Giáo hội đồng hành với người dân
Nuba dù gặp hiểm nguy
Phụ nữ Sudan đòi hòa bình.-AFP |
Tại dãy núi Nuba ở miền nam Sudan, một khu vực được giải
phóng ở Sudan, giáp giới với Nam Sudan, những phiến quân kiểm soát vùng này đã
chiến đấu hàng thập niên chống lại chính quyền ở Khartoum. Đây là miền đất đã bị
thế giới quên lãng, nhưng Giáo hội Công giáo thì không.
Hồng Thủy - Vatican
Từ hơn 3 thập niên qua, Giáo hội đã đứng bên cạnh những người
dân khi họ bị đói khát, bị bom đạn và bị lãng quên.
Cha Thomas Tiscornia
Cha Thomas Tiscornia, một thừa sai người Mỹ thuộc dòng
Maryknoll, quê ở bang New Jersey, đã phục vụ 3 giai đoạn tại dãy núi Nuba. Ngài
vừa là thừa tác viên vừa là người giảng dạy cho dân chúng ở đây. Cha cho biết
chính Đức cha Macram Max Gassis của giáo phận El Obeid, Sudan, hiện đã nghỉ
hưu, đã bắt đầu đến với Nuba. Cha kể: “Tại dãy núi Nuba, người dân không có thứ
gì, không muối, không xà bông, không quần áo. Đức cha Gassis đã đến, mang theo
các vật dụng, giúp đỡ cho người dân sống sót. Tiếp đến, Đức cha mang sách vở đến
và bắt đầu thành lập một trường tiểu họ ở Kauda. Ngài đào các giếng nước để người
dân có nước sạch dùng hàng ngày. Sau đó, các bệnh viện và trạm xá cũng được
thành lập. Đức cha Macram đã mang lại phẩm giá và sự sống cho người dân Nuba.”
Cha Thomas cũng cho biết rằng các nhân viên của Giáo hội đã
chịu chung những nguy hiểm như người dân mà họ phục vụ. Cha nói: “Toàn bộ sứ vụ
của Giáo hội là tập trung vào sự hiện diện với người dân, qua điều này Giáo hội
muốn nói với người dân ở đây rằng: “Anh em thật quan trọng! Anh em được yêu
thương!” Chúng tôi ở đó với người dân và chia sẻ số phận của họ, ngay cả khi nó
có nghĩa là nhào xuống các hố trú ẩn khi các chiếc máy bay Antonovs bay lượn
trên đầu. Đó là những chiếc máy bay do Nga sản xuất, được quân đội Sudan dùng để
dội bom các mục tiêu dân sự.
Cha Daniel Tutu Kuku
Cha Daniel Tutu Kuku, một người Nuba, là linh mục ở Heiban,
nơi cha đã hứng chịu những cuộc dội bom. Cha chia sẻ với hãng thông tấn Công
giáo Hoa kỳ: “Công việc của linh mục là ở cùng dân chúng, quy tụ họ lại, cầu
nguyện với họ, củng cố họ. Nếu chúng tôi bỏ chạy, thì chúng tôi có điều gì tốt?
Chúng tôi không phải là những kẻ hèn nhát.”
Sơ Angelina Nyakuru
Sơ Angelina Nyakuru, một người Uganda thuộc dòng Comboni
cũng đã phục vụ cả chục năm ở đây trong vai trò một y tá trưởng tại bệnh viện Mẹ
Từ Bi ở Gidel, nơi sơ đã học tin tưởng vào bản năng của các trẻ em để được an
toàn. Sơ chia sẻ: “Các trẻ em có thính giác tốt hơn, vì thế các em là người đầu
tiên nghe được tiếng máy bay. Tôi nhìn thấy các em chạy và tôi cũng chạy theo.
Nếu các em nghe tiếng bom đang rơi trước khi tôi đến được hố trú ẩn các em sẽ
hét lên: ‘Sơ ơi, nằm xuống!’ và tôi nhào xuống đất.” Sơ Nyakuru cũng kể rằng
chính các em đã thuyết phục sơ mặc tu phục màu xám thay vì màu trắng trong những
thời gian bị ném bom vì như thế sơ không trở thành mục tiêu rõ ràng của những
quả bom.
Cha John Ashworth
Cha John Ashworth, trước là một linh mục thừa sai dòng Mill
Hill, hoạt động tại dãy Nuba trong những năm 1980, hiện là cố vấn của các Giám
mục Sudan và Nam Sudan, nhận định rằng Giáo hội hiệp nhất để giúp đỡ dân Nuba.
Cha nói: “Liên hiệp quốc và hầu hết các tổ chức quốc tế chỉ đi đến những nơi an
toàn và dễ dàng. Dù rằng họ nghĩ rằng họ đang làm việc trong những điều kiện
khó khăn khủng khiếp, khi tình hình trở nên nguy hiểm, họ tuyên bố nó ở mức độ
4 và họ di tản. Nếu chính quyền gia tăng áp lực, họ rời đi. Chúng tôi, ở trong
Giáo hội, không làm việc theo những ràng buộc đó và chúng tôi chấp nhận nguy hiểm
sẽ đến nếu chúng tôi tiếp tục hiện diện trong những tình cảnh khó khăn.”
Người dân không đơn độc vì Giáo hội ở bên họ
Năm 2011, Đức cha Gassis yêu cầu các nhân viên Giáo hội đang
làm việc cho Giáo hội rời đi, bao gồm các linh mục, nữ tu, y ta, kỹ sư và giáo
viên. Nhưng không phải tất cả đều vâng lời đức cha. Sơ Nyakuru là một người đã
từ chối lệnh của đức cha. Sơ đã điện thoại cho bề trên giám tỉnh của mình
và nói: “Nếu em phải rời đi thì đừng gửi em trở lại đây bởi vì nó sẽ là rất tệ
khi bỏ đi và rồi khi tình cảnh tốt hơn thì quay trở lại.” Điều này đối với sơ
có nghĩa là: “Khi gặp nguy hiểm, tôi bỏ chạy và nếu không, thì tôi ở lại. Tôi
nói tôi sẽ không làm như thế.” Sơ Nyakuru đã ở lại cùng với bác sĩ Tom Catena,
một thừa sai giáo dân người Mỹ và một số linh mục và tu huynh cũng ở lại.
Sơ Nyakuru cho biết là các nữ tu cùng dòng với sơ không ngại
ngần trong quyết định của họ. Sơ nói: “Nếu chúng tôi bỏ chạy, thì chúng tôi là
loại mục tử nào? Toàn bộ đội ngũ các linh mục và nữ tu đã cùng với bác sĩ Tom
quyết định ở lại. Đối với người dân, đây là một dấu chỉ hy vọng lớn. Họ biết rằng
họ không đơn độc và Giáo hội ở bên họ.”
Cứu châu Phi bằng người châu Phi, cứu miền Nuba bằng người
Nuba
Khi các chuyên viên nước ngoài di tản, bệnh viện bị thiếu
các nhân viên có tay nghề. Một số y tá chưa có kinh nghiệm của Nuba đã đến làm
việc ở bệnh viện. Sơ Nyakuru và bác sĩ Tom đã hướng dẫn họ những kỹ năng căn bản.
Những năm sau, nhiều người trong số họ tiếp tục họ y tá tại một trường ở Nam
Sudan do Hội tương trợ Nam Sudan điều hành và họ trở về Nuba để lãnh trách nhiệm
trong việc điều hành bệnh viện ở đó. Sơ Nyakuru chia sẻ: “Đây là chiến lược
của dòng Comboni để cứu châu Phi bằng người châu Phi, để cứu miền Nuba bằng người
Nuba, để giúp cho người địa phương có thêm khả năng để có thể tự họ hoạt động
và có thể tiến về phía trước… Giáo hội đang đâm rễ sâu nơi người dân Nuba, tất
cả bởi vì chúng tôi kiên quyết ở lại với người dân trong những thời điểm khó
khăn.
Bài học: chia sẻ sự sống và số phận của người dân
Đức cha Gassis cho biết ngài rất cảm động trước việc họ từ
chối vâng lệnh đức cha rời bỏ miền Nuba. Đức cha nói: “Tôi đã muốn di tản họ bởi
vì tôi sợ cho mạng sống của họ. Nhưng họ nói với tôi: ‘Thưa đức cha, xin đừng
đuổi chúng con đi. Chúng con ở với người dân. Nếu họ ẩn trú trong các hầm thì
chúng con sẽ đồng hành với họ. Chúng con chia sẻ sự sống và số phận của họ, vì
thế xin đừng yêu cầu chúng con bỏ họ mà đi.’ Đó chính là bài học lớn nhất tôi học
được như là một giám mục.”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét