Hội Nghị Quốc Tế lần 6 về Phụng Vụ
Để kỷ niệm 50 năm hiến chế “Sacrosanctum
Concilium” của Vatican II, Hội Nghị Quốc Tế lần thứ 6 về Phụng Vụ đã được tổ chức
tại Ái Nhĩ Lan từ ngày 6 tới ngày 8 tháng Bẩy vừa qua. Trên tạp chí của Hội Phụng
Vụ Công Giáo Saint Colman, A. Thomas William, một nhà thần học Ái Nhĩ Lan, có
bài phúc trình về Hội Nghị này.
Hội Nghị lần này qui tụ cả giáo sĩ lẫn giáo dân cùng nhau thảo luận vai trò của phụng vụ thánh trong đời sống Giáo Hội, phù hợp với lời mời gọi nên thánh phổ quát. Giáo sư linh mục D. Vincent Twomey SVD, một trong các thần học gia lỗi lạc của Ái Nhĩ Lan đã khai mạc Hội Nghị dưới sự chứng giám của Đức HY Raymond Cardinal Leo Burke, Chánh Án Tòa Án Tối Cao của Tòa Thánh. Trong diễn văn khai mạc, Cha Twomey nhắc cử tọa nhớ rằng trước khi hưu trí, Đức Bênêđíctô XVI đã gặp gỡ các giáo sĩ của giáo phận Rôma. Nói với các giáo sĩ này, và nhắc tới việc kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Vatican II và 16 văn kiện của nó, Đức GH cho hay trên thực tế, có tới hai Công Đồng, một là Công Đồng của các Nghị Phụ, hai là Công Đồng của Truyền Thông. Điều đáng buồn là: khá nhiều người Công Giáo ngày nay chỉ biết tới công đồng sau, hay công đồng được mô tả bởi truyền thông.
Cha Twomey nhấn mạnh: Vatican II, tuy là công đồng lớn nhất trong lịch sử GH, nhưng không đưa ra bất cứ tín điều nào mà chỉ đưa ra 16 văn kiện. Nó có tính mục vụ nhằm mục đích làm chứng cho sự thật trước một thế giới gian dối, phỉnh lừa. Trong số các văn kiện này, đáng chú ý nhất là “Sacrosanctum Concilium”, được Đức Phaolô VI công bố ngày 4 tháng 12 năm 1963, vì nó dành cho Thiên Chúa địa vị tối thượng và là lực đẩy chính đối với bản chất truyền giáo của Giáo Hội.
Dom Paul Gunter OSB, một đan sĩ thuộc Đan Viện Douai, hiện là giáo sư phụng vụ thánh tại Viện Giáo Hoàng về Phụng Vụ ở Rôma, và là Cố Vấn tại Phòng Cử Hành Phụng Vụ của Đức Thánh Cha năm 2008, đã trình bày tham luận thứ hai nhấn mạnh tới hai điểm quan trọng của hiến chế này đó là “Per Ritus et Preces” (số 48) và “Fideles Scienter” (số 11). Đây là hai đặc tính có tính điều hướng việc tham dự tích cực vào phụng vụ. “Fideles scienter” nhấn mạnh tới việc tham dự một cách có hiểu biết, có ý thức. Muốn thế, mọi người cần được huấn luyện về phụng vụ. “Per ritus et preces” cho thấy việc tham dự tích cực được biểu hiện qua các nghi lễ và kinh nguyện.
Linh mục người Ý, Serafino Lanzetta F.I., trình bày đề tài “Sacrosanctum Concilium dưới ánh sáng Canh Tân Phụng Vụ”. Ngài cho rằng hiến chế Phụng Vụ Thánh của Vatican II là văn kiện đầu tiên được các nghị phụ chấp thuận. Trong một thời gian ngắn, các nghị phụ đã nhất trí chấp nhận các nguyên tắc bất di bất dịch của phụng vụ và các trọng điểm thần học về việc tích cực tham dự của toàn thể dân Chúa. Chẳng may, sự hiểu biết đúng đắn các nguyên tắc này đã không diễn ra. Theo ngài, “mọi nguyên tắc của Hiến Chế đều hướng từ bên trong và có một mục tiêu thực tiễn. Từ các nguyên tắc tổng quát và lý thuyết, ta rút ra các qui tắc thực tiễn để canh tân Phụng Vụ. Như thế, hiến chế có hai bình diện: bình diện lý thuyết và bình diện thực hành, và sau Công Đồng, một bình diện nữa đã được thêm vào: công trình của một “Consilium” nhằm đem toàn bộ văn kiện ra áp dụng vào phụng vụ thánh. Đôi khi, người ta quá chú ý tới khía cạnh mục vụ của phụng vụ, cố gắng hết sức để đạt cho bằng được một thứ mục tiêu thực tiễn nào đó. Nguy cơ là quên đi chính “tinh thần của mục vụ” và để khía cạnh thực hành điều hướng tất cả.
Vậy phải làm gì để Phụng Vụ luôn đặt Thiên Chúa lên trên hết trong đời ta? Linh mục Serafino cho rằng ta nên xem sét một cách chính xác hơn 3 điểm chính sau đây: 1)Tham dự tích cực của quần chúng phải hiểu thế nào mới thích đáng? 2) Cộng đoàn phụng vụ có phải là chủ thể của Phụng Vụ không, nghĩa là, ta phải có ý niệm nào về Giáo Hội để có thể xem sét cộng đoàn phụng vụ? 3) Ngôn ngữ thánh của Phụng Vụ trên thế giới trong việc đi tìm cái hiểu chung. Dựa vào Bugnini, người từng cho rằng Sách Lễ của Vatican II là sách lễ “mục vụ”, Linh mục Serafino đặt câu hỏi “Mục vụ thực sự có nghĩa gì, nó có nghĩa liên tục hay gián đoạn?”. Hạn từ mục vụ này giống như phép lạ chữa lành, nhưng về tín lý thì khá trống rỗng, thành thử nguy cơ là phụng vụ sẽ khô cạn nhanh chóng nếu không được cử hành cách đúng đắn. Ngoài ra, căn cứ vào đoạn 21, cha Serafino nhấn mạnh rằng cả bản văn lẫn nghi thức phải phản ảnh được tính thánh thiêng.
Buổi chiều Thứ Bẩy có tham luận của Tiến Sĩ Mariusz Bilinewicz từ Dublin, tựa là “Năm mươi năm Sacrosanctum Concilium: xem lại các phê phán thần học”. Ông cho biết: sau 50 năm, ông đã khảo sát một số lời phê bình từng được nêu lên chống lại hiến chế này kể từ ngày được công bố. Bài tham luận bắt đầu với câu hỏi liệu có thể có chăng một phê phán thần học đối với một văn kiện công đồng dựa trên cơ sở thần học Công Giáo; sau đó, nó trình bày chi tiết các luận bác chính từng được nêu ra chống lại một số khía cạnh thần học của hiến chế và chống lại một số các chính sách thực tiễn được các soạn giả của nó chấp nhận; cuối cùng, tham luận cố gắng lượng giá các lời phê phán này và làm nổi bật con đường trước mặt nhằm tiếp tục cuộc suy tư thần học về văn kiện này. Nhân dịp này, ông cũng đã giới thiệu cuốn sách mới của ông, tựa là “Viễn Kiến Phụng Vụ của Đức GH Bênêđíctô XVI - Một Tìm Hiểu Thần Học” (The Liturgical Vision of Pope Benedict XVI – A Theological Inquiry) do nhà Peter Lang xuất bản.
Tham luận cuối cùng trong ngày trước Buổi Kinh Chiều là của Tiến Sĩ Carmina Chapp thuộc Cao Đẳng Saint Joseph ở Maine. Bà nói vềSacrosanctum Concilium và tính trung tâm về phụng vụ của nó trong đời sống tông truyền của Giáo Hội: “là văn kiện đầu tiên được công bố tại Công Đồng Vatican II, Sacrosanctum Concilium cung cấp cho ta một lăng kính để nhìn toàn bộ công trình của Công Đồng; có một liên hệ nội tại giữa việc cử hành phụng vụ và hoạt động truyền giáo của Giáo Hội, nhất là hoạt động của giáo dân trong lãnh vực trần thế. Phụng vụ luôn chiếm vị trí trung tâm trong đời sống tông truyền của Giáo Hội vì nó là nơi ta được hợp nhất với Chúa Kitô và bắt đầu ‘nhìn như Chúa Kitô nhìn’ trong khi vẫn được lên sinh lực để trở thành bình chứa qua đó thế gian ‘nhìn thấy Chúa Kitô’. Giáo dân nhận được hoa trái của phụng vụ nhờ việc tham dự tích cực, và sau đó đi vào lãnh vực trần thế để “nhìn như Chúa Kitô Kitô nhìn nó” và để thực hiện các công việc trần thế như chính Chúa Kitô thực hiện, trở thành sự hiện diện của Người trong trần gian. Các ơn thánh nhận được trong phụng vụ phải được đem ra sử dụng trong mọi phạm vi trần thế, kể cả doanh thương, kinh tế, chính trị, y khoa, giáo dục, và nghệ thuật”.
Vào chiều Chúa Nhật, sau thánh lễ đại trào do Đức HY Burke chủ tọa, Tiến Sĩ Ralf van Bühren, Giáo Sư Lịch Sử Nghệ Thuật Kitô Giáo tại Đại Học Giáo Hoàng Santa Croce ở Rôma, đã rình bày tham luận “Sacrosanctum Concilium và Kiến Trúc Thánh: Các Nguồn Gốc và Việc Tiếp Nhận Hậu Công Đồng đối với Hiến Chế Phụng Vụ”. Theo ông, kiến trúc thánh có thể ảnh hưởng hữu hiệu tới việc tham dự tích cực của tín hữu và cũng giúp họ thấu hiểu hơn mầu nhiệm vượt qua, vốn là một trong những nguyên tắc của canh tân phụng vụ do Hiến Chế này đề ra. Về chương VII (Nghệ thuật thánh và dụng cụ thánh, SC 122-130), bài thuyết trình của ông khảo sát nghệ thuật, lịch sử nghệ thuật, và hậu cảnh lịch sử và thần học của hiến chế trong các tiền lệ của nó và trong việc tiếp nhận nó sau này.
Ông cho hay: “Tới thập niên 1920, kiến trúc thánh ở Pháp và ở Đức đã thay đổi sâu xa. “Việc thúc đẩy tiến tới một nền thẩm mỹ mới và một thiên hướng phụng vụ chuyên biệt cho không gian thánh xuất phát từ tính chức năng của khoa xây dựng kỹ thuật và từ việc tập chú vào bàn thờ của Phong Trào Phụng Vụ. Sacrosanctum Concilium đã xem sét các diễn biến này. Cho tới thập niên 1980, các nguyên tắc mới này vẫn nổi bật nhờ cuộc canh tân phụng vụ hậu Công Đồng, song song với việc ưa chuộng chất côngkrít, lấy nó làm phương tiện canh tân nền kiến trúc thánh bằng vật liệu và hình thức hiện đại, và việc triệt để hạn chế hình ảnh để làm nổi bật tầm quan trọng của hành động phụng vụ”. Mặt khác, từ thập niên 1990, các ý niệm thẩm mỹ mới lại xuất hiện. Người ta thấy có nhiều cải tiến liên quan tới việc phát huy phụng vụ về phương diện mục vụ và nghệ thuật như các cải tiến về không gian phụng vụ chẳng hạn.
Giáo sư Van Bühren tỏ ý không hài lòng đối với sự kiện: trong các thập niên 1960, 1970, và 1980, các hình ảnh thánh thường bị loại khỏi các thánh đường; “những hình ảnh này là những hình ảnh có tính khai tâm huyền nhiệm (mystagogical) và có giá trị cao về giáo lý; mặt khác, chúng hoàn toàn phù hợp với các lời dạy của Sacrosanctum Concilium 122 và 127 cũng như Lumen Gentium 67, thành thử đáng lẽ không nên bị loại khỏi các nhà thờ”.
“Thời hậu Công Đồng, trong nền kiến trúc Giáo Hội, ta thấy có khuynh hướng giảm thiểu con số các ảnh tượng do ý niệm coi Phụng Vụ (bàn thờ) là tâm điểm của nội thất nhà thờ. Tuy nhiên, ngoại trừ tính xứng hợp phụng vụ của nghệ thuật thánh ra, Công Đồng Vatican II đòi phải có “nét đẹp cao thượng (SC 124) cho nội thất nhà thờ”. Buhren nhắc cử tọa nhớ rằng việc giới hạn con số ảnh tượng và tính trung tâm của phụng vụ vốn đã có ở Pháp và Đức từ thập niên 1920 cho tới thập niên 1960 rồi. Các nhà thờ mới xây đều chỉ có rất ít ảnh tượng, chủ yếu chuộng lối trừu tượng, nên thật khó nếu không muốn nói là không thể thông đạt được sứ điệp cứu rỗi. Từ thập niên 1920, một trong các kiểu kiến trúc gây nhiều ảnh hưởng nhất là kiểu hình khối, hữu lý, và không gian như chiếc hộp, rút tỉa từ Bauhaus và De Stijl, với tính đơn giản (soberness) khó dẫn người ta tới việc cầu nguyện. Các hình thức tôn sùng ngoài phụng vụ bị di chuyển tới những nơi phụ thuộc hoặc bị bãi bỏ hoàn toàn.
Giáo sư tiến sĩ Helmut Hoping trình bày một tham luận tuyệt vời tựa là “Canh Tân Nào? Khoa Giải Thích Sacrosanctum Concilium và Cuộc Canh Tân Phụng Vụ”. Ông vắn tắt trình bày lịch cử Công Đồng và giải thích lịch sử của Sacrosanctum Concilium song song với khoa giải thích về nó. Theo ông, văn kiện chính là nền tảng của cuộc canh tân phụng vụ, nhưng chữ “canh tân” chưa bao giờ được nhắc đến trongSacram Liturgiam, mà đúng hơn chỉ có chữ aggiornamento hay cập nhật hóa được sử dụng và đã trở nên một trong những chữ chủ yếu của Công Đồng Vatican II. Ông bảo: “Aggiornamento này chính là điều Công Đồng muốn thực hiện và các Nghị Phụ đã làm nổi bật phụng vụ và tính tối thượng của Thiên Chúa”. Một điều khác được ông giải thích là nguyên tắc song ngữ (bilinguality), tức việc sử dụng tiếng La Tinh song song với ngôn ngữ thông thường.
Giáo sư Hoping cho rằng Annibale Bugnini, một nhà cải cách triệt để, khi trở thành chuyên viên cho Công Đồng và đặc biệt cho sơ đồ phụng vụ, đã ngăn không cho các canh tân phụng vụ bị trình lên Bộ Phụng Tự, thay vào đó, chúng được trình thẳng lên Đức Giáo Hoàng để chính ngài chấp thuận chúng, không thông qua sự soi mói của cơ quan có chức năng. Đức Phaolô VI đã ban hành Tự Sắc Sacram Liturgiamngày 25 tháng Giêng năm 1964 để ngay tức khắc chấp thuận Sacrosanctum Concilium. Trích dẫn Đức HY Ratzinger, Giáo Sư Hoping cho rằng phụng vụ không phải là mục tiêu của Công Đồng, mặc dù Sacrosanctum Concilium trở thành văn kiện đầu tiên được các Nghị Phụ thảo luận và trong đó, tính tối thượng của Thiên Chúa trong phụng vụ được xác nhận. Thứ hai, cuộc thảo luận tập chú vào việc sử dụng ngôn ngữ bình dân, và đặc tính hiện đại và mục vụ của sơ đồ. Bằng cách nhấn mạnh tới việc Đức HY Spellman của New York và Đức HY Montini (sau là Đức Phaolô VI) cố gắng duy trì tiếng La Tinh trong việc thờ phượng, Giáo Sư Hoping tiếp tục mô tả các động năng khác của các Nghị Phụ, như Đức HY Felici, chẳng hạn, vốn cho rằng vì Sacrosanctum Concilium không có tính học lý, nên gốc rễ của canh tân trở nên rõ rệt hơn. Đàng khác, theo ngài, mục tiêu canh tân phụng vụ là sử dụng mầu nhiệm vượt qua, đức ái, tính đơn giản, sự trong sáng, dễ hiểu và ngôn ngữ bình dân. Trong phần kết luận, Giáo Sư Hoping nói rằng các Nghị Phụ Công Đồng không dự ứng một cuộc canh tân phụng vụ liên tục, nên điều cần hiện nay là một phong trào phụng vụ có khả năng làm sống lại di sản thực sự của Vatican II, một điều đòi phải có một nền giáo dục sâu sắc về phụng vụ.
Đức HY Burke, trong bài tham luận của ngài, cũng đã nói về tính tối thượng của Thiên Chúa trong phụng vụ và sự quan trọng không thể thiếu của lời cầu nguyện trong việc hiểu phụng vụ. Ngài tha thiết cho rằng phụng vụ thánh phải được làm cho tinh ròng hơn và kho tàng thiêng liêng cần được cung hiến cho dân Chúa, bởi thế, không ai được khuấy động nó, không ai được vi phạm nó. Chúng ta được lệnh phải vâng theo các luật lệ và khuyên dạy của Giáo Hội và buộc phải yêu mến Giáo Hội với Chúa Kitô đứng đầu... Giáo luật là cấu trúc tài phán của Giáo Hội, không tôn trọng nó ta sẽ gặp rắc rối.
Đức HY Burke cho hay không một văn kiện nào của Công Đồng Vatican II dạy người ta bất tuân Giáo Luật. Văn kiện nào cũng thúc giục ta tuân giữ Giáo Luật. Ngài còn nhấn mạnh thêm rằng Công Đồng không bao giờ mong ta coi thường Giáo Luật, như Đức Gioan Phaolô II từng viết trong Sacra Disciplina Regis (1983): “canh tân lối sống Kitô Giáo là mục tiêu của Bộ Giáo Luật mới, tức sự thánh thiện của đời sống”. Bản chất của Giáo Luật được rút ra từ Cựu Ước. Tuân giữ nó đem lại cho ta sự tự do yêu mến Thiên Chúa và người lân cận. Bởi thế, cần tôn trọng Giáo Luật vì nó cực kỳ cần thiết cho Giáo Hội; nó là quyền lực thánh thiêng của Giáo Hội, có thể nói như thế, là biểu hiện hữu hình các qui luật của Giáo Hội trong việc quản trị các bí tích.
Đức HY Burke tiếp tục cho hay: việc thiếu một chỗ đứng cho Giáo Luật trong các văn kiện của Vatican II, mà nhiều người hồi đó rất vui, đã khiến họ có cảm tưởng là ta không cần đến Giáo Luật nữa, ta có thể làm bất cứ điều gì ta muốn vì nay ai cũng tin rằng ta không khốn khổ vì tội tổ tông nữa. Ngài bảo ngày đó quả là ngày đáng buồn cho Giáo Hội.
Sau đó, Đức HY Burke đề cập tới thuyết phi luật lệ (antinomianism) tức chủ trương vô kỷ luật từng tạo nên cảm thức không chắc chắn, nhất là trong cái hứng khởi khi thấy nhiều thay đổi có tính lạm dụng diễn ra trong phụng vụ. Điều gì đã xẩy ra cho âm nhạc thánh? Điều gì đã xẩy ra cho các phần khác của Thánh Lễ? Đức Hồng Y bảo rằng: đó là nền giải thích gián đoạn, nền giải thích đứt đoạn, phản bội lại phụng vụ. Sự đứt đoạn này gây ra bởi việc từ bỏ kỷ luật đã thành luật, bãi bỏ giáo lý, bãi bỏ đời sống tu trì, bãi bỏ các định chế Công Giáo, và với chúng là bãi bỏ phụng vụ thánh. Nói về những cuộc nổi loạn của sinh viên vào cuối thập niên 1960, ngài cho rằng: “một thời đại mới của tự do và tình yêu (cũng) đã ló dạng trong Giáo Hội, cảm thức tự do cho mọi người xem ra là cảm thức phổ quát vào thời đó, và như thế, người ta đã nổi loạn chống lại mọi hình thức thẩm quyền trên thế giới.
Đức HY Burke tiếp tục nhấn mạnh tới Jus Divinum (thiên luật) trong việc thiết lập ra mối liên hệ “đúng đắn” với Thiên Chúa và việc hiểu biết “các quyền của Thiên Chúa” nhất là liên quan tới việc cử hành phụng vụ cách đúng đắn. Ngài cho rằng có ba thời kỳ liên quan tới vấn đề năng quyền trong các vấn đề phụng vụ. Thời kỳ thứ nhất là thời Giáo Hội sơ khai, thời có nhiều nghi lễ khác nhau tùy theo giáo phận. Thời kỳ thứ hai là từ Công Đồng Trent tới Công Đồng Vatican II khi thẩm quyền can thiệp vào các vấn đề phụng vụ là quyền chuyên biệt của một mình Giáo Hoàng. Thời kỳ thứ ba là từ Vatican II trở về sau khi thẩm quyền phụng vụ được trả về cho các giám mục địa phương, kết quả là tính phổ quát của phụng vụ không còn nữa. Ngài cho rằng: “toàn bộ ý niệm năng quyền là vấn đề then chốt cần được giải quyết” và năng quyền này phải trả lại cho Đức Giáo Hoàng. Để kết luận, Đức HY Burke nhắc nhở các linh mục “phải từ bỏ mình trong hy lễ Thánh Thể, các ngài không phải là người chủ đạo, Chúa Kitô mới là người chủ đạo”.
Giáo sư linh mục Manfred Hauke của Phân Khoa Thần Học Lugano trình bày tham luận “Cuộc Thảo Luận Tín Lý về Việc Đồng Tế từSacrosanctum Concilium tới nay”. Ngài bắt đầu bằng cách quả quyết rằng Hiến Chế về Phụng Vụ của Công Đồng Vatican II đã nới rộng khả thể đồng tế Thánh Thể từng chỉ được cử hành vào dịp các tân linh mục được thụ phong và trong các dịp đồng tế của các giám mục. Vào sâu hơn, linh mục Hauke cho rằng có việc nới rộng này là vì trong các đại hội quốc tế và trong các đan viện lớn, khó có thể cử hành quá nhiều thánh lễ một cách riêng rẽ được, hơn nữa cũng vì tính đơn nhất trong các cử hành Thánh Thể thời Giáo Hội cổ xưa nữa. Trước thời Công Đồng, Đức Piô XII đã nói rõ rằng một linh mục khi cử hành hay đồng cử hành Thánh Lễ đều hành động nhân danh Chúa Kitô, một việc không diễn ra khi ngài chỉ phụ giúp việc cử hành Thánh Thể. Muốn việc đồng cử hành bí tích thành sự, linh mục phải đọc chính các lời của Chúa. Tuy nhiên, việc thực hành đồng tế này mới chỉ có từ thế kỷ thứ 8 tại Rôma và từ thế kỷ thứ 10 tại Constantinople, trong rất ít trường hợp.
Suy nghĩ có tính hệ thống về việc đồng tế chỉ bắt đầu vào thời Trung Cổ và khả thể của hành động này được Đức Bênêđíctô XIV chấp thuận. Trong thời Công Đồng và lúc chuẩn bị, các khía cạnh thực tiễn đã được chú trọng trong lúc thảo luận. Trước khi khai mạc Vatican II, Bộ Phụng Tự từng nhận định rằng: “một khảo sát mới mẻ và cẩn trọng về lịch sử và tín lý đối với nguồn gốc, bản chất và phạm vi của việc đồng cử hành nghiêm nhặt các bí tích là điều cần thiết”. Vấn đề này rất nghiêm trọng vì việc nới rộng thực hành vốn “là một thay đổi quan trọng trong kỷ luật phụng vụ của Giáo Hội La Tinh”. Bộ Trưởng Bộ Phụng Tự, Đức HY Larraona, yêu cầu Văn Phòng Thánh tuyên bố hai điều: 1) liên quan tới giá trị của thánh lễ đồng tế: liệu một Thánh Lễ do mười linh mục đồng tế thực sự có cùng một giá trị như mười Thánh Lễ cử hành bời mười linh mục hay không; 2) liên quan tới tính hợp pháp của ý niệm cho rằng mỗi vị đồng tế đều có quyền nhận của dâng. Văn Phòng Thánh đã không đưa ra lời tuyên bố nào về hai vấn đề này cả.
Giáo sư Hauke tiếp tục nói rằng bản văn sau cùng của Công Đồng về việc đồng tế ở SC 57f nói rằng việc đồng tế “còn được sử dụng cho tới ngày nay trong Giáo Hội cả bên Đông lẫn bên Tây”, một quả quyết có tính lịch sử cần được dị biệt hóa. Sự nới rộng việc đồng tế có ý dành cho các dịp đặc biệt như Thứ Năm Tuần Thánh và các đại hội và phải được đấng bản quyền qui định; vị này có thể cho phép trong các trường hợp khác như trong các đan viện và giáo xứ. Mỗi linh mục đều duy trì được quyền cử hành Thánh Lễ riêng rẽ, dù không đồng thời và tại cùng một nhà thờ đang cử hành Thánh Lễ đồng tế. Sự ưa thích việc cử hành có tính cộng đoàn nói ở SC 27 phải được xét song song với chỉ dẫn của Ủy Ban Công Đồng cho rằng mỗi Thánh Lễ tự nó đều có bản chất công cộng và xã hội. Điều này đúng cho cả trường hợp không thể có nhiều tín hữu tham dự. Vatican II không giải quyết vấn đề còn đang tranh luận về bổng lễ của các Thánh Lễ đồng tế và cũng không đi vào chi tiết vấn đề hoa trái bí tích của việc đồng tế so với các Thánh Lễ cử hành riêng rẽ.
“Ritus servandus” năm 1965 dự liệu rằng con số các vị đồng tế thường không nên quá 50. Sắc lệnh Ecclesiae semper của Bộ Phụng Tự trong cùng năm nói rằng khi đồng tế, các linh mục cùng nhau cử hành “một hy lễ trong cùng một hành động bí tích”, cố ý nhắc tới lời giải thích của Thánh Tôma Aquinô, và bỏ nhận định trước đó (trong thời chuẩn bị Vatican II) cho rằng khi đồng tế, các linh mục cử hành các hành vi bí tích đa dạng nhân danh Chúa Kitô. Đồng tế nói lên tính hợp nhất của chức linh mục, hy lễ và toàn thể dân Chúa. Đức Bênêđíctô XVI từng nêu ra nhiều câu hỏi chủ yếu về tính thành sự của những lần đồng tế lớn (Sacramentum caritatis, 61; buổi nói chuyện ngày 7 tháng Hai, 2008).
Sau Công Đồng, nhiều vấn đề tín lý khác nhau đã được đem ra thảo luận: khả thể đồng tế bí tích mà không cần đọc các lời của Chúa Kitô trong Bữa Tiệc Ly, ý nghĩa việc giang tay lúc đồng tế và tính thành sự của các lần đồng tế lớn, khi khoảng cách với bàn thờ quá xa. Giáo sư Hauke, sau đó, đã trình bày nhiều chủ trương khác nhau, của Karl Rahner và Gisbert Greshake một bên và của những nhà Thomists như Joseph de Sainte-Marie OCD và Rudolf Michael Schmitz một bên, và chủ trương thứ ba của Paul Tirot OSB và Philippe Gouyaud.
Giáo sư người Mỹ American Robert L. Fastiggi, hiện dạy thần học hệ thống tại Đại Chủng Viện Thánh Tâm ở Detroit, trình bày tham luận “Thánh Lễ như lễ hy sinh của Chúa Kitô và Giáo Hội theo Sacrosanctum Concilium”. Trong tham luận này, giáo sư Fastiggi khảo sát việcSacrosanctum Concilium tái xác định ra sao tín điều truyền thống của Công Giáo coi Thánh Lễ như việc tái hiện tại hóa một cách không đổ máu lễ hy sinh đổ máu của Chúa Kitô trên Canvariô.
Tham luận cuối cùng của Hội Nghị do linh mục Sven Leo Conrad, thuộc Huynh Đoàn Linh Mục Thánh Phêrô, trình bày, tựa là “Hành vi phụng vụ hay cử hành phụng vụ? Một số xem sét dưới ánh sáng Sacrosanctum Concilium và Presbyterorum Ordinis”. Trong phần nhập đề, linh mục Sven cho hay: trong một phúc trình tiêu cực một chiều về Thánh Lễ cử hành dưới Hình Thức Ngoại Thường tại German Katholikentag năm 2012, người ta đọc được câu bình phẩm sau: “Linh mục đứng quay lưng lại giáo dân. Bài hát và bài đọc đều bằng tiếng La Tinh. Đây đâu phải là lối cử hành chung của tín hữu. Mà là Thánh Lễ Hy Sinh được giáo dân giúp lễ”. Ngài cho hay: các thiên kiến và hiểu lầm đối với Thánh Lễ Gregorian hiện nay thường đặt cơ sở trên chủ trương sau: loại phụng vụ này không liên hệ gì tới việc cử hành chung cả. Giáo dân bị loại ra khỏi hành vi chủ yếu.
Để có thể trả lời chủ trương này một cách thoả đáng, trước nhất ta phải làm sáng tỏ ý niệm cử hành phụng vụ. Rồi sau đó tương phản ý niệm này với một ý niệm khác, là ý niệm hành vi phụng vụ. Ngài bảo: Sau khi khảo sát sắc lệnh Presbyterorum Ordinis của Công Đồng, ta sẽ kết luận bằng cách áp dụng các ý niệm này vào hình thức ngoại thường của Nghi Lễ Rôma. Sau khi giải thích sự phát triển của nghi lễ này trong các thế kỷ 19 và 20, Cha Sven cho rằng hầu hết mọi sự đều tập chú vào tính chính xác, phụng vụ hầu như hoàn toàn bị kiểm soát bởi thuyết duy chữ đỏ (rubricanism).
Để đánh đổ quan điểm này, ngai cho rằng “Điều được Phong Trào Phụng Vụ cố gắng thực hiện khi trở về với đặc điểm cử hành của Phụng Vụ Thánh là vượt thắng cả hai thuyết duy chữ đỏ và duy luật lệ. Ta có thể nói rằng trên thực tế, điều ta theo đuổi là trở về với ‘pristina norma Patrum’ (qui luật tinh trong của Các Giáo Phụ), cả trong cái hiểu về nguyên tắc của phụng vụ. Ở đây ta không nên coi nhẹ điều này: ý niệm cử hành phụng vụ vốn nằm ở cội rễ Nghi Lễ Rôma. Huấn quyền gần đây hơn trong thế kỷ 20 đã tiếp nhận ý niệm này một cách có hệ thống. Đức Piô X trong Tra le sollecitudini vốn đã nói tới việc cử hành Các Mầu Nhiệm Thánh. Các hạn từ này một lần nữa đã tái xuất hiện trong thông điệp Mediator Dei của Đức Piô XII, cũng như trong hiến chế phụng vụ Sacrosanctum Concilium của Công Đồng Vatican II.
Dù Huấn Quyền dưới thời Đức Piô XII đã vượt thắng quan điểm hướng ngoại một chiều đối với phụng vụ, nhưng các cố gắng đẩy người ta về hướng đó vẫn còn tồn tại. Các cố gắng này nhằm ngăn không cho thần học định tính phụng vụ thánh như nó thực sự là, bởi họ chỉ coi phụng vụ như một trợ cụ ngoại biên giúp cho việc làm của ơn thánh, chứ tự nó không hề là một hoạt động cứu rỗi.
Cha cho rằng: Josef Pieper đã đóng góp một cách đáng kể cho cái hiểu nền tảng về mối liên hệ giữa việc thờ phượng và việc cử hành. Điều quyết định đối với tác giả này là việc hiểu ra rằng mọi ngày lễ đúng nghĩa cuối cùng đều đặt căn bản trên “việc khẳng nhận thế giới”, một khẳng nhận dẫn tới việc thừa nhận và ca ngợi Đấng Hóa Công. Nói chính xác hơn, Hy Lễ của Chúa Kitô, và do đó trung tâm của việc thờ phượng trong Kitô Giáo, diễn ra “giữa lòng Tạo Dựng, một tạo dựng tìm được khẳng nhận và thành toàn cao nhất của mình trong chính Hy Lễ của Chúa-Người này”.
Hội Nghị lần này qui tụ cả giáo sĩ lẫn giáo dân cùng nhau thảo luận vai trò của phụng vụ thánh trong đời sống Giáo Hội, phù hợp với lời mời gọi nên thánh phổ quát. Giáo sư linh mục D. Vincent Twomey SVD, một trong các thần học gia lỗi lạc của Ái Nhĩ Lan đã khai mạc Hội Nghị dưới sự chứng giám của Đức HY Raymond Cardinal Leo Burke, Chánh Án Tòa Án Tối Cao của Tòa Thánh. Trong diễn văn khai mạc, Cha Twomey nhắc cử tọa nhớ rằng trước khi hưu trí, Đức Bênêđíctô XVI đã gặp gỡ các giáo sĩ của giáo phận Rôma. Nói với các giáo sĩ này, và nhắc tới việc kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Vatican II và 16 văn kiện của nó, Đức GH cho hay trên thực tế, có tới hai Công Đồng, một là Công Đồng của các Nghị Phụ, hai là Công Đồng của Truyền Thông. Điều đáng buồn là: khá nhiều người Công Giáo ngày nay chỉ biết tới công đồng sau, hay công đồng được mô tả bởi truyền thông.
Cha Twomey nhấn mạnh: Vatican II, tuy là công đồng lớn nhất trong lịch sử GH, nhưng không đưa ra bất cứ tín điều nào mà chỉ đưa ra 16 văn kiện. Nó có tính mục vụ nhằm mục đích làm chứng cho sự thật trước một thế giới gian dối, phỉnh lừa. Trong số các văn kiện này, đáng chú ý nhất là “Sacrosanctum Concilium”, được Đức Phaolô VI công bố ngày 4 tháng 12 năm 1963, vì nó dành cho Thiên Chúa địa vị tối thượng và là lực đẩy chính đối với bản chất truyền giáo của Giáo Hội.
Dom Paul Gunter OSB, một đan sĩ thuộc Đan Viện Douai, hiện là giáo sư phụng vụ thánh tại Viện Giáo Hoàng về Phụng Vụ ở Rôma, và là Cố Vấn tại Phòng Cử Hành Phụng Vụ của Đức Thánh Cha năm 2008, đã trình bày tham luận thứ hai nhấn mạnh tới hai điểm quan trọng của hiến chế này đó là “Per Ritus et Preces” (số 48) và “Fideles Scienter” (số 11). Đây là hai đặc tính có tính điều hướng việc tham dự tích cực vào phụng vụ. “Fideles scienter” nhấn mạnh tới việc tham dự một cách có hiểu biết, có ý thức. Muốn thế, mọi người cần được huấn luyện về phụng vụ. “Per ritus et preces” cho thấy việc tham dự tích cực được biểu hiện qua các nghi lễ và kinh nguyện.
Linh mục người Ý, Serafino Lanzetta F.I., trình bày đề tài “Sacrosanctum Concilium dưới ánh sáng Canh Tân Phụng Vụ”. Ngài cho rằng hiến chế Phụng Vụ Thánh của Vatican II là văn kiện đầu tiên được các nghị phụ chấp thuận. Trong một thời gian ngắn, các nghị phụ đã nhất trí chấp nhận các nguyên tắc bất di bất dịch của phụng vụ và các trọng điểm thần học về việc tích cực tham dự của toàn thể dân Chúa. Chẳng may, sự hiểu biết đúng đắn các nguyên tắc này đã không diễn ra. Theo ngài, “mọi nguyên tắc của Hiến Chế đều hướng từ bên trong và có một mục tiêu thực tiễn. Từ các nguyên tắc tổng quát và lý thuyết, ta rút ra các qui tắc thực tiễn để canh tân Phụng Vụ. Như thế, hiến chế có hai bình diện: bình diện lý thuyết và bình diện thực hành, và sau Công Đồng, một bình diện nữa đã được thêm vào: công trình của một “Consilium” nhằm đem toàn bộ văn kiện ra áp dụng vào phụng vụ thánh. Đôi khi, người ta quá chú ý tới khía cạnh mục vụ của phụng vụ, cố gắng hết sức để đạt cho bằng được một thứ mục tiêu thực tiễn nào đó. Nguy cơ là quên đi chính “tinh thần của mục vụ” và để khía cạnh thực hành điều hướng tất cả.
Vậy phải làm gì để Phụng Vụ luôn đặt Thiên Chúa lên trên hết trong đời ta? Linh mục Serafino cho rằng ta nên xem sét một cách chính xác hơn 3 điểm chính sau đây: 1)Tham dự tích cực của quần chúng phải hiểu thế nào mới thích đáng? 2) Cộng đoàn phụng vụ có phải là chủ thể của Phụng Vụ không, nghĩa là, ta phải có ý niệm nào về Giáo Hội để có thể xem sét cộng đoàn phụng vụ? 3) Ngôn ngữ thánh của Phụng Vụ trên thế giới trong việc đi tìm cái hiểu chung. Dựa vào Bugnini, người từng cho rằng Sách Lễ của Vatican II là sách lễ “mục vụ”, Linh mục Serafino đặt câu hỏi “Mục vụ thực sự có nghĩa gì, nó có nghĩa liên tục hay gián đoạn?”. Hạn từ mục vụ này giống như phép lạ chữa lành, nhưng về tín lý thì khá trống rỗng, thành thử nguy cơ là phụng vụ sẽ khô cạn nhanh chóng nếu không được cử hành cách đúng đắn. Ngoài ra, căn cứ vào đoạn 21, cha Serafino nhấn mạnh rằng cả bản văn lẫn nghi thức phải phản ảnh được tính thánh thiêng.
Buổi chiều Thứ Bẩy có tham luận của Tiến Sĩ Mariusz Bilinewicz từ Dublin, tựa là “Năm mươi năm Sacrosanctum Concilium: xem lại các phê phán thần học”. Ông cho biết: sau 50 năm, ông đã khảo sát một số lời phê bình từng được nêu lên chống lại hiến chế này kể từ ngày được công bố. Bài tham luận bắt đầu với câu hỏi liệu có thể có chăng một phê phán thần học đối với một văn kiện công đồng dựa trên cơ sở thần học Công Giáo; sau đó, nó trình bày chi tiết các luận bác chính từng được nêu ra chống lại một số khía cạnh thần học của hiến chế và chống lại một số các chính sách thực tiễn được các soạn giả của nó chấp nhận; cuối cùng, tham luận cố gắng lượng giá các lời phê phán này và làm nổi bật con đường trước mặt nhằm tiếp tục cuộc suy tư thần học về văn kiện này. Nhân dịp này, ông cũng đã giới thiệu cuốn sách mới của ông, tựa là “Viễn Kiến Phụng Vụ của Đức GH Bênêđíctô XVI - Một Tìm Hiểu Thần Học” (The Liturgical Vision of Pope Benedict XVI – A Theological Inquiry) do nhà Peter Lang xuất bản.
Tham luận cuối cùng trong ngày trước Buổi Kinh Chiều là của Tiến Sĩ Carmina Chapp thuộc Cao Đẳng Saint Joseph ở Maine. Bà nói vềSacrosanctum Concilium và tính trung tâm về phụng vụ của nó trong đời sống tông truyền của Giáo Hội: “là văn kiện đầu tiên được công bố tại Công Đồng Vatican II, Sacrosanctum Concilium cung cấp cho ta một lăng kính để nhìn toàn bộ công trình của Công Đồng; có một liên hệ nội tại giữa việc cử hành phụng vụ và hoạt động truyền giáo của Giáo Hội, nhất là hoạt động của giáo dân trong lãnh vực trần thế. Phụng vụ luôn chiếm vị trí trung tâm trong đời sống tông truyền của Giáo Hội vì nó là nơi ta được hợp nhất với Chúa Kitô và bắt đầu ‘nhìn như Chúa Kitô nhìn’ trong khi vẫn được lên sinh lực để trở thành bình chứa qua đó thế gian ‘nhìn thấy Chúa Kitô’. Giáo dân nhận được hoa trái của phụng vụ nhờ việc tham dự tích cực, và sau đó đi vào lãnh vực trần thế để “nhìn như Chúa Kitô Kitô nhìn nó” và để thực hiện các công việc trần thế như chính Chúa Kitô thực hiện, trở thành sự hiện diện của Người trong trần gian. Các ơn thánh nhận được trong phụng vụ phải được đem ra sử dụng trong mọi phạm vi trần thế, kể cả doanh thương, kinh tế, chính trị, y khoa, giáo dục, và nghệ thuật”.
Vào chiều Chúa Nhật, sau thánh lễ đại trào do Đức HY Burke chủ tọa, Tiến Sĩ Ralf van Bühren, Giáo Sư Lịch Sử Nghệ Thuật Kitô Giáo tại Đại Học Giáo Hoàng Santa Croce ở Rôma, đã rình bày tham luận “Sacrosanctum Concilium và Kiến Trúc Thánh: Các Nguồn Gốc và Việc Tiếp Nhận Hậu Công Đồng đối với Hiến Chế Phụng Vụ”. Theo ông, kiến trúc thánh có thể ảnh hưởng hữu hiệu tới việc tham dự tích cực của tín hữu và cũng giúp họ thấu hiểu hơn mầu nhiệm vượt qua, vốn là một trong những nguyên tắc của canh tân phụng vụ do Hiến Chế này đề ra. Về chương VII (Nghệ thuật thánh và dụng cụ thánh, SC 122-130), bài thuyết trình của ông khảo sát nghệ thuật, lịch sử nghệ thuật, và hậu cảnh lịch sử và thần học của hiến chế trong các tiền lệ của nó và trong việc tiếp nhận nó sau này.
Ông cho hay: “Tới thập niên 1920, kiến trúc thánh ở Pháp và ở Đức đã thay đổi sâu xa. “Việc thúc đẩy tiến tới một nền thẩm mỹ mới và một thiên hướng phụng vụ chuyên biệt cho không gian thánh xuất phát từ tính chức năng của khoa xây dựng kỹ thuật và từ việc tập chú vào bàn thờ của Phong Trào Phụng Vụ. Sacrosanctum Concilium đã xem sét các diễn biến này. Cho tới thập niên 1980, các nguyên tắc mới này vẫn nổi bật nhờ cuộc canh tân phụng vụ hậu Công Đồng, song song với việc ưa chuộng chất côngkrít, lấy nó làm phương tiện canh tân nền kiến trúc thánh bằng vật liệu và hình thức hiện đại, và việc triệt để hạn chế hình ảnh để làm nổi bật tầm quan trọng của hành động phụng vụ”. Mặt khác, từ thập niên 1990, các ý niệm thẩm mỹ mới lại xuất hiện. Người ta thấy có nhiều cải tiến liên quan tới việc phát huy phụng vụ về phương diện mục vụ và nghệ thuật như các cải tiến về không gian phụng vụ chẳng hạn.
Giáo sư Van Bühren tỏ ý không hài lòng đối với sự kiện: trong các thập niên 1960, 1970, và 1980, các hình ảnh thánh thường bị loại khỏi các thánh đường; “những hình ảnh này là những hình ảnh có tính khai tâm huyền nhiệm (mystagogical) và có giá trị cao về giáo lý; mặt khác, chúng hoàn toàn phù hợp với các lời dạy của Sacrosanctum Concilium 122 và 127 cũng như Lumen Gentium 67, thành thử đáng lẽ không nên bị loại khỏi các nhà thờ”.
“Thời hậu Công Đồng, trong nền kiến trúc Giáo Hội, ta thấy có khuynh hướng giảm thiểu con số các ảnh tượng do ý niệm coi Phụng Vụ (bàn thờ) là tâm điểm của nội thất nhà thờ. Tuy nhiên, ngoại trừ tính xứng hợp phụng vụ của nghệ thuật thánh ra, Công Đồng Vatican II đòi phải có “nét đẹp cao thượng (SC 124) cho nội thất nhà thờ”. Buhren nhắc cử tọa nhớ rằng việc giới hạn con số ảnh tượng và tính trung tâm của phụng vụ vốn đã có ở Pháp và Đức từ thập niên 1920 cho tới thập niên 1960 rồi. Các nhà thờ mới xây đều chỉ có rất ít ảnh tượng, chủ yếu chuộng lối trừu tượng, nên thật khó nếu không muốn nói là không thể thông đạt được sứ điệp cứu rỗi. Từ thập niên 1920, một trong các kiểu kiến trúc gây nhiều ảnh hưởng nhất là kiểu hình khối, hữu lý, và không gian như chiếc hộp, rút tỉa từ Bauhaus và De Stijl, với tính đơn giản (soberness) khó dẫn người ta tới việc cầu nguyện. Các hình thức tôn sùng ngoài phụng vụ bị di chuyển tới những nơi phụ thuộc hoặc bị bãi bỏ hoàn toàn.
Giáo sư tiến sĩ Helmut Hoping trình bày một tham luận tuyệt vời tựa là “Canh Tân Nào? Khoa Giải Thích Sacrosanctum Concilium và Cuộc Canh Tân Phụng Vụ”. Ông vắn tắt trình bày lịch cử Công Đồng và giải thích lịch sử của Sacrosanctum Concilium song song với khoa giải thích về nó. Theo ông, văn kiện chính là nền tảng của cuộc canh tân phụng vụ, nhưng chữ “canh tân” chưa bao giờ được nhắc đến trongSacram Liturgiam, mà đúng hơn chỉ có chữ aggiornamento hay cập nhật hóa được sử dụng và đã trở nên một trong những chữ chủ yếu của Công Đồng Vatican II. Ông bảo: “Aggiornamento này chính là điều Công Đồng muốn thực hiện và các Nghị Phụ đã làm nổi bật phụng vụ và tính tối thượng của Thiên Chúa”. Một điều khác được ông giải thích là nguyên tắc song ngữ (bilinguality), tức việc sử dụng tiếng La Tinh song song với ngôn ngữ thông thường.
Giáo sư Hoping cho rằng Annibale Bugnini, một nhà cải cách triệt để, khi trở thành chuyên viên cho Công Đồng và đặc biệt cho sơ đồ phụng vụ, đã ngăn không cho các canh tân phụng vụ bị trình lên Bộ Phụng Tự, thay vào đó, chúng được trình thẳng lên Đức Giáo Hoàng để chính ngài chấp thuận chúng, không thông qua sự soi mói của cơ quan có chức năng. Đức Phaolô VI đã ban hành Tự Sắc Sacram Liturgiamngày 25 tháng Giêng năm 1964 để ngay tức khắc chấp thuận Sacrosanctum Concilium. Trích dẫn Đức HY Ratzinger, Giáo Sư Hoping cho rằng phụng vụ không phải là mục tiêu của Công Đồng, mặc dù Sacrosanctum Concilium trở thành văn kiện đầu tiên được các Nghị Phụ thảo luận và trong đó, tính tối thượng của Thiên Chúa trong phụng vụ được xác nhận. Thứ hai, cuộc thảo luận tập chú vào việc sử dụng ngôn ngữ bình dân, và đặc tính hiện đại và mục vụ của sơ đồ. Bằng cách nhấn mạnh tới việc Đức HY Spellman của New York và Đức HY Montini (sau là Đức Phaolô VI) cố gắng duy trì tiếng La Tinh trong việc thờ phượng, Giáo Sư Hoping tiếp tục mô tả các động năng khác của các Nghị Phụ, như Đức HY Felici, chẳng hạn, vốn cho rằng vì Sacrosanctum Concilium không có tính học lý, nên gốc rễ của canh tân trở nên rõ rệt hơn. Đàng khác, theo ngài, mục tiêu canh tân phụng vụ là sử dụng mầu nhiệm vượt qua, đức ái, tính đơn giản, sự trong sáng, dễ hiểu và ngôn ngữ bình dân. Trong phần kết luận, Giáo Sư Hoping nói rằng các Nghị Phụ Công Đồng không dự ứng một cuộc canh tân phụng vụ liên tục, nên điều cần hiện nay là một phong trào phụng vụ có khả năng làm sống lại di sản thực sự của Vatican II, một điều đòi phải có một nền giáo dục sâu sắc về phụng vụ.
Đức HY Burke, trong bài tham luận của ngài, cũng đã nói về tính tối thượng của Thiên Chúa trong phụng vụ và sự quan trọng không thể thiếu của lời cầu nguyện trong việc hiểu phụng vụ. Ngài tha thiết cho rằng phụng vụ thánh phải được làm cho tinh ròng hơn và kho tàng thiêng liêng cần được cung hiến cho dân Chúa, bởi thế, không ai được khuấy động nó, không ai được vi phạm nó. Chúng ta được lệnh phải vâng theo các luật lệ và khuyên dạy của Giáo Hội và buộc phải yêu mến Giáo Hội với Chúa Kitô đứng đầu... Giáo luật là cấu trúc tài phán của Giáo Hội, không tôn trọng nó ta sẽ gặp rắc rối.
Đức HY Burke cho hay không một văn kiện nào của Công Đồng Vatican II dạy người ta bất tuân Giáo Luật. Văn kiện nào cũng thúc giục ta tuân giữ Giáo Luật. Ngài còn nhấn mạnh thêm rằng Công Đồng không bao giờ mong ta coi thường Giáo Luật, như Đức Gioan Phaolô II từng viết trong Sacra Disciplina Regis (1983): “canh tân lối sống Kitô Giáo là mục tiêu của Bộ Giáo Luật mới, tức sự thánh thiện của đời sống”. Bản chất của Giáo Luật được rút ra từ Cựu Ước. Tuân giữ nó đem lại cho ta sự tự do yêu mến Thiên Chúa và người lân cận. Bởi thế, cần tôn trọng Giáo Luật vì nó cực kỳ cần thiết cho Giáo Hội; nó là quyền lực thánh thiêng của Giáo Hội, có thể nói như thế, là biểu hiện hữu hình các qui luật của Giáo Hội trong việc quản trị các bí tích.
Đức HY Burke tiếp tục cho hay: việc thiếu một chỗ đứng cho Giáo Luật trong các văn kiện của Vatican II, mà nhiều người hồi đó rất vui, đã khiến họ có cảm tưởng là ta không cần đến Giáo Luật nữa, ta có thể làm bất cứ điều gì ta muốn vì nay ai cũng tin rằng ta không khốn khổ vì tội tổ tông nữa. Ngài bảo ngày đó quả là ngày đáng buồn cho Giáo Hội.
Sau đó, Đức HY Burke đề cập tới thuyết phi luật lệ (antinomianism) tức chủ trương vô kỷ luật từng tạo nên cảm thức không chắc chắn, nhất là trong cái hứng khởi khi thấy nhiều thay đổi có tính lạm dụng diễn ra trong phụng vụ. Điều gì đã xẩy ra cho âm nhạc thánh? Điều gì đã xẩy ra cho các phần khác của Thánh Lễ? Đức Hồng Y bảo rằng: đó là nền giải thích gián đoạn, nền giải thích đứt đoạn, phản bội lại phụng vụ. Sự đứt đoạn này gây ra bởi việc từ bỏ kỷ luật đã thành luật, bãi bỏ giáo lý, bãi bỏ đời sống tu trì, bãi bỏ các định chế Công Giáo, và với chúng là bãi bỏ phụng vụ thánh. Nói về những cuộc nổi loạn của sinh viên vào cuối thập niên 1960, ngài cho rằng: “một thời đại mới của tự do và tình yêu (cũng) đã ló dạng trong Giáo Hội, cảm thức tự do cho mọi người xem ra là cảm thức phổ quát vào thời đó, và như thế, người ta đã nổi loạn chống lại mọi hình thức thẩm quyền trên thế giới.
Đức HY Burke tiếp tục nhấn mạnh tới Jus Divinum (thiên luật) trong việc thiết lập ra mối liên hệ “đúng đắn” với Thiên Chúa và việc hiểu biết “các quyền của Thiên Chúa” nhất là liên quan tới việc cử hành phụng vụ cách đúng đắn. Ngài cho rằng có ba thời kỳ liên quan tới vấn đề năng quyền trong các vấn đề phụng vụ. Thời kỳ thứ nhất là thời Giáo Hội sơ khai, thời có nhiều nghi lễ khác nhau tùy theo giáo phận. Thời kỳ thứ hai là từ Công Đồng Trent tới Công Đồng Vatican II khi thẩm quyền can thiệp vào các vấn đề phụng vụ là quyền chuyên biệt của một mình Giáo Hoàng. Thời kỳ thứ ba là từ Vatican II trở về sau khi thẩm quyền phụng vụ được trả về cho các giám mục địa phương, kết quả là tính phổ quát của phụng vụ không còn nữa. Ngài cho rằng: “toàn bộ ý niệm năng quyền là vấn đề then chốt cần được giải quyết” và năng quyền này phải trả lại cho Đức Giáo Hoàng. Để kết luận, Đức HY Burke nhắc nhở các linh mục “phải từ bỏ mình trong hy lễ Thánh Thể, các ngài không phải là người chủ đạo, Chúa Kitô mới là người chủ đạo”.
Giáo sư linh mục Manfred Hauke của Phân Khoa Thần Học Lugano trình bày tham luận “Cuộc Thảo Luận Tín Lý về Việc Đồng Tế từSacrosanctum Concilium tới nay”. Ngài bắt đầu bằng cách quả quyết rằng Hiến Chế về Phụng Vụ của Công Đồng Vatican II đã nới rộng khả thể đồng tế Thánh Thể từng chỉ được cử hành vào dịp các tân linh mục được thụ phong và trong các dịp đồng tế của các giám mục. Vào sâu hơn, linh mục Hauke cho rằng có việc nới rộng này là vì trong các đại hội quốc tế và trong các đan viện lớn, khó có thể cử hành quá nhiều thánh lễ một cách riêng rẽ được, hơn nữa cũng vì tính đơn nhất trong các cử hành Thánh Thể thời Giáo Hội cổ xưa nữa. Trước thời Công Đồng, Đức Piô XII đã nói rõ rằng một linh mục khi cử hành hay đồng cử hành Thánh Lễ đều hành động nhân danh Chúa Kitô, một việc không diễn ra khi ngài chỉ phụ giúp việc cử hành Thánh Thể. Muốn việc đồng cử hành bí tích thành sự, linh mục phải đọc chính các lời của Chúa. Tuy nhiên, việc thực hành đồng tế này mới chỉ có từ thế kỷ thứ 8 tại Rôma và từ thế kỷ thứ 10 tại Constantinople, trong rất ít trường hợp.
Suy nghĩ có tính hệ thống về việc đồng tế chỉ bắt đầu vào thời Trung Cổ và khả thể của hành động này được Đức Bênêđíctô XIV chấp thuận. Trong thời Công Đồng và lúc chuẩn bị, các khía cạnh thực tiễn đã được chú trọng trong lúc thảo luận. Trước khi khai mạc Vatican II, Bộ Phụng Tự từng nhận định rằng: “một khảo sát mới mẻ và cẩn trọng về lịch sử và tín lý đối với nguồn gốc, bản chất và phạm vi của việc đồng cử hành nghiêm nhặt các bí tích là điều cần thiết”. Vấn đề này rất nghiêm trọng vì việc nới rộng thực hành vốn “là một thay đổi quan trọng trong kỷ luật phụng vụ của Giáo Hội La Tinh”. Bộ Trưởng Bộ Phụng Tự, Đức HY Larraona, yêu cầu Văn Phòng Thánh tuyên bố hai điều: 1) liên quan tới giá trị của thánh lễ đồng tế: liệu một Thánh Lễ do mười linh mục đồng tế thực sự có cùng một giá trị như mười Thánh Lễ cử hành bời mười linh mục hay không; 2) liên quan tới tính hợp pháp của ý niệm cho rằng mỗi vị đồng tế đều có quyền nhận của dâng. Văn Phòng Thánh đã không đưa ra lời tuyên bố nào về hai vấn đề này cả.
Giáo sư Hauke tiếp tục nói rằng bản văn sau cùng của Công Đồng về việc đồng tế ở SC 57f nói rằng việc đồng tế “còn được sử dụng cho tới ngày nay trong Giáo Hội cả bên Đông lẫn bên Tây”, một quả quyết có tính lịch sử cần được dị biệt hóa. Sự nới rộng việc đồng tế có ý dành cho các dịp đặc biệt như Thứ Năm Tuần Thánh và các đại hội và phải được đấng bản quyền qui định; vị này có thể cho phép trong các trường hợp khác như trong các đan viện và giáo xứ. Mỗi linh mục đều duy trì được quyền cử hành Thánh Lễ riêng rẽ, dù không đồng thời và tại cùng một nhà thờ đang cử hành Thánh Lễ đồng tế. Sự ưa thích việc cử hành có tính cộng đoàn nói ở SC 27 phải được xét song song với chỉ dẫn của Ủy Ban Công Đồng cho rằng mỗi Thánh Lễ tự nó đều có bản chất công cộng và xã hội. Điều này đúng cho cả trường hợp không thể có nhiều tín hữu tham dự. Vatican II không giải quyết vấn đề còn đang tranh luận về bổng lễ của các Thánh Lễ đồng tế và cũng không đi vào chi tiết vấn đề hoa trái bí tích của việc đồng tế so với các Thánh Lễ cử hành riêng rẽ.
“Ritus servandus” năm 1965 dự liệu rằng con số các vị đồng tế thường không nên quá 50. Sắc lệnh Ecclesiae semper của Bộ Phụng Tự trong cùng năm nói rằng khi đồng tế, các linh mục cùng nhau cử hành “một hy lễ trong cùng một hành động bí tích”, cố ý nhắc tới lời giải thích của Thánh Tôma Aquinô, và bỏ nhận định trước đó (trong thời chuẩn bị Vatican II) cho rằng khi đồng tế, các linh mục cử hành các hành vi bí tích đa dạng nhân danh Chúa Kitô. Đồng tế nói lên tính hợp nhất của chức linh mục, hy lễ và toàn thể dân Chúa. Đức Bênêđíctô XVI từng nêu ra nhiều câu hỏi chủ yếu về tính thành sự của những lần đồng tế lớn (Sacramentum caritatis, 61; buổi nói chuyện ngày 7 tháng Hai, 2008).
Sau Công Đồng, nhiều vấn đề tín lý khác nhau đã được đem ra thảo luận: khả thể đồng tế bí tích mà không cần đọc các lời của Chúa Kitô trong Bữa Tiệc Ly, ý nghĩa việc giang tay lúc đồng tế và tính thành sự của các lần đồng tế lớn, khi khoảng cách với bàn thờ quá xa. Giáo sư Hauke, sau đó, đã trình bày nhiều chủ trương khác nhau, của Karl Rahner và Gisbert Greshake một bên và của những nhà Thomists như Joseph de Sainte-Marie OCD và Rudolf Michael Schmitz một bên, và chủ trương thứ ba của Paul Tirot OSB và Philippe Gouyaud.
Giáo sư người Mỹ American Robert L. Fastiggi, hiện dạy thần học hệ thống tại Đại Chủng Viện Thánh Tâm ở Detroit, trình bày tham luận “Thánh Lễ như lễ hy sinh của Chúa Kitô và Giáo Hội theo Sacrosanctum Concilium”. Trong tham luận này, giáo sư Fastiggi khảo sát việcSacrosanctum Concilium tái xác định ra sao tín điều truyền thống của Công Giáo coi Thánh Lễ như việc tái hiện tại hóa một cách không đổ máu lễ hy sinh đổ máu của Chúa Kitô trên Canvariô.
Tham luận cuối cùng của Hội Nghị do linh mục Sven Leo Conrad, thuộc Huynh Đoàn Linh Mục Thánh Phêrô, trình bày, tựa là “Hành vi phụng vụ hay cử hành phụng vụ? Một số xem sét dưới ánh sáng Sacrosanctum Concilium và Presbyterorum Ordinis”. Trong phần nhập đề, linh mục Sven cho hay: trong một phúc trình tiêu cực một chiều về Thánh Lễ cử hành dưới Hình Thức Ngoại Thường tại German Katholikentag năm 2012, người ta đọc được câu bình phẩm sau: “Linh mục đứng quay lưng lại giáo dân. Bài hát và bài đọc đều bằng tiếng La Tinh. Đây đâu phải là lối cử hành chung của tín hữu. Mà là Thánh Lễ Hy Sinh được giáo dân giúp lễ”. Ngài cho hay: các thiên kiến và hiểu lầm đối với Thánh Lễ Gregorian hiện nay thường đặt cơ sở trên chủ trương sau: loại phụng vụ này không liên hệ gì tới việc cử hành chung cả. Giáo dân bị loại ra khỏi hành vi chủ yếu.
Để có thể trả lời chủ trương này một cách thoả đáng, trước nhất ta phải làm sáng tỏ ý niệm cử hành phụng vụ. Rồi sau đó tương phản ý niệm này với một ý niệm khác, là ý niệm hành vi phụng vụ. Ngài bảo: Sau khi khảo sát sắc lệnh Presbyterorum Ordinis của Công Đồng, ta sẽ kết luận bằng cách áp dụng các ý niệm này vào hình thức ngoại thường của Nghi Lễ Rôma. Sau khi giải thích sự phát triển của nghi lễ này trong các thế kỷ 19 và 20, Cha Sven cho rằng hầu hết mọi sự đều tập chú vào tính chính xác, phụng vụ hầu như hoàn toàn bị kiểm soát bởi thuyết duy chữ đỏ (rubricanism).
Để đánh đổ quan điểm này, ngai cho rằng “Điều được Phong Trào Phụng Vụ cố gắng thực hiện khi trở về với đặc điểm cử hành của Phụng Vụ Thánh là vượt thắng cả hai thuyết duy chữ đỏ và duy luật lệ. Ta có thể nói rằng trên thực tế, điều ta theo đuổi là trở về với ‘pristina norma Patrum’ (qui luật tinh trong của Các Giáo Phụ), cả trong cái hiểu về nguyên tắc của phụng vụ. Ở đây ta không nên coi nhẹ điều này: ý niệm cử hành phụng vụ vốn nằm ở cội rễ Nghi Lễ Rôma. Huấn quyền gần đây hơn trong thế kỷ 20 đã tiếp nhận ý niệm này một cách có hệ thống. Đức Piô X trong Tra le sollecitudini vốn đã nói tới việc cử hành Các Mầu Nhiệm Thánh. Các hạn từ này một lần nữa đã tái xuất hiện trong thông điệp Mediator Dei của Đức Piô XII, cũng như trong hiến chế phụng vụ Sacrosanctum Concilium của Công Đồng Vatican II.
Dù Huấn Quyền dưới thời Đức Piô XII đã vượt thắng quan điểm hướng ngoại một chiều đối với phụng vụ, nhưng các cố gắng đẩy người ta về hướng đó vẫn còn tồn tại. Các cố gắng này nhằm ngăn không cho thần học định tính phụng vụ thánh như nó thực sự là, bởi họ chỉ coi phụng vụ như một trợ cụ ngoại biên giúp cho việc làm của ơn thánh, chứ tự nó không hề là một hoạt động cứu rỗi.
Cha cho rằng: Josef Pieper đã đóng góp một cách đáng kể cho cái hiểu nền tảng về mối liên hệ giữa việc thờ phượng và việc cử hành. Điều quyết định đối với tác giả này là việc hiểu ra rằng mọi ngày lễ đúng nghĩa cuối cùng đều đặt căn bản trên “việc khẳng nhận thế giới”, một khẳng nhận dẫn tới việc thừa nhận và ca ngợi Đấng Hóa Công. Nói chính xác hơn, Hy Lễ của Chúa Kitô, và do đó trung tâm của việc thờ phượng trong Kitô Giáo, diễn ra “giữa lòng Tạo Dựng, một tạo dựng tìm được khẳng nhận và thành toàn cao nhất của mình trong chính Hy Lễ của Chúa-Người này”.
Vũ Văn An 9/6/2013(vietcatholic)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét