngay từ sau khi chết và trước ngày phán xét chung; định mệnh ấy đã dứt
khoát không thay đổi được nữa vì đã hết thời có thể lập công phúc; ở đây khi mô
tả sự thay đổi số phận của hai người trong khi sống và sau khi chết, tác giả
Luca có ý diễn tả một giáo huấn thông thường của Ðức Giêsu, đó là việc Nước Trời
được dành cho những kẻ nghèo khó; vì Thiên Chúa sẽ cứu giúp họ và kẻ tự mãn ở đời
này sẽ ra đi tay không về đời sau.
Nhưng
tác giả Luca đã không dừng lại ở những điểm này. Người muốn kêu gọi người ta
"trở lại". Ðặc biệt ở đây, Người muốn nói với những người Do Thái có
Abraham là tổ phụ. Họ phải thay đổi đường lối để không bị loại ra khỏi Nước Trời
sau này. Tác giả Luca biết rõ họ rất cứng lòng. Trước đây khi Ðức Giêsu còn
đang giảng đạo họ đòi phải thấy phép lạ điềm thiêng. Người bảo họ sẽ chẳng được
xem dấu lạ nào, ngoài dấu hiệu của tiên tri Giona, tức là ngoài sự kiện chính
Người sẽ sống lại ngày thứ ba sau khi chịu chết. Nay việc đó đã xảy ra rồi; thế
mà Luca vẫn thấy họ cứng lòng. Nên hôm nay, tác giả đau đớn dùng miệng Abraham
mà nói: dẫu cho có ai sống lại từ cõi chết, chúng cũng chẳng ngã lẽ đâu! Và đối
với người Do Thái, chỉ còn lại hy vọng là họ hãy nghe Môsê và các tiên tri. Ấy
là chưa kể chính mầu nhiệm Ðức Giêsu chịu chết và phục sinh, muốn hiểu được
cũng phải tựa vào lời sách thánh kể từ Môsê cho tới các tiên tri, như chính
Chúa sống lại đã làm như thế để giúp đỡ các đức tin của các tông đồ.
Như
vậy bài Tin Mừng Luca hôm nay có những ý tưởng mà thoạt nghe chúng ta đã chưa
nhận ra. Người đã không thuật lại câu chuyện Ðức Giêsu đã kể, một cách đơn giản
đâu. Vẫn biết khi kể chuyện người phú hộ và Lazarô ăn mày, Chúa đã có ý kêu gọi
thính giả của Người là người Do Thái, phải trở lại. Chúa cũng đã muốn thúc giục
họ tin vào Môsê và các tiên tri vì các ông này vẫn làm chứng về Người. Nhưng chắc
chắn khi Chúa nói: dẫu có ai sống lại từ cõi chết chúng cũng chẳng ngã lẽ đâu,
người nghe lúc bấy giờ chưa hiểu một cách thấm thía như tác giả Luca sẽ hiểu
sau này và như chúng ta vừa trình bày ở trên.
Dù
sao ý tưởng chính của tác giả vẫn là muốn kêu gọi người ta trở lại và thay đổi
nếp sống chỉ biết có cái bụng của mình mà không nghĩ đến ai. Thực ra đó cũng là
ý của Amos khi ông dùng hình phạt lưu đày để đe dọa những kẻ sống đầy đủ mà ích
kỷ. Chỉ có điều ông chưa nghĩ đến đời sau và bình diện Nước Trời một cách sâu sắc
như tác giả Luca. Nhưng có như vậy Tân Ước mới hoàn tất Cựu Ước!... Tuy nhiên
Tân Ước nơi các sách Tin Mừng, tức là giáo huấn đầy đủ của Chúa Giêsu cũng còn
cần phải được triển khai. Và hôm nay tác giả thư Timôthê giúp chúng ta thi hành
giáo huấn của Chúa.
3.
Nếp Sống Và Ðịnh Mệnh Của Chúng Ta
Tác
giả đi từ chỗ nhất trí với Amos và Luca, tức là người của Thiên Chúa thì phải
lánh xa nếp sống của những kẻ tham lam tiền của và giàu có dư dật (xem
6,7-11a). Thay vào đó hãy theo đuổi công chính và đạo đức. Và cho được như vậy
phải sống ba nhân đức: tin, cậy, mến. Riêng Timôthê, tuổi còn trẻ và đang đứng
đầu giáo đoàn, hãy bắt chước lòng từ tâm của Chúa Giêsu và đó là tư cách Phúc
Âm của những người giữ trọng trách trong Hội Thánh.
Nếp
sống đạo đức như vậy chính là nếp sống đức tin, một nếp sống đòi phải phấn đấu
rất nhiều. Nhưng có nhiều lý do có thể trở thành động lực thúc đẩy người của
Thiên Chúa trong cuộc chiến chính nghĩa này. Nào là sự sống đời đời đang chờ họ
ở trên bình diện Nước Trời; nào là lời hứa đáp trả tiếng Chúa gọi mà họ đã
tuyên xưng trước mặt Chúa và ở giữa cộng đồng các thánh. Nhưng nhất là gương
sáng của Ðức Giêsu Kitô đã tuyên chứng trước mặt Philatô. Chính Người sẽ lại xuất
hiện trong ngày sau hết để làm sáng tỏ giá trị của hết mọi người.
Những
lý lẽ này là những đề tài để suy niệm không cùng. Nhưng tất cả đều qui về Ðức
Giêsu Kitô. Tác giả bài thư Timôthê bảo chúng ta cứ chiêm ngưỡng Người thì thấy
phải đổi mới đời sống như thế nào...
Chúng
ta sắp thể hiện mầu nhiệm của Người trên bàn thờ. Ðặc biệt chúng ta sẽ nhờ đến
cuộc tuyên chứng của Người trước mặt Philatô, tức là cuộc tử nạn vinh hiển của
Người. Người đã can đảm quảng đại "vượt qua" như thế nào để chúng ta
bắt chước mà từ bỏ đời sống cũ và mặc lấy tinh thần mới. Nếu trước đây chúng ta
còn ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân mình ở đời này, thì từ nay chúng ta cố gắng
hơn vừa vươn lên bình diện Nước Trời và hướng về đời sau, vừa phải quảng đại và
bác ái nghĩ đến tha nhân và xã hội. Ðó là những mặt không thể thiếu trong nếp sống
mới và các bài Kinh Thánh hôm nay muốn chúng ta đem thực hành nhờ ơn Chúa.
(Trích dẫn từ tập sách Giải Nghĩa Lời
Chúa
của Ðức cố Giám Mục Bartôlômêô Nguyễn
Sơn Lâm)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Chúa Nhật 26 Thường Niên, Năm C
Bài đọc: Amo 6:1a,
4-7; 1 Tim 6:11-16; Lk 16:19-31.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Phải biết quản lý của cải Thiên Chúa
ban.
Bài
học giáo dục về việc xử dụng tiền của đúng chỗ và đúng mức rất cần cho cuộc sống,
vì đại đa số con người qua bao thời đại đều không biết bài học này. Hậu quả là
không biết bao nhiêu người rơi vào cám dỗ của bẫy tiền mà quỉ thần đã khôn khéo
giăng ra, để rồi phải chịu những hậu quả tai hại cho bản thân, cho gia đình,
cho xã hội và Giáo Hội, cả đời này và đời sau.
Các
bài đọc hôm nay rất cần thiết để các tín hữu chúng ta học hỏi và suy xét, để rồi
rút ra những bài học cụ thể cho chính mình trong cách xử dụng tiền của và giáo
dục những người chúng ta có trách nhiệm.
Trong
bài đọc I, ngôn sứ Amos cảnh cáo vua chúa và những nhà lãnh đạo trong cả hai
vương quốc Israel và Judah, đã lạm dụng chức quyền để lãng phí tiền của vào những
cuộc vui chơi trác táng, mà không chịu hoàn thành sứ vụ được trao là lo cho dân
hiểu biết Thiên Chúa và mưu cầu cơm no áo ấm cho mọi người trong nước. Trong
bài đọc II, thánh Phaolô khuyên môn đệ của mình hãy tránh xa mọi cám dỗ bất
chính do lòng ham mê tiền của gây ra, và biết dùng thời giờ để luyện tập nhân đức
để giành cho được cuộc sống đời đời mà Thiên Chúa đã hứa cho các tín hữu trong
ngày Đức Kitô quang lâm. Trong Phúc Âm, thánh Lucas đưa ra câu truyện của hai
nhân vật: ông đại phú và anh dân nghèo Lazarô, để nhắc nhở mọi người hãy biết sống
làm sao để đạt hạnh phúc đời đời, vì cuộc sống đời sau là phản ngược của cuộc sống
đời này.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/
Bài đọc I: Khốn cho những ai chẳng biết đau lòng trước cảnh nhà Giuse sụp đổ!
1.1/
Người giầu làm những việc vô nghĩa.
Ngôn
sứ Amos viết những lời khiển trách nặng nề này tại vương quốc Israel cho cả vua
chúa và các nhà lãnh đạo tại hai vương quốc Judah và Israel, khi cả hai vương
quốc này chưa bị thất thủ và lưu đày: “Khốn cho những kẻ sống yên ổn tại Sion,
và sống an nhiên tự tại trên núi Samaria.” Sion là thủ đô của vương quốc Judah
và Samaria là thủ đô của vương quốc Israel. Những nhà lãnh đạo tại Sion nghĩ họ
đã có Đền Thờ Jerusalem, nơi Thiên Chúa ngự trị; vì thế, sẽ không có quyền lực
nào có thể phá nổi Nhà của Đức Chúa. Những nhà lãnh đạo của Samaria cũng nghĩ
tương tự như thế, vì chính Thiên Chúa đã ra lệnh tách quốc gia ra làm đôi, và họ
cũng có đền thờ của Đức Chúa tại Bethel bảo vệ. Họ nghĩ là quốc gia cứ an vui
như vậy mãi để họ tiếp tục hưởng thụ của cải họ đang có. Hai điều mà ngôn sứ
Amos liệt kê:
(1)
Giầu có làm con người tốn của vào những việc vô ích: Giường là chỗ để
nghỉ ngơi dưỡng sức, con người chỉ cần một khung giường và một tấm phản, hay một
tấm nệm cho những ai sợ đau lưng; chứ con người không cần một giường làm bằng
ngà voi, hay gỗ quí, hay cẩn xà cừ. Tất cả những thứ phụ thuộc đó chỉ là để phô
trương sự giàu có của mình. Theo phong tục Do-thái, giết chiên non hay bê béo
thường là để làm của lễ hy sinh hay tiếp đón khách quí; chứ không phải là điều
làm thường xuyên hay mỗi ngày.
(2)
Giầu có làm con người tốn thời gian cho việc hưởng thụ: Phú quí sinh lễ
nghĩa hay ăn no rồi rửng mỡ. Thay vì phải dùng thời giờ cho những việc dạy dỗ
và quản trị dân chúng, sau khi đã no say, họ lại quay qua đàn hát để giải trí.
Họ sáng chế nhạc cụ để ca hát những bài ca đã nghe được trong cung điện các
nơi, như để biểu lộ sự giàu sang hưởng thụ của triều đại mình.
1.2/
Họ chẳng biết đau lòng trước cảnh nhà Giuse sụp đổ: Nhà Giuse mà ngôn sứ
Amos dùng ở đây ám chỉ sự sắp sụp đổ của cả hai vương quốc. Theo ông, hai tội
to lớn mà vua chúa và toàn dân đã xúc phạm đến Thiên Chúa:
(1)
Bỏ quên Thiên Chúa: Vua
chúa và các nhà lãnh đạo đã chạy theo tiền của và bỏ quên Thiên Chúa. Họ không
còn nghĩ đến những lời dạy bảo của Thiên Chúa; vì nếu nghĩ tới, họ sẽ không dám
làm như vậy.
(2)
Bất công xã hội: Giầu có thường liên quan đến bất công xã hội. Một số những bất
công ngôn sứ Amos đã liệt kê trong những chương trước như: thâm lạm công quĩ,
ăn của hối lộ, lấy của người nghèo, mua bán gian lận...
Hậu
quả là cả hai vương quốc sẽ bị quân thù phương Bắc san phẳng và đem đi lưu đày.
Vua chúa và những nhà lãnh đạo sẽ là những người dẫn đầu trong cuộc lưu đày và
họ sẽ nhận ra tội lỗi của họ đã xúc phạm đến Thiên Chúa. Những lời tiên báo của
ngôn sư Amos đã trở thành hiện thực khi vương quốc miền bắc bị thất thủ năm 721
BC bởi Assyria, và vương quốc miền Nam bị thất thủ năm 587 BC. bởi tay vua
Babylon.
2/
Bài đọc II: Hãy tuân giữ điều răn của Chúa mà sống cho tinh tuyền, không chi
đáng trách.
2.1/
Cách sống của người môn đệ Chúa: Phaolô gọi Timothy, môn đệ của mình, với một danh
xưng cao trọng là “người của Thiên Chúa.” Trong Cựu Ước, Moses và các ngôn sứ
được gọi là người của Thiên Chúa. Mục đích của Phaolô là khuyên Timothy phải sống
đúng với danh xưng này, người của Thiên Chúa phải sống khác với người của thế
gian. Phaolô liệt kê những điều Timothy phải làm:
(1)
Hãy tránh xa những cám dỗ mà giầu có mang lại: Dựa vào những gì Phaolô đã
nói trước trình thuật hôm nay, “những điều đó” chỉ lòng lo lắng những sự đời
này và bỏ quên Thiên Chúa để chạy theo những cám dỗ của tiền bạc mang lại.
(2)
Hãy cố gắng luyện tập nhân đức: để trở nên người công chính, đạo đức, giàu lòng tin
và lòng mến, hãy gắng sống nhẫn nại và hiền hoà. Khi không chịu ảnh hưởng của
tiền của, các tín hữu sẽ có khôn ngoan và nhiều thời gian để học hỏi và luyện tập
nhân đức theo những đòi hỏi của Thiên Chúa.
(3)
Hãy giành cho được sự sống đời đời: Đây là lý do cao trọng và trên hết mà các tín hữu phải
luôn nhớ mình được kêu gọi để đạt tới. Thánh Phaolô có lẽ nhắc lại lời tuyên
xưng của Timothy khi chịu phép Rửa Tội là bỏ tà thần và mọi quyến rũ bất chính
của nó, đồng thời tuyên xưng đức tin vào Thiên Chúa và cuộc sống đời đời. Thánh
Phaolô cũng cho Timothy một mẫu gương để Timothy noi theo là gương của Đức
Kitô. Ngài đã can đảm tuyên nhận mình là “Vua dân Do-thái;” cho dẫu lời tuyên
xưng này đem lại bản án tử hình cho Ngài.
(4)
Hãy tuân giữ điều răn của Chúa mà sống cho tinh tuyền, không chi đáng trách.
2.2/
Đức Kitô sẽ xuất hiện và ban phần thưởng là cuộc sống đời đời. Thánh Phaolô
cũng nhắc lại hai điều cốt cán của đức tin:
(1) Đức Kitô sẽ trở lại để phán xét con người:
Con người sẽ phải trả lời với Ngài và chịu trách nhiệm cho những gì họ đã làm
trên trần gian.
(2)
Thiên Chúa là Đấng duy nhất mà mọi người phải hướng về, chứ không phải là của cải
thế gian hay bất kỳ điều gì khác.
3/
Phúc Âm: Hậu quả của hai lối sống trái ngược nhau
3.1/
Cuộc sống đời này
(1)
Lối sống vô tâm của phú gia: Quần áo chỉ là vật dùng để che thân, trong khi người nghèo không
có quần áo đủ để mặc, ông nhà giàu mặc “toàn lụa là gấm vóc.” Lương thực giúp
cho con người có đủ dinh dưỡng để sinh sống, trong khi người nghèo không có một
bữa ăn no, ông nhà giàu “yến tiệc linh đình hằng ngày.”
(2)
Cuộc sống đau khổ nhưng tin tưởng nơi Thiên Chúa của Lazarô: Lazarô không những
nghèo còn mang bệnh tật đau đớn trên mình. Ông nằm trước cổng ông nhà giàu,
thèm được ăn những thứ trên bàn ăn của ông ấy rớt xuống mà ăn cho no. Lại thêm
mấy con chó cứ đến liếm ghẻ chốc anh ta.
Chúng
ta không thể suy tán những gì trình thuật không đề cập tới, chúng ta chỉ có thể
chú trọng đến hai tội của ông nhà giàu:
(1)
Ông không quan tâm gì đến nhu cầu của tha nhân: Lazarô nằm trước cửa nhà ông,
khi ra vào lui tới ông đều gặp; nhưng ông đã quá hững hờ, vô tâm, vô cảm trước
sự thiếu thốn và nỗi đau của đồng loại.
(2)
Ông không nghĩ gì đến cuộc sống đời sau hay kể gì đến lời dạy của Thiên Chúa; nếu
ông nghĩ, ông sẽ không làm như thế.
Thế
rồi người nghèo này chết, và được thiên thần đem vào lòng ông Abraham. Ông nhà
giàu cũng chết, và người ta đem chôn.
3.2/
Cuộc sống đời sau: là ngược hẳn lại những gì của cuộc sống đời này.
(1)
Của ông nhà giàu: Ông
không một chút quan tâm gì đến sự nghèo đói và đau đớn vì ghẻ lở của Lazarô,
chưa bao giờ ông bố thí cho Lazarô một mẩu bánh; thế mà giờ đây ông lại xin:
"Lạy tổ phụ Abraham, xin thương xót con, và sai anh Lazarô nhúng đầu ngón
tay vào nước, nhỏ trên lưỡi con cho mát; vì ở đây con bị lửa thiêu đốt khổ lắm!”
Chúa Giêsu đã từng nói: Anh dùng đấu nào đong cho tha nhân Thiên Chúa cũng dùng
đấu ấy đong lại cho anh.
(2)
Của Lazarô: Tên
tiếng Do-thái là Eleazar, có nghĩa: Thiên Chúa là nguồn hy vọng của con. Tổ phụ
Abraham cắt nghĩa rõ ràng về hậu quả của hai lối sống cho ông nhà giàu và cho
Lazarô: "Con ơi, hãy nhớ lại: suốt đời con, con đã nhận phần phước của con
rồi; còn Lazarô suốt một đời chịu toàn những bất hạnh. Bây giờ, Lazarô được an ủi
nơi đây, còn con thì phải chịu khốn khổ. Hơn nữa, giữa chúng ta đây và các con
đã có một vực thẳm lớn, đến nỗi bên này muốn qua bên các con cũng không được,
mà bên đó có qua bên chúng ta đây cũng không được.”
3.3/
Làm sao trị bệnh vô tâm, hờ hững? Ông nhà giàu vẫn còn thương nhớ đến tình ruột
thịt nên nài nỉ tổ phụ Abraham: "Lạy tổ phụ, vậy thì con xin tổ phụ sai anh
Lazarô đến nhà cha con, vì con hiện còn năm người anh em nữa. Xin sai anh đến cảnh
cáo họ, kẻo họ lại cũng sa vào chốn cực hình này!” Tổ phụ Abraham đáp:
"Chúng đã có Moses và các Ngôn Sứ, thì chúng cứ nghe lời các vị đó.”
Đây
là lời cảnh tỉnh cho những người vô tâm, hờ hững. Không phải khi thấy phép lạ xảy
ra hay người chết hiện về là một người thay đổi lối sống. Họ phải chịu khó bỏ
giờ học hỏi và nghiên cứu những lời dạy của Moses và các ngôn sứ, để hiểu rõ và
sau đó mang ra áp dụng trong cuộc sống hằng ngày. Bệnh vô tâm hững hờ không trị
liệu bằng các phép lạ; nhưng là bắt đầu bằng việc biết sự thật và sống theo sự
thật.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
-
Của cải Thiên Chúa ban là của chung cho mọi người được hưởng. Con người không được
ích kỷ để chỉ biết tiêu xài cho mình, mà không biết quan tâm đến những người
nghèo khổ chung quanh. Chúng ta hãy có tinh thần tương thân tương ái để giúp đỡ
những anh chị em túng nghèo. Giúp đỡ họ được kể là giúp đỡ chính Thiên Chúa.
-
Hãy luyện tập để có trái tim biết rung động và dạy cho con cái có lòng thương
xót người nghèo. Nếu không, trái tim dần sẽ trở thành chai đá không còn biết cảm
thương đồng loại nữa. Một trái tim như thế sẽ gây nhiều khổ đau cho chính mình
và cho tha nhân.
-
Thiên Chúa không luận phạt sự giầu có, Ngài cũng không biểu dương sự nghèo đói;
điều Ngài muốn nhấn mạnh là phải biết quản lý khôn khéo sự giầu có Ngài ban cho
để mưu cầu lợi ích cho bản thân ở đời này và nhất là cho cuộc sống đời đời mai
sau.
Linh mục Anthony Đinh Minh Tiên, OP
Người phú hộ giàu có và
Ladarô nghèo khổ
Một câu chuyện kể rằng, có một em thiếu nhi con nhà giàu, học
giỏi và đạo đức đến cầu nguyện với Chúa rằng, con chúc tụng và tạ ơn Chúa đã
cho con sinh ra trong một gia đình đạo đức và hạnh phúc. Nhưng tại sao Chúa lại
cho người bạn thân của con phải cực khổ, gia đình nghèo khó, bố hắn là lao động
chính trong gia đình nay bị đau nặng. Mấy anh chị em vừa phải bán vé số, bán
báo vừa đi học nay phải nghỉ vì không đóng học phí. Chúa không thưởng bạn của con
sao?
Chúa trả lời: Con thật là một thiếu nhi ngoan, một người bạn
tốt biết quan tâm đến người khác, biết nghĩ đến người bạn kém may mắn hơn mình.
Nhưng này con, con hãy nhớ rõ điều này là chính vì Ta thương nó mà Ta đã dựng
nên con và cho nó kết bạn với con.
Đã có lần Chúa Giêsu tuyên bố: “Người nghèo khó thì luôn luôn
ở với các ngươi”. Bài Tin Mừng hôm nay Chúa Giêsu đưa ra dụ ngôn về người phú
hộ giàu có và Ladarô nghèo khó là một thực tế của cuộc sống trong xã hội trần
gian, và đó cũng là phần nào hệ quả của Nước Trời mai sau. Hai hình ảnh trái
ngược nhau luôn đi kèm với nhau, một bên là giàu có sống trên nhung lụa, ngày
ngày yến tiệc linh đình, còn một bên là cùng khổ, ghẻ lác và nghèo đói. Một bên
là quằn quại trong lửa hỏa ngục, còn một bên là hạnh phúc ngồi trong lòng
Abraham trên thiên đàng. Nếu chỉ đọc bài Tin Mừng này với bài đọc I trích sách
tiên tri Amos chúng ta tưởng có dị ứng sai lạc với những người giàu có và an
phận trong sự khốn nạn của bần cùng. Đừng nghĩ rằng, Nước trời chỉ dành cho những
người nghèo, còn những người giàu phải trầm luân dưới hỏa ngục. Chúng ta hãy
đọc kỹ lại bài đọc II trích thơ thứ nhất của thánh Phaolô tông đồ gởi cho
Timôthêu thì chúng ta mới thấy rõ ý nghĩa của bài Tin Mừng này.
Giàu có chưa phải là hạnh phúc đích thực của con người. Có
biết bao nhiêu người giàu có đã chẳng được bình an đó sao? Thậm chí có người
phải vào tù ra khám, có những gia đình phải tan nát đó sao? Và cũng đừng nghĩ
rằng, người giàu có đương nhiên là bị loại ra khỏi Nước Trời. Thực tế lịch sử đã
chứng minh cho chúng ta rằng, như thánh nữ Elizabeth, hoàng hậu nước Bồ Đào
Nha; thánh Louis, vua nước Pháp. Họ là những vua chúa, hoàng hậu sống trên
nhung lụa và đầy quyền lực, vậy mà họ đã nên thánh. Chúng ta cũng không nên cực
đoan một chiều hiểu Nước Trời chỉ dành cho những người nghèo khổ để rồi chúng
ta trở nên lười biếng, sống mãi trong sự bần cùng, nghèo đói, khổ đau. Nhưng
Nước Trời và hạnh phúc đích thực như thánh Phaolô đã xác tín chính là kiên vững
trong đức tin và sốt sắng trong lòng mến. Nó hệ tại ở việc lắng nghe Lời Chúa
và tuân giữ giới răn của Ngài. Điều này đẵ được lặp đi lặp lại nhiều lần bằng
nhiều cách trong các thời đại qua những ngôn sứ, đặc biệt qua Đức Giêsu Kitô,
Con Thiên Chúa, Chúa chúng ta. Chúng ta không thể nào an phận trong khó nghèo,
chờ đợi được như Ladarô ngồi vào lòng Abraham để nhìn cảnh cực kỳ nhốn nháo nơi
âm phủ. Chúng ta lại càng không thể như anh em nhà phú hộ trong Tin Mừng chờ
đợi một phép lạ mới chịu tin và sống giới răn của Chúa. Nhưng phải biết đón
nhận và tạ ơn những hồng ân Chúa ban, để ta sống trở nên thánh thiện và công
chính hơn.
Thánh thiện chính là tin tưởng vào lòng yêu thương của Thiên
Chúa, là biết quan tâm và quảng đại chia sẻ với người khác một cách vô vị lợi,
không tính toán, không đòi hỏi, không lợi dụng.
Quả thật, không có cái giàu nào cho bằng cái giàu về tình
thương và cũng không có cái nghèo nào cho bằng cái nghèo về tấm lòng. Tuy
nhiên, ơn Chúa không phải lúc nào cũng dễ chịu, nhưng đòi hỏi chúng ta biết can
đảm đón nhận và tạ ơn. Cũng như thánh thiện không phải lúc nào cũng dễ dàng,
nhưng chúng ta phải cố gắng kiên trì tập luyện và thi hành. Vì đó chính là con
đường đưa đến với Chúa và được hạnh phúc không những cho đời sau mà cho cả đời
này nữa. Còn có biết bao nhiêu người như Ladarô nghèo khó xung quanh chúng ta,
đang chờ đợi chúng ta yêu thương đón nhận và chia sẻ. Và rồi còn có biết bao
cái nghèo cõi lòng mà chúng ta phải tích lũy làm giàu, đó là lòng yêu thương,
lòng quảng đại, sự nhẫn nại và hiền hòa.
Xin Chúa cho mỗi người chúng ta trở nên người nghèo của Tin
Mừng, để chúng ta khiêm tốn trước tình thương của Thiên Chúa và đón nhận ân
sủng của Ngài, cho mỗi người chúng ta trở nên giàu có về lòng nhân ái, để chúng
ta quảng đại với hết mọi người.
Xin mọi người chúng ta cùng nhau tuyên xưng đức tin.
(Trích
dẫn từ ‘Hãy Ra Khơi’ – Veritas)
29/09/13 CHÚA NHẬT TUẦN 26 TN - C
Lc 16,19-31
Lc 16,19-31
TIẾNG GỌI LIÊN ĐỚI VÀ CHIA SẺ
“Có một ông nhà giàu kia, mặc
toàn lịa là gấm vóc, ngày ngày yến tiệc linh đình. Lại có một người nghèo khó
tên là Ladarô...”(Lc 16,19-20)
Suy niệm: Câu
chuyện dụ ngôn đã quá quen thuộc, và ai cũng rõ kết cục của hai số phận. Hẳn
nhiều người ngày nay trong tâm thức ‘kinh tế thị trường vô giới hạn’ sẽ bất
bình tự hỏi: Lạ nhỉ, ông phú hộ có gì sai đâu mà linh hồn ông phải bị đọa đày thế
kia? Câu trả lời của Chúa Giêsu là có đấy. Cách thức Chúa Giêsu bắt đầu câu
chuyện hôm nay chỉ rõ điều bất ổn đó: “Có một ông nhà giàu…, lại có một người nghèo…”
Sở dĩ thành chuyện là vì hai cái CÓ này đồng thời và ở bên nhau! Vâng, ngay cả khi
anh không áp bức, không bóc lột ai, thì duy chỉ sự kiện có một người nghèo
trước cửa nhà anh cũng đặt anh đứng trước trách nhiệm phải liên đới và chia sẻ.
Người nghèo có quyền trên tiền trong túi của anh. Đó là ý nghĩa công bằng theo Kitô giáo!
Mời Bạn đi
vào trong cốt lõi thông điệp của dụ ngôn này, và nhìn lại xã hội mình đang
sống. Trong một xã hội đặc trưng bởi qui luật “mạnh được yếu thua” và in đậm cá
nhân chủ nghĩa, người giàu càng giàu lên và người nghèo càng khốn đốn, thì lời
Chúa mời gọi liên đới và chia sẻ trở thành cái gì lạc lõng quá, phải không? Để
còn là môn đệ của Chúa Giêsu, chúng ta phải nghĩ khác và làm khác!
Sống Lời Chúa: Ai là người “nghèo” mà Chúa gửi đến “cửa nhà”
bạn hiện nay? Họ có quyền trên những “của cải” nào của bạn? Bạn trả lời hai câu
hỏi trên và đi vào những hành động cụ thể.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, xin dạy con biết sống quan tâm, liên đới và chia
sẻ - ngay trong lòng thế giới còn in đậm xu hướng lãnh đạm, dửng dưng
này.
CÓ MỘT VỰC THẲM
Hãy tập nhìn xuống để thấy bao người dưới mình.
Chia sẻ là lấp vực thẳm, nâng người khác lên bằng mình.
Suy niệm:
Tài sản của ba người Mỹ giàu nhất thế giới
còn lớn hơn tài sản của 48 nước kém phát triển.
Bill Gates giàu hơn 100 triệu người Mỹ nghèo nhất.
Chỉ cần 40 tỉ đô la của ông, Liên Hiệp Quốc đủ chi tiêu
cho giáo dục cơ bản, sức khỏe, nước sạch và vệ sinh
cho cả thế giới trong một thời gian dài.
còn lớn hơn tài sản của 48 nước kém phát triển.
Bill Gates giàu hơn 100 triệu người Mỹ nghèo nhất.
Chỉ cần 40 tỉ đô la của ông, Liên Hiệp Quốc đủ chi tiêu
cho giáo dục cơ bản, sức khỏe, nước sạch và vệ sinh
cho cả thế giới trong một thời gian dài.
Khi nhìn sự chênh lệch giữa ông nhà giàu và
Ladarô,
chúng ta thấy bức tranh hiện thực của thế giới.
Hố sâu ngăn cách giữa giàu nghèo ở đô thị,
giữa đô thị và nông thôn, càng lúc càng lớn.
Có 800 triệu Ladarô đang đói nghèo cùng cực.
Hơn một tỉ Ladarô bệnh tật không được chăm sóc.
Vẫn có bao người chết đói mỗi ngày,
vì không được hưởng gì từ các bàn tiệc rơi xuống.
Ông nhà giàu trong dụ ngôn có thấy, có biết Ladarô,
nhưng thấy mà như không thấy có Ladarô trên đời.
Tiện nghi vật chất đã thành bức tường kín.
Ông sống an toàn mãn nguyện trong khoảng không gian riêng.
Chính ông đã tạo ra một vực thẳm ngăn cách.
Không cần Chúa, cũng chẳng cần biết đến anh em.
Có thể nói vực thẳm đó lớn dần và kéo dài mãi đến đời sau.
Hỏa ngục là sự tự cô lập mình không thể đảo ngược được.
Chẳng ai có thể cho tôi một giọt nước.
Vực thẳm ngăn cách con người ở đời sau
là do chính con người đã tạo ra từ đời này.
chúng ta thấy bức tranh hiện thực của thế giới.
Hố sâu ngăn cách giữa giàu nghèo ở đô thị,
giữa đô thị và nông thôn, càng lúc càng lớn.
Có 800 triệu Ladarô đang đói nghèo cùng cực.
Hơn một tỉ Ladarô bệnh tật không được chăm sóc.
Vẫn có bao người chết đói mỗi ngày,
vì không được hưởng gì từ các bàn tiệc rơi xuống.
Ông nhà giàu trong dụ ngôn có thấy, có biết Ladarô,
nhưng thấy mà như không thấy có Ladarô trên đời.
Tiện nghi vật chất đã thành bức tường kín.
Ông sống an toàn mãn nguyện trong khoảng không gian riêng.
Chính ông đã tạo ra một vực thẳm ngăn cách.
Không cần Chúa, cũng chẳng cần biết đến anh em.
Có thể nói vực thẳm đó lớn dần và kéo dài mãi đến đời sau.
Hỏa ngục là sự tự cô lập mình không thể đảo ngược được.
Chẳng ai có thể cho tôi một giọt nước.
Vực thẳm ngăn cách con người ở đời sau
là do chính con người đã tạo ra từ đời này.
Ông nhà giàu bị phạt, không phải vì ông đã bóc
lột ai,
nhưng vì ông không bị sốc chút nào
trước sự chênh lệch ghê gớm giữa ông và Ladarô.
Từ sốc mới nẩy sinh thức tỉnh, và dẫn đến hoán cải.
Nhiều nước giàu vẫn trợ giúp các nước nghèo,
nhưng không muốn loại bỏ sự bất bình đẳng.
Các nước nghèo vẫn bị bóc lột về tài nguyên, nhân công,
và bị nô lệ cho những món nợ không sao trả hết.
Ông nhà giàu bị phạt không phải vì ông đã nhận nhiều,
nhưng vì ông đã không san sẻ những gì mình nhận.
Giàu không phải là một tội, của cải tự nó không xấu.
Có bao người giàu tốt như Dakêu, Nicôđêmô, Giuse Arimathia.
Nhưng giàu sang có thể dẫn đến cám dỗ nguy hiểm:
Tích trữ, tham lam, hà tiện, khép kín, tự mãn, hưởng thụ,
bị ám ảnh bởi đồng tiền, bị mê hoặc bởi lợi nhuận.
nhưng vì ông không bị sốc chút nào
trước sự chênh lệch ghê gớm giữa ông và Ladarô.
Từ sốc mới nẩy sinh thức tỉnh, và dẫn đến hoán cải.
Nhiều nước giàu vẫn trợ giúp các nước nghèo,
nhưng không muốn loại bỏ sự bất bình đẳng.
Các nước nghèo vẫn bị bóc lột về tài nguyên, nhân công,
và bị nô lệ cho những món nợ không sao trả hết.
Ông nhà giàu bị phạt không phải vì ông đã nhận nhiều,
nhưng vì ông đã không san sẻ những gì mình nhận.
Giàu không phải là một tội, của cải tự nó không xấu.
Có bao người giàu tốt như Dakêu, Nicôđêmô, Giuse Arimathia.
Nhưng giàu sang có thể dẫn đến cám dỗ nguy hiểm:
Tích trữ, tham lam, hà tiện, khép kín, tự mãn, hưởng thụ,
bị ám ảnh bởi đồng tiền, bị mê hoặc bởi lợi nhuận.
Chúng ta có thể nghèo của cải, nhưng giàu có về
các mặt khác:
giàu kiến thức chuyên môn, giàu thế lực ảnh hưởng,
giàu sức khỏe, giàu tình bạn tình yêu, giàu niềm vui, ơn Chúa.
Hãy tập nhìn xuống để thấy bao người dưới mình.
Chia sẻ là lấp vực thẳm, nâng người khác lên bằng mình.
Ước gì chúng ta để cho Lời Chúa hoán cải,
để thấy trách nhiệm của mình trước những Ladarô
nằm ngay nơi cửa, trong khu xóm...
Chỉ cần bớt chút dư thừa, xa xỉ của chúng ta
cũng đủ làm nhiều người no nê hạnh phúc.
giàu kiến thức chuyên môn, giàu thế lực ảnh hưởng,
giàu sức khỏe, giàu tình bạn tình yêu, giàu niềm vui, ơn Chúa.
Hãy tập nhìn xuống để thấy bao người dưới mình.
Chia sẻ là lấp vực thẳm, nâng người khác lên bằng mình.
Ước gì chúng ta để cho Lời Chúa hoán cải,
để thấy trách nhiệm của mình trước những Ladarô
nằm ngay nơi cửa, trong khu xóm...
Chỉ cần bớt chút dư thừa, xa xỉ của chúng ta
cũng đủ làm nhiều người no nê hạnh phúc.
Cầu nguyện:
Lạy Cha, xin cho con ý thức rằng
tấm
bánh để dành của con thuộc về người đói,
chiếc
áo nằm trong tủ thuộc về người trần trụi,
tiền
bạc con cất giấu thuộc về người thiếu thốn.
Lạy Cha, có bao điều con giữ mà chẳng dùng,
có
bao điều con lãng phí
bên
cạnh những Ladarô túng quẫn,
có
bao điều con hưởng lợi
dựa
trên nỗi đau của người khác,
có
bao điều con định mua sắm dù chẳng có nhu cầu.
Con hiểu rằng nguồn gốc sự bất công
chẳng
ở đâu xa.
Nó
nằm ngay nơi sự khép kín của lòng con.
Con
phải chịu trách nhiệm
về
cảnh nghèo trong xã hội.
Lạy Cha chí nhân,
vũ
trụ, trái đất và tất cả tài nguyên của nó
là
quà tặng Cha cho mọi người có quyền hưởng.
Cha để cho có sự chênh lệch, thiếu hụt,
vì
Cha muốn chúng con san sẻ cho nhau.
Thế
giới còn nhiều người đói nghèo
là
vì chúng con giữ quá điều cần giữ.
Xin dạy chúng con biết cách đầu tư làm giàu,
nhờ
sống chia sẻ yêu thương. Amen.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên Tháng Chín
29
THÁNG CHÍN
Một Cuộc Bắt Đầu Mới Trong Đức Kitô
Chiều
hôm trước ngày chịu tử nạn Thập Giá, Đức Kitô đã nói với các tông đồ: “Thánh Thần…
sẽ làm chứng về Thầy; và cả anh em nữa cũng sẽ là những chứng nhân…” (Ga
15,26-27, RSV).
Những
lời này cũng còn nhắm nói với từng người đến lãnh nhận Bí Tích Thêm Sức. Bí
tích này là một dấu chỉ của một cuộc bắt đầu mới trong Đức Kitô. Ý thức về sức
mạnh của Chúa Thánh Thần và ý thức về di sản tông truyền phong phú vẫn còn tiếp
tục trong Giáo Hội từ thế hệ này sang thế hệ khác, các bạn trẻ không thể tách
mình ra khỏi ân huệ này. Không, các bạn không đứng ngoài!
Nguyện
xin Chúa Thánh Thần tác động trong tâm hồn các bạn, như Ngài đã tác động trong
tâm hồn các tông đồ xưa khi các ngài được sai đi loan báo Tin Mừng. Các bạn hãy
ý thức về ân sủng của Thiên Chúa mà các bạn đã lãnh nhận! Hãy kiên vững trong đức
tin của các bạn và hãy mạnh mẽ tuyên xưng đức tin ấy! Hãy sống theo những chân
lý của đức tin ấy! Hãy nhớ rằng Thiên Chúa muốn được tôn thờ cách đích thực.
Ngài muốn các bạn tôn thờ Ngài trong Thánh Thần và chân lý (Ga 4,23).
Quả
thực, đây là một mầu nhiệm vĩ đại. Thiên Chúa là Thánh Thần!
- suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II -
Lm. Lê Công Đức dịch
từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
Ngày
29-9
Chúa
Nhật XXVI Thường Niên
Am
6, 1a.4-7; 1Tm 6, 11-16; Lc 16, 19-31
LỜI SUY NIỆM: Trong dụ ngôn: “Ông
nhà giàu và anh La-da-rô nghèo khó” Cho chúng ta thấy, ông nhà giàu trong dụ
ngôn không nói đến một tội lỗi nào nghiêm trọng của ông; nhưng sau khi chết lại
vào trong lửa bị thiêu đốt. Còn anh La-da-rô, trong dụ ngôn không không nói đến
một công phúc của anh ta; nhưng sau khi chết lại được ở trong vòng tay của Tổ
phụ Áp-ra-ham trên Trời. Xét cho cùng chúng ta thấy ông nhà giàu đã không quan
tâm, giúp đỡ anh La-da-rô, một con người hằng đối diện hằng ngày; với điều kiện
sẵn có của mình đáng phải quan tâm giúp đỡ. Cuối đời của mỗi người Chúa sẽ hỏi
chúng ta về cách sống với nhau, đặc biệt với người nghèo khó: đói, khát, rách
rưới, bệnh hoạn tật nguyền và ở nơi lao tù.
Mạnh Phương
Gương Thánh Nhân
NGÀY 29-09 CÁC TỔNG LÃNH THIÊN THẦN
MICAE, GABRIEL, RAPHAEL
Giáo huấn của Giáo hội về thế giới
thần thiêng rất giản dị và không thay đổi, là có một thế giới như vậy, trong đó
gồm có cả thần lành và thần dữ và ảnh hưởng đến thế giới chúng ta. Trong kinh
Tin Kính, chúng ta vẫn tuyên xưng rằng việc tạo dựng được thể hiện gồm có
"muôn vật hữu hình và vô hình".
Còn về ảnh hửơng của thế giới vô
hình, của các thần thiêng đối với chúng ta, chỉ cần nhớ lại biến cố cám dỗ Eva
tại vườn địa đàng và biến cố truyền tin cho Đức Mẹ. Trong lịch sử như Thánh
kinh trình bày, thế giới thần thiêng được tỏ lộ trong bối cảnh những thiên thể
đến thế giới này để thi hành thánh ý Thiên Chúa hay để truyền đạt lời Chúa cho
loài người. Thiên thần theo nguyên ngữ là sứ giả. Thánh Gregiriô thu nhặt nhiều
đoạn khác nhau để xếp các thiên thần thành 9 phẩm.
Riêng phẩm tổng lãnh được 1Tx 4,16
nhắc đến. Nhưng Thánh kinh chỉ nêu tên 3 vị tổng lãnh là: Micae, Gabrie, và
Raphae mà thôi. Nhắc đến tên các Ngài, chúng ta cũng cần phải ghi nhớ lời dặn
dò của thánh Grêgôriô Cả: "tên các thiên thần là danh xưng chỉ các chức phận
chứ không chỉ bản tính". Mica để có nghĩa là "ai bằng Thiên
Chúa". Gabrie có nghĩa là "uy lực của Thiên Chúa". Raphe có nghĩa
là "thầy thuốc của Thiên Chúa". Lần dở lại thánh kinh, chúng ta sẽ thấy
rõ phận vụ mỗi đấng thực hiện và dĩ nhiên các phận vụ ấy liên quan đặc biệt đối
với loài người chúng ta.
Người Do thái vẫn coi tổng lãnh
thiên thần Micae là đấng bảo trợ đặc biệt. Trong Kitô giáo, Ngài cũng là đấng bảo
trợ đặc biệt Giáo hội. Chúng ta coi Ngài là đấng thống soái đạo binh trên trời,
dựa theo lời kể của thánh Gioan: "Một cuộc chiến dữ dội xảy ra trên trời,
tổng lãnh thiên thần Micae cùng với các đồng bạn giao chiến cùng con rồng, con
rồng và các đồng đảng chống lại mãnh liệt. Song chúng không sao thắng nổi và
chúng mất địa vị trên trời. Con rồng lớn tức là con rắn xưa kia, thường gọi là
ma quỉ hay là satan. Kẻ lừa dối thiên hạ, bị quăng xuống đất cùng với đồng đảng
của nó" (Kh 12,7-9)
Tổng lãnh thiên thần Gabrie được sai
đến với Đức trinh nữ Maria ở Nazareth để nói rõ cho Mẹ biết định mệnh của mẹ
(Lc 1,23). Ngài cũng đến với Zacaria để nói cho biết việc sinh hạ của Gioan tẩy
giả (Lc 1,11-19). Chính Ngài đã tiên báo cho Daniel biết việc Đấng thiên sai đến
(Dn 9,21) . Nay Ngài được nhận làm đấng bảo trợ của nhân viên bưu điện và điện
thoại.
Tổng lãnh thiên thần Raphae là một
trong bảy vị tổng lãnh hầu cận trước nhan Thiên Chúa. Ngài đã thực hiện phận vụ
này trong câu chuyện Tobia sau khi Ngài giữ gìn trẻ Tobia trong một cuộc hành
trình xa và khi được chữa lành cho Tobia cha được sáng mắt. Trong Tân ước, tổng
lãnh thiên thần Raphael được đồng hoá với vị thiên thần đã khuấy nước trong hồ
gần Gierusalem và lại xuống hồ trước tiên khi nước mới sủi lên, thì bất cứ mắc
bệnh tật gì đều được khỏi cả (Ga 5,1-4).
(daminhvn.net)
29 Tháng Chín
Người Ăn Cắp Cừu
Tại một miền quê
bên Mỹ, vào thời kỳ lập quốc. Có hai anh em nhà kia bị bắt quả tang đang ăn cắp
cừu. Dân trong làng đã mở tòa án nhân dân để trừng phạt.
Sau khi nghị án, mọi
người đã đồng thanh cho khắc trên trán của tội nhân hai chữ viết tắt S.T có
nghĩa là "Người ăn cắp cừu".
Một trong hai người
ăn trộm không chịu nổi sự sỉ nhục đã trốn sang một vùng đất khác để chôn chặt dĩ
vãng của mình. Nhưng anh không thể xóa nhòa được hai chữ viết tắt trên trán của
mình. Bất cứ một người lạ mặt nào cũng đều tra hỏi anh về ý nghĩa của hai chữ ấy.
Lại một lần nữa, không chịu nổi sự nhục nhã, anh đã rời bỏ nơi cư ngụ mới để tiếp
tục lang thang và cuối cùng mòn mỏi trong cay đắng, anh đã bỏ mình nơi đất
khách quê người.
Nếu người anh của
mình đã bị sự nhục nhã gặm nhấm đến độ phải trốn suốt cả đời mình, thì người em
lại tự nói với mình: "Tôi không thể bỏ trốn chỉ vì ăn cắp mấy con cừu. Tôi
phải ở lại đây và tôi phải tạo lại sự tin cẩn nơi những người xung quanh và nơi
chính tôi".
Với quyết tâm đó,
anh đã trở lại trong xứ của mình. Và không mấy chốc, anh đã xây dựng cho mình một
sự nghiệp cũng như danh thơm của một người thanh liêm chính trực.
Nhưng cho dù năm
tháng có qua đi, hai chữ S.T vẫn còn ghi đậm trên vầng trán của anh... Ngày
kia, có một người lạ mặt hỏi một cụ già trong làng về ý nghĩa của hai chữ viết
tắt ấy. Cụ già suy nghĩ một hồi rồi trả lời: "Tôi không nhớ rõ lai lịch của
hai chữ viết tắt ấy, nhưng cứ nhìn vào cuộc sống của người đó, tôi nghĩ rằng
hai chữ viết ấy có nghĩa là Thánh thiện".
Một
thi sĩ người Ấn Ðộ đã gửi tặng cho Ðài Phát Thanh Chân Lý những vần thơ sau
đây:
"Hãy
tin nơi bạn, vì bạn là hình ảnh của Thiên Chúa.
Hãy
tin ở công việc của bạn vì một công việc chính trực là một lời cầu nguyện.
Hãy
tin ở ngày hôm nay vì mỗi phút chứa đựng một dịp may để phụng sự Chúa.
Hãy
tin ở những người xung quanh của bạn vì bạn hữu là điều quan trọng cho một cuộc
sống hạnh phúc.
Hãy
tin ở hiện tại vì hôm qua đã qua đi và ngày mai sẽ không bao giờ đến.
Hãy
tin ở lòng thương của Chúa vì Ngài tha thứ cho bạn. Và bạn hãy tha thứ cho
chính mình".
Thiên
Chúa không bao giờ thất vọng về chúng ta và Ngài mời gọi chính chúng ta cũng đừng
thất vọng về chính mình. Mỗi một may mắn là một dịp để chúng ta dâng lời cảm tạ
và chúc tụng Chúa. Mỗi một thất bại va đau khổ là khởi đầu của một nguồn ơn dồi
dào hơn. Mỗi một vấp phạm là bàn đạp để chúng ta vươn cao hơn. Bởi vì trong tất
cả mọi sự, Thiên Chúa luôn yêu thương chúng ta.
(Lẽ
Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét