Giải đáp phụng vụ: Cần bổ túc nghi thức rửa tội
cho hài nhi nguy tử không?
Giải đáp của Cha Edward McNamara, Dòng Đạo Binh
Chúa Kitô (LC), Khoa trưởng Thần học và giáo sư phụng vụ của Đại học Regina
Apostolorum (Nữ Vương các Thánh Tông Đồ), Rôma.
Hỏi: Có cần thiết bổ túc các nghi thức Rửa tội, sau khi một người đã lãnh bí tích rửa tội và thêm sức lúc nguy tử, và sau đó đã khỏe lại không? -J. Q., Dushanbe, Tajikistan
Hỏi: Có cần thiết bổ túc các nghi thức Rửa tội, sau khi một người đã lãnh bí tích rửa tội và thêm sức lúc nguy tử, và sau đó đã khỏe lại không? -J. Q., Dushanbe, Tajikistan
Đáp: Sách
nghi thức rửa tội của Giáo Hội có nhiều nghi thức. Trong số này có nghi thức rửa
tội cho trẻ em lúc nguy tử, khi không có mặt linh mục hoặc phó tế.
Nghi thức dự trù một số lời nguyện mà bất cứ tín hữu Công giáo nào cũng có thể đọc được. Người làm nghi thức rửa tội cũng có thể trao áo trắng sau khi rửa tội, đọc lời sau đây:
'N., con đã trở nên tạo vật mới và đã mặc lấy Chúa Kitô. Chiếc áo trắng này là dấu chỉ tước vị của con. Nhờ lời chỉ bảo và gương lành của thân nhân giúp đỡ, con hãy mang nó tinh tuyền mãi cho đến cõi trường sinh'.
Nếu không có mặt thừa tác viên thích hợp để thực hiện các lời nguyện, hoặc khi nguy tử, một tín hữu Công giáo có thể làm phép rửa tội sau khi đọc Kinh Tin Kính, hoặc chỉ cần thực hiện nghi thức quan trọng và công thức của Bí tích rửa tội.
Không có nghi thức rửa tội lúc nguy tử, khi có mặt linh mục hoặc phó tế. Điều này có lẽ là bởi vì linh mục hoặc phó tế luôn thực hiện các nghi thức đầy đủ. Tuy nhiên các ngài có thể suy xét nghiêm túc để có thể rút ngắn nghi thức trong trường hợp khẩn cấp, hoặc khi không thể thực hiện tất cả các nghi thức, ví dụ như khi rửa tội một trẻ sơ sinh trong lồng ấp.
Theo nghi thức cho trường hợp rửa tội khẩn cấp, có một nghi thức mang đứa trẻ đã rửa tội đến nhà thờ, sau khi trẻ đã khỏe hẳn. Trong nghi thức này, linh mục chào đón cha mẹ và người đỡ đầu: “Ngài khen ngợi họ đã cho con được rửa tội không chậm trễ, tạ ơn Thiên Chúa và chúc mừng các cha mẹ vì con đã khỏe mạnh lại”. Tuy nhiên, nghi thức này không bị giới hạn cho trường hợp nguy tử, vốn gặp khó khăn khi phải đến rửa tội trong nhà thờ.
Sau đó có đối thoại tương tự, như được sử dụng khi cha mẹ mang con mình đến rửa tội bình thường, nhưng nhìn nhận rằng đứa trẻ đã là một Kitô hữu. Linh mục làm dấu Thánh giá trên trán đứa bé; cha mẹ và, người đỡ đầu nếu có mặt, cũng làm dấu Thánh giá trên trán cho bé nữa.
Tiếp đến là phần Phụng vụ Lời Chúa ngắn, bài chia sẻ ngắn, lời nguyện tín hữu, kinh cầu các thánh và một bài thánh ca. Nên có khoảng thinh lặng giữa một trong các phần trên đây.
Sau đó linh mục thực hiện các nghi thức giải thích sau rửa tội: xức dầu sau rửa tội, trao áo trắng (nếu chưa thực hiện khi rửa tội trước đây) và trao nến thắp sáng.
Nghi thức dự trù một số lời nguyện mà bất cứ tín hữu Công giáo nào cũng có thể đọc được. Người làm nghi thức rửa tội cũng có thể trao áo trắng sau khi rửa tội, đọc lời sau đây:
'N., con đã trở nên tạo vật mới và đã mặc lấy Chúa Kitô. Chiếc áo trắng này là dấu chỉ tước vị của con. Nhờ lời chỉ bảo và gương lành của thân nhân giúp đỡ, con hãy mang nó tinh tuyền mãi cho đến cõi trường sinh'.
Nếu không có mặt thừa tác viên thích hợp để thực hiện các lời nguyện, hoặc khi nguy tử, một tín hữu Công giáo có thể làm phép rửa tội sau khi đọc Kinh Tin Kính, hoặc chỉ cần thực hiện nghi thức quan trọng và công thức của Bí tích rửa tội.
Không có nghi thức rửa tội lúc nguy tử, khi có mặt linh mục hoặc phó tế. Điều này có lẽ là bởi vì linh mục hoặc phó tế luôn thực hiện các nghi thức đầy đủ. Tuy nhiên các ngài có thể suy xét nghiêm túc để có thể rút ngắn nghi thức trong trường hợp khẩn cấp, hoặc khi không thể thực hiện tất cả các nghi thức, ví dụ như khi rửa tội một trẻ sơ sinh trong lồng ấp.
Theo nghi thức cho trường hợp rửa tội khẩn cấp, có một nghi thức mang đứa trẻ đã rửa tội đến nhà thờ, sau khi trẻ đã khỏe hẳn. Trong nghi thức này, linh mục chào đón cha mẹ và người đỡ đầu: “Ngài khen ngợi họ đã cho con được rửa tội không chậm trễ, tạ ơn Thiên Chúa và chúc mừng các cha mẹ vì con đã khỏe mạnh lại”. Tuy nhiên, nghi thức này không bị giới hạn cho trường hợp nguy tử, vốn gặp khó khăn khi phải đến rửa tội trong nhà thờ.
Sau đó có đối thoại tương tự, như được sử dụng khi cha mẹ mang con mình đến rửa tội bình thường, nhưng nhìn nhận rằng đứa trẻ đã là một Kitô hữu. Linh mục làm dấu Thánh giá trên trán đứa bé; cha mẹ và, người đỡ đầu nếu có mặt, cũng làm dấu Thánh giá trên trán cho bé nữa.
Tiếp đến là phần Phụng vụ Lời Chúa ngắn, bài chia sẻ ngắn, lời nguyện tín hữu, kinh cầu các thánh và một bài thánh ca. Nên có khoảng thinh lặng giữa một trong các phần trên đây.
Sau đó linh mục thực hiện các nghi thức giải thích sau rửa tội: xức dầu sau rửa tội, trao áo trắng (nếu chưa thực hiện khi rửa tội trước đây) và trao nến thắp sáng.
Nghi thức kết thúc với một loạt lời cầu và ban phép lành.
Đối với phép Thêm sức, các nghi thức là rất ít, mặc dù không giống như phép rửa tội, phép Thêm sức đòi hỏi sự có mặt của của một linh mục. Trong trường hợp nguy tử, chữ đỏ nói: 'Trong trường hợp đứa trẻ chưa đến tuổi khôn, phép Thêm sức được ban phù hợp với các nguyên tắc và qui định như ở phép Rửa tội”.
Không gì nói về việc đón nhận trong nhà thờ một trẻ sơ sinh đã được rửa tội và thêm sức lúc nguy tử. Tôi nghĩ rằng có thể thực hiện nghi thức trên đây vể việc đưa con trẻ vào nhà thờ, tuy nhiên cần bỏ nghi thức xức dầu sau rửa tội như bình thường, vì nghi thức Thêm sức được ban ngay sau rửa tội rồi. (Zenit.org 22-1-2013)
1/24/2013 (vietcatholic.org)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét