10/10/2018
Thứ Tư tuần 27 thường niên
BÀI ĐỌC I: Gl 2, 1-2.
7-14
“Các đấng đã nhận biết ơn đã
ban cho tôi”.
Trích thư Thánh
Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Galata.
Anh em thân mến, mười
bốn năm sau, tôi lại lên Giêrusalem cùng với Barnaba và có đem Titô theo. Tôi
đã theo ơn mạc khải mà lên đó, và tôi đã trình bày với các đấng đó về Tin Mừng
mà tôi rao giảng nơi các dân ngoại, tôi bàn hỏi riêng với những bậc vị vọng, vì
e rằng mình đang bôn tẩu hoặc đã bôn tẩu luống công chăng.
Trái lại, khi các đấng
ấy thấy rằng tôi được uỷ nhiệm rao giảng Tin Mừng cho người không chịu cắt bì,
cũng như đã uỷ nhiệm cho Phêrô rao giảng cho những người đã chịu cắt bì, (vì Đấng
đã ban cho Phêrô làm Tông đồ cho những người đã chịu cắt bì, cũng đã ban cho
tôi làm Tông đồ lo cho các dân ngoại), và khi đã nhận biết ơn đã ban cho tôi,
thì Giacôbê, Kêpha và Gioan, là những vị được kể như cột trụ, đã bắt tay tôi và
Barnaba, tỏ tình thông hảo. Thế là chúng tôi đi sang các dân ngoại, còn các đấng
thì đi đến với những người đã chịu cắt bì. Bấy giờ chúng tôi chỉ còn phải nhớ đến
những người nghèo khổ, và đó là chính điều tôi đã định tâm thi hành.
Nhưng khi Kêpha đến
Antiôkia, tôi đã phản đối ông ngay trước mặt, vì ông làm điều không phải. Vì chưng
trước khi mấy người bên Giacôbê đến, thì ông vẫn dùng bữa với những người dân
ngoại, nhưng khi những người ấy đến, thì ông lẩn lút và tự lánh mặt đi, bởi sợ
những người thuộc giới cắt bì. Những người Do-thái khác đều giả hình như ông,
thậm chí cả Barnaba cũng bị lôi cuốn theo sự giả hình của họ. Nhưng khi thấy họ
không thẳng thắn sống theo chân lý Tin Mừng, tôi đã nói với Kêpha trước mặt mọi
người rằng: “Nếu ông là Do-thái, mà còn sống theo thói người dân ngoại, chứ
không theo thói người Do-thái, thì lẽ nào ông bắt ép người dân ngoại phải theo
thói người Do-thái sao? Đó là lời Chúa.
ĐÁP CA: Tv 116, 1. 2
Đáp: Hãy đi rao giảng
Tin Mừng khắp thế gian (Mc 16, 15).
Xướng: 1) Toàn thể chư
dân, hãy khen ngợi Chúa! Hết thảy các nước, hãy chúc tụng Người! – Đáp.
2) Vì tình thương Chúa
dành cho chúng ta thực là mãnh liệt, và lòng trung thành của Chúa tồn tại muôn
đời. – Đáp.
ALLELUIA: Mt 4, 4b
Alleluia, alleluia!
– Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa
phán ra. – Alleluia.
PHÚC ÂM: Lc 11, 1-4
“Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu
nguyện”.
Tin Mừng Chúa Giêsu
Kitô theo Thánh Luca.
Ngày kia, Chúa Giêsu cầu
nguyện ở một nơi. Khi Người cầu nguyện xong, có một môn đệ thưa Người rằng: “Lạy
Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện như Gioan đã dạy môn đệ ông”. Người nói với
các ông: “Khi các con cầu nguyện, hãy nói:
‘Lạy Cha, nguyện danh
Cha cả sáng. Nước Cha trị đến. Xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng
ngày. Và tha nợ chúng con, như chúng con cũng tha mọi kẻ có nợ chúng con. Xin
chớ để chúng con sa chước cám dỗ’ “. Đó là lời Chúa.
Suy Niệm : Ý Nghĩa Của
Kinh Lạy Cha
Chúng ta không đi sâu
vào chi tiết chú giải kinh Lạy Cha, cũng không muốn tìm hiểu tại sao lời kinh Lạy
Cha được Chúa Giêsu dạy cho các môn đệ lại được ghi lại một cách khác nhau nơi
Phúc Âm Mátthêu chương 6 và Phúc Âm Luca chương 11 và được Giáo Hội trình bày
cho chúng ta trong lời suy niệm hôm nay.
Chúng ta hãy nhớ đến ý
nghĩa kinh Lạy Cha như là một bản tóm kết trọn vẹn cả Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô,
bản tóm gọn khoa thần học, một bản giáo lý về đời sống Kitô. Chúng ta cần khám
phá kinh Lạy Cha, đây là trường dạy ta cầu nguyện và hãy cầu nguyện kinh Lạy
Cha với tâm trí chìm sâu trong chiêm niệm, để mỗi ngày chúng ta được hiểu thêm
về mầu nhiệm Thiên Chúa trong cuộc đối thoại Cha con, trong thái độ tín thác
hoàn toàn vào Thiên Chúa và với con tim rộng mở để tha thứ cho anh chị em và
đón nhận mọi người như anh chị em mình trong cùng một đại gia đình của Thiên
Chúa. Ðối với người Do Thái thời Chúa Giêsu, việc đối thoại với Thiên Chúa và gọi
Ngài là Cha trong ý nghĩa Chúa Giêsu muốn cho các môn đệ Người hiểu, thì đó là
một việc làm táo bạo và xúc phạm đến uy linh Thiên Chúa. Nếu không có lời Chúa
Giêsu dạy để cầu nguyện như vậy, có lẽ con người phàm trần chúng ta không dám cất
tiếng gọi Thiên Chúa là Cha như vậy.
Cầu nguyện với Thiên
Chúa là Cha theo ý Chúa Giêsu muốn qua lời kinh Lạy Cha là một việc làm hết sức
mới mẻ và đồng thời cũng hết sức đòi hỏi. Thói quen chúng ta đọc kinh Lạy Cha
quá thường, làm cho chúng ta mất đi ý thức về sự mới mẻ và về đòi hỏi quan trọng
đối với Thiên Chúa cũng như đối với anh chị em. Ðối với Thiên Chúa, mọi đồ đệ cần
phải tôn vinh Ngài và vâng phục thánh ý Ngài. Ðối với anh chị em, người đồ đệ
Chúa không thể nào tránh né bổn phận tha thứ như Chúa đã tha thứ. Chúng ta hãy
ý thức lại để cho sự mới mẻ này đòi hỏi kinh Lạy Cha thấm nhập sâu vào con người
chúng ta và hướng dẫn mọi hoạt động lớn nhỏ hàng ngày của người Kitô chúng ta.
Lạy Cha chúng con ở
trên trời, chúng con nguyện Danh Cha cả sáng; Nước Cha trị đến.
Xin hãy ban ơn xuống
trên chúng con tràn đầy Thánh Thần Chúa để chúng con có thể sống vâng phục
thánh ý Cha dưới đất cũng như trên trời, như Chúa Giêsu, Con Cha đã nêu gương
cho đến hy sinh mạng sống mình trên thập giá để cứu rỗi nhân loại chúng con.
Xin Cha tha thứ những lầm lỗi của chúng con và ban ơn giúp chúng con thật lòng
tha thứ cho nhau noi theo mẫu gương nhân từ tha thứ của Cha. Xin Cha gìn giữ
chúng con luôn trung thành trong đức tin, ban cho chúng con sức mạnh để đừng sa
vào chước cám dỗ, đừng sống nô lệ thần dữ và tội lỗi.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày
Một Tin Vui’)
Lời Chúa Mỗi Ngày
Thứ Tư Tuần 27 TN2, Năm
Chẵn
Bài đọc: Gal
2:1-2, 7-14; Lk 11:1-4.
GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ: Nguyên tắc và hành động
– Hành động muốn nhất quán phải theo một nguyên tắc, chứ không tùy hứng lúc nào
muốn làm thì làm khi nào không muốn thì không làm. Trong một cộng đòan cũng thế,
có một số nguyên tắc và qui luật tất cả mọi người phải giữ thì mới có sự hòa điệu
trong cộng đòan. Nếu để mặc ai muốn làm gì thì làm thì cộng đòan sẽ bị xáo trộn
và mất trật tự.
– Trong việc giáo dục cũng thế, để việc giáo dục các con trong gia đình có hiệu
quả, cha mẹ cần đồng ý với nhau một số qui tắc và triệt để tuân theo. Nếu cha mẹ
giáo dục tùy hứng và không đồng nhất, con cái dễ bị lẫn lộn không biết cái gì tốt
cái gì xấu, không biết phải theo ai và làm khi nào. Kết quả có thể con cái sẽ sống
buông thả mà không cần theo luật lệ.
– Trong Giáo Hội sơ khai cũng có những vấn đề như thế. Bài đọc I trình bày sự
cách biệt giữa người Do Thái và Dân Ngọai, một bên là Phaolô bên kia là Phêrô,
một số các Tông Đồ, và những người thuộc giới cắt bì. Trong Phúc Âm, khi được
yêu cầu dạy cho các môn đệ biết cách cầu nguyện, Chúa đã dạy cho các ông cách cầu
nguyện trong Kinh Lạy Cha. Kinh này tóm tắt một số các nguyên tắc quan trọng và
cần thiết khi một người cầu nguyện với Thiên Chúa.
KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Cần hành động theo qui tắc để bảo vệ sự hiệp nhất trong
Giáo Hội.
1.1/ Ý ngay lành của
Phaolô: Sự hiệp nhất trong Giáo Hội là một
trong những đề tài quan trọng của các Thư Phaolô. Trong trình thuật hôm nay,
thánh Phaolô muốn hiệp thông với Giáo Hội tại Jerusalem nên ngài, cùng với
Barnaba và Titus, lên đó để trình bày cho Phêrô, người lãnh đạo Gíao Hội, và một
số những người có thế giá trong Giáo Hội, về Tin Mừng mà ngài rao giảng cho Dân
Ngọai. Mục đích của ngài là để cho có sự thống nhất trong đạo lý để đừng gây ngộ
nhận cho các tín hữu mới trở lại theo Chúa.
1.2/ Mỗi người có một sứ
vụ khác nhau trong việc rao giảng cùng một Tin Mừng.
– Trong kế họach của Thiên Chúa, Phaolô được Chúa trao sứ vụ rao giảng Tin Mừng
cho những người không cắt bì (Dân Ngọai); trong khi Phêrô được Chúa trao sứ vụ
rao giảng Tin Mừng cho những người cắt bì (Do Thái). Sứ vụ tuy có khác nhau
nhưng Đấng đã hoạt động nơi ông Phê-rô, biến ông thành Tông Đồ của những người
được cắt bì, cũng đã hoạt động biến Phaolô thành Tông Đồ các Dân Ngoại.
– Phải biết tôn trọng sứ vụ của người khác trong việc rao giảng Tin Mừng: Khi
nhận ra ân huệ Thiên Chúa đã ban cho Phaolô, các ông Giacôbê, Phêrô và Gio-an,
những người được coi là cột trụ, đã bắt tay Phaolô và Barnaba để tỏ dấu hiệp
thông: Phaolô và Barnaba thì lo cho các Dân Ngoại, còn Phêrô, Giacôbê và Gioan
thì lo cho những người được cắt bì. Một điều chung tất cả cùng nêu lên là phải
nhớ đến những người túng thiếu.
1.3/ Để việc rao giảng
Tin Mừng có hiệu quả, những người lãnh đạo phải hành động theo những nguyên tắc
nhất định. Một ví dụ cụ thể là sự xung đột
tường thuật hôm nay: Theo nguyên tắc: “Không còn chuyện phân biệt Do-thái hay
Hy-lạp, nô lệ hay tự do, đàn ông hay đàn bà; nhưng tất cả anh em chỉ là một
trong Đức Ki-tô”(Gl 3:28-28), nhưng hành động của các Tông Đồ và đám đông rất
khác nhau:
– Hành động của Phêrô: Ông thường dùng bữa với những người gốc Dân Ngoại trước
khi có những người của ông Giacôbê đến; nhưng khi những người này đến, ông lại
tránh né và tự tách ra, vì sợ những người được cắt bì.
– Hành động của đám đông: Những người Do-thái khác cũng theo ông mà giả hình giả
bộ, khiến cả ông Barnaba cũng bị lôi cuốn mà giả hình như họ.
– Hành động của Phaolô: Khi ông Phêrô đến Antiôchia, Phaolô đã cự lại Phêrô
ngay trước mặt, vì ông đã làm điều đáng trách và không đi đúng theo chân lý của
Tin Mừng. Phaolô đã sửa sai Phêrô trước mặt mọi người: “Nếu ông là người Do
Thái mà còn sống như người Dân Ngoại, chứ không như người Do Thái, thì làm sao
ông lại ép người Dân Ngoại phải xử sự như người Do Thái?”
2/ Phúc Âm: Sự quan trọng của cầu nguyện trong Tin Mừng Luca.
2.1/ Không phải ai cũng
biết cách cầu nguyện: Theo phong tục của Do
Thái, các Rabbi thường dạy cho các môn đệ một kinh đơn giản để họ có thể dùng hằng
ngày để cầu nguyện. Gioan Tẩy Giả cũng làm như thế cho các môn đệ của ông. Và
hôm nay, một người trong nhóm môn đệ của Chúa Giêsu cũng đến và nói với Người:
“Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện, cũng như ông Gioan đã dạy môn đệ của
ông.” Lý do tại sao phải dạy là vì các môn đệ không biết cách cầu nguyện làm
sao cho đúng: cái gì cũng xin, xin những điều hại cho người khác, chỉ biết ích
kỷ xin cho mình …
2.2/ Chúa Giêsu dạy cho
môn đệ cách cầu nguyện: Người bảo các ông:
“Khi cầu nguyện, anh em hãy nói: “Lạy Cha, xin làm cho danh thánh Cha vinh hiển,
triều đại Cha mau đến, xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy;
xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người mắc lỗi với
chúng con, và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ.”
Quan sát những lời dạy
của Chúa Giêsu, chúng ta nhận thấy có những nguyên tắc sau:
(1) Những gì liên quan tới Thiên Chúa: Trước tiên, lời cầu nguyện được dâng lên
Thiên Chúa là Cha chứ không phải bất cứ ai khác; Người luôn yêu thương và quan
tâm đến nhu cầu của con cái mình. Tất cả những gì thuộc Thiên Chúa phải được
con người quan tâm đến trước những nhu cầu của cá nhân con người: xin làm cho
thánh danh Cha vinh hiển chứ không xin làm vinh danh con, xin cho triều đại Cha
mau đến chứ không xin cho triều đại của con đến trước Cha. Cầu nguyện nhưng
cũng nhận ra bổn phận của người con: làm vinh danh Cha và làm cho triều đại Cha
mau đến bằng những công việc và cách sống của mình; để mọi người nhìn thấy và
ngợi khen Cha trên trời.
(2) Những gì liên quan tới con người: cả quá khứ, hiện tại, và tương lai.
– Hiện tại: Xin Cha cho chúng con ngày nào có lương thực ngày ấy;
– Quá khứ: Xin tha tội cho chúng con, vì chính chúng con cũng tha cho mọi người
mắc lỗi với chúng con.
– Tương lai: Và xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ.
ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
– Chúng ta phải hành động theo những nguyên tắc nhất định trong đời sống cá
nhân, gia đình, và cộng đòan; để bảo vệ sự hiệp nhất của tập thể. Cần hiểu biết
lý do và sự quan trọng của các nguyên tắc trước khi hành động và dạy người khác
làm như thế.
– Chúng ta cần phải nhận ra và tôn trọng sứ vụ của mọi người trong kế họach cứu
độ của Thiên Chúa.
Linh mục Anthony
Đinh Minh Tiên, OP
10/10/2018 – THỨ TƯ TUẦN 27 TN
Lc 11,1-4
ĐỂ VINH DANH THIÊN CHÚA
“Lạy Cha, xin làm cho Danh Cha vinh hiển, Triều Đại Cha mau
đến.” (Lc 11,2)
Suy niệm: “Hữu sự thì vái tứ phương,
vô sự nén hương chẳng mất”. Hoá ra làm các việc thờ phượng với tâm thức thực dụng
không phải là chuyện mới có đây. Khi “hữu sự” người ta mới “cầu Trời, khấn Phật”.
Người ta đến các Đền, Chùa, Nhà Thờ để cầu xin nhiều hơn là để cầu nguyện. Ngay
các ki-tô hữu cũng đưa ‘cơ chế xin-cho’ vào mối tương quan giữa Thiên Chúa với
mình. Chúa Giê-su đã mặc khải cho chúng ta biết Thiên Chúa là Cha và chúng ta
phải sống với Ngài trong tâm tình cha con. Người con hiếu thảo là người con biết
sống thế nào để làm rạng rỡ gia phong. Là con cái Thiên Chúa, chúng ta càng phải
làm cho “danh Cha cả sáng” hơn nữa. Nếu chỉ sống với Chúa bằng não trạng thực dụng:
chỉ cầu nguyện với Chúa để ‘xin xỏ’ cho được việc mình, thì đó không phải là
cách sống của người con ngoan coi Thiên Chúa là Cha của mình.
Mời Bạn: Là ki-tô hữu, là con cái
Thiên Chúa, mối quan tâm duy nhất của chúng ta là làm cho ‘Danh Cha cả sáng,
triều đại Cha mau đến’ bằng lời cầu nguyện và những việc làm cụ thể hằng ngày.
Ngay khi cầu xin cho những nhu cầu của mình cũng như của anh chị em, chúng ta
cũng hướng tới mục tiêu làm vinh danh Thiên Chúa.
Chia sẻ: Cùng nhau làm một việc ‘phi lợi nhuận’ để tôn vinh Chúa:
chầu Thánh Thể, một hoạt động bác ái xã hội.
Sống Lời Chúa: Tâm niệm và thực hành Lời
Chúa: “Dù ăn, dù uống, hay bất cứ làm việc gì, anh em hãy làm tất cả để tôn
vinh Thiên Chúa” (1Co 10,31).
Cầu nguyện: Lạy Chúa, chúng
con nguyện chịu mọi sự gian nan thua thiệt miễn sao chúng con luôn làm mọi sự để
cho Danh Chúa được cả sáng. Amen.
(5 Phút Lời Chúa)
Xin dạy chúng con cầu nguyện (10.10.2018
– Thứ tư Tuần 27 Thường niên)
Suy niệm:
Có nhiều định nghĩa về con người.
Con người là con vật biết sử dụng các dụng cụ.
Con người là con vật biết suy nghĩ đắn đo.
Nhưng như thế vẫn chưa đủ.
Phải định nghĩa con người là con vật biết cầu nguyện,
nghĩa là có khả năng lắng nghe và đáp lời Thiên Chúa.
Con người là sinh vật biết chuyện trò với Tạo Hoá.
Cầu nguyện không phải là nói với một sự vật, một ý tưởng,
nhưng là nói với một Ðấng siêu vượt tôi,
mà lại rất gần gũi thân thương và biết tôi.
Ðấng ấy nói với tôi và nghe được lời tôi nói.
Con người là con vật biết sử dụng các dụng cụ.
Con người là con vật biết suy nghĩ đắn đo.
Nhưng như thế vẫn chưa đủ.
Phải định nghĩa con người là con vật biết cầu nguyện,
nghĩa là có khả năng lắng nghe và đáp lời Thiên Chúa.
Con người là sinh vật biết chuyện trò với Tạo Hoá.
Cầu nguyện không phải là nói với một sự vật, một ý tưởng,
nhưng là nói với một Ðấng siêu vượt tôi,
mà lại rất gần gũi thân thương và biết tôi.
Ðấng ấy nói với tôi và nghe được lời tôi nói.
Có nhiều tâm tình khi ta cầu nguyện:
thống hối, tri ân, ca ngợi, thờ lạy, dâng hiến, nài xin.
Nài xin chẳng phải là điều hạ giá con người.
Con người cảm nghiệm được thân phận mong manh,
nên khiêm hạ đi tìm sự nâng đỡ.
Xin cho chúng con bánh cần dùng mỗi ngày.
Bánh vật chất, bánh tinh thần, Bánh Thánh Thể.
Bánh cho chúng con sự sống.
Xin tha thứ tội chúng con,
để chúng con được sống bình an sau những va vấp.
Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ.
Cơn cám dỗ lớn nhất là chỉ sống cho mình,
và khép lại trước Thiên Chúa và anh em.
Quỳ xuống cầu xin là thái độ của người biết mình,
biết những gì mình có thể làm được,
và biết những gì nằm ngoài tầm tay của mình.
Khi tương quan giữa Mỹ và I-rắc căng thẳng cực độ,
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã tới Bagdad
để thuyết phục phía I-rắc ký vào bản thoả thuận.
Lúc trở về, ông nói: “Tôi đặc biệt đã cầu nguyện nhiều.
Ðừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của sự cầu nguyện.”
Chẳng phải chỉ cầu nguyện khi gặp chuyện khó.
Ðể hít thở bình thường cũng cần đến ơn trên.
thống hối, tri ân, ca ngợi, thờ lạy, dâng hiến, nài xin.
Nài xin chẳng phải là điều hạ giá con người.
Con người cảm nghiệm được thân phận mong manh,
nên khiêm hạ đi tìm sự nâng đỡ.
Xin cho chúng con bánh cần dùng mỗi ngày.
Bánh vật chất, bánh tinh thần, Bánh Thánh Thể.
Bánh cho chúng con sự sống.
Xin tha thứ tội chúng con,
để chúng con được sống bình an sau những va vấp.
Xin đừng để chúng con sa chước cám dỗ.
Cơn cám dỗ lớn nhất là chỉ sống cho mình,
và khép lại trước Thiên Chúa và anh em.
Quỳ xuống cầu xin là thái độ của người biết mình,
biết những gì mình có thể làm được,
và biết những gì nằm ngoài tầm tay của mình.
Khi tương quan giữa Mỹ và I-rắc căng thẳng cực độ,
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã tới Bagdad
để thuyết phục phía I-rắc ký vào bản thoả thuận.
Lúc trở về, ông nói: “Tôi đặc biệt đã cầu nguyện nhiều.
Ðừng bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của sự cầu nguyện.”
Chẳng phải chỉ cầu nguyện khi gặp chuyện khó.
Ðể hít thở bình thường cũng cần đến ơn trên.
Cần có thái độ kiên trì khi cầu nguyện.
Hãy cứ gõ cửa nhà Chúa trong đêm mịt mù.
Cần tập đứng đợi, tập quấy rầy Chúa.
Thế nào Ngài cũng mở cửa và cho mọi sự ta cần.
Hãy để Ngài tự do cho vào lúc và theo cách Ngài muốn,
dù điều đó không hợp với ước mơ của ta.
Lắm khi ta có cảm tưởng Ngài không nhận lời.
Có thể vì lời nài xin của ta đầy tính ích kỷ,
hay vì Ngài muốn dành cho ta một ơn lớn hơn.
Xin Ðức Giêsu dạy ta biết cách cầu xin,
đưa ta ra khỏi những bận tâm hẹp hòi về chính mình,
để thấy những nhu cầu lớn lao của Hội Thánh.
Hãy cứ gõ cửa nhà Chúa trong đêm mịt mù.
Cần tập đứng đợi, tập quấy rầy Chúa.
Thế nào Ngài cũng mở cửa và cho mọi sự ta cần.
Hãy để Ngài tự do cho vào lúc và theo cách Ngài muốn,
dù điều đó không hợp với ước mơ của ta.
Lắm khi ta có cảm tưởng Ngài không nhận lời.
Có thể vì lời nài xin của ta đầy tính ích kỷ,
hay vì Ngài muốn dành cho ta một ơn lớn hơn.
Xin Ðức Giêsu dạy ta biết cách cầu xin,
đưa ta ra khỏi những bận tâm hẹp hòi về chính mình,
để thấy những nhu cầu lớn lao của Hội Thánh.
Ơn cao cả nhất mà chắc chắn Cha muốn ban cho ta
đó là Chúa Thánh Thần.
Có Thánh Thần là có niềm vui, sức mạnh, ánh sáng, sự sống.
Có khi nào ta nài xin Cha ban Thánh Thần chưa?
đó là Chúa Thánh Thần.
Có Thánh Thần là có niềm vui, sức mạnh, ánh sáng, sự sống.
Có khi nào ta nài xin Cha ban Thánh Thần chưa?
Cầu nguyện:
Con tạ ơn Cha vì những ơn Cha ban cho con,
những ơn con thấy được,
và những ơn con không nhận là ơn.
những ơn con thấy được,
và những ơn con không nhận là ơn.
Con biết rằng
con đã nhận được nhiều ơn hơn con tưởng,
biết bao ơn mà con nghĩ là chuyện tự nhiên.
con đã nhận được nhiều ơn hơn con tưởng,
biết bao ơn mà con nghĩ là chuyện tự nhiên.
Con thường đau khổ vì những gì
Cha không ban cho con,
và quên rằng đời con được bao bọc bằng ân sủng.
Cha không ban cho con,
và quên rằng đời con được bao bọc bằng ân sủng.
Tạ ơn Cha vì những gì
Cha cương quyết không ban
bởi lẽ điều đó có hại cho con,
hay vì Cha muốn ban cho con một ơn lớn hơn.
Cha cương quyết không ban
bởi lẽ điều đó có hại cho con,
hay vì Cha muốn ban cho con một ơn lớn hơn.
Xin cho con vững tin vào tình yêu Cha
dù con không hiểu hết những gì
Cha làm cho đời con.
dù con không hiểu hết những gì
Cha làm cho đời con.
Lm. Antôn Nguyễn Cao Siêu, S.J.
Hãy Nâng Tâm Hồn Lên
10 THÁNG MƯỜI
Lòng Tôn Sùng Đích
Thực Đối Với Chúa Kitô
Trong một quốc gia có
truyền thống Kitô giáo lâu đời như nước Ý, lòng đạo đức bình dân có một đặc
tính Kitô giáo không thể phủ nhận được. Rất nhiều tập tục của quốc gia này bắt
nguồn từ các lễ mừng của Giáo Hội và vẫn còn được nối kết với các dịp lễ ấy. Cần
phải lưu ý đến nguồn gốc của các tập tục này. Trong trường hợp một số tập tục
có vẻ đi lệch khỏi các nguồn gốc nguyên thủy, cần phải cố gắng để trả lại cho
chúng ý nghĩa ban đầu.
Đối với những sự sùng
ngưỡng có tính cá nhân, chúng ta cần liệu sao để chúng không bao giờ bị méo mó
trở thành một thứ đạo đức sai lạc, mê tín dị đoan, hay những thực hành ma thuật.
Như vậy, lòng sùng kính các thánh – vốn được thể hiện trong các lễ kính thánh
quan thầy, trong các cuộc hành hương, rước kiệu và trong rất nhiều hình thức đạo
đức khác – không được bị giảm trừ đến chỉ còn là chuyện cầu xin sự bảo vệ, cầu
xin cho được những sở hữu vật chất, hoặc cho sự lành mạnh thể xác. Tiên vàn các
tín hữu phải xem các thánh như là những mẫu gương sống và bắt chước Chúa Kitô.
Các thánh phải được giới thiệu như là một con đường dẫn tới lòng sùng mộ lớn
lao hơn đối với Chúa Kitô.
Phương cách tốt nhất để
chống lại những lạm dụng là đưa những lời Tin Mừng vào trong các cử hành đạo đức
bình dân. Đối với các tín hữu ưa chuộng những hình thức sùng ngưỡng bình dân,
chúng ta cần hướng dẫn họ đi từ một dạng thái đức tin mơ hồ đến những biểu lộ của
niềm tin Kitô giáo đích thực. Chúng ta phải tìm cách Phúc Aâm hoá lòng đạo đức
bình dân, qua đó chúng ta có thể giúp tháo gỡ những khuyết điểm của nó, gạn đục
khơi trong nó, làm cho những yếu tố ‘hàm hồ’ trở nên có ý nghĩa minh bạch hơn
trong bối cảnh của đức tin, đức cậy và đức ái Kitô giáo đích thực.
– suy tư 366 ngày của
Đức Gioan Phaolô II –
Lm. Lê Công Đức dịch từ nguyên tác
LIFT UP YOUR HEARTS
Daily Meditations
by Pope John Paul II
Lời Chúa Trong Gia Đình
NGÀY 10/10
Gl 2, 1-2.7-14; Lc
11, 1-4.
LỜI SUY NIỆM: “Có một lần Đức
Giêsu cầu nguyện ở nơi kia, Người cầu nguyện xong, thì có một người trong nhóm
môn đệ nói với Người: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện cũng như ông
Gioan đã dạy môn đệ của ông.”
Người môn đệ của Chúa Giêsu khi nhìn ngắm cách Người cầu nguyện, đã thưa với
Người: “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện.” và Người đã ban “kinh Lạy
Cha”. Lời kinh này, từ Chúa Giêsu đến với chúng ta, đó là lời kinh của Chúa. Một
đàng qua những lời trong kinh này, Con Một Thiên Chúa quả thật ban cho chúng ta
những lời mà Chúa Cha đã ban cho Người. Người là Thầy dạy chúng ta cầu nguyện.
Đằng khác là Ngôi Lời Nhập Thể, nên trong trái tim nhân loại của Người. Người
biết rõ nhu cầu của những anh chị em loài người của Người, và Người bày tỏ những
nhu cầu đó cho chúng ta. Người là mẫu mực của việc cầu nguyện của chúng ta (Gl
2765).
Lạy Chúa Giêsu. Xin cho chúng con luôn biết cầu nguyện , bởi cầu nguyện là một
hồng phúc Chúa ban cho chúng con. Để nâng tâm hồn chúng con lên gần Chúa hơn.
Mạnh Phương
10 Tháng Mười
Trần Như Nhộng
Trần Bình vốn là một
mưu thần đời nhà Hán, thời Hán Sở tranh hùng. Một hôm, khi trốn Sở về đầu Hán,
Trần Bình phải đi qua một con sông lớn. Người lái đò đưa khách qua lại vốn là một
tay cướp giật, giết người khét tiếng. Hắn nghĩ Trần Bình là một người giàu có,
định ra tay hãm hại để thâu đoạt tiền của. Biết ý định của tên lái đò, trước
khi xuống đò, Trần Bình đã cởi bỏ hết quần áo. Mình trần như nhộng, Trần Bình lại
đến xin tên lái đò cho chèo phụ giúp hắn. Nghĩ rằng một người trần truồng như
thế không phải là một người giàu có, tên lái đò đã để yên cho Trần Bình. Thế là
ông thoát nạn.
Ðôi khi phải chấp nhận
một vài nhục nhã, cắt bỏ đi một phần của cải hay cả một phần thân thể, chúng ta
mới có thể thoát khỏi hiểm nguy đe dọa đến tính mạng. Trong bất cứ một cuộc di
tản nào, để bảo đảm cho mạng sống, đôi khi người ta phải bỏ lại đằng sau nhà cửa,
ruộng vườn, tài sản và ngay cả bà con thân thuộc của mình. Chúng ta có một sự sống
giá trị gấp bội phần sự sống trên trần gian này. Sự sống ấy đòi hỏi chúng ta phải
hy sinh tất cả mọi sự trong cuộc sống tạm bợ này. Lời sau đây của Chúa Giêsu đã
đánh động không biết bao nhiêu người trong lịch sử nhân loại: “Lời lãi cả thế
gian để được ích gì nếu mất linh hồn mình?”
(Lẽ Sống)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét