CHÚA NHẬT
- LỄ CHÚA GIÊSU CHỊU PHÉP RỬA NĂM C
(Phần II)
Một nhà thần học nọ đã nói: "Mỗi
con người khi được sinh ra là người nhưng chưa trở thành người đúng nghĩa. Vì
thế, để được trở thành người đúng nghĩa con người ấy cần phải nổ lực tự đào
luyện mỗi ngày ".
Với tư tưởng này chúng ta cũng có thể
nói khi lãnh nhận Bí tích Rửa tội người kitô hữu chúng ta được là con Thiên
Chúa nhưng chưa trở thành con Thiên Chúa đúng nghĩa. Do đó, chúng ta cần phải
mỗi ngày cùng với ơn Chúa giúp tự đào luyện mỗi ngày để xứng đáng với tư cách
làm con Thiên Chúa nhiều hơn. Nói cách khác người kitô hữu chúng ta cần chu
toàn tốt sứ mạng được Chúa Cha trao phó.
Hôm nay, cùng với Giáo Hội chúng ta
mừng lễ Chúa Giêsu chịu phép rửa. Ðây là biến cố quan trọng trong cuộc đời của
Chúa Giêsu nơi trần gian này. Qua biến cố này Chúa Giêsu chính thức công khai
ra đi rao giảng Tin mừng sau 30 năm sống ẩn dật.
Chúng ta còn nhớ đoạn Tin mừng nói về
Chúa Giêsu vào Hội đường Nagiaret để đọc đoạn sách tiên tri Isaia: "Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu
tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi
đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng
mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của
Chúa " (Lc 4, 18 - 19). Khi đọc xong Người nói thêm
: "Hôm nay đã ứng nghiệm lời Kinh
Thánh quý vị vừa nghe." (Lc 4, 21). Do đó, Tin mừng mà
Chúa Giêsu đem đến cho toàn thể nhân loại là sự giải thoát. Giải thoát cho con
người khỏi nô lệ của tội lỗi và của sự chết đời đời. Ðó là sứ mạng Người đã
nhận từ nơi Chúa Cha. Sứ mạng ấy đã được Người chu toàn hết sức tốt đẹp. Cho
nên, hôm nay Chúa Cha chính thức tuyên bố: "Con là Con yêu dấu của Cha; Cha hài lòng về Con" .
(Lc 3, 22b)
Chúng ta thử tưởng tượng một gia đình ở
vườn muốn đi ra đường lớn phải nhờ qua đất của gia đình phía trước. Ngày nọ,
những người trong gia đình đem xây hàng rào tự cô lập mình. Người chủ của gia
đình phía trước mới vô năn nỉ xin những người trong gia đình này cho phá hàng
rào để những người trong gia đình này không còn bị cô lập nữa.
Với tình huống này, chắc chắn chúng ta
sẽ cho rằng không thể nào có thể xảy ra được. Thế nhưng, đây là hình ảnh minh
họa cho Thiên Chúa của chúng ta. Mặc dầu chúng ta từ chối nguồn sống từ Chúa
nhưng Chúa vẫn không bỏ chúng ta. Người tìm mọi cách để cứu chúng ta. Ðó chính
là sứ mạng của Chúa Giêsu được Chúa Cha trao cho.
Mỗi người chúng ta dù ở chức phận nào
cũng có chung sứ mạng làm sáng danh Chúa trong môi trường sống của mình. Nguyện
xin Chúa cho chúng ta biết chu toàn tốt sứ mạng Chúa trao. Nhờ đó, mỗi ngày
chúng ta sẽ trở thành người và người kitô hữu đúng nghĩa hơn.
Chúa Giêsu chịu phép Rửa
Sứ điệp: Chúa Giêsu chịu phép
rửa của Thánh Gioan Tiền Hô không phải vì Ngài có tội, nhưng vì muốn nêu gương
sống khiêm hạ liên đới với tội lỗi loài người. Ngài cũng tỏcho ta về mầu nhiệm
Thiên Chúa Ba Ngôi, và Ngài thánh hóa nước để thiết lập Bí tích Rửa tội.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, người
ta hàng hàng lớp lớp kéo đến với Thánh Gioan Tiền Hô để bày tỏ lòng sám hối.
Con thấy thật dễ hiểu, vì người ta tội lỗi. Nhưng chính Chúa cũng đến lãnh phép
rửa ở đó. Sao thế, lạy Chúa? Nhờ Giáo Hội hướng dẫn giải thích, con rất xúc
động. Chúa là Đấng thánh thiện và cao cả vô cùng, thế mà còn hạ mình mang lấy
tội lỗi chúng con. Còn con thì hằng muốn cho mình nổi danh. Con đầy tội lỗi,
thế mà lắm lúc ngại ngùng đi xưng tội. Con thích người ta đề cao con. Con thích
người ta để con làm những việc quan trọng hoặc chức vụ lớn lao. Con dễ mất lòng
khi không toại ý mong muốn.
Chúa đến lãnh nhận phép rửa để làm gương cho con
một lối sống. Con là con Chúa Cha, là em Chúa. Con xin học nơi Chúa. Con muốn
sống khiêm hạ như Chúa, nhưng con thấy nơi mình có những tâm tình tự kiêu tự
mãn. Xin Chúa giúp con. Con xin hiến dâng toàn thể con người con, nhất là những
yếu đuối để Chúa sửa đổi và thánh hóa con. Con muốn thuộc trọn về Chúa.
Lạy Chúa Giêsu, khi Chúa chịu phép rửa tại sông
Giođan, Ba Ngôi Thiên Chúa đã hiện diện và tỏ cho nhân loại biết mầu nhiệm
Thiên Chúa Ba Ngôi. Xin Chúa Ba Ngôi luôn hiện diện trong tâm hồn con, để con
được cảm nhận tình thương của Chúa Cha, đón nhận ơn cứu độ của Chúa Con và được
thánh hóa nhờ Chúa Thánh Thần. Xin giúp con biết sống bí tích Rửa Tội bằng cách
luôn giữ tâm hồn mình trong sáng. Amen.
Ghi nhớ: "Khi Chúa Giêsu đã chịu phép rửa và đang cầu nguyện thì
trời mở ra".
www.phatdiem.org
13/01/13 CHÚA
NHẬT TUẦN 1 TN – C
Chúa Giêsu chịu phép rửa
Lc 3,15-16.21-22
Chúa Giêsu chịu phép rửa
Lc 3,15-16.21-22
CẤP ĐỘ THANH TẨY
"Người sẽ làm phép rửa cho anh em trong Thánh Thần và lửa" (Lc 3,16)
Suy niệm: Muốn sống khoẻ, con người cần
phải sạch sẽ vệ sinh. Con người luôn có nhu cầu thanh tẩy mình khỏi những dơ
bẩn do môi trường bên ngoài cũng như do sự đào thải tế bào của cơ thể ben
trong. Về mặt luân lý, con người cũng cần phải thanh tẩy mình khỏi những vết
bẩn tinh thần. Gioan Tẩy Giả đã đến đánh thức nhu cầu thanh tẩy lương tâm nơi
nhiều người bằng cách ăn năn hối cải những việc làm xấu xa tội lỗi của mình và
dốc quyết là điều thiện. Nhưng việc thanh tẩy của Gioan chưa phải là triệt để
vì tội lỗi vẫn chưa được xoá bỏ. Gioan làm chứng rằng con người cần phải được
thanh tẩy ở một cấp độ sâu xa hơn, do Đấng được Thánh Thần ngự xuống, Đấng ấy“sẽ rửa anh em trong Thánh Thần
và lửa.”
Mời Bạn: Bạn có cảm thấy nhu cần cần
phải thanh tẩy chính tâm hồn của bạn bằng cách không ngừng hoán cải để kết hiệp
với Ngôi Lời Nhập Thể, là Đấng Chịu đóng đinh thập giá và đã sống lại? Mời bạn
dìm mình, dìm những tư tưởng sâu kín trong lòng bạn, dìm chính linh hồn của bạn
vào dòng nước và dòng máu chảy ra từ cạnh sườn của Đấng Cứu Thể để được tái
sinh vào sự sống mới.
Sống Lời Chúa: Mỗi lần lãnh nhận bí tích hoà
giải, tôi quyết tâm chừa bỏ hẳn một tội mà tôi thường phạm nhất, một nết xấu mà
tôi thường quyến luyến nhất.
Cầu nguyện: Lạy Chúa Giêsu, con thấy mình
vẫn đang sống đời sống của một con người cũ, con người của xác thịt với những
đam mê nghịch với thần khí, xin Chúa thanh tẩy chúng con bằng lửa tình yêu và
Thánh Thần của Ngài.
www.5phutloichua
TRỜI MỞ RA
Chúng ta đã chịu phép Rửa của Ðức Giêsu trong Thánh Thần.
Phép Rửa này có đưa chúng ta lên đường phục vụ không? Mỗi ngày, ta có lại thấy
mình được Cha sinh ra không?
Suy niệm:
Các
Kitô hữu ở thế kỷ đầu thật hết sức bối rối
trước
sự kiện Ðức Giêsu lãnh phép rửa của Gioan.
Tại
sao Ngài lại đến với Gioan như một môn đệ
để
chịu phép rửa, nhằm bày tỏ lòng sám hối?
Ngài
có cần sám hối không nếu thật sự Ngài vô tội?
Ðã
có bao câu trả lời cho vấn nạn này.
Chúng
ta chỉ cần nhìn ngắm Ðức Giêsu bên bờ sông Giođan.
Ngài
đứng xếp hàng cùng với dân tộc của Ngài.
Ngài
trà trộn với những tội nhân muốn sám hối.
Ngài
chấp nhận dìm mình xuống cùng một dòng sông.
Có
ai nhận ra Ngài là Chiên Thiên Chúa,
là
Ðấng xóa tội trần gian không?
Ðấng
thánh thiện lại khiêm nhu đứng bên kẻ tội lỗi.
Ðấng
sẽ làm phép Rửa trong Thánh Thần
nay
lại xin được chịu phép rửa sám hối trong nước.
Hành
vi đầu tiên công khai của Ðức Giêsu
lại
là một hành vi khiêm hạ, dìm mình, mất hút...
Ngài
chỉ là một kẻ vô danh bên cạnh một Gioan tăm tiếng.
Nhìn
Ðấng Cứu Ðộ cúi mình chịu phép rửa,
chúng
ta hiểu được thế nào là đồng hành và liên đới.
Ðồng
hành với người khác đòi tôi phải đi chậm lại.
Liên
đới với người khác đòi tôi nhỏ bé đi.
Ðồng
hành đòi tôi có chung một tâm tình với người khác.
Ðấng
vô tội nếm được cái ray rứt của tội nhân
và
cảm được nỗi khát khao đổi đời của họ.
Ðức
Giêsu đã đồng hành với con người cho đến chết.
Ngài
đã chia sẻ thân phận của người nghèo, người khổ đau,
người
bị bỏ rơi, bị thất bại, bị kết án
và
cả thân phận khắc khoải của tội nhân.
Mầu
nhiệm Nhập Thể là mầu nhiệm đồng hành.
Thiên
Chúa tập làm người để hiểu được con người.
Ngài
cúi xuống để nâng con người lên.
Sau
khi chịu phép rửa, Ðức Giêsu cầu nguyện với Thiên Chúa.
Ngài
muốn gặp gỡ Cha trong tư cách là Con.
Chính
trong giây phút hiệp thông sâu đậm này
mà
Ngài cảm thấy được Thánh Thần tràn ngập,
và
tự thâm tâm, Ngài nghe rõ tiếng của Cha.
Cha
âu yếm gọi Ngài là Con và phong Ngài làm Mêsia:
“Con
là Con của Cha. Hôm nay, Cha đã sinh ra Con.”
Từ
hôm nay, Ðức Giêsu hiểu rằng giờ lên đường đã điểm.
Thời
gian ẩn dật ở Nadarét đã kết thúc.
Cha
ban Thánh Thần để ủy thác cho Ngài một sứ mạng.
Ðức
Giêsu đã trải qua một kinh nghiệm tuyệt vời...
Sông
Giođan, nơi Ngài gắn bó với tội nhân, với dân tộc,
đã
trở nên nơi Ngài gắn bó với Cha trong Thánh Thần.
Nơi
đi xuống cũng là nơi đi lên.
Nơi
Ngài được sai đến cũng là nơi Ngài đang hiện diện.
Chúng
ta đã chịu phép Rửa của Ðức Giêsu trong Thánh Thần.
Phép
Rửa này có đưa chúng ta lên đường phục vụ không?
Mỗi
ngày, ta có lại thấy mình được Cha sinh ra không?
Cầu nguyện:
Lạy Chúa Giêsu,
sám hối không phải là điều dễ dàng,
bởi lẽ chúng con không đủ khiêm tốn
để nhận mình lầm lỗi.
Chúng con ngỡ ngàng
khi thấy Chúa là Ðấng vô tội
mà lại đứng chung với các
tội nhân,
chờ Gioan ban phép Rửa.
Chúa đã muốn nên bạn đồng
hành
với phận người mỏng dòn yếu
đuối chúng con.
Xin cho chúng con biết
thường xuyên điều chỉnh
lối nghĩ và lối sống của
mình,
tỉnh táo để khỏi rơi vào ảo
tưởng,
thành thật để khỏi tự dối
mình.
Ước gì Chúa ban cho chúng
con ơn hoán cải,
dám đi đến những hành động
cụ thể,
và chấp nhận những cắt tỉa
đớn đau.
Nhưng xin đừng quên ban cho
chúng con
niềm vui của Giakêu,
hạnh phúc vì được tự do và
được yêu mến.
Lm Antôn Nguyễn Cao Siêu, SJ
13-1
Thánh Hilary ở Poitiers
(315
- 368)
V
|
ị trung kiên bảo vệ thiên
tính của Ðức Kitô này là một người hiền lành và can đảm, tận tụy sáng tác một
số văn bản tuyệt vời về Ba Ngôi Thiên Chúa, và cũng giống như Thầy Kitô, ngài
được coi là "người xáo trộn sự bình an." Trong giai đoạn cực
kỳ khủng hoảng của Giáo Hội, sự thánh thiện của ngài nổi bật cả trong lãnh vực uyên
bác và tranh luận.
Sinh trưởng trong một gia
đình ngoại giáo, ngài trở lại Kitô Giáo khi tìm thấy Thiên Chúa qua Kinh Thánh.
Sau khi lập gia đình và có được một người con gái là Apra, ngài được chọn làm
Giám Mục của Poitiers nước Pháp trái với ý muốn của ngài. Không bao lâu ngài
phải chiến đấu với một tai họa của thế kỷ thứ tư, là bè rối Arian, những người
khước từ thiên tính của Ðức Kitô.
Tà thuyết này lan tràn nhanh
chóng. Khi hoàng đế Constantius ra lệnh cho mọi giám mục Tây Phương phải ký vào
bản kết án Ðức Athanasius, vị bảo vệ đức tin của Giáo Hội Ðông Phương, Ðức
Hilary từ chối và bị trục xuất khỏi nước Pháp đến vùng Phrygia hẻo lánh (khi bị
lưu đầy là khi ngài được mệnh danh là "Athanasius của Tây Phương").
Vị bảo vệ chính giáo một cách kiên cường này lại là người rất nhân từ khi hòa
giải các giám mục của nước Pháp, là những người vì sợ mang tiếng là ngu dốt nên
đã chấp nhận bản kinh tin kính của Arian. Và trong khi ngài viết bản cáo trạng
sắc bén lên án hoàng đế về tội bao che tà thuyết, thì ngài lại ôn tồn giải
thích rằng, đôi khi sự khác biêät giữa các học thuyết chính giáo và lạc giáo
chỉ là nghĩa chữ hơn là tư tưởng. Do đó, ngài khuyên các giám mục Tây Phương
đừng vội kết án. Chính vì vậy, ngài lại có thêm những kẻ thù mới.
Trong thời gian lưu đầy và
viết lách, ngài được mời tham dự một công đồng do hoàng đế triệu tập để chống
với Công Ðồng Nicea. Như chúng ta có thể tiên đoán, Ðức Hilary đã đứng lên bảo
vệ Giáo Hội, và khi ngài thách thức tranh luận một cách công khai với vị giám
mục đã đầy ải ngài, những người theo Arian, vì sợ buổi tranh luận ấy và những
hậu quả của nó, đã xin hoàng đế tống cổ "người xáo trộn sự bình an"
này về nhà. Nhưng thay vì về thẳng Poitiers, ngài đã sang Hy Lạp và Ý, rao
giảng chống lại tà thuyết Arian.
Có lẽ một số người hiện nay
nghĩ rằng tất cả những khó khăn ấy chỉ trên phương diện ngôn từ. Nhưng Thánh
Hilary không chỉ tham dự cuộc chiến ngôn ngữ, mà còn chiến đấu cho sự sống vĩnh
cửu của các linh hồn đã nghe theo tà thuyết Arian và không còn tin vào Con
Thiên Chúa, là nguồn hy vọng cứu độ của họ.
Cái chết của hoàng đế
Constantius năm 361 cũng chấm dứt việc bách hại Kitô Giáo chính thống. Ðức
Hilary từ trần năm 367 hoặc 368, và được tuyên xưng là tiến sĩ Hội Thánh vào
năm 1851.
Lời Bàn
Ðức Kitô đã nói Ngài đến thế
gian không để đem lại sự bình an nhưng đem lại gươm giáo (x. Mátthêu 10:34).
Nếu chúng ta nghĩ rằng sự thánh thiện chói lòa không đem lại nhiều khó khăn thì
điều ấy không được thấy trong Phúc Âm. Ngay cả giây phút cuối cùng, Ðức Kitô
cũng không thoát, mặc dù từ đó trở đi Ngài đã sống hạnh phúc -- sau một cuộc
đời đầy tranh đấu, khó khăn, đau khổ và thất vọng. Ðức Hilary, như mọi vị thánh
khác, cũng không khác gì hơn.
www.nguoitinhuu.com
Lectio: Chúa Giêsu Chịu Phép Rửa (C)
Chúa Nhật, 13 Tháng 1,
2013
Chúa
Giêsu chịu phép rửa và
Sự
biểu lộ của Người là Con Thiên Chúa
Lc
3:15-16, 21-22
1. Lời nguyện mở đầu
Lạy Chúa là Thiên Chúa và là Cha của chúng con, xin
hãy ban cho chúng con biết được mầu nhiệm phép rửa của Con Cha. Xin hãy
cho chúng con có thể hiểu thấu được như Tác Giả Tin Mừng, Luca, đã hiểu; như các Kitô hữu tiên khởi đã hiểu. Lạy Cha, xin ban cho chúng con có thể chiêm niệm được mầu nhiệm căn tính của Chúa Giêsu như Cha đã mặc khải tại phép rửa của Người trong nước sông Giođan và là Đấng hiện diện trong bí tích rửa tội của chúng con.
Lạy Chúa Giêsu, bằng cách lắng nghe Lời của Chúa, xin hãy dạy cho chúng con ý nghĩa trở nên con cái
trong Chúa và với Chúa. Chúa
chính thật là Đấng Kitô bởi vì Chúa đã dạy cho chúng con trở nên con cái Thiên Chúa giống như Chúa. Xin hãy ban cho chúng con một nhận thức sâu sắc về hoạt động của Chúa Thánh Thần, Đấng mời gọi chúng con lắng nghe với lòng vâng phục và sự chú ý.
Lạy Chúa Thánh Thần, chúng con cầu xin Chúa làm dịu đi những lo lắng và sợ hãi của chúng con để chúng con có thể trở nên tự do, đơn sơ và hiền lành hơn trong việc lắng nghe tiếng của Thiên Chúa, Đấng đã mặc khải chính mình
trong lời của Đức Giêsu Kitô, là
người anh và là Đấng Cứu Chuộc của chúng con. Amen!
2. Bài Đọc
a) Chìa khóa dẫn đến bài đọc:
Bài tường thuật về phép rửa của Chúa Giêsu, được trình bày cho chúng ta trong phần phụng vụ của Chúa Nhật tuần này, mời gọi chúng ta suy gẫm về nó và chạm vào một câu hỏi quan trọng liên quan đến đức tin của chúng ta: Đức Giêsu là ai? Vào thời Chúa Giêsu và suốt dòng lịch sử, câu hỏi này đã được trả lời theo vô số cách và những điều này cho thấy nỗ lực của loài người và các tín hữu muốn hiểu rõ hơn mầu nhiệm về con người của Chúa Giêsu. Tuy
nhiên, trong bài tập suy gẫm này của chúng ta, chúng ta muốn rút ra từ một nguồn tin đáng tin cậy và xác thực hơn, Lời của Thiên Chúa. Trong lời mô tả cảnh Chúa Giêsu chịu phép rửa trên sông Giođan, Luca đã không
quan tâm đến việc cho chúng ta biết các chi tiết cụ thể và lịch sử của sự kiện này, nhưng thay vào đó mời gọi chúng ta là những người đọc Tin Mừng trong năm phụng vụ này, hãy cân nhắc các yếu tố chính cho phép
chúng ta nắm bắt được căn tính của Đức Giêsu.
b) Phần phân đoạn văn bản để trợ giúp cho bài đọc:
Đoạn Tin Mừng này trích từ Phúc Âm Luca chứa hai lời tuyên bố về căn tính của Đức Giêsu, đó là lời tuyên bố của Gioan (3:15-16)
và của chính Thiên Chúa (3:21-22).
- Lời tuyên bố đầu tiên được gây ra bởi phản ứng của dân chúng về lời rao giảng và phép rửa hoán cải của Gioan: liệu Gioan có phải là Đấng Kitô không? (3:15). Gioan trả lời rằng có sự khác biệt lớn lao giữa phép rửa trong nước của ông và phép rửa được tác động trong “Chúa Thánh Thần và trong lửa” của Chúa Giêsu (3:16).
- Lời tuyên bố thứ hai đến từ trời và được thực hiện trong khi Chúa
Giêsu đang chịu phép rửa. Trong bối cảnh, trong số những người chịu phép rửa đó cũng có hình ảnh của Đức Giêsu tiến đến để lãnh phép rửa (3:21). Trọng tâm của cảnh không phải là phép rửa, mà là các sự kiện chung quanh nó: tầng trời mở ra, Chúa Thánh Thần ngự xuống trên Người và có tiếng nói công bố căn tính của Chúa Giêsu (3:22).
c) Tin
Mừng:
15 Khi ấy, trong lúc dân
chúng đang mong đợi, và mọi người tự hỏi trong lòng rằng: "Gioan có phải là Đấng Kitô không?", 16 Gioan lên tiếng bảo mọi người rằng: "Phần tôi, tôi rửa anh em trong nước, nhưng Đấng cao trọng hơn tôi đang đến, và tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người, chính Người sẽ rửa anh em trong
Chúa Thánh Thần và trong lửa!"
21 Vậy khi tất cả dân chúng đã chịu phép rửa, và chính lúc Chúa Giêsu cũng đã
chịu phép rửa xong, Người đang cầu nguyện, thì trời mở ra, 22 và Thánh Thần Chúa ngự xuống trên Người dưới hình chim bồ câu, và có tiếng từ trời phán: "Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha".
3. Giây
phút thinh lặng cầu nguyện:
Trong
thinh lặng, bạn hãy cố gắng làm sinh động trong lòng mình cảnh Tin Mừng vừa mới đọc. Bạn hãy thử đồng hóa nó và biển nó thành những lời của riêng bạn, do đó xác định những ý nghĩ của bạn với nội dung hoặc ý nghĩa của những lời ấy.
4. Một vài câu hỏi gợi ý:
Để giúp chúng ta trong phần suy gẫm cá nhân.
a) “Tiếng nói của Thiên Chúa” tuyên bố Chúa Giêsu “là Con Yêu Dấu duy nhất của Thiên Chúa” có tác dụng gì với bạn?
b) Sự thật này có phải là một niềm xác tín có ý thức và được chia sẻ đối với bạn không?
c) Việc Chúa Giêsu chịu phép rửa có đã thuyết phục được bạn rằng Thiên Chúa
không phải là xa vời, cách biệt trong sự siêu việt của Người và không quan
tâm đến nhu cầu cứu rỗi của loài người không?
d) Điều mà Chúa Giêsu bước xuống nước của sông Giođan để nhận lãnh phép rửa thống hối, trở thành một với những người tội lỗi, trong khi Người là Đấng vô tội, có khiến bạn ngạc nhiên không?
e) Chúa
Giêsu không vướng tội lỗi, nhưng Người đã không từ chối để trở thành một với nhân loại tội lỗi. Bạn có tin rằng ơn cứu độ bắt đầu với luật đoàn kết không?
f) Là người đã được nhận phép rửa nhờ vào danh Đức Kitô, “trong Chúa Thánh Thần và lửa”, bạn có ý thức rằng bạn đã được mời gọi bởi Thiên Chúa để trải nghiệm tình đoàn kết của Thiên Chúa với lịch sử cá nhân của bạn, để bạn không còn bị đồng hóa với tội lỗi của cô lập và chia rẽ nữa, mà với tình yêu thương đoàn kết không?
5. Chìa
khóa dẫn đến bài đọc
Dành
cho những ai muốn đào sâu vào trong chủ đề
a) Bối cảnh của việc Chúa Giêsu chịu phép rửa
Sau sự tường thuật về thời thơ ấu và việc chuẩn bị cho các hoạt động công khai của Chúa Giêsu, Luca cho chúng ta biết về các hoạt động của ông Gioan Tẩy Giả, việc Chúa Giêsu chịu phép rửa và bị cám dỗ. Những đoạn này giới thiệu các hoạt động của chính Chúa
Giêsu và cho chúng một ý nghĩa. Thánh sử bao gồm cả trong một khung cảnh đầy đủ và độc đáo về tất cả các hoạt đông của Gioan: từ lúc bắt đầu việc rao giảng của ông bên bờ sông Giođan (3:3-18) đến lúc ông bị bắt bởi tiểu vương Hêrôđê Antipas (3:19-20). Khi Chúa Giêsu
xuất hiện trong câu 3:21 để nhận phép rửa, ông Gioan không còn được nhắc đến nữa. Qua sự im lặng này, Luca làm rõ ràng bài đọc của ông về lịch sử ơn cứu độ: Gioan là ngôn sứ cuối cùng của lời hứa Cựu Ước. Bây giờ trọng tâm của lịch sử là Đức Giêsu, và chính Người là Đấng bắt đầu thời đại của ơn cứu rỗi, được mở rộng vào thời đại của Giáo Hội.
Một yếu tố không đáng kể trong việc hiểu biết các sự kiện về những người đến trước Gioan Tẩy Giả và Chúa Giêsu là hoàn cảnh địa lý và chính trị của đất Paléstine vào
thập niên ba mươi. Thánh sử muốn trình bày một khía cạnh lịch sử và ý nghĩa thần học về sự kiện Đức Giêsu. Ông muốn nói rằng không phải quyền lực chính trị thế gian (đại diện bởi hoàng đế Xêda Tibêriô) cũng chẳng phải quyền lực tôn giáo (đại diện bởi các thượng tế) đã gán cho giá trị hoặc ý nghĩa cho các sự kiện của loài người; mà đúng hơn chính là “Lời của Thiên Chúa dựa theo Gioan, con ông Giacaria, sống trong hoang địa” (Lc 1:2). Đối với Luca, khía cạnh mới hay khía cạnh phát triển của lịch sử được mở đầu bởi Đức Giêsu, nằm trong bối cảnh này hoặc tình hình chính trị của thế tục và sự thống trị và quyền lực tôn giáo. Vào thời gian trước đây, trong bài tường thuật về các ngôn sứ, Lời của Thiên Chúa đã được nói đến trong một tình huống lịch sử-chính trị đặc thù, dù cho
trong sứ điệp của Gioan có mang
tính cấp bách. Thiên Chúa đến trong con người của Đức Giêsu. Vì vậy, lời của Chúa gọi Gioan Tẩy Giả từ trong hoang địa để sai ông đến với dân tộc Israel. Nhiệm vụ của vị ngôn sứ cuối cùng này của Cựu Ước là để mở đường cho việc xuất hiện của Chúa ở giữa dân của Người (Lc 1:16-17, 76). Ông hoàn
thành nhiệm vụ này bằng cách chuẩn bị tất cả mọi người lãnh nhận ơn tha thứ của Thiên Chúa qua phép rửa hoán cải (Gr 3:14; Ed 36:25), có nghĩa là một sự thay đổi trong lối nhìn về mối quan hệ của người ta với Thiên Chúa. Thay đổi cuộc sống một người có nghĩa là thực thi tình huynh đệ và công bằng theo giáo huấn của các ngôn sứ (Lc 3:10-14). Trái ngược với chủ nghĩa tuân thủ theo xã hội và tôn giáo, độc giả của Tin Mừng Luca được mời gọi mở lòng ra với con người của Đức Giêsu, Đấng Cứu Thế. Hơn thế nữa, Luca nhấn mạnh rằng ngôn sứ Gioan đã không giả vờ là đối thủ của Đức Giêsu. Mà trái lại, vị ngôn sứ của sông Giođan đã thấy mình hoàn toàn lệ thuộc vào con người của Đức Giêsu: “tôi không đáng cởi quai dép cho Người” (3:16). Một lần nữa, Đức Giêsu là Đấng mạnh thế hơn vì Người ban cho Chúa Thánh Thần.
Cuộc đời của Gioan kết thúc một cách thảm khốc theo cách của các ngôn sứ xa xưa. Tính xác
thực của một ngôn sứ được đo bằng sự tự do của người ấy khi phải đối mặt với quyền lực chính trị. Thật vậy, ông can đảm lên án những hành động ác độc của Hêrôđê đối với dân tộc mình. Có hai phản ứng đối với lời kêu gọi của ngôn sứ: dân chúng và những người tội lỗi trở nên hoán cải, trong khi đó lại có phản ứng mạnh mẽ với việc đàn áp dã man. Cuộc đời Gioan kết thúc trong ngục tù. Qua sự kiện bi thảm này, Gioan dự đoán số phận của Chúa Giêsu, Đấng sẽ bị chối từ và bị giết, mà là Đấng trở thành điểm tham khảo cho những ai bị bách hại bởi quyền lực đàn áp.
Cuối cùng, sông Giođan là bối cảnh vật lý cho việc rao giảng của Gioan. Luca có ý
muốn thiết lập một sự ràng buộc chặt chẽ giữa dòng sông này và Gioan Tẩy Giả: sau phép rửa, Chúa Giêsu sẽ không bao giờ trở lại sông Giođan lần nữa và Gioan sẽ không bao giờ vượt qua sông ấy để vào xứ Galilêa và xứ Giuđêa nữa, bởi vì những nơi này được dành riêng cho các hoạt động của Chúa Giêsu.
b) Lời bình luận về văn bản:
i) Lời của Gioan liên quan đến Chúa Giêsu (Lc 3:15-16)
Trong
khung cảnh đầu tiên của đoạn Tin Mừng phần Phụng Vụ hôm nay, Gioan khẳng định nói tiên tri rằng sẽ có một “đấng cao trọng hơn” ông đang đến. Đây là câu trả lời của vị ngôn sứ ở sông Giođan về ý kiến của đám đông cho rằng ông có thể là Đức Kitô. Đám đông ở đây được gọi là những người trong sự kỳ vọng. Đối với Luca, dân tộc Israel được xem là một dân tộc cởi mở và sẵn sàng để đón nhận ơn cứu rỗi của Đấng Mêssia (it ra là trong thời kỳ trước khi Chúa bị đóng đinh). Những lời của Gioan vẽ lên những hình ảnh về Cựu Ước và hành động để tôn vinh con người thần bí mà ông tuyên bố đang trên đường đến: “Đấng cao trọng hơn tôi đang đến” (3:16).
α. Hình
ảnh của “Đấng cao trọng hơn”
Thánh
Gioan Tẩy Giả bắt đầu phác họa hình ảnh của Đấng Kitô với tĩnh từ “cao trọng” đã được dùng bởi ngôn sứ Isaia trong quyển vua-Đấng Thiên Sai: “dũng mãnh, mạnh mẽ như Thiên Chúa” (9:5) và một từ ngữ được dùng trong Cựu Ước để cho biết một đặc điểm của Đấng Tạo Hóa, được coi là chủ tể của vũ trụ và của lịch sử: “Chúa là Vua hiển trị, Chúa mặc oai phong tựa cẩm bào, Người lấy dũng lực làm cân đai” (Tv 93:1). Lời nói “Đấng đang đến” lặp lại một danh hiệu về hương vị Đấng Thiên Sai được tìm thấy trong Thánh Vịnh 118, một bài thánh ca rước kiệu được hát trong ngày
lễ Lều: “Phúc thay cho ai đến trong danh của Chúa”. Luca áp dụng bài thánh vịnh này vào Chúa Giêsu khi Người tiến vào thành Giêrusalem. Lời công bố về Đấng Thiên Sai nổi tiếng trong sách của tiên tri Dacaria mang cùng một sứ điệp: “Kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi…” (Dcr 9:9).
β. Một cử chỉ khiêm tốn: “Tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người”
Đây là
cách khác mà Thánh Sử mô tả hình ảnh Chúa Kitô và có một hương vị điển hình đông phương: “cởi dây giày”. Đây là
công việc của một kẻ nô lệ. Gioan Tẩy Giả xem mình như là tôi tớ của Đấng Thiên Sai sắp đến, hơn thế nữa ông còn cảm thấy khiêm hạ và không xứng đáng: “Đấng mà tôi không xứng đáng cởi dây giày cho Người”.
Sau
đó, ông đưa ra phép rửa mà người được công bố sẽ thực hiện: “chính Người sẽ rửa anh em trong Chúa Thánh Thần và trong lửa”. Trong Thánh Vịnh 104:3, Chúa Thánh Thần được xác định như là yếu tố tạo dựng và tái tạo tất cả mọi loài: “Xin hãy
sai Chúa Thánh Thần của Người, và họ sẽ được tạo dựng, và Người sẽ đổi mới mặt địa cầu”. Tuy nhiên, lửa là điểm đặc biệt nhất cho biểu tượng thiên tính: nó mang lại sức nóng và nhen nhúm, làm sinh động và phá hủy, nó là nguồn gốc của sự ấm áp và sự chết.
ii) Lời phán ra từ trời liên quan đến Đức Giêsu (Lc 3:1-22)
Trong
cảnh thứ hai, chúng ta có một phác họa hay sự mặc khải mới về Đức Kitô. Lần này, chính Thiên Chúa, chứ không phải ông Gioan, đã họa vẽ hình ảnh của Đức Kitô với những lời trang trọng: “Con là Con yêu dấu của Cha, Con đẹp lòng Cha”. Lời giới thiệu và định nghĩa này về Đức Kitô được hỗ trợ bởi nghệ thuật bố trí thật sự và đặc biệt từ trời (các tầng trời mở ra… Chúa Thánh
Thần ngự xuống dưới hình chim bồ câu… có tiếng từ trời phán) để cho thấy thiên tính của những lời được công bố về con người của Đức Giêsu.
α. Chim
bồ câu là biểu tượng của Chúa Thánh Thần, Đấng sở hữu các ngôn sứ, nhưng bây giờ được ngấm truyền trong sự viên mãn của Người về Đấng Thiên Sai được tiên báo bởi ngôn sứ Isaia: “Thần Khí Đức Chúa sẽ ngự trên Người” (11:2). Biểu tượng chim bồ câu cho thấy rằng với sự ra đời của Chúa Giêsu, sự hiện diện hoàn hảo của Thiên Chúa diễn ra, Đấng tỏ mình ra trong sự tràn đầy Chúa Thánh Thần. Đó là sự viên mãn của Chúa Thánh Linh thánh hiến Đức Kitô cho sứ vụ cứu độ của Người và cho nhiệm vụ mặc khải với mọi người lời dứt khoát của Chúa Cha. Chắc chắn rằng dấu hiệu chim bồ câu cho độc giả của đoạn Tin Mừng thấy về việc Chúa chịu phép rửa là để gặp gỡ nhân loại. Việc gặp gỡ này được thực hiện trong con người của Đức Giêsu. Ông Gioan Tẩy Giả giới thiệu Chúa Giêsu như là Đấng Cứu Thế – Đấng trong Cựu Ước vẫn chỉ đơn giản là một người phàm, dù rằng hoàn hảo – và bây giờ Thiên Chúa xác nhận Đức Giêsu như là Con Một “yêu dấu”. Danh hiệu này cho thấy sự hiện diện tối cao của Thiên Chúa, vượt xa khỏi kinh nghiệm trong việc phụng tự hay bất kỳ khía cạnh nào khác của đời sống tại Israel.
β. Tiếng Thiên Chúa là một dấu hiệu khác đi kèm với sự mặc khải của Chúa Giêsu trong nước của sông Giođan. Giọng nói nhắc lại hai bản văn của Cựu Ước. Văn bản đầu tiên là một bản thánh vịnh về Đấng Cứu Thế có trích dẫn một số lời của Thiên Chúa nới với vị quân vương–Thiên Sai của Người: “Con là
Con của Cha, ngày hôm nay Cha đã sinh Con” (Tv 2:7). Trong Cựu Ước cả hai hình ảnh về vị quân vương và Đấng Thiên Sai được coi như là dưỡng tử của Thiên Chúa. Tuy
nhiên, Đức Giêsu lại là con yêu dấu, đồng nghĩa với con một. Văn bản thứ hai rọi sáng trên những lời được công bố bằng tiếng nói từ trời là một đoạn văn trích từ bài Ca Vịnh về người tôi tớ của Chúa và phần phụng vụ Lời Chúa của Chúa Nhật tuần này cho chúng ta bài đọc đầu tiên: “Đây là
người tôi trung Ta nâng đỡ, là người Ta tuyển chọn và quý mến hết lòng” (Is 42:1). Hai hình ảnh này được giới thiệu bởi ngôn sứ Isaia hội tụ lại trong Đức Giêsu: niềm hy vọng về Đấng Thiên Sai-quân vương và hình ảnh của Đấng Thiên Sai chịu đau khổ. Thật là không chính
đáng nếu nói rằng cảnh Chúa chịu phép rửa như được mô tả bởi Luca là một giáo điều thực sự về mầu nhiệm của con người Đức Giêsu, Đấng Cứu Thế, vị quân vương, người tôi trung, ngôn
sứ, Con Thiên Chúa.
ɣ. Một lần nữa, từ tiếng nói từ trời, chúng ta có thể thấy phẩm chất siêu việt, thiên tính, độc đáo của Đức Giêsu. Điều liên quan đến Chúa Giêsu đối với thế giới của Thiên Chúa sẽ trở nên rõ ràng, có thể cảm nhận, được trải nghiệm trong bản tính loài người của Ngài, trong những kẻ thân cận của Người ở giữa dân chúng, dọc theo những con đường ngược xuôi của Người tại Paléstine.
Vì vậy, Lời Chúa của Chúa Nhật này, thông qua việc Chúa Giêsu chịu phép rửa, là để giới thiệu Đức Giêsu với thế giới một cách long trọng. Lời giới thiệu này sẽ chỉ được hoàn thành trên cây thập giá và trong sự phục sinh. Thật vậy, trên thập giá, hai khuôn mặt của Đức Giêsu được giới thiệu, khuôn mặt vị cứu tinh qua cái chết của Người trên thập giá để cứu chuộc chúng ta, và khuôn mặt Thiên Chúa trong việc tuyên xưng đức tin của viên đội trưởng: “Đích thực, người này là Con Thiên Chúa!” Lời của Chúa trong ngày Chúa Nhật này, mời gọi chúng ta chiêm
ngắm và thờ lạy khuôn mặt của Đức Kitô mà thánh
Augustinô đã trình bày trong những suy tư của mình: “Trong
khuôn mặt ấy chúng ta cũng có thể trông thấy những nét đặc trưng của chúng ta, là những dưỡng tử được mặc khải trong phép rửa của chúng ta.”
6. Thánh Vịnh 42
Khi chúng ta trải nghiệm sự im lặng của Thiên Chúa trong đời sống chúng ta, chúng ta đừng nên nản lòng, nhưng chúng ta hãy luôn nuôi dưỡng lòng khao khát Thiên Chúa của chúng ta cùng với tất cả anh chị em. Chúng ta hãy bước đi con đường Nước Trời, chắc chắn để
tìm sự
hiện
diện
của
Người
trong Đức
Giêsu Kitô.
Tìm kiếm thánh nhan Chúa
Như nai rừng mong mỏi tìm về suối nước trong,
hồn con cũng trông mong được gần Ngài, lạy Chúa.
Linh hồn con khao khát Chúa Trời, là Chúa Trời hằng sống.
Bao giờ con được đến vào bệ kiến Tôn Nhan?
Châu lệ là cơm bánh đêm ngày,
khi thiên hạ thường ngày cứ hỏi:
"Này Thiên Chúa ngươi đâu? "
Tôi thả hồn miên man tưởng nhớ
thuở tiến về lều thánh cao sang
đến tận nhà Thiên Chúa,
cùng muôn tiếng reo mừng tán tạ,
giữa sóng người trẩy hội tưng bừng.
Hồn tôi hỡi, cớ sao phiền muộn,
xót xa phận mình mãi làm chi?
Hãy cậy trông Thiên Chúa, tôi còn tán tụng Người,
Người là Đấng cứu độ, là Thiên Chúa của tôi.
7. Lời Nguyện Kết
hồn con cũng trông mong được gần Ngài, lạy Chúa.
Linh hồn con khao khát Chúa Trời, là Chúa Trời hằng sống.
Bao giờ con được đến vào bệ kiến Tôn Nhan?
Châu lệ là cơm bánh đêm ngày,
khi thiên hạ thường ngày cứ hỏi:
"Này Thiên Chúa ngươi đâu? "
Tôi thả hồn miên man tưởng nhớ
thuở tiến về lều thánh cao sang
đến tận nhà Thiên Chúa,
cùng muôn tiếng reo mừng tán tạ,
giữa sóng người trẩy hội tưng bừng.
Hồn tôi hỡi, cớ sao phiền muộn,
xót xa phận mình mãi làm chi?
Hãy cậy trông Thiên Chúa, tôi còn tán tụng Người,
Người là Đấng cứu độ, là Thiên Chúa của tôi.
7. Lời Nguyện Kết
Lạy Chúa là Thiên Chúa, khi Con của Chúa là Đức Giêsu đang chịu phép rửa tại sông Giođan bởi ông Gioan, Người đã cầu nguyện. Tiếng nói thần thánh của Chúa đã nghe lời cầu nguyện của Người nên các tầng trời mở ra. Chúa
Thánh Thần cũng mặc khải sự hiện diện của mình dưới dạng chim bồ câu. Xin Chúa hãy lắng nghe lời chúng con cầu nguyện! Chúng con
nài van Chúa gìn giữ chúng con với ân sủng của Chúa để chúng con có thể thực sự hành xử như con cái của sự sáng. Xin hãy ban cho chúng con
sức mạnh để từ bỏ các thói tật của con người cũ để chúng con có thể được liên tục đổi mới trong Chúa
Thánh Thần, được mặc lấy và thấm nhuần những suy nghĩ và cảm xúc của Chúa Kitô.
Lạy Chúa Giêsu, Chúa đã quyết tâm chịu phép rửa bởi ông Gioan Tẩy Giả với phép rửa của sự thống hối. Chúng con hướng lòng mình về Chúa để chúng con có thể học được cách cầu nguyện như Chúa đã cầu nguyện cùng Chúa Cha tại lúc Chúa chịu phép rửa, với sự tin tưởng hiếu thảo và lòng trung
thành hoàn toàn theo ý muốn của Người. Amen.
www.dongcatminh.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét