CHÚA NHẬT 22/09/2013
Chúa Nhật 25 Quanh
Năm Năm C
(Phần II)
Giáo Lý Phúc Âm Chúa Nhật
XXV Quanh Năm, 19.9.2010
CHÚA NHẬT XXV QUANH NĂM, NĂM C
Sách Tiên Teri Amos 8, 4-7; Thư
Thứ Nhất Thánh Phaolô gửi Timôtê 2, 1-8
và Phúc Âm Thánh Luca 16,1-13
I. Giáo Huấn P.Â.:
Người khôn ngoan là
người biết chọn Thiên Chúa lam chủ duy nhất đời mình. Vỉ chỉ có Thiên Chúa mới
ban cho chúng ta hạnh phúc thật. Tiền của vật chất tạm bợ và chóng qua và không
cho hạnh phúc vĩnh cửu thiên đàng.
Không nên gian
manh, nhưng biết khôn ngoan, biết trù liệu để dùng của cải vật chất mau qua mà
tạo gia sản hạnh phúc vĩnh cửu đời sau.
II. Vấn nạn P.Â.
Bài đọc I trích trong sách Tiên
Tri Amos, Tiên tri Amos là ai?
Tiên tri Amos, một
người chăn cừu trong vùng xa mạc Yuđa, ở Têqoa, một miền nghèo khó và quê mùa
Ông lên Nước Israel phía Bắc ngay vào thời cực thịnh nước ấy, dưới triều Giôrôboam
II. Ông nhìn thấy những hậu quả của giàu sang và cảnh xa hoa đang tiến. Nhưng
qua cái vẻ hào nhoáng ấy, ông nhận ra căn bệnh suy đồi của xã hội. Xã hội
Israel đã ra thối nát và khoái cảm, vì những bất công áp bức trên hạng lê dân
nghèo khó. Đối với lòng tin vào Giao Ước của ông, đó là một sự lăng nhục đến
chính Thiên Chúa. Đạo quốc gia bề ngoài được ưu đãi, và nguồn lợi tức dồi dào.
Trên có nhà vua bảo vệ, dưới thì có hạng giàu có, những mệnh phụ Samari, vực đỡ.
Lễ nghi rất mực trang trọng, phụng vụ cử hành oai nghiêm. Nhưng Amos lại phán
đoán theo những tiêu chuẩn khác: Sự thờ phượng Thiên Chúa đích thực là phải
thương yêu và nâng đỡ người nghèo.
Amos tin về liên lạc
mật thiết đã có giữa Thiên Chúa và Israel: Đó là Giao Ước, kết lại trong châm
ngôn: Israel là dân của Yavê, và Yavê là Thần của Israel. Amos tin Thiên Chúa của
Israel là một Thần sống, hoạt động cách quyền năng trên lịch sử. Ông cầm chắc rằng,
quyền năng phép tắc của Thiên Chúa sẽ tỏ mình ra trong một biến cố lịch sử kinh
hoàng. Vào ngày của Yavê, Thiên Chúa của Israel sẽ thi thố uy quyền của người
trên mọi dân thiên hạ. Thiên Chúa yêu mến Israel, dĩ nhiên rồi. Nhưng Nguời còn
chuộng sự chính trực hơn. Người không lo đến quyền lợi của dân Nguời, cho bằng
sự thiện muôn thuở. Israel mà rẻ rúng sự thiện, thì án Thiên Chúa sẽ đến trên họ.
Trong loạt sấm ngôn
mở đầu, Amos hạch tội các dân láng giềng. Dân Aram sẽ bị phạt vì đã dã man giết
người. Dân Philitin, dân Phênikia mắc tội bán người làm nô lệ cho Edom, vì chém
giết một dân anh em. Dân Ammôn, vì muốn khuếch trương bờ cõi mà gieo chiến
tranh tàn khốc, giết cả đàn bà trẻ con. Dân Moab, vì đã hành hạ dã man thây chết
một vua Eđom bại trận. Một lũ phạm nhân chiến tranh đáng tội theo quả báo việc
chúng làm. Nhưng tội nhân được dành cho án phạt nặng nhất, một cách bất ngờ lại
là Israel (Am 2 6-7).
Như vậy được làm
dân Thiên Chúa có nghĩa là mang một trách nhiệm đặc biệt, chứ đâu có phải là để
hưởng đặc ân (Am 3, 2). Lễ nghi, tế tự dẫu có tăng thêm mấy đi nữa cũng không
thể thay đổi được sự thật này là: Thiên Chúa hằng sống chí công quản cai vũ trụ,
đâu có tội, đó có vạ, dân có tội, dân sẽ chịu lấy họa. Những kẻ coi như tín điều
là ngày của Yavê đến, Israel vì là dân của Thiên Chúa, sẽ toàn thắng mọi địch
thù: Những kẻ đó chỉ ôm ấp một ảo tưởng. Thiên Chúa nhắm đến trong ý định của
Người không phải là cái thắng trận của Israel, nhưng là sự toàn thắng của sự
thiện.
Đừng ngủ mê trên
xuôi thuận yên hàn. Tiên tri có linh cảm là thời thế nguy ngập. Cuộc xâm lược của Assur coi như xa xôi, nhưng chẳng
bao lâu cơn giông sẽ đến, và án Thiên Chúa sẽ trút xuống dân phản bội. Chỉ còn
một điều có thể ngăm được đại họa là ghét sự dữ và mến điều lành, chuộng công
lý ( Am, 5, 15. Đó là tín thư cốt yếu của các sấm ngôn Amos, vào giữa thế kỷ thứ
8. một quả quyết: lịch sử được diễn ra trong một trật tự luân lý. Theo dòng lịch
sử, lanh hay chậm, tương quan quả báo tội và vạ sẽ không phải là sự ngẫu nhiên,
đó là sự phán sét của Thiên Chúa hằng sống và chí công, vì chính Người là Chúa
trên lịch sử. Mạc khải sẽ còn tiến, và vì thế cái nhìn của Amos có khi còn khá
giản lược. Nhưng quả quyết của ông: Lịch sử không phải do ngẫu nghiên mù quáng
hướng dẫn, nhưng được đặt trên bình diện lý trí phán đoán và tự do lựa chọn và
có trách nhiệm dưới sự quản cai của Thiên Chúa – quả quyết ấy rất căn bản, đó
là khơi điểm cho tư tưởng tiên tri, cũng như cho sự Amos hiểu lịch sử và thực tế
nếu không muốn hạ giá vũ trụ nhân loại xuống dưới luật dã thú rừng hoang vô tư
vô hại.
----
Bài 46
Ngụ Ngôn Về Người Quản
Gia Bất Lương
Lu-ca 16:1-18
I.Bối Cảnh và Lược Giải
Đây là một ngụ ngôn
khó giải thích vì Chúa Giê-su đã dùng những hành vi tiêu cực và gương xấu để
khuyến khích môn đệ của Ngài hành động tốt đẹp và làm điều thiện lành. Người giải
nghĩa ngụ ngôn này có thể khác biệt về các chi tiết nhưng chúng ta cũng có thể
thấy vài điểm chung. Con người nói chung ai cũng phải phục vụ một cái gì đó hay
một Đấng nào đó, hãy chọn phục vụ Đức Chúa Trời. Phục vụ Đức Chúa Trời tức là
phục vụ tha nhân, vậy nên phục vụ người khác một cách rộng lượng.
Điểm quan trọng
trong việc phục vụ Chúa là trung tín. Vào thời cổ những người giàu có, điền chủ
có thể nuôi nô lệ và cho làm quản gia coi sóc tài sản của mình. Trong trường hợp
này người quản gia là một người tự do được chủ muớn cai quản điền sản. Người chủ
có thể không ở ngay tại điền sản nhưng ở chỗ khác. Tội của người quản gia là quản
trị kém vì phung phí tài sản, có thể là tài chánh của chủ. Cuốc đất hay đào đất
là công việc lao động chân tay thấp kém như ăn xin và thời đó.
Người quản gia này
biết mình bị đuổi nên tìm cách lấy cảm tình của những khách hàng của chủ để may
ra một trong những người này sẽ mướn mình sau này để trả ơn. Một trăm thùng dầu
ô-liu tức là 3310 lít trị giá khoảng 1000 Đê-na-ri, tức là khoảng 3 năm lương
công nhật , một số tiền lớn. Một trăm giạ lúa trị giá khoảng 2500 đến 3000
Đê-na-ri và số nợ giảm là 20 giạ tức là khoảng 500 đến 600 Đê-na-ri hay hai năm
lương công nhật. Người chủ khen anh quản gia này tinh khôn trong việc đối xử với
những con nợ của chủ để lấy cảm tình và nhờ cậy trong tương lai. Người quản gia
này dù là bất chính nhưng đã tỏ ra khôn ngoan trong việc xử dùng quyền và tiền
không phải của mình để hưởng lợi và để chuẩn bị cho tương lai. Con cái của Chúa
nên học bài học khôn ngoan này (không phải học theo hành động bất chính).
Tất cả tài sản
chúng ta có đều là của Chúa, hãy sử dụng tài sản một cách rộng rãi để có lợi
cho mình và phải hành động thích nghi đối với Chúa để chuẩn bị cho tương lai đời
đời vì Ngài là Đấng năm giữ tương lai đời đời của chúng ta. Hãy rộng rãi trong
việc sử dụng iền bạc của cải trong thế gian để giúp ích cho người khác, chứ
không phải ích kỷ hưởng lợi cho mình mà thôi. Dùng của cải tiền bạc để đem người
về với Chúa là điểm áp dụng cho tín hữu ngày nay. “Của cải bất chính” là lối
nói thậm xưng để chỉ quan niệm thông thường về của cải giàu có ở thế gian thường
là do tấm lòng tham lam, ích kỷ và hành động gian dối để có.
Trung tín là đức
tính cần thiết trong Nước Đức Chúa Trời. Nếu việc nhỏ và tạm thời như tiền bạc,
của cải mà không trung tín thì làm sao có thể trung tín trong những việc lớn
như phước hạnh thuộc linh và đời đời trong nước Đức Chúa Trời. Nếu một người
không thể lo cho việc không phải của mình, nghĩa là không sợ bị mất, thì cũng sẽ
không thể cai quản việc lớn, quan trọng và có nhiều cơ may bị mất. Tiền bạc, của
cải được nhân cách hóa,hay thần tượng hoá. Một người không thể sống và phụng vụ
hai chủ.
Con dân Chúa phải
chọn và phục vụ một chủ mà thôi tức là Đức Chúa Trời. Tiền bạc, của cải không
thễ là ưu tiên tối cao trong đời sống một tín hũu của Chúa. Người ta có thể phục
vụ Chúa bằng cách sử dụng tiền bạc một cách rộng rãi cho Chúa. Người ta có thể
hy sinh những nguồn lợi lớn để làm vinh hiển Chúa. Người ta có thể ban tặng tiền
của, chia sẻ phúc lành vàgiúp đáp ứng những nhu cầu vật chất, tình cảm, tâm
linh của người khác. Người Pha-ri-si là người tự cao và tự cho rằng mình công
ch1nh, vâng phục Kinh Luật của Chúa nhưng trên thực tế họ là người tham lam và
vì thế vi phạm Kinh Luật (điều răn chớ tham).
Người Pha-ri-si đã
chứng tỏ rằng họ không thực sự tin cậy và thờ phụng Đức Chúa Trời vì họ đã từ
khước lời kêu gọi ăn năn của Giăng Bap-tít và sau này cũng từ khước Chúa Cứu Thế
Giê-su và sự dạy dỗ của Ngài. Chúa Cứu Thế đến đem Nước Đức Chúa Trời đến theo
Ngài và Ngài là người duy nhất chu toàn tất cả Kinh Luật của Đức Chúa Trời. Mat
5:17 Chúa Giê-su nhắc đến luật nguyên thủy của Đức Chúa Trời trong vấn đề hôn
nhân. Vì thời bấy giờ người Do Thái có thể theo một trong hai quan niệm về hôn
nhân của giáo sư Do Thái giáo Hillel hay Shammai. Hillel quan niệm rất phóng
khoáng như không hài lòng về ăn uống cũng có thể ly dị vợ , trong khi đó
Shammai chỉ cho phép ly dị khi phạm tội ngoại tình.
Chúa Giê-su nói đến
vấn đề trung tín hay chung thủy giữa vợ chồng. Bội tín hay hủy bỏ giao ước với
Chúa và với người phối ngẫu là phạm tội.
II.Câu hỏi thảo luận.
1.Theo bạn hiểu, tất
cả tài sản bạn đang hiện có là của ai? - là của riêng bạn do mồ hôi, nuớc mắt của
bạn tạo ra? - là của Chúa ban cho bạn để quản trị trên đời này?
2.Người quản gia
này được chủ khen là “khôn ngoan” về điều gì?
3.Con cái Đức Chúa
Trời nên học hai bài học gì nơi người quản gia bất chính kia?
4.Tại sao Lu-ca gọi
của cải là “của cải bất chính”?
5.Thế nào là trung
tín với Chúa ngay trong đời sống này? Nếu một người không trung tín với Chúa
trong đời sống ngắn ngủi, tạm bợ này thì sẽ thế nào trong đời sống đời đời?
6.Ai là chủ thật sự
trong đời sống của bạn? Sự giàu có trong đời này hay Đức Chúa Trời?
- Bạn có để ngày
Chúa Nhật là ngày nghỉ ngơi, thờ phượng Chúa không?
- Bạn có dâng một
phần muời cho Chúa không? (Một phần mười là số thuế một người phải đóng cho vua
hay lãnh chúa của vùng hay quốc gia họ đang sinh sống trong thời cổ, thời
Áp-ra-ham).
- Trong các quyết định
trong đời sống, trong công việc làm ăn, sinh sống bạn đã hành động để được: o
danh tiếng thay vì vinh hiển Danh Chúa ?
o quyền thế thay vì
phục vụ Chúa ?
o tiền bạc, quyền lợi
cá nhân thay vì bình an nội tâm hay truyền bá Phúc Âm của Chúa?
7.Người Pha-ri-si
là người sùng đạo, được xã hội thời bấy giờ tôn trọng nhưng lại bị Chúa Giê-su
lên án, tại sao?
8.Chúa Giê-su nghĩ
thế nào về vấn đề ly dị?
-----
Phải hiểu thế nào vế
việc làm bất chính của người quản gia: Thay đổi biên nhận của những con nợ từ
100 thùng dầu còn 50, từ một ngàn thùng lúa còn 800… Và Ông chủ khen tên quản
gia bất lương đó đã hành động khôn khéo.
Ông chủ biết quản
gia mình bất tín, yêu cầu thanh toán sổ sách và cho nghỉ việc.
Ông chủ biết quản
gia mình gian manh biển lận sửa đổi biên nhận của các món nợ.
Nhưng Ông vẫn để
anh ta làm và còn khen là khôn ngoan. Khôn ngoan chắc chắn không đồng nghĩa với
gian manh xảo trá hay biển lận. Nhưng anh quản gia khôn ngoan vì biết lo xa, biết
dự trù cho mình có cuộc sống thoải mái sau khi mất việc.
Từ đó chúng ta hiểu
được lời khuyên của Phúc Âm là “hãy dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè,
phòng khi hết tiền hết bạc họ bsẽ đón an hem vào nơi vĩnh cửu” Người quản gia bất
tín được nhìn nhận khôn ngoan ở chỗ biết tận dụng thời gian còn tại chức tạm thời
mà thu xếp cho một tương lai ổn định lâu dài. Cũng vậy: Cuộc sống trần gian
chóng qua ai cũng biết. Tiền của nay còn mai mất ai cũng rõ. Vậy người khôn
ngoan là người biết dùng thời gian tạm bợ ở trần gian và tiền của vật chất
chóng qua để tạo cho mình một cuộc sống vĩnh cửu trên nước thiên đàng mai sau.
Có nhiều người thất
mắc: tại sao lại gọi là ‘dùng tiền của bất chính mà tạo lấy bạn bè’ hoá ra giống
như lợi dụng, mua chuộc hay hối lộ hay na ná như bên Việt Nam mình phải ăn nhậu,
hay quà cáp cho các quan chức, cán bộ nhà nước thì mới được phép mua bán làm ăn
hay được nhận làm việc. Thật sự đây chỉ là cách nói đời thường tạo sự dễ hiểu
cho mọi người: Đừng quá coi trọng tiền của vật chất mau qua. Tiền bạc không là
đích điểm đời người. Nhưng là hạnh phúc, là sự sống vĩnh cửu mai sau. Nên phải
hy sinh cái tạm bợ, cái chỉ có giá trị nhất thời để đạt đến cái có giá trị trường
cữu. Vắn tắt: tiền bạc của cải vật chất chỉ là phương tiện, đừng biến nó thành
chủ nhân ông. Chỉ c ó Chúa mới là chủ nhân đích thực để chúng ta phuịng sự tôn thờ. Vì Chúa là trường
cửu mới có khả năng ban cho con người hạnh phúc vĩnh cửu.
Từ Vựng thông thường trong Kinh
Thánh
(dựa trên Điển Ngữ Thần Học
Thánh Kinh)
Abba – Ba ơ! Bố à! – Daddy!
Trong toàn bộ Tân Ước,
người ta thấy có ba lần xử dụng từ Abba: Một lần khi Chúa Giêsu hấp hối trong
vướn Cây Dầu đêm tối Thứ Năm trước bị bắt và bị giết chết, Chúa Giêsu đã van
xin Thiên chúa Cha : “Ba ơi! Nếu có thể xin cho con khỏi uống chén đắng nầy”
(Matcô 14:36) Hai lần khác trong thứ Thánh Phaolô gửi Giáo Đoàn Rôma 8:15 và
trong Thư gửi giáo đoàn Galata 4,6. Cả hai lần Thánh Phaolô đều nói đến phụ tử
tình thân giữa Thiên Chúa và Chúa Giêsu cũng như giữa Thiên Chúa và nhân loại
được trưởng tử Giêsu cứu chuộc. Nếu chúng ta được Chúa Giêsu cứu chuộc, chúng
ta, chúng ta được hưởng quyền nghĩa tử và được gọi Chúa là “Ba ơi!”
Nguyên ngữ Árập, từ
Abba gần gũi và thân thiết hơn từ Father hay từ Cha. Do đó tôi xin dịch là Ba
ơi! hay Bố ơi! hay trong tiếng Anh Daddy! Father, hay Abba hay Thưa Cha! Những
từ nầy cùng để xưng hô với người đàn ông đẻ ra mình hay người nuôi dưỡng mình
như cha ruột mình. Nhưng từ Abba, Ba ơi! Bố ơi! hay Daddy gợi lên một gần gũi,
một cận kề không còn khoảng cách. Đây thường là từ của trẻ con khi nhõng nhẽo,
nũng nịu với cha mình.
Đây là một tên gọi rất thân tình nhưng
cũng rất cách mạng. Chỉ có Chúa Giêsu mới dám tự nhận mình là Con thiên Chúa
trong Matthêô 16:6. Chỉ có Chúa Giêsu mới dám dạy chúng ta gọi Thiên Chúa là
Cha như Trong Phúc Âm Matthêô chương 6 và Phúc Âm Thánh Luca chương 11. Thiên
Chúa là Thần Linh cao xa vời vợi trên trời cao thẵm. Ai dưới trần mà dám tự nhận
mình là con Chúa, tức Con Ông Trời hay nói theo tư ngữ và quan niệm nho giáo là
Thiên Tử. Phạm thượng và đáng bị ném đá
chết. Chúa bị kết án tử ví dám tự nhận mình là Thiên Tử.
Qua việc gọi Thiên Chúa là Abba và
dạy chúng ta gọi Thiên Chúa là ba ơi hay Bố ơi, Chúa Giêsu muốn tạo một gần gũi
máu mũ với Thiên Chúa. Thật vậy Chúa là Cha, tức Chúa sinh ra chúng ta. Chúng
ta cùng là con Thiên Chúa. Như vậy chúng ta cùng một Cha, chúng ta là anh chị
em với nhau.
Thiên Chúa là thần
thánh. Thiên Chúa là Đấng hoá công toàn năng. Thiên Chúa là Chúa tể vũ trụ vạn
vật. Nhưng sau cùng, điều dễ yêu và cao quí nhất là Thiên Chúa là người Cha
sinh ra chúng ta. Thiên Chúa là người Cha nhân hậu thương yêu chúng ta đến nỗi
hy sinh Chúa Giêsu như người con cả để cứu lấy anh chị em mình. Thiên Chúa
thành của ăn nuôi sống chúng ta. Tân Ước, Giao Ước mới, Giao Ước ký kết bằng việc
Con Thiên Chúa bỏ Trời xuống làm người như chúng ta, sống giữ chúng ta và chỉ
đường cho chúng ta đến với Thiên Chúa là Cha, là Ba, là Bố là Daddy. Hình ảnh đẹp
và không gì có thể thay thế cho tình Cha-Con.
Ân Sủng: Sát nghĩa
trong từ ngữ Hán Việt là ơn lộc ban phát do sủng ái, do tình yêu thương tràn trề.
Sủng có nghĩa là nhiều, là sâu đậm, là đầm đìa, ướt đẫm. Nên có từ sủng nước
hay đầy nước hay lai láng.
Ân Sủng trong tiếng
Hy Lạp là kharis. Không hẵn là từ của Công Giáo.
Trong Tân Ước đã xử
dụng từ Ân Sủng, để chỉ:
Ơn lộc của Thiên
Chúa ban tràn lan xuống trên con người do tình yêu thương. Trong Cựu Ước nhiều
chỗ diễn tả Thiên Chúa sủng ái nhân loại như người chồng yêu thương vợ mình hay
như Hoàng Đế nuông chìu Hoàng hậu.
Chính Chúa Giêsu là
Ân Sủng, là Lời của Thiên Chúa, là mẫu mực của Tân Ước. Đấng thay thế cho lề luật
của Cựu Ước như trong Thư Phaolô gửi Giáo Đoàn Rôma 6:14. Tương quan giữa Thiên
Chúa và con người trong Cựu Ước dựa trên lề luật. Nhưng trong Tânh Ước trên
tình yêu hay trên chính Chúa Giêsu là Ân Sủng của Thiên Chúa ban cho nhân loại,
như trong Thư Thánh Phaolô gửi Rôma 8:32.
Tóm lại, Ân Sủng
hay Ơn Sủng là ơn Chúa là lộc Trời ban cho con người mà chúng ta quen gọi là
giáng phúc.
Lộc Trời hay Ân Sủng
lớn lao nhất là chính Con Thiên Chúa, là chính Chúa Giêsu. Đấng đến từ Trời cao
để cứu chuộc và mang con người hưởng ân sủng bất diệt là thiên đàng.
III. Thực hành P.Â.:
1.Tin từ Zenit. Org từ Roma
ngày 7 tháng 3, 2010:
Hôm nay Đức Thánh Cha Bêđictô XVI nói với các giáo dân của một giáo xứ trong nội
thành Rôma rằng: Cần có sự thay đổi não trạng để thấy giáo dân là những người
có chung trách nhiệm trong giáo xứ, chứ không chỉ là các cộng sự viên của linh
mục.
Thoạt nghe tôi nghĩ
Đức Giáo Hoàng chắc đang nằm mơ.
Vì cộng sự viên là
người cùng làm việc chung. Như vậy linh mục và giáo dân cùng chung làm việc,
cùng chung trác h nhiệm.
Chung trách nhiệm tức
cùng có trách nhiệm xây dựng và phát triễn giáo xứ. Giáo xứ là của giáo dân, của
chúng ta.
Chuyện nằm mơ là
chuyện không có trong thực tế. Vì như tôi đây là linh mục và nhiều linh mục tôi
quen biết trong địa phận. Tôi hay những linh mục khác có khi nào cho phép giáo
dân được làm cộng sự viên của mình đâu. Tôi hiểu cộng sự viên theo nghĩa người
cùng làm việc chung. Có cùng làm việc nhưng tôi thường chỉ bảo cho họ phải làm
thế nầy và không được làm thế khác. Tức tôi hay anh em linh mục khác là chủ và
giáo dân là người thừa hành.
Cấp cộng sự đã không có thì làm gì có chuyện
“chung trách nhiệm!” Tôi và những linh mục khác lãnh trách nhiệm chăm sóc giáo
xứ từ Giám Mục địa phận. Giáo dân có vai trò hợp tác, hay cộng sự, tức thừa
hành chứ làm gì có chuyện “chung trách nhiệm!” Họ không là giáo sĩ, không có
quyền hành như linh mục thì làm sao gọi là chung trách nhiệm?
Tôi nghĩ: Đức Giáo
Hoàng không làm Cha Sở, nên quên chuyện thực tế trên. Nhưng dần dà tôi hiểu ý Đức
Giáo Hoàng trong chuyện “yêu cầu thay đổi não trạng, để thấy giáo dân là những
người có chung trách nhiệm trong giáo xứ!” Rất chí lý và đúng ý nghĩa của việc
thành lập Giáo Xứ lúc nguyên thuỷ. Giáo xứ là cộng đoàn những Kitô hữu được rửa
tội và tin vào Chúa Kitô và những tín điều trong Giáo Hội. Nên Giáo Xứ không
căn cứ vào nhà thờ hay cha xứ mà là cộng đoàn đức tin, tức giáo dân.
Còn Cha sở là linh
mục được sai đến để chăm sóc cộng đoàn dân Chúa bằng cách dạy dỗ, hướng dẫn và
ban bí tích. Trong thực tế, Giáo xứ hay cộng đoàn đức tin có trước khi có Cha sở
hoặc có nhiều cộng đoàn không có cha sở. Vậy trách nhiệm xây dựng giáo xứ là
nơi giáo dân, chứ không hoàn toàn lệ thuộc nới cha sở như nhiều nơi có truyền
thống ‘có Cha là có Chúa!’
Đức Giáo Hoàng muốn
nói gì? Ngài muốn nói rằng: Xin Linh mục đừng làm chủ, đừng ra lệnh hay chỉ thị,
nhưng là người tạo bầu khí cộng đoàn đức tin, cộng đoàn bác ái trong giáo xứ để
tất cả giáo dân có cơ hội thấy trách nhiệm của mình, để đóng góp và xây dựng
giáo xứ. Linh mục càng tỏ ra quyền hành, và làm chủ chỉ dạy hay sai bảo thì
giáo dân càng để mặc cho Cha lãnh trách nhiệm lo cho giáo xứ.
2.Mọi sự thuộc về Chúa.
Hoàng đế Frédéric
đi tham quan một trường học nhỏ miền quê. Đúng lúc học trò đang học môn địa lý.
Vua hỏi một em nhỏ tuổi :
- Làng con ở đâu ?
- Tâu hoàng thượng,
làng con ở trong nuớc Phổ.
- Nước Phổ ở đâu ?
- Tâu hoàng thượng,
nước Phổ ở trong đế quốc Đức.
- Đế quốc Đức ở đâu
?
- Tâu hoàng thượng,
đế quốc Đức ở trong châu Âu.
- Châu Âu ở đâu ?
- Tâu hoàng thượng,
châu Âu ở trong thế giới.
- Thế giới ở đâu ?
Suy nghĩ một lát em
bé dõng dạc trả lời :
- Tâu hoàng thượng,
thế giới ở trong tay Chúa.
Chúng ta hãy cầu
nguyện cho mỗi người biết khiêm tốn nhận Chúa làm chủ tối cao và gói gọn đời
mình đặt vào tay Chúa quan phòng.
Lm. Phêrô Trần thế Tuyên
KHÔN
KHÉO
Chúng ta cần giữ một sự thăng bằng trong cuộc sống.
Sự thăng bằng này lại nằm ở chỗ chúng ta nghiêng về phía Chúa và để Ngài làm chủ
đời mình.
Suy niệm:
Cuộc đời này tươi hơn nhờ có người say mê nó. Các vận động viên chịu khổ luyện để phá một kỷ lục. Các nhà khoa
học tận tụy để tìm ra một phát minh. Các văn nghệ sĩ nhọc nhằn cưu mang một tác
phẩm. Các nhà kinh doanh bù đầu với chuyện nắm bắt thị trường. Phía sau một tấm
huy chương, một bằng khen, một giải thưởng, có bao là mồ hôi nước mắt. Say mê
cuộc đời này chẳng có gì đáng trách. Người Kitô hữu cũng sống hết lòng với cuộc
đời này, nhưng họ không say mê như thể chỉ có nó. Ðúng ra họ say mê đời này vì
họ say mê đời sau. Ðời này chỉ là con đường dẫn đến mục đích tối hậu.
Sau khi kể xong dụ ngôn về người quản gia khôn
khéo, Ðức Giêsu phàn nàn vì chúng ta, những con cái ánh
sáng, lại không khôn bằng những người chỉ biết có đời này. Người quản gia khôn
vì ông dám đối diện với thực tế, đó là chuyện ông bị chủ cho thôi việc. Ông
khôn vì ông biết giới hạn của mình: Không đủ sức cuốc đất, không đủ mặt dầy mặt
dạn để đi ăn xin. Ông khôn vì ông biết xoay sở, tìm ra phương án tốt nhất, biết
tận dụng quyền hành còn lại của mình để đem đến cho tương lai bấp bênh một bảo
đảm. Ðức Giêsu không dạy ta bất lương như người quản gia.
Ngài dạy ta biết khôn khéo như ông khi gầy dựng cho đời mình tương lai vĩnh cửu. Có vẻ đời sau thì xa xôi, không có sức thu hút, không làm chúng ta say mê và dám đánh đổi tất cả. Chúng ta thừa sôi nổi để xây dựng tương lai đời này, nhưng lại thiếu táo bạo để xây đắp tương lai đời sau. Chúng ta biết xoay sở để việc làm ăn khỏi thua lỗ, nhưng chúng ta lại thiếu cương nghị và dứt khoát để đầu tư mọi sự mình có cho Nước Trời. Cái giằng co của đời sống Kitô hữu nằm ở chỗ vừa say mê cuộc đời này, vừa say mê vĩnh cửu. Họ say mê cuộc đời này không thua bất kỳ ai, bởi vì giữa cái mau qua, họ gặp được vĩnh cửu. Kitô hữu làm việc, vui chơi như mọi người,
nhưng vẫn có cái gì rất khác nơi họ. Không phải vì họ dành cho Chúa một thời gian ít ỏi để đọc kinh, cầu nguyện, dự lễ... nhưng vì họ đã để Chúa đi vào toàn bộ đời mình.
Ngài dạy ta biết khôn khéo như ông khi gầy dựng cho đời mình tương lai vĩnh cửu. Có vẻ đời sau thì xa xôi, không có sức thu hút, không làm chúng ta say mê và dám đánh đổi tất cả. Chúng ta thừa sôi nổi để xây dựng tương lai đời này, nhưng lại thiếu táo bạo để xây đắp tương lai đời sau. Chúng ta biết xoay sở để việc làm ăn khỏi thua lỗ, nhưng chúng ta lại thiếu cương nghị và dứt khoát để đầu tư mọi sự mình có cho Nước Trời. Cái giằng co của đời sống Kitô hữu nằm ở chỗ vừa say mê cuộc đời này, vừa say mê vĩnh cửu. Họ say mê cuộc đời này không thua bất kỳ ai, bởi vì giữa cái mau qua, họ gặp được vĩnh cửu. Kitô hữu làm việc, vui chơi như mọi người,
nhưng vẫn có cái gì rất khác nơi họ. Không phải vì họ dành cho Chúa một thời gian ít ỏi để đọc kinh, cầu nguyện, dự lễ... nhưng vì họ đã để Chúa đi vào toàn bộ đời mình.
Chúng ta cần giữ một sự thăng bằng trong cuộc
sống. Sự thăng bằng này lại nằm ở chỗ chúng ta nghiêng
về phía Chúa và để Ngài làm chủ đời mình. Tiền bạc, của cải không phải là điểm
tựa,
dù ta rất cần tiền và phải kiếm tiền để sống. Không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của, không thể phụng sự hai chủ như nhau, trong cùng một lúc. Tôi tự hỏi những chủ nào đang thống lĩnh đời tôi. Ước gì tôi được tự do nhờ biết làm tôi cho Thiên Chúa.
dù ta rất cần tiền và phải kiếm tiền để sống. Không thể vừa làm tôi Thiên Chúa, vừa làm tôi tiền của, không thể phụng sự hai chủ như nhau, trong cùng một lúc. Tôi tự hỏi những chủ nào đang thống lĩnh đời tôi. Ước gì tôi được tự do nhờ biết làm tôi cho Thiên Chúa.
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, ai trong chúng con cũng thích tự do, nhưng mặt khác chúng con thấy mình dễ bị nô lệ. Có nhiều xiềng xích do chính chúng con tạo ra. Xin giúp chúng con được tự do thực sự :
tự do trước những đòi hỏi
của thân xác, tự do trước đam mê của trái tim, tự do trước những thành kiến của trí tuệ. Xin giải phóng chúng con khỏi cái tôi ích
kỷ, để
dễ nhận ra những đòi hỏi tế nhị của Chúa, để nhạy cảm trước nhu cầu bé nhỏ của anh
em.
Lạy
Chúa Giêsu, xin
cho chúng con được tự do như Chúa. Chúa tự do trước những ràng buộc hẹp hòi, khi Chúa đồng bàn với người tội lỗi và chữa bệnh ngày Sabát. Chúa tự do trước những thế lực đang ngăm
đe, khi
Chúa không ngần ngại nói sự thật. Chúa tự do trước khổ đau, nhục nhã và cái chết, vì Chúa yêu mến Cha và nhân loại đến cùng. Xin cho chúng con đôi cánh của tình yêu
hiến dâng, để
chúng con được tự do bay cao.
Lm Antôn Nguyễn Cao
Siêu, SJ
Nhận lãnh để trao ban
Có một nhà kia tính mời
vài đạo sĩ tới lập đàn giải trừ tai nạn. Một đạo sĩ nọ tham lam, muốn một mình
hưởng trọn số tiền chủ nhà trả ông, liền nhận bao thầu hết việc lập đàn cúng
bái.
Ông ta chẳng kể ngày
đêm. Làm việc luôn tay luôn chân, không hề ngơi nghỉ. Cứ như thế đến ngày thứ ba
thì kiệt sức, ngã vật ra đất. Chủ nhà sợ ông ta chết, mang họa, liền thuê người
khiêng ông về miếu. Đạo sĩ nghe vậy, cố ngước đầu lên thì thào:
Ông hãy đưa tiền thuê
người cho tôi, tôi tự mình lần về miếu cũng được.
Những người coi đồng
tiền to lớn hơn mạng sống của mình, rốt cuộc cũng chẳng được gì. Thấu hiểu lòng
ham mê tiền bạc của con người. Chúa Giêsu đã kể dụ ngôn người quản gia khôn
khéo. Người khen ông quản gia khôn khéo không phải vì hành động bất lương của
ông, nhưng vì ông biết lo xa cho tương lai của mình. Ông khôn khéo vì ông biết
dùng tiền của tạm bợ để mua lấy bạn hữu.
Nếu “con cái
đời này” biết phải làm gì và làm cách nào đối với tiền của để lo
liệu cho ngày mai, thì tại sao “con cái sự sáng” lại
không biết sử dụng ơn Chúa ban trong hiện tại để lo cho phần rỗi của mình ở
tương lai?
Nếu người quản gia bất
lương biết dùng tiền của bất chính để mua lấy bạn hữu, sao người tín hữu lại
không biết sử dụng của cải phù du, chia sẻ cho người nghèo khó để mua lấy bạn
hữu Nước Trời.
Nếu người ta căn cứ vào
cách dùng tiền của để biết được lòng người có trung tín hay không, thì tại sao
chúng ta lại không “trung tín trong việc nhỏ” là sử dụng tiền của để bảo đảm cho ta của cải chân thật đời
sau?
Thật vậy, chúng ta không
trở nên giàu có với những điều mình đã nhận lãnh, mà là với những điều mình đã
trao ban. Tác giả Augier còn viết: “Trong dự tính của Thiên Chúa, người giàu
chỉ là viên thủ quỹ của người nghèo”. Vì thế, chỉ khi nào biết quảng đại trao
ban cho những kẻ thiếu thốn, chúng ta mới thực là những quản gia biết làm theo
ý chủ, những quản gia trung tín và khôn ngoan. Chỉ khi nào biết coi tiền của là
phương tiện phục vụ cho cùng đích là Nước Trời chúng ta mới thực sự “làm tôi
Thiên Chúa”.
Lạy Chúa, trong khi
chúng con đang bôn ba tìm kiếm những của cải tạm bợ đời này, xin cho chúng con
cũng biết khôn ngoan tích trữ cho mình gia tài vĩnh cửu là hạnh phúc Nước Trời.
Amen.
Thiên
Phúc
(Trích dẫn từ ‘Như Thầy Đã Yêu’)
Lectio: Chúa Nhật XXV Thường Niên (C)
Chúa Nhật, 22 Tháng 9,
2013
Dụ ngôn
về người quản lý bất trung
Trung
tín cùng Thiên Chúa như chỉ một Chúa
Lc 16:1
– 13
1.
Lời nguyện mở đầu
Lạy
Chúa, Cha của con, hôm nay con sấp mình trước mặt Chúa với sự yếu đuối của con,
sự hổ ngươi của con, sự xa cách của con với Chúa; con không còn giấu diếm lòng
gian dối và thiếu chung thủy của con nữa,
vì Chúa thông biết và nhìn thấy mọi sự, trong sâu thẳm, với đôi mắt tình yêu và lòng lân tuất của Chúa. Con cầu xin Chúa, Người Thầy Thuốc nhân lành, xin đổ lên các vết thương của con niềm an ủi của Lời Chúa, của tiếng Chúa nói với con, gọi con và dạy con. Xin đừng cất đi món quà của Chúa đó là Chúa Thánh Thần: xin hãy để Chúa Thánh Thần thổi hơi trên con, như hơi thở của sự sống, từ gió bốn phương; Người bao phủ lấy con như ngọn lửa và nhận chìm con như nước cứu độ; xin sai Chúa Thánh Linh từ Thiên Đàng đổ xuống con như chim bồ câu của chân lý, để công bố rằng hôm nay Chúa đang và vẫn mãi đợi con, và cuối cùng Chúa sẽ đưa con đến với Chúa, như ngày đầu tiên, khi Chúa tạo dựng nên con và gọi con.
vì Chúa thông biết và nhìn thấy mọi sự, trong sâu thẳm, với đôi mắt tình yêu và lòng lân tuất của Chúa. Con cầu xin Chúa, Người Thầy Thuốc nhân lành, xin đổ lên các vết thương của con niềm an ủi của Lời Chúa, của tiếng Chúa nói với con, gọi con và dạy con. Xin đừng cất đi món quà của Chúa đó là Chúa Thánh Thần: xin hãy để Chúa Thánh Thần thổi hơi trên con, như hơi thở của sự sống, từ gió bốn phương; Người bao phủ lấy con như ngọn lửa và nhận chìm con như nước cứu độ; xin sai Chúa Thánh Linh từ Thiên Đàng đổ xuống con như chim bồ câu của chân lý, để công bố rằng hôm nay Chúa đang và vẫn mãi đợi con, và cuối cùng Chúa sẽ đưa con đến với Chúa, như ngày đầu tiên, khi Chúa tạo dựng nên con và gọi con.
2. Bài Đọc
a)
Bối cảnh của bài Phúc Âm:
Đoạn
Tin Mừng này thuộc về phần tường thuật tường tận của Luca trong đó bao gồm cuộc
hành trình dài của Chúa Giêsu tiến về Giêrusalem; nó bắt đầu từ câu Lc 9:51 và
kết thúc ở Lc 19:27. Trong phần này, lần lượt, được chia ra làm ba phần,
như ba giai đoạn trong cuộc hành trình của Chúa Giêsu tiến về Giêrusalem; nó
bắt đầu từ câu Lc 9:51 và kết thúc ở câu Lc 19:27. Phần này lần lượt được
chia thành ba phần, như ba giai đoạn trong cuộc hành trình của Chúa Giêsu,
trong mỗi một giai đoạn được giới thiệu bởi một chú thích gần như là lời lặp
lại: “Chúa Giêsu nhất quyết đi về Giêrusalem” (9:51); “Trên đường lên
Giêrusalem, Ðức Giêsu đi ngang qua các thành thị và làng mạc mà giảng dạy”
(13:22); “…Trên đường lên Giêrusalem, Ðức Giêsu đi qua biên giới giữa hai miền
Samaria và Galilê” (17:11); để đi đến kết luận trong câu 19:28 “Ðức Giêsu
nói những lời ấy xong, Người đi đầu, tiến lên Giêrusalem”, khi Chúa Giêsu tiến
vào thành phố.
Chúng
ta thấy chính mình trong phần thứ hai, từ câu Lc 13:22 đến câu 17:10, trong đó
bao gồm những giáo lý đa dạng, mà Chúa Giêsu cống hiến cho những kẻ đối thoại
với Người: đám đông, những người Biệt Phái, Kinh Sư, các môn đệ.
Trong sự hiệp nhất này, Chúa Giêsu nhập vào cuộc đối thoại với các môn đệ và
dạy cho họ một dụ ngôn, để cho họ biết cách phải xử dụng của cải thế gian như
thế nào cho đúng và đời sống riêng của họ phải sống cụ thể như thế nào, chen
vào giữa là một sự liên hệ tôn kính với Thiên Chúa. Sau đó là ba “câu
nói” hoặc các ứng dụng phụ của cùng một dụ ngôn trong những hoàn cảnh khác
nhau, hầu giúp cho các môn đệ dọn chỗ cho đời sống mới trong Chúa Thánh Thần,
mà Chúa Cha đã ban cho họ.
b)
Phân đoạn bài Tin Mừng để trợ giúp cho bài đọc:
Các câu
1-8: Chúa Giêsu nói về dụ ngôn người quản lý khôn ngoan và sắc
sảo: một người đàn ông bị tố cáo đã tham lam quá độ, đã trở thành người
không ai chịu nổi, kẻ thấy mình ở trong lúc khó khăn và cần phải quyết định cho
cuộc đời của mình, nhưng cũng là kẻ đã thành công trong việc dùng các nguồn
nhân lực của mình để chuyển sự thất bại hổ ngươi thành chuyện tốt đẹp.
Giống như con cái thế gian này biết cách tạo ích lợi cho riêng mình, vì thế con
cái sự sáng cũng nên học để nhận thức được thánh ý về tình yêu và ân huệ của
Chúa Cha, để sống giống như Người.
Câu 9:
Chúa Giêsu cho chúng ta hiểu rằng tiền của bất chính và sự giàu có bất lương
thu nhặt được từ thế gian này, nếu được xử dụng cho việc lợi ích, như một món
quà, thì có thể đưa đến sự cứu rỗi.
Các câu
10-12: Chúa Giêsu giải thích rằng những của cải thế gian này
không phải để bị chúc dữ, mà nên được hiểu theo giá trị của chúng. Chúng
được cho là “tối thiểu”, là “bé nhỏ” trong đời sống của chúng ta, nhưng chúng
ta được gọi để quản lý chúng một cách trung thực và chu đáo, bởi vì chúng là
những phương tiện để tham gia vào sự hiệp thông với các anh chị em và theo đó
với Đức Chúa Cha.
Câu 13:
Chúa Giêsu ban cho chúng ta một giáo lý căn bản: cứu cánh duy nhất và độc nhất
đời chúng ta là Thiên Chúa, là Chúa. Tìm kiếm để phục vụ bất cứ điều gì
khác trên thực tế có nghĩa là trở thành kẻ nô lệ, tự ràng buộc mình vào gian
dối và sự chết, ngay cả thời đại này.
c)
Phúc Âm:
1 Khi ấy, Chúa Giêsu phán
cùng các môn đệ rằng: “Một người phú hộ kia có một người quản lý và người
này bị tố cáo đã phung phí của chủ. 2 Ông chủ gọi
người quản lý đến và bảo rằng: “Tôi nghe nói anh sao đó? Anh hãy
tính sổ công việc quản lý của anh, vì từ nay, anh không thể làm quản lý
nữa.” 3 Người quản lý nghĩ thầm rằng: “Tôi
phải làm thế nào, vì chủ tôi cất chức quản lý của tôi? Cuốc đất thì không
nổi, ăn mày thì hổ ngươi. 4 Tôi biết phải liệu thế nào, để
khi mất chức quản lý, thì sẽ có người đón tiếp tôi về nhà họ.” 5 Vậy
anh gọi từng con nợ của chủ đến và hỏi người thứ nhất rằng: “Anh mắc nợ
chủ tôi bao nhiêu?” 6 Người ấy đáp: “Một trăm
thùng dầu.” Anh bảo người ấy rằng: “Anh hãy lấy văn tự, ngồi xuống
mau mà viết lại năm mươi.” 7 Rồi anh hỏi người khác
rằng: “Còn anh, anh mắc nợ bao nhiêu?” Người ấy đáp: “Một
trăm dạ lúa miến.” Anh bảo người ấy rằng: “Anh hãy lấy văn tự mà
viết lại tám mươi.” 8 Và chủ khen người quản lý bất
lương đó đã hành động cách khôn khéo. Vì con cái đời này khi đối xử với
đồng loại thì khôn khéo hơn con cái sự sáng.” 9Phần Thầy,
Thầy bảo các con: “Hãy dùng tiền của gian dối mà mua lấy bạn hữu để khi
mất hết tiền bạc, thì họ sẽ đón tiếp các con vào chốn an nghỉ đời đời. 10 Ai
gian dối trong việc nhỏ, thì cũng gian dối trong việc lớn. 11 Vậy
nếu các con không trung thành trong việc tiền của gian dối, thì ai sẽ giao phó
của chân thật cho các con? 12 Và nếu các con không
trung tín trong việc sử dụng của cải của người khác, thì ai sẽ ban cho anh em
của cải dành riêng cho anh em? 13 Không đầy tớ nào
có thể làm tôi hai chủ: hoặc vì nó ghét chủ này và mến chủ kia, hoặc phục
vụ chủ này và khinh chủ nọ. Các con không thể làm tôi Thiên Chúa mà lại
làm tôi tiền của được.”
3.
Giây phút thinh lặng cầu nguyện
Con
nhận lãnh sự im lặng trong lúc này, của thời khắc thiêng liêng được gặp gỡ
Chúa. Con là kẻ khó nghèo, không tiền bạc, không của cải, không nhà cửa
và không sức mạnh của riêng con, bởi vì con chẳng tạo nên được sự gì cả, nhưng
mọi thứ đều từ Chúa, chính là Người, con xin dâng lên Chúa bản thân con, xin
Chúa đón nhận con với đầy lòng bác ái và thương xót.
4.
Một vài câu hỏi gợi ý
a)
Giống như bất kỳ một Kitô hữu nào, tôi cũng là một người “quản lý” của Chúa,
Chúa là người Phú Hộ của sự hiện hữu của chúng ta, Đấng Duy Nhất sở hữu các của
cải và sự giàu có. Điều gì đã kiểm soát các ý nghĩ hằng ngày của tôi, và
do đó ảnh hưởng tới các quyết định, các hành động, các mối quan hệ của tôi?
b)
Đời sống, của cải, những món quà mà Chúa Cha đã ban cho tôi, những của cải vô
định này thì có giá trị hơn bất kỳ một thứ gì trên thế gian, tôi có đang lãng
phí chúng không? Tôi có ném chúng như ném những viên ngọc trai cho các
con heo không?
c)
Người quản lý bất trung, nhưng khôn ngoan và xảo quyệt, bất ngờ thay đổi lối
sống, các mối liên hệ, các suy tính và ý nghĩ của anh ta. Hôm nay là một
ngày mới, đó là sự khởi đầu của một đời sống mới, sắp đặt theo lý lẽ của sự
miễn trừ, ân xá, phân phối: tôi có biết rằng sự khôn ngoan đích thực được ẩn
dấu trong lòng thương xót của Chúa không?
d)
“Hoặc là các con sẽ mến chủ này và ghét chủ kia …” Tôi muốn làm đầy tớ
cho người chủ nào? Tôi muốn sống trong nhà của người chủ nào? Tôi
muốn sống chung với chủ nào trong cuộc sống của tôi?
…
5.
Ý chính của bài Tin
Mừng
*
“Ai là người quản lý của Chúa?”
Trong
bài dụ ngôn, thánh Luca dùng thuật ngữ “người quản lý” hoặc “việc
quản lý” bảy lần, và do đó nó trở thành chữ chính của đoạn Tin Mừng và của sứ điệp
mà Chúa muốn ban cho tôi. Sau đó, tôi cố gắng tìm trong Kinh Thánh một số
dấu vết, hoặc một tia sáng sẽ giúp tôi hiểu cặn kẽ hơn và minh xác cuộc đời
tôi, việc quản lý mà Chúa đã giao phó cho tôi.
Trong
Cựu Ước, nhiều lần thực tế này đã được tái diễn, đặc biệt nói về sự
giàu có của các vua chúa hoặc sự thịnh vượng của thành phố hoặc của các đế chế:
ví dụ, trong sách Sử Biên, có nói về các viên chức phụ trách tài sản của Vua
Đa-Vít (1Sb 27:31; 28:1) và trong các sách Étte (3:9), Đanien (2:49;
6:4) và Tôbia (1:22) cuộc gặp gỡ của các viên quản lý cho các vị
vua và hoàng tử. Đó là việc quản trị hoàn toàn thuộc về thế
gian, liên quan đến tài sản, tiền bạc, giàu có, quyền lực; vì thế, bị ràng
buộc vào một thực tế tiêu cực, chẳng hạn như sự tích lũy tài sản, tiếm quyền,
bạo lực. Nói một cách ngắn gọn, một chính quyền mà kết thúc, đó
là một thời gianngắn ngủi và dối trá, bất luận nó được công nhận hay không,
điều này trong một cách nào đó, thì cần thiết cho guồng máy xã hội.
Mặt
khác, sách Tân Ước lập tức giới thiệu tôi vào trong một chiều hướng đa dạng,
cao siêu hơn, bởi vì nó liên quan tới những thứ về tinh thần, linh hồn, và
những thứ không chấm dứt, không thay đổi với thời gian và với con người.
Thánh Phaolô nói: “Mỗi người nên tự xem mình như một người
tôi tớ của Đức Giêsu, người quản lý được trao phó với các sự mầu nhiệm của
Thiên Chúa. Trong vấn đề như vậy, những người quản lý được đòi hỏi phải
chứng tỏ lòng trung thành của mỗi người” (1Cr 4:1) và theo thánh Phêrô:
“Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, vì vậy, như những người quản lý khéo có
trách nhiệm về tất cả những ân sủng của Thiên Chúa, phải dùng mà phục vụ kẻ
khác” (1Pr 4:10). Do đó, tôi hiểu rằng tôi cũng là một người quản lý các
mầu nhiệm và ân sủng của Thiên Chúa, qua khí cụ đơn sơ và nghèo khó, đó là đời
sống của chính tôi; trong đó tôi được kêu gọi trở nên trung tín
và tốt lành. Nhưng tĩnh từ “tốt lành” này,
giống như Gioan đã dùng để đề cập đến Người Mục Tử, đến Đức Giêsu: “kalòs” có
nghĩa là đẹp và tốt. Và, tại sao? Một cách đơn giản, bởi vì Người
dâng chính mạng sống của Người lên Chúa Cha cho đoàn chiên. Đây
là sự độc đáo, sự quản lý đích thực đã được giao phó cho tôi trong thế gian
này, cho thế giới ngày sau.
*
Sự sắc sảo của người quản lý của Chúa là gì?
Đoạn
Kinh Thánh này nói rằng ông chủ khen người quản lý bất lương, vì hắn đã hành
động với “sự tinh ranh” và ông lập lại chữ “sắc sảo” sau đó. Có lẽ nên
dịch sát nghĩa hơn một chút là “khôn ngoan” hoặc “khôn khéo”, hay “thận
trọng”. Đó là sự khôn ngoan kết quả từ sự suy nghĩ sâu xa chu đáo, từ sự
phản tỉnh, từ sự học hỏi và ứng dụng của trí óc, của sự ảnh hưởng đến điều gì
đó được quan tâm sâu xa. Chữ này được tìm thấy như một tĩnh từ, ví dụ như
trong Phúc Âm Mátthêu 7:24 nơi mà sự khôn ngoan thực sự được biểu hiện khi một
người xây nhà trên đá chứ không phải trên cát, đó là người tìm được sự hiện hữu
của mình trên Lời của Chúa hoặc cũng như trong Mátthêu chương 25, nơi ông nói
rằng các cô trinh nữ, cùng với đèn của họ, có đầy dầu là người khôn ngoan, để
các cô sẽ không bị chìm vào bóng tối, nhưng là người biết cách luôn chờ đợi với
một tình yêu thuần khiết và bất diệt với người Phối Ngẫu của họ và với Chúa,
khi Người trở lại. Vì vậy, người quản lý này khôn ngoan và khéo léo,
không phải vì anh ta lợi dụng người khác, nhưng vì anh ta biết cách điều chỉnh
và biến đổi đời anh ta theo mẫu mực và hình thức đời sống của Chúa mình:
anh ta đã tự cam tâm hoàn toàn, với tất cả thể xác, tâm trí, con tim, ý chí, sở
nguyện mô phỏng theo Đấng anh ta phục vụ.
* Gian dối và bất công
Một chữ
khác cũng được lặp lại nhiều lần là “bất lương”, “gian dối”; người quản lý bị
cho là bất lương và vì thế cũng giàu có. Gian dối là một cá tính có thể
soi mòn con người, trong những việc lớn, việc to nhất, nhưng cũng trong việc
tối thiểu, việc nhỏ. Kinh Thánh bằng chữ Hy Lạp không xử dụng chính xác
chữ “bất lương”, nhưng viết là “người quản lý bất công”, “sự giàu có bất công”,
và “không công bằng trong việc tối thiểu”, “không công bằng trong việc
lớn”. Bất công là sự phân phối tồi tệ, thiếu khách quan hoặc thiếu xứng
đáng, không công bằng; nó thiếu hài hòa, nó thiếu một tâm điểm mà sẽ thu hút
tất cả năng lượng, tất cả sự chăm sóc và ý định của nó; nó gây ra các rạn nứt,
vết thương, đau khổ chồng chất đau khổ, tích tụ về một phía và tất cả các phía
khác thiếu thốn. Tất cả chúng ta, một cách nào đó,
đã tiếp xúc với thực tế của sự bất công, vì nó thuộc về thế gian này. Và
chúng ta cảm thấy bị giằng co giữa hai bên, chúng ta đánh mất sự hài hòa, quân
bình và vẻ đẹp; và chúng ta không thể phủ nhận điều đó vì nó là như thế.
Phúc Âm chính xác kết án việc thiếu hài hòa hiển nhiên này, là sự
tích trữ, giữ những thứ sang một bên, để họ luôn thu nhặt của cải nhiều hơn, sự
chiếm hữu, và nó cho chúng ta thấy cách để có được sự chữa lành, đó là quà
tặng hoặc sự cho đi, chia sẻ, cho đi với một trái tim rộng mở, với
lòng nhân từ, như Chúa Cha đã làm với chúng ta, không mệt mỏi, không có việc
trở thành ít hơn hay nghèo hơn.
*
Và, tiền của là gì?
Danh từ tiền của xuất hiện trong toàn bộ Kinh Thánh, trong
chương này của sách Tin Mừng Luca (các câu 9, 11, và 13) và trong Mátthêu
6:24. Cổ ngữ Do-Thái tương ứng với “giàu có”, “của cải”, “lợi lộc”, nhưng
nó trở nên gần như hiện thân của thần-tiền mà loài người phục vụ nó một cách
ngu xuẩn, nô lệ cho “lòng tham không đáy đó cũng là sự tôn thờ ngẫu tượng” (Col
3:5). Ở đây mọi thứ trở nên rõ ràng, hoàn toàn sáng tỏ. Bây giờ,
tôi biết rõ câu hỏi nào tôi cần phải trả lời, sau khi gặp gỡ với Lời này của
Chúa: “Tôi, tôi muốn làm tôi cho chủ nào?” Chỉ có một sự lựa chọn,
duy nhất, cụ thể. Tôi giữ trong lòng tôi động từ kỳ diệu, tuyệt vời và
ngọt ngào này, động từ “làm tôi” và tôi ngẫm nghĩ về nó, và rút ra từ nó tất cả
các sự thật mà nó chứa đựng. Những lời mà ông Giô-Suê nói với dân chúng
hiện ra trong tâm trí tôi: “Nếu phụng thờ Đức Chúa dường như là một điều
xấu cho anh em, thì hôm nay anh em cứ tùy ý chọn thần mà thờ!” (Yôs
24:15). Tôi biết rằng tôi không công bằng, rằng tôi là một người quản lý
bất trung, ngu ngốc; tôi biết rằng tôi không có gì, nhưng hôm nay tôi sẽ chọn,
với tất cả lòng thành, tôi phụng thờ Thiên Chúa. (Cv 20:19; 1Th 1:9; Ga
1:10; Rm 12:11).
6.
Giây phút Cầu Nguyện: Thánh Vịnh 49
Phản
ảnh của sự Khôn Ngoan lên lòng trí
mà tìm
thấy việc giàu có trong sự hiện diện của Thiên Chúa
Đáp ca: Phúc cho anh em có lòng nghèo khó: vì Nước Trời sẽ là
của anh em.
Hãy nghe đây, ngàn muôn
dân hỡi,
lắng tai nào, hết thảy thế nhân,
lắng tai nào, hết thảy thế nhân,
cả thường dân lẫn người
quyền quý,
hạng phú gia với kẻ cơ bần!
Miệng tôi nói lời hay lẽ phải,
lòng gẫm suy câu khéo điều khôn,
tai lắng nghe nhịp câu ngạn ngữ,
mượn phím đàn giải nghĩa nhiệm mầu.
Ngày vận hạn cớ chi phải sợ,
lúc bọn gian manh theo sát bủa vây tôi?
Chúng cậy vào của cải,
lại vênh vang bởi lắm bạc tiền.
Nhưng nào có ai tự chuộc nổi mình
và trả được giá tiền chuộc cho Thiên Chúa?
Mạng người dù giá cao mấy nữa,
thì rồi ra cũng chấm dứt đời đời.
Nào phàm nhân sống mãi được sao
mà chẳng phải đến ngày tận số?
Kìa thiên hạ thấy người khôn cũng chết,
kẻ ngu đần dại dột cũng tiêu vong,
bỏ lại tài sản mình cho người khác.
Tuy họ lấy tên mình mà đặt cho miền này xứ nọ,
nhưng ba tấc đất mới thật là nhà,
nơi họ ở muôn đời muôn kiếp.
Dù sống trong danh vọng,
con người cũng không thể trường tồn;
thật nó chẳng khác chi
con vật một ngày kia phải chết.
Nhưng Chúa Trời sẽ chuộc mạng tôi,
gỡ tôi ra khỏi quyền lực âm phủ.
Đừng sợ chi khi có kẻ phát tài,
hoặc cửa nhà tăng thêm vẻ phong lưu,
vì khi chết, nó đâu mang được cả,
kiếp vinh hoa chẳng theo xuống mộ phần.
Lúc sinh thời, nó tự hào tự đắc:
"Mình làm nên, thiên hạ tán dương mình! "
Nhưng rồi nó cùng tổ tiên về chung kiếp,
chẳng bao giờ còn được thấy ánh dương!
hạng phú gia với kẻ cơ bần!
Miệng tôi nói lời hay lẽ phải,
lòng gẫm suy câu khéo điều khôn,
tai lắng nghe nhịp câu ngạn ngữ,
mượn phím đàn giải nghĩa nhiệm mầu.
Ngày vận hạn cớ chi phải sợ,
lúc bọn gian manh theo sát bủa vây tôi?
Chúng cậy vào của cải,
lại vênh vang bởi lắm bạc tiền.
Nhưng nào có ai tự chuộc nổi mình
và trả được giá tiền chuộc cho Thiên Chúa?
Mạng người dù giá cao mấy nữa,
thì rồi ra cũng chấm dứt đời đời.
Nào phàm nhân sống mãi được sao
mà chẳng phải đến ngày tận số?
Kìa thiên hạ thấy người khôn cũng chết,
kẻ ngu đần dại dột cũng tiêu vong,
bỏ lại tài sản mình cho người khác.
Tuy họ lấy tên mình mà đặt cho miền này xứ nọ,
nhưng ba tấc đất mới thật là nhà,
nơi họ ở muôn đời muôn kiếp.
Dù sống trong danh vọng,
con người cũng không thể trường tồn;
thật nó chẳng khác chi
con vật một ngày kia phải chết.
Nhưng Chúa Trời sẽ chuộc mạng tôi,
gỡ tôi ra khỏi quyền lực âm phủ.
Đừng sợ chi khi có kẻ phát tài,
hoặc cửa nhà tăng thêm vẻ phong lưu,
vì khi chết, nó đâu mang được cả,
kiếp vinh hoa chẳng theo xuống mộ phần.
Lúc sinh thời, nó tự hào tự đắc:
"Mình làm nên, thiên hạ tán dương mình! "
Nhưng rồi nó cùng tổ tiên về chung kiếp,
chẳng bao giờ còn được thấy ánh dương!
“Thiên
Chúa muốn một tình yêu cho không, đó là một tình yêu thuần khiết … Thiên Chúa
tràn ngập các cõi lòng, không phải tủ sắt hoặc kho bạc. Sự giàu có thì
ích gì nếu trái tim của anh em trống rỗng?” (Thánh Augustinô).
7. Lời nguyện kết
Lạy Chúa, con xin cảm tạ thì giờ Chúa đã dành cho con, lắng nghe
tiếng Chúa nói với con với tình yêu và lòng thương xót vô biên; con cảm thấy
đời con chỉ được chữa lành khi con ở gần bên Chúa, trong Chúa, khi con để cho
Chúa dẫn dắt con. Chúa đã đón nhận trong tay Chúa lòng tham lam của con
đã khiến con khô khan và cằn cỗi, nó cô lập con và khiến con trở nên u sầu và
cô đơn; Chúa đã đón nhận lòng tham lam vô độ của con, nó đã tạo cho con sự
trống vắng và đau khổ; Chúa đã chấp nhận và đón nhận sự bất nhất và lòng bất
trung của con, sự khập khiễng và mỏi mệt của con. Lạy Chúa, con hạnh phúc
khi con mở lòng con cho Chúa và cho Chúa xem thấy tất cả các vết thương của
con! Con cảm tạ Chúa niềm an ủi của Lời Chúa và về sự im lặng của
Chúa. Con xin cảm tạ hơi thở của Thần Khí Chúa đã đem con rời xa khỏi hơi
thở của sự dữ và của kẻ thù nghịch.
Lạy Chúa, con đã tiếm đoạt, con biết thế, con đã lấy đi những gì
không thuộc về con, con đã giấu diếm nó, con đã lãng phí nó; từ giờ trở đi con
muốn bắt đầu quay về, cho lại, con muốn sống đời con như một món quà luôn được
hóa ra nhiều và san sẻ với những người khác. Cuộc đời con là một vật hèn
mọn, nhưng trong tay Chúa nó sẽ trở thành những thùng dầu, những giạ lúa, sự ủi
an và thức ăn cho các anh chị em con.
Lạy Chúa, con không có
lời gì khác để nói trước một tình yêu tuyệt vời và dư tràn, đó là lý do tại sao
con chỉ làm được một điều: con mở cửa trái tim con với một nụ cười,
con sẽ chấp nhận tất cả những ai mà Chúa sẽ gửi đến cho con … (Cv 28:30)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét